Hiển thị các bài đăng có nhãn vĩ mô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vĩ mô. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Kinh tế Việt Nam: Từ 2013 hướng về 2014

Kinh tế Việt Nam: Từ 2013 hướng về 2014
Liệu nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình “rơi” qua các năm 2011, 2012, 2013, sẽ có thể chạm đáy vào năm 2014 để có thể bắt đầu phục hồi vào năm 2015 hay không vẫn là một câu hỏi lớn hiện nay chưa có lời giải?
Vào cuối năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 124,3 tỉ USD, trong đó nhập siêu tương đương 8% kim ngạch xuất khẩu, tức khoảng 10 tỉ USD, bội chi ngân sách chiếm 4,8% GDP và lạm phát giữ ở mức 7 – 8%.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một cái nhìn tương đối lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong năm 2013, khi dự kiến khiếm hụt cân thương mại lên đến 10 tỉ USD, chỉ số lạm phát 8% và bội chi ngân sách 4,8% (so với 6,9% năm 2012), trong niềm hy vọng là các dự án sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sẽ được khởi động lại, nhu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị gia tăng, lãi suất ngân hàng giảm và tăng trưởng tín dụng sẽ giúp cho sản xuất và tiêu dùng trong nước phục hồi, tạo điều kiện cho nguồn thu ngân sách nhà nước đạt kế hoạch trong khi chi ngân sách vẫn gia tăng do các chương trình kích cầu của Chính phủ.

Ở thời điểm kết thúc năm 2013, nhìn lại một năm qua, chúng ta có thể thấy rằng kịch bản lạc quan đó đã không hiện thực. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và giải pháp tháo gỡ những khó khăn thách thức của một thời kỳ đình đốn kéo dài vẫn đang được mọi người lo lắng chờ đợi.

Tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 5,3%, lạm phát năm 2013 tăng 6,6%, thấp hơn so với mức dự báo 8% cho thấy tình trạng đình trệ vẫn chưa được giải tỏa, số lượng lao động thất nghiệp đang gia tăng cùng với hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân phá sản.

Vào những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng đã phải cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên, một dấu hiệu cảnh báo cơn bệnh của khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu lây nhiễm đến hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, trong khi thị trường nội địa trầm lắng do khối cầu trong nước suy giảm, ngành ngoại thương vẫn có những tăng trưởng nhất định. Theo Bộ Công thương, năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 132 tỉ USD, tăng 15,3% so với 2012, nhập khẩu 132,5 tỉ USD, tăng 16,5% so với 2012. Riêng xuất khẩu của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đột biến, đạt 57 tỉ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 43% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu năm 2013 là 500 triệu USD, bằng 5% chỉ tiêu thâm hụt thương mại dự kiến 10 tỉ USD (nếu không tính nhập vàng thoi sẽ là xuất siêu).

Như nhiều nhà quan sát kinh tế nhận định, đây chưa phải là một dấu hiệu tích cực thể hiện sự cải thiện cán cân thương mại vốn thường xuyên khiếm hụt lớn trong hai thập niên qua. Hiện tượng nhập siêu giảm của năm 2013 không cho thấy một sự chuyển hướng của ngoại thương Việt Nam từ nhập siêu sang cân đối và tiến tới xuất siêu như mong đợi, mà chỉ là hậu quả của tình trạng đình trệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư doanh, nhiều dự án phát triển sản xuất của họ đang bị dừng lại, khiến cho nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu vật tư giảm sụt.

Mặt khác tuy lãi suất cho vay giảm, khối lượng tín dụng ngân hàng đã không tăng trưởng như mong muốn, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao và nhiều doanh nghiệp không muốn hoặc không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 ước đạt 788,5 nghìn tỉ đồng, chỉ bằng 96,6% dự toán kế hoạch. Do đó, để duy trì mức khiếm hụt ngân sách bằng 4,8% GDP như nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tạm dừng các gói kích thích kinh tế và giảm đầu tư công để kìm giữ tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 ở mức 950,5 nghìn tỉ đồng.

Tuy vậy, trên cái nền xám của bức tranh kinh tế năm 2013, cũng có những sắc hồng: đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký lên đến trên 20 tỉ USD, tăng 65% so với 2012, trong đó đã giải ngân trên 10 tỉ USD, kiều hối đạt mức kỷ lục 11 tỉ USD.

Hai yếu tố nói trên, cùng với mức nhập siêu thấp và các khoản giải ngân ODA, đã góp phần chủ yếu vào việc ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với USD (chỉ tăng khoảng 1% so với 2012) đồng thời củng cố khối dự trữ ngoại tệ quốc gia ở mức tương đương ba tháng nhập khẩu.

Năm 2014 có thể là một năm đầy kịch tính, khi các khó khăn tích lũy từ những năm trước lộ diện dần, tạo nên những nút thắt nguy hiểm cần phải được tháo gỡ để đưa vở kịch đình trệ kinh tế đến hồi kết thúc.

Thị trường bất động sản chưa thể tan băng ngay trong năm 2014 do khoảng cách cung cầu quá lớn, nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI, những hoạt động M&A đối với những dự án đang đóng băng cùng với sự giảm giá sâu của nhà đất và những biện pháp giải tỏa không thể không làm về thủ tục hành chính, về thuế, về tín dụng ngân hàng… sẽ là những tác nhân quan trọng giúp cho thị trường bất động sản bớt đi vẻảm đạm vào cuối năm 2014.

Mặt khác, những biện pháp điều chỉnh quyết liệt hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ buộc các ngân hàng yếu kém tham gia tích cực vào tiến trình sáp nhập hợp nhất, tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu một cách dứt khoát không để kéo dài ì ạch như trong thời gian qua.

Các ngân hàng thương mại chắc chắn phải trải qua một cuộc đại phẫu và không tránh được những mất mát, nhưng đó là cái giá phải trả để hệ thống ngân hàng hồi sinh sau một cơn bạo bệnh, trở nên lành mạnh hơn nhằm hoàn thành tốt vai trò mũi đột phá giúp nền kinh tế hồi phục.

Việc Chính phủ xin Quốc hội chuẩn y mức khiếm hụt ngân sách năm 2014 bằng 5,3% GDP và một mức trần nợ công lên đến 65% GDP cho thấy một sự chuẩn bị nới lỏng chính sách tài khóa để xử lý các khoản nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời đẩy mạnh đầu tư công.

Chính sách tiền tệ cũng phải bớt thắt chặt với một mức lãi suất ngân hàng tương đương năm 2013 hoặc thấp hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt mức 12 – 14% trong năm 2014. Những nới lỏng trong chính sách tài khóa và tiền tệ với mục tiêu kích thích tăng trưởng có thể khiến cho lạm phát năm 2014 vượt con số 8%, tuy rằng giá vàng giảm mạnh và tỷ giá đồng bạc Việt Nam được dự đoán sẽ khá ổn định, chỉ tăng khoảng 1,1% trong năm 2014.

Điểm tỏa sáng trong năm 2014 là đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn dần trong tổng đầu tư của nền kinh tế. Tuy vậy, do đầu tư tư nhân tiếp tục suy yếu, tổng đầu tư cũng chỉ đạt 30% GDP, trên cơ sở đó Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 chỉ đạt 5,4% thay vì 5,8% như dự báo của Chính phủ.

Liệu nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình “rơi” qua các năm 2011, 2012, 2013, sẽ có thể chạm đáy vào năm 2014 để có thể bắt đầu phục hồi vào năm 2015 hay không vẫn là một câu hỏi lớn hiện nay chưa có lời giải?

Nhưng lời giải không thể tìm thấy ở bên ngoài, từ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, từ sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư quốc tế từ Trung Quốc sang các nước ASEAN hay từ cơ hội kinh doanh và hợp tác mới cho Việt Nam qua việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2014. Lời giải căn bản nhất và quyết định nhất cho tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam phải đến từ bên trong, từ điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “cơ chế chính sách đột phá thúc đẩy phát triển”.

Ý nghĩa của đột phá là phải tháo gỡ được những nút thắt, tạo được những chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, đột phá trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước không chỉ nhằm thay đổi cơ cấu vốn, mà còn phải thay đổi cơ cấu nhân sự, mạnh dạn sử dụng người điều hành có năng lực, kể cả thuê nhà quản trị chuyên nghiệp từ nước ngoài để tăng cường hiệu quả hoạt động, tránh tham ô lãng phí.

Đột phá trong lĩnh vực kinh tế tư doanh là thừa nhận một cách thực chất vai trò quan trọng của kinh tế tư doanh trong sự nghiệp phát triển kinh tế – một khu vực tạo công ăn việc làm cho 86% lao động – đi kèm với những chính sách hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước về thuế, về tín dụng, về môi trường pháp lý, đầu tư, về một sân chơi cạnh tranh bình đẳng.

Đột phá trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ là việc xử lý nợ xấu hay sáp nhập hợp nhất mà còn phải ngăn chặn hành động của những cổ đông lớn thao túng ngân hàng, dùng tiền tiết kiệm huy động của nhân dân làm nguồn vốn thâu tóm ngân hàng và dùng ngân hàng làm công cụ phục vụ lợi ích riêng qua những hoạt động đầu cơ đầy rủi ro.

Có đột phá mới có tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là hàm số của tăng trưởng những yếu tố khác: vốn đầu tư, kỹ năng và công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, năng lượng, y tế, giáo dục…

Nhưng trên hết, đó là sự tăng trưởng của niềm tin, có được nó chúng ta chắc chắn sẽ có được tất cả những điều còn lại. Đó là niềm tin của mọi doanh nghiệp và của mọi người dân vào tương lai phát triển của doanh nghiệp và cuộc sống an lành hạnh phúc mà họ tạo ra và được hưởng trên đất nước này, vào tương lai cường thịnh lâu dài bền vững của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt.

HUỲNH BỬU SƠN/THEO DOANH NHÂN SÀI GÒN

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

(2) Cách phân tích "Tổng quan về kinh tế vĩ mô"

Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng: Thành tựu và thách thức nhìn từ năm 2007
5) Xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng trong khi nhập siêu có xu hướng tăng nhanh
Cũng như đầu tư, xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kỳ đổi mới. Những tháng cuối năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta vì hầu như cùng một lúc, nước ta chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO, đồng thời Mỹ đã trao quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho nước ta. Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, dù có mức độ thành công khác nhau, song việc gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, nếu là thành viên đầy đủ của WTO thì điều kiện trao đổi thương mại, thu hút đầu tư thuận lợi hơn rất nhiều so với không phải là thành viên WTO. Kinh nghiệm hơn 20 đổi mới ở nước ta cũng chỉ rõ việc hội nhập, mở cửa sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho quá trình phát triển đất nước.

Đồ thị 7: Quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất nhập khẩu (%)
     
Trong những năm gần đây, vai trò của xuất khẩu đang có nhiều biến động. Đồ thị 7 cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất từ năm 2000 đến nay rất biến động trong khi tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định. Đồ thị cũng cho thấy trong 3 năm gần đây, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn liên tục tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặc dù vẫn khá cao song đã chậm lại. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ta đang chậm lại trong bối cảnh kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ, vẫn đang tăng trưởng khá mạnh mẽ.
Riêng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 32,2% so với năm 2006. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đã giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay (tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là 20,6%; 2004: 31,4%; 2005: 22,5%; 2006: 22,7%). Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 đạt được trong điều kiện khối lượng dầu thô xuất khẩu (16,5 triệu tấn) tăng nhẹ so với mức năm 2006, sau khi đã giảm mạnh từ 19,5 triệu tấn năm 2004 xuống còn 17,97 triệu tấn năm 2005 và 16,42 triệu tấn năm 2006. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vẫn khá cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP nên xuất khẩu vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảng 3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng (%)
Năm
Hàng cụng nghiệp nặng
và khoỏng sản
Hàng cụng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cụng nghiệp
Hàng nụng sản
2000
37.2
33.9
28.9
2001
34.9
35.7
29.4
2002
31.8
40.6
27.6
2003
32.2
42.7
25.1
2004
36.4
41.0
22.6
2005
36.0
41.0
23.0
2006
35.7
40.2
24.1
2007
35.0
41.7
23.3
Mặt khác, quá trình dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu trong nền kinh tế cũng đang thay đổi theo hướng tích cực hơn (xem bảng 3). Nếu như trong 2 năm 2005-2006, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm xuống, cả về hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (chủ yếu là tài nguyên) lẫn hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm hải sản có xu hướng tăng lên, thì trong năm 2007, đã có diễn ra chiều hướng ngược lại: Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp tăng lên trong khi tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm hải sản giảm xuống. Đặc biệt, trong nhóm hàng công nghiệp, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn có xu hướng giảm xuống trong khi tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại tăng lên rất mạnh.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của khá nhiều mặt hàng chủ lực, phát triển dựa trên lợi thế so sánh và hướng ngoại cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao như hàng dệt may tăng 28,6%, sản phẩm gỗ tăng 29,3%, hàng điện tử và linh kiện tăng 40,5%, vali, túi xách và ô dù tăng 29,2%, dây điện và dây cáp điện tăng 41,8%, sản phẩm nhựa tăng 45,8% và hàng rau quả tăng 23,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 mặt hàng này đạt 15 tỷ USD, chiếm 37,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế năm 2007 (năm 2006 kim ngạch đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu). Ngoài ra, xu hướng mở rộng các thị trường có sức mua cao tiếp tục phát triển. Như vậy, thực tế năm 2007 cho thấy gia nhập WTO bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với xuất khẩu của nền kinh tế nước ta vì kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhanh, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất khẩu đều chuyển dịch tích cực hơn so với năm 2006. Điều này cũng cho thấy sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của hàng hóa xuất khẩu nói riêng tiếp tục được cải thiện.
Mặc dù những tiến triển của xuất khẩu năm 2007 nêu trên cho thấy vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế vẫn rất lớn song vấn đề đáng lo ngại nổi lên trong hoạt động ngoại thương năm 2007 là nhập siêu tăng lên khá mạnh, mà nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khá cao.
Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2007 sẽ đạt khoảng 57 tỷ USD, tăng tới 27% so với năm 2006. Đây là mức cao nhất trong vòng 3 năm qua (năm 2006 chỉ tăng 15%, năm 2005 tăng 22,1%). Hậu quả là nhập siêu cả năm 2007 khoảng 9 tỷ USD là mức kỷ lục từ trước đến nay và vượt quá dự kiến kế hoạch là 5,1 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh từ khoảng 13% trong 2 năm 2005-2006 lên 18,75% năm 2007. Do nhập siêu cao nên đóng góp chung của khu vực ngoại thương vào tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục giảm dần và ở mức âm như đã diễn ra vào năm 2006.
Nhập khẩu có tốc độ tăng cao hơn xuất khẩu là do làn sóng đầu tư của FDI vào Việt Nam đang tăng nhanh. Thực tế nhập khẩu đang tăng khá nhanh ở hầu hết các mặt hàng nhưng nhanh nhất là các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phù tùng và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất như sắt thép, hoá chất, tân dược, linh kiện điện tử và máy tính, chất dẻo, vải, sợi dệt, thức ăn gia súc, gỗ và nguyên liệu gỗ... Tính chung, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng đã tăng khá mạnh từ 24% năm 2006 lên 25,1% năm 2007, trong khi tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu giảm tương ứng từ 69,3% xuống còn 67,5% và tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng từ 6,7% lên 7,4%.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có thể thấy việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết hội nhập và là một biện pháp nhằm tăng nhập khẩu để hỗ trợ cân đối cung - cầu, làm giảm áp lực lạm phát... cũng có tác động không nhỏ vì trong tổng mức nhập siêu, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nhập siêu 1,5 tỷ USD, trong khi khu vực trong nước nhập siêu tới 7,5 tỷ USD. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 chỉ là 21%, thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nền kinh tế (kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2003 tăng 31,5%; năm 2004: 25,8%; năm 2005: 23%; năm 2006: 20,9%).
Phân tích chi tiết hơn cho thấy nguyên nhân chính làm nhập siêu năm 2007 tăng đột biến so với những năm gần đây là do giá nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường thế giới đã tăng quá nhanh trong khi giá hàng xuất khẩu của nước ta tăng không tương xứng; ví dụ 9 tháng đầu năm, giá xuất nhập khẩu gạo tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006, giá cà phê tăng 29%, giá hạt tiêu tăng 104%, giá phân bón tăng 10% (trong đó giá phân ure tăng khoảng 6%), giá phôi thép tăng 28%, giá thép thành phẩm tăng 16%, giá bột giấy tăng 19%, giá chất dẻo nguyên liệu tăng 11%... Tính chung, khoảng 1/2 tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là do tăng giá nhập khẩu. Tình hình nhập siêu năm 2007 cho thấy phải loại trừ nhân tố giá ra khỏi kim ngạch xuất, nhập khẩu để có thể tính toán chính xác hơn tốc độ tăng trưởng đích thực của các chỉ tiêu này.
Mặt khác, cũng phải nhìn nhận việc chủ động khai thác những thuận lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại gần đây của nước ta còn nhiều hạn chế. Do đó, mặc dù cơ hội đã được tạo ra nhưng việc tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra một bước phát triển đột biến sau khi gia nhập WTO, còn chưa tốt. Vì vậy, khi nhu cầu và giá cả trên thị trường thế giới tăng cao như trong giai đoạn hiện nay, trong khi Việt Nam phải hứng chịu các bất lợi ở phía đầu vào nhập khẩu, thì ở phía đầu ra xuất khẩu, Việt Nam lại không tận dụng được cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cả về khối lượng lẫn kim ngạch.
6) Đảm bảo cân đối ngân sách trong năm đầu tiên gia nhập WTO
Thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các thoả thuận tự do mậu dịch (FTA) đã ký kết với một số nước, từ đầu năm 2007 đã có 26 nhóm hàng, gồm 1.812 dòng hàng được điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu[1]với mức thuế suất giảm bình quân 14,5%; đồng thời, đã thực hiện giảm thuế theo cam kết (từ 90% xuống 80%) đối với mặt hàng ôtô chở người nói chung và ôtô nguyên chiếc nhập khẩu nói riêng (bình quân giảm 10%). Bên cạnh đó, trong năm 2007, đã thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu (xăng dầu, sắt thép...)[2] nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến động giá cả tới sự phát triển của nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, thực hiện cam kết WTO còn ảnh hưởng gián tiếp tới thu ngân sách vì hàng hóa nhập khẩu giảm giá sẽ làm giảm thị phần của hàng hóa trong nước, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và qua đó tới tổng thu nội địa.
Đáng mừng là trong năm đầu tiên gia nhập WTO, nền tài chính quốc gia nói chung, cân đối ngân sách nhà nước nói riêng tiếp tục được củng cố và cải thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và khai thác tốt hơn các nguồn tài lực. Trên cơ sở tiến độ thu ngân sách đến nay, dự báo tổng thu cân đối ngân sách nhà nước cả năm 2007 thực hiện đạt 287,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2006 và vượt 2% so với dự toán. Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đạt 25,2%. Nếu tính thêm phần kết chuyển từ năm 2006 sang cho năm 2007 thì tổng thu cân đối ngân sách đạt 311,5 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đạt 27,3%.
Đồ thị 8: Quan hệ giữa tăng trưởng và thu – chi ngân sách nhà nước (%)
Trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2007, thu nội địa ước đạt 159 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với dự toán và 21% so với thực hiện năm 2006; thu từ dầu thô ước đạt 69,2 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% so với dự toán và giảm 13,6% so với thực hiện năm 2006; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, vượt 1,1% so với dự toán và tăng 30,5% so với thực hiện năm 2006.
Trong năm 2007 cơ cấu thu ngân sách tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu ổn định từ nền sản xuất trong nước, giảm tỷ trọng các nguồn thu từ yếu tố bên ngoài. Tỷ trọng thu nội địa (không kể dầu thô) đã được nâng lên 55,3% trong khi tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu giảm xuống còn 19,5% và tỷ trọng thu từ dầu thô giảm xuống còn 24,1%; tổng hai nguồn thu từ yếu tố bên ngoài đã giảm xuống chỉ còn khoảng 43,6% tổng thu NSNN. Đặc biệt, các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh nội địa đã tăng khá nhanh; tính chung thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 37,9% tổng thu nội địa, cao hơn so với các năm trước (2006: 36,3%; 2005: 33%).
Thực tiễn năm 2007 cho thấy bên cạnh các yếu tố tác động làm giảm thu ngân sách nêu trên, đã xuất hiện nhiều nhân tố mới làm tăng thu ngân sách như việc gia nhập WTO đã tạo thêm những điều kiện thuận lợi mới làm cho nền kinh tế đã tăng trưởng nhanh hơn, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng do được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên WTO. Mặt khác, giảm thuế cũng làm hàng hóa nhập khẩu tăng lên, dẫn tới tăng thu ngân sách từ các hoạt động nhập khẩu. Như vậy, việc giảm thuế suất theo các cam kết WTO có tác động không lớn đến tổng thu ngân sách; ngược lại, về trung, dài hạn, thực hiện các cam kết WTO có khả năng tác động tích cực tới nguồn thu và tính vững chắc của ngân sách vì góp phần kích thích kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Đồ thị trên cho thấy tỷ lệ thu ngân sách trên GDP năm 2006 đã bắt đầu tăng chậm lại và giảm nhẹ trong năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố dầu thô. Sản lượng dầu thô khai thác đã giảm mạnh từ 20,05 triệu tấn năm 2004 xuống còn 18,5 triệu tấn năm 2005, 17 triệu tấn năm 2006 và khoảng 16-16,2 triệu tấn năm 2007; do đó khối lượng dầu thô xuất khẩu đã tương ứng giảm xuống. Mặt khác, giá dầu thô cũng tăng trưởng chậm lại hoặc giảm sút: giá dầu thô thế giới tăng từ 37,8 USD/thùng năm 2004 tăng lên 53,4 USD/thùng năm 2005, 64,3 USD/thùng năm 2006 song lại giảm xuống còn 61,6 USD/thùng trong 6 tháng đầu năm 2007.
Về chi ngân sách nhà nước: Nhờ tăng thu, nên các khoản chi đều có những cải thiện đáng kể. Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt 366,7 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6% so với dự toán và tăng 14,5% so với năm 2006. Trong tổng chi ngân sách, chi đầu tư phát triển đạt 101,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm 2006. Chi trả nợ, viện trợ thực hiện đạt dự toán đầu năm; do đó đã đảm bảo thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ đến hạn. Tỷ lệ chi ngân sách trên GDP giảm so với năm 2006 (32,1% so với 33% năm 2006).
Bội chi ngân sách cả năm 2007 (đã tính khoản kết chuyển từ năm 2006 sang) đạt khoảng 56,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95% GDP, thấp hơn mức 5% Quốc hội cho phép. Bội chi được bù đắp chủ yếu bằng các nguồn vay trong nước và một phần được bù đắp bằng vay ngoài nước. Dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài tiếp tục được duy trì ở mức hợp lý, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia hiện nay và thời gian trung hạn tới. Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam tăng lên nhưng tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP vẫn tiếp tục xu hướng giảm xuống.
Như vậy, kinh nghiệm năm 2007 cho thấy việc gia nhập WTO chưa tác động lớn tới cân đối ngân sách nhà nước như nhiều lo ngại trước đây. Đây là một thành công rất lớn trong công tác điều hành chính sách tài chính quốc gia của Chính phủ; điều này càng có ý nghĩa khi việc cân đối ngân sách không dựa vào tăng giá dầu thô mà dựa chủ yếu vào nguồn thu nội địa.
7) Lạm phát tăng lên nhưng đã được điều chỉnh kịp thời và có khả năng giữ được trong tầm kiểm soát.
Trong những năm gần đây, chính sách tiền tệ ở nước ta đã được điều hành khá linh hoạt, vừa kiểm soát được lạm phát, vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán nhìn chung phù hợp với biến động của giá cả và tăng trưởng kinh tế, bình quân hàng năm tăng 22-24%. Nguồn vốn huy động tăng bình quân hàng năm khoảng 24%. Dư nợ cho vay toàn nền kinh tế bình quân tăng khoảng 25-27%. Tỷ giá VNĐ/USD cơ bản ổn định. Hệ thống ngân hàng phát triển khá nhanh. Lãi suất được tự do hóa, tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay phù hợp với cung - cầu về vốn trên thị trường và những diễn động về  cung cầu và tỷ giá ngoại tệ.
Do vậy, thực hiện chính sách tiền tệ và phát triển hệ thống tài chính ngân hàng đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng, tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng liên tục giảm mạnh. Nhờ thực thi chính sách tài chính lành mạnh, chính sách tiền tệ linh hoạt nên đã cơ bản duy trì được hệ thống giá ổn định; tỷ lệ lạm phát nằm trong tầm kiểm soát theo dự kiến tại các kế hoạch phát triển. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 năm 2001-2005 chỉ khoảng 5%, năm 2006 ở mức 6,6%.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2007, lạm phát (đo bằng chỉ số giá tiêu dùng) đang đã tăng trở lại với mức độ cao hơn so với cùng kỳ các năm trước. Tính đến hết tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,3% so với tháng 12 năm 2006. Chỉ số giá 9 tháng đầu năm tăng 7,53% so với 9 tháng đầu năm 2006, trong đó đặc điểm nổi bật là giá tăng ở tất cả các nhóm hàng với mức tăng từ 3,5% đến 10%. Mặt khác, nếu như trong hai năm 2005-2006, tốc độ tăng giá đã có xu hướng giảm dần qua các năm và giảm dần trong các tháng mùa hè, thì trong năm 2007, tình hình đã đảo ngược. Như vậy, đã có những nhân tố chung tác động đến tất cả các nhóm hàng, làm cho toàn bộ mặt bằng giá tăng lên, ngược lại với xu thế giảm dần đã hình thành trong hai năm qua.
Đồ thị 9: Tốc độ tăng giá tiêu dùng và tăng giá hai nhóm hàng chính
     giai đoạn 2000-2007 (tháng 12 so với tháng 12 năm trước%)
Về nguyên nhân, có thể thấy lạm phát năm 2007 đã xảy ra do cả 4 nhóm nguyên nhân chính, bao gồm:
(1) Do chi phí đẩy: Các nhân tố thuộc nhóm nguyên nhân này khá nhiều, gồm giá cả nhiều loại hàng hóa, nhất là nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, trên thị trường thế giới tăng mạnh do kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng nhanh trong khi tình hình chính trị quốc tế diễn biến phức tạp; thời tiết, khí hậu có tác động không thuận, dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới cũng gây mất cân đối cung - cầu làm giá nhiều loại hàng hóa tăng lên. Với một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như nước ta, hiển nhiên tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới đang là tác nhân hết sức quan trọng liên tục đẩy tỷ lệ lạm phát của nước ta lên cao. Không chỉ ở nước ta, nhìn chung, lạm phát đã tăng lên ở nhiều nước trên thế giới.
Mặt khác, trong năm 2007, Việt Nam tiếp tục quá trình điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng thị trường nên giá xăng đã tăng thêm 1700 đồng/lít với mức tăng so với đầu năm là 13%; giá điện bình quân cũng được điều chỉnh tăng 7,6%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác do Nhà nước khống chế giá cũng được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Việc tăng giá chủ động này đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm của ngành công nghiệp và dịch vụ[3]. Ngoài ra, do đồng tiền Việt Nam được neo vào đồng đô la Mỹ trong khi đồng đô la lại mất giá khá mạnh so với đồng Euro và các ngoại tệ khác, làm cho giá hàng nhập khẩu của ta tăng lên khi tính theo đồng nội tệ.
Cuối cùng, không thể không kể đến nhân tố tăng lương hàng năm trong khu vực kinh tế nhà nước trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2012 theo lộ trình đã được Chính phủ thông qua. Do tốc độ tăng lương khá cao và sẽ còn kéo dài, nên tăng lương đã vừa trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào, vừa gián tiếp gây tâm lý lạm phát, đẩy mặt bằng giá chung toàn nền kinh tế tăng lên.
(2) Do cầu kéo hay mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa: Tại các nước đang phát triển, nguyên nhân đầu tiên của lạm phát theo lý thuyết trọng cơ cấu là cung hàng hóa nông sản không đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá. Thực tế ở nước ta năm 2007 đã xảy ra đúng như vậy. Do sản lượng lương thực năm 2007 chỉ tăng khoảng 150 nghìn tấn so với năm 2006 nên sản lượng lương thực đầu người giảm khá mạnh (tình hình này đã kéo dài từ vài năm trước). Riêng sản lượng thóc năm 2007 chỉ đạt 35,6 triệu tấn, giảm khoảng 200 nghìn tấn so với năm 2006. Mặt khác, xuất khẩu gạo năm 2007 chỉ giảm nhẹ so với năm 2006 (4,5 triệu tấn so với 4,6 triệu tấn). Hậu quả là đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lương thực khá rộng trong nửa đầu năm 2007; chỉ đến khi Chính phủ chỉ đạo tạm dừng ký mới các hợp đồng xuất khẩu, tình trạng mất cân bằng mới giảm bớt.
Mặt khác, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại nhiều địa phương trong khi nhiều loại dịch bệnh khác như lở mồm long móng ở các loại gia súc, dịch tai xanh ở lợn, các loại dịch bệnh khác ở thuỷ sản... đã phát sinh và lan rộng làm mất cân đối cung cầu về thịt cá. Do thời tiết không thuận, sản lượng rau màu tăng chậm lại (trong khi xuất khẩu tăng nhanh). Những yếu tố này đều góp phần làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa, đẩy giá thực phẩm tăng lên rất cao.
Bên cạnh đó, sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ có dấu hiệu không đáp ứng cầu. Một trong những biểu hiện vĩ mô của mất cân đối cung cầu là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP và tăng khá mạnh so với các năm trước. Theo các phân tích vĩ mô ở trên, trong năm 2007, sản xuất trong nước (GDP) và nhập siêu đều tăng lên rất cao, trong khi tỷ lệ đầu tư trên GDP giảm sút; điều này chứng tỏ tiêu dùng đã tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, sau một số sôi động trong hai tháng đầu năm, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đều chững lại, thậm chí giảm mạnh hoặc đóng băng; hậu quả là một lượng tiền quan trọng lẽ ra cần phải đưa vào đầu tư phát triển lại được chuyển sang cho tiêu dùng, làm trầm trọng thêm các mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa.
(3) Do nguyên nhân tiền tệ và tín dụng: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2007 tăng cao hơn nhiều so với các năm trước. Vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp và chuyển tiền tư nhân (chủ yếu là tiền kiều hối) cũng tăng rất nhanh. Tính chung, lượng vốn ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế nước ta cả năm có thể đạt 13 tỷ USD. Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế, dòng ngoại tệ từ bên ngoài đưa vào tăng mạnh đã tạo sức ép tăng giá VNĐ, buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp mạnh để ổn định tỷ giá nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Hậu quả là tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và so với các chuẩn mực quốc tế, gây ra áp lực lạm phát.
Thực tế cho thấy giá của tất cả các nhóm hàng hóa tiêu dùng đều tăng khá mạnh so với những năm trước; điều này phản ánh hiện tượng tăng giá có nguyên nhân chung. Kết hợp với các thông tin về tăng trưởng tiền tệ, tín dụng nêu trên, có thể kết luận đó là nguyên nhân tiền tệ. Điều này càng rõ vì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng chịu tác động của biến động giá cả thế giới song chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng ở mức thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do chỉ là một trong nhiều nguyên nhân nên yếu tố tiền tệ chỉ giải thích một phần hiện tượng lạm phát ở nước ta năm 2007.
(4) Do nguyên nhân cơ cấu, thể hiện ở tổ chức quản lý thị trường, quản lý giá cả còn nhiều bất cập. Những hiện tượng trốn lậu thuế, gian lận thương mại, lợi dụng độc quyền, liên kết độc quyền, đầu cơ nâng giá chưa có giải pháp và chế tài kiểm soát có hiệu quả. Tổ chức hệ thống đại lý bán lẻ nhiều loại vật tư quan trọng lỏng lẻo, nhất là trong kinh doanh sắt thép, xăng dầu,... dẫn đến lợi dụng, tuỳ tiện trong định giá, găm hàng đầu cơ, đẩy giá thị trường lên cao. Ngoài ra, phải kể đến một nguyên nhân quan trọng nữa làm lạm phát cũng tăng lên do yếu tố tâm lý.
Hiện nay, Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để tăng cung, kiểm soát cầu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thu hồi bớt lượng tiền tệ và tín dụng trên thị trường... Những biện pháp này sẽ phát huy tác dụng ngay trong những tháng cuối năm 2007, nên tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế cũng như một số nguyên nhân khác dẫn đến lạm phát sẽ từng bước được kiểm soát. Do vậy, dự báo tỷ lệ lạm phát cả năm 2007 chỉ khoảng 8-8,2%, tức là nằm trong giới hạn cho phép và chấp nhận được đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi và tăng trưởng nhanh như nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp đã và đang thực hiện đều dựa vào nguồn tài chính của nhà nước; một số biện pháp được thực hiện một cách trực tiếp thông qua các mệnh lệnh hành chính; các biện pháp chưa được xây dựng chủ động, đồng bộ từ trước, chưa có cơ sở khoa học vững chắc, mang nặng tính đối phó; một số giải pháp chưa được thực hiện kiên quyết, đúng tầm... nên hiệu quả chưa cao và sức ép lạm pháp vẫn rất lớn, có thể kéo sang cả năm 2008.
8) Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế năm 2007:
Nhìn chung, môi trường phát triển năm 2007 của nước ta có một số biến động song cơ bản là thuận lợi. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và thu được nhiều thành tựu quan trọng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng trưởng vẫn phụ thuộc các các nhân tố tăng trưởng của những năm trước là đầu tư, lao động, xuất khẩu và tiêu dùng; tuy nhiên vai trò của chúng đang được điều chỉnh. Trong khi vai trò của đầu tư giảm đi, vai trò của lao động và xuất khẩu ổn định hoặc giảm nhẹ thì vai trò của tiêu dùng đang nổi lên rất mạnh như là nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng, trong đó tiêu dùng chính phủ đang có xu hướng tăng nhanh. Điều này phản ánh vai trò của các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng (vốn, lao động) đã chậm lại, trong khi vai trò của các nhân tố theo chiều sâu (hiệu quả đồng vốn, năng suất lao động) và thị trường (tiêu dùng) tăng nhanh. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, giá cả mặc dù có những biến động song đều phát triển tích cực hoặc vẫn trong tầm chấp nhận được.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn thách thức tiếp tục bộc lộ, có mặt trở lên gay gắt hơn trong năm 2007. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư. Hoạt động đầu tư chậm lại, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tiêu dùng bùng phát trong khi cung nhiều loại hàng hóa không đáp ứng, có nguy cơ làm mất cân đối cung cầu trên thị trường hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng tiền tệ, tín dụng tăng nhanh, kéo theo tỷ lệ lạm phát tăng cao và rất tốn kém để kiểm soát. Xuất khẩu mặc dù vẫn tăng trường khá nhanh song không như kỳ vọng sau sự kiện gia nhập WTO, làm cho kim ngạch nhập siêu tăng lên quá nhanh, ảnh hưởng đến cân đối cán cân thanh toán quốc tế và ổn định kinh tế vĩ mô dài hạn. Vai trò và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và dầu thô) tới cân đối ngân sách vẫn khá lớn. Những khó khăn thách thức này đang đòi hỏi phải có những một số giải pháp lớn, cơ bản và dài hạn thì mới có thể đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại trạng thái phát triển cân đối, hài hoà và bền vững.



[1] Nhóm mặt hàng có thuế suất giảm mạnh tính đến cuối tháng 6 là hàng dệt may (vải giảm từ 40% xuống còn 12%, quần áo từ 50% xuống 20%...), nhóm mặt hàng có thuế suất cao từ 30 - 50% (chủ yếu là hàng tiêu dùng như rau hoa quả tươi, dầu thực vật, thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, một số loại giấy, một số phụ tùng xe máy, dụng cụ cơ khí cầm tay....) được điều chỉnh với mức giảm từ 5 - 20%.
[2] Riêng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu giảm từ 15% xuống 10%, 5%, hiện nay là 0%.
[3] Điều chỉnh giá bán điện tăng bình quân 7,6% từ ngày 1/1/2007; giá bán than cho sản xuất giấy, phân bón, xi măng tăng 20% từ ngày 15/1/2007; giá bán than cho điện tăng 10% từ ngày 5/2/2007. Giá bán lẻ xăng trong nước tăng 8,9% từ ngày 6/3/2007 và từ ngày 1/5/2007 thực hiện trao quyền tự quyết định giá cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.

(1) Cách phân tích "Tổng quan về kinh tế vĩ mô"

Bài viết cũ của tôi. Hôm 1.1 cô em gái nhờ viết 1 bài "Tổng quan về kinh tế vĩ mô 2013 và định hướng 2014" cho tạp chí của cô ấy, mình lôi bài cũ ra xem và dựa vào đó để viết cho nhanh. Nhân thể thấy bài này cũng khá được nên đưa lên đây, coi là một cách phân tích kinh tế vĩ mô để các bạn trẻ tham khảo. Bài này mình viết khi Thủ tướng Dũng mới lên nắm quyền, đang chỉ đạo quyết tâm tăng trưởng nhanh, nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 sẽ hoàn thành trong năm 2008 và cơ bản hoàn thành cả kế hoạch 5 năm ngay trong năm 2009, về đích sớm trước 1 năm. Do vậy, phân tích trong bài ít đề cập tới mặt xấu, nhấn mạnh hơn các điểm sáng cho Thủ tướng vui lòng. Bài này gồm 2 phần, phần 1 đăng ở đây do mình viết; phần 2 về chính sách do TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện CIEM viết, mình không đưa lên. Hôm 3.1 mình đã viết xong bài "Tổng quan" trên, dài 13 trang, và gửi đi; bao giờ tạp chí cô em gái công bố thì mình sẽ đưa lên Blog này. Nội dung chính là "KINH TẾ 2014-2015: KIÊN TRÌ ỔN ĐỊNH VĨ MÔ VÀ PHÁT TRIỂN HÀI HÒA, TẠO NỀN TẢNG CHO BƯỚC PHÁT TRIỂN NHANH HƠN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO".
Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng: Thành tựu và thách thức nhìn từ năm 2007 (1)
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục được duy trì ở mức khá cao, quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, nền kinh tế cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 chậm lại, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã trở lại xu thế tăng lên song nhiều khó khăn, thách thức mới lại phát sinh như tốc độ lạm phát lại có xu hướng tăng lên sau hai năm liên tục giảm xuống; tỷ lệ đầu tư trên GDP đã giảm sút lần đầu tiên kể từ năm 1998 đến nay; nhập siêu tăng cao; ngoại tệ đang đổ vào ngày một nhiều trong khi chưa có giải pháp hữu hiệu để quản lý, sử dụng có hiệu quả...

Bài viết này sẽ điểm lại những thành tựu và khó khăn nổi bật của Việt Nam trong năm 2007 để có cơ sở đề xuất một số giải pháp lớn nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại trạng thái phát triển cân đối, hài hoà, đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định, lâu dài và có hiệu quả.

1) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và diễn ra tại tất cả các khu vực kinh tế. Nếu như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2001-2005 là 7,5%/năm, thì năm 2006 đạt 8,2%, năm 2007 có khả năng sẽ đạt 8,5%. Riêng năm 2007, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng với tốc độ khá cao là 10,6%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản duy trì được tốc độ tăng trưởng khá là 3,5% trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng tới 8,7%, cao nhất kể từ năm 1997 đến nay.
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2007 (%)
Đặc điểm nổi bật trong quá trình tăng trưởng gần đây là tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng lên với xu thế ổn định, không có độ dao động lớn, trừ năm 2005 có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Như vậy, có thể nhận định quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta có tính chất cơ cấu chứ không phải là tình thế, nên nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, trừ khi môi trường phát triển có những biến động rất đặc biệt. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đang thuộc vào loại cao nhất trong khu vực và thế giới.
Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng của các khu vực giai đoạn 2000-2007 (%)
Tuy nhiên, nếu phân tích chi tiết hơn về tình hình phát triển của các khu vực thì có thể thấy tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp hầu như ổn định trong suốt 7 năm qua, trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh và khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Do vậy, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP liên tục tăng lên, nếu như năm 2000 khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 36,7% GDP thì năm 2006 đã tăng lên 41,5%, năm 2007 tiếp tục tăng lên 41,8%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ sau nhiều năm giảm sút đã tăng trở lại từ năm 2005, đến năm 2007 đã chiếm 38,2% GDP. Ngược lại, tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,4% năm 2006 và 20% năm 2007. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục thúc đầu chuyển dịch cơ cấu lao động và phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, những số liệu dưới đây cho thấy tốc độ chuyển dịch kinh tế và cơ cấu lao động còn tương đối chậm so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
Bảng 1: Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế (%)

Cơ cấu GDP (%)
Cơ cấu lao động (%)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2000
24,53
36,73
38,73
65,1
13,1
21,8
2001
23,24
38,13
38,63
63,4
14,3
22,3
2002
23,03
38,49
38,48
61,9
15,4
22,7
2003
22,54
39,47
37,99
60,3
16,5
23,3
2004
21,81
40,21
37,98
58,8
17,3
23,9
2005
20,97
41,02
38,01
57,3
18,2
24,6
2006
20,40
41,52
38,08
55,7
19,1
25,2
2007
20,00
41,80
38,50
54,7
19,6
25,7
Các phân tích chi tiết hơn cho thấy trong năm 2007, từng khu vực, từng ngành kinh tế đều có chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, tăng cường liên kết lẫn nhau, gắn kết sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội đồng thời thích ứng hơn với các đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng và toàn diện của nền kinh tế. Đặc biệt, trong khu vực dịch vụ, đã tiếp tục tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, vận tải biển, tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Phát triển mạnh mẽ thương mại, bảo đảm hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa và với nước ngoài thuận lợi. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng khoảng 22,5%. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tỷ trọng kinh tế nhà nước đã giảm tiếp từ 12,4% năm 2006 xuống 10,7% năm 2007; tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước tương ứng tăng từ 83,6% lên 85,1% và tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4% lên 4,2%. Tiếp tục phát triển mạnh du lịch để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Ước lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,3-4,5 triệu lượt khách, tăng khoảng 20,4-26% so với năm 2006.
Bên cạnh những kết quả là cơ bản nêu trên, trong năm 2007, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đã kéo dài nhiều năm cần tiếp tục có giải pháp mạnh để xử lý. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã khá cao song vẫn chưa đạt yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nguy cơ tụt hậu vẫn rất lớn. Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng tăng chậm. Nhiều nguồn lực, cơ hội cho tăng trưởng vẫn chưa được tận dụng. Chất lượng phát triển thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Tăng trưởng kinh tế những năm qua chưa phát huy được các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Chưa kết hợp thật tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ và chăm lo đúng mức cho sự phát triển con người, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường. 
Mặc dù Việt Nam đã chuẩn bị gia nhập WTO từ nhiều năm và từ tháng 12/2006 đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO, đồng thời cũng đã được Mỹ trao quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu để khai thác những lợi thế này của Việt Nam còn rất yếu nếu so với những kết quả đạt được của các nước láng giềng như Trung Quốc hoặc Campuchia trong những năm đầu gia nhập WTO. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong 3 năm gần đây giảm đáng kể so với tiềm năng.
Để giải thích quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên, dưới đây sẽ phân tích một số nhân tố chính tác động tới quá trình đó, bao gồm các nhân tố cung (vốn, lao động) và các nhân tố cầu (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu).
2) Đầu tư tăng trưởng chậm lại, hiệu quả đầu tư tiếp tục tăng lên
Những số liệu thống kê cho thấy nguồn gốc tạo ra tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới là tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm nội địa trên GDP đã tăng lên rất nhanh. Thực tiễn cho thấy việc thực hiện lộ trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trong những năm gần đây đã làm cho môi trường sản xuất, kinh doanh và đầu tư của nước ta ngày càng lành mạnh hơn, qua đó, đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra làm giàu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
  Đồ thị 3: Tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ tích luỹ, tỷ lệ tiết kiệm nội địa so với GDP (% - trục trái) và tốc độ tăng trưởng GDP (% - trục phải)
Tuy nhiên, tình hình đã diễn ra không thuận trong năm 2007. Đồ thị trên đây cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP đã liên tục tăng lên trong 5 năm 2001-2006 nhưng đã bắt đầu giảm sút trong năm 2007. Vì đầu tư đã và đang đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế nước ta nên việc suy giảm tỷ lệ đầu tư trên GDP có khả năng sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế nước ta.
Mặt khác, đồ thị cũng cho thấy chênh lệch giữa tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm nội địa khá lớn trong khi chênh lệch giữa tỷ lệ tích luỹ và tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã đã bị giảm tới mức không đáng kể. Điều này chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế nước ta.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch rất tích cực. Tỷ trọng vốn thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã giảm mạnh từ 59,1% năm 2000 xuống còn 46,4% năm 2006; trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước tương ứng tăng rất mạnh từ 22,9% lên 37,7%. Tỷ trọng vốn thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau khi giảm từ 18% năm 2000 xuống còn 14,2% năm 2004 đã và đang phục hồi nhanh, năm 2006 đạt 15,9%, dự kiến năm 2007 khoảng 16,7%.
Trong khu vực kinh tế nhà nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư cũng diễn ra khá nhanh theo hướng tích cực là giảm mạnh tỷ trọng vốn tín dụng nhà nước (từ 31,1% tổng nguồn vốn thuộc kinh tế nhà nước năm 2000 xuống còn 22,3% năm 2006), giảm tỷ trọng vốn của các doanh nghiệp nhà nước (từ 25,3% xuống 23,6%); đồng thời tăng mạnh tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước (từ 43,6% năm 2000 lên 54,1% năm 2006).
Năm 2007, với các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và giải ngân trong những tháng cuối năm, dự báo vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 có thể đạt 463,3 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), bằng 40,5% GDP, tăng 16,1% so thực hiện năm 2006; trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước tăng khoảng 17,5% so với năm 2006; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giảm 2,6%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước tăng 3,9%; của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khoảng 19,5%; của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,1%. Với các tốc độ tăng trưởng như vậy, cơ cấu đầu tư năm 2007 vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Về sử dụng, các nguồn đầu tư xã hội đã được tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội,chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành. Đặc biệt, nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn, cho nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội... Nhiều dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã đi vào hoạt động, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh...
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từng bước được cải thiện, thể hiện qua hệ số ICOR. Nếu như hệ số ICOR của nền kinh tế nước ta trung bình 5 năm 2001-2005 là 5,16; thì năm 2006 giảm xuống còn 5 và năm 2007 giảm xuống còn là 4,76. So với các nước trong khu vực, hệ số ICOR của nước ta cũng không phải là quá cao vì trong 5 năm 2001-2005, ICOR của Trung Quốc là 4,76; Hồng Kông 6,95; Hàn Quốc 7,07; Đài Loan 4,36; Inđônêxia 4,48; Malaixia 4,32; Philippin 4,9; Singapor 7,66; Thái Lan 5,46[2]... Nếu sử dụng chỉ tiêu tích luỹ tài sản hoặc tích luỹ tài sản cố định thay thế cho chỉ tiêu tổng vốn đầu tư phát triển nêu trên thì hệ số ICOR của ta còn thấp hơn nhiều[3].
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong lĩnh vực đầu tư, đang nổi lên một số khó khăn, thách thức như: Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các cơ chế và chính sách định hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội chưa đủ hấp dẫn, môi trường đầu tư tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rủi ro; trên thực tế vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế làm cho một số nhà đầu tư chưa mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh. Các khu vực trọng điểm, có lợi thế hoặc còn nhiều tiềm năng chưa được quan tâm đầu tư thích đáng nên hiệu quả đem lại thấp. Công tác cải cách hành chính liên quan đến đầu tư tuy đã có đổi mới ở một số khâu, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, chậm trễ, làm lỡ cơ hội đầu tư... Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước chưa thật sự phát huy vai trò là vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác nhằm hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, có hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Bố trí vốn nhà nước vẫn còn dàn trải. Việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng chưa nghiêm. Tiến độ thực hiện và giải ngân nhiều nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực kinh tế nhà nước đạt thấp so với năm trước.
3) Lao động  tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng
Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hoá. Trong giai đoạn đầu phát triển, khi nguồn vốn còn khan hiếm, nguồn nhân lực thường đóng vai trò rất quan trọng, như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu của nền kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ vì với chất lượng ngày càng cao, nguồn nhân lực đang trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực sẽ cực kỳ quan trọng.
Ở nước ta, tình hình cũng không phải là ngoại lệ. Các số liệu tăng trưởng kinh tế và sử dụng lao động từ khi đổi mới đến nay đã khẳng định nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng việc làm trong nền kinh tế quốc dân và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng tăng nhanh trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm khá mạnh. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tốc độ tăng trưởng việc làm trong nền kinh tế quốc dân và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lại giảm xuống trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên.
Đồ thị 4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ sử dụng
lao động ở thành thị và nông thôn giai đoạn 2000-2007 (%)
Đồ thị trên đây minh họa quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thành thị trong 8 năm gần đây. Nếu như trong giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ sử dụng lao động luôn gắn rất chặt với nhau thì năm 2006 tình hình đã đảo ngược. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 giảm xuống trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn giảm xuống và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục tăng lên. Đáng nói thêm là tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn mạnh hơn so với xu thế trong khi tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp hơn so với xu thế. Sang năm 2007, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng lao động trở lại xu thế như giai đoạn 2001-2005 nhưng tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn mạnh hơn so với xu thế và tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn vẫn thấp hơn so với xu thế. Điều này có nghĩa là từ năm 2006, tốc độ tạo thêm công ăn việc làm ở thành thị đang được đẩy nhanh hơn, trong khi ở nông thôn, tốc độ tạo thêm công ăn việc làm đang chậm lại; đây là kết quả của xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng nhanh.
Bảng 2: Đóng góp của lao động và năng suất lao động tới tăng trưởng GDP

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
GDP, giá cố định, tỷ đồng
273666
292535
313247
336242
362435
393031
425135
461215
Lao động, nghìn người
37610
Top of Form
38563
39508
40574
41586
42527
43347
44590
NSLĐ (GDP / Lao động)
7.276
7.586
7.929
8.287
8.715
9.242
9.808
10.343
Tốc độ tăng trư­ởng GDP
6.79
6.89
7.08
7.34
7.79
8.44
8.17
8.49
Tốc độ tăng trư­ởng lao động đang làm việc (%)
1.97
2.53
2.45
2.70
2.50
2.26
1.93
2.87
Tốc độ tăng NSLĐ (%)
4.73
4.25
4.52
4.52
5.17
6.04
6.12
5.46
Sai số
0.09
0.11
0.11
0.12
0.13
0.14
0.12
0.16
Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP (%):
100
100
100
100
100
100
100
100
  - Lao động
29.0
36.75
34.61
36.76
32.03
26.79
23.61
33.78
  - NSLĐ
69.6
61.68
63.82
61.58
66.31
71.59
74.94
64.37
  - Sai số
1.4
1.56
1.56
1.66
1.65
1.62
1.45
1.85
Số liệu trong bảng trên cho thấy nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta trong khi đóng góp của nhân tố năng suất lao động trong tăng trưởng còn rất khiêm tốn. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu) tăng tương đối nhanh so với tốc độ tăng trưởng nguồn lao động và tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng). Tuy nhiên, theo bảng trên, tốc độ tăng trưởng lao động đã chậm lại đáng kể trong năm 2006, nhưng sau đó lại tăng nhanh để bù lại trong năm 2007; do vậy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động sau khi tiếp tục tăng mạnh theo xu thế trong năm 2006 (6,1%), đã giảm khá mạnh trong năm 2007 (chỉ tăng 5,46%, giảm đáng kể so với hai năm 2005 và 2006).
Đóng góp của các nhân tố lao động và năng suất lao động tới tăng trưởng GDP rất khác nhau nhưng đều quan trọng. Trong giai đoạn 2001-2005, nhân tố tăng trưởng lực lượng lao động đóng góp tới 33,4% vào tốc độ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế trong khi nhân tố tăng năng suất lao động đóng góp 65%. Xu thế chung là đóng góp của nhân tố năng suất lao động tăng lên, cao nhất tới xấp xỉ 75% vào năm 2006, nhưng năm 2007 giảm xuống chỉ còn 64,4%. Nhìn chung, đóng góp của lực lượng lao động tới tăng trưởng kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các nước khác trên thế giới, chứng tỏ tăng trưởng nguồn lao động vẫn là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng. Mặt khác, đóng góp của nhân tố năng suất lao động chiếm từ 2/3 đến 3/4 tốc độ tăng trưởng GDP chứng tỏ năng suất đã là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ như trường hợp các nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phân tích chi tiết hơn sẽ cho thấy vai trò của lao động và năng suất lao động rất khác nhau giữa các khu vực, ngành kinh tế; trong khi năng suất lao động có vai trò rất quyết định đối với sự phát triển của khu vực công nghiệp thì trong các khu vực nông nghiệp và dịch vụ, vai trò của năng suất lao động còn rất hạn chế.
4) Tiêu dùng đang trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng
Trước đây, tiêu dùng luôn là thành phần quan trọng nhất trong tổng cầu[4]của nền kinh tế nước ta vì nó luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò của tiêu dùng đã giảm sút do tỷ trọng của xuất khẩu đã tăng lên. Mặt khác, theo đà công nghiệp hóa, tỷ trọng của tích luỹ trong tổng cầu cũng đang tăng lên rất nhanh. Năm 2006, tiêu dùng chỉ còn chiếm 38,6% tổng cầu trong khi tích luỹ tài sản chiếm 20,1% và xuất khẩu chiếm 41,3%. Năm 2007, tiêu dùng chỉ còn chiếm khoảng 37,1% tổng cầu trong khi tích luỹ tài sản tăng lên 21,3% và xuất khẩu tăng lên 41,6%.
Đồ thị 5 cho thấy trong giai đoạn trung hạn vừa qua, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiêu dùng có những biến động khá lớn. Trong các năm 2000-2001, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xã hội rất thấp so với tốc độ tăng trưởng GDP. Đây là giai đoạn cung vượt cầu và Nhà nước đã phải triển khai thực hiện chính sách kích cầu để tiêu thụ đầu ra cho sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Kết quả là trong hai năm tiếp theo (2002-2003), tốc độ tăng trưởng tiêu dùng đã tăng lên rất nhanh, vượt trên tốc độ tăng trưởng GDP mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục tăng lên. Cầu vượt cung đã làm tốc độ lạm phát (giá tiêu dùng) tăng dần và lên đến 9,5% năm 2004, đồng thời tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trong 2 năm 2004-2005 được điều chỉnh chậm lại. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xã hội (1,1%), làm cho mất cân đối cung - cầu được thu hẹp, tốc độ tăng giá bắt đầu chậm lại. Tuy nhiên, từ năm 2006, tình hình đang có xu hướng đảo ngược: Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xã hội liên tiếp tăng lên nhanh; khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xã hội liên tục bị thu hẹp lại; nguy cơ mất cân đối cung - cầu đang tăng cao, kèm theo nguy cơ lạm phát cao quay trở lại ngay từ năm 2007.
Đồ thị 5: Tốc độ tăng trưởng của GDP và các thành phần của tiêu dùng (%)
Về mặt cơ cấu, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chính phủ chỉ thấp hơn tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của dân cư trong 2 năm 2002-2003; trong các năm còn lại, tiêu dùng chính phủ liên tục tăng trưởng cao, làm cho tỷ trọng tiêu dùng chính phủ trong tổng tiêu dùng xã hội tăng nhanh. Đặc biệt, trong 2 năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chính phủ liên tục cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
Đồ thị 6: Tốc độ tăng trưởng GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá hiện hành (%)
Để thấy rõ hơn quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng, có thể quan sát đồ thị phản ánh quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cả hai chỉ tiêu này đều được tính theo giá hiện hành. Trong 2 năm gần đây, khoảng cách giữa hai chỉ tiêu này đang có xu hướng doãng ra, phản ánh tình trạng mất cân đối cung cầu đang có xu hướng tăng lên sau khi đã thu hẹp lại trong 2 năm 2004-2005. Kết hợp với xu hướng tỷ lệ đầu tư trên GDP giảm sút và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, có thể thấy tiêu dùng đã thay thế cho đầu tư và cầu nước ngoài làm nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2007.
Điều này đã thể hiện khá rõ trong một số lĩnh vực của nền kinh tế nước ta hiện nay như tỷ lệ sử dụng công suất máy móc, thiết bị đang tăng lên rất cao; nhiều ngành, nghề, địa phương đã huy động gần hết công suất; việc tiêu thụ hàng hóa đã trở nên rất dễ dàng; khối lượng hàng hóa tồn kho giảm nhanh và lượng hàng dự trữ còn rất mỏng trong khi nhu cầu xã hội vẫn tiếp tục tăng cao; nhập siêu tăng lên mức kỷ lục, đồng thời tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng lên khá mạnh, trái với xu thế diễn ra trong những năm trước; giá tất cả các nhóm hàng tiêu dùng đều tăng mạnh; tín dụng cho tiêu dùng tăng nhanh... Những biểu hiện trên phản ánh tình trạng cung nội địa đang mất dần cân đối với cầu.





[1] Nội dung bài viết phản ánh nhận thức của các tác giả, không phản ánh quan điểm của cơ quan nơi các tác giả công tác. Trong bài viết này, các số liệu năm 2006 là số sơ bộ, các số liệu năm 2007 là số ước tính.
[2] Trong tính toán này, đã loại trừ số liệu của một số nước tại các năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm hoặc xấp xỉ bằng 0; nếu tính cả các số liệu này thì hệ số ICOR của nhiều nước sẽ rất cao.
[3] Chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển của nước ta bao gồm một số khoản không thuộc đầu tư tài sản cố định như quan niệm phổ biến trên thế giới. Do vậy, các tổ chức quốc tế thường không sử dụng chỉ tiêu này của ta mà dùng chỉ tiêu được sử dụng thông dụng trên thế giới là tích luỹ tài sản hoặc tích luỹ tài sản cố định (ví dụ xem số liệu phụ lục Báo cáo phát triển châu Á hàng năm của Ngân hàng phát triển châu Á). Nếu dùng chỉ tiêu tích luỹ tài sản, hệ số ICOR giai đoạn 2001-2005 của Việt Nam là 4,56; năm 2006 là 4,37; năm 2007 ước là 4,18. Nếu dùng chỉ tiêu tích luỹ tài sản cố định, hệ số ICOR giai đoạn 2001-2005 là 4,27; năm 2006 là 4,01; năm 2007 ước là 3,81. Như vậy, dù sử dụng chỉ tiêu nào thì hệ số ICOR cũng đều có xu hướng giảm dần.
[4] Tổng cầu gồm tiêu dùng (nhà nước và cá nhân), tích luỹ tài sản và xuất khẩu.