Hiển thị các bài đăng có nhãn Campuchia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Campuchia. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tại sao Hun Sen thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải Trung Quốc?

Đọc để biết; theo tôi những phân tích trong bài chưa thực sự đúng; có những nguyên nhân khác quan trọng hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh uy tín của Đảng CPP đang thấp kỷ lục và biểu tình quy mô ngày càng lớn đang diễn ra  ở Campuchia. Thân tình hay rủi ro trong bài này là đứng trên góc độ Việt Nam phân tích chứ không phải theo nhãn quan của người Campuchia.

Tại sao Hun Sen thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải Trung Quốc?
Chuyến thăm của ông Hun Sen mang ý nghĩa chính trị cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi xem xét trong mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam. Câu hỏi lớn nhất đặt ra là: tại sao Hun Sen lại thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải là Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu và nhà đầu tư lớn nhất của nước này?
Từ ngày 26.12 đến 28.12, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chọn Việt Nam làm điểm đến thăm chính thức đầu tiên khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ mới.

Trong cuộc gặp gỡ, hai bên đã thông báo cho nhau những nét mới của tình hình mỗi nước, bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn, đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới trong những năm tiếp theo, vì lợi ích của nhân dân hai nước,…

Câu trả lời là vì mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Campuchia mang lại cho ông Hun Sen hai lợi ích lớn, trong khi quan hệ với Trung Quốc lại tồn tại quá nhiều rủi ro.

Thân tình Việt Nam

Thứ nhất, ông Hun Sen muốn khẳng định rõ ràng với Đảng đối lập của Rainsy rằng ông không hề gian lận trong quá trình bầu cử. Việc ông thực hiện chuyến thăm Việt Nam là thể hiện quyền lực thực tế và truyền thống xưa nay của các nguyên thủ khi nhậm chức đều đi thăm các đối tác quan trọng bậc nhất. Đồng thời, đưa ra lời thách thức với Rainsy – kẻ luôn chống chính quyền Việt Nam và chia rẽ quan hệ truyền thống hai nước.

Thứ hai, Việt Nam luôn là đồng minh ủng hộ ông Hun Sen và đất nước Campuchia rõ ràng nhất. Trong suốt lịch sử Campuchia từ khi chống Pháp ngoại xâm cho đến Pol Pot diệt chủng, Việt Nam luôn là đứng ra hỗ trợ cho nhân dân Campuchia bằng tất cả nguồn lực của mình.

Chính vì vậy, trong chuyến thăm vừa qua, ông Hun Sen đã bày tỏ lòng biết ơn của mình với Việt Nam. “Vì Campuchia, Việt Nam đã bị chống phá kinh tế, bị bao vây nhiều mặt. Vừa hy sinh cả quân đội, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh về chính trị, ngoại giao, bị bao vây cấm vận, mà phải hơn 30 năm sau, bằng phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng với Iêng Xary, thế giới mới giải tỏa”. Tổng thống Hun Sen cũng khẳng định, Việt Nam – Campuchia, cùng với Lào luôn là quan hệ truyền thống, ổn định lâu dài và không thay đổi.

Hiện nay, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế lớn thứ hai của Campuchia. Vào 2012, tổng giá trị thương mại Việt Nam – Campuchia đạt 3,3 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 23% tổng giá trị thương mại của Campuchia.

Rủi ro Trung Quốc


Trong khi đó, dù Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất và là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia, đồng thời hai nước đã tuyên bố tăng cường hợp tác kinh tế và quan hệ song phương vào tháng 8.2013, nhưng Hun Sen vẫn có lý do để không sang thăm Trung Quốc đầu tiên. Bỏi lẽ hợp tác với Trung Quốc luôn tồn tại rủi ro, nếu nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm.

Rủi ro thứ nhất là do hành động trục lợi, lũng đoạn kinh tế của Trung Quốc. Như trường hợp Trung Quốc mở rộng chủ nghĩa bành trướng kinh tế ở châu Phi khi khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước đối tác, đẩy hàng hóa giá rẻ kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường, lũng đoạn nền kinh tế và làm thoái hóa chính phủ các nước đó do hối lộ và tham nhũng.

Còn tại Myanmar hay Lybia, Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ các chế độ độc tài quân sự, bất chấp sự khổ cực của người dân để có thể đạt được lợi ích kinh tế - chính trị.

Rủi ro thứ hai là tham vọng quá lớn của Trung Quốc có thể sẽ nuốt chửng cả Campuchia. Bằng chứng là từ 2009 đến nay, Trung Quốc đã liên tục gây hấn với các nước láng giềng nhằm chiếm toàn bộ biển Đông, thậm chí gần đây Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với di tích lịch sử tại khu vực biên giới của Triều Tiên – đồng minh quan trọng nhất của nước này tại Đông Á.

Nếu muốn “làm thân” với Trung Quốc, Campuchia chắc chắn sẽ phải hi sinh chủ quyền và quyền tự quyết của mình, thậm chí là phải lặp lại các hành động tương tự như việc không thông qua Tuyên bố chung về vấn đề biển Đông tại AMM 45, vốn đã khiến Campuchia bị chỉ trích rất nặng nề.

Chưa kể tới vấn đề quá khứ, trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Campuchia, thì Trung Quốc chính là kẻ hậu thuẫn cho Pol Pot, đồng thời ngăn cản và thậm chí tấn công Việt Nam vì đã giúp đỡ nhân dân Campuchia vào năm 1979.

Chính vì vậy, là một người lính, một người đã từng chiến đấu cùng những người bạn cộng sản Việt Nam chống lại Pol Pot, Hun Sen có thể thấy rằng Việt Nam là người bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất đối với nhân dân Campuchia từ quá khứ, tới hiện tại và cả tương lai.

Vũ Thành Công
(Một thế giới)

“thủ trưởng” cưỡng dâm

“thủ trưởng” cưỡng dâm
Cánh Cò, Canhco's blog 
Chỉ trong vòng một tuần lễ, báo chí Việt Nam bỗng nhiên bán chạy như tôm tươi, đặc biệt là tờ nào có loan nơi trang nhất vụ kiều nữ Hải Dương cưỡng dâm tài xế taxi của các hãng Mai Linh, Hoàng Hải, Hoàng Minh... Bài báo đầu tiên đưa tin này là tờ Người Đưa Tin của Hội Luật gia Việt Nam, có văn phòng tại Hà Nội và bài viết này của tác giả Diệu Nam. Bài báo viết:
Ảnh bên: Rút từ bài báo của Xuân Ba: Thủ tướng Hun Sen 
“Tại bãi đỗ xe của hãng Mai Linh trước cửa Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hải Dương, tài xế X chia sẻ: “Ban đầu, thủ đoạn của N hết sức đơn giản. Khi tài xế lái xe đến đón, N thường yêu cầu đánh xe vào trong sân của biệt thự. Sau đó yêu cầu tài xế lên phòng ngủ xách hàng loạt đồ nặng từ phòng ngủ của ả từ tầng 3 xuống. Lúc đó ả đã ra khóa cửa và cho thuốc kích dục vào nước mời tài xế. Xách quá nhiều đồ, mệt, nên hầu như tài xế nào cũng uống vài ngụm nước. Sau những câu chuyện tếu táo, thuốc kích dục trong nước ngấm, tài xế đờ đẫn, kiều nữ này bắt đầu thỏa mãn dục vọng của mình”.
Như để chứng minh là câu chuyện có thật, Diệu Nam đưa ra một nhân vật có tên là D với các chi tiết như sau:

“Sáng sớm, ả kiều N gọi cho D vào đón, nhưng đã vào chẳng có đường ra. Sau 2 ngày bị N lạm dục, D lê lết bò ra cửa kêu cứu. Do nhà rộng, cửa đóng kín, chẳng ai nghe tiếng D. Phải gắng hết sức D mới bấm được số của quản lý cầu cứu. Khi quản lý đến, D như kẻ mất hồn, thều thào: "Cứu em với, em chết mất, nó bắt em quan hệ hơn 30 lần rồi".

Vấn đề đặt ra: Tuy tờ báo chụp tấm ảnh căn nhà của người bị tố cáo là dâm nữ tên Ngọc (hay nạn nhân) tuy nhiên bài báo không chứng minh được tài xế tên gì, chạy cho hãng nào, thời gian cụ thể bị cưỡng dâm và nhất là anh ta có báo cáo vụ việc cho công an hay không nếu sức khỏe bị suy kiệt như “nạn nhân” D như mô tả.

Hậu quả nhãn tiền: Căn nhà trong tấm hình đã được nhận dạng là của bà Phạm Thị Thanh N. (mà bài báo của Diệu Nam viết là Ngọc) một Việt kiều Mỹ, chủ căn nhà trong ảnh mà bài báo đăng tải. Bà Thanh N đã gọi cho hãng tin VTC sau khi đọc được bài này và cho biết bà đã sang Mỹ được 14 năm, có chồng và hai con, hiện sống tại Texas. Bà N khẳng định không hề có bất cứ một tài xế taxi nào bị cưỡng dâm như vậy cả. Bà nói sẽ về Việt Nam và làm cho rõ chuyện này và có thể sẽ khởi tố tờ báo về tội mạ lỵ công dân.

Câu chuyện chưa ngã ngũ nhưng người ta có thể nhìn thấy những yếu tố lá cải quá lớn trong bài báo của Người Đưa Tin. Kích động dục tính qua câu chuyện không khác mấy với những mẩu chuyện dâm thư đầy dẫy trên mạng Internet. Nhưng khác với Internet, vốn khó truy được người viết hay post lên mạng, nếu được cũng mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng đối với một tờ báo, dù là của nhà nước hay một hội lớn như Hội luật gia Việt Nam thì cơ quan chủ quản không còn đường thoát, ngoại trừ con đường hối lộ để chạy tội.

Qua câu chuyện này người đọc báo có quán tính bầy đàn sẽ rung đùi thích chí. Người đứng đắn sẽ lắc đầu ngao ngán, người ưu tư cho văn hóa Việt sẽ tuyệt vọng vì một nền báo chí đã bị tinh trùng và nội y bao phủ.

Còn người trong nghề thì sao?


Họ sẽ theo gương nhà báo cung đình Xuân Ba viết bài phóng sự chuyến viêng thăm các nhân vật đỉnh cao của Việt Nam trên tờ Tiền Phong để tránh mang tiếng là lá cải chăng?

Nếu Người Đưa Tin giật tít: “Hoang mang kiều nữ có sở thích... cưỡng hiếp lái xe taxi” đang dậy sóng dư luận thì một bài khác của Xuân Ba trên tờ Tiền Phong lại có vẻ hiền lành, ngoan ngoãn với cách viết rất kinh điển của một nhà báo có kinh nghiệm viết cho cung đình nhiều chục năm qua.

Vấn đề đặt ra là cái tít: Thủ tướng Hun Sen thăm “thủ trưởng” cũ Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh ( Xem tại đây!). Hai chữ thủ trưởng được báo Tiền Phong cẩn thận đặt trong ngoặc kép.

Nhưng dù bị đặt bên trong ngoặc kép như vậy hai chữ này cũng “bức xúc” tung ngoặc chạy ra. Vừa chạy vừa la to: “Ối làng nước ơi Việt Nam sỉ nhục Thủ tướng Hun Sen của Campuchia”!

Bài viết của Xuân Ba khó thể được gọi là một bài báo. Nó là một bài “tán” đúng nghĩa khi mặc dù được nằm nơi trang nhất của tờ báo, thay vì viết theo thể phóng sự của báo chí tác giả đã sử dụng những câu văn mà khi đọc lên người đàng hoàng không thể không nhăn mặt.

Với một lô một lốc những gì ông Hun Sen được đào tạo, giúp đỡ từ Việt Nam để leo lên ghế thủ tướng, nhà báo Xuân Ba đã giúp cho nhân dân Campuchia vốn đang biểu tình chống ông vì đã cầm quyền quá lâu, quá lệ thuộc vào Việt Nam và nhất là đã thỏa thuận cho Việt Nam lấn chiếm biên giới ở các tỉnh Tây Nam biết thêm những gì mà có thể họ còn lờ mờ vê ông Thủ tướng thân “duồn” nầy.

Là nhà báo nhưng ông Xuân Ba không ý thức được sự cao đạo, khiêu khích thậm chí khinh bỉ khi dùng từ “thủ trưởng” để nói về một thủ tướng đương nhiệm của nước bạn.

Cái sự nhơn nhơn vô ý thức đó của ông đã di truyền từ hệ thống mà ông là cây viết cốt lõi của nó. Ông có thể biết nhưng bất cần. Ông cần hai ông Phiêu và Anh hơn vì hai ông này sẽ vỗ đầu ông mà kêu lên “ngoan đấy” nhưng ông Hun Sen thì không thể ban cho ông chút lợi lộc nào.

Bài báo của ông Xuân Ba toát lên một sự thật: Việt Nam luôn coi Campuchia là nước chịu ơn vì lãnh đạo của nó thừa nhận và hành động công khai như vậy. Tuy nhiên là báo chí, tờ Tiền Phong không thể giật một cái tít có thể gây chiến tranh và chí ít có thể gây bạo loạn trong đất nước Campuchia.

Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy của Campuchia đã bỏ bao nhiêu tiền cho nhà báo Xuân Ba để ông này giật cái tít và viết một bài báo sặc mùi quỳ gối của Hun Sen như thế?

Báo chí là khuôn mặt văn hóa một quốc gia nên khi đọc bài của tờ Người Đưa Tin người ta thấy Việt Nam khó thoát ra khỏi căn nhà thổ mang cái tên rất mỹ miều: thuần phong mỹ tục.

Báo chí là khuôn mặt chính trị của một quốc gia nên qua bài báo của Tiền Phong khuôn mặt chính trị ấy đã lộ ra sự lỗ mảng khó tha thứ. Khi đặt một nguyên thủ quốc gia nước bạn trong vai trò một “anh lính” dưới quyền thì nó không còn là khiếm khuyết nữa. Nó đại diện cho một thứ quyền uy mà nhiều người, cũ cũng như mới, trong Bộ chính trị thèm khát: Thủ trưởng của chư hầu.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Hun Sen thăm 'thủ trưởng' cũ Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh

Bình luận của Canhco's blog: Bài viết của Xuân Ba khó thể được gọi là một bài báo. Nó là một bài “tán” đúng nghĩa khi mặc dù được nằm nơi trang nhất của tờ báo, thay vì viết theo thể phóng sự của báo chí, tác giả đã sử dụng những câu văn mà khi đọc lên người đàng hoàng không thể không nhăn mặt. Khi đặt một nguyên thủ quốc gia nước bạn trong vai trò một “anh lính” dưới quyền thì nó không còn là khiếm khuyết nữa. Nó đại diện cho một thứ quyền uy mà nhiều người, cũ cũng như mới trong Bộ chính trị, thèm khát: Thủ trưởng của chư hầu. Bài báo của ông Xuân Ba toát lên một sự thật: Việt Nam luôn coi Campuchia là nước chịu ơn vì lãnh đạo của nó thừa nhận và hành động công khai như vậy.
Hun Sen thăm 'thủ trưởng' cũ Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh

TP - Nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ở phố Lý Nam Đế tầm 8 giờ sáng khi tôi tới đã thấy cánh cổng rộng mở, người qua lại rộn ràng. Được tin, nhà ông bữa nay có khách trọng. Chốc nữa, khách thăm là Thủ tướng Campuchia Hun Sen...
Thủ tướng Hun Sen (trái) và cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Xuân Ba.

Với cựu Tổng Bí thư, Thủ tướng Hun Sen vốn là người quen biết? Nhớ một lần gặp năm ngoái ở Vinh khi ông đi viếng các Liệt sĩ TNXP hy sinh ở Truông Bồn, ngồi chuyện với ông, trong không khí thân mật, có nhà báo hỏi ông về kỷ niệm với Thủ tướng Hun Sen, ông cười như là tránh và cũng như là gợi nhiều lắm nhớ sao hết. Ông ấy vẫn gọi tôi và ông Lê Đức Anh là thủ trưởng... 

Nhiều? Trích ngang lý lịch từng là nghiệp binh của cựu Tổng Bí thư có những dòng như thế này. Tháng 4/1984, ông được thăng hàm Thiếu tướng, giữ chức Chủ nhiệm chính trị, rồi Phó tư lệnh kiêm Chủ nhiệm chính trị, Phó Bí thư Ban Cán sự Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mật danh Mặt trận 719). Có lẽ trước thời điểm năm 1984, ông từng bươn chải trận mạc với nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia? Còn ông Hun Sen, năm 1977, được bổ nhiệm làm Trưởng ban tham mưu Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở miền Đông. Sau đó ông trốn sang tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) ở miền Nam Việt Nam để tránh sự thanh trừng của Pol Pot và thành lập lực lượng vũ trang gồm 2 vạn người Campuchia để chuẩn bị lật đổ Khơme Đỏ.

Thủ tướng Hunsen chụp ảnh cùng gia đình 
nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Xuân Ba

Khi Thiếu tướng Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Chủ nhiệm chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận 719 ít lâu, thì năm 1985 Bộ trưởng Ngoại giao Hun Sen giành được 100% số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội Campuchia trong một sự kiện trọng đại, bổ nhiệm ông Hun Sen giữ chức Thủ tướng Chính phủ. 

Người ta nói đó là vị Thủ tướng trẻ nhất... thế giới ở tuổi 30! Chắc có vô vàn công việc lẫn kỷ niệm như ông Lê Khả Phiêu từng bộc bạch là nhiều lắm vào cái thời điểm Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận sát cánh bên cạnh Thủ tướng Campuchia như thế?

Thủ tướng Hunsen tặng hoa người thủ trưởng cũ của mình

Lại chợt nhớ đến cuốn sách đã dẫn. Có chi tiết nhận xét về Hun Sen. Nhân vật đáng gờm này có nét độc đáo của một con người thực sự nhanh nhẹn sắc sảo, đã sống sót qua hơn chín lần chạm trán chớp nhoáng với cái chết. Đấy là vận may, cộng với khả năng phán đoán, từng trải và ý chí để tiếp tục tồn tại, khiến cho Hun Sen luôn tiếp tục vượt thoát hiểm nguy.

... Động thái hơi cúi chắp tay kiểu mến và kính khách của người Campuchia kiêm vòng tay giang rộng và cái ôm xiết giữa chủ và khách đã nói lên một trong những nhiều lắm ấy. Một bó hoa tươi được chuyền đến từ các tùy tòng của Thủ tướng, ông Hun Sen nhanh nhẹn đỡ lấy với chất giọng trầm, chậm: Trân trọng chúc mừng sinh nhật bác! (hỏi ra mới hay, hôm nay 27/12 là sinh nhật cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu). 

Rồi ông thân thiết chào phu nhân cựu Tổng Bí thư. Trước lúc khách đến, đứng gần chỗ người nhà cựu Tổng Bí thư, tôi thấy phu nhân trong sắc phục thường vận khi nhà có khách trọng. Bà băn khoăn hỏi ông Phiêu rằng, chốc nữa bà muốn tặng phu nhân Thủ tướng một cái lọ hoa... nhưng, do bận việc đột xuất phu nhân Thủ tướng Hun Sen đã xin phép vắng mặt trong cuộc thăm. Bà nhanh nhẹn cầm món quà trang trọng trao cho Thủ tướng Hun Sen nhờ chuyển đến phu nhân.


Thủ tướng Hun Sen ngạc nhiên thích thú khi được chủ nhà tặng bức tranh có hình cựu Tổng Bí thư và Thủ tướng Hun Sen đứng bên nhau dưới Tượng đài Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. 

Chuyện giữa ông Phiêu và ông Hun Sen nối liền ngay từ khi chủ khách chưa an vị. Ông Hun Sen hỏi thăm ông Phiêu về sức khỏe lẫn đời sống của một số vị tướng lĩnh Việt. Trong đó có sự thăm hỏi chia buồn đến Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, cả tướng Nguyễn Nam Khánh...

Thủ tướng Hun Sen (trái) cùng cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. ảnh: Xuân Ba.

Thủ tướng Hun Sen tới lúc này mới đưa cặp mắt bao quát phòng khách tư gia cựu Tổng Bí thư chật kín người. Chợt chất giọng ông hơi cao khi bật lên kìa anh Nguyễn Chí Trung... Ông đã nhận ra thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung ngồi ở cuối hàng ghế xa. Ông này viết vẫn hăng lắm... Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cười thân mật giới thiệu thêm. Thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung (một thời gian dài là phụ tá của Chủ nhiệm Chính trị Lê Khả Phiêu, từng chết hụt mấy lần ở chiến trường Campuchia ác liệt chắc cũng chỗ thân quen với Thủ tướng Hun Sen?) vẻ ngượng ngập đứng lên, chất giọng nhỏ nhẹ khi ông bộc bạch vài lời về việc sáng tác của mình.

Chuyện hồi lâu... Bất đồ Thủ tướng Hun Sen quay sang đoàn tùy tòng, đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Hoàng gia Campuchia mà ngồi bên cạnh là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ho Nam Hong, nói một hồi... Rồi ông cười nói tiếp bằng tiếng Việt là tôi thông báo cho anh em nội dung câu chuyện mà chúng ta đàm đạo nãy giờ! 

Người cán bộ giúp việc của cựu Tổng Bí thư lặng lẽ xuất hiện rồi xin lỗi đại ý, theo nguyện vọng của Thủ tướng Hun Sen và chủ nhà, sau đây có cuộc trao đổi riêng... 

Đoàn xe Thủ tướng Hun Sen ngoặt lối rẽ vào khu vực thành cổ, nơi ở của gia đình cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. 

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh tươm tất trong bộ vét màu sẫm. Mới hôm trước ông xuất hiện trong bộ quân phục đại tướng trong hội thảo về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bên cạnh là lão phu nhân tươm tất áo dài màu sáng. Trong phòng khách tầng một, cả nhà đã đợi sẵn...


Thủ tướng Hun Sen cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ho Nam Hong và thành viên trong nội các của đoàn thong thả tiến lên cùng động thái chắp tay: Bận quá hôm nay mới đến thăm bác được. Bác khỏe chứ ạ? Cựu chủ tịch Lê Đức Anh cười: Cũng không được khỏe lắm... Năm nay 94 rồi. Vẫn thoảng chất giọng trầm và chậm của Thủ tướng Hun Sen: Ông già tôi năm nay 90 còn bác 94... Quý hóa quá... 

Một bức ảnh phóng to của chủ nhà tặng cho khách có 4 gương mặt tươi tắn khiến Thủ tướng Hun Sen ngạc nhiên. Hình Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng phu nhân, Thủ tướng Hun Sen và phu nhân. Ông đã nhận ra bức ảnh chụp thời điểm năm 1998. Ông hào hứng nghe thêm khoảnh khắc bức hình được ghi lại ấy do chính tác giả tấm ảnh trình bày. Đó là Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son, nguyên là thư ký của Chủ tịch Lê Đức Anh, vốn là người mê chụp ảnh.


Rành rẽ trong phòng là chất giọng của người phiên dịch truyền tải lại những kỷ niệm thời trận mạc gian khó mà chủ khách cùng nếm trải. Thời mà Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 Lê Đức Anh, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Rồi năm 1980, 1981, Thượng tướng Lê Đức Anh được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. 


Có lẽ những kỷ niệm ấy, với ông Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và cả ông Hun Sen đây, khó mà phai nhạt? Tôi chợt nhớ trong cuốn Hun Sen nhân vật xuất chúng (Hun Sen, The Strongmen of Combodia) của Harish C.Mehta & Julie B.Mehta, có chương Uống trà với một nhân vật đáng gờm. 

Tác giả cuốn sách thổ lộ một trạng huống khi phỏng vấn Hun Sen để lấy tài liệu viết sách, có đoạn nhỡ mồm đã buột ra câu hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ Khơme Đỏ như là một “sự xâm chiếm” đã khiến Thủ tướng Hun Sen nổi giận. Ông đáp luôn bằng tiếng Anh không cần phiên dịch, nguyên văn trong sách ấy thế này ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động giải phóng khỏi chế độ diệt chủng. Làm thế nào tôi, Hun Sen, một người Campuchia lại xâm chiếm đất nước của chính mình?

Kế đó là cuộc gặp riêng giữa chủ và khách...

Trong lúc đợi, phòng bên, tôi nghe thêm câu chuyện cởi mở giữa Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Ho Nam Hong và Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Ông Phó Thủ tướng kể thời điểm năm 1979 ấy, ông đã thoát chết khỏi nanh vuốt của Pol Pot ở Battambang và được quân tình nguyện Việt Nam cứu thoát trên một chiếc xe tải như thế nào?


Tôi bất giác nghĩ đến những cuộc biểu tình của phe đối lập với ông Hun Sen mà các phương tiện thông tin đại chúng đương loan tải. Hy vọng ông sẽ vượt thoát qua thời điểm khó khăn này như dư luận cho rằng, Chính phủ ông sẽ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật để giữ vững kết quả bầu cử đã đạt được. Như ông trưa nay ở Hà Nội, ông đã bất ngờ cùng sẵn lòng bộc bạch thẳng thắn trong cuộc gặp với Hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia rằng, để thực hiện cuộc cải cách, sẽ kiên quyết thực hiện 4 mục tiêu chiến lược và 4 ưu tiên chiến lược...

Và cả một chút ấm áp na ná như truyền lửa với cuộc gặp hai vị thủ trưởng cũ…

Đêm 27/12/2013

Xuân Ba

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Ông Hun Sen tiết lộ bí danh Việt Nam

Ông Hun Sen tiết lộ bí danh Việt Nam
Thủ tướng Hun Sen nói chuyện bằng tiếng Việt trước 700 cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia VN rằng, dù bất cứ đổi thay nào diễn ra, quan hệ Campuchia và VN sẽ mãi không thay đổi. 700 cựu quân nhân, chuyên gia VN ngồi chật kín căn phòng trung tâm hội nghị nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Hun Sen sáng nay (27/12), đông hơn 200 người so với giấy mời ban tổ chức phát đi.

Thủ tướng Hun Sen từng đến VN thăm chính thức trên cương vị nguyên thủ Campuchia, nhưng có lẽ đây là dịp hiếm hoi trong khuôn khổ chương trình ngoại giao chính trị, ông có một buổi nói chuyện thân mật với những người từng sát cánh bên ông và dân tộc Campuchia trong cách mạng chiến đấu lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot cách đây gần 35 năm.

Thủ tướng Hun Sen nói chuyện bằng tiếng Việt trước 700 cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia VN từng tham gia tình nguyện ở chiến trường Campuchia rằng, dù bất cứ đổi thay nào diễn ra, quan hệ Campuchia và VN sẽ mãi không thay đổi. Và lịch sử xác thực rằng, nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của VN, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh.

"Tôi chỉ được sắp xếp gần 1h để nói. Tôi không biết bắt đầu từ chỗ nào. Có lẽ tôi cần 300h, 300 ngày để nói hết những gì đã xảy ra từ quá khứ cho đến nay" - Thủ tướng Campuchia mở đầu cuộc nói chuyện mà sau đó kéo dài hơn dự kiến.

Tuổi 25 và đường đến Việt Nam

Thủ tướng Campuchia kể lại thời tuổi trẻ 25 tuổi và con đường tham gia cách mạng với đường tìm đến Việt Nam. Một ngày tháng 6/1977, chàng sĩ quan trẻ tuổi "chạy sang" Việt Nam để tìm kiếm sự ủng hộ cách mạng.

Ông kể có những thời điểm đã từng khóc như khi VN đánh vào từ tháng 10/1977 nhưng lại rút đi vào tháng 1/1978. "Tôi đã khóc và tự hỏi vì sao VN đánh vào và rút về vậy. Đó thực sự là khó khăn đối với tôi, tôi đã rất buồn". Sau này ông hiểu rằng, thời điểm đó lực lượng chiến đấu cách mạng ở Campuchia còn ít trong khi chưa có ngọn cờ chính trị. Đó là cơ sở để thúc đẩy chuẩn bị lực lượng chính trị cách mạng chống lại Pol Pot. 

Hun Sen, Campuchia

Từ khởi đầu chỉ có 28 tiểu đoàn so với 23 sư đoàn của Pol Pot, ông Hun Sen nói rằng, để dùng lực lượng ít ỏi của Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng sẽ phải tốn nhiều thời gian, 5 năm, hay hơn và khi đó cũng chẳng còn người dân Campuchia nào có thể sống sót. Nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN thì không thể giải phóng đất nước nhanh. 

"VN đã hy sinh quân tình nguyện ở Campuchia hàng vạn người, bị thương không biết bao nhiêu. VN đã phải trả một cái giá rất cao khi giúp đỡ Campuchia. Vừa hy sinh tính mạng của dân, quân, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh chính trị, ngoại giao. Vấn đề này không quên được. Hồi đó VN bị cấm vận từ bên ngoài do giải phóng giúp Campuchia, vì nhân dân, đất nước Campuchia chịu hy sinh và hơn 30 năm người ta mới công nhận" - ông nói.

Ông cũng kể khi bị sốt rét, đã được cách mạng Việt Nam đưa đi khám, nằm ở một bệnh viện TP.HCM, được đặt một cái tên Việt Nam là "Mai Phúc", hoạt động cách mạng ở quân khu X. 

Không chỉ giúp nhân dân Campuchia giải phóng, VN cũng đã sát cánh bên Campuchia trong những ngày đầu xây dựng đất nước, thời mà cả hai cùng khó khăn "có gì ăn đó" - ông kể. 

Ông Hun Sen nhớ lại, thời đó chế độ cán bộ cấp ông được nhận 16 cân, trong đó có 10 cân gạo, 6 cân ngô. Từ một nước nghèo 100% (1979), ngày nay, Campuchia đã phát triển sắp đạt ngưỡng quốc gia thu nhập trung bình với mức GDP 1360 USD/người, tỉ lệ nghèo còn 19%. Kinh tế từng đạt tăng trưởng 13%, nay dù trong bối cảnh chung khó khăn vẫn đạt mức 7,6%.  

"Nhưng có phương tiện gì tốt hơn thì bản chất của Hun Sen không thay đổi. Như hiện nay quan hệ chúng ta tiếp tục tốt" - ông nói.

Hun Sen, Campuchia

Ông cũng nhấn mạnh sau chiến tranh, Campuchia đi tìm những con đường phát triển đất nước, đặc biệt về kinh tế dù con đường có khác biệt giai đoạn đầu với VN, nhưng VN khi đó đã "tôn trọng độc lập, chủ quyền" của Campuchia trong việc tự quyết con đường phát triển của mình.  

"Tôi thấy rất may vì điều đó. Anh Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước) đã khẳng định đồng chí Hun Sen làm kinh tế làm gì cứ làm. Đó điều tôi cảm thấy rất vinh dự" - ông nói.

Thúc đẩy kinh tế

Thủ tướng Hun Sen khẳng định sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ đoàn kết truyền thống với VN.

"Nhắc lại những lúc khó khăn, tôi vẫn khẳng định với các đồng chí, dù thế giới có chuyển biến, tình hình có chuyển biến, ASEAN đã có 10 nước nhưng tình đoàn kết VN và Campuchia, Lào vẫn tiếp tục. Không có ngày hôm qua thì không có ngày hôm nay. Không có ngày hôm nay thì không có ngày mai. Khách quan lịch sử như vậy" - ông nói.

Thủ tướng Hun Sen mong muốn thúc đẩy 10 văn kiện ký kết sau hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó trọng tâm đưa kim ngạch thương mại đạt 5 tỷ USD vào năm 2015, thúc đẩy đầu tư của VN sang Campuchia. 

Hun Sen, Campuchia

Ông cũng đề xuất tổ chức một chương trình trao đổi, giao lưu, đưa con cháu thế hệ những người VN từng tham gia tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Campuchia đến thăm Campuchia.

"Qua các đồng chí quân tình nguyện, cho tôi gửi lời hỏi thăm gia đình của các đồng chí. Chúng tôi sẽ tìm hài cốt những người đã hy sinh đưa trở về VN" - ông nói. 

Cuối buổi gặp, Thủ tướng Campuchia bày tỏ mong muốn được tặng quà cho các quân nhân tình nguyện tham dự giao lưu. Ông gửi tặng mỗi người 200 USD thay cho món quà bằng hiện vật mà trước khi đến VN ông đã mong muốn thu xếp.

Linh Thư - Ảnh: Minh Thăng

(VNN)

http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/155538/ong-hun-sen-tiet-lo-bi-danh-viet-nam.html

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Hot girl Campuchia cực giống Anna Trương

Hot girl đình đám Campuchia, Hin Channiroth được đánh giá là có rất nhiều nét tương đồng với Anna Trương.

Hot girl Campuchia, Hin Channiroth sinh ngày 15/4/1990. Vào năm 2007, cô từng đạt ngôi vị cao nhất của cuộc thi Freshies - cuộc thi tìm kiếm gương mặt trẻ tài năng, xinh đẹp nổi tiếng của Campuchia. Kể từ đó, tên tuổi của cô gái trẻ vụt sáng và được nhiều người biết đến.
Hot girl Campuchia cực giống Anna Trương

hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 2
hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 3
hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 5
hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 6
Hot girl này có chiều cao 1,61m và nặng 45kg. Cô được sinh ra tại Phnom Penh. Điều đặc biệt khiến cô gái trẻ nổi bật và được nhiều người chú ý chính là vẻ đẹp lai Tây với đôi mắt quyến rũ, cuốn hút.
Không chỉ xinh đẹp, Hin Channiroth còn khiến nhiều người khâm phục bởi tài năng của cô. Hiện tại, Hin Channiroth không chỉ là một người mẫu, diễn viên, mà còn là một MC truyền hình nổi tiếng. Được biết, cô từng là MC cho chương trình Cha Cha của đài CTN.
Điều đáng ngạc nhiên, là Hin Channiroth sở hữu khá nhiều nét tương đồng với Anna Trương như nụ cười tươi, đôi mắt cuốn hút. Ở nhiều góc chụp, 2 cô gái đến từ 2 quốc gia khác nhau được đánh giá là giống như 2 chị em vậy.
hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 0
hot-girl-campuchia-cuc-giong-anna-truong 1
Theo: Kenh14.vn

 Tin Tức Công Nghệ | Tin Tức Hot Girl | Tin 18++ | Girl Xinh | Hot Girl| Xem Phim Online