Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Bài viết hay(746)

 Cuối cùng thì Mỹ đã ló cái đuôi cho thấy Mỹ "điếm" hơn Tàu !  Lâu nay đọc truyện chưởng hay coi phim Tàu, ai cũng thấy Tàu hết sức "điếm" với những mưu mô thâm hiểm, những thủ đoạn tàn độc nhưng nay mới biết Mỹ là "điếm chúa" trong vai trò cường quốc số 1 khi trở lại VN một cách ...từ tốn mà "chắc ăn".  Lâu nay ai cũng thấy VN ưa "đi đêm" nhưng bây giờ mới thấy CSVN cũng "điếm thầy chạy" khi lặng lẽ "thoả thuận ngầm" với Mỹ!  Sân khấu chính trị sẽ còn hào hứng khi lộ mặt của những thằng "điếm"! Rõ ràng là chưa biết "ai thắng ai" khi mèo nào cũng có nanh vuốt; nhất là khi nó ngủ thì khác hoàn toàn với lúc nó bộc lộ hết cái thú tánh của nó. Phải chăng Mỹ đang vờn TQ cho TQ bộc lộ hết cái thú tánh của một thằng Đại Hán?  Phải chăng ngoại trưởng Phạm Bình Minh được thưởng công sau khi làm xong nhiệm vụ "đi đêm" với Mỹ? Trong khi Hoàng Trung Hải cũng đã làm xong nhiệm vụ "đi đêm" với TQ? Phải chăng trò đu dây của CSVN quả thật đáng gờm chứ không ngu như nhiều người nghĩ?
BBC: Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải
Hoa Kỳ sẽ tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc.
Tuyên bố được Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đưa ra vào hôm thứ Hai 16/12 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Kerry cũng nhắc nhở chính quyền Việt Nam về nhân quyền và cải cách dân chủ cũng như cả cách kinh tế.
Hãng thông tấn AP dẫn lời ngoại trưởng Mỹ cho hay Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng lãnh hải của họ và bảo đảm tự do hàng hải.
Ông Kerry nói riêng Việt Nam sẽ nhận tới 18 triệu USD, trong đó gồm năm tuần tra cao tốc sẽ được trao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều này có nghĩa hỗ trợ an ninh hàng hải của Hoa Kỳ cho khu vực này sẽ vượt 156 triệu USD trong hai năm tới, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho biết .
“Không có khu vực nào có được an toàn nếu không thực thi pháp luật hiệu quả trong vùng lãnh hải,'' ông Kerry nói trong cuộc họp báo chung với với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Theo dự kiến ông Kerry vào thứ Ba sẽ tới Philippines, nơi cũng có căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.
Việc Trung Quốc mới tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không mới (ADIZ) đang gặp phải phản đối mạnh từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và là hồi chuông cảnh báo các nước tại khu vực trong đó có Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, ông Kerry đã nặng lời về ADIZ khi nói động thái của Trung Quốc tăng nguy cơ "tính toán sai lầm" và có thể tạo xung đột.
“Khu vực [Vùng Nhận dạng Phòng không] không không nên được thực hiện và Trung Quốc nên kiềm chế những hành động đơn phương tương tự như ở những nơi khác, đặc biệt là ở Biển Nam Trung Hoa, (Biển Đông)'' ông Kerry nói.
'Tàu Mỹ quấy rối'


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được điều tới Biển Đông gần đây.
Căng thẳng khu vực càng được quan tâm nhiều hơn sau khi vào đầu tháng này chiến hạm Trung Quốc suýt va vào tàu tuần dương của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu sân bay USS Cowpens đang hoạt động trong vùng biển quốc tế và đã phải điều chỉnh để tránh đụng tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, vào ngày 5/12.
Tuy nhiên, một tờ báo Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai rằng các tàu chiến của Mỹ đã "quấy rối" tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống tàu này trước.
Ngoài chủ đề an ninh hàng hải, ông Kerry, người đang có chuyến thăm lần thứ 14 của mình tại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 nhưng là lần đầu tiên tới đây dưới cương vị ngoại trưởng, cũng đã thúc giục giới chức Việt Nam thả tù nhân chính trị, cải thiện hồ sơ nhân quyền, đặc biệt là về tự do tôn giáo và quyền tự do internet.
“Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục có thêm tiến bộ về nhân quyền và tự do, trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội,'' ông Kerry nói.
Vào hôm 14/12 ở Tp HCM, trong bài phát biểu tại buổi gặp các thành viên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Ngoại trưởng Kerry nói “Tôi nghĩ rằng cơ hội cho tương lai là to lớn.
“Nếu tập trung đúng vào sự cởi mở và tự do của xã hội, tôn trọng đúng đắn con người và quyền của họ, tập trung đúng đắn vào tăng trưởng và giáo dục, tôi sẽ chẳng hề có nghi ngờ rằng tất cả những năng lượng và nỗ lực đó dùng vào việc cố gắng định ra một phương hướng mới, nó sẽ mang lại thành công to lớn,” ông Kerry nói.
Dọc trên các con kênh rạch chằng chịt đục phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi John Kerry từng đi tuần tra tìm quân Việt Cộng, giờ đây với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, ông chuyển hướng sang một kẻ thù mới: biến đổi khí hậu.
Ở miệt này của Nam phần Việt Nam, nước biển dâng, tình trạng xói mòn và tác động của việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn những người lính Việt Cộng mà Kerry từng chiến đấu vào những năm 1968 và 1969.
Chỉ trích Trung Quốc? Phát biểu bên bờ sông ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Ngoại trưởng Kerry nói tài nguyên của sông Mekong phải ‘làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất phát mà còn phải ở tất cả các nước mà dòng sông đó chảy qua’.
Trong một phát ngôn được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước định xây một số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong vốn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người dân ở hạ nguồn, Kerry nói: “Không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác. Sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực.”

"Sông Mekong phải làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất phát mà còn phải ở tất cả các nước mà dòng sông đó chảy qua."Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Kerry cũng nói rằng một ưu tiên cá nhân của ông là đảm bảo rằng trong số sáu nước cùng nằm trong lưu vực sông Mekong với 60 triệu người sống dựa vào dòng sông này không có nước nào khai thác nó mà gây hại cho những người dân còn lại.
“Mấy chục năm trước đây cũng ở vùng sông nước này, tôi là một trong những người đã chứng kiến thời khắc khó khăn trong lịch sử chung của hai nước chúng ta,” Kerry phát biểu trước một số thanh niên địa phương gần một cầu tàu ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
“Hôm nay cũng trên vùng sông nước này tôi đang chứng kiến hai nước chúng ta đã cùng nhau đi xa như thế nào và chúng ta đang nói về tương lai. Mọi thứ phải nên như thế,” ông nói.
Tương lai đó, nhất là đối với nguồn sống dựa vào sông nước của hàng triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long, đang bị đe dọa, ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu.
Số tiền này sẽ giúp cho người nông dân trồng lúa, người nuôi tôm, nuôi cua và người chài lưới thích nghi với những biến đổi do mực nước biển dâng cao gây nên khiến cho hệ sinh thái bị nhiễm mặn.
'Chẳng thay đổi nhiều'
John Kerry
Ông Kerry đã đi dạo trong ấp Kiến Vàng trước khi có bài phát biểu
Trước đó, trên đường đến ấp Kiến Vàng, khi ca nô chở Kerry đang đi trên sông Cái Nước, Kerry nhớ lại mùi củi cháy khi ca nô của ông chạy ngang qua một xóm nhỏ ven sông. Mùi củi này, theo Kerry, vẫn như xưa dù đã gần 50 năm trôi qua.
Có lúc, có một gia đình đang đi trên ghe ngược chiều vẫy tay chào và cười với ông Kerry.
Ông vẫy tay chào lại và khi thấy gia đình có nuôi một con chó trên ghe, ông nói: “Tôi cũng có nuôi một con chó. Tên nó là VC.”
Khi đến ấp Kiến Vàng, Ngoại trưởng Kerry đã đi vào xóm của người dân. Ông ghé một tiệm tạp hóa mua kẹo cho các em nhỏ. Ông còn nói vài câu Tiếng Việt để làm cho các em cười.
Nhìn về phía tán cây bên bờ sông, Kerry nói: “Mọi thứ chẳng thay đổi bao nhiêu. Phần lớn vẫn như hồi nào.”
“Đây là vùng mà chúng tôi gọi là vùng ‘hỏa lực tự do’,” ông nói, “Việt Cộng hầu như có mặt khắp nơi.”
Vào tối Chủ nhật ngày 15/12, ông Kerry đã có mặt ở Hà Nội, nơi ông có các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Việt Nam vào sáng thứ Hai ngày 16/12.
Việt Nam - TPP: Ai mua chính trị không?
Lãnh đạo Mỹ và Việt Nam
TPP là một trong những chủ đề đàm phán quan trọng song phương Việt - Mỹ hiện nay
Hy vọng cuối cùng về một kết quả “kết thúc đàm phán cuối năm 2013” đã tan chảy trong nỗi phiền muộn đông cứng của giới lãnh đạo kinh tế Việt Nam. Lần cuối cùng trong năm nay, Hội nghị bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Singapore đã kết thúc ngày 10/12 mà không khởi sự được bất kỳ thỏa thuận quan yếu nào đối với đất nước của sáu năm suy thoái kinh tế.
Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam, đã không giấu nổi vẻ thất vọng khi trả lời phỏng vấn của báo giới trong nước: đàm phán trong lĩnh vực hàng hóa, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng nhất, lại khá trì trệ.
Trước và sau vòng đàm phán thứ 19 tại xứ sở dầu mỏ Brunei vào tháng 8/2013, cũng ông Khánh đã không dưới hai lần thốt lên kỳ vọng về một không khí hạnh vận cho phái đoàn của ông. Rất tương xứng với tâm trạng sốt ruột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở New York vào tháng 9/2013, bất cứ ai trong giới thuộc cấp điều hành kinh tế cũng đều thấm thía việc “công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh” vẫn là cửa ải đầu tiên mà những người đang cố gắng hoàn chỉnh chủ thuyết “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” phải vượt qua.
Bởi chỉ sau cửa ải khó khăn nhất về mặt quan niệm, giới chức chủ trì TPP như Mỹ và 4 quốc gia khác mới có thể xem xét về những nội dung bị xem là “trì trệ” trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước nội khối.
Cho dù luôn được báo giới đảng tuyên truyền “Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất trong TPP”, nhưng điều tréo ngoe là sự thụ hưởng ấy vẫn rất mơ hồ, nếu chiếu theo một quy định không thể “linh hoạt” trong TPP là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải có xuất xứ từ các nước nội khối hiệp định này.
'Một điều kỳ lạ'
"Suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động…"
Rào cản kỹ thuật này là quá cao và đầy gai nhọn, bởi cho tới nay, khoảng 80-90% nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, và hơn thế là dường như không thể thoát khỏi vòng kềm tỏa từ ý chỉ của Bắc Kinh.
Cùng với việc Trung Quốc không phải là một thành viên của TPP, điều quá khó cho nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ được giải thích theo cách nhìn “trì trệ” của ông Trần Quốc Khánh, và càng khó hơn nhiều nếu Nhà nước Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu nếu muốn hưởng một chút lợi lộc từ sáng kiến “xoay trục” sang phương Tây mới phát tiết trong gần một năm qua.
Đã qua hẳn cái thời đầy ưu ái nhưng không thể tận dụng được hai cơ chế Hiệp định song phương thương mại Việt - Mỹ và thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trong đúng một con giáp được coi là lãng mạn ấy, nền kinh tế Việt Nam đã chỉ duy nhất một lần được xem là “cất cánh” với tốc độ tăng tiến như vũ bão của hai thị trường đầu cơ bất động sản và chứng khoán. Thế nhưng sau đó, chính gia tốc đầu cơ đã giết chết mômen sinh lực cuối cùng của nền kinh tế này. Tất cả đều trở nên què quặt và cuối cùng phải nhờ vào một nguồn ngoại viện mới: TPP.
Khác rất nhiều với các báo cáo tô hồng “kinh tế đang ổn định” của giới chức chính phủ, TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà chính thể một đảng ở Việt Nam có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
Thế nhưng điều kỳ lạ là dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh, trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động…
Ai mua chính trị?
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh thừa nhận VN cân nhắc quyết định về TPP 'từ góc độ chính trị'
Nguyên do sâu xa nào đã ngăn cản tiến trình Việt Nam gia nhập TPP và làm cho sự vụ này bị “lỗi hẹn” - như cách mô tả đầy văn hoa của báo chí Việt Nam - trong thời gian qua?
Sau một chuỗi thất vọng, cuối cùng trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam Trần Quốc Khánh đã lần đầu tiên buột ra một ẩn ức bấy lâu nay: “Việt Nam đã khẳng định với các nước tham gia đàm phán TPP là do xuất khẩu hàng hóa là quyền lợi quan trọng của Việt Nam, nên xuất khẩu đàm phán hàng hóa cần đạt được những tiến triển đủ lớn để Việt Nam có thể cân nhắc xem xét và đưa ra các quyết định trong các lĩnh vực đàm phán khác, kể cả quyết định mang tính chính trị”.
Lần đầu tiên, phạm trù “chính trị” được giới quan chức Việt Nam tiết lộ trong một ngữ cảnh gắn liền với TPP, cho dù trước đó giới hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế đã nói thẳng về một điều kiện song hành về chính trị - kinh tế đối với Hà Nội. Vào giữa năm 2013, một nghị sĩ của Cộng đồng châu Âu còn không úp mở là họ không những có thể ủng hộ mà còn có thể vận động cho Việt Nam tham gia vào TPP và cả Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, nhưng với điều kiện quốc gia này phải hành xử một cách thực chất đối với những cải thiện về quyền con người.
Nhưng sau hơn 4 tháng kể từ cuộc gặp Trương Tấn Sang - Barak Obama tại Washington, hồ sơ vi phạm nhân quyền Việt Nam trên bàn các tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn tiếp tục dày lên. Những báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế và Tổ chức Nhân quyền quốc tế mô tả Nhà nước Việt Nam đã không có bất cứ tiến bộ gì trong thời gian qua. Thậm chí vào ngày nhân quyền quốc tế 10/12 năm nay, việc kỷ niệm của một số blogger còn bị khống chế, sách nhiễu công khai, và cụm từ “nền nhân quyền mắm tôm” cũng phát sinh từ thực tế chẳng mấy hoan hỉ ấy.
Trong lúc tạm gác lại chủ trương bắt bớ vì lý do mở cửa đối ngoại, hiện hữu đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới chức lãnh đạo và an ninh lại đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” đến một nền văn hóa đấm đá nhân quyền. Tất cả các nhân vật dân chủ và bất đồng, không phân biệt thành phần và tôn giáo giáo, nếu không được sự quan tâm đầy đủ của chính giới quốc tế đều có thể bị o ép và bị đối xử với đẳng cấp văn hóa vùng đáy, đặc biệt ngay tại thủ phủ của bản Tuyên ngôn độc lập và thành phố mang tên Bác Hồ.
'Con bài ngã giá'
"Muốn có tất cả nhưng lại chẳng muốn trả giá, hoặc nếu phải trả giá thì chỉ là một cái giá rất rẻ, không thể nói những nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự khôn ngoan trong các toan tính cá nhân được quyết định bởi chủ nghĩa tập thể của họ"
Tình trạng luật sư công giáo Lê Quốc Quân - một trong những tiêu điểm mà giới hoạt động nhân quyền quốc tế đặc biệt chú tâm, cũng chẳng khá gì hơn. Sau vòng đàm phán từ 19 ở Brunei không mang lại một kết quả thuận lợi nào cho phía Việt Nam, điều được trưởng đoàn đàm phán Trần Quốc Khánh ẩn dụ là “quyết định mang tính chính trị” đã lộ diện bằng phán quyết ba chục tháng tù giam cho vị luật sư tranh đấu cho dân chủ. Rất tương đồng, người em trai của ông Quân cũng bị ghép vào tội trốn thuế và lãnh mức án sơ thẩm 28 tháng tù giam sau đó không lâu.
Thân phận và số phận của các nhân vật bất đồng chính trị khác trong trại giam cũng chẳng hề khả quan hơn Lê Quốc Quân. Giới dân chủ nhân quyền nói thẳng rằng đó là những con bài chính trị mà nhà nước muốn dùng để trao đổi, ngã giá một khi cần thiết.
Rõ là mọi chuyện chưa hề kết thúc, và cứ đà này thì còn lâu mới hết chuyện để nói.
Khác hẳn với các đợt thả tù chính trị liên tiếp ở Miến Điện và lòng chân thành đáng khen ngợi của Tổng thống Thein Sein, Hà Nội vẫn đang tự dìm mình trong một tâm thế cố chấp và tự kỷ. “Tài nguyên nhân quyền” - thứ tài sản còn sót lại trong một đất nước đã bị cạn kiệt gần như tất cả các nguồn tài nguyên, có vẻ trở nên sáng giá hơn bao giờ hết.
Muốn có tất cả nhưng lại chẳng muốn trả giá, hoặc nếu phải trả giá thì chỉ là một cái giá rất rẻ, không thể nói những nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự khôn ngoan trong các toan tính cá nhân được quyết định bởi chủ nghĩa tập thể của họ. Sự chùng kéo như thế càng khiến thời gian trôi qua một cách uổng phí, nền kinh tế càng có vô số cơ hội lao dốc, dân tình càng thán oán và ngày càng dày dạn các phản ứng xã hội liều lĩnh…, trong khi không có bất kỳ một cải thiện nào để cứu vãn quốc gia.
'Không thể có tên'
John Kerry
Việt Nam có thể tranh thủ ra sao chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lần này để thúc đẩy TPP?
Thời điểm cuối năm 2013 đã đến rất gần. Một cái tết Nguyên đán cũng đang tiến sát cận ranh chịu đựng của người dân và cả các ngân hàng Việt Nam - những kẻ đang phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Nhưng ráng hồng đầu tiên của cầu vồng TPP vẫn chưa hề hiện ra.
Cho dù vẫn có lời hứa hẹn vòng đàm phán kế tiếp vào tháng Giêng năm 2014 có thể mang lại một kết quả khả quan nào đó, nhưng thực tế hiển nhiên là giờ đây Việt Nam không còn là ưu tiên số một trong con mắt người Mỹ, và trong danh sách đối tác kinh tế chủ lực của Nhà Trắng chắc chắn không thể có cái tên Hà Nội.
Cho dù Ngoại trưởng John Kerry luôn hứa hẹn “Nơi nào có quyền lợi chung thì nơi đó Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác”, điều được xem là “thành tâm chính trị” của Hà Nội mới là lời hứa có giá trị nhất trong bối cảnh nhập nhoạng hiện thời.
Không mang tính thực chất trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào giữa tháng 12/2013, lần đáp từ thứ 14 của ngoại trưởng John Kerry chỉ có ý nghĩa như một sự tái tạo hình ảnh của Hoa Kỳ cùng ảnh hưởng văn hóa của nó trong lòng dân chúng xứ sở cựu thù.
Tất cả chỉ có thế.
TS. Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Ai xúi dại Dương Chí Dũng chạy sang Mỹ?

Anh Dũng. Ảnh: TPO
Anh Dũng. Ảnh: TPO
TPO. Tại cuộc họp báo, các PV đề nghị lãnh đạo Bộ Công an cho biết cựu Chủ tịch Vinalines – Dương Chí Dũng đã khai ra người nào đã gọi điện báo tin cho ông này biết tin sẽ bị khởi tố để bỏ trốn ra nước ngoài.
Tuy nhiên, tại bản kết luận điều tra vụ án “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” liên quan tới ông Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng) lại không nhắc tới chi tiết ai đã gọi điện báo tin cho ông Dũng bỏ trốn.
Giải đáp thắc mắc trên, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu khẳng định sẽ xử lý nghiêm người báo tin cho ông Dũng bỏ trốn. “Không có chuyện bỏ lọt tội phạm bởi vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài vẫn đang được Bộ Công an điều tra nên đến nay chưa thể công bố danh tính, cụ thể vụ việc được” – Thượng tướng Đặng Văn Hiếu nói.
Anh Đặng Văn Hiếu là bạn học cùng lớp với Hiệu Minh từ cấp 2 và cấp 3 ở Ninh Bình, nổi tiếng là lớp trưởng hắc xì dầu. Hy vọng anh ấy nói là làm như hồi giữ chức…trưởng lớp.
Trong lúc Thượng tướng Hiếu chưa tìm ra thủ phạm của cuộc gọi bí mật, trước khi lên đoạn đầu đài, anh Dương Chí Dũng cũng nên nghĩ ra kẻ nào xúi mình chạy sang Mỹ.
Tin cho hay, anh Dũng đã trốn sang Campuchia và sau đó tìm đường sang Mỹ nhưng bị ách lại cửa khẩu bởi lệnh của Interpol do phía Việt Nam phát đi. Anh đành quay về Campuchia và bị bắt ở đây. Campuchia và Lào thì có đầy người Việt, trốn làm sao nổi.
Nếu tham nhũng, ăn cắp mà mang của cải sang Mỹ thì coi như biếu nhân dân Hợp chúng quốc xây dựng CNXH.
Ferdinand Marcos, cựu tổng thống Philippines, ăn cắp mấy chục tỷ đô la, bị dân lật đổ, chạy sang Hawaii, tiền của hàng đống, bà vợ tẩu tán sang các ngân hàng Mỹ và Thụy Sỹ, nhưng cuối cùng của Cesar lại thuộc về Cesar. Chỉ có điều “vốn chục tỷ đô la đọng” ở Mỹ mấy chục năm.
Tổng thống Gaddafi đầu tư mấy chục tỷ đô la vào Mỹ, khi chui ống cống và bị giết, Hoa Kỳ đóng băng luôn mấy dự án này. Hiện đợi tòa giải quyết, chắc chục năm nữa mới xong.
Suharto từng là đồng minh của Mỹ, do Mỹ dựng lên, nhưng lúc thất thế đành ngậm đắng nuốt cay, chết ở nhà vì tù giam lỏng. Lão biết sang Mỹ sẽ bị lột sạch.
Kể ra còn rất nhiều. Các nhà độc tài xứ Arab ra vào Nhà Trắng như đi chợ, tài sản khắp nước Mỹ, nhưng khi thất thế, có ai chạy sang xứ cao bồi đâu.
Lời khuyên chân thành: Nếu trót trộm cắp ở tầm quốc gia thì đừng trốn sang Mỹ. Luật pháp đây rất nghiêm và họ cũng thực tế quay vòng…vốn. Hoặc là mất hết tiền, hoặc là bị bắt, hoặc cả hai. Tiền của hàng chục tỷ đô la bị giữ lại Mỹ, giúp vốn cho Hoa Kỳ xây dựng thành công CNXH nhanh hơn.
Tới lúc StAR (Stolen Asset Recovery – thu hồi tài sản bị đánh cắp – sáng kiến của UN và WB) “của Cesar trả về Cesar” thì quốc gia đã tụt hậu mấy chục năm.
Tóm lại, lưới trời lồng lộng, đã trộm cắp, giết người, phạm tội chống nhân loại, khó thoát khỏi chui ống cống.
Hiệu Minh 16-12-2013 
Ai là “sân sau” của Dương Chí Dũng?
Có ba thứ “bất vị”, mà luật pháp phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền. Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ “bất vị” đó không?
Những ngày này, cả xã hội chăm chú theo dõi vụ xét xử tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), do Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT cầm đầu, cùng gần chục kẻ đồng phạm.
Vì sao “nhờn” với tội lỗi?
Đây là một trong 10 đại án tham nhũng đặc biệt, tiếp sau vụ Vina khủng 2012, được đem ra xét xử và hẳn làm đau đầu không ít kẻ.

Dương Chí Dũng

Đặc biệt, vì tính chất táo tợn của những quan chức, những cán bộ kinh tế đã ngang nhiên phạm tội, xoay quanh việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng, trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu. Ngoài ra, Dương Chí Dũng và một số kẻ trong đó đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng (theo VietNamNet, ngày 13/12).
“Nhân vật trung tâm”, mà từ đó, kéo theo sự tha hóa của gần chục vị quan chức, cán bộ Nhà nước- là ụ nổi 83 M- một hạng mục quan trọng thuộc Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam, do Nhật Bản sản xuất năm 1965 có tuổi đời già cỗi 43 năm, bị hư hỏng nhiều không thể hoạt động, giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD, (tương đương 37 tỷ đồng VN- tỷ giá năm 2008). Biết rõ chiếc ụ nổi hư hỏng, nhưng Dương Chí Dũng và các đồng phạm vẫn tìm cách móc nối, mua chiếc ụ nổi này từ Nga về VN, qua một công ty môi giới có tên AP (Singapore), với giá 09 triệu USD (tương đương gần 190 tỷ đồng).
Từ 37 tỷ đồng đến 190 tỷ đồng là một khoảng cách của sự trượt dài trong tội lỗi, sự tha hóa nhân cách và phẩm cách những con người mới đây còn là công dân. Cái khoảng cách trượt dài mà hóa ra quá mong manh. Giữa cái mong manh đó là lòng tham vô độ, sự bất nhẫn và ích kỷ chỉ biết lợi ích riêng mình.
Người viết bài không bàn đến thái độ và những câu trả lời có chủ đạo “không”- không biết, không tìm hiểu, không nghĩ mình sai, không nắm được… của Dương Chí Dũng khi trả lời thẩm vấn trước tòa. Vì những chữ không hay chữ có, rồi đây sẽ là những tình tiết cho tòa án, xã hội thấy thái độ trung thực hay không trước sinh tử của chính Dương Chí Dũng, dù đại diện VKSND t/p Hà Nội đã kiến nghị án tử hình.
Không bàn nỗi đau đớn của gia đình lớn của ông ta, một gia đình được coi là “danh gia vọng tộc” ở đất Hải Phòng, phút chốc bao “tai họa” đổ ập xuống, bởi lòng tham của ông ta đã đành, mà còn bởi ông ta đã kéo theo cả ruột thịt vào tù tội, do lòng thương mù quáng, lụy tình đến tội nghiệp của họ.
Cũng không bàn đến lá thư kêu “oan” cho chồng do người vợ chính danh của Dương Chí Dũng đứng tên, khi nhận rằng, số tiền 10 tỷ đồng Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền của mình đưa. Khi công khai giấy trắng mực đen, chấp nhận và đồng ý cho Dương Chí Dũng có đứa con trai riêng với cô bồ, chỉ vì mình mới có 03 đứa con gái…
Hẳn khi làm một việc mang tính đạo nghĩa “vợ cứu chồng”, nỗi đau đớn của người đàn bà ấy gấp bội- nỗi đau bị chồng phản bội mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì tình chàng nghĩa thiếp, nó cay cực, xa xót làm sao.
Người viết chỉ muốn bàn đến thái độ, đến lương tâm “nhờn” với tội lỗi của Dương Chí Dũng cùng đồng phạm.
Vì sao làm thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước- thực chất là tiền thuế của người dân, bỏ túi hàng chục tỷ đồng mà Dương Chí Dũng và các đồng phạm không hề lo sợ, không hề ân hận, thậm chí cãi lấy được trước tòa? Đến thời điểm này, theo tính toán của VKSND t/p HN, chiếc ụ nổi đó làm tiêu tốn tới hơn 500 tỷ đồng. Hiện đang phải làm thủ tục bán thanh lý để cắt lỗ, bởi mỗi năm riêng tiền thuê neo đậu ụ nổi 83M. đã “ngốn” 01 tỷ đồng/ tháng, mỗi năm nó “ngốn” 12 tỷ đồng phí thuê điểm neo đậu.
Bởi cái cung cách mua ụ nổi hư hỏng qua môi giới, tăng giá tiền, rút chênh lệch “hoa hồng” chia nhau, chỉ là một trong nhiều chiêu trò đã mang tính “hệ thống” về cách bòn rút tiền rất phổ biến của nhiều kẻ tham nhũng lộ mặt và chưa bị phát hiện trong các tập đoàn kinh tế, DNNN. Nếu không làm sao giải thích được, các quan chức, cán bộ DNNN lương vài triệu mà của nổi, của chìm, mà ô tô, nhà lầu, chung cư cao cấp, mà vợ bé, bồ nhí, con riêng…? Nhất là khi quản lý Nhà nước rất lỏng lẻo.
Thế nên Vinalines thực chất chỉ là đồng chí bị lộ giữa các đồng chí chưa bị lộ mà thôi. Cho dù sắp tới, có thêm 09 đại án tham nhũng tiêu biểu- 09 đồng chí bị lộ nữa được đem ra xét xử, như lời một quan chức cao cấp hứa hẹn với cử tri, thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trên mặt nước.
Kẻ tham nhũng giờ đây “nhờn” với tội lỗi. Nếu không làm sao tham nhũng thành “quốc nạn” và VN đứng thứ hạng cao trong… môn này?
Còn tâm lý người dân từ lâu “nhờn” với chính tham nhũng. Cái chữ “nhờn” này đau xót lắm, vì nó chính là … cam chịu!
Ai là “kẻ đứng sau”?
Tại tòa án, trả lời của Dương Chí Dũng với Hội đồng xét xử khiến cho xã hội hiện rất hồi hộp theo dõi, kịch tính cao độ. Đó là, việc Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố, là do có một cuộc điện thoại báo cho biết, từ một “người quen”.
Cho đến thời điểm này, “người quen” đó vẫn chưa được công khai danh tính.
Dù vậy, từ lâu, nhiều câu hỏi nghi vấn đã đặt ra: Ai là “sân sau” của Dương Chí Dũng?
Vụ án Vinalines với Dương Chí Dũng và đồng phạm ngày hôm nay, sẽ tỏ tường, ai bước lên giàn “tế thần”, ai bóc lịch.
Điều lớn nhất, có thể nhìn thấy ở vụ án này những bài học và sự trả giá cay đắng, bởi do những “sân sau”, sân trước” luôn dọn bãi cho một người như Dương Chí Dũng- nói không ngoa- thuận lợi trở thành …kẻ tội phạm. Và vì thế, trong cái án tử mà VKSND t/p HN kiến nghị mới đây, liệu Dương Chí Dũng có phải duy nhất phải chịu trách nhiệm?
Hay ông ta chỉ là kẻ “ký thỏa ước” với những “cái sân”?
Trước hết, nếu đọc một số trích ngang lý lịch của Dương Chí Dũng, có thể thấy con đường của một thanh niên trượt ĐH, đi xuất khẩu lao động ở CHDC Đức, trở về khởi đầu làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng, rất nhanh chóng thăng tiến. Sự thăng tiến nổi bật nhất là khi có bằng tiến sĩ kinh tế, rồi lần lượt và cái ghế tạo ‘dấu ấn” nhất là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Dấu ấn đó là gì?
Khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Hiện Vinawaco vẫn phải gánh hơn 130 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm trong khi lợi nhuận cao nhất 04 năm gần đây chỉ đạt gần 30 tỷ đồng/năm.
Trong 06 năm lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên quan tới tham ô, hối lộ. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy nhưng ngay cả khi vụ việc Vinalines đổ bể, Bộ chủ quản GTVT vẫn khẳng định làm đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, trình tự về công tác cán bộ. Cái trình tự…chết dân!
Còn mới đây, khi được triệu tập đến phiên tòa để làm rõ về trách nhiệm trong việc quản lý cán bộ, quản lý doanh nghiệp để Vinalines “vung tiền” mua ụ nổi, đại diện Bộ GTVT đã chối bỏ trách nhiệm quản lý Nhà nước, và “đá bóng trách nhiệm” sang Chính phủ và Thanh tra CP. Khi bị Hội đồng xét xử vặn tại sao Bộ GTVT vẫn có văn bản đồng ý để Vinalines mua ụ nổi? Trả lời:  Vianlines hỏi thì chúng tôi trả lời họ thôi, việc phúc đáp này cũng là bình thường.
Sao lại là bình thường, nếu đó là một câu trả lời rất vô trách nhiệm?
Thứ hai, nếu Vinalines là tập đoàn kinh tế, hoặc DN tư nhân liệu có xảy ra như vậy không? Đây chính là “gót chân Asin” của các tập đoàn, DNNN, sinh ra … thế mạnh- tham nhũng. Sự ưu đãi, yêu chiều các tập đoàn kinh tế, DNNN vô tội vạ, thông qua chủ trương, chính sách cụ thể và để từ đó, các tập đoàn kinh tế, DNNN được rót tiền đầu tư bằng các dự án kiểu như dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, chỉ là một trong nhiều dẫn chứng sinh động.
“Sân sau” không phải chỉ là một con người cụ thể (nếu có) có đủ quyền lực mạnh chi phối, mà còn chính là những chính sách ưu tiên bất hợp lý, bất công so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì thế, mà việc chống tham nhũng trong xã hội từa tựa như chàng Don Quixote chống lại Cối xay gió trong tác phẩm kinh điển hài hước và nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra. Rút cục, ra sao, ai cũng rõ.
Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri, người đứng đầu tổ chức Đảng đã có một lời nói đầy niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng khi nhắn nhủ: Bà con hãy chờ xem?
Người dân hy vọng, nhưng người dân cũng có quyền hoài nghi. Bởi cái cách tòa án xét xử nương nhẹ các vụ tham nhũng còn nhãn tiền: 09 vụ tham nhũng, thì 08 vụ được xử án treo. Trong khi như ở tỉnh Lâm Đồng, vì hai con vịt ăn cắp, 03 người nông dân bị xử tới 13 năm tù. Còn mới đây, vụ “chiếm đoạt hơn 43 tỉ đồng của Cty cho thuê tài chính 2”, thì rút cục án xử cao nhất là tù chung thân và bồi thường hơn 84 tỉ đồng! Người dân sẽ không thể hiểu nổi cán cân công lý tại sao hay “thiên vị” những vụ… tiền bạc?
Dương Chí Dũng và đồng phạm rồi đây sẽ phải chịu tội trước pháp luật. Nhưng liệu cái cung cách tuyển dụng, đề bạt cán bộ, cung cách quản lý Nhà nước kiểu đá bóng trách nhiệm của Bộ chủ quản, cái “sân sau” yêu chiều vô lối các tập đoàn kinh tế, các DNNN trong đó có Vinalines, liệu có “vô can”, trước tội lỗi của các bị cáo?
Gs. TSKH Đặng Hùng Võ, trong bài viết mới đây ngày 13/12 trên báo Thanh niên đã bình luận: “Luật pháp bất vị thân” phải được coi như một trong những nguyên lý cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền..
Nhưng người viết bài này thấy, có 03 thứ “bất vị”, mà luật pháp của một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền.
Bất vị thân, để mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt sang hèn
Bất vị tiền, để Thần Công lý không bị bịt mắt, để cán cân công lý luôn cân bằng, không thiên lệch giàu nghèo
Bất vị quyền, để như một Bao công thời hiện đại, không vì sự chỉ đạo, định vị của bất cứ ai, dù có chức quyền, mà làm thiên lệch bản án.
Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ “bất vị” đó không?
 Tác giả: Kỳ Duyên
Buổi tuyên án muộn khoảng một tiếng so với dự kiến. Sau hơn 2 tiếng đọc bản án, 17h30, chủ tọa tuyên ông Dũng phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Khung hình phạt với tội Tham ô tài sản ở mức cao nhất - tử hình. Ở tội Cố ý làm trái, ông Dũng bị phạt 18 năm tù. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
dung11.jpg
Hội đồng xét xử tuyên án Dương Chí Dũng và đồng phạm. Ảnh: Việt Dũng.
Bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) bị phạt cùng mức án như ông Dũng về cả hai tội danh.
Bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines) bị kết án 10 năm tù về tội Tham ô, 9 năm tù do Cố ý làm trái; tổng hợp là 19 năm. Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) chịu 22 năm tù.
Ở tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) bị phạt 4 năm tù; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines) lĩnh 7 năm tù, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) lĩnh 7 năm. Ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) mỗi người 8 năm tù.
Vợ và người thân của cả 10 bị cáo khóc lớn giữa tòa sau khi các hình phạt được đọc xong.
HĐXX kiến nghị, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục làm rõ sai phạm của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Citibank; nếu có dấu hiệu hình sự phải khởi tố để xử lý. Tổng Cục Hải quan phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ án này.
Ông Dũng và Phúc mỗi người phải bồi thường thiệt hại 110 tỷ đồng. Bị cáo Chiều bồi thường hơn 39 tỷ đồng, Sơn 46 tỷ đồng, Khang 12 tỷ đồng, Loan 6 tỷ đồng, Dương 15 tỷ đồng. Đức, Triện, Lừng mỗi bị cáo 9 tỷ đồng.
Theo bản án sơ thẩm, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư Nhà máy, chỉ đạo Phúc, Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD, riêng bị cáo chiếm đoạt 10 tỷ đồng.
Mai Văn Phúc cầm đầu, chỉ đạo Chiều , Sơn lập khảo sát không đúng thực tế, ký hợp đồng thanh toán mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Thông qua việc mua bán này, bị cáo đồng phạm tham ô 28 tỷ đồng, chiếm riêng 10 tỷ đồng.
Chiều ký các văn bản dự án, trình Phúc để mua ụ nổi, thành viên đoàn khảo sát, báo cáo không đúng thực tế, ký nháy thanh toán hợp đồng mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, qua đó tham ô hơn 28 tỷ, được chia 340 triệu.
dung10.jpg
Dương Chí Dũng cùng đồng phạm nghe tuyên án.
Sơn tham gia khảo sát, ký nháy, để Chiều trình Phúc mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, đồng phạm tham ô 28 tỷ, hưởng lợi hơn, 7,8 tỷ,
Mai Văn Khang, cùng Sơn ký nháy, báo cáo khảo sát ụ nổi không đúng, giúp Sơn mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ, vai trò thấp hơn.
Loan, không ký yêu cầu thanh toán nhưng chỉ đạo cấp dưới làm các thanh toán, giải ngân 900.000 USD. Bà Loan biết lãnh đạo sai nhưng không ý kiến, thể hiện ý thức bỏ mặc cho hậu quả thiệt hại 366 tỷ đồng, giúp sức thấp nhất.
Lê Văn Dương, lập biên bản theo đề nghị Chiều, Sơn không đúng thực tế, giúp Vinalines mua ụ nổi gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng.
Huỳnh Hữu Đức, cho thực hiện làm thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho Vinalines nhập khẩu ụ nổi vào Việt Nam, nên phải chịu trách nhiệm gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng
Lê Ngọc Triện, kiểm tra chi tiết, phát hiện ụ nổi quá tuổi, nhưng vẫn tính thuế để chuyển cho Lê Văn Lừng, ký xác nhận, nhập khẩu ụ nổi. Các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều là người lãnh đạo nhưng cố ý làm trái gây thiệt hại kinh tế lớn cho Nhà nước. Sơn không phải lãnh đạo Vinalines nhưng tiếp nhận ý chí của cấp trên, gây thiệt hại.
HĐXX nhận định, hành vi xâm phạm tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng. Riêng bị cáo Dũng còn bỏ trốn, thể hiện ý thức trốn tránh trách nhiệm, phải áp dụng tăng nặng. Tuy nhiên, khi xem xét bản án, HĐXX cũng xét tới các tình tiết giảm nhẹ như Dũng được tặng nhiều huân chương lao động, chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen về các hoạt động khác về sản xuất, có bố mẹ được tặng nhiều huân huy chương kháng chiến, được áp dụng tình tiết giảm nhẹ
Phúc có nhiều thành tích, chiến sĩ thi đua cơ sở, có bố mẹ tặng thưởng huân huy chương kháng chiến. Chiều được tặng huân chương lao động hạng 3, chiến sĩ thi đua cơ sở… Sơn thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, có bố đẻ tặng huân huy chương kháng chiến. Khang, nhiều năm được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. Loan được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT… Dương, có bố đẻ tặng huân chương kháng chiến. Đức nhiều năm được tặng thưởng giấy khen. Triện, được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tham gia quân đội. Lừng, tham gia quân đội, có nhiều bằng khen, vợ mắc bệnh hiểm nghèo
dung9.jpg
Dương Chí Dũng nghe Hội đồng xét xử tuyên án. Ảnh: Việt Dũng.
Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các bị cáo từng là đảng viên nhưng đã tha hoá biến chất, trong đó có 4 bị cáo tham ô tài sản.
Với các bị cáo làm trái, Dũng và Phúc có vai trò cao nhất, ngang nhau, có tình tiết tăng nặng. Nhưng cả hai cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt. Chiều có vai trò sau Dũng và Phúc. Dương không làm tròn trách nhiệm của đăng kiểm viên, quanh co chối tội. Đức, Lừng, Triện, nếu làm đúng thủ tục thì Vinalines không thể nhập khẩu ụ nổi và có vai trò ngang nhau.
Dũng và Phúc có vai trò ngang nhau trong việc tham ô, nhưng không thừa nhận hành vi nên không khắc phục hậu quả. Cần phải áp dụng mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt mới có sức răn đe.
Diễn biến vụ án
Ngày 1/2/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an  khởi tố vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng công ty Hàng hải, Vinalines.
Ngày 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines.
Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện và Trần Hải Sơn về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lúc này, ông Dũng đã rời Vinalines được 2 tháng sau nhiều năm làm Chủ tịch HĐQT để giữ chức Cục trưởng Hàng hải. Tuy nhiên, ông Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra thực thi lệnh bắt vào ngày 18/5/2012. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.
Ngày 25/9/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội Tham ô tài sản với các ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều.(Theo VNExpress)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét