Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Bài viết hay(759)

Tình yêu...giúp ta vượt lên những suy nghĩ tầm thường...và đưa chúng ta tới...những suy nghĩ...tầm bậy
Một phút "Bốc Đồng" là Một đời ..."Bốc Cứt"

Gương kia ngự ở trên tường..
Ở đây ai muốn ... lên giường vs ta

Vì trái tim ko thể chứa nhiều người, nên đành mỉm cười lừa tình tất cả

Yêu không phải là sai...
khi có thai là do yêu sai phương pháp...

Buồn làm gì cho đời chán nản?
Khóc làm gì cho lệ chứa chan?
Chán làm chi cho lý tưởg tiêu tàn?
Hãy vữg vàg & quên đi tất cả..

bố làm hùng hục cả tháng!không bằng con nằm dạng háng một đêm!!!

Nấu nướng là gì ?
Nấu = Đun
Nướng = Thui
Đun Thui - Đui Thun
Đui = Mù
Thun = Co
Mù Co -->; tự hiểu

Làm trai bốn bể là nhà.
Cái loại giai ấy chắc là... ăn xin

4 điều căn dặn anh em:
1. Là phải biết điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu.
2. Không được đầu gấu với gái ngoan và ko cần nhẹ nhàng với gái dữ.
3. Không được tự tử nếu mất gái ngon và ko ngậm bồ hòn ôm gái nát.
4. Không được bộc phát thích gái teen và ko được ném mình vào gái ế.

Ở đời bây giờ có 2 loại người ...
.. Loại thứ Nhất là loại : - Đã Ngu lại còn tỏ ra Nguy Hiểm ..
.. Loại thứ Hai là loại : - Nguy Hiểm nhưng cứ giả vờ Ngu ..

Đời người chỉ 1 gang tay, không ngắm gái đẹp chỉ còn nửa gang

♬♫♩ Lừa Ai Đó Khác Đi Không Phải Là EM ♬♫♩
Lừa Ai Đó Khác Đi Ngây Thơ Hơn EM ♬♫♩

Tiền tài che mắt gái
Sắc dục khổ đời zai

Đời là bể khổ...Qua được bể khổ
... là qua đời

Buồn buồn ngồi đếm ngón tay
Ủa sao ngón ngắn ngón dài dzậy ta?
Ngồi hoài nghĩ cũng chẳng ra
Lấy dao chặt bớt thế là bằng nhau.

Phụ huynh :
-Thưa cô con tôi sợ đòn lắm, nên mún răn dạy cháu, mỗi lần cháu phạm lỗi cô cứ bợp tai thằng ngồi bên cạnh là nó sợ liền

Đẳng cấp dịch thuật :
" Cỗ nào chẳng có thịt gà - Đàn ông không có đàn bà mất vui"
" parties go with chicken - so

men go with women, it's fun "
~* Nhữg bí kíp để tán gái trog giag hồ đc lưu truyền đến bây giờ :
~ Đô La chưởng
~ Erou chỉ
~ Kim cương chảo
Là trai:
+kô xoắn trước gái ngon và kô vỡ giòn trước gái của thằng khác
+kô mắt lác khi thấy gái xinh và kô hạ mìh trước gái chảnh
Con Rồng + con Cua = con Rùa + con Công
Con cò + con sóc = Con cóc + con sò
con cáo + con sóc = con cóc + con sáo
Con cò + con sáo = Con cáo + con sò
con bò + con cáo = con báo + con cò
con quy (rùa) + con mã = con ma + con quỷ

con trai + con gấu = con trâu + con gái "
Quy Mã nghĩa là …qua Mỹ!

Nếu mai E ngã xuốg ao
A mà nhìn thấy A lao xuống ... Dìm hề hề

Cuộc đời là 1 vòng luẩn quẩn:
Sinh ra 2 tuổi ĐÁI BÔ
20 tuổi có BỒ
30 tuổi làm BỐ
40 tuổi lại có BỒ
...
80 tuổi lại ... ĐÁI BÔ

tin mới nhận :
Lê Văn Luyện đã được thả tự do... từ độ cao 10000m

Mẹ ck hỏi con dâu tương lai:
-Cháu mạng gì?
-Dạ!Trước cháu dùng mạng Mobi nhưng giờ cháu chuyển sang Viettel rồi ạ

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn
nhưng cái miệng mới là cửa chính!!!

Ong yêu Bướm nhưng Bướm lại yêu Ốc Sên
- Ong: sao em lại yêu nó...
- Bướm: dù gì Ốc Sên nó cũng có nhà riêng, còn anh ở tập thể, nóng bỏ mẹ !!! Tình chỉ đẹp khi tay chân còn động đậy, một số thứ còn ngọ nguậy, và đầu còn NGHĨ BẬY...

Tàu Ra ĐẾn Bến Còn Chìm, Hơi Ra Đến Đít Biết Kìm Làm Sao,

Bồ xấu thì sợ bạn chê, Bồ đẹp thì sợ bạn mê bạn giành.
Thế nên anh mới phải đành, Làm thân trai ế giành bồ bạn anh.

Yêu là đeo gông vào cổ
Là làm khổ bản thân
Là hao cân sút thịt
Là mù mịt tương lai
Là tiêu tàn tiền tiêu

Đường đường là 1 đấng nam nhi thì phải biết gánh vác việc lớn.
Nếu muốn thành công thì phải biết giữ bí mật---->" Ném đá phải biết giấu tay".
Muốn thành đại nghiệp thì phải theo đuổi đến cùng, làm việc dứt khoác, đến nơi đến chốn----->"Qua cầu nhớ phải rút ván".
Phải biết ngăn chặn những mối nguy tiềm ẩn---->" Phải biết thọc gậy bánh xe". Phải có khả năng hùng biện và giữ vững lập trường---->" Phải ngậm máu phun người"

Chân lý cuộc sống:
- Ở hiền nhặt được tiền
- Ở ác nhặt được rác
- Liều ăn được nhiều
- Lì ăn thì ăn bánh mì
- Nhát thì ăn tát

Thưa Thẩm Tòa...Tôi Tên Thật Tạ Thanh Thọ..Thuở Thiếu Thời Thôi Thường Thích Tìm Tòi Tán Tỉnh...Tôi Thương Thúy...Tối Tối Tôi Thường Tìm Thúy Tỏ Tình...Tối Thứ Tư..Trên Toa Tầu Thứ Tám...Tôi Tiến Tới Tỏ Tình Thúy..Trưởng Toa Tầu Thấy Thế Tiến Tới Túm Tóc Tạt Tai Tát Tới Tấp...Tạ Thanh Thọ Từ Từ Tắt Thở...Thầy Thuốc Tôn Tất Tùng..Tiêm Tí Thuốc Ta..Thêm Tí Thuốc Tây..Tiêm Toàn Thứ Thuốc Tinh Thần...Tạ Thanh Thọ Từ Từ Tỉnh Táo...Thúy Thương Thỉnh Thoảng Tới Thăm Thọ. Thọ Tưởng Thúy Tặng Tiền..Thực Tế Thúy Tặng Thọ Toàn Thuốc Tránh Thai...

Thu đi để lại lá vàng
Ghẻ đi để lại muôn vàn vết thâm

Anh thề!!! Anh mà nói điêu, người yêu anh chết. 

Anh mà nói sai, ngày mai anh nói lại.

Sống nội tâm
Mê ngoại ... hình

anh ta là người kiên định.
nói một là một.
nói hai, lát sau vẫn là một.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm 1 ngày nữa để... ăn chơi

Già đến trái cà còn nhăn nhúm
Lại còn thích đàn đúm chém gió đọ dân Teen!

Địch bất động - ta bất động
Địch bắt đầu động - ta bắt đầu ***

Đàn ông sinh ra để đàn bà DỰA DẪM,
DỰA ko được thì phải DẪM thôi

- đán ông sinh ra rất thích khám phá
KHÁM mà không được thì nó PHÁ thôi

- Đàn bà sinh ra để đàn ông NHỜ VẢ,
NHỜ ko được thì phải VẢ

- Trẻ con sinh ra để cha mẹ DẠY DỖ,
DẠY ko được thì phải DỖ

- Con gái sinh ra để con trai THEO ĐUỔI,
THEO ko được thì lại ĐUỔI

-Còn con trai sinh ra chỉ để LÀM THỊT
LÀM k đc thì phải THỊT thôiiiii

Công việc 1 ngày của một bà nội trợ:
Sáng giặt quần áo
Trưa phơi quần áo
Chiều thu quần áo
Tối là (ủi) quần áo
Đêm cởi quần áo
Sáng tìm quần áo ..đem giặt

Muốn sống thì phải "ăn"
1. Khi còn bé thì “ăn học”
2. Lớn thêm chút nữa thì “ăn chơi”
3. Lúc có bạn gái thì “ăn thịt”
4. Ăn thịt xong thì phải “ăn hỏi"... rồi “ăn cưới”, cưới về phải tiến hành “ăn nằm”
5. Chán vợ rồi tìm cách "ăn vụng", sau khi vợ sinh em bé thì phải “ăn kiêng”
6.Về già rụng răng phải “ăn cháo”, xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà “ăn xôi"
=> Cả đời người gắn liền với chữ ĂN

Ngu + Nhiệt tình =Phá hoại
Ngu + Dũng cảm =Liều
Ngu + Lạnh lùng =Lì lợm
Ngu + Tự tin =Nguy hiểm
Ngu + Ngu =Vô đối
http://1book.vn/wp-content/uploads/images.jpg
Bài học 1:

Anh chồng bước vào phòng tắm ngay sau khi vợ anh vừa tắm xong và có tiếng chuông cửa reo. Cô vợ vội vàng quấn khăn tắm quanh người và chạy ra mở cửa. Cửa mở và anh chàng hàng xóm Bob đang đứng đó. Cô chưa kịp nói lời nào thì Bob đã nhanh nhảu: “Tôi sẽ đưa cho cô 8 triệu nếu cô gỡ chiếc khăn tắm ra.” Sau khi suy nghĩ và đắn đo một hồi, cô vợ gỡ chiếc khăn tắm và đứng trước mặt Bob không mảnh vải che thân.

Sau vài giây, Bob đưa cô 8 triệu và ra về. Cô vợ quấn lại chiếc khăn quanh người và bước vào phòng tắm. Anh chồng hỏi: ” Ai thế em?” “Anh Bob ở nhà kế bên đó mà” cô vợ trả lời. “Àh” anh chồng nói tiếp “Thế Bob có đem trả anh 8 triệu anh ấy nợ anh không em?”.

Bài học rút ra từ câu truyện: Nếu bạn chia sẻ mọi thông tin quan trọng liên quan đến tiền bạc và những rủi ro với cổ đông, đồng nghiệp và người thân của bạn đúng lúc, bạn có thể sẽ tránh được những tổn thất nghiêm trọng.


Bài học 2:

 Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói: “Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?” “Con trước, con trước” cô thư kí lanh lẹ, “Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!” Bùm.. Cô biến mất. “Con kế tiếp, con kế tiếp” anh nhân viên bán hàng nôn nóng, “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.” Bùm.. Anh cũng biến mất. “Còn con?” Thần Đèn hỏi anh giám đốc, anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”

Bài học rút ra từ câu truyện: Luôn luôn để sếp của bạn phát biểu trước.

Bài học 3:

Một vị linh mục cho một bà sơ quá giang. Bà sơ bước vào xe và vô tình làm rách áo choàng do bất cẩn bị vướng vào cửa xe, để lộ ra phần chân trắng nõn nà. Vị linh mục gần như mất kiểm soát tay lái khi nhìn thấy cảnh đó. Sau khi chấn tĩnh lại, ông lén lút để tay mình lên đùi bà sơ. Bà sơ phản ứng lại: “Cha à, Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh chứ?”. Nghe vậy, vị linh mục bèn rút tay lại. Một lát sau, vị linh mục lại để tay lên đùi bà sơ một lần nữa. Bà sơ một lần nữa nhắc nhở: “Cha à, xin Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh.” Vị linh mục phân trần: “Xin lỗi sơ, thân xác thật là yếu đuối.” Về đến tu viện, bà sơ xuống xe. Khi về đến nhà thờ, vị linh mục vội vã lật Kinh Thánh tìm câu Psalm 129. Nó có nội dung như sau: “Đi tới và tìm kiếm, tiến sâu hơn, con sẽ tìm thấy vinh quang.”

Bài học rút ra từ câu truyện: Nếu bạn không giỏi và thông thạo công việc mình làm, bạn có thể đánh mất một cơ hội tốt.

Bài học 4:

 Một con quạ đang đậu trên một cành cây và chẳng thèm làm gì nguyên ngày. Con thỏ thấy thế bèn hỏi: “Mình có thể ngồi một chỗ và không làm gì như bạn được không nhỉ?” Con quạ trả lời: “Được chứ, sao lại không.” Thế là con thỏ ngồi bên dưới cái cây con quạ đậu và nằm ngủ. Một lát sau, con cáo vồ tới con thỏ và ăn thịt nó.

Bài học rút ra từ câu truyện: Để ngồi chơi hưởng lợi, bạn phải “ngồi” trên một vị trí rất cao.

Bài học 5:

Một con gà tây tán gẫu với con bò: “Mình rất thích leo lên được ngọn của cái cây kia.” gà tây thở dài, “Nhưng không đủ sức.” Con bò góp ý: “Vậy thử “nhấm nháp” chất thải của mình xem sao? Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng!” Gà tây gặm một miếng phân bò và đúng thật là nó cung cấp cho chú nhiều chất dinh dưỡng đủ để leo lên nhánh thấp nhất của cái cây đó. Ngày kế tiếp, sau khi thưởng thức thêm phân bò, gà tây leo lên được nhánh thứ hai. Cuối cùng sau bốn đêm leo trèo, gà tây đã chễm chệ ngồi trên ngọn cây cao nhất. Nhưng chưa tận hưởng được niềm vui chiến thắng bao lâu, gà tây đã bị bắn chết bởi người nông dân khi ông phát hiện ra nó.

Bài học rút ra từ câu truyện: Những chuyện nhảm nhí, vô nghĩa (Bullshit) có thể đưa bạn lên đỉnh cao, nhưng nó sẽ không giữ bạn ở vị trí đó.

Bại học 6:

Chú chim nhỏ đang bay về miền Nam tránh rét. Trời quá lạnh đến nỗi chú lạnh cóng và rơi xuống khu đất của một nông trại. Khi chú chim đang nằm thoi thóp, một con bò đi ngang qua và vô tình thải phân của mình lên chú chim. Khi nằm trong đống phân bò, chú bắt đầu nhận ra phân bò thiệt là ấm! Chú chim nằm đó, ấm áp đầy hạnh phúc trong đống phân bò, và chú bắt đầu cất tiếng ca vì vui mừng. Một con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền chạy tới thám thính. Đi theo âm thanh của tiếng hót, nó phát hiện ra chú chim trong đống phân bò. Nó kéo chú chim ra khỏi đống phân và ăn thịt.

Bài học rút ra từ câu truyện:

1. Không phải tất cả những ai ném phân vào bạn đều là kẻ thù của bạn

2. Không phải tất cả những ai kéo bạn ra khỏi đống phân đều là bạn của bạn.

3. Và khi bạn đang ở sâu trong đống phân, điều hay nhất nên làm là khép miệng mình lại!
 
Bài học 7: Con trai hỏi mẹ: Mẹ ơi sao tóc mẹ có vài sợi bạc thế?
Mẹ trả lời: Tại vì con đó, con thân yêu, vì mỗi lần con hư là tóc mẹ lại thêm sợi bạc.
Con trai: Ồ, thế con biết tại sao tóc bà ngoại lại bạc trắng cả đầu rồi.
Bài học rút ra từ câu truyện: Khi nhận xét về người khác ta nên xem lại bản thân của mình có mắc phải sai lầm như họ không? Không ai có thể tự nhận mình không bao giờ mắc sai lầm. Hãy xem đó là sự thử thách cho bản thân mình.
Bài học 8:
Một ông mục sư nói với các giáo dân:
- Tuần tới tôi sẽ thuyết giảng về tội nói dối. Để giúp các bạn nhanh chóng nắm được vấn đề, tôi muốn tất cả đọc trước chương 17 quyển Mark.
- Chủ nhật sau đó, để mở đầu bài giảng, mục sư liền yêu cầu những người đã đọc chương 17 quyển Mark giơ tay. Tất cả đều giơ tay. Ông mục sư cười và nói: Tốt! Bây giờ tôi sẽ tiến hành bài giảng về tội nói dối. Quyển Mark chỉ có 16 chương…
Bài học rút ra từ câu truyện: Nếu bạn không giỏi và thông thạo công việc mình làm, bạn có thể đánh mất một cơ hội tốt.
Ở gia đình tôi, ngày nào cũng được lên kế hoạch, nói chung là làm cách nào để mọi người đều có thể tận dụng từng phút. Bạn chẳng thể nào dừng lại được vì cuộc sống luôn lôi kéo bạn vào vòng xoay vội vã của nó. Nhưng rồi cũng có những cách chúng ta có thể “chèn vào” lịch làm việc những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và gần gũi với gia đình của mình như nói chuyện, đùa vui, cùng nhau đi dạo, khuyến khích con trẻ luôn yêu cuộc sống và giúp người bạn đời luôn vững tin vào bản thân về nghề nghiệp cũng như trong việc giáo dưỡng con cái. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian, tiền, hoặc chịu khó lập kế hoạch là bạn đã có thể làm cho cuộc sống gia đình của mình hạnh phúc".
1. Phải dành thời gian để gần gũi nhau:

Hãy tận dụng sáng thứ bảy hoặc chủ nhật để kéo bọn trẻ lên giường cùng nằm với bạn khoảng 15 phút. Bạn thấy đấy, hầu hết các buổi sáng trong tuần, không mẹ thì bố phải bật dậy, nhảy vội ra khỏi giường, chạy đến từng phòng đánh thức mọi người sao cho kịp giờ đến trường, đến chỗ làm; thậm chí còn không kịp ăn sáng. Vì vậy, hãy sắp xếp một lần mỗi tuần, đừng lên lịch và vội rời khỏi nhà sớm vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật mà hãy thư giãn bên vợ và các con.

2. Nhạc êm dịu

Đây là một mẹo do những người làm chương trình ti vi cũng như những nhà kinh doanh đưa ra: dùng nhạc nền để tác động vào tâm trạng của người xem. Một khi không khí trong phòng đang căng thẳng, mọi người đều cảm thấy ngột ngạt; bạn hãy bật nhạc êm dịu và quan sát, bạn sẽ thấy vẻ mặt của mọi người đều giãn ra, bình tĩnh trở lại.

3. Hít thở sâu

Mỗi khi bạn có cảm giác là mình chuẩn bị bốc hoả lên đầu vì bọn trẻ thì hãy hít thở sâu chậm rãi 3 lần liên tiếp để tự làm nguội mình. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hít thở sâu có tác dụng như máy làm lạnh, không những ở người lớn mà cả trẻ con. Có lần một bà mẹ thường luyện tập hít thở sâu đã chứng kiến đứa con gái 6 tuổi của mình cũng làm như vậy để thoát khỏi cuộc chiến giành đồ chơi với em trai. Và khi bà nổi giận nạt nộ bọn trẻ thì chính cô bé đã nhắc mẹ “Mẹ ơi, hãy hít thở sâu vào”.

4. Những lời khen ngợi gián tiếp

Không nên lúc nào cũng khen ngợi trẻ ngay trước mặt chúng, thỉnh thoảng bạn nên tạo tình huống để trẻ nghe “lỏm” được câu chuyện của bạn và người khác trong đó có nhắc đến và khen ngợi chúng. Một số trẻ nghĩ những lời khen ngợi trực tiếp chỉ là những câu sáo rỗng và giả đối. Nhưng đối với những lời khen mà chúng vô tình nghe được lại là động lực tuyệt vời để hình thành lòng tự trọng vì trẻ biết rằng đó mới là những lời khen thực sự xuất phát tận đáy lòng.

5. Nói chuyện trong bữa ăn

Nếu trong bữa ăn của gia đình lại trở thành một cuộc thi hét xem ai nói to nhất thì quả là tai hại, hãy cố thực hiện chiến lược sau. Đặt một cái khăn ăn màu đỏ lên bàn ăn và chuyền vòng quanh trong suốt bữa ăn. Cái khăn đến chỗ của ai thì người đó được quyền nói mà không sợ bị người khác cướp lời. Đây là một cách rất cụ thể có thể áp dụng đối với cả với các bé nhỏ hơn để chúng tập nghe, tập nói về những việc làm trong ngày và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

6. Tránh sự mệt mỏi sau bữa tiệc

Mọi người đều cố sức góp phần chăm lo cho bữa tiệc sinh nhật của bé thật vui vẻ, và rồi cuộc vui nào cũng tàn và ai nấy cảm thấy mệt rũ người vì việc tổ chức sinh nhật cho một đứa nhóc con. Vị khách cuối cùng rời khỏi bàn tiệc thì bạn cũng nên dẫn bé rời khỏi nhà. Trong bữa tiệc chắc bé ham vui cũng không ăn được gì nhiều, vậy thì tại sao không cùng bé đi ăn món ăn mà bé ưa thích, ghé thăm nhà hàng xóm hoặc đi tản bộ… Có như vậy, những giây phút hào hứng của bữa tiệc mới kéo dài và không bị cắt đứt đột ngột. Và nhờ thế mà khi trở về nhà trẻ sẽ bình thường và bạn cũng không quá mệt mỏi trong việc dọn dẹp bãi chiến trường.

7. Hát ruHầu hết các vị phụ huynh đều tự tạo một thói quen hát hoặc kể chuyện trước khi bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru không cần phải quá cầu kỳ mà quan trọng là bạn hát như thế nào. Bạn biết đấy, vào cuối ngày, thật miễn cưỡng và nhàm chán khi phải cất tiếng hát “… cá vàng bơi trong bể…”; vậy, chỉ cần hát những bài đơn giản như các bài nhạc của trẻ con. Vậy thì tại sao bạn không tự nghĩ ra lời bài hát trẻ con và ráp vào giai điệu của một bài nhạc nào đó mà bạn ưa thích, bạn vừa có thể ru bé ngủ vừa giảm căng thẳng cho bản thân.

8. Kiểm traChiến lược này tuy đơn giản nhưng lại giúp cho các mối quan hệ trong gia đình thân mật và hợp tác hơn. Mỗi khi khuyên răng bé điều gì bạn nên yêu cầu bé lặp lại. “Ba mới nói chuyện gì với con vậy?”. Cha mẹ thường rất ngạc nhiên khi thấy phân nửa số lần được yêu cầu lặp lại những gì cha mẹ vừa nói thì dường như trẻ không nhớ gì cả. Cần phảI nói chậm rãi “Xem tivi đến 8 giờ thì đi ôn bài” và đừng quay đi ngay, hãy đợi phản ứng của nó “Con không thể coi đến 9 giờ sao?”. Cố giảm bớt những tình huống giao tiếp sai vì như vậy sẽ làm cho mọi người bực mình.

9. Trò chơi không bao giờ chấm dứtMỗi ngày bỏ ra 10 phút để cùng chơi với trẻ, trò nào mà ngày nào chơi cũng không chán, chơi cờ cá ngựa, đô mi nô hoặc cờ triệu phú, chơi xếp hình, đọc truyện. Những hoạt động giải trí lành mạnh này sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, đồng thời là biện pháp giảm bớt những căng thẳng và mệt nhọc mà mọi người đã trải qua trong ngày.

10. Thỉnh thoảng 1 lần

Một tuần một lần, cho trẻ 1 tiếng đồng hồ để yêu cầu bạn làm bất cứ điều gì cho chúng. Ví dụ, bé gái 3 tuổi thích mẹ ngồI chơi may quần áo cho búp bê vào tối thứ ba, đứa con lớn lạI thích chơi xếp hình hoặc vẽ trên máy vi tính cùng với bố vào tốI thứ năm. Khi mỗI đứa trẻ biết rằng  bố mẹ giành mộ khoảng thời gian cho riêng chúng  thì chúng sẽ học được cách tôn trọng những giây phút riêng tư hoặc quý giá của ngườI khác.

11. Đi dạo phốKhi nhận thấy một chút gì đó buồn chán, hãy thay đổi khung cảnh. “Đi dạo phố” là ý kiến thường được mọi người tán thành. Nhanh chóng thay quần áo, khởi hành đến một địa điểm lý tưởng nào đó như đi ăn kem, đi nhà sách, ngồI chơi ở công viên và ngắm mọi người qua lại. Chuyến đi chơi ngắn thôi nhưng lại là cơ hội để mọi người trút  bỏ những hoạt động nhàm chán hằng ngày.

12. Điểm lại những việc tốtChỉ cần vài phút trên bàn ăn tốI hoặc trước khi đi ngủ để nói về những việc tốt, dịp may trong cuộc sống. Đừng quá độc đoán hoặc tỏ ra nặng nề vì điều đó. Chỉ cần nói “Các con biết không, hôm nay xảy ra một việc rất tuyệt xảy ra với mẹ là…” và yêu cầu các đứa trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình cùng chia sẻ những việc tốt trong ngày. Điểm qua và chia sẻ những việc tốt là một cách tích cực để kết thúc ngày bằng tâm trạng vui vẻ.

13. Bữa ăn tối chủ nhật.

Tôi chắc rằng hầu hết các gia đình đều cảm thấy khá mệt khi ngày cuối tuần sắp trôi qua. Tủ lạnh chất đầy thực phẩm chưa đụng đến.Tối chủ nhật, nên mời gia đình bạn bè hoặc hàng xóm đến ăn tối và đừng quên nhắc họ cũng mang theo thực phẩm còn tồn đọng của họ. Thức ăn sẽ đa dạng, không món nào đi chung với món nào nhưng bữa ăn lạI rất vui và mọi người ăn được nhiều.

14. Sinh nhật sớm

Hãy đánh dấu nửa năm sau sinh nhật của bé, không cần tổ chức quá rình rang. Sẽ ấn tượng hơn khi chúc mừng chỉ với nửa cái bánh kem hoặc chỉ 1 chiếc vớ làm quà. Dù bất cứ dịp nào, dù quan trọng hay không quan trọng, nên tạo bất ngờ hoặc niềm vui nho nhỏ trong những ngày hết sức bình thường.

15. Thư giãnCha mẹ thường hướng dẫn con trẻ những bài tập giảm stress như thư giãn hoặc tập yoga, nhảy theo nhạc, tập thể dục… Trẻ không có nhiều việc lo lắng và căng thẳng nhưng cũng cần được giảI trí và thư giãn.

16. Một lần là đủMột điều khiến cho cha mẹ mệt mỏi là cứ phải giải thích hoặc la rầy bọn nhỏ khi chúng cứ mè nheo đòi hỏi điều gì đó. Xem xét lại để giảm bớt những lời giải thích hoặc nhắc nhở bọn trẻ. Ví dụ chỉ cần nói 1 lần là trời đã sập tốI rồI, không được chơi ở công viên nữa mà phảI về nhà. Không cần phải nói đến giờ cơm hoặc giờ tắm rửa hoặc bất cứ lý do nào khác. Làm như vậy bạn sẽ có thể giới hạn khả năng bị chìm sâu vào cuộc thảo luận dài le thê. Giải thích cho trẻ quá nhiều chỉ có tác dụng giống như dâng quá nhiều thức ăn cho kẻ háo ăn; bọn trẻ sẽ bối rối và không kềm chế được nữa. Nếu cắt được những giảI thích hoa hòe hoa sói thì cả hai phía đều cảm thấy dễ chịu hơn.

17. Đổi chỗ ngồi ở bàn ăn

Một tối nào đó trong tuần, hãy để mọi người đổI chỗ cho nhau trên bàn ăn. Trò chơi đơn giản này sẽ làm cho mọi người có cảm giác mới mẻ. Chỗ mới sẽ giảm thiểu những tranh cãi giữa bọn trẻ. Người ngồi cạnh thay đổI thì mỗi người lại có thể bắt đầu một câu chuyện mớI, ăn ngon hơn.

18. Cắt đứt liên lạc với các phương tiện truyền thôngCứ mỗI tuần một đêm, không ai được bật ti vi, video, máy vi tính hoặc máy nghe nhạc. Hãy cùng nhau ngắm sao, đàn hát, đọc sách, kể chuyện vui hoặc chỉ nói chuyện. 19. Quan tâm đến nhau

Chỉ cần 5 phút hoặc hơn một chút mỗi ngày để gọi điện thoại hoặc gởI email cho chồng/vợ kể về tin tức trong ngày dù tốt hay xấu trước giờ chồng/vợ trở về nhà. Biết trước mọi việc xảy ra, người  kia sẽ không bực mình hoặc thất vọng khi vừa bước về nhà. Luôn ở sát bên người bạn đời của mình, ăn trưa cùng với nhau nếu có thể khi cả hai cùng ra ngoài làm việc sẽ giúp gia đình hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

20. Nghĩ những điều đơn giản và nhỏ nhặt

Khuyến khích trẻ yêu thiên nhiên. Ôm thân cây, thưởng thức hương thơm của hoa, ngắm sao trên màn trời đen. Những hoạt động này không những mở rộng kiến thức cho trẻ mà còn giúp chúng cả nhận được chúng quá nhỏ bé so với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, một số gia đình đã sai lầm giáo dục con có suy nghĩ rằng chúng là cái rốn của vũ trụ. Nhưng thực tế thì trẻ sẽ không phảI lo lắng và an toàn hơn khi chúng biết rằng chúng không phảI là người duy nhất và chỉ là một hạt cát trong thế giới này.

Bạn mong đợi gì ở bé
Với bé 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật – do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì. Khi bé hiểu trách nhiệm về cách cư xử của bé, thì bé vẫn chưa thực sự hiểu trách nhiệm khi bé nói dối bởi vì bé chưa hiểu nói dối là gì.
Trong thời kỳ tập đi, trí tưởng tượng bao trùm và mơ tưởng đóng vai trò nổi bật. Nếu điều đó xảy ra trong trong tưởng tượng, nó sẽ trở thành thực tế đối với bé. Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì đó là bé đang mơ tưởng và một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận bởi vì bé làm điều đó, và ngay lúc này bé mong là bé đã không làm như vậy. ở lứa tuổi này, Giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi của em trai quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận.
Bạn có thể làm được gì
Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói rối. Tuy nhiên, khi nhìn thấy một nét vẽ nghuệch ngoạc trên tường, tất cả chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: "Con đã vẽ lên tường có phải không?" Có thể con bạn sẽ trả lời "Không", mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói "Vâng". Theo bác sĩ gia đình và là đồng tác giả của cuốn Discipline Without Shouting or Spanking, ông Jery L.Wyckoff nói rằng: "Thay vì vậy, bạn hãy thử nói 'Mẹ rất tiếc vì điều này đã xảy ra. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa bức tường nhé.' Sau đó lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, bạn hướng dẫn bé giúp bạn. Khi bạn làm việc này, bé sẽ sở hữu bức tường và bé nghĩ 'Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ!' Bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm." (Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch – không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị.)
Khen ngợi bé. Bạn hãy khen bé nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó ("Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con."), và sau đó giải quyết theo tuỳ tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau tại sao bé lại phải nói thật với bạn?
Nêu gương. Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con bạn "Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa" thì sau đó bạn phải dẫn bé đi – hoặc tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được.
Để bé mơ mộng. Khi đứa con lớn của bạn học múa ba lê, thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố "Con cũng học múa ba lê ở trường con." Bạn biết là bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của bé, do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản "Thật vậy sao?" và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, thì bạn hãy nhắc rằng bạn cũng thích những mơ mộng khi bé bằng tuổi em bây giờ.
(Parentscenter)
Nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều bố mẹ không biết làm gì khác khi họ không muốn đánh trẻ. Theo nghiên cứu mới nhất cả tiến sĩ Murray Strauss, làm việc tại phòng nghiên cứu về lĩnh vực gia đình, ông xác nhận rằng nếu bạn đánh bé tức là bạn đã dạy bé sử dụng bạo lực khi giận và dạy bé dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Murray Strauss chỉ ra rằng những trẻ hay bị bố mẹ đánh thường không có lòng tự trọng, hay phiền muộn và chấp nhận một công việc có mức lương thấp khi trưởng thành. Do đó, dưới đây là 9 cách làm thay thế để tránh đánh bé.
1. Bình tĩnh
Đầu tiên, khi bạn muốn đánh hoặc bạt tai bé vì bạn cảm thấy giận và không tự chủ được, thì bạn nên tránh xa tình huống đó nếu có thể. Bình tĩnh và thư giãn. Trong khi thư giãn, bạn thường thay đổi thái độ và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đôi khi, bạn mất tự chủ bởi vì bạn phải chịu đựng quá nhiều căng thẳng. Khi bạn đang vội vàng chuẩn bị bữa tối, các con bạn đánh nhau, điện thoại reo, đúng lúc đó con bạn làm rơi hộp đậu, vậy là bạn mất tự chủ. Nếu bạn không thể tránh khỏi tình huống đó, thì bạn hãy thử đi tới đi lui và đếm từ 1 đến 10.
2. Tự chăm sóc bản thân
Nhiều cha mẹ thường đánh trẻ con khi họ không có thời gian dành cho họ, họ cảm thấy kiệt sức và vội vàng. Do đó, bạn hãy dành thời gian để tập thể dục, đọc sách, đi bộ,… đó là điều rất quan trọng.

3. Ân cần nhưng kiên quyết
Một tình huống khác khiến cha mẹ thường đánh trẻ con là khi con bạn không làm theo những yêu cầu lặp đi lặp lại của bạn. Cuối cùng bạn đánh trẻ để khiến bé hành động theo yêu cầu của bạn. Giải quyết tình huống này: Đến gần con bạn, nhìn thẳng vào mắt bé, nhẹ nhàng chạm vào người bé và ân cần nhưng kiên quyết nói với bé rằng bạn muốn bé làm việc gì đó như “Mẹ muốn con giữ trật tự.”
4. Đưa ra các lựa chọn
Cho con bạn lựa chọn, đó là phương pháp hiệu quả khiến bạn tránh đánh bé. Nếu bé đang nghịch thức ăn trên bàn, bạn có thể hỏi “Hoặc là con ngừng nghịch thức ăn hoặc là con phải rời bàn ăn” Nếu con bạn tiếp tục nghịch ngợm, bạn hãy ân cần nhưng kiên quyết nhấc bé khỏi bàn ăn. Sau đó nói với bé rằng bé có thể quay trở lại bàn ăn khi nào bé thật sự muốn ăn, và không nghịch thức ăn nữa.
5. Sử dụng các kết quả logic
Các kết quả liên quan logic tới hành vi của bé sẽ dạy bé học tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, nếu bạn đánh con bạn vì bé làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, thì bé sẽ học được điều gì qua tình huống này? Bé sẽ hiểu rằng đừng bao giờ lặp lại điều đó, những bé còn hiểu rằng bé phải giấu lỗi lầm của bé bằng cách đổ lỗi cho người khác, nói dối,…Bé có thể cho rằng bé là người tồi hoặc bé giận dữ và tìm cách trả thù cha mẹ vì họ đã đánh mình. Khi bạn đánh trẻ, bé có thể hành động theo yêu cầu của bạn nhưng do bé sợ lại bị bạn đánh. Tuy nhiên, bạn hãy tự hỏi mình liệu bạn muốn bé hành động do lo sợ bị đánh hay bạn muốn bé hành động bởi vì bé tôn trọng bạn?
Cũng với ví dụ trẻ đánh vỡ cửa kính nhà hàng xóm, nếu  bạn ân cần nhưng kiên quyết nói với bé “Mẹ đã nhìn thấy con đánh vỡ cửa kính, vậy bây giờ con làm gì để sửa cửa kính đây?” thì trẻ sẽ quyết định cắt cỏ nhà hàng xóm và rửa xe của họ nhiều lần để trả chi phí làm vỡ cửa sổ. Qua đó bé sẽ hiểu rằng sai lầm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và bé có thể phạm sai lầm nhưng điều quan trọng là bé phải có trách nhiệm sửa chữa sai lầm đó. Do đó, bé sẽ không tập trung vào sai lầm nữa mà có trách nhiệm sửa chữa nó. Vì vậy, trẻ sẽ không giận dữ và không trả thù cha mẹ. Và điều quan trọng nhất là lòng tự trọng của con trẻ không bị huỷ hoại.
6. Bồi thường
Khi con bạn phá vỡ thoả thuận, cha mẹ thường muốn trừng phạt bé. Vì vậy, thay vì trừng phạt bé, bạn có thể để bé bồi thường. Bồi thường là một công việc mà con bạn phải làm khi trẻ phá vỡ thoả thuận để tự bé khôi phục lòng tin của người mà bé đã không giữ lời hứa. Ví dụ, một số cậu bé ngủ ở nhà một cậu bạn. Cha cậu bé yêu cầu mọi người không được ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm. Các cậu bé đã không tuân theo thoả thuận đó. Người cha rất giận và trừng phạt chúng bằng cách không cho chúng ngủ ở đây trong vòng 2 tháng. Cậu bé chủ nhà và bạn của cậu nổi giận, sưng sỉa mặt mày và không hợp tác. Người cha nhận ra mình đã làm điều gì. Ông xin lỗi vì đã trừng phạt chúng và nói rằng chúng đã phụ lòng tin của ông và thảo luận về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Sau đó, ông yêu cầu các cậu bé phải bồi thường. Bọn trẻ quyết định xẻ hộ người cha đống gỗ ở sân sau. Bọn trẻ trở nên thích thú và nhiệt tình với công việc và sau đó chúng giữ lời hứa vào những lần sau đó.
7. Tránh xung đột
Khi trẻ con hỗn xược với cha mẹ, bạn rất dễ nổi nóng và bạt tai bé. Trong tình huống này, tốt nhất là bạn nên tránh ngay lập tức. Đừng rời phòng trong tâm trạng bực tức hoặc thất bại. Mà bạn hãy bình tĩnh nói rằng “Mẹ sẽ đi sang phòng bên cạnh cho đến khi nào con ăn nói lịch sự hơn”.
8. Hành động ân cần và kiên quyết
Thay vì đập vào tay hoặc mông bé khi bé định lấy một thứ gì đó mà không hỏi ý kiến, bạn hãy ân cần và kiên quyết nhấc bé lên và mang bé sang phòng bên. Đưa đồ chơi hoặc một vật hấp dẫn bé và nói “Con sẽ chơi thứ đó khi nào con lớn”. Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian nếu như bé khăng khăng đòi. 
9. Báo tin trước
Trẻ con thường nổi giận khi bạn không báo trước tình huống mới hoặc bé cảm thấy không có quyền hành. Thay vì yêu cầu con bạn phải ra về ngay lập tức, thì bạn hãy nói rằng 5 phút nữa bạn sẽ đi về. Điều này giúp bé nhanh chóng hoàn thành nốt trò chơi. 
Giận dữ là một dạng bạo lực trong xã hội. Một dạng bạo lực tinh vi hơn là đánh bé bởi vì điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con bạn, khiến bé cụt hứng, nổi loạn và không hợp tác với bạn. Bạn cần biết cách hợp tác và giải quyết sáng tạo các vấn đề mà không cần sử dụng quyền lực và bạo lực.
Kathryn Kvols là chủ tịch của International Network for Children and Families và đồng thời là tác giả của cuốn Redirecting Children’s Behavior.
Viết bởi Kathryn Kvols
1. Cha mẹ là những bậc thầy cô đầu tiên và quan trọng nhất đối với con cái

Những phụ huynh càng dấn thân và dành nhiều thì giờ và sức lực vào việc chăm lo giáo dục con.  Chắc chắn con em  họ sẽ càng có nhiều cơ may trở nên những người có giá trị về mặt phẩm chất cũng như kiến thức. Hiệu quả ấy sẽ được thấy rõ trong thực tế. Sự khác biệt giữa những trẻ em được phụ huynh không những thương yêu, mà còn quan tâm dạy dỗ sẽ ảnh hưởng không những trên tính tình, nhân cách, mà cả đến những tương giao trong xã hội và việc học tập nữa.
Phụ huynh là người vừa NUÔI, vừa DẠY con em. Dạy từ thuở còn là thai nhi, vì ngay từ khi còn trong lòng mẹ, trẻ đã biết cảm nhận, biết nghe những lời đối thoại của mẹ, những điệu nhạc. ..  Dạy con từ khi ngồi trên gối mẹ, khi chập chững biết đi…  Vì thế, cha mẹ chính là những thầy cô đầu đời và có khi cho đến cuối đời nữa. Xin phụ huynh chớ quên vai trò giáo dục này.
2. Giáo dục luôn tiếp diễn, có tính thường xuyên và cao độ, ngay cả khi con em đến tuổi đến trường, và mãi về sau…
Nhiều phụ huynh (đặc biệt trong giới bình dân) khi con em đã đến tuổi đi học thì giao phó cho thầy cô, hoặc bớt giờ và sự quan tâm theo dõi việc học cũng như đời sống của con, mà chỉ lo nhắc nhở tối thiểu. Đây là một thiếu sót rất lớn. Thầy cô giáo không thể hoàn tất nhiệm vụ một cách hữu hiệu nếu không có sự hợp tác tham gia của phụ huynh một cách thường xuyên và gần gũi. Chính sự hổ trợ và quan tâm giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp con em phát triển đều trên nhiều phương diện, sự nhất quán trong hướng giáo dục giữa gia đình và học đường sẽ là một lực đẩy lớn cho trẻ, và tạo nên sự an toàn bên trong, vì trẻ không phải đương đầu với sự khác biệt giữa các đường lối giáo dục, không phải dùng năng lực quá nhiều để thích nghi với môi trường khác nhau của nhà trường và gia đình, năng lực của trẻ không bị hao phí. Vì thế, trẻ còn sức để dồn vào các lãnh vực khác của cuộc sống, mà giai đoạn đầu đời này lắm điều trẻ sẽ khám phá và thích nghi. Cuộc sống của giai đoạn nào cũng nhiều thách đố, nhưng tuổi trẻ cần nhiều năng lực hơn bao giờ cả, vì có bao điều mới mẻ xảy ra trong giai đoạn này của trẻ. Trong khi kinh nghiệm, hiểu biết và cả thể chất trẻ còn rất yếu và non dại.  Vì  thế , Giáo dục luôn là một tiến trình,  một tiến trình hợp tác và bổ sung giữa phụ huynh và thầy cô giáo, nhất là  luôn cần được cập nhật và thích nghi.
3. Những năm đầu của tuổi thơ, sự dạy dỗ ở nhà và ở trường là nền móng xây dựng cho chính CON NGƯỜI và việc học trong tương lai của con em.
Ong cha ta thường nói :”Dạy con, dạy thuở còn thơ,…” Tâm lý học và kinh nghiệm thực tế cũng đã chứng minh rất rõ về việc này. Trẻ thâu nhận rất kỹ, mọi lời nói, thái độ, hành vi của cha mẹ đối với chúng, đối với nhau, và đối với môi trường chung quanh…. Thật vậy, đây là thời gian tế nhị nhất mà phụ huynh phải cẩn trọng trong mọi việc. Điều này dễ bị lãng quên, vì ở giai đoạn này trẻ chưa có phản ứng gì nhiều đối với cha mẹ, nên phụ huynh có thể mất cảnh giác. Và nhiều điều tiêu cực vô tình đã in sâu vào đầu, vào mắt và vào tai con em.
Về việc học : Giúp con có thói quen tự học, tự lo tổ chức thì giờ thích ứng với nhu cầu thực tế của chương trình học. Những năm đầu đời là lúc in dấu đậm nhất và tạo hình cho nhân cách của trẻ.  Những bước đầu vào trường cũng thế. Căn bản của những năm học này không phải ở chỗ học giỏi mà thôi, mà còn là học như thế nào nữa…. Làm sao cho trẻ biết cách suy nghĩ, tìm hiểu và đặt vấn đề, biết tự xoay xở, tổ chức thì giờ và cách sống để chu toàn việc học. Tạo một nếp sống kỷ luật và lành mạnh … cho suốt cuộc đời về sau.
4. Giáo dục hay học tập đòi hỏi kỷ luật, ý chí và luôn nhắm đến những giá trị đạo đức làm người.
Kỷ luật hợp lý luôn là phương tiện cần thiết để tạo những nếp tốt cho cuộc sống. Học là Tập… và Tập là Học…. Giáo dục là uốn nắn, là cắt tiả bớt những gì làm hao mòn sinh lực, cản trở sự  trưởng thành. Giáo dục còn là xây đắp, là gieo vãi, là tìm, là khai quật lên những nguyên liệu cần thiết còn ẩn dấu, là chuẩn bị đất đai cho mùa màng của cuộc sống nữa.
Những  giá trị truyền thống và căn bản  ngày nay dường như đã bị đánh giá thấp và mai một dần. Nhiều giá trị của gia đình, trường lớp bị hủy hoại vì sự vô kỷ luật và thiếu tôn tri trật tự. Giá trị của con người không được thiết lập và tôn trọng đúng mức. Một số bạn trẻ đang sống một cuộc đời “khập khễnh” vì sự bất cân đối trong việc giáo dục. Nhiều trẻ ngày nay không được chuẩn bị với những đức tính cần thiết cho một đời thành nhân, vì một số phụ huynh vẫn còn quá chú trọng đến sự thành công.
5. Giúp trẻ có cảm quan tốt về thiên nhiên, về con người và về chính bản thân.

Trong cuộc sống, nhiều người hành động như thể có sự hướng dẫn bởi sức mạnh tinh thần và nội lực. Họ cảm nhận sự việc một cách thích hợp , Có lẽ từ bé họ đã được chuẩn bị qua sự dạy dỗ và tập luyện dần dần, họ phản ứng một cách tự nhiên hợp với quy luật của con người, của thế giới chung quanh. Sự dẫn dắt của nội tâm là kết quả của việc “nội tâm hoá” những gì mà một người đã được nghe, được thấy và được uốn nắn…. Tập cho trẻ nhạy cảm với những cảm quan bên trong chúng, và biết lắng nghe, tin tưởng vào những tiếng nói của nội tâm, sẽ giúp trẻ tự biết điều khiển đời mình về sau, và biết xoay xở các tình huống để có thể lấy những chọn lưạ đúng mức và thích hợp với sự việc, con người và hoàn cảnh.
* Một người quân bình và phát triển thật sự là người :
•           biết chan hoà vào cuộc sống chung của vũ trụ và con người,
•           biết hoà mình và thưởng thức những cái hay, cái đẹp của thiên nhiên,
•           biết nhạy cảm về sự hiện diện và nhu cầu của người khác.
•           biết quý trọng sự sống của mình và của người khác cùng cây cỏ, và  muôn thú chung quanh.
•           biết cho và biết nhận,
•           biết giữ gìn và làm phát triển cuộc sống của mình và của ngoại giới nữa …
Vì thế, giúp trẻ có cảm quan tốt về chính mình, về người khác và về thiên nhiên sẽ giúp trẻ trong cuộc sống tương lai được hài hoà, quân mình và phong phú.
Không phải chúng ta sống mà thôi, mà sống như thế nào mới là quan trọng. Một cuộc sống có chất lượng luôn cần được xây đắp và chuẩn bị, và giai đoạn tốt nhất cho công việc này chính là thời kỳ non trẻ của con em.
6. Tìm cho ra những điểm sáng của trẻ, để phát huy tối đa và đúng hướng.
Cuộc đời thành tựu là một cuộc đời phát triển hết năng lực của mình trong cuộc sống và trong công việc. Đó cũng cũng là một cuộc đời sung mãn. Quy luật bổ sung và tương tác của cuộc sống cho chúng ta thấy chính sự thành tựu và sung mãn ấy lại tạo cho con người niềm vui sống và lòng tự tin, rồi lòng tự tin lại giúp thắng vượt  mặc cảm, hài lòng và thoải mái với chính mình…. đó là căn bản cho sự thành công và thoải mái trong tương giao với người khác, hoàn cảnh và  vạn vật.  Chính yếu tố này đã báo hiệu một mùa bội thu trong cuộc sống. Phát huy tối đa khả năng, tiềm năng…  thành công trong tương giao… là 2 khiá cạnh chính yếu của cuộc sống. Cha mẹ nào giúp con tìm được “mạch điện” ngầm này, là cho con một kho báu. Vì những của cải bên ngoài mà cha mẹ tạo ra và để lại, có thể bị hao mòn hay mất mát. Nhưng khơi nguồn năng lực tự trong bản thân là một nguồn suối không bào giờ cạn kiệt, và không dễ gì  bị ai hay điều gì cướp mất được.
7. Truyền hình và vi tính lợi , hại ?
Nếu không dùng đúng mức, những phương tiện này sẽ là kẻ thù của trẻ trong việc giáo dục và học tập. Vì đó chính là con dao hai lưỡi mà phần gây trở ngại lại không ít. Không ai phủ nhận các phương tiện truyền thông. Nhưng đối với con em nếu không có kỷ luật giúp chúng tự chủ, điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho trẻ về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Ngay cả đối với người lớn cũng còn khó dừng khi xem phim trên TV hay vhơi "games" ... trên vi tính, huống gì là trẻ em tuổi trẻ khó mà thắng được những hấp dẫn lôi cuốn ... của nó, để rồi bỏ bê hay chễnh mảng việc học, và nhất là lấy đi những giờ dành cho các sinh hoạt quan trọng khác, như lơi lỏng mối quan hệ trong gia đình, một của quý khó có gì thay thế... không đủ giờ chơi thể thao, một điều cần ích cho cơ thể và tâm trí, và cũng mất bớt thì giờ dành cho việc đọc sách, một phương tiện lớn giúp mở mang kiến thức, giúp chất liệu cho những suy nghĩ lành mạnh và có ích. (dường như thời nay thú đọc sách không còn mấy hấp dẫn nữa đối với trẻ)
Vi tính, một tiến bộ của khoa học đóng góp rất nhiều cho cuộc sống, cho việc học cho sự giao lưu... của chúng ta. Nhưng không ít phụ huynh lo ngại vì con em cứ có giờ là ôm máy để chơi, để nói chuyện, để khám phá... Tính tò mò của tuổi đang lớn, cộng thêm với những ảnh hưởng không ít của thương mại... đã đẩy đưa nhiều trẻ vào chỗ bất lợi hay có hại cho sự lành mạnh của cuộc sống non trẻ. chắc chắn phụ huynh đã quá ý thức về việc này rồi. Đây chỉ là một chút chia sẻ để quý phụ huynh xác tín hơn về sự cảnh giác khi cho con em dùng những phương tiện hiện đại này.
Theo nghiên cứu cho thấy : Giờ xem TV và dùng vi tính nếu quá mức, sẽ có tỉ lệ nghịch với ít nhất là việc học của con em. Ngoài ra, không nói đến có những phần không thích hợp với đời sống luân lý lành mạnh của trẻ nữa.
8. Giáo dục và  sự hợp tác của thầy cô và các phụ huynh.
Sự bỏ chung kinh nghiệm của mỗi phụ huynh thật quý giá, và làm phong phú cho việc giáo dục con em của nhau. Đồng thời là một điểm tựa về mặt tinh thần cho những người cùng có chung trách nhiệm giáo dục con em.
Mỗi trẻ đều cần một lối giáo dục riêng, vì thế sự trao đổi giữa các bậc làm cha mẹ với nhau sẽ làm tăng thêm không những kiến thức, phương pháp, mà còn hổ trợ tâm lý cho nhau. Ví dụ : như khi phụ huynh gặp những trường hợp khó xử trong việc giáo dục. Thêm vào đó, phụ huynh gặp được những người “đồng hội, đồng thuyền”. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng có ích cho cả 2 phía -  phụ huynh và con em . Chính sự gặp gỡ trao đổi này giúp cho phụ huynh có can đảm tiến bước hay xác tín hơn trong những gì mình đang trải qua.  Vì việc giáo dục con thật sự là một trách nhiệm lớn và rất nặng nề trong cuộc sống gia đình. Như đã nhiều lần nêu lên tâm sự của phụ huynh là “nuôi con không khó, dạy con mới khó…”. Nếu có sự hợp tác và chia seû với nhau, chắc chắn gánh của phụ huynh sẽ nhẹ và niềm vui sẽ tăng.
9. Nhắm đích cao, mong chờ nhiều nơi con em. Nhưng cần sát thực tế và  hợp lý, hợp tình …
Có đích để vươn tới là một lực đẩy rất mạnh giúp con em lớn lên.
Một cuộc sống luôn có hướng tiến làm cho ngưới ta sống có ý nghĩa và hữu hiệu. Có một hướng để vươn tới làm cho con em thích thú, và đó là động lực để chúng bắt tay vào việc học hay tập tành.  Có mục tiêu cũng là thước đo kiểm nhận mức tiến của mỗi người. Đích cao nhưng thích hợp giúp trẻ cố gắng, và qua đó tiềm năng được Phát triển. Nếu thiếu sự cố gắng hoặc có thái độ “tà tà”  sẽ làm cho hao mòn sinh lực và mất hứng của tuổi trẻ.  Sự hứng khởi và bầu nhiệt huyết trong mỗi người sẽ mất dần.  Khi có sự gì cần cố gắng, con người thường vận dụng hết khả năng của mình để vươn tới. Cũng thế, phụ huynh cần cho con em một chuẩn mực, một đích điểm để vươn tới là việc tối cần trong quá trình giáo dục. Trong thực tế , không ít phụ huynh đã đặt chuẩn mực cho con em, và nhiều trẻ đã trở nên phi thường nhờ những cố gắng nhỏ nhặt hằng ngày, và động lực thúc đẩy việc học và tập tành. Tuy nhiên, nhiều bi kịch và nỗi đau cũng dậy lên do sự quá thúc ép của phụ huynh, làm trẻ quá mệt mỏi vì cố gắng quá mức, thể chất thiếu ngủ và giải trí. Tinh thần căng thẳng vì thi đua, vì muốn chiếm hay cố giữ những thứ hạng cao hay “siêu hạng”.  Những thúc ép quá mức sẽ làm mất đi năng lực và những giờ phút vui chơi hồn nhiên của tuổi trẻ. Vì thế, “đúng mức , thích hợp, hợp tình, hợp lý….” Là những điều phụ huynh cần quan tâm trong khi tạo cho con một chuẩn mực, một cái đích để vươn tới.
10. Khuyến khích, động viên là những chất liệu căn bản không thể thiếu trong quá trình giáo dục con em.
Sự động viên, khuyến khích làm tăng niềm phấn khởi, tạo thêm lòng tự tin nơi chính bản thân. Có thể ví  chúng như  những loại xăng, dầu làm cho xe lăn bánh êm, nhẹ, là chiếc gậy giúp chống đỡ trên hành trình lớn lên, là “sinh tố” tối cần trong những khi thất bại, chán nản ….  Là những viên kẹo ngọt khi mệt mỏi xâm chiếm. Động viên khuyến khích là một lực đẩy, nó đáp ứng đúng nhu cầu của mỗi người cần được thöøa nhận, được để ý, quan tâm.… Ngay cả người lớn chúng ta cũng thế, huống gì con trẻ ánh mắt và khuôn mặt của chúng ta đã không từng rạng rỡ lên, và năng lực như tăng vọt khi nghe một lời động viên đó sao?
Những con em lớn lên trong bầu khí đầy động viên và khuyến khích, sẽ có đủ lòng tự tin để dám dấn thân vào những công việc mới mẻ, dám sáng tạo, và dám mang trách nhiệm về đời mình và những việc mình làm, dám đứng lên và bắt đầu lại khi cần thiết. Thật vậy, chính lòng tin nơi bản thân giúp con em có thể làm những điều này.
Có một nhân cách lành mạnh, Làm chủ được bản thân.
Có một nghề chắc chắn, biết cách ứng xử và tương giao.
Tự lập, độc lập, tự do, luôn học hỏi cầu tiến.
Trở thành người có ích cho xã hội.
Bạn mong đợi điều gì ở bé 2 tuổi
Một bé 2 tuổi chưa sẵn sàng tập trung vào những thứ tốt hơn hoặc chưa hiểu được vai trò của bé trong gia đình (tuy nhiên bé biết rằng bé là trung tâm của vũ trụ!). Bé cũng không sẵn sàng làm những công việc phức tạp hoặc chưa sẵn sàng duy trì thời gian biểu của bé. Nhưng bé cũng muốn mình bận rộn và quan trọng như bạn. Do đó, bạn đừng mắng bé nếu con bạn luôn quanh quẩn dưới chân trong khi bạn đang cố gắng làm mọi việc. Mong muốn của bé là cơ sở của cách cư xử, điều đó giúp bé trở thành một người có tinh thần trách nhiệm.
Bạn có thể làm gì
Bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản.
Bé sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ quá khó. Bạn hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản: Bé có thể ném rác vào thùng rác, cho mèo ăn hoặc tưới cây. Nhiệm vụ bao gồm nhiều bước nhỏ phù hợp với các bé ở lứa tuổi này. Bé sẽ nản lòng khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng (bởi vì có hàng tá công việc trong khi thu dọn phòng). Thay vì vậy, bạn hãy yêu cầu bé "Con hãy đặt giầy của con lên giá." Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì bé hãnh diện và độc lập hơn rất nhiều khi bé hoàn thành những việc đơn giản.
Nêu gương và hướng dẫn. Cách tốt nhất và có lẽ cũng là cách khó khăn nhất để bé thấm nhuần khái niệm về tinh thần trách nhiệm là hãy nêu gương và có trách nhiệm với chính những công việc của bạn - như đặt chìa khoá xe đúng chỗ thay vì để chúng lên bàn ăn hoặc xếp gọn gàng tạp chí của bạn thay vì vứt lung tung trên ghế. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích con bạn qua việc hướng dẫn cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản của bé. Bé sẽ bối rối khi bạn nói với bé rằng "Nào, con hãy giúp mẹ gấp quần áo nhé", thay vì vậy bạn hãy bảo bé "Con xem mẹ cất những đôi tất và những chiếc quần lót vào ngăn quần áo nhé. Con có muốn giúp mẹ làm việc này không?" Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để dạy bé 2 tuổi thực hiện một nhiệm vụ, thì nhiệm vụ đó quá phức tạp đối với bé.
Hãy biến công việc thành trò chơi. Bạn hãy học tập những bữa tiệc tổ chức trong ngôi nhà dựng tạm đơn giản: cả làng giúp đỡ một gia đình dựng lên ngôi nhà đơn sơ, sau đó tất cả mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc. Tất cả chúng ta đều thích làm việc khi chúng ta vui vẻ. Con bạn vui khi bé cùng làm việc với bạn, bé chưa coi công việc gấp quần áo là một nhiệm vụ - điều đó sẽ giúp bé vui vẻ cởi những bộ quần áo lông ấm áp và xếp chúng vào rổ. Hãy để bé lãnh đạo và nhảy nhót trong khi cùng bạn phủi bụi trên áo, hoặc thi xem ai xếp được nhiều quần áo nhất.
Thiết lập các công việc thường lệ. Con bạn sẽ học hỏi tinh thần trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm sắp đặt các công việc hàng ngày. Hãy để bé biết rằng bé luôn phải đặt bát của bé vào chậu rửa sau bữa sáng, và giúp bạn nhặt các đồ chơi trong chậu sau khi tắm xong. Bé sẽ nhận thấy rằng các công việc vặt là một phần trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên tắc của Bà. Theo tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, tiến sĩ tâm lý Jerry Wyckoff đề nghị dùng "nguyên tắc của Bà" để dạy tinh thần trách nhiệm cho các bé ở tuổi tập đi. "Trong gia đình bạn, 'nguyên tắc của Bà' tạo ra những luật lệ mà mọi người đều phải tuân theo. Do đó, thay vì đưa ra một tối hậu thư ("Nếu con không làm cái này thì con sẽ không được làm cái kia"), nguyên tắc của Bà là 'Khi con làm xong những gì phải làm thì con sẽ được làm những gì mà con muốn làm'." Nếu con bạn đòi ăn bánh, bạn hãy trả lời bé "Khi nào con ngồi vào bàn ăn thì mẹ sẽ lấy một cái bánh cho con." Mặt khác, khi bạn đưa ra tối hậu thứ "Nếu con dọn dẹp đồ chơi của con thì mẹ sẽ chiêu đãi con", có nghĩa là bạn hối lộ cho những hành động bình thường của bé - điều này sẽ làm tăng khả năng bé quyết định rằng bé vẫn có thể sống mà không cần buổi chiêu đãi đó, do đó bé sẽ không dọn dẹp đồ chơi của bé.
Cho bé thời gian. Bạn dễ bị xúi giục để cầm lấy bát của con bạn, rồi tự mình đặt nó vào chậu rửa. Bạn hãy thử chống lại ham muốn này. Thay vì vậy, hãy tập trung vào các cố gắng của con bạn nhiều hơn là tập trung vào kết quả của công việc hiện tại. Có thể bé chưa thể hoàn thành một công việc, nhưng phê bình bé hoặc tham gia vào các công việc của bé chỉ làm giảm mong muốn giúp đỡ bạn mà thôi. (Và bạn hãy nhớ rằng luyện tập sẽ giúp bé hoàn thiện.) Bạn cố động viên bé "Con đã dọn dẹp bát đĩa của con thật tốt. Mặc dù vậy, mẹ thích con đặt những chiếc đĩa bẩn của con vào chậu rửa chứ không phải đặt chúng lên giá."
Khuyến khích. ủng hộ tích cực sẽ giúp con bạn hiểu rằng các cố gắng của bé quan trọng và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy. Bạn khen ngợi bé: "Con cho thức ăn của con Minu vào đúng chỗ rồi đấy" hơn là chỉ khen bé "Thật tuyệt!" Khi đánh giá, bạn phải chỉ ra chính xác những cố gắng của bé đã giúp đỡ người khác: "Bây giờ con đã đặt các thìa lên bàn, tất cả chúng ta có thể ăn tối. Nào, chúng ta cùng ngồi xuống!"
Viết bởi Stacy DeBroff 
"Sáng Lạn" hay "Xán Lạn"?
Đa số người viết trật một từ ngữ,
chữ viết trật chưa hẳn trở thành đúng.
Mới đây Axêla tôi có viết đôi hàng giới thiệu một thi tập trong đó có hai chữ sáng lạn, liền được một đồng môn nhắc viết như thế là sai. Phải viết là xán lạn mới đúng. Từ xưa cứ thấy "người ta" viết "sáng lạn" nên cũng viết như vậy và cho rằng đúng và lâu ngày cho là nhất định đúng, nên nay bị chỉnh sửa thì cho rằng chưa chắc ai sai. Sau chót tôi hoang mang. Mỗ bèn đi hỏi một số bạn bè và nhờ bạn bè hỏi thêm. Xin trích thuật ý kiến của một số anh chị như sau. 
Quý anh chị tham gia ý kiến đều không muốn hài tên.
Tôi tra tự điển của Phan Canh thì là "Xán Lạn". Tôi không tin văn chương chữ nghĩa VN sau 75, vì họ dùng nhiều chữ sai. Để tôi thử một số người khác xem sao nhe. (Một người gốc Bắc)
Tôi chỉ thấy "Sáng Lạn". Chưa hề thấy ai viết "Xán Lạn" cả. (Một người gốc Trung)

Theo tôi biết thì người Bắc hay lầm giữa chữ x và chữ s, vì họ đọc giống nhau . Chữ "xán lạn" gốc chữ Hán 燦爛 .

Tôi thấy rất nhiều người viết là "sáng lạn", nhưng tôi không nghĩ là đúng (cái này cũng tương đối vì mình chưa có Hàn Lâm Viện) . Tôi theo nguyên tắc nói có sách mách có chứng nên chữ nào nghi ngờ là tôi tra Tự điển ngay .

Cả 4 cuốn Tự Điển tôi dùng đều thuộc loại đáng tin cậy. Cả 4 cuốn đều viết là Xán Lạn. Tôi không dùng Tự điển sau 1975 . Các từ điển như Việt Nam Từ Điển của hội Khai Trí Tiến Đức, Từ Điển Việt Nam  của Lê Văn Đức, Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu đều ghi là "Xán Lạn" và giải nghĩa từ ngữ này là sáng chói, chói lọi, rực rỡ, sáng sủa, tốt đẹp. Từ Điển Lê Văn Đức cho thí dụ: "Tương lai xán lạn".
Xán Lạn nguyên là một từ ngữ Hán Việt và bởi nó có nghĩa là sáng chói, rực rỡ nên nhiều người lầm tưởng là chữ "Sáng" của chữ Việt thuần túy. Dùng lâu thành quen, đến khi thấy chữ xán lạn viết đúng lại tưởng là sai.
Tôi khoái đề tài nầy, vì học hỏi được nhiều ý kiến của quí vị thức giả nặng tình với tiếng Việt, nên tôi hay góp ý, mong quí vị đừng mắng là tôi nhiều chuyện.
Ông Nguyễn Hiến Lê lúc khởi đầu viết văn cũng viết sai sáng lạn, nhưng về sau có người, dường như là cụ Lê Ngọc Trụ, chỉ ra phải viết xán lạn mới đúng. Từ đó ông NHL viết sửa lại là xán lạn.
Đúng như g/s LTK giải thích, những chữ Hán Việt có phát âm gần với tiếng thuần Việt thường làm cho mình dễ lầm lộn, lấy tiếng thuần Việt thay tiếng Hán Việt, như xán lạn/sáng lạn, độc giả/ đọc giả, chúng cư/ chung cư...

Đành rằng trong tiếng Việt có rất nhiều từ kép có 1 tiếng Hán Việt ghép với 1 tiếng thuần Việt (Nôm) như học hỏi, sinh sống, lão già... Nhưng, theo tôi, nguyên tắc Hán Việt ghép với Hán Việt, Nôm ghép với Nôm để tạo từ mới, hoặc để giải thích chính tả, vẫn nên được tôn trọng.
Bây giờ kính mong quí vị biện giải hai từ ngữ chúng cư và chung cư xem chữ nào đúng. Thôi thế là hết! Axêla tôi đã viết sai. Từ nay xin viết là XÁN LẠN.
Axêla

ĐÚNG và KHÔNG ĐÚNG

Những mẹo nhỏ để tránh nổi giận
Có nhiều cách để chúng ta tự giúp mình tránh tạo ra cơn giận giữ. Sau đây là một số cách mà giatrisong.vn đưa ra:
1. Chấp nhận
Luôn chấp nhận mọi điều diễn ra, tồn tại theo cách của nó và chấp nhận mọi người có thế giới riêng của họ. Tuy nhiên, chính ý tưởng này cũng đang châm ngòi cho cho sự bực tức trong bạn, hãy cẩn trọng và không nên bỏ qua những gì bên dưới bài viết này.
2. Tập trung vào tương lai
Hãy bỏ qua quá khứ, sống hết mình với hiện tại và định hướng những điều mới mẻ trong tương lai. Tập trung cả suy nghĩ cũng như hành động vào tương lai, nhưng không phải loại tương lai tràn đầy ham muốn, kỳ vọng hão huyền mà là tương lai thực tế, ở đó mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
3. Quan sát, chờ đợi và nhận biết
Mỗi khi gặp những chuyện không vui đừng nóng nảy và bực tức, hãy tìm hiểu lý do vì sao mình có cảm giác như vậy. Nếu nguyên nhân do nằm ở người khác cũng đừng vội phán xét họ và không kết tội ai hay điều gì cả. Việc này giúp ta xây dựng sự hiểu biết về bản thân và người khác, giúp ta nhìn ra sự thật hàm chứa dưới mọi góc độ nơi con người. Kiên nhẫn để nhận biết những điều còn ẩn chứa, sự thật thường ít phô bày ra trừ khi con người tìm được chúng.
4. Khuyên nhủ bản thân
Chúng ta thường gây tổn thương cho bản thân khi chán nản, lo lắng. Hãy ngưng làm điều này ngay. Bạn thường khuyên nhủ những người khác điều gì khi họ tự gây tổn thương cho họ? Bây giờ bạn có thể làm điều đó với mình, tự nhủ mình vượt qua những cảm xúc không tốt, nếu có ý tưởng nào hay cho việc này hãy viết ra và ghi nhớ để thực hành.
5. “Rút lui” vào lúc thích hợp
Trong cuộc họp, ở một nơi nào đó trong công sở hay trong nhà bếp… hãy giữ trạng thái điềm tĩnh, thái độ quan sát tách rời, khách quan, không can dự vào chuyện gì khi nhận thấy cuộc tranh luận đang đi tới đỉnh điểm. Nghĩa là chúng ta học cách làm chủ những phản ứng của mình chứ không phải là sự thờ ơ, chối bỏ trách nhiệm. Biết rút lui đúng lúc để tránh những cuộc tranh cãi không có kết quả hơn là sau đó chịu sự giày vò trong trái tim
6. Tập trung tích cực
Nếu tức giận đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào bạn, hãy chủ động tìm ra một lĩnh vực nào đó để bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng theo cách tích cực nhất. Cách làm này giống như việc mang cây ra khỏi bình nước. Cây “tức giận” sẽ bắt đầu khô héo và chết dần.
7. Truy tìm nguyên nhân
Hãy tưởng tượng chúng ta là thám tử để điều tra mọi cảm xúc của mình. Mỗi khi mình có cảm xúc tiêu cực nảy sinh, chúng ta sẽ truy tìm nguyên nhân – thủ phạm gây ra cảm xúc ấy để có cách giải quyết dứt điểm hiệu quả nhất.
8. Giải độc 
Cách hữu hiệu và đơn giản nhất để cắt khỏi những cơn tức giận là chúng ta đừng lãng phí thời gian với những con người lúc nào cũng phàn nàn, than vãn. Giữ cho tâm trí mình luôn thảnh thơi, tỉnh táo để có thể miễn nhiễm đối với tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Còn đối với cơn giận dữ của bản thân mình, hãy tìm đến một nơi yên tĩnh hay làm một việc gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và niềm vui trở lại. Sự thư thái trong tâm hồn sẽ mang đến những cảm xúc lành mạnh
- See more at: http://giatrisong.vn/nhung-meo-nho-de-tranh-noi-gian/#sthash.ysHia68E.dpuf
Những mẹo nhỏ để tránh nổi giận
Có nhiều cách để chúng ta tự giúp mình tránh tạo ra cơn giận giữ. Sau đây là một số cách mà giatrisong.vn đưa ra:
1. Chấp nhận
Luôn chấp nhận mọi điều diễn ra, tồn tại theo cách của nó và chấp nhận mọi người có thế giới riêng của họ. Tuy nhiên, chính ý tưởng này cũng đang châm ngòi cho cho sự bực tức trong bạn, hãy cẩn trọng và không nên bỏ qua những gì bên dưới bài viết này.
2. Tập trung vào tương lai
Hãy bỏ qua quá khứ, sống hết mình với hiện tại và định hướng những điều mới mẻ trong tương lai. Tập trung cả suy nghĩ cũng như hành động vào tương lai, nhưng không phải loại tương lai tràn đầy ham muốn, kỳ vọng hão huyền mà là tương lai thực tế, ở đó mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
3. Quan sát, chờ đợi và nhận biết
Mỗi khi gặp những chuyện không vui đừng nóng nảy và bực tức, hãy tìm hiểu lý do vì sao mình có cảm giác như vậy. Nếu nguyên nhân do nằm ở người khác cũng đừng vội phán xét họ và không kết tội ai hay điều gì cả. Việc này giúp ta xây dựng sự hiểu biết về bản thân và người khác, giúp ta nhìn ra sự thật hàm chứa dưới mọi góc độ nơi con người. Kiên nhẫn để nhận biết những điều còn ẩn chứa, sự thật thường ít phô bày ra trừ khi con người tìm được chúng.
4. Khuyên nhủ bản thân
Chúng ta thường gây tổn thương cho bản thân khi chán nản, lo lắng. Hãy ngưng làm điều này ngay. Bạn thường khuyên nhủ những người khác điều gì khi họ tự gây tổn thương cho họ? Bây giờ bạn có thể làm điều đó với mình, tự nhủ mình vượt qua những cảm xúc không tốt, nếu có ý tưởng nào hay cho việc này hãy viết ra và ghi nhớ để thực hành.
5. “Rút lui” vào lúc thích hợp
Trong cuộc họp, ở một nơi nào đó trong công sở hay trong nhà bếp… hãy giữ trạng thái điềm tĩnh, thái độ quan sát tách rời, khách quan, không can dự vào chuyện gì khi nhận thấy cuộc tranh luận đang đi tới đỉnh điểm. Nghĩa là chúng ta học cách làm chủ những phản ứng của mình chứ không phải là sự thờ ơ, chối bỏ trách nhiệm. Biết rút lui đúng lúc để tránh những cuộc tranh cãi không có kết quả hơn là sau đó chịu sự giày vò trong trái tim
6. Tập trung tích cực
Nếu tức giận đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào bạn, hãy chủ động tìm ra một lĩnh vực nào đó để bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng theo cách tích cực nhất. Cách làm này giống như việc mang cây ra khỏi bình nước. Cây “tức giận” sẽ bắt đầu khô héo và chết dần.
7. Truy tìm nguyên nhân
Hãy tưởng tượng chúng ta là thám tử để điều tra mọi cảm xúc của mình. Mỗi khi mình có cảm xúc tiêu cực nảy sinh, chúng ta sẽ truy tìm nguyên nhân – thủ phạm gây ra cảm xúc ấy để có cách giải quyết dứt điểm hiệu quả nhất.
8. Giải độc 
Cách hữu hiệu và đơn giản nhất để cắt khỏi những cơn tức giận là chúng ta đừng lãng phí thời gian với những con người lúc nào cũng phàn nàn, than vãn. Giữ cho tâm trí mình luôn thảnh thơi, tỉnh táo để có thể miễn nhiễm đối với tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Còn đối với cơn giận dữ của bản thân mình, hãy tìm đến một nơi yên tĩnh hay làm một việc gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và niềm vui trở lại. Sự thư thái trong tâm hồn sẽ mang đến những cảm xúc lành mạnh
- See more at: http://giatrisong.vn/nhung-meo-nho-de-tranh-noi-gian/#sthash.ysHia68E.dpuf
Những mẹo nhỏ để tránh nổi giận
Có nhiều cách để chúng ta tự giúp mình tránh tạo ra cơn giận giữ. Sau đây là một số cách mà giatrisong.vn đưa ra:
1. Chấp nhận
Luôn chấp nhận mọi điều diễn ra, tồn tại theo cách của nó và chấp nhận mọi người có thế giới riêng của họ. Tuy nhiên, chính ý tưởng này cũng đang châm ngòi cho cho sự bực tức trong bạn, hãy cẩn trọng và không nên bỏ qua những gì bên dưới bài viết này.
2. Tập trung vào tương lai
Hãy bỏ qua quá khứ, sống hết mình với hiện tại và định hướng những điều mới mẻ trong tương lai. Tập trung cả suy nghĩ cũng như hành động vào tương lai, nhưng không phải loại tương lai tràn đầy ham muốn, kỳ vọng hão huyền mà là tương lai thực tế, ở đó mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
3. Quan sát, chờ đợi và nhận biết
Mỗi khi gặp những chuyện không vui đừng nóng nảy và bực tức, hãy tìm hiểu lý do vì sao mình có cảm giác như vậy. Nếu nguyên nhân do nằm ở người khác cũng đừng vội phán xét họ và không kết tội ai hay điều gì cả. Việc này giúp ta xây dựng sự hiểu biết về bản thân và người khác, giúp ta nhìn ra sự thật hàm chứa dưới mọi góc độ nơi con người. Kiên nhẫn để nhận biết những điều còn ẩn chứa, sự thật thường ít phô bày ra trừ khi con người tìm được chúng.
4. Khuyên nhủ bản thân
Chúng ta thường gây tổn thương cho bản thân khi chán nản, lo lắng. Hãy ngưng làm điều này ngay. Bạn thường khuyên nhủ những người khác điều gì khi họ tự gây tổn thương cho họ? Bây giờ bạn có thể làm điều đó với mình, tự nhủ mình vượt qua những cảm xúc không tốt, nếu có ý tưởng nào hay cho việc này hãy viết ra và ghi nhớ để thực hành.
5. “Rút lui” vào lúc thích hợp
Trong cuộc họp, ở một nơi nào đó trong công sở hay trong nhà bếp… hãy giữ trạng thái điềm tĩnh, thái độ quan sát tách rời, khách quan, không can dự vào chuyện gì khi nhận thấy cuộc tranh luận đang đi tới đỉnh điểm. Nghĩa là chúng ta học cách làm chủ những phản ứng của mình chứ không phải là sự thờ ơ, chối bỏ trách nhiệm. Biết rút lui đúng lúc để tránh những cuộc tranh cãi không có kết quả hơn là sau đó chịu sự giày vò trong trái tim
6. Tập trung tích cực
Nếu tức giận đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào bạn, hãy chủ động tìm ra một lĩnh vực nào đó để bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng theo cách tích cực nhất. Cách làm này giống như việc mang cây ra khỏi bình nước. Cây “tức giận” sẽ bắt đầu khô héo và chết dần.
7. Truy tìm nguyên nhân
Hãy tưởng tượng chúng ta là thám tử để điều tra mọi cảm xúc của mình. Mỗi khi mình có cảm xúc tiêu cực nảy sinh, chúng ta sẽ truy tìm nguyên nhân – thủ phạm gây ra cảm xúc ấy để có cách giải quyết dứt điểm hiệu quả nhất.
8. Giải độc 
Cách hữu hiệu và đơn giản nhất để cắt khỏi những cơn tức giận là chúng ta đừng lãng phí thời gian với những con người lúc nào cũng phàn nàn, than vãn. Giữ cho tâm trí mình luôn thảnh thơi, tỉnh táo để có thể miễn nhiễm đối với tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Còn đối với cơn giận dữ của bản thân mình, hãy tìm đến một nơi yên tĩnh hay làm một việc gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và niềm vui trở lại. Sự thư thái trong tâm hồn sẽ mang đến những cảm xúc lành mạnh
- See more at: http://giatrisong.vn/nhung-meo-nho-de-tranh-noi-gian/#sthash.ysHia68E.dpuf

0 nhận xét:

Đăng nhận xét