TIME sẽ bình chọn Person of the Year 2103
Danh hiệu “Nhân vật trong năm” do tạp chí Time bình chọn đang đi đến giai đoạn chọn lựa khó khăn và quyết liệt nhất.
Danh sách ngắn đăng trên trang web của tờ báo có 42 đề cử viên. Trong phần bình luận của ban biên tập ghi nhận rằng tổng thống Nga Putin được đề xuất vào danh sách vì đã “đấu sức” với Hoa Kỳ trong vấn đề số phận của Snowden, người đã được cấp tị nạn chính trị tại Nga và hiện đang sống ở Moscow. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga đã “ngăn chặn can thiệp quân sự của phương Tây trong xung đột Syria.”
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm Chủ nhật 8/12 đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý và hứa sẽ từ chức nếu người dân muốn như vậy.
Những người biểu tình chống chính phủ đã có mặt trên đường phố Bangkok nhiều tuần nhằm tìm cách lật đổ bà thủ tướng.Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố toàn bộ người của họ tại Hạ viện sẽ từ chức vì không thể hợp tác với đảng Pheu Thai cầm quyền của Thủ tướng.
Phát biểu trên truyền hình, bà Yingluck nói: “Chúng ta nên tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân quyết định.”
Trong khi đó, người lãnh đạo phe chống đối, Suthep Thaugsuban, vốn là phó thủ tướng dưới thời đảng Dân chủ, kêu gọi biểu tình lần cuối vào hôm thứ Hai với cố gắng lật đổ chính phủ.
Ông Suthep biết rằng đảng của bà Yingluck vẫn có thể thắng cử nếu tổ chức bầu cử lại.
Vì thế, ông kêu gọi thành lập “hội đồng nhân dân”, không qua bầu cử, để thay thế chính phủ.
Bà Yingluck nói đề xuất này là vi hiến và phi dân chủ.
Tuyên bố hôm Chủ nhật của bà thủ tướng chưa nói rõ trưng cầu dân ý sẽ tổ chức ra sao, nhưng bà Yingluck nói nó sẽ phù hợp với hiến pháp.
Ông Suthep nói nếu không thể buộc chính phủ ra đi vào hôm thứ Hai, ông sẽ thôi chiến đấu.
Còn đảng Dân chủ đối lập nói toàn bộ nghị sĩ của họ tại Hạ viện sẽ từ chức và tham gia biểu tình hôm thứ Hai.
“Chính phủ này không có quyền lực hợp pháp,” phát ngôn viên của đảng này tuyên bố.
Khi không còn đảng Dân chủ, Hạ viện 500 thành viên sẽ còn 347 nghị sĩ.
Đến nay năm người đã thiệt mạng khi xảy ra đụng độ và nhiều người bị thương.* "Đàn bà dễ có mấy tay"... xem ra bà Yingluck Shinawatra tỏ ra khôn khéo hơn ông anh Thaksin cho dù bà đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi vận động "ân xá' cho anh mình quá sớm(có thể do Thaksin quá nôn nóng?). Từ lợi thế trẻ đẹp là "vốn trời cho", bà Yingluck Shinawatra đã giúp Thái Lan ổn định hơn khi cố gắng hoà hoãn "vuốt ve" hoàng gia và quân đội(nhất là không "đụng chạm" đến quyền lợi của họ). Cho dù ai cũng biết chính phủ của bà Yingluck Shinawatra thực tế chính là chính phủ của ông anh Thaksin cho dù ông anh Thaksin vẫn còn sống lưu vong. Ai cũng phải công nhận bà Yingluck Shinawatra là một chính khách tài giỏi và chính trong đợt "khủng hoảng chính trị" vừa qua cho thấy bà Yingluck Shinawatra đã tỏ ra "cao tay ấn" hơn ông anh; ít nhất là bà đã khiến quân đội không nhào vô "đảo chánh" và cảnh sát đã chuyển từ "cương" thành "nhu" để làm "xìu" phe chống đối.
Dĩ nhiên bối cảnh chính trị Thái Lan sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khi mâu thuẫn giữa phe áo vàng và phe áo đỏ chỉ là màn kịch và trò hề dân chủ do các đao diễn phù thuỷ núp sau cánh gà tha hồ xúi giục, kích động."Áo vàng" có hoàng gia, nhà giàu và quân đội hỗ trợ; trong khi "áo đỏ" có người nghèo và nông thôn ủng hộ.
Rõ ràng là dân chủ cũng cần phải có sự trưởng thành, từ người dân đến lãnh đạo. Ai cũng thấy Thái Lan càng rối beng thì VN + Malaysia + Singapore đều có lợi nhưng người "áo vàng" lẫn "áo đỏ" Thái vẫn cứ điên cuồng lạm dụng trò chơi dân chủ để làm loạn mà bất chấp quyền lợi quốc gia.
Khi nào một ngân hàng Việt Nam sụp đổ?
Sài Gòn đang bước vào thời tiết đẹp nhất trong năm, nhưng hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng lại đang tiếp nhận cơ hội bước ra đường.
Kế hoạch sa thải hàng loạt của nhiều ngân hàng, trong đó có cả những ngân hàng lớn như Eximbank, Vietinbank, ACB, Techcombank… đã giáng một đòn khó hiểu đối với tầng lớp “cổ cồn trắng” trong khi chỉ còn hai tháng nữa sẽ đến cái Tết nguyên đán.10-15% là tỷ lệ cắt giảm nhân sự của nhiều ngân hàng như thế. Một số ngân hàng khác, tuy không công bố, nhưng vẫn âm thầm kiên định chiến lược giảm thiểu các phòng ban. Gần Tết năm ngoái, một đợt sa thải cũng đã bộc phát, cho dù khi đó các ngân hàng còn đang cố giấu đi sự trả giá của họ.
Những vết khoét thấu xương Mặt thật của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phơi bày với những vết khoét mưng mủ đang thấm vào xương - giá trị còn lại của một thị trường đầu cơ tín dụng không giới hạn và bất chấp đạo lý trong quá khứ.
Trừ một ít ngân hàng như SHB, BIDV… có lãi thật sự nhưng còn xa mới được xem là khả quan so với thời gian trước năm 2011, ít nhất 50% số ngân hàng ở Việt Nam chỉ lãi rất ít hoặc âm lợi nhuận. Nợ và nợ xấu vẫn đeo đẳng không khoan nhượng tại những ngân hàng đang phải ôm đống tài sản thế chấp không biết làm sao rũ bỏ của các đại gia bất động sản.
"Cứ gần hết mỗi quý, lãi vay ngắn hạn lại là thuốc độc đối với những con nợ đến hạn phải trả, trong khi hàng tồn kho bất động sản trung cấp và cao cấp vẫn không làm cách nào khiến túi tiền người tiêu dùng xúc động."
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây còn phô diễn một lời đánh đố đối với giới nghị sĩ: nếu Ngân hàng nhà nước không hỗ trợ và sắp xếp lại nợ cho các ngân hàng thương mại, hẳn là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã phải lên đến 12%.
Nhưng cũng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vào tháng 11/2013, ông Bình đã lần đầu tiên phải nêu ra con số 300.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng nhà nước chuyển từ nhóm nợ xấu lên nhóm nợ “chưa xấu”, theo một văn bản “đảo nợ” của cơ quan này vào tháng 6/2013. Trước đó vào tháng 4/2012, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện một động tác tương tự và giúp cho các ngân hàng thương mại cùng khối con nợ bất động sản tránh thoát một bàn thua trông thấy. Con số “tái cơ cấu nợ” khi đó là khoảng 250.000 tỷ đồng.
Cứ gần hết mỗi quý, lãi vay ngắn hạn lại là thuốc độc đối với những con nợ đến hạn phải trả, trong khi hàng tồn kho bất động sản trung cấp và cao cấp vẫn không làm cách nào khiến túi tiền người tiêu dùng xúc động. Không bán được hàng và cũng chẳng có tiền trả lãi, một doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Quốc Cường Gia Lai thậm chí chỉ còn chưa đầy 2 tỷ đồng trong ngân quỹ.
Cái chết của nợ xấu Cho dù có phải cắm mặt với sự thật, tỷ lệ nợ xấu 12% mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình buộc phải thừa nhận là có thể xảy ra vẫn chỉ bằng 1/3 con số mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia lần đầu tiên buộc phải công bố vào giữa năm nay. Con số đó mang tính thực chất hơn nhiều: 35-37%. Đây cũng là con số khiến người ta phải liên hệ với hình ảnh tương phản đến mười lần về số liệu nợ xấu ở Thái Lan trước và trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997: 5% và 50%.
Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân vào tháng 4/2013, một nhóm chuyên gia độc lập và cả vài vị quan chức nhà nước đã lần đầu tiên tung ra con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến 540.000 tỷ đồng.
"Cơn bội thực nhà đất ở Việt Nam lại hầu như chưa có điểm kết thúc. Cho đến nay và sau hai năm ruỡi quay quắt trong mớ bùng nhùng thắt nút, vẫn không có bất cứ số liệu tổng hợp nào về tình hình tiêu thụ của các phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp được công bố bởi Bộ Xây dựng"
Cơn bội thực nhà đất ở Việt Nam lại hầu như chưa có điểm kết thúc. Cho đến nay và sau hai năm ruỡi quay quắt trong mớ bùng nhùng thắt nút, vẫn không có bất cứ số liệu tổng hợp nào về tình hình tiêu thụ của các phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp được công bố bởi Bộ Xây dựng.
Bất kể rất nhiều chiến dịch tuyên truyền có định hướng về “nền kinh tế đang thoát đáy” và “thị trường nhà đất đang dần phục hồi”, tâm lý người mua nhà đã thuộc về một độ trơ chưa từng thấy kể từ con sóng nhà đất đầu tiên vào năm 1995. Và dù không có bất cứ chỉ số niềm tin nào được Bộ Xây dựng thực hiện, tất cả đều phải thừa nhận là thị trường đã làm sụp đổ lòng tin.
Nói cách khác, cuộc khủng hoảng bất động sản chỉ mới bắt đầu.
Giờ đây, câu hỏi đặt ra là sau hai cú đảo nợ vào tháng 4/2012 và tháng 6/2013, liệu đến giữa năm 2014 những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” có chấp nhận cho các những người “mong một buổi sáng không nợ nần” của nó được gia hạn thêm thời gian khất nợ?
Nhưng giả định đó lại là điều rất khó hình dung, bởi bản thân nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng “ăn vào thịt của mình”. Tăng trưởng tín dụng cho vay là quá tồi tệ so với mong ước 15% từ đầu năm 2013. Cho đến nay, phần lớn ngân hàng chỉ có thể đạt 4-5% cho tiêu chí tăng trưởng này, so với “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước là 12%.
Thậm chí trong một văn bản mới đây, thống đốc ngân hàng đã tháo khoán cho các ngân hàng được quyền cho vay với cả những doanh nghiệp đang chìm ngập trong nợ xấu - một hành động chưa từng có tiền lệ mà cũng diễn tả tâm trạng cực kỳ bế tắc của nhóm lợi ích từng là tác nhân gây ra nợ xấu khủng khiếp ở Việt Nam.
Sụp đổ dây chuyền Song đảo nợ không thể là một phạm trù vĩnh viễn, khi thời điểm Minsky về đáo hạn các món nợ xương máu đã biến thành vết hằn trong tận xương tủy của thế giới tư bản dã man đến khó tả ở Việt Nam.
Đơn giản là đến tháng 6/2014, nếu không thể thanh toán được các món nợ đáo hạn, không chỉ các con nợ bất động sản “chết” mà cả những ngân hàng đang ôm nợ và tài sản thế chấp cũng sẽ “băng hà” - như một câu châm ngôn trong lịch sử và văn hóa Việt Nam.
“Cứu doanh nghiệp cũng là cứu ngân hàng” - không ít doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc có liên quan đến bất động sản đã nói tuột ra với báo giới.
Hầu như chắc chắn, cuộc khủng hoảng ngân hàng đang lộ ra gót chân đen sì của nó, trước khi hiện hình tấm thân phì nộn trong cơn lên máu đầy cảm hứng tai biến cùng tứ chi tê liệt.
Từ đầu năm nay, một số biểu hiện hỗn loạn không thể chối cãi đã hiện hình. Một trong những biểu hiện hết sức bất đắc dĩ như vậy là Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Luôn giữ vững ngôi vị quán quân về thu hút tín dụng tiền gửi cùng số lãnh đạo ngân hàng bị bắt giam vì tham nhũng, Agribank là địa chỉ mà nợ xấu bất động sản có thể tạo ra một cơn địa chấn đủ lớn khiến dắt dây sang nhiều ngân hàng mang đặc thù về “sở hữu chéo”.
"Màu sắc của nền kinh tế ấy cũng vì thế đã luôn “hồng” như báo cáo của Chính phủ, nhưng lại “xám” trong con mắt Quốc hội và quá “tối” trong sâu thẳm tâm khảm của dân nghèo."
Thậm chí có thể sớm hơn, tức vào giữa năm 2014, khi một ngân hàng hạng trung hoặc nằm trong nhóm “G12” buộc phải tuyên bố phá sản do không thể thu hồi nợ xấu và cũng không đủ tiền để trả cho khách hàng. Và nếu sau đó có tiếp 3-4 ngân hàng không thể cầm cự, cơn động kinh nào sẽ xảy ra?
Những gì mà VAMC đang làm hiện nay chỉ có ý nghĩa như một chiến dịch “đánh bùn sang ao”. Nhà nước chỉ mua lại nợ xấu bằng trái phiếu, tức bằng giấy chứ không hề biểu trưng cho “tiền tươi thóc thật”. Nhà nước cũng không có đủ can đảm để in thêm tiền rót cho chính hệ thống ngân hàng, vì ngay lập tức lạm phát và vô số hậu quả xã hội của nó sẽ tràn ngập.
Một cái chết song trùng là hoàn toàn có thể xảy ra giữa khối con nợ và các chủ nợ, để đến lượt mình, các chủ nợ ngân hàng lại có thể kiến tạo một cuộc sụp đổ dây chuyền trong không bao lâu nữa. Khi đó, sẽ có ít nhất một phần ba số ngân hàng phải phá sản.
Khác rất nhiều với đánh giá “kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi” của những tổ chức tài chính quốc tế danh giá như ngân hàng HSBC và thậm chí của cả IMF hay ADB, chưa có gì đáng gọi là “thoát đáy” dành cho nền kinh tế được mặc định bởi thuốc nhuộm “định hướng xã hội chủ nghĩa” cùng vô số nhóm lợi ích tung hoành.
Màu sắc của nền kinh tế ấy cũng vì thế đã luôn “hồng” như báo cáo của Chính phủ, nhưng lại “xám” trong con mắt Quốc hội và quá “tối” trong sâu thẳm tâm khảm của dân nghèo.
Tương lai khủng hoảng cũng vì thế lại trở nên sáng lạn hơn bao giờ hết.
TS. Phạm Chí Dũng
Đồ gỗ và rừng, so sánh Anh - Việt
Một lần đi uống bia ở một quán rượu cổ mà anh bạn người Anh cùng đi với tôi khoe đã 200 năm. Anh chỉ cho tôi cái rầm chính đỡ trần nhà được làm từ thân một cây gỗ sỗi khổng lồ, trước khi người ta dùng nó làm rầm nhà, nó đã từng là cái xương sống của một thuyền gỗ cổ.
Anh bạn chỉ cho tôi những cái mộng để kết nối với xương thuyền, rồi anh nói: "Ở Anh, những cây gỗ như thế này bây giờ không được phép đốn hạ nữa."
Quả vậy, ở Anh có những cây rất khổng lồ, cả một rừng, và khi có cây nào đó bị mối mọt cần cắt bỏ vì lo đổ vào đầu người.
Những người có trách nhiệm sẽ đến, cưa thành từng khúc, những cành lá nhỏ sẽ bị cho vào một máy xay họ kéo sau, ngiền thành vụn nhỏ, còn thân cây to họ cắt khúc để mặc đó.
Tôi thắc mắc với hai ông bà già đi dạo trong công viên thì được họ giải thích:
"Khi một cây chết đi không có nghĩa chết hẳn mà còn một đống sâu bọ đang sống bên trong.
"Cây đó sẽ bị bỏ đó cho tới khi mục rỗng hoàn toàn để làm quà cho sâu bọ, ở những nước giàu, sâu bọ cũng được quan tâm, vì nằm trong chuỗi thức ăn."
'Bị phạt nặng' Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam.
Và ở đây, những rừng cây luôn được bảo tồn và phát triển, tôi đã chụp ảnh được cả một con hươu ở ven biển cuối nước Anh.
Chỉ cần đi bộ quanh một cái hồ bất kì nào ở nước Anh, bạn đều có cảm tưởng đi thăm quan một sở thú nhỏ, đầy những thiên nga, ngỗng, vịt trời, sâm cầm, cốc, hải âu và quạ vv,
Ở trên bờ thì rất nhiều thỏ, sóc, nhím, chồn cáo hươu và hoẵng. Nhà cô bạn tôi ở Cambrige vẫn có những cặp gà lôi bay vào vườn nhà cô kiếm ăn.
Việt Nam thì rừng gần như đã bị chặt hết, do thói quen dùng gỗ.
Nhà nào có tiền cũng dùng những tủ gường hay cánh cửa bằng gỗ nguyên tấm, xẻ ra từ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Có một lần, hồi trước đây, tôi đưa một nhân viên về an toàn người Anh đi kiểm tra nhà người Anh thuê tại Hà nội.
Sau khi kiểm tra, anh bắt phải thay những cánh cửa giữa các phòng, lí do là những cánh cửa gỗ nặng trịch đắt tiền đó…"bền quá".
Hóa ra theo tiêu chuẩn an toàn anh ta giải thích cho tôi, những cánh cửa ngăn các phòng phải đủ yếu để bị phá sau khoảng 20 giây với người bình thường, để trong trường hợp khẩn cấp, có thể thoát hiểm.
Những phim nước ngoài hay có cảnh một anh lấy đà dùng vai húc tung cánh cửa khóa trái, ở Việt nam thì còn lâu mới phá được kiểu đó.
'Chở gỗ lậu' Hồi tôi còn làm lái xe đi Tây Bắc, tôi cũng nhiều lần nghe nói về nạn chở gỗ lậu.
Những người buôn giấu những tấm gỗ thuộc loại gỗ quý bị cấm vận chuyển dưới sàn xe. Họ thường nhờ lái xe “làm luật”, tức hối lộ những anh công an để được đi thoát.
Nếu về được tới Hà Nội, những tấm gỗ đó rất có giá.
Lực lượng kiểm lâm rất mỏng không đủ sức canh giữ, và người dân tộc nghèo chỉ có cách kiếm ăn duy nhất là chặt những cây gỗ to, xẻ ra và bán.
Đôi khi tôi đọc được trên báo chí về những vụ phá rừng đựoc cho là do chính kiểm lâm tiếp tay và lại nhớ đến câu ngạn ngữ ở Việt Nam nói ”làm nghề nào ăn nghề ấy”.
Thói quen dùng gỗ liền tấm ở Việt Nam khiến cho rừng cạn kiệt.
Ngay nhà tôi ở Việt Nam cũng có một bộ bàn ghế kiểu cổ, gỗ nghiến khảm trai và ốc và rất nặng.
Nếu đi theo bộ thì sẽ có thêm một cái phản, tức hai tấm gỗ rất lớn ghép với nhau dùng làm gường nằm ban đêm, ngồi uống nước hay ăn cơm ban ngày, rồi một cái tủ và một bộ tứ bình treo trên tường, tất nhiên đều bằng gỗ khảm trai hay ốc.
Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa. Lần phục chế gần đây của chùa này dùng gỗ chở từ Lào sang, bởi vì Việt Nam về cơ bản, đã hết những cây gỗ to đủ tiêu chuẩn này.
Và rừng cứ thế, với thói quen dùng đồ gỗ kiểu Việt Nam, đang bị đốn hạ với tốc độ khủng khiếp.
Khi mới sang Anh, những đồ gỗ ở đây khiến tôi ngạc nhiên, phần nhiều là gỗ thông và gỗ ép.
Công nghệ chế tạo gỗ của Anh rất phát triển. Tôi mua bàn ghế hay tủ chở về tự lắp, đồ gỗ họ làm bằng máy, từ gỗ thông và gỗ vụn ép rồi họ làm thế nào mà thành những tấm gỗ rất chắc và bền, những cánh của trong nhà cũng dùng gỗ ép, nhẹ và giữ nhiệt.Một lần đi uống bia ở một quán rượu cổ mà anh bạn người Anh cùng đi với tôi khoe đã 200 năm. Anh chỉ cho tôi cái rầm chính đỡ trần nhà được làm từ thân một cây gỗ sỗi khổng lồ, trước khi người ta dùng nó làm rầm nhà, nó đã từng là cái xương sống của một thuyền gỗ cổ.
Anh bạn chỉ cho tôi những cái mộng để kết nối với xương thuyền, rồi anh nói: "Ở Anh, những cây gỗ như thế này bây giờ không được phép đốn hạ nữa."
Quả vậy, ở Anh có những cây rất khổng lồ, cả một rừng, và khi có cây nào đó bị mối mọt cần cắt bỏ vì lo đổ vào đầu người.
Những người có trách nhiệm sẽ đến, cưa thành từng khúc, những cành lá nhỏ sẽ bị cho vào một máy xay họ kéo sau, ngiền thành vụn nhỏ, còn thân cây to họ cắt khúc để mặc đó.
Tôi thắc mắc với hai ông bà già đi dạo trong công viên thì được họ giải thích:
"Khi một cây chết đi không có nghĩa chết hẳn mà còn một đống sâu bọ đang sống bên trong.
"Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam"
'Bị phạt nặng' Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam.
Và ở đây, những rừng cây luôn được bảo tồn và phát triển, tôi đã chụp ảnh được cả một con hươu ở ven biển cuối nước Anh.
Chỉ cần đi bộ quanh một cái hồ bất kì nào ở nước Anh, bạn đều có cảm tưởng đi thăm quan một sở thú nhỏ, đầy những thiên nga, ngỗng, vịt trời, sâm cầm, cốc, hải âu và quạ vv,
Ở trên bờ thì rất nhiều thỏ, sóc, nhím, chồn cáo hươu và hoẵng. Nhà cô bạn tôi ở Cambrige vẫn có những cặp gà lôi bay vào vườn nhà cô kiếm ăn.
Việt Nam thì rừng gần như đã bị chặt hết, do thói quen dùng gỗ.
Nhà nào có tiền cũng dùng những tủ gường hay cánh cửa bằng gỗ nguyên tấm, xẻ ra từ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Có một lần, hồi trước đây, tôi đưa một nhân viên về an toàn người Anh đi kiểm tra nhà người Anh thuê tại Hà nội.
Sau khi kiểm tra, anh bắt phải thay những cánh cửa giữa các phòng, lí do là những cánh cửa gỗ nặng trịch đắt tiền đó…"bền quá".
Những phim nước ngoài hay có cảnh một anh lấy đà dùng vai húc tung cánh cửa khóa trái, ở Việt nam thì còn lâu mới phá được kiểu đó.
'Chở gỗ lậu' Hồi tôi còn làm lái xe đi Tây Bắc, tôi cũng nhiều lần nghe nói về nạn chở gỗ lậu.
Những người buôn giấu những tấm gỗ thuộc loại gỗ quý bị cấm vận chuyển dưới sàn xe. Họ thường nhờ lái xe “làm luật”, tức hối lộ những anh công an để được đi thoát.
Nếu về được tới Hà Nội, những tấm gỗ đó rất có giá.
Lực lượng kiểm lâm rất mỏng không đủ sức canh giữ, và người dân tộc nghèo chỉ có cách kiếm ăn duy nhất là chặt những cây gỗ to, xẻ ra và bán.
Đôi khi tôi đọc được trên báo chí về những vụ phá rừng đựoc cho là do chính kiểm lâm tiếp tay và lại nhớ đến câu ngạn ngữ ở Việt Nam nói ”làm nghề nào ăn nghề ấy”.
"Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa."
Ngay nhà tôi ở Việt Nam cũng có một bộ bàn ghế kiểu cổ, gỗ nghiến khảm trai và ốc và rất nặng.
Nếu đi theo bộ thì sẽ có thêm một cái phản, tức hai tấm gỗ rất lớn ghép với nhau dùng làm gường nằm ban đêm, ngồi uống nước hay ăn cơm ban ngày, rồi một cái tủ và một bộ tứ bình treo trên tường, tất nhiên đều bằng gỗ khảm trai hay ốc.
Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa. Lần phục chế gần đây của chùa này dùng gỗ chở từ Lào sang, bởi vì Việt Nam về cơ bản, đã hết những cây gỗ to đủ tiêu chuẩn này.
Và rừng cứ thế, với thói quen dùng đồ gỗ kiểu Việt Nam, đang bị đốn hạ với tốc độ khủng khiếp.
Nguyễn Quảng - Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét