Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật - người nổi tiếng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật - người nổi tiếng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Tập Cận Bình và "Lãnh đạo không phải là thần thánh"

Tập Cận Bình và chiến dịch "Lãnh đạo không phải là thần thánh"
My Lan - theo Trí Thức Trẻ
(Soha.vn) - Hãng tin AP đánh giá rằng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng xây dựng cho mình hình ảnh một nhà lãnh đạo bình dân, gần gũi với công chúng.
'Cải tạo' máy bay thương mại thành chuyên cơ
Cựu Giám đốc nghi lễ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc ở Slovenia Lu Peixin cho biết, khác với chiếc chuyên cơ Air Force được thiết kế dành riêng cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, "chiếc phi cơ dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện các chuyến công du hướng tới mục đích tiết kiệm".

Theo ông Lu, mặc dù tất cả các dịch vụ chiếc máy bay Boeing 747 - 400 của ông Tập Cận Bình phải đạt tiêu chuẩn hạng thương gia, song trên thực tế, chuyên cơ này chỉ là một chiếc máy bay thương mại bình thường, được sửa chữa lại để phù hợp với công việc của ông Tập trong các chuyến công du nước ngoài.

Theo đó, cabin hành khách của máy bay được chia làm 4 phần: nửa phía trước dành cho các nhà lãnh đạo hàng đầu làm việc và nghỉ ngơi, ba khoang còn lại là dành cho đoàn tùy tùng, bao gồm các quan chức cấp bộ, nhân viên an ninh và nhân viên y tế.

  Ông Tập đang bàn bạc công việc với quan chức cấp cao Trung Quốc bên trong chuyên cơ của mình.
Ông Tập đang bàn bạc công việc với quan chức 
cấp cao Trung Quốc bên trong chuyên cơ của mình.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3/2013, ông Tập cũng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hạn chế chi tiêu lãng phí, cải thiện lề lối làm việc như cấm xây trụ sở chính quyền xa hoa, cấm chi tiêu quá mức trong việc tiếp khách, cấm dùng xe công cho mục đích cá nhân, cấm chi tiêu tiền công cho các chuyến đi không cần thiết, cấm quan chức tổ chức tiệc linh đình, cấm nhận quà biếu ngày lễ tết...

Thẳng thắn đề cập tới sai lầm của Mao Trạch Đông

Ngày 26/12, khi cùng các quan chức cấp cao Trung Quốc tới viếng lăngMao Trạch Đông nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh của người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh giá cao công lao của vị cố Chủ tịch này trong bài phát biểu của mình: “Chủ tịch Mao là nhân vật vĩ đại, người đã thay đổi bộ mặt của đất nước và dẫn dắt người dân Trung Hoa tới một vận mệnh mới”.

Tuy nhiên, ông Tập đã công bằng và thẳn thắn nhìn nhận công - tội của Mao chủ tịch: "Các nhà lãnh đạo cách mạng không phải là thần thánh mà là con người. Chúng ta không thể tôn thờ họ như thần thánh và từ chối cho phép mọi người vạch ra và sửa chữa sai lầm của họ chỉ bởi vì họ vĩ đại... Không ai trong chúng ta có thể phủ định hoàn toàn họ và xóa bỏ những chiến công lịch sử của họ chỉ bởi họ đã có sai lầm”.

Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng, cần phải đánh giá một người trong thời kì lịch sử mà họ sống, không thể bắt một các nhân chịu toàn bộ trách nhiệm cho thất bại trong hoàn cảnh bất lợi, cũng như trao hết những thành công trong hoàn cảnh thuận lợi vào tay một người.
Các nhà phân tích cho rằng ông Tập đang cố gắng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo trung lập và công bằng.
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị Phổ Hưng Tổ từ đại học Phúc Đán nhận định rằng những phát biểu của ông Tập Cận Bình về cố Chủ tịch Mao Trạch Đông "thể hiện quan điểm của ông về các cuộc tranh luận tư tưởng gần đây giữa 2 bên tả - hữu. Tập Cận Bình đang gửi đi một thông điệp rằng ông sẽ không đi theo con đường cũ của Mao Trạch Đông nhưng cũng không đi theo phương Tây."

Xếp hàng mua bánh bao hấp như dân thường

Ngày 28/12, truyền thông khắp Trung Quốc đã lan truyền những bức ảnh chủ tịch Tập Cận Bình ăn trưa tại cửa hàng bánh bao hấp truyền thống Qing-Feng ở Bắc Kinh trưa cùng ngày.

Ông Tập đã bất ngờ tới đây mà không báo trước, xếp hàng chờ tới lượt như những người bình thường khác và tự mình trả tiền cho suất ăn trị giá 21 nhân dân tệ. Ông thậm chí còn ngồi ăn ngay tại quán và vui vẻ trò chuyện, chụp ảnh với khách hàng ở đây.
Bà He, quản lý của tiệm Qing-Feng, nói rằng: "Không có hoạt động đảm bảo an toàn đặc biệt nào trong lúc ông ấy ở đó... Khách hàng có thể tự do ra vào quán ăn và nhiều người đã chụp ảnh chung với Chủ tịch".

  Ông Tập nhận suất ăn của mình tại tiệm bánh bao Qing-Feng
Ông Tập nhận suất ăn của mình tại tiệm bánh bao Qing-Feng

Đây được cho là một hành động hiếm có - nếu không muốn nói là chưa từng xảy ra - của bất kì một lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc nào. Bình thường, họ luôn được vây quanh bởi hàng rào bảo vệ và ít khi hòa mình vào công chúng, trừ khi đó là những sự kiện được lên lịch trước.

AP dẫn thông tin từ một bài bình luận bằng tiếng Trung trên hãng thông tấn chính thức Trung Quốc Tân Hoa Xã cho hay, "nếu không có những bức ảnh này thì khó có thể tin được rằng ông Tập Cận Bình, vị Chủ tịch trang nghiêm, lãnh đạo của Đảng cộng sản, lại có thể ăn tại một hàng bánh bao... Hành động của ông Tập đã phá vỡ hình ảnh cố hữu của các quan chức Trung Quốc và mang lại một bầu không khí hết sức cảm động và ấm áp".

Trước đó, ông Tập cũng từng sắp xếp nhiều chuyến thăm tới các nhà máy và nơi ở của dân.

Công khai hình ảnh phòng làm việc

Ngay sau khi được công bố vào thời khắc chuyển giao sang năm mới, đoạn video ghi lại hình ảnh Chủ tich Tập Cận Bình gửi thông điệp năm mới tới người dân Trung Quốc đã khiến dư luận nước này vô cùng quan tâm, bởi đây là lần đầu tiên, người dân được tận mắt thấy phòng làm việc của ông Tập bên trong khi Nam Trung Hải - vốn được coi là một nơi đầy bí ẩn với công chúng.

Theo đoạn video, phòng làm việc của ông đẹp và gọn gàng, song trông cũng khá bình thường, không quá xa hoa, lộng lẫy.

Đằng sau ông là bức ảnh Vạn Lý Trường Thành, giá sách được bày biện ngăn nắp và các bức ảnh về cuộc sống đời thường của ông. Một bức chụp cùng gia đình, trong đó có cả người cha ngồi xe lăn, một bức chụp ông Tập dắt tay mẹ đi dạo, một bức khác chụp ông Tập với vợ, bà Bành Lệ Viện. Bức thứ tư là ảnh ông Tập đạp xe chở con gái và một bức chụp ông đang chơi bóng.

Bàn làm việc của ông Tập làm bằng gỗ, trên đó có một hộp đựng bút, lịch để bàn, một chiếc điện thoại trắng để liên lạc cá nhân và 2 chiếc điện thoại đỏ, dùng để liên lạc công việc với các quan chức cấp cao...

  Chủ tịch Trung Quốc ngồi trong văn phòng làm việc của mình.
Chủ tịch Trung Quốc ngồi trong văn phòng làm việc của mình.

Khác với nhiều nước khác, hình ảnh về phòng làm việc của nhà lãnh đạo Trung Quốc gần như không được công khai, vì thế mà động thái này của ông Tập đã nhận được rất nhiều phản hồi, đa phần đều rất tích cực.


Cư dân mạng Trung Quốc đã ca ngợi ông là người tôn trọng các giá trị gia đình, vốn là truyền thống lâu đời của người Trung Quốc. Nhiều người nhận định rằng việc ông công khai văn phòng của mình cũng thể hiện sự gần gũi, tạo sự tin tưởng trong người dân về nhân cách của nhà lãnh đạo cũng như những chính sách của ông nhằm đưa Trung Quốc tiếp tục đi lên.

Bà mẹ 41 tuổi xinh như hot girl

Bà mẹ 41 tuổi xinh như hot girl
Bà mẹ 41 tuổi chụp ảnh cùng con trai 14 tuổi như 2 chị em khiến cư dân mạng phát sốt.


Bà mẹ Ngô Mân Huyên 41 tuổi.

Cư dân mạng xôn xao bởi nhan sắc của cô như thiếu nữ 20.

Những bức ảnh chụp Ngô Mân Huyên cùng con trai 
14 tuổi khiến cư dân mạng Đài Loan phát sốt.

Ngô Mân Huyên bên con trai.

Bà mẹ 41 tuổi thường xuyên chụp hình cùng con trai.

Cư dân mạng tò mò về cách giữ gìn nhan sắc của Mân Uyên.

Cô sở hữu vẻ đẹp trẻ trung như thiếu nữ.

Mẹ và con giống như 2 chị em.



Bà mẹ 41 tuổi chụp ảnh xì tin cùng con trai.

Ngưỡng mộ đại gia Lê Ân nộp 1,45 tỷ tiền thuế gường

Nên cám ơn đại gia Lê Ân đã đóng thuế giúp Nhà nước có tiền phục vụ dân sinh. Mua gường 175.000 USD, đóng thuế cỡ 70.000 USD, thật ngưỡng mộ.
Đón siêu giường, đại gia Lê Ân nộp 1,45 tỷ tiền thuế
Trao đổi với phóng viên tối 4.1, đại gia Lê Ân (75 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết đã được cục thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thông báo, thuế nhập khẩu chiếu “siêu giường” mà ông Lê Ân phải đóng là 1,45 tỷ đồng.
Phòng sản xuất chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân
Tuần trước, chủ nhân chiếc giường đã liên hệ sang Anh thì được biết chiếc “siêu giường” của mình đã hoàn thành. Tuy nhiên, do đang nghỉ Tết dương lịch 2014 nên hãng Savoir Beds hứa tuần sau sẽ chuyển tài sản có giá trị này cho ông Lê Ân.

Về khoản tiền đã đưa trước cho nhà sản xuất, đại gia Lê Ân cho biết, sau khi ký hợp đồng đóng giường cách nay nửa năm, ông đã đặt cọc 50% của số tiền 175.000 USD.

“Sau khi giường hoàn thành một nửa, nhà sản xuất đã yêu cầu chuyển hết số tiền còn lại và tôi đã thực hiện. Riêng về tiền thuế, vợ chồng tôi liên hệ Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì được báo thuế nhập khẩu chiếc giường tôi phải nộp là 1,45 tỷ đồng”, ông Lê Ân cho biết thêm.

(Theo Motthegioi)

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/156623/don-sieu-giuong-dai-gia-le-an-nop--145-ty-tien-thue.html

30 bộ quân phục đặc biệt để canh Đại tướng ngủ

Lại thế nữa: "sản xuất 30 bộ quân trang nghi lễ Biên phòng cho 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng". Loại này chắc cao cấp hơn loại cho bộ đội đứng gác Lăng Bác Hồ. Mấy tay Trung tá khéo nịnh trong bài này chắc sẽ sớm lên chức.
Bộ quân phục đặc biệt của chiến sĩ canh giấc ngủ Đại tướng
- Trong đợt chuẩn bị thay đổi bộ quân trang nghi lễ trong lực lượng QĐND Việt Nam, 30 cán bộ, chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vinh dự, tự hào là những người đầu tiên được khoác lên mình mẫu trang phục mới nhất để làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả.
Trung tá Hóa nói về bộ quân trang nghi lễ mới nhất mà các chiến sĩ
làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng vinh dự được mặc đầu tiên.
30 bộ quân trang đặc biệt
Từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp hòa vào đất Mẹ ở Vũng Chùa - Đảo Yến, 30 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình vinh dự được nhận nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Người.

Trước nhiệm vụ thiêng thiêng, cao cả đó, Cục Quân nhu - Tổng cục hậu cần đã giao nhiệm vụ cho Công ty cổ phần X20 thuộc Tổng cục Hậu cần sản xuất 30 bộ quân trang nghi lễ Biên phòng cho 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng.

Ngay sau đó, Công ty X20 đã bắt tay ngay vào việc phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình lấy số đo của 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ để sản xuất bộ quân trang.

Do quân trang nghi lễ Biên phòng là mặt hàng mới, sản xuất lần đầu, nên quá trình sản xuất, xí nghiệp luôn tranh thủ xin ý kiến trực tiếp của Cục Quân nhu để bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt.

Trong bộ quân trang mới, các chiến sĩ làm nhiệm vụ
canh giữ phần mộ Đại tướng thêm trang nghiêm.

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng 30 bộ quân trang đặc biệt cũng hoàn thành. Đầu tháng 11/2013 được bàn giao đến tận tay các chiến sĩ làm nhiệm vụ, kèm theo các trang bị khác như mũ, dây chiến thắng, huân chương, dây lưng, bao súng…

Trung tá Lê Xuân Hóa, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Roòn, Chỉ huy đội bảo vệ lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết 30 bộ quân trang đơn vị tiếp nhận từ ngày 1/11/2013.

"Đó là những bộ quân trang đẹp, trang nghiêm, phù hợp, thuận lợi với nhiệm vụ đặc biệt của các chiến sĩ" - Trung tá Hóa nói.

Tự hào gác giấc ngủ đại tướng

Trung tá Hóa cũng bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được Đảng, nhà nước, gia đình Đại tướng tin tưởng giao nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ giấc ngủ của Người.


"Những hôm trời mưa gió, trang phục của các chiến sĩ làm nhiệm vụ bị ẩm ướt là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, ai nấy đều không một lời than thở, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ" - Trung tá Hóa tâm sự.

Trong vài ngày tới, 30 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phần mộ Đại tướng sẽ được nhận thêm một bộ quân trang mới để có thay đổi khi làm nhiệm vụ.

Trung tá Hóa cũng cho biết thêm, 30 bộ quân trang mà đơn vị đã tiếp nhận là mẫu trang phục nghi lễ mới nhất, theo mẫu thiết kế mới.

Trung tá Bình thông tin về bộ quân trang mới nhất.

Phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, Trung tá Trịnh Thanh Bình cho biết thêm, vừa rồi Bộ Quốc phòng có chủ trương thay mới bộ lễ phục trong các quân binh chủng của lực lượng quân đội như Biên phòng, Không quân, Hải quân, Lục quân.

Cách đây khoảng hơn 3 tuần, lực lượng Biên phòng cũng có trang phục mới theo chủ trương.

Sau đó, theo đề xuất của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đã đồng ý may cho Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những chiến sĩ đầu tiên được mặc bộ trang phục nghi lễ mới nhất trong lực lượng quân đội.

Trong bộ quân trang nghi lễ mới, Thượng úy Cao Văn Chinh, người đang làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động nói:" Tôi rất vinh dự, tự hào khi được giao nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Đại tướng. Vì vậy, tôi luôn cố gắng để hoàn tốt nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng này."

Trần Văn - Cao Thái

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Nếu Cụ Hồ còn sống…

Nếu Cụ Hồ còn sống…
Bài viết hưởng ứng “Cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Bài viết dưới đây đã đăng cách đây mấy năm. Hôm nay đọc được tin nhân vật chính vừa bị đề nghị tước danh hiệu anh hùng vì tội khai man thành tích nên chủ blog xin đăng lại dưới đây để ăn theo dòng thời sự.
Có những chuyện mà chúng ta không bao giờ nghĩ có thể xảy ra ở trên đời mặc dù chúng lại là sự thật 100%. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây xảy ra cách đây đã hơn 4 năm mà mình mới chỉ vừa được biết qua blog Quê Choa.

Trong câu chuyện cũ này mà báo Lao Động thời gian đó đã đăng thì nhân vật chính là 1 vị quan đầu tỉnh vừa mới được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu trong phong trào “học tập tấm gương đạo đức HCM”

Chuyện kể rằng:

“… một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!

Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!

Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! …

Chắc nhiều người sẽ đoán ra ngay nhân vật chính trong câu chuyện này chính là vị quan đầu tỉnh của đất Cố Đô

Đã có những nhận xét khá nặng nề về hành vi và thái độ của ông “đầy tớ” lớn nọ.

Riêng mình cứ muốn nghĩ rằng có thể ông bí thư ấy thành thực coi cô bé ấy như con cháu và nghĩ rằng ở Huế thì ai mà chẳng biết ông, nên nếu ông có ôm (mà báo Lao Động bảo là “ghì”) lấy đầu cô bé ấy mà dịu dàng hôn lên má (mà báo Lao Động tả là “đánh chụt 1 cái”) thì cũng chỉ là 1 cách thể hiện tình cảm như bậc cha chú đối với con cháu trong nhà. Chuyện các lãnh tụ cách mạng trong nước và thế giới ôm hôn các cháu thiến niên nhi đồng đâu phải là lạ!

Nhưng có lẽ cô bé ấy chưa bao giờ được người lạ “âu yếm” như thế, có thể lại chưa biết ông bí thư là ai, mà lại trong 1 tình huống bất ngờ, nên mới phản ứng mạnh theo bản năng tự vệ như vậy.

Mình muốn nghĩ như thế cho nó lành.

Nhưng giá mà ông bí thư lúc ấy chỉ cười xòa rồi nói rằng cái con này ghê thật, dám đánh cả bác, bác coi mày như con gái bác mà sao mày làm dữ thế, thôi cho bác xin nhé… như là 1 cách chữa “quê” thì chắc cũng chỉ hơi “quê” 1 tí rồi thôi.

Vì thế mình thấy hành động đáng tiếc nhất của ông bí thư là nổi nóng quát nạt rồi ra lệnh cho nhà hàng đuổi cô bé. Cách cư xử như thế không đàng hoàng và không xứng tầm là một viên chức chính trị, chưa nói là 1 nhà lãnh đạo, đó là chưa kể thái độ đe dọa đóng cửa các nhà hàng đang hoạt động kinh doanh hợp pháp của ông bí thư là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, là lạm dụng chức vụ mà hậu quả nghiêm trọng của nó là làm giảm uy tín của tổ chức mà ông là người đại diện.

Các nhà lãnh đạo chính quyền, các chính khách nói chung, nếu không phải là người quân tử thì cũng cần phải biết… giả vờ là người quân tử trong những tình huống như thế.

Có lẽ trước khi phải qua các lớp chính trị trung cao cấp như quy định hiện hành của nước ta, các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng nên được tập huấn về những cách ứng xử tối thiểu của một chính khách nơi công cộng. Những ví dụ đáng được đưa vào những bài giảng như thế không thiếu, chẳng hạn như cách xử thế của Giáo Hoàng khi bị 1 người đàn bà xô ngã, của Thủ tướng Ý khi bị một người đàn ông đấm gãy răng, của Tổng thống Mỹ khi bị 1 phóng viên ở Iraq ném giày vào mặt, hay của Ngoại trưởng Bỉ khi bị tiếp viên hàng không Việt Nam “đuổi” xuống ngồi ghế hạng thường trong khi ông đã mua vé hạng thương gia trên chuyến bay HN-HCM năm nào…

Đằng này khó mà có thể nói rằng cô bé người Huế nọ tại cái nhà hàng hôm ấy là người có lỗi!

Mình vẫn còn nhớ câu chuyện hồi còn ở Pắc Bó, Cụ Hồ đã cho người sỹ quan cận vệ gần gũi của mình 1 cái bạt tai về tội ông này đã hống hách và đánh dân. Câu chuyện này đã được chính người sỹ quan cận vệ đó – chính là tướng Phùng Thế Tài- kể lại trong hồi ký của mình như là 1 bài học đáng nhớ trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Vì thế mà mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa, giống như Cụ đã từng tát tướng Tài năm xưa vì tội hách dịch với dân.

Và biết đâu nếu Cụ Hồ còn sống, Cụ đã chẳng trao tặng huy hiệu mang tên Cụ cho cô bé người Huế nọ đã dũng cảm dạy cho ông “đầy tớ” dân kia 1 bài học cần thiết, như Cụ đã từng trao những huy hiệu như thế cho những tấm gương “Người tốt, Việc tốt” những năm tháng đã xa…

Hà Hiển
(Blog Hà Hiển)

Điểm sáng trong thông điệp của thủ tướng

Bất ngờ vì cuối cùng cũng có người tìm được điểm sáng trong thông điệp của Thủ tướng.
Điểm sáng trong thông điệp của thủ tướng
Nhà văn Phạm Thị Hoài trong bài viết có tiêu đề “Xã luận đầu năm” của mình đã nhận xét rằng  “thông điệp đầu năm” của Thủ tướng Dũng  “không có bóng dáng nào của người dân trong đó” và “đối tượng gửi gắm” của nó cũng “phi diện mạo như tác giả của nó”.
Đúng là hầu như “không có bóng dáng của người dân” trong bản “thông điệp” này nhưng mình cho rằng đấy mới là điểm sáng của nó.

Mình không có ý định đi sâu vào nội dung của bản “thông điệp” này nhưng thông qua văn phong của  nó có thể thấy rất rõ “đối tượng gửi gắm” của nó là ai. Nhà văn Phạm Thị Hoài nhận xét đúng – đó không phải là người dân, nhưng hoàn toàn không phải như nhà văn nhận xét rằng “đối tượng” đó là “phi diện mạo”.

Nếu để ý thì trong bản “thông điệp” của Thủ tướng, động từ “phải” được sử dụng nhiều nhất. Theo thống kê của người viết bài này thì động từ này được sử dụng 40 lần, trong đó hoặc là nó đi với những chủ ngữ chỉ các đối tượng hoàn toàn có diện mạo như “nhà nước” phải thế này, “Đảng ta” phải thế nọ,  “Hệ thống chính trị” phải thế kia… , hoặc nếu nó không đi với một chủ ngữ xác định thì người đọc cũng đễ dàng đoán được chủ thể mà người viết muốn hướng đến là ai, ví dụ như trongcâu “phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổng thể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc,… phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ…”. Đọc câu vừa trích, ai cũng phải hiểu các đối tượng phải thế nọ phải thế kia, mặc dù không được nêu cụ thể, không thể là người dân mà phải là “nhà nước”, là “Đảng ta”, là “Hệ thống chính trị” thôi.

Mình không có ý kiến gì về cảm nhận riêng của nhà văn Phạm Thị Hoài rằng bản “thông điệp” mà bà Hoài gọi là “xã luận” này của người đứng đầu chính phủ  “không phải là chất lượng sống đáng ước ao” khi “không có bóng dáng người dân” trong đó. Nhưng mình thì nghĩ nhân dân nói chung chắc không ước ao thấy có mình ở trong đó. Nếu người dân, những người đã không thể có vai trò quyết định gì, mà lại bị đòi hỏi phải thế này, phải thế nọ, phải thế kia thì “chất lượng cuộc sống” còn kém “ước ao” hơn nhiều. Cũng may là trong bài “xã luận” ấy, Thủ tướng gần như đã không đòi hỏi người dân phải  làm gì. Vì thế mà nó có một giá trị thực tế nhất định. Trong bản “thông điệp” ấy, cứ chữ “phải” xuất hiện ở lĩnh vực nào là người ta nhìn thấy những món nợ mà  “Đảng ta”, “Nhà nước” hay “Hệ thống chính trị”… còn đang nợ nhân dân ta ở lĩnh vực ấy. Thủ tướng Dũng đã nói lên được cái thực tế ấy. Và đó chính là điểm sáng trong bức “thông điệp đầu năm” này của Thủ tướng.

Hà Hiển
(Blog Hà Hiển )

Kiều nữ “cưỡng dâm tài xế taxi” kiện báo Người Đưa Tin

Mong cô Ngọc thắng kiện trong vụ này.
Cô gái “cưỡng dâm hàng trăm tài xế taxi” kiện báo Người Đưa Tin
Ngày 5.1, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Hoàng Cao Sang (Văn phòng Hoàng Việt Luật) cho biết bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị gọi là "kiều nữ Hải Dương", hiện đang ở Mỹ đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện và sẽ về nước trong vài ngày tới để đưa vụ việc ra trước pháp luật nhằm bảo vệ danh dự.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị báo Người Đưa Tin bêu rếu 
đã cưỡng dâm 100 tài xế taxi tại Hải Dương (ảnh do nhân vật cung cấp).
Luật sư Sang cho biết, ông sẽ đại diện cho bà Ngọc để gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan bảo vệ pháp luật để yêu cầu làm rõ về vụ việc, theo ông Sang, là có dấu hiệu của tội "làm nhục" và "vu khống người khác".


"Chúng tôi sẽ yêu cầu những người tự xưng là 'nạn nhân' bao gồm những tài xế taxi và một phóng viên của báo Người Đưa Tin chứng minh được họ đã bị chị Ngọc xâm hại, nếu không thì đây có dấu hiệu của một vụ vu khống", luật sư Sang, nói "Với các cơ quan báo chí, cụ thể ở đây là tờ Người Đưa Tin, chúng tôi sẽ yêu cầu phải bồi thường danh dự và đăng đính chính, việc làm của họ vừa qua có dấu hiệu của tội làm nhục người khác".

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc gần đây được biết đến với tên gọi "kiều nữ Hải Dương", với "khả năng cưỡng hiếp" hàng loạt tài xế taxi và có tài xế "bị hiếp" đến 30 lần trong 2 ngày.

Ông Hoàng Cao Sang khẳng định tờ Người Đưa Tin và nhóm Giám đốc taxi Mai Linh tại Hải Dương là những đối tượng chính để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự cho bà Ngọc.
Theo luật sư Sang, lẽ ra bà Ngọc đã về nước từ trước tết Dương lịch để trực tiếp làm việc với ông nhưng do bận công việc nên dời lại. Hiện nay bà Ngọc đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà Ngọc sẽ về nước trong vài ngày tới.

Trong một email gửi cho luật sư Sang, bà Ngọc cho biết bà đã "hoàn toàn suy sụp về sức khỏe và tinh thần!". Bà Ngọc khẳng định những phóng viên của báo Người Đưa Tin "chưa bao giờ gặp tôi và biết tôi là ai mà họ đã phỉ báng, sỉ nhục tôi bằng bài viết về tôi". Bà Ngọc cũng "không hiểu vì sao và từ đâu mà trở thành nạn nhân của những người làm báo nguoiduatin đó!".

Một Thế Giới sẽ tiếp cận bà Ngọc ngay khi bà này về nước để tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin về vụ việc.

Trung Bảo (Một thế giới)

"Kiều nữ" Hải Dương sẽ về nước trong vài ngày tới

Hiện nay, bà Ngọc đã ủy quyền cho luật sư Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà sẽ về nước trong vài ngày tới.

Toàn cảnh vụ tin đồn KIỀU NỮ HẢI DƯƠNG ép lái xe taxi "quan hệ"

Ngày 5.1, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Cao Hoàng Sang (Văn phòng Hoàng Việt Luật) cho biết bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị gọi là "kiều nữ Hải Dương", hiện đang ở Mỹ đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện và sẽ về nước trong vài ngày tới để đưa vụ việc ra trước pháp luật nhằm bảo vệ danh dự.

Luật sư Sang cho biết, ông sẽ đại diện cho bà Ngọc để gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan bảo vệ pháp luật để yêu cầu làm rõ về vụ việc, theo ông Sang, là có dấu hiệu của tội "làm nhục" và "vu khống người khác".

"Chúng tôi sẽ yêu cầu những người tự xưng là 'nạn nhân' bao gồm những tài xế taxi và một phóng viên của báo Người Đưa Tin chứng minh được họ đã bị chị Ngọc xâm hại, nếu không thì đây có dấu hiệu của một vụ vu khống", luật sư Sang, nói "Với các cơ quan báo chí, cụ thể ở đây là tờ Người Đưa Tin, chúng tôi sẽ yêu cầu phải bồi thường danh dự và đăng đính chính, việc làm của họ vừa qua có dấu hiệu của tội làm nhục người khác".

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc gần đây được biết đến với tên gọi "kiều nữ Hải Dương", với "khả năng cưỡng hiếp" hàng loạt tài xế taxi và có tài xế "bị hiếp" đến 30 lần trong 2 ngày.

2 luật sư bắt tay bảo vệ miễn phí cho kiều nữ Hải Dương
Kiều nữ Hải Dương bán nhà cho vợ Phó Công an T.P Hải Dương
Vụ kiều nữ Hải Dương: Tung video "hiếp dâm" sẽ bị khởi tố
Dân mạng sôi sục truy tìm bằng chứng vụ kiều nữ Hải Dương
Vụ kiều nữ Hải Dương: Chưa từng truy tố người hiếp dâm là nữ


Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị báo Người Đưa Tin bêu rếu đã cưỡng dâm 100 tài xế taxi tại Hải Dương (ảnh do nhân vật cung cấp).

Ông Cao Hoàng Sang khẳng định tờ Người Đưa Tin và nhóm Giám đốc taxi Mai Linh tại Hải Dương là những đối tượng chính để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự cho bà Ngọc.

Theo luật sư Sang, lẽ ra bà Ngọc đã về nước từ trước tết Dương lịch để trực tiếp làm việc với ông nhưng do bận công việc nên dời lại. Hiện nay bà Ngọc đã ủy quyền ông Sang làm người đại diện pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ các quyền lợi của mình. Bà Ngọc sẽ về nước trong vài ngày tới.

Trong một email gửi cho luật sư Sang, bà Ngọc cho biết bà đã "hoàn toàn suy sụp về sức khỏe và tinh thần!". Bà Ngọc khẳng định những phóng viên của báo Người Đưa Tin "chưa bao giờ gặp tôi và biết tôi là ai mà họ đã phỉ báng, sỉ nhục tôi bằng bài viết về tôi". Bà Ngọc cũng "không hiểu vì sao và từ đâu mà trở thành nạn nhân của những người làm báo nguoiduatin đó!".PV sẽ tiếp cận bà Ngọc ngay khi bà này về nước để tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin về vụ việc.
(Soha)


Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Cuộc sống sau khi 'đứt gánh giữa đường' của cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang

Cuộc sống sau khi 'đứt gánh giữa đường' của cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang
Các vụ "bê bối tình dục" liên quan đến Sầm Đức Xương - cựu hiệu trưởng trường cấp 3 Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) một thời đã gây ra cơn "địa chấn" trong dư luận xã hội. Với nhiều "lớp lang" cần bóc tách, vụ án đã để lại nhiều "dấu ấn" đau lòng mà cho đến nay, chưa hẳn đã nguôi ngoai... 
Bên cạnh đó, nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang, Nguyễn Trường Tô, trong một sự thật bị phơi bày khác, cũng đã bị cách chức. Đằng sau những "bê bối tình dục" liên tiếp gây sửng sốt này là những số phận éo le, những bi kịch cuộc đời và các tranh cãi pháp lý về tài liệu, chứng cứ liên quan. 
Hiện cựu Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô sau vụ án Sầm Đức Xương (năm 2010) đã trở về cuộc sống của người dân thường với thú vui điền viên.

Kỳ 1: Cuộc sống sau khi “đứt gánh giữa đường” của cựu chủ tịch tỉnh

Con đường đi đến đỉnh vinh quang

Sinh năm 1953, nhằm tháng 6, mang tuổi Quý Tỵ, ông Nguyễn Trường Tô có những thăng trầm và thuận lợi về con đường sự nghiệp của mình. Thuở thiếu thời, lam lũ ở miền quê Thái Bình cùng cha mẹ, bằng sự chăm chỉ và cần mẫn của mình, ông đã thi đỗ trường đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi ra trường, ông đã tìm lên Hà Tuyên (lúc này gồm hai tỉnh là Tuyên Quang và Hà Giang) công tác vào những thập niên 80 của thế kỷ 20. Hà Tuyên lúc đó là một tỉnh lớn, bao gồm tới 17 huyện thị, với những huyện xa tỉnh đến cả 300km như Đồng Văn, Mèo Vạc thì đối với nguyện vọng của cử nhân Nguyễn Trường Tô luôn được chào đón. Cử nhân Nguyễn Trường Tô lúc đó đã được tiếp đón và phân về công tác tại sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh.

Tuy Hà Tuyên lúc này kinh tế chưa phát triển, thu nhập chưa hấp dẫn, chế độ đãi ngộ còn hạn chế, nhưng bằng sức trẻ và kiến thức của mình, Nguyễn Trường Tô đã gây nhiều sự chú ý. Hồi ấy, một dải biên viễn xa xôi, có tới trên 20 dân tộc, với những miền quê nghèo như Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc  xa xôi, hiểm trở. Những người đã công tác cùng thời với Nguyễn Trường Tô trong thời gian này không thể quên được dáng người gầy nhom, nước da bánh mật cùng điệu cười đặc trưng của ông.

Không nề hà gian khó, ông Tô đi, đến với dân và triển khai công tác. Hồi ấy, chưa tách tỉnh nên Hà Giang và Tuyên Quang lấy Thị xã Tuyên Quang (nay là TP.Tuyên Quang) làm "trung tâm đầu não". Không ai, trong đó có cả Nguyễn Trường Tô có thể quên đi được cái cảnh cán bộ được (mà hồi ấy anh em hay gọi là bị) phân đi công tác tại bốn huyện vùng cao lúc bấy giờ. Sáng ngồi xe khách, ì ạch mãi, xẩm tối mới lên được Hà Giang.

Nhà hàng, khách sạn lúc này chưa có, quán xá cũng chẳng có mấy, nên thông thường cán bộ trong đó có Nguyễn Trường Tô đều lấy nhà anh em, hay phòng khách của ban ngành là chỗ ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, lại bắt xe khách, ì ạch leo những con dốc hiểm trở như Pắc Sum, Cán Tỷ, Tám Khoanh... Miệt mài như vậy đến xẩm tối cũng mới vượt được 150km để lên hai huyện xa nhất là Đồng Văn, Mèo Vạc. Đấy là xe cộ may mắn thông, xuôi chứ trục trặc thì chưa biết thế nào.

Khi Hà Tuyên tách tỉnh, ra làm Tuyên Quang và Hà Giang bây giờ, cán bộ phải "xẻ ra" để lên Hà Giang công tác. Nhiều người đã tìm cớ, tìm cách để ở lại, nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ hay là với khả năng "nhìn xa, trông rộng", Nguyễn Trường Tô đã  "chọn" lên Hà Giang. Cũng từ đó, con đường quan lộ của ông Tô khá hanh thông. Từ cán bộ Sở, bằng sự năng động, "dám nói, dám làm và... dám chịu", Nguyễn Trường Tô đã nhanh chóng được lãnh đạo tiền nhiệm đề cử làm Chánh văn phòng Ủy ban. Sau đó, ông Tô lại được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy thị xã Hà Giang.

Không lâu sau, ông lại sang giữ chức Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư. Lúc này Hà Giang là một tỉnh nghèo, các nguồn vốn đầu tư về đây tương đối nhiều. Có người bạo mồm còn nói ông Tô về nhậm chức này thật chẳng khác gì "nước chảy chỗ trũng". Từng bước hanh thông trên con đường quan lộ, ông Tô đã lên tới chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Ai cũng bảo gia đình ông bắt đầu phát phúc, ông bắt đầu phát vận. Nhưng chẳng ngờ, đây là cương vị cuối cùng của đời quan chức mà ông đảm trách cùng những hậu họa đến khó lường của... bia miệng nghìn năm.

Ông Nguyễn Trường Tô khi còn đương chức.

Sự thật trần trụi

Ông Tô bắt đầu "gặp rắc rối" khi "vụ án mua dâm Sầm Đức Xương" đầy tai tiếng bị đưa ra ánh sáng. Cho đến nay "bản danh sách đen" kia vẫn khiến dư luận tò mò. Ông Tô đã trở thành một trong 13 nhân vật trong "danh sách đen" do hai bị cáo là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai báo nên ông Tô đã trở thành tiêu điểm đáng chú ý. Nhưng do không đủ căn cứ truy xét nên ông Tô vẫn không hề hấn gì. Dư luận từng dậy sóng "đòi" làm rõ nội dung này, song việc làm rõ, có hay không, là việc của cơ quan chức năng. Nói như các cụ "chạy trời không khỏi nắng" mọi việc trở nên nghiêm trọng khi những bức ảnh "nuy" chết người của ông Tô bị lộ ra từ chiếc máy điện thoại Nokia N73 của một gái bán dâm có tên Nguyễn Thị Dung (tên gọi khác là Nguyễn Thị Trang) bị bắt ngày 22/11/2006 tại khách sạn Thủy Tiên (Tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang). Cơ quan chức năng xác định các bức ảnh đó chính là của ông Tô...

Sau đó, theo Quyết định số 1718 - QĐNS/TW ngày 19/7/2010 của Ban Bí thư, ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ ra khỏi Đảng do đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên, cấp ủy viên, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong Đảng và xã hội, khi kiểm điểm thiếu thành khẩn. Vi phạm của ông Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng...

Và thú "điền viên xa xỉ" nơi phố núi

Từ một “quan đầu tỉnh”, được coi là "khá chịu chơi",   với "một thời kẻ đón người đưa", hiện ông Tô đã trở thành một công dân bình thường. Ông không đảm nhiệm bất cứ chức vụ nào và đang "vui thú điền viên" với khu trang trại sinh thái trên ngay mảnh đất cực Bắc. Ngoài căn nhà  bạc tỷ nằm giữa thị xã (nay là TP.Hà Giang), sau khi "về vườn" ông Tô đã cùng gia đình đầu tư một khu trang trại cách Hà Giang 8km trên con đường kinh lý Hà Giang - Hà Nội. Nếu ai đã từng đến khu trang trại sinh thái không thể không trầm trồ mà khen tính "phong thủy" của việc lựa đất chọn chỗ của ông.

Trang trại của ông đúng với thế "tả thanh long, hữu bạch hổ", hay có người còn nói là thế "lưng dựa sơn, chân đạp thuỷ". Phóng tầm mắt ra là cả một khúc quanh của con sông Lô nơi thượng nguồn với sự uốn mình mà phần bồi dành cả về phía trang trại. Trang trại cũng là nơi "cận thủy, cận giang" vì ngay trước mặt là con đường Quốc lộ số 2 để hanh thông lên bốn huyện phía Bắc, lên cửa khẩu Thanh Thuỷ.

Ngôi nhà làm theo mô típ những nhà truyền thống nơi đồng bằng bắc bộ. Kèo cột, câu đầu... được chạm trổ công phu cùng những mang và mộng. Ngôi nhà này được chọn làm chính, nhìn ra sông với các loại cây cảnh, bon sai được kiến tạo. Trong các loại cây cảnh mà ông Tô đã kỳ công sưu tầm này không ai có thể không để mắt đến loại thông tre. Đây là một thứ cây mà chỉ riêng Hà Giang và một số tỉnh biên giới phía Bắc có, được coi là thứ quý hiếm, đã từng được đưa vào sách đỏ. Nhìn những thứ cây này, nhiều người chơi cây cảnh cũng phải lắc đầu nể phục vì "cái thói khác người" của thứ cây này. Nó rất khó trồng, khó chiều, hơn cả thú "vua lan, quan trà" mà các cụ ta thường hay gọi...        

Kỳ 2: Tái tê với mảnh đời buồn của nữ sinh lớp 8

(GDVN)

Từ “Anh hùng dê gái” tới “Anh hùng khai man thành tích”

Cựu bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn: 
Từ “Anh hùng dê gái” tới “Anh hùng khai man thành tích”
Đôi lời: Hiếm có xỉ nhục nào rõ ràng, trần trụi hơn cho chế độ khi một quan đầu lĩnh đất Cố Đô, từng bị chính báo nhà nước vạch trần tư cách nhơ nhuốc, hèn hạ, ấy thế mà vẫn được khen thưởng trong đợt “Học tập và làm theo tấm gương 4đạo đức Hồ Chí Minh“:
Trích“Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tâm sự, ông học ở Bác phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người lãnh đạo phải dũng cảm đi đầu …
… Về bản thân mình, ông Hồ Xuân Mãn, với vai trò của một người lãnh đạo, ông nêu lên việc học tập Bác ở quan niệm ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’”. 
Có lẽ ông đã “ứng vạn biến” nên mới thoát vụ “dê gái” ô nhục?

Thế rồi nay ông lại đang đối mặt với cái “án” khai man lý lịch. 
Tại sao những câu chuyện đó lại có thể xảy ra và kéo dài dây dưa tới nhiều năm trời như vậy, giờ vẫn chưa tới hồi kết?
Xin dành bình luận cho độc giả, qua 3 bài báo dưới đây, từ 8 năm trước cho tới hôm nay.
BT
03/01/2014 08:39 (GMT + 7)

Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật

* Đề nghị hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
TT – Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
1
Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.
Chỉ có hai thành tích đúng
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua – khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.
Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.
Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị
Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.
Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.
NGUYÊN LINH – MINH TỰ
———–
1-2-2010
Trân Văn, phóng viên RFA

Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?

Cuối tháng vừa qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân được xem là điển hình trong ba năm thực hiện cuộc vận động đó.

Chuyện về một điển hình2

Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! 
3Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!         
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắcTheo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là“chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là … “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho  rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.

“Tấm gương tiêu biểu”

Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và 5blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”…     
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế – đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?      
6Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như… vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác… hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy… sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông… Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,… người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!

Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?       

Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu 7cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?
———-
LĐ số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 – 26.11.2005

Đất cố đô có “vua”!

Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện! 
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu  “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (YÁ tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng.  Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi. 
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho  rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?