Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bài viết hay(765)

Có khi chỉ mất một phút để phải lòng ai đó,

một giờ để bắt đầu cảm thấy thích,

và một ngày để bắt đầu yêu,

Nhưng lại phải mất một đời để có thể quên được họ.
Thiên đường cộng sản
 Trong một xã hội ưu việt mà tất cả sự việc xảy ra theo lối hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội có thể gom lại thành tuyển tập truyện cười không đoạn kết. Tràm Cà Mau đã cô đọng vài nét tiếu lâm đặc trưng của nhà nước XHCN (Xấu Hết Chỗ Nói) sau khi hàn huyên cùng bạn hữu là những người đã từng sống và phục vụ cho chính quyền Hà Nội. Một anh bạn sống tại Ba Lan, một từ Nga và ông khác từ xứ Nicaragua. Cái thâm thuý của người Bắc, kín đáo của người Trung, và sự cởi mở của người Nam trong những năm xa quê đã tạo nên những phiếm luận vừa vui, vừa tội nghiệp và nó làm cho ta cảm thấy xót xa khi nghĩ về Việt Nam mến yêu...

Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để dành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc dục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con giòng họ, thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa. Trong một bữa ăn đoàn viên do bà chị ông tổ chức. Một người cháu trẻ tuổi hỏi: “Trong chế độ cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không?” Ông cười đáp: “Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ, nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó”. Đứa cháu nhún vai cười mĩm. Hỏi tiếp: “Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không?” “Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở” - Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi: “Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng”. Bà chị dâu ông cười và trả lời : “Đây là cá lòng tong”. - “Cá lòng tong là cá gì?” - “Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm.” Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động. Ông Tý hỏi: “Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa?” Đứa cháu lại nghiêm mặt và trả lời: “Trong tư bản chủ nghĩa, thiểu số tư nhân giàu có bóc lột nhân dân lao động. Trong xã hội chủ nghĩa, thiểu số của thiểu số đảng viên cầm quyền bóc lột toàn nhân dân, triệt để và khốc liệt hơn. Xã hội chủ nghĩa được xây dựng nên, cho người người được dịp làm biếng hơn, phè hơn, hoặc không làm chi cả cho khỏe”. Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục cộng sản?”  
http://www.toomanymornings.com/wp-content/uploads/2011/04/adam-and-eve1-668x1024.jpg


Ông Tý lung túng: “Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với”. - “Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông, và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm không khí mà thôi”. Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói: “Thật là phản động và bôi bác.” Đứa cháu gái kêu ông Tý bằng cậu nói: “Cậu biết không? Cách nay nhiều năm, trước thời chiến tranh, có một ông già nhà giàu vào một tiệm bách hóa và trả tiền mua hết tất cả hàng hóa trong tiệm, nhưng không mang về, để lại tặng không cho các khách hàng đến sau ông, họ khỏi trả tiền. Chủ tiệm cười, sung sướng đồng ý. Ông già bắc ghế ngồi trước cửa tiệm xem chơi. Sau khi vài người khách vào tiệm mua, được cho không khỏi trả tiền, thì dân chúng ào ào kéo đến. Mười lăm phút sau, cả cái tiệm thành đống rác, đổ vỡ tan hoang. Ông già ngồi cười. Chủ tiệm mếu máo hỏi ông già rằng: “Ông có thù ghét chi tôi không mà hại tôi đến thế? Tan nát cái tiệm rồi. Từ nay làm sao buôn bán chi được nữa? Ác chi mà ác đến thế ông ơi! Tại sao thế? “ Cụ già chậm rải giải thích: “Tôi đã già quá. Tôi biết không thể sống cho đến ngày cộng sản vào đây. Tôi muốn được thấy tận mắt thế nào là xã hội cộng sản”. Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói: “Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà”. Đứa cháu gái trả lời: “Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó”. Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói: “Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không?” - “Không bao giờ”. - “Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không?” - “Không bao giờ”. Ông Tý dồn tiếp: “Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không? - “Không bao giờ”. - “Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa?” Một đứa cháu khác hỏi tiếp: “Đọc nghị quyết của đảng cộng sản, cháu thấy họ viết rằng: “Trước đây chúng ta đang đứng trên bờ vực. Từ đó đến nay, chúng ta đã tiến được nhiều bước vượt bực”. Đứng trên bờ vực mà tiến được nhiều bước vượt bực, thì có lộn mèo xuống hố hay không? Trong bài diễn văn gần đây, đồng chí tổng bí thư có đọc: “Chế độ cộng sản đang ở chân trời”. Có nghĩa là sao?”. Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích: “Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả”. Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nếu chế độ cộng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara, thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” - “Tôi không biết”. - “Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực”. Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm: “Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên Bác ra mà chữi Bác ngu hay không?” Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói: “Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi”. - “ Điều gì?” - “Tôi có thể ra ị trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ?” - “Có thật không?” Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi. Ông Tý cười bí hiểm, nói: “Cứ ị mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ?” Đang ngồi ăn, bỗng nghe tiếng đạn đại bác bắn đì đùng. Bà chị dâu sợ hãi, hỏi ông Tý: “Có chuyện chi mà bắn súng dữ vậy? Có gì nguy hiểm không?” Ông Tý giải thích: “Đồng chí bí thư thành phố Mát-cơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao.” Bà chị nhăn mặt nói: “Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy?” Chị ông Tý xen vào câu chuyện: “Nầy cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, Bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời: “Chắc chắn theo”. Bác hỏi: “Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “ Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo Bác ngay”. Chuyện nầy có thật hay không?” Ông Tý lắc đầu nói: “Những chuyện bí mật của nhà nước như thế, chúng tôi không được quyền biết đến, và không ai được quyền tiết lộ.”  
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d4/Michelangelo,_Creation_of_Adam_03.jpg
“Ông Adam là người Liên Xô ạ”


Một đứa cháu trai đặt câu hỏi: “Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào?” - “Chú đã theo đảng cộng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào?” - “Ông ấy là người Liên Xô ạ”
- “Sao vậy?”

- “Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng!”

- “Khỉ, khỉ, bọn mầy đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa”

- “Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ”.

- “Sao vậy?”

- “Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ”.

Cả nhà cùng cười vang. Ông Tý cũng cười theo. Một đứa cháu nói: “Chú đã nghe chuyện của bác Hai chưa? Bác Hai ra miền Bắc làm việc từ trước khi có chiến tranh. Không có tội gì cả, nhưng bác bị bắt giam. Vị cai tù hỏi bác bị kết án bao nhiêu năm, vì tội danh gì? Bác trả lời là bị kết án mười năm và không có tội danh gì cả. Ông cai tù trợn mắt lên, mắng rằng: “Láo khoét, thường thường, không có tội gì cả, thì chỉ bị kết án có bốn năm mà thôi”. Vợ bác ở nhà, gởi thơ vào trại tù than thở là không có ai xới đất làm vườn để trồng khoai. Bác gởi một thơ ngắn về nhà, ghi: “ Chôn ở trong vườn”. Tuần sau, vợ bác gởi thơ lên, đại ý nói công an đã xới, đào khắp vườn, không bỏ sót một tấc đất nào cả. Bác gởi thơ về rằng: “Vườn đã được xới xong, chờ chi nữa mà không trồng trọt”.

Ông Tý gắt lên: “Toàn cả chuyện bố láo. Nhưng chuyện sau đây, thì có thật. Có một anh cán bộ sở tôi, chạy gấp về nhà, thấy bà vợ đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ. Anh gào lên rằng, bà chẳng được cái tích sự gì cả, giờ nầy mà còn nằm đó. Bà có biết trên cửa hàng lương thực đang bán khoai mì, chỉ còn lại mấy chục kí. Không chạy mau lên thì người ta mua hết bây giờ.”
Bà chị ông Tý nói: “Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xảy ra không?”
- “Không. Chuyện gì thế?”

- “Hôm ấy chú Huy trực . Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo Bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?” Bên kia đáp rằng: “Tôi nghe ‘đã’ cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai”. Thế thì chú Huy chưa kể chuyện nầy cho nghe sao?”

Khi bữa cơm gần tàn. Ông Tý nói với các cháu: “Các con phải tích cực phấn đấu để sau nay được vào đoàn, vào đảng. May ra mới ngóc đầu lên được”.

- “Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rủ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là cho gởi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?”
Một người bà con hỏi, trong xã hội chủ nghĩa, thiên hạ có thích chuyện tiếu lâm hay không? Ông Tý thành thực trả lời: “Nhiều người kể chuyện tiếu lâm, châm biếm mà bị tù đông lắm. Lần nọ, tôi gặp một anh chánh án nhân dân, đi ra khỏi tòa và cười rũ rượi, cười chảy nước mắt. Tôi hỏi sao vậy? Anh nói là vừa nghe một chuyện khôi hài tuyệt vời. Tôi yêu cầu anh kể lại. Anh quắc mắt lên hỏi tôi đã điên chưa mà yêu cầu anh kể. Vì người kể câu chuyện đó, vừa bị anh kết án mười năm tù lao động khổ sai”. Một bà hỏi ông Tý: “Có phải trong xã hội chủ nghĩa, thời gian qua mau hơn trong tư bản chủ nghĩa không?” - “Chị muốn nói gì?” -”Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai sắn chỉ trồng qua đêm là đã gặt hái được. Thế nghĩa là sao? Làm được phép tiên sao?” Ông Tý gật gù: “Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi”. Bà chị ông Tý lắc đầu bực mình nói: “Cậu bảo rằng xã hội cộng sản đã làm được những điều tốt đẹp cho con người. Tốt đẹp ở đâu, cậu cho tôi xem vài thí dụ đi”. Ông Tý bóp trán rồi trả lời: “Ví dụ như chị Năm Lài, trước kia mù chữ, đi chân đất, chuyên nghề chửi mướn, đánh ghen thuê. Bây giờ là chủ tịch hội phụ nữ yêu nước. Anh Tám Râu, thất học, nghèo không có quần xà lỏn mà mang, bây giờ đã có dép râu đi, và làm trưởng ban tuyên huấn giáo dục huyện. Và đồng chí Mười Búa , trước đây đâm thuê chém mướn ở bến xe, làm nghề hoạn heo, ai thấy cũng khinh bỉ, nhổ nước bọt. Nay đã là một thành viên trong Bộ Chính Trị. Đó, cái siêu việt của xã hội chủ nghĩa, chị thấy chưa?”http://www.conongviet.com/BiemHoa/babui_102011_5.gif
Bà chị ông Tý nheo mắt nhìn kỹ, và hỏi ông: “Nầy, cậu bị thương tích trong trận đánh nào, mà bây giờ cái đầu cậu cứ gật gật mãi, và tay cậu cứ đưa lên, đưa xuống hoài vậy?”

Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”

Bà chị hỏi: “Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế?”

- “Dù gì đi nữa, đồng chí Ba Dừa cũng là một người cộng sản chân chính, nên tôi binh vực và kính trọng”.Tràm Cà Mau
  
 Đạo Bụt bắt đầu từ một cái thấy của một con người tên là Siddharta Sakya Gotama. Cái thấy này là một cái thấy trực tiếp không đi ngang tư duy và lý luận, nó là một loại trực giác. Trực giác này có thể đạt được do công phu quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu vào lòng thực tại. Năng lượng sử dụng để quán chiếu là niệm và định, hai khả năng của tâm. Niệm là để tâm vào, và định là chuyên chú nhìn sâu. Niệm và định đưa tới tuệ. Tuệ tức là cái thấy ấy... (Phù Sa)
*Tuệ Chương HoàngLongHải: "Hương Rừng Cà Mau thời chiến tranh".
Đọc Sơn Nam thì làm sao tôi tìm lại được gốc gác hoậc ít ra những thông tin về những người bạn nối khố của tôi, những địa danh, bạn bè và ngay cả những cuộc tình..., mặc dầu tôi rất mê những chuyện của ông. Tất nhiên là không được.
"Tuệ Chương: Kể Chuyện Đánh Giặc Ở Quê Hương Ông Nguyễn Tấn Dũng". Thế nhưng Tuệ Chương nối giáo cho tôi trong bút ký này. Ông "dạy" tôi sử địa vùng Rạch giá - Hà Tiên - Biên giới Campuchia; ông còn "kể" những giai thoại mà tôi cho là thật vì những người bạn Rạch Giá của tôi cách đây 60 năm có kể cho tôi nghe tại Mỹ Tho, và cách đây 1 năm - khi gặp lại nhau - nhắc lại những chi tiết này tại Hoa Kỳ. Tất nhiên những thông tin của những người bạn Rạch Giá ở trong giới hạn riêng tư, nhưng "Hương Rừng Trà Tiên thời chiến tranh" lại có nói đến các tình tiết giống như vậy (trừ vài trường hợp như tên người Jeannette thay vì Annette, bạn đọc sẽ thấy sau) cho nên tôi cho là có thật.
Tuệ Chương Hoàng Long Hải - người miền Trung - có cái tài làm sôi động cả một vùng Rạch Giá - Hà Tiên mà theo tôi chỉ vì ông yêu mến nồng nàn mãnh đất này. (Nhân tiện, nói đến chiến tranh mà không nói đến "hai phía" thì không phải là chiến tranh. Thôi thì xin để ông ta kể...)
1. Xã Mỹ Lâm2. Từ Xã Mỹ Lâm đến Dinh Điền Cái Sắn3. Theo Việt Cộng4. Đường Giây 1-C "Trục lộ 80 A Rạch Giá – Hà Tiên là con đường song song với đường giây 1-C của Việt Cộng. Cộng Sản cần sự tiếp tế của dân chúng sống trên trục lộ nầy, nên chúng không dại gì chiếm cứ hoàn toàn các xã lỵ, quận lỵ nằm trên trục lộ."
5. Đường Giây 1-C (Rừng Tràm Trà Tiên)
6. Đường Giây 1-C (Mật Khu Trà Tiên với Giang Thành Dạ Cổ)
7. Đường Giây 1-C (Núi Mo-So: Tora Bora Việt Nam, quân y viện của Nguyễn Tấn Dũng)
8. Đường Giây 1-C (Ngưu Tầm Ngưu, Mã Tầm Mã)
9. Giặc Mùa
10. Chuyện Anh Năm Tu-Hú
11. “Mừng Sinh Nhật “Bác”!
12. "Đốt Pháo Bông Đón Bộ Đội Bắc Việt Xâm Nhập"
http://domesco.vn/upload/images/vn/Thu-Gian/thumb/noi.jpgNgôn Đạo
Nói là là một phương tiện truyền thông đặc biệt diễn đạt bằng âm thanh chỉ có con người mới có. Các loài động vật khác cũng có phương tiện diễn đạt bằng âm thanh nhưng rất hạn chế trong một số ít thanh âm nào đó mà thôi.
Ví dụ chó thì sủa; tiếng sủa của chó giới hạn trong một số tiếng; sủa gâu gâu, sủa ông ổng, và tru. Chỉ có vậy thôi.
Loài chim tuy có tiếng hót hay hơn tiếng sủa, tuy nhiên cũng có giới hạn như chó. Tiếng hót hay dở cũng tùy ở một số loài. Dĩ nhiên quạ kêu thì không có gì hay. Tiếng cú kêu làm cho người Việt tin dị đoan sợ ma. Còn tiếng chim hoàng oanh, chim sơn ca thì hay tuyệt trần. Tiếng vượn hú thì nghe rầu rĩ lắm!
Tùy theo âm thanh của mỗi loài, người ta đặt cho nó một cái tên về sự diễn đạt âm thanh của chúng: quạ thì kêu, (loài nào tiếng của nó hay thì gọi là hót), cho sủa (tiếng kêu dài trong đêm thì gọi là tru), vượn hú; trâu, bò hay voi thì rống; ngựa thì hí; cọp, beo, sư tử (loài ăn thịt) thì gầm; rắn cũng gọi là gầm. Thông thường những âm thanh của nó được phát ra từ miệng của chúng như con người vậy. Riêng có vài loại côn trùng thì âm thanh phát ra từ cánh như con dế, con giặc sành…
Tạo hóa cho loài vật âm thanh như tiếng nói, tiếng kêu, tiếng sủa để làm gì? Có lẽ đó là phương tiện truyền tin của loài vật. Truyền thông là phương cách thông tin giữa một con vật với một con vật hay giữa một con vật với đoàn của nó. Người ta thường nói “Tiếng chim gọi đàn”, “vượn gọi bầy”…  Đó là cách truyền đạt tin tức giữa một con vật với nhiều con khác; có khi nó chỉ là phương cách diễn đạt giữa một con đực với một con cái hay ngược lại, và rất nhiều khi đó là lời chỉ huy, hướng dẫn của con vật đầu đàn hoặc báo động, cảnh giác về một sự nguy hiểm sắp xẩy tới.
Con người thì không sủa, không rống, không gầm, không tru hay không hí, ngoại trừ khi bị người ta mắng, ví người với loài vật.
Con người thì nói. Nói là phương tiện diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng âm thanh. Nói là cách diễn đạt trong trạng thái bình thường, thông thường. Trong trường hợp người ta muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn, truyền cảm hơn thì người ta ngâm, – như ngâm thơ – hoặc ca hoặc hát. Khi ngâm hay ca hát, người ta dùng thêm một hay nhiều dụng cụ phát âm như đàn, trống, sáo hoặc kèn, v.v… để phụ họa thêm.
Khi ca hát, thậm chí cả khi ngâm, có thể một hay ba bốn hay nhiều người cùng hoạt động một lúc, người ta gọi là hợp ngâm, song ca, hợp ca hay hợp xướng, thậm chí đại hợp xướng (cả trăm người cùng hát một lúc).
Người ca hay hát (ca sĩ) phải có hai yếu tố quan trọng: Một là giọng, hai là hơi. Có giọng hát thì hát mới hay. Nhiều khi người ta nghe hát tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tàu, tiếng Ấn, v.v… không hiểu lời ca nhưng nghe giọng ta cũng thấy thích vì giọng ca hay. Nghe người Việt hát thì người ta ưa nghe cả giọng lẫn lời. Nhiều nhạc sĩ đặt lời ca thật hay, nghe như thơ. Nhạc sĩ bây giờ đặt lời nghe như thiếu… muối (lạt lẽo). Ngoài giọng, ca sĩ cần có hơi; hơi phải mạnh và dài. Không có giọng, không có hơi thì nên… nghỉ hát!
Còn nói thì chỉ có một người nói. Hết người nầy nói tới phiên người khác. Thậm chí khi cải nhau thì cũng nên từng người một, có khi tranh hơn thua thì gọi là tranh cải. Còn như hai người cùng nói thì chẳng ai nghe được. Người ta có hai lỗ tai nhưng chỉ nghe được một người nói, không thể có tai nầy thì nghe người nầy, tai kia thì nghe người kia. Hai người cùng nói một lúc như vợ chồng cải nhau thì chỉ có… hàng xóm nghe. Thậm chí vợ chồng cải nhau ồn ào quá khiến hàng xóm phải gọi cảnh sát tới can thiệp.
Nói hay ngôn ngữ cũng có nhiều loại khác nhau. Ngôn ngữ nước nào cũng vậy, thường có hai loại. Một loại nói văn vẻ và một loại thông tục. Có người phân tích rằng có một loại ngôn ngữ trong các dinh thự và một loại ngôn ngữ ngoài đường phố. Loại trong dinh thự thường văn vẻ và loại ngoài đường phố thì thông tục. Đó chưa kể tới những tiếng tục, chưởi tục mà người lịch sự không mấy khi nói ra. Loại văn vẽ chứng tỏ người có học, có giáo dục, v.v… nghe thanh tao nhẹ nhàng, còn loại thông tục thì có người cho rằng “Dùi đục chấm mắm nêm”.
Nhiều người có học, có giáo dục nhưng cũng ưa cách nói thông tục vì cách nói thông tục truyền đạt ý tưởng, tình cảm một cách dễ dàng hơn, mối liên hệ hiểu biết cũng thuận tiện hơn. Người ta cũng gọi cách nói như thế là bình dân.
 Chưởi tục cũng khác với chưởi thề!
Người ta cũng dùng tiếng nói để mà chưởi khi giận dữ ai. Tiếng chưởi thường thì to, nhiều người cùng nghe được. Muốn chưởi để đối tượng hay nhiều khác cùng nghe thì người ta phải nói to, âm thanh lớn, làm cho gân cổ nổi lên nên có thành ngữ “Gân cổ lên chưởi”. Ít khi có tiếng chưởi thanh tao mà thường là tiếng chưởi tục, đ. mẹ hay đ. cha, có khi kêu cả ông bà ông vải ra chưởi. Có người cho rằng chưởi là một nghe thuật, nó khác với loại “chưởi thẳng vào mặt” mà lại tránh né, lắc léo làm cho người bị chưởi khó phản ứng lại được. Đó là loại chưởi khéo, chưởi mé, xách mé, v.v…
Vì chưởi là một nghệ thuật nên phải có tài mới xử dụng được nghệ thuật đó. Tôi chưa từng nghe người Nam chưởi “hay” như người Trung, người Bắc. Câu chưởi của họ có âm điệu trầm bỗng lên xuống, có câu kéo đàng hoàng như một loại “khuôn mẫu” và để cho tiện người ta cứ học thuộc và cứ theo “khuôn mẫu” đó đem ra áp dụng mỗi khi chưởi nhau. Câu nầy người ta nghe thường nhất: “Cha ông cha bà cha vạn họ, họ nội, họ ngoại họ ngái họ gần mầy ăn cắp gà nhà bà”.
 Đó cũng là câu chưởi mất gà có khi chúng ta đã nghe người ta chưởi ở nhà quê. Kèm theo tiếng chưởi là tiếng “nộp” có nghĩa là mắng cho đối tượng đau mà chết, bệnh mà chết, ăn gà mắc xương, đau bụng, đau ngực, v.v… mà chết cho sớm, v.v….
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chưởi như vậy. Vì vậy, khi có người bị chưởi mà chưởi không lại người ta thì cũng phải cầu viện nhờ người đến chưởi giúp.
 Người  đàng hoàng đứng đắn thì không chưởi bao giờ. Họ chỉ dùng lời nói để phân bua, lấy cái đúng sai về ai để phân biệt hơn thua, phải trái. Nhiều khi người ta cũng không cần hơn thua mà chỉ cần phải trái mà thôi. Đó là những người đứng đắn trong xã hội.
Nhiều người không cần lẽ phải mà chỉ cần những cách nói lắc léo để ăn người ta, cố nói lấy được. Những người nầy thường bị mắng là lẹo lưỡi. Trong hòa đàm Paris 1973, khi báo chí hỏi lãnh thổ của chính phủ Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN ở đâu thì bà Nguyễn Thị Bình trả lời rằng nơi nào quân đội Cộng Hòa bắn phá đến thì nơi đó là lãnh thổ của chính phủ bà. Có người cho rằng trả lời như thế là hay nhưng cũng có người dẫn chứng rằng đó là cách nói “lẹo lưỡi”.
Nói nhanh là một thói quen, nhiều khi người ta cho là vì cái gène. Cha hay mẹ nói nhanh, con cái cũng nói nhanh. Nói nhanh là điều không nên vì nhiều khi người nghe không nghe kịp. Nói chậm cũng bị chê vì người nghe phải chờ đợi lâu nhất là khi có chuyện gì đó gay cấn, hấp dẫn. Nói rõ ràng từng lời chớ không nói lắp bắp, tức là nói tiếng nào không rõ tiếng đó. Vậy nên thông thường nên nói vừa phải, không nhanh, không chậm, nói rõ ràng là hơn hết. Nói không rõ người ta gọi là nói lua.
Nói điều gì cũng phải có đầu có đuôi, không được nói hụt chạc, không ra đầu ra đuôi người khác không thể hiểu được. Có ông chủ nhà dặn thằng ở như thế nầy: “Mày nói cái gì cũng phải có đầu có đuôi mới được nghe chưa?”
Hôm sau, đứng hầu ông chủ hút thuốc, thằng ở vòng tay lễ phép:
- “Thưa ông chủ. Hôm qua ông sai con đi mua thuốc lá về để ông hút. Hôm nay, ông vấn một điếu, ông châm lửa, ngồi hút. Thưa ông chủ. Khi châm lửa, ông để tàn rớt xuống đang cháy áo ông kìa!”
Ông chủ bèn hốt hoảng la thằng ở:
- “Mày thấy áo tao cháy sao mầy không nói ngay?”
- “Thưa ông chủ. Con cũng muốn nói ngay nhưng ông chủ đã dặn con là nói cái gì cũng phải có đầu có đuôi!”
Khi muốn ai nghe theo lời mình, người ta thường nói to, nói nhỏ. Nói nhỏ là khuyến dụ, nói to là hăm dọa, tỏ sự căng thẳng, cương quyết. Nó nhỏ cũng gọi là mật ngọt, nói như “Rót mật vào tai” hay “Nói ngọt lọt lỗ tai” hay “Nói ngọt lọt đến xương”. Người Bắc thì gọi là “Ngọt nhạt”. Ca dao cũng có câu: “Thả giọng trầm nhiều nỗi mê man.” Đi “cua” gái, những người thả giọng trầm dễ “ăn” hơn mấy người “Ăn to nói lớn” ồn ào.
Hồ Tôn Hiến đem quân đánh Từ Hải, liệu bề không thắng được Từ bèn chọn việc cho người đi ngõ sau: Hối lộ và dụ dỗ, ngon ngọt với Kiều để Kiều khuyên Từ Hải ra hàng:
Nàng thời thật dạ tin người
Lễ nhiều, nói ngọt nghe lời dễ xiêu

Nói lanh chanh là nói không rõ, cướp lời người khác. Trẻ con thường có tật nói leo. Nói leo là nói với người lớn mà chưa được phép nói, người lớn chưa nói xong đã cướp lời.
Nói nhiều hay nói là điều bất lợi, nói hớ dễ bị người lớn bắt lỗi. Khi ai hỏi việc gì đó, người nào nói lộp chộp, chưa chịu suy nghĩ cho kỹ thì dễ bị nói hớ, để lộ công việc. Vì vậy, tục ngữ có câu:
Vạ bởi miệng ra, bệnh chẳng qua miệng vào.
Miệng ra tức là nói; miệng vào tức là ăn. Nói bậy dễ bị vạ (tai vạ), ăn bậy, ăn nhiều dễ sinh bệnh.
Vì dễ bị hớ, bị vạ nên ông bà ta dạy:
Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Câu nầy nghĩa rõ lắm. Khi ăn phải nhai thức ăn cho nhuyễn rồi mới nuốt, cũng như trước khi nói phải suy nghĩ thật kỹ điều mình muốn nói ra. Cũng cùng một ý như thế, người Tàu dạy rằng: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.”
 Tổ tiên cúng ta có một câu tục ngữ khá hay:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Nhiều người có tật ưa nói nhiều, đi đâu cũng nói. Những người đó bị người ta gọi là “Chân ngoài ngõ, miệng trong nhà”, có nghĩa là chân mới tới ngoài cửa ngõ mà tiếng nói đã vang tới trong nhà.
Nhà văn Vũ Thư Hiên có lần chê ông thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Bắc Việt Nam trước kia là người ưa nói. Bất cứ ở hội nghị nào, hễ có mặt ông là ông cũng sẽ lên nói. Ông ta nói lan man việc nọ xọ việc kia khiến nhiều người bực mình. Nói nhiều, hay nói, là một cái bệnh, rất nhiều người bị. Những người đó bị chê là “nói dài, nói dai, nói dại.”
Vì là người có quyền nên nói chi người ta cũng nghe, không nghe thì ngồi ngáp vặt chớ không dám phản đối. Vì vậy, xưa có câu tục ngữ nghe rất khó chịu nhưng phải nhận là hay. Câu đó là:
Miệng nhà quan có gang có thép.
L. nhà khó vừa lọ vừa thâm
Hai câu nầy dụng phép đối (Xưa gọi là văn biền ngẫu) vừa đối cả ý lẫn lời. Gang thép thì đối lại là lọ thâm, còn miệng thì đối lại là l. Đối như thế thì người xưa gọi là thâm; thâm thật!
Câu nầy cũng tương tự như câu của Tây: “Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”.
Nói là biểu lộ ý nghĩ, tình cảm, cũng có khi tỏ rõ lập trường. Khi bị điều tra, nhất là khi Công An Cộng Sản điều tra, chúng thường gặng để biết lập trường chính trị của đối tượng nên nhiều khi rất khó trả lời. Trả lời theo chúng thì là… hèn, khiếp nhược. Nghịch với chúng thì… khó sống. Người xưa cũng nhiều khi gặp trường hợp khó nói nên dạy một câu rất mất lập trường: “Làm trai cứ nước hai mà nói.” Ở Huế cũng có câu hò rất “ba phải” về việc nầy:
Chào bên nam mất lòng bên nữ,
Chào người quân tử bỏ bụng thuyền quyên
Cho tôi xin chào chung một tiếng
kẻo chào riêng khó chào.
Nguy hiểm nhất là nói nịnh. Tán gia bại sản cũng vì nịnh, nước mất nhà tan cũng vì nịnh. Nếu chung quanh nhà vua có nhiều nịnh thần thì thế nào vua cũng bị mất ngôi. Lạ một điều, người ta ai ai cũng ưa nghe người ta nói nịnh mình. Thậm chí nhiều khi mình biết người ta nói nịnh mà mình vẫn thích. Có phải đó là cá tính của con người. Người ta chết vì cái thích đó! Vua thì thích bọn nịnh thần hơn trung thần; quan cũng vậy. Nhứt là mấy bà. Ai khen mấy bà nào là trẻ, là đẹp, là phúc đức, nhân hậu thôi thì mấy bà thấy mình lên tới mây xanh.
Chung quanh những người cầm quyền thường lúc nhúc một lũ dua nịnh. Ở Huế, người ta có chê “Cậu Cẩn” nhưng người ta ghê tởm đám nịnh hót chung quanh “Cậu”.
Đọc truyện Kiều, nhận xét nhân vật, người đọc thấy cụ Nguyễn Du mô tả nhân vật, cách ăn mặc, bộ điệu, trang phục, nói năng mỗi người mỗi nét, nói lên cái cá tính của họ, hay vô cùng:
Cô Kiều đẹp thì đã đành, nhưng cách nói năng của cô Kiều thì:
Lặng nghe lời nói như ru
Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng.
Khi chàng Kim Trọng tỏ ra sàm sở với Kiều, bị Kiều “sửa lưng” nhưng cách sửa lưng của Cô Kiều không những không làm cho Kim Trọng tự ái bất mãn mà còn:
 Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể, thêm vì mười phân.
Hoặc:
 Khen cho: “Phật đã nên rằng:
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời
 Với cảnh ồn ào, hung dữ như sau, không biết có khác gì với cảnh công an và “nhân dân” của chúng khi xét nhà dân chúng, hoặc như khi chúng tấn công gia đình lương dân vô tội chống lại chúng.:
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh
Rụng rời giọt liễu, tan tành gối mai.
Đức Khổng Tử có nói đại khái rằng người nào ăn mặc chải chuốt quá, lời nói trơn tru dịu dàng quá, có thể bụng dạ không thật. Có phải đó là “nguyên tắc” để Cụ Nguyễn Du mô tả Sở Khanh:
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.
Về Hoạn Thư, “con quan lại bộ”, dòng dõi, giai cấp thống trị ngày xưa thì:
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già
Con người như thế thì có hai bộ mặt:
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
 Tướng nói
Nói là bản năng tự nhiên thiên phú nên không chế độ nào có đạo luật “Cấm nói” như chế độ độc tài Cộng Sản. Tự do nói tức là tự do ngôn luận.
Cấm ngôn luận, thì chỉ có chế độ Cộng Sản mới có. Ngay cả dưới chế độ phong kiến cách đây cả mấy trăm năm ở nước ta cũng không khắc nghiệt như dưới chế độ Cộng Sản bây giờ. Nếu chế độ phong kiến cấm ngôn luận khắt khe lắm thì sao có tác phẩm “Cung Oán Ngâm Khúc” nói lên tâm trạng của một cung nữ oán trách nhà vua vì bị nhà vua bỏ bê, làm sao có “Chinh Phụ Ngâm” diễn tả tâm trạng của một người đàn bà oán trách vua chúa gây nên chiến tranh để người chồng phải đi chinh chiến ở xa, hay như gần đây, mới đầu thế kỷ 20, dưới triều vua Thành Thái, một nhà vua yêu nước bị Pháp bắt đi đày bên Châu Phi thế mà cũng bị nhà thơ Trần Tế Xương chê một câu:
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, tứ, người muôn nước,
Sao được cho ra một giống Người.
Trần Tế Xương chê vua Thành Thái (hay Duy Tân – vua Thành Thái bị truất ngôi năm 1908, con là Vĩnh San lên ngôi, lấy hiệu là  Duy Tân):“Sao được cho ra một giống Người” thì Trần Tế Xương chẳng mất một sợi lông chân, còn Trần Dần viết hai câu thơ sau đây thì bị gì:
Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai.
 Chỉ một chữ Người viết hoa mà Trần Dần chịu một đời tù.
 Về cá nhân, người ta thường dùng những lời nặng nề để mạt sát, nhục mạ nhau. Đó là ngày xưa. Ngày nay, việc nhục mạ nầy phát triển thành chính sách của nhà nước, chính phủ. Ở miền Nam, trước 1975, những lãnh tụ như ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Dương Văn Minh cũng có người thương, người ghét, phê bình, đã kích hay hoan hô tùy theo hoàn cảnh hay lăng kính của họ. Điều đó là tự nhiên, nhưng không ai gọi họ bằng thằng.
 Sau 1975, trong các buổi họp phường, khóm hay học tập, v.v… bỗng người ta nghe cán bộ Cộng Sản gọi “Thằng Diệm”, “Thằng Thiệu”, “Thằng Kỳ” , “Thằng Dương Văn Minh”, và đôi khi cả “Thằng Ních-Xơn”, “Thằng Giơn-Xơn”… thì người ta bỗng thấy hơi lạ lẫm với cách xưng hô của người Nam. Qua đó, nếu ai gọi “Ông Ngô Đình Diệm”, “Ông Thiệu” thì bị cán bộ Cộng Sản “chỉnh” ngay. Họ cấm, không cho gọi bằng ông mà phải gọi bằng thằng như họ vậy. Nếu gọi ông Thiệu bằng ông thì gọi Xít-Ta-Lin bằng gì? Chỉ có mấy ông bên Liên Xô, bên Tàu (Trung Quốc) mới gọi bằng ông. Với người Cộng Sản, cùng đảng với nhau thì cũng có khi họ gọi “Đồng chí Xít-Ta-Lin”, “Đồng chí Mao Trạch Đông” hoặc “Đồng chí Mao Trạch Đông vĩ đại”. Người ngoài đảng thì không được gọi bằng “đồng chí” (dĩ nhiên) và phải gọi bằng ông; chung chung, tổng quát là như vậy, giống như Tố Hữu gọi “Trời ơi Ông mất đất trời có không?!” Không lý gọi Xít-Ta-Lin bằng ông rồi cũng gọi Ngô Đình Diệm bằng ông?! Thế là không xong rồi, “không vững lập truờng” nên cho đi “học tập” ở trại cải tạo. Để đáp lại cách gọi của “đảng và nhà nước” Cộng Sản, ngày nay người ta cũng thấy nhan nhãn trên báo chí hải ngoại tiếng “Hồ tặc”, “già Hồ”, “cáo Hồ”. Trước 1975, ít khi thấy báo chí miền Nam gọi ông Hồ Chí Minh như thế. Đó cũng là “Răng trả răng, mắt trả mắt” mà thôi!
 Hay nhứt là nên “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” như tổ tiên chúng ta đã dạy. Lời nói hay, tốt đẹp thì người ta nhớ lâu, thích thú và thậm chí cả kính trọng người nói. Lời nói dở, xấu, thiếu lịch sự, thậm chí thiếu giáo dục thì người ta chê, ghét, bỏ đi.
 Xin đưa một ví dụ như: Tây có câu tục ngữ như tôi vừa nói trên “Mắt trả mắt, răng trả răng”. Thế la sòng phẳng. Ai tốt với mình, mình tốt lại; ai khen mình, mình khen lại; ai chê mình, mình chê lại; ai chưởi mình, mình chưởi lại. Đó là thế gian thường tình.
 Nhưng có lẽ từ câu tục ngữ đó mà ông Thánh Gandhi bên Ấn Độ mới nói câu sau đây: “Mắt trả mắt thì cuối cùng sẽ làm cho cả thế giới mù lòa.” Câu ông Gandhi nói mới thật là hay, mới thấm thía. Có lẽ đó là một nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ. Những người theo Phật có lẽ biết câu Phật dạy: “Lấy oán trả oán, oán chồng chất; lấy ân trả oán, oán tiêu tan.”
 Hồi tôi còn học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ), ông thầy dạy Việt văn của tôi có biểu chúng tôi cứ mỗi tuần, một toán (khoảng 10 học sinh) tìm cho ông một câu thuộc loại “Lời hay ý đẹp”. Toán nào tìm được nhiều câu, câu càng hay, thì chúng tôi càng được điểm tốt. Tôi không rõ ông thầy tôi muốn làm một bộ sưu tập hay ông muốn dạy khéo chúng tôi vì khi đi tìm tức là có học hỏi. Vào thư viện, tôi thấy ở Mỹ bây giờ có rất nhiều loại hay sưu tập những lời hay ý đẹp như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, nên khuyến khích bọn trẻ đọc sách nầy.
 Vì nói bậy, vì sợ khẩu nghiệp mà có người không nói.
 Không nói có nhiều nghĩa. Không nói trước người điều tra có nghĩa la bất hợp tác. Trong một nước tự do, người ta có quyền im lặng, để cho luật sư của họ làm việc. Với Công An Việt Nam, họ hỏi mình mà mình không nói thì có nghĩa là “bầm mình”, tuy rằng trong chế độ cũ, Việt Cộng hướng dẫn cho những người theo chúng khi bị chính quyền quốc gia bắt thì phải ba không: Không thấy, không nghe, không nói.
 Người ta kể môt câu chuyện ngày trước nhà văn Pháp Anatole France tranh luận với một ông đại tá về một vấn đề gì đó. Ông đại tá dùng những lời nặng nề, thô bỉ để mạt sát nhà văn nên A. France không trả lời những gì ông đại tá viết nữa. Thấy nhà văn không nói gì nữa, ông đại tá giận quá, một hôm đến tận nhà của nhà văn hỏi một câu: “Này thằng nhà văn chó chết kia! Tại sao mày không trả lời tao?” A. France chậm rãi trả lời: “Thưa đại tá! Vì mồm đại tá thối quá!”
 Về việc không nói, người Tây phương cũng nói một câu khá hay: “Người ta chỉ cần một năm để tập nói nhưng phải tập ba năm để ngậm miệng lại.”
 Về mặt tôn giáo thì đó là một cách tu cái miệng của mình: tịnh khẩu. Nói, nhất là nói bậy thì theo Phật là tạo cho mình một cái nghiệp, tạo một “Khẩu Nghiệp”. Nói bậy, nói điều ác, điều xấu là tạo cho mình một khẩu nghiệp xấu. Vì vậy tịnh khẩu là tránh cho mình một cái nghiệp.
http://news.bacsi.com/wp-content/uploads/2013/02/be-noi-nhieu-co-hanh-vi-la-co-phai-bi-dong-kinh.jpg Ông “Bác Vật Lang” hồi xưa ở Sadec, du học bên Tây và đậu kỹ sư sinh vật, khi về nước, ông chẳng làm việc gì, ngày ngày “ngao du sơn thủy”. Một lần ông lên thăm Thạch Động ở Hà tiên. Nơi nầy có một con đường đi xuống một cái hang mà người ta gọi là đường xuống âm phủ. Ông ta thấy cái gì ở đó mà người ta bảo rằng Phật thánh cấm ông nói cho nên từ đó về sau, cho đến khi qua đời, ông tịnh khẩu.
 Về tôn giáo, vua Trần Nhân Tôn có một bài thơ khá hay nói về không nói. Bài thơ như sau:
Oanh hót dề dà liễu tả tơi
Thềm hoa mây phủ bóng hiên dài
Khách đến chẳng thăm niềm tâm sự
Tựa bức lan can chỉ ngắm trời
 (Hoàng Vũ dịch)
Hiểu theo văn chương thông thường thì đây là một bài thơ hay, một bài thơ đẹp. Buổi chiều (hay buổi trưa, buổi sáng) có nắng chiếu làm bóng mây che phủ thềm nhà (hay chùa), có những cành liễu buông dài, tiếng chim oanh hót trên cành cây. Vậy mà khách đến thăm, chẳng nói một lời tâm sự. Khách đứng tựa bức lan can ngắm trời. Ngắm trời để làm gì? Để nhìm một cảnh đẹp hay để suy tưởng. Điều suy tưởng đó chắc có chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho khách đắm chìm trong vòng suy tưởng đó mà chẳng nói một lời. Dĩ nhiên đây là một bài thơ thiền nên xin để cho các nhà thiền học giải thích hay hơn.
 Bài thơ sau đây cũng là một bài thơ “Không nói” nhưng không phải là một bài thơ thiền, mà chính là một tâm sự về con người, về cuộc đời, về đảo điên thế sự.
 Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Nguyễn Chánh Thi đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chánh thất bại, một số nhà hoạt động chính trị bị bắt vì có dính líu đến cuộc đảo chánh đó. Một trong số những người nầy có nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam (Tức nhà văn Nhất Linh).
 Năm 1963, vì vụ Phật giáo đồ đứng lên biểu tình chống đối nhà Ngô, để dằn mặt, Ngô Triều mở một phiên tòa xử tội những người trước đó chống đối chế độ. Nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam có tên trong số những người bị đưa ra tòa lần nầy. Trước hôm ra tòa một ngày, đúng ngày 7 tháng 7 năm 1963, thường gọi là ngày Song Thất, mỗi năm đều có lễ kỷ niệm “Ngô tổng thống chấp chánh”, Nhất Linh dùng độc dược tự tử. Việc làm của ông làm chấn động dư luận trong cũng như ngoài nước.
 Thời gian trước khi vụ án xảy ra, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam thường đến thăm bạn bè, trong số đó có nhà thơ Bùi Khánh Đản. Một lần đến thăm bạn, Nhất Linh chỉ nói vài câu chào hỏi thường lệ, rồi ngồi trầm ngâm chẳng nói lời nào. Xong rồi, nhà văn chào bạn ra về, không nói thêm môt lời nào khác. Điều không nói của Nhất Linh đã gây một ấn tượng sâu sắc cho nhà thơ. Sau khi Nhất Linh ra về, nhà thơ Bùi Khánh Đản làm bài thơ sau đây:
 Thiếu Một Lời
 Chiều nào hiu quạnh đến thăm tôi
Anh đã quên không nói một lời
Tám hướng dần buông vào tịch mịch
Hai lòng vẫn ngã chốn xa xôi
Mắt theo dĩ vãng mơ hồ hiện
Tai lắng thời gian thánh thót rơi
Tất cả chìm sâu sâu xuống mãi
Vì anh chỉ thiếu một lời thôi
 Bùi Khánh Đản
 Thành ra, thưa quí vị, cái không nói lại quí hơn cái nói hàng vạn lần.
Nói là một ân huệ đặc biệt tạo hóa chỉ cho con người mới có. Tất cả các loài vật khác không thể có được. Nếu biết đó là một ân huệ đặc biệt, tại sao chúng ta không cố gắng gìn giữ nó, dùng nó một cách trong sáng đẹp đẽ, đem lại cho nhau những điều hay đẹp tươi vui. Gia tỉ có một số loài vật nào đó cũng không ngoan như người nhưng chúng không được cái đặc ân của Tạo hóa cho chúng có tiếng nói như người thì chúng sẽ suy nghĩ như thế nào khi chúng thấy loài người dùng tiếng nói để chưởi rủa nhau?! Chúng sẽ chê cười chúng ta đấy, cho rằng chúng ta không biết cái giá trị ân huệ đặc biệt của tiếng nói mà dùng cho đúng cách.
 Người Nhật cũng uống trà như các dân tộc khác như người Tàu, người Việt, nhưng họ biến cải cách dùng trà như một nghệ  thuật, biến nó thành một cái đạo mà họ gọi là trà đạo.
 Cũng với một ý hướng muốn bắt chước người Nhật, tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta lại không gìn giữ, trân trọng tiếng nói, cách nói, v.v… như thế nào để biến nó thành một… ngôn đạo. Đó cũng là cái ý chính khi tôi đặt tên cho bài viết nầy.
 HoàngLongHải (TuệChương)
http://tuvan.doisongphapluat.com/lib/tinymce/plugins/imagemanager/files/hoilo.jpgCách Hối Lộ Và Nhận Hối Lộ Của Người Xưa
Vua Ngô Phù Sai đem binh đi đánh nước Việt để báo thù cho vua Hạp Lư. Nước Việt bị đánh phá tơi bời. Việt Vương Câu Tiễn đánh không lại phẫn uất muốn tự sát. Đại phu Văn Chủng đề nghị với Câu Tiễn nên hòa. Câu Tiễn không còn cách nào khác đành nghe lời cầu may. Văn Chủng đi sứ sang trại Ngô, đến nơi đi bằng hai đầu gối vào, trình bày mọi điều mọi lẽ. Ngô Phù Sai động lòng muốn cho hòa, nhưng Tể tướng Ngũ Tử Tư nói:
- Trời đem nước Việt cho Ngô mà đại vương không nhận là trời phạt đó!
Phù Sai liền đuổi Văn Chủng về. Câu Tiễn nghe lời Văn Chủng thuật lại, uất khí xông lên, muốn đem giết hết vợ con, đốt kho tàng châu báu rồi dẫn năm ngàn tinh binh xông vào đánh liều một trận. Văn Chủng ngăn lại, nói:
- Tôi nghe Thái tổ nước Ngô là Bá Phỉ tham lam hiếu sắc. Để tôi qua dinh Bá Phỉ dâng lễ vật nói hắn xem sao!
Vua Việt Câu Tiễn cho chọn một số mỹ nữ và báu vật đem sang dinh Bá Phỉ, vào yết kiến, Bá Phỉ cho người dò xét thấy lễ vật rất nhiều liền cho vào ... Văn Chủng bày lễ vật lên bàn nói:
- Chúa công tôi có tội với quý quốc, nay biết lỗi, nguyện đem cả nước làm tôi cho Ngô. Nay có vật mọn dâng ngài, nhờ ngài nói dùm bề trên một lời. Sẽ còn nhiều ân nghĩa về sau.
Bá Phỉ làm mặt giận mắng:
- Nước Việt ngươi sẽ bị tiêu diệt trong phút giây, lúc đó cái gì của Việt không thuộc về Ngô? Ngươi dám đem chút ít vật mọn này qua nhẹm ta đấy à?
Văn Chủng nghiêm sắc mặt nói:
- Nước Việt tôi thua, nhưng hiện nay vẫn còn hơn năm ngàn binh tinh nhuệ ở Cối Khê, và một khối dân mấy trăm vạn lòng quyết tử thề quyết đánh một trận lớn, may được thì không cần bàn, còn thua, vua tôi đốt hết kho tàng, rồi chạy ra nước ngoài cầu viện, chưa chắc Việt đã thuộc về Ngô, và lúc đó ngài muốn riêng một vật quý gì cũng không có!
Bá Phỉ đứng lên nói:
- Đại phu không sang dinh Tướng quốc (chỉ Ngũ Tử Tư) mà lại sang đây là đã biết tôi có ý tốt muốn giúp người. Sáng mai tôi sẽ đưa đại phu vào yết kiến nhà vua.
Bá Phỉ thu nhận lễ vật và mỹ nữ, bày tiệc khoản đãi. Hôm sau, Bá Phỉ dùng những mỵ ngôn xui vua Phù Sai cho vua Việt đầu hàng ...
Lời bàn:
Bá Phỉ là con của Bá Khước Uyển trước đây bị Nang Ngõa giết vì nghe theo lời dèm pha của Phí Vô Cực, hắn chạy sang Ngô, Ngũ Tử Tư cám cảnh, xin vua Ngô cho hắn làm quan, không ngờ càng ngày hắn càng giống Phí Vô Cực.
Trước khi Bá Phỉ cho Văn Chủng vào, hắn đã cho người quan sát lễ vật nhiều hay ít. thấy lễ vật nhiều hắn còn mở lời hăm dọa, có ý muốn vòi thêm nữa. Văn Chủng quá hiểu thuật ăn hối lộ của những tên tham quan chuyên nghiệp, nên mới nói cứng với lời lẽ quả quyết. Bá Phỉ cũng biết, nếu không nhận bây giờ thì mai này nếu nước Ngô chiếm được nước Việt, thì tài sản kia sẽ sung công hắn sẽ không được gì.
Những tay hối lộ chuyên nghiệp, ngôn ngữ có lúc nhọn như mũi tên, có lúc ngọt như mật, nhưng cuối cùng cũng chỉ là những mánh khóe lừa đảo. Ai thiệt thòi mặc ai, riêng nhà chúng bạc lót đường, vàng lót ngõ, đất nước suy sụp thì chúng ôm vàng ra nước ngoài.
Những kẻ ăn hối lộ quên suy tính một điều, khi chết hắn không được hưởng một đồng nào của thế gian!
Bá Phỉ nhận hối lộ rồi, thì phải ra sức "bảo kê" cho vua Việt, tính trăm mưu ngàn kế để hại Ngũ Tử Tư và những bậc trung nghĩa của nước Ngô. Kết quả sau bảy năm, Việt Vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, Phù Sai tự vẫn, Câu Tiễn tru diệt cả dòng họ Bá Phỉ.
(Ngô nguyên Phi: Thuật xử thế của người xưa)                                 http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2010/09/hoilo.jpg

0 nhận xét:

Đăng nhận xét