Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bài viết hay(760)

Mười bốn điều Phật dậy được loan truyền nhiều nhất 
1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là đạo đức
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

Những sợi bông gòn
Ngày xưa ở một vùng thôn xóm kia, có một người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng… Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na… Trong vùng đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là một người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…
Một lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết. Cái chết của cô làm cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn không hay về cô vô cùng ân hận và hối lỗi… Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt… Hắn tìm đến cụ già nhất làng và là người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông một lời khuyên. 
Cụ già nghe xong mọi chuyện không nói gì dẫn hắn lên một ngọn đồi của làng. Cụ xé chiếc gối và thả xuống. Bông gòn theo gió bay đi mọi hướng. Cụ già bảo hắn đi nhặt lại bông gòn đó rồi dồn lại vào gối. Hắn ngạc nhiên lắm, vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ. Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:
- Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, không thể nào lấy lại được.
 
Đừng gắng sức trở thành người thành công.Tốt  hơn hãy gắng sức trở thành người đức độ.
Try not to become a man of success,
but rather try to become a man of value.
Albert Einstein

Chắc không phải gà cùng một lý tưởng...

KINH SÁCH CỦA NƯỚC VỆ
(Trích Luận ngữ tân thư)
Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp… Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm. Người thông minh, sáng suốt thuộc về dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm. Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…
Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“.  Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.

Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân“ -chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân“ -chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).

Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần“-chết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh).

Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).

Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“.  Nói đến đó, Ngài bỗng trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ nói:

“May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“.

Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào. Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải không?“. 

Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh ngạc, hỏi:

“Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người nước Vệ?“. 

Khổng Tử trả lời:

“Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì thế mà tôi biết“.

Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:

“Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử khí?“. 

Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:

“Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận… Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba năm chưa chôn“.

Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi. Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế. Bèn hỏi:

“Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế nào?“. 

Khổng Tử nói:

“Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.

Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà cãi:

“Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“. 

Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn nói với cả các học trò của mình:

“Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái gì?“. 

Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức, không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:

“Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong phú đấy“.

Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.

Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng vừa chấm dứt.

Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước Vệ.

Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?

Phạm Lưu Vũ 
Phường đạo tặc!
Ngày xửa ngày xưa ...
Có một họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong một căn phòng chật hẹp, mốc meo cũ kỹ, chuyên vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày . Ngày nọ, có một thương nhân thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ đã vẽ rất sống động, nên đã đến và nhờ chàng vẽ cho mình một bức chân dung.
Đôi bên đồng ý ngã giá là $ 10,000 đồng.
Bức tranh đã hoàn thành sau một tuần lễ .
Lão Phú Hộ , đến ngày hẹn, phải lấy tranh. Nhưng vào lúc đó, ông sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa không tiếng tăm. Ông đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Ông nghĩ rằng: bức tranh đó là chân dung của ta, nếu ta không mua, thì cũng không có con ma nào thèm bỏ tiền ra mua cả ! Thế thì tại sao ta lại phải trả một giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng $ 10,000 theo giao ước mà cò kè / cưa cẩm ở mức giá $ 3,000 đồng .
Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng ...
Trong cuộc đời nghệ sĩ , chàng chưa bao giờ phải trực diện và phải đối phó với một cái chuyện mua bán quái gở như thế . Chàng đã kiên nhẫn, cố gắng trinh bày cặn kẽ rằng : tuy đây là một giao ước "mồm" , nhưng đã có sự tự do trong ưng và thuận , không ai áp lực ai , và mong ông hãy giữ tròn chữ Tín của một thương nhân Biết mình đang ở thế thượng phong, Lão bèn dứt khoát : - " Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh tiếng chót là $ 3,000 có chịu hay không ?" .
Biết là cha này chơi xỏ lá, muốn bắt kèo tay trên . Thượng đội hạ đạp là đám "xoay cờ trở mặt" này đây. Chàng họa sĩ im lặng cố nén cơn giận. Ôn tồn mà cương quyết, chàng trả lời Lão Phú Hộ: - " Không bán! Tôi thà chịu hao mực, thí công ngồi vẽ, chứ nhất định không chịu để ông dùng tiền mà làm nhục tôi như thế! Nếu hôm nay ông tự ý nuốt lời, nuôi lòng bất tín, tráo trở, làm quê mặt một nghệ sĩ nghèo như tôi thì tôi tin rằng trong tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần như vậy! Tôi nói thật. Tôi không nói thách. Và cũng chưa đủ tài năng để vẽ thêm cái nhân cách của Ông trong bức tranh chân dung này". 
Lão phú ông, cười đểu: - "Anh mới nói cái gì? Giỡn chơi hả, 20 lần là sao? Tôi đâu có ngu và đâu có điên. $ 200,000 để mua bức tranh như vầy sao!"
- "Rồi ông sẽ biết!"  - Chàng họa sĩ nói theo khi người khách quay mặt rảo bước bỏ đi!
Trải qua câu chuyện "thế thái tình đời" chán chường! Chàng họa sĩ quyết định dọn đi xa .
Tại một con phố nhỏ / yên lành và ít bon chen. Anh đã tìm thày học thêm nghề vẽ, khổ luyện lại mười ngón. Tiếp tục sống chết với màu & cọ, chàng sáng tác liên tục ...
Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng hoạ sĩ đã dành được một vị trí khá quan trọng trong giới hội họa và nổi tiếng khắp nơi ... Còn lão phú hộ kia? Ngay sau ngày "trở quẻ" thành công, Ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó ngay. Và cũng với cái lối thương thảo trong kinh doanh chuyện làm ăn của Ông ta ngày càng "phất" ... cho đến một ngày!
Mấy người bạn thân đã đến kể cho Lão Phú Ông nghe một câu chuyện lạ:
-"Này ông! Lạ ghê! Mấy ngày nay, chúng tôi có đi dự một buổi triển lãm tranh của một họa sĩ rất nổi tiếng. Biết gì không, ở đó đang treo một bức tranh đề giá chắc nịch. Biết gì không? Người trong bức tranh lại có chân dung và diện mạo trông giống hệt ông như đúc ấy! Còn nữa, giá bán đề rất rỏ: BANDITO Không Thương Lượng: Giá $ 200,000 đồng ...
(BANDITO) * theo tiếng địa phương có nghĩa là "phường đạo tặc" ...
Như trời giáng, Lão Phú Ông sực nhớ đến câu chuyện năm xưa! Chính lúc này, ông mới ân hận, vì việc mình đã làm ngày trước. Đã cố ý gây tổn thương cho người họa sĩ. Ngay hôm đó, ông ta đã tìm đến phòng tranh, chân thành xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá $200,000 đồng.
Chàng họa sĩ trẻ vô danh ngày đó, ngày nay ai cũng biết:
Pablo Ruiz Picasso,
(1881---1973)
" Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta. Ngoại trừ chính ta".
Đó là tâm niệm của nhà danh họa Picasso...
 
Để tôi nghĩ cách xem sao
Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người lễ tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”.
Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.
Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán tiền phòng, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”.
Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.
Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể “nghĩ cách xem sao…”
CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM
           Từ ngày miền Nam Việt Nam bị bọn Cộng Sản miền Bắc thôn tính nốt để áp đặt một chế độ độc ác và dã man có một không hai trên thế giới cho cả nước và khiến cho cả triệu người chúng ta phải bỏ nước ra đi lưu lạc khắp bốn phương trời. Có thể nói đây là quốc nạn, nhưng cũng nhờ đó mà phong trào chống Cộng bùng phát mạnh mẽ hơn lúc nào hết nhất là kể từ khi một số các tiểu bang như Virginia, Texas, California có đông người Việt đến định cư. Không phải chỉ có những chính trị gia, những nhà hoạt động cho nhân quyền, không phải chỉ có những người trí thức, những công thương kỹ nghệ gia, mà cả những ông gìa, bà cả, những em học sinh tiểu học, trung học cũng tham gia.Nhưng nước đã mất, quân đội đã tan hàng, tiền bạc, súng đạn thì không có, chúng ta chỉ còn có cái MIỆNG. Vậy chúng ta  chống Cộng bằng gì ? Những cuộc biểu tình đả đảo Cộng Sản, hội thảo, hội luận hay viết bài tố cáo sự vi phạm nhân quyền hay tội ác của Cộng Sản đăng tải trên báo chí hay đưa lên nét, nếu không có cái MIỆNG thì chúng ta làm sao để bầy tỏ? Thể hiện tất cả các điều đó, chính là chúng ta đã thể hiện những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tư tửơng v.v…tức là chúng ta đã mở một mặt trận cuối cùng để chống lại bọn Cộng Sản VN, đó là MẶT TRẬN VĂN HÓA. Nhưng tiếc thay, một số người vô ý thức, trong đó có cả những kẻ đã ăn cơm quốc gia hay ít nhất thì bố mẹ chúng đã được hưởng nhiều ân sủng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng mới có được những địa vị như ngày hôm nay, đã mỉa mai gọi những người chống Cộng như vậy là CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM.
Chính vì sự chống Cộng bằng MỒM của chúng ta mà bọn Cộng Sản Việt Nam đi đến đâu cũng phải trốn lui, trốn lủi, phải luồn cửa hông, phải chui cửa hậu, phải nhờ cảnh sát Mỹ bảo vệ. Chính vì sự chống Cộng bằng MỒM của chúng ta mà cờ MÁU của bọn Cộng Sản Việt Nam, ngoi lên được cái nào là bị giật bỏ cái đó, trái lại, cờ VÀNG ba sọc đỏ của chúng ta thì không những luôn luôn được đồng bào chúng ta trang trọng giương cao và càng ngày càng nhiều. Ngay cả một số những người đã và đang sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam và cả những người đã từng là đảng viên Cộng Sản VN cũng mong muốn một ngày nào đó, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta sẽ tung bay trở lại trên bầu trời Việt Nam. Chính vì vậy mà ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam phải đề ra Nghị Quyết 36 để chống lại.
Đọc qua bản Nghị Quyết này, chúng ta nhận thấy ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đã đánh gía “rất cao” người Việt tỵ nạn Cộng Sản mà chúng khôn ngoan gọi là “người Việt Nam ở nước ngoài”. Chúng không những đã chỉ thị cho các cơ quan, các tổ chức của chúng ở hải ngoại cũng như ở trong nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau dụ dỗ người Việt Hải Ngoại về giúp nước hoặc làm ăn buôn bán với bọn chúng mà còn phải có biện pháp đấu tranh với “những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc”.
“Những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc” ở đây là gi ? Đó chính là những hành động chống đối bọn chúng của chúng ta như biểu tình, mít ting, hội luận, hội thảo để chống đối bọn chúng cũng như những bài tham luận, bình luận phê bình chỉ trích bọn chúng trên đài phát thanh, trên vô tuyến truyền hình hoặc trên diễn đàn internet hay những sự chống đối, phản kháng của người dân bằng những bài thơ, câu vè, những câu chuyện tiếu lâm. Tóm lại đó là tất cả những gì mà bọn người vô ý thức, bọn ViệtGian Công Sản và bọn Cộng Sản nằm vùng gọi là “CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM”.
Còn biện pháp đấu tranh của bọn chúng là gì ?
Sở trường của bọn Cộng Sản VN là xâm nhập để lèo lái; nếu không được thì xúc xiểm để chia rẽ và mua chuộc. Cả hai phương pháp này, đối với Việt Cộng đều qúa dễ bởi vì các đảng phái, đoàn thể và hội đoàn của người Việt tỵ nan Cộng Sản ở hải ngoại đều qúa lỏng lẻo, tài chánh thì lại không có. Người có khả năng, có uy tín thì phần lớn lại không muốn xuất đầu lộ diện vì sợ bị chụp mũ, bị bôi nhọ. Hội đoàn nào cũng phải tự đóng góp và sống nhờ vào các Mạnh Thường Quân. Báo chí, truyền thông cũng vậy, phải sống nhờ vào quảng cáo. Mạnh Thường Quân mà không có, Quảng Cáo mà ít thì rất dễ lọt vào tay Cộng Sản hoạc bị bọn chúng lèo lái bởi vì tiền bạc thì bọn chúng nhiều, mà bọn Việt Gian Cộng Sản ham danh hỗ trợ bọn chúng lại không ít. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi thấy nhiều hội đoàn bị chia rẽ và có khi còn bị tách làm đôi. Nam Cali, một hồi chúng ta đã thấy có hai Cộng Đồng. Hết Nam Cali nay lại tới Bắc Cali, cũng có hai Cộng Đồng, hai hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Ngãi v.v…
Cái lưu manh của bọn Cộng Sản là không bao gìơ xuất đầu lộ diện trừ phi bị lộ tẩy.  Chúng chuyên môn khích bác người này, xúc xiểm người kia. Nếu chúng có viết bài đưa lên nét hay lên báo chí thì cũng chỉ đề bút hiệu hoặc tên giả, không bao giờ dám để tên thật cho nên chúng không ngần ngại dùng những ngôn từ của kẻ vô học để chỉ trích người khác.  Nhưng có lúc chúng cũng tỏ ra rất lịch sự và khách quan, làm cho người đọc, nếu không theo dõi ngay từ đầu, thật khó biết chúng thuộc hạng người nào, Quốc Gia hay Cộng Sản. Chúng tung hỏa mù để chúng ta không còn biết đường nào mà đánh, không còn biết ai là chánh, ai là tà, làm cho chúng ta nhiều khi đang chống Cộng trở thành chống lẫn nhau.
Nhưng dù sao ở hải ngoại, bọn chúng cũng chỉ là thiểu số, chúng lại không có quyền bắt ai, giam ai một cách vô cớ như chúng đã làm ở trong nước. Chính vì sợ cha Lý chống Cộng bằng MỒM mà bọn Cộng Sản Việt Nam đã phải bịt miệng cha Lý ngay tại phiên toà tại Huế ngày 30/3/07. Chính vì sợ chúng ta chống Cộng bằng MỒM mà bọn Cộng Sản Việt Nam đã phải mở cả một MẶT TRẬN VĂN HOÁ bằng nghị Quyết 36 để xâm nhập vào các hội đoàn, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, các diễn đàn v.v…để gây chia rẽ và phá hoại. Chưa đủ, chúng còn phải cho bọn tay sai, bọn Việt Gian Cộng Sản gọi những CHIẾN SĨ đang chiến đấu trong MẶT TRẬN VĂN HÓA CHỐNG CỘNG là những người CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM.
Vì vậy, chúng ta không việc gì phải sợ, phải xấu hổ (mắc cở) hay khó chịu khi có những kẻ vô ý thức và bọn bưng bô cho Việt Cộng bằng mồm đã gọi chúng ta là những người CHỐNG CỘNG CỰC ĐOAN hoặc mỉa mai hơn là CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM, mà trái lại, chúng ta phải hãnh diện về mấy chữ đó vì NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM chính là NHỮNG CHIẾN SĨ BIỆT KÍCH TRONG MẶT TRẬN VĂN HÓA CHỐNG CỘNG. Còn bọn chúng mới chính là bọn bưng bô cho Cộng Sản bằng mồm.
Xin mượn bài thơ của Trần Chiêu Yên để kết luận bài này:
Làm Sao Biết Được Đứa Văn Nô
Làm sao biết được đứa văn nô ?
Thú thật chuyện ni dể thấy mồ:
Lãi nhãi tấn công người chống cộng
Ồn ào ve vuốt lũ bưng bô
Quốc gia đả cộng thì moi móc
Cộng sản buôn dân lại ngó lơ
Viết lách bịp đời khoe cái dốt
Rõ ràng chính nó: đứa văn nô
                                             Trần Chiêu Yên
Ra đi hay ở lại?

“Bạn có con đường của bạn. Tôi có con đường của tôi. Còn con đường phải, con đường đúng, con đường duy nhất…nó không tồn tại . You have your way. I have my way. As for the right way, the correct way, and the only way, it does not exist.” ― Friedrich Nietzsche
Tôi vừa về lại Việt Nam. Sau một thời gian dài ở Âu Mỹ, mình phải tập thích ứng lại với môi trường nơi đây, dù thú vị nhưng khá khó khăn cho mọi giác quan.
Buổi sáng ngủ dậy không còn lười biếng nằm nghe chim hót trong khu vườn nhỏ thưởng lơ thơ vài cọng nắng sớm. Thay vào đó là những âm thanh chát chúa của xe tải, còi xe, tiếng gọi nhau của nhóm tài xế, nhân công phía dưới đường. Hai buổi sáng, một loa phóng thanh chạy qua nhà, ồn ào về một buổi đại nhạc hội cuối tuần.
Cũng như mọi thành phố khác nơi Âu Mỹ, buổi sáng Saigon là một dòng chảy xiết của đoàn người lên đường vội vã tìm kế mưu sinh, quay cuồng trong cối xay của tha nhân và cơ chế. Cái khác biệt là một tư duy hơi rối loạn nơi đây, những hụt hẫng lo ngại về một tương lai không thể dự đoán. Nhưng tôi vẫn cười vỗ vai các bạn trẻ,” Hãy bình tâm. Tài sản lớn nhất của bạn vẫn là thời gian. Hãy chuẩn bị cho những gì sẽ đến, tốt hay xấu, lành hay dữ”.
Câu hỏi thường gặp trong những bắt tay chào hỏi ở các quán cà phê hay ngoài đường phố là,” Bác nghĩ thế nào về kinh tế VN trong 5 năm tới?”; “Bác khuyên cháu nên tìm đường ra đi hay bám trụ tại đây để chờ cơ hội/”…
Lại chuyện kinh tế vĩ mô
Về kinh tế, tôi nói đi nói lại nhiều lần là không thể có một dự đoán chuẩn xác nào khi các số liệu dùng trong phân tích gần như hoàn toàn bố láo. Tuy nhiên, vài hiện tương có thể giúp nhận rõ xu hướng chung của kinh tế Việt Nam trong 5 năm sắp đến. Phân khúc FDI (đầu tư nước ngoài) sẽ tăng trưởng mạnh, và các công ty FDI sẽ tạo một khoảng cách càng ngày càng xa với các doanh nghiệp nội. TPP (Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương) có thể được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào cuối 2014, gây thêm nhiều cơ hội cho ngành may mặc, giầy dép, nội thất…Tuy nhiên, ở mặt trái, TPP sẽ đòi hỏi những điều chỉnh đáng kể cho các ngành nghề khác, và nếu doanh nghiệp nội không sẵn sàng, các công ty FDI sẽ lợi dụng TPP để tiếp tục hưởng lợi nhiều nhất.
Hai cơ hội trên có thể bị trật đường rầy vì hai yếu tố căn bản khác thể hiện hai rào cản khá lớn cho sự phát triển của một nền kinh tế thuần Việt. Thứ nhất là sự can thiệp thường trực của các định chế chánh phủ và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để bảo đảm vai trò chủ đạo kinh tế quốc gia. Đây là một gánh nặng mà ngay cả Tập Cận Bình cũng không giải quyết được khi tha thiết muốn cải tổ kinh tế Trung Quốc.
Thứ hai là tổng số lượng nợ xấu, nợ công và nợ DNNN. Tôi nghĩ ngay cả các chuyên gia hoạch định kinh tế quốc gia cũng không biết rõ con số này. Ước tính từ bên ngoài đưa ra một biên độ từ 150 tỷ USD đến 200 tỷ USD. Con số nào thì cũng nằm trong “top ten” của thế giới. Và mọi giải pháp cần một khoàng thời gian hơn 10 năm.
Vẫn là những yếu tố cá nhân
Tuy nhiên, tôi luôn tin rằng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất ít đến những cơ hội tiềm tàng cho mỗi cá nhân. Đơn giản vì đây là một nền kinh tế “chưa cất cánh” và khi bắt đầu dưới đáy, con đường trước mặt chỉ có hướng đi lên. Sau khi ngủ đông suốt 75 năm, những năm vừa qua là khi Việt Nam thức giấc. Rất nhiều kỳ vọng từ người dân cũng như các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, sau vài năm bon chen tranh đấu, với quá nhiều lỗi lầm và một tư duy đầy ảo tưởng, con rồng Việt bị vấp té và có lẽ đang muốn quay ra ngủ tiếp thêm vài thập kỷ?
Khi nói đến yếu tố cá nhân, chúng ta phải công nhận sự đặc thù của từng trường hợp. Nhưng theo tôi, các thành phần sau đây có lẽ nên bám trụ để rút tỉa mọi quyền lộc đang được phân chia. Thu tóm cho nhiều vì có lẽ đây là những chuyến tàu chót từ một “bonanza” của thế kỷ.
Việt Nam đang là một thiên đường cho các “con ông cháu cha”, các “thái tử đen đỏ”, các “dại gia sân sau” của thế lực chính trị vì đây là một nền kinh tế dựa trên “quan hệ”. Khi sử dụng cả cơ chế để làm lợi thế cạnh tranh, thì ngay cả những công ty đa quốc bài bản nhất cũng phải chào thua.
Thứ hai là các cá nhân hay doanh nghiệp làm việc hay gia công cho khu vực FDI. Họ sẽ an tâm với sự tăng trưởng hàng năm của khu vực này. Một lợi điểm khác là sự học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế từ các công ty FDI. Tôi luôn tin rằng đây là một quy trình đáng giá hơn cả các bằng cấp cao nhất từ những đại học đẳng cấp.
Sau cùng, trong suy thoái, các doanh nhân có thể khám phá ra nhiều giải pháp sáng tạo và cùng lúc, họ sẽ lĩnh hội một tinh thần năng động để tiếp tục bước tới. Huấn luyện dưới những điều kiện khắt khe đòi hỏi một kỷ luật trong kiên nhẫn và chắc chắn sẽ trở thành một kỹ năng cần thiết cho những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Dĩ nhiên có những bạn chọn cho mình một giải pháp nhẹ nhàng hơn. Ngay cả Tôn Tử cũng nhắc nhở là “tam thập lục kế vĩ đào di thượng”. Trong đời tôi, xấu hổ mà nói, tôi cũng đã nhiều lần bỏ chạy để bảo tồn sinh lực cho các trận đấu kế tiếp. Thực ra, chỉ có mình mới biết tính toán rõ rệt hết mọi tình thế để ra quyết định sau cùng.
Tôi không phải là anh hùng, siêu nhân hay bậc đại trí đại dũng nên tầm nhìn của tôi thường bị giới hạn, không như các đỉnh cao. Nhưng tôi hiểu một điều: quyết định nào của tôi cũng là một thể hiện tự do trong tư duy cá nhân dù nhiều khi bị rất nhiều ngăn trở và sai lầm. Phải can đảm vượt qua để sống đích thực với con người của mình.
Alan Phan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét