Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Phải kiên trì, không vội. Kiên trì, chính là thắng lợi!

Nhìn bức tranh kinh tế năm 2013 dưới đây, nếu số liệu đúng, đáng tin cậy, thì thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu cải thiện. Các cân đối vĩ mô đã bước đầu hội tụ về điểm cân bằng trung hạn, bền vững, hiệu quả. Nếu trong ba năm tới, kiên trì mục tiêu không tăng trưởng nhanh, lấy ổn định vĩ mô và phát triển hài hòa (xã hội, môi trường) làm trọng điểm, kiên quyết chống tham nhũng, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước theo hướng tận tâm phục vụ dân, thì sẽ có nền tảng để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng và từ năm 2017 có thể tính đến bước phát triển nhanh hơn.
Nguyên tắc tối cần thiết đặt ra lúc này là: Phải kiên định nguyên tắc nhất định không chạy theo tăng trưởng nhanh, lấy ổn định (kinh tế và xã hội) làm trọng để thay đổi hoàn toàn cục diện "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" kéo dài hàng chục năm qua. Nói ít, làm nhiều, cái gì có lợi cho dân, cho nước thì nhất định làm, cái hại nhất thiết phải bỏ. Luôn tâm khảm trong đầu: Phải kiên trì, không vội. Kiên trì, chính là thắng lợi!

Bức tranh kinh tế vĩ mô qua các năm
Đơn vị: %. Nguồn: GSO
Tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp năm 2013 cải thiện hơn so với năm ngoái nhưng vẫn ở mức thấp. Điểm sáng trong bức tranh kinh tế vĩ mô năm qua chính là xuất siêu của khu vực FDI và lượng thu hút vốn ngoại tăng vọt.

Tăng trưởng kinh tế tuy cải thiện hơn trong năm 2013 song vẫn ở mức thấp so với trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, gây nguy cơ không hoàn thành kế hoạch 5 năm đã được Quốc hội thông qua (giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng 7 - 7,5%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn song vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại khi nới trần bội chi và giá hàng hóa cơ bản tăng.

Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %. Nguồn: GSO
Dù tăng lên về số vốn nhưng so với GDP, giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội những năm qua liên tục giảm cho thấy sự thắt chặt về tài khóa. 


Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi song vẫn ở mức thấp do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn. Sức cầu yếu thể hiện qua việc tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2013 tiếp tục giảm. Đơn vị: %. Nguồn: GSO

Đơn vị: % (số liệu 2013 là ước tính đến 27/12). Nguồn: SBV

Nợ xấu cao khiến ngân hàng thắt chặt điều kiện cấp tín dụng, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay. Tuy nhiên, ở phút chót Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có bước tăng trưởng thần tốc khi tín dụng đến ngày 27/12 đã tăng 11% so với đầu năm và khả năng hoàn thành kế hoạch tăng trưởng 12% trong năm nay.


Kinh tế khó khăn khiến số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động không ngừng tăng trong ba năm qua. Số doanh nghiệp xin gia nhập thị trường tuy tăng về số lượng nhưng quy mô lại giảm. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: GSO/MPI


Doanh nghiệp khó khăn khiến cân đối ngân sách trở thành bài toán "đau đầu" trong năm 2013. Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %. Nguồn: MOF
(LTM: Lưu ý năm 2013 bị đánh số nhầm lẫn giữa hai cột thu và chi)

Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: FIA

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành điểm sáng trong năm qua khi đạt 21,6 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm với các dự án tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao, ôtô...


Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Tuy nhiên, điểm đang lưu tâm là kết quả trên chủ yếu nhờ doanh nghiệp FDI khi xuất siêu tới 14 tỷ USD, còn khối doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu trầm trọng. Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: Customs/GSO

Phương Linh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét