Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chuyện của Người già(7)

* Đường Dây Trợ Giúp Người Cao Niên tại Quận CamCơ Quan Trợ Giúp Người Cao Niên tại Quận Cam (800) 510-2020; ngoài Quận Cam (714) 567-7500, hoặc: http://www.officeonaging.ocgov.com/
* Điện & An Toàn Cho Người Cao Niên
Dây Điện & Và Ổ Điện
Đừng để dây điện giữa lối đi lại để khỏi vấp té.
Thay dây điện hư hoặc sờn để tránh nguy cơ hoả hoạn.
Nhớ đậy nắp ổ điện và công tắc để tránh bị giật do các đường dây phô ra ngoài.
Thắp ĐènNhớ dùng bóng đèn đúng loại và đúng công suất (nếu không biết công suất là bao nhiêu thì dùng bóng 60 watts hoặc thấp hơn.)
Thay đèn phản chiếu torchiere halogen bằng bóng có hiệu suất cao. Bóng halogen cháy ở độ nóng 1,000 độ F, có thể gây hỏa hoạn nếu tiếp xúc với chất liệu dễ cháy.
Phải làm sao để nằm trong giường vẫn dễ dàng vói tay mở điện hầu có sự an toàn trong đêm.
Nhớ rằng nhà xe, khu chứa đồ và cầu thang cần có đủ ánh sáng để khỏi té ngã.
Có đèn bấm chạy pin sẵn sàng bất cứ lúc nào.
Máy móc nhỏRút máy khỏi mạch điện khi không dùng.
Đừng bao giờ xuống nước để vớt máy móc rơi vào đó mà không rõ đã rút máy khỏi mạch điện hay chưa.
Nếu dùng đệm có nhiệt, nhớ tắt công tắc trước khi ngủ.
Nếu dùng mền điện, đừng phủ hoặc đừng vén mép nó. Nhiệt có thể tích tụ quá nhiều khi mền bị phủ lên.
Để máy sưởi xa bàn ghế tủ giường và các đồ vật dễ cháy như màn, thảm, và giấy báo.
*Giữ an toàn cho người già khi nhiệt độ xuống thấp
Vào thời điểm khí hậu lạnh buốt ở Mỹ như hiện nay cần có những biện pháp tích cực nhằm giữ sức khoẻ và đề phòng tai biến có thể xảy ra ở người già.
Chủ yếu là tim mạch và hô hấp
Theo dõi tin tức Khí tượng Thuỷ văn, nhất là trong những ngày mưa lạnh, giá rét kéo dài. Nhiệt độ xuống thấp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em.
Nhiệt độ lạnh sâu và kéo dài rất bất lợi cho sức khoẻ đối với người lớn tuổi, do những mô mỡ cung cấp nhiệt trong cơ thể không còn nhiều. Chính vì vậy, những biến pháp giữ ấm là rất cần thiết. Trong những ngày lạnh, một số người già thường bôi dầu gió khắp người vì cho rằng làm vậy sẽ ấm hơn. Nhưng điều này là không đúng, đó chỉ là cảm giác nóng giả tạo tức thời chứ không đem lại nhiệt. Biện pháp tối ưu nhất là dùng máy sưởi (tuyệt đối không dùng lò than) hoặc túi chườm để dưới chân, ủ tay hoặc để cạnh người để tăng độ ấm. Tuy nhiên, cần lưu ý đến nhiệt độ thích hợp, tránh bị bỏng. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, người già nên ngâm chân bằng nước ấm pha chút muối hoặc gừng. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn”.
Hạn chế ra ngoàiVào thời điểm cận Tết và Tết âm lịch, người già thường có nhu cầu đi lại, thăm viếng họ hàng, bạn bè. Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết thì Tết năm miền Bắc sẽ đón Tết trong không khí giá buốt, do nhiệt độ xuống rất thấp. Chính vì vậy, người già cần hạn chế đến mức tối đa việc ra ngoài, nhằm tránh những tai biến đột ngột có thể xảy ra. Trong trường hợp cần thiết, gia đình nên bố trí để người già di chuyển bằng những những phương tiện kín gió như ô tô, tàu hoả. Ngoài việc lưu ý đến quần, áo, khăn quàng đủ ấm, cần tránh để người già bước ra ngoài đột ngột từ trong nhà ra ngoài, hoặc trên tàu, xe bước xuống bởi nhiệt độ bên trong và ngoài quá chênh lệch có thể sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu não, gây tai biến. Bên cạnh đó, cần động viện người già tăng cường sử dụng thực phẩm, đồ uống tăng cường nhiệt như thịt, cháo bổ dưỡng, trà gừng…
Chú ý các dấu hiệu lạ
“Dù đã cẩn thận đề phòng nhưng tai biến ở người già vẫn có thể xảy ra. Trong những trường hợp thấy người già có biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), hiện tượng quên hoặc rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, cấm khẩu, méo mồm hoặc nặng hơn là liệt nửa người cần phải tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời”.
Đối với những người bị tai biến khi thời tiết giá rét, trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến hãy để bệnh nhân nằm nơi ấm áp, kín gió; tăng cường nhiệt, giữ ấm ngực, cổ, đầu và bẹn bằng những thiết bị tăng cường nhiệt như chăn, túi chườm. Chú ý, không nâng cao chân người bị nạn vì làm vậy máu sẽ dồn nhiều về phía trên người, khiến chân bị băng lạnh nhiều hơn.
*Những lời khuyên giữ an toàn cho người lớn tuổi trong mùa nóng
Chứng thân nhiệt cao là tên một nhóm bệnh liên quan đến nhiệt độ cao, bao gồm cả: say nắng, mệt mỏi, bất tỉnh (bất tỉnh thình lình sau khi lao động dưới thời tiết nóng nực), co giật và kiệt sức do nhiệt. Những người lớn tuổi đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh vì khả năng đáp ứng với nhiệt độ nóng bức mùa hè đã trở nên kém hiệu quả do tuổi tác. Viện Lão khoa quốc gia (NIA), một bộ phận của Hệ thống Viện quốc gia về sức khoẻ (NIH) đã đưa ra vài lời khuyên để giúp người lớn tuổi tránh được các vấn đề sức khoẻ liên quan đến nhiệt độ cao trong những tháng hè.
Nguy cơ bị chứng thân nhiệt cao không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài - mà còn bao gồm cả tình trạng sức khoẻ và lối sống của mỗi người. Các yếu tố sức khoẻ làm gia tăng nguy cơ bao gồm: - Những thay đổi ở da do tuổi tác như: tuần hoàn kém và các tuyến mồ hôi hoạt động kém hiệu quả. - Bệnh tim, phổi và thận, cũng như các bệnh khác gây suy yếu cơ thể hoặc gây sốt. - Cao huyết áp hoặc những tình trạng đòi hỏi phải thay đổi chế độ ăn. Ví dụ như, người có chế độ ăn hạn chế muối sẽ có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, những viên thuốc muối không nên được tự ý sử dụng nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. - Tình trạng mất khả năng đổ mồ hôi do điều trị như: dùng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc mê và các thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp. - Đang điều trị bằng nhiều loại thuốc cho nhiều loại bệnh khác nhau. Điều này rất quan trọng để kê đơn và thảo luận với 1 dược sĩ các vấn đề có thể xảy ra. - Đang trong tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân. - Uống thức uống có cồn. - Mất nước. Các yếu tố liên quan đến lối sống cũng làm tăng nguy cơ, bao gồm: sống ở vùng có khí hậu nóng bức, thiếu phương tiện vận chuyển, mặc quần áo quá dày, đến những nơi quá đông đúc và không hiểu về điều kiện thời tiết. Người lớn tuổi có nguy cơ đặc biệt cao, nên ở trong nhà vào những ngày quá nóng ẩm, đặc biệt là khi có báo động ô nhiễm không khí. Người nào không có quạt máy hoặc máy điều hòa không khí thì nên đến những nơi như: khu mua sắm, rạp chiếu phim và thư viện. Nên đi nhờ xe bạn bè hoặc người thân vào những ngày đặc biệt nóng. Nhiều cộng đồng, dịch vụ xã hội, những tổ chức tôn giáo và trung tâm dành cho người lớn tuổi cũng có cung cấp các dịch vụ như trung tâm nghỉ mát. Say nắng là một dạng nặng của chứng thân nhiệt cao, xảy ra khi cơ thể bị quá nóng và không thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể một người tăng nhanh, cơ thể sẽ giảm khả năng tiết mồ hôi và tự làm mát. Say nắng rất nguy hiểm đối với người lớn tuổi và cần phải được cấp cứu kịp thời. Một người với thân nhiệt > 104 rất có khả năng bị say nắng và có các triệu chứng như: mê man, mạch nhanh và mạnh, tiết mồ hôi ít, da khô ửng đỏ, ngất, choáng, có thể mê sảng hoặc hôn mê. Một người với bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, đặc biệt là người lớn tuổi, nên được đưa ngay đến bác sĩ. Dưới đây là một số điều cần làm nếu bạn nghi ngờ một người đang có bệnh liên quan đến nhiệt độ cao: - Đưa ngay người đó tránh khỏi ánh nắng, đến nơi có máy điều hòa không khí hoặc một nơi mát mẻ. - Cho uống nước, nước ép trái cây hoặc nước rau quả, không được cho uống các loại thức uống có cồn hoặc caffeine. - Khuyến khích người đó đi tắm gội hoặc xối nước mát lên người. - Đắp một miếng vải thấm nước lạnh vào cổ tay và/hoặc cổ, những nơi có mạch máu đi nông và vải lạnh sẽ giúp làm mát dòng máu. - Khuyên người đó nên nằm nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ.
*Người cao tuổi cần phòng tránh "đỉnh huyết áp lúc sáng sớm"
Mỗi khi hừng đông khởi đầu một ngày mới thì cũng là lúc người cao tuổi (có hoặc không có bệnh tăng huyết áp) bước vào "vùng nguy hiểm".
Sự tăng vọt huyết áp sau khi thức dậy dẫn đến tình trạng "đỉnh huyết áp lúc sáng sớm", làm tăng 70% nguy cơ bị các biến chứng trầm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tai biến mạch máu não đang gia tăng tại một số nước châu Á
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng bệnh lý nặng, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh về não, đứng hàng thứ hai trong các bệnh tim mạch; Hoặc nếu còn sống sót, thường gây tàn phế, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê, TBMMN ở nhiều nước châu Á đang có chiều hướng gia tăng, nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ðài Loan. Do vậy, việc dự phòng bị TBMMN lần đầu cũng như tái diễn là một mục tiêu trị liệu quan trọng ở tất cả các quốc gia, trong đó việc khống chế bệnh tăng huyết áp là yêu cầu cấp thiết hàng đầu. Vì tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn, là nguyên nhân chính gây TBMMN nên việc kiểm soát tốt mức huyết áp là một thách thức không dễ dàng đối với công tác y tế.
Sự biến thiên của mức huyết áp 24 giờ
Huyết áp là một đại lượng thay đổi và luôn luôn tuân theo quy luật đặc trưng riêng của nó: Huyết áp hạ khi ngủ và tăng nhanh vào lúc thức dậy. Ở người bình thường, đỉnh huyết áp tâm thu hoặc tâm trương thường cao hơn đỉnh khi ngủ là 20mmHg và cao hơn đỉnh buổi chiều là 10mmHg. Trên nền biến thiên hàng ngày này, huyết áp còn chịu ảnh hưởng, có khi rất mạnh của hoạt động thể chất và những xúc cảm. Hơn nữa, ngoài sự biến thiên hàng ngày, còn có sự biến thiên hàng tuần (với mức huyết áp cao vào những ngày làm việc) và biến thiên theo mùa (với mức huyết áp cao vào mùa lạnh). Những thay đổi huyết áp này càng tăng nặng ở người bị tăng huyết áp.
Với bệnh nhân tăng huyết áp, buổi sáng sớm là thời điểm nguy hiểm nhất
Theo một nghiên cứu mới thực hiện vào năm 2003 trên một quần thể người châu Á, cho thấy người cao tuổi có mức huyết áp tăng khi thức giấc là những người có nguy cơ cao bị TBMMN hoặc những biến chứng tim mạch khác. Sự gia tăng huyết áp có thể suy đoán được bằng cách đo huyết áp ở nhà và khi mức huyết áp buổi sáng > 140/90mmHg. Những người này nhất thiết phải được điều trị bằng loại thuốc hạ áp có tác dụng liên tục 24 giờ. Ðó là các thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể Angiotesin II (như Micardis).
Ðiều cốt yếu là bảo vệ tim mạch lúc sáng sớm
Người cao tuổi bị tăng huyết áp vẫn có thể sống tốt và tích cực ở tuổi 70, 80 hay thậm chí 90. Ngoài việc khống chế huyết áp bằng loại thuốc tác dụng kéo dài, cần kiểm soát được cả thời điểm nguy cơ cao nhất vào lúc sáng sớm. Khi thức giấc, dù đêm hay ngày, người cao tuổi nên bình tĩnh nằm yên ở tư thế cũ khoảng 3-5 phút. Nếu tập thở nhịp nhàng thì càng tốt, sau đó hãy dậy. Như vậy, cơ thể sẽ thích nghi dần với nhu cầu tăng nhanh của hệ tuần hoàn; Tim, não không bị thiếu máu, thiếu oxygène, có thể tránh được biến cố cấp thời về tim mạch.
Theo kết luận gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới: "TBMMN có khả năng dự phòng hiệu quả". Do vậy, vấn đề dự phòng TBMMN đã trở thành mục tiêu chỉ đạo ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh việc can thiệp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác, việc phòng tránh "đỉnh huyết áp lúc sáng sớm" là biện pháp quan trọng trong kế hoạch dự phòng TBMMN.
* "Hay quên" là tật của người cao tuổi?
Nhiều người vẫn thường cho rằng "hay quên" là một quá trình bình thường ở tuổi già. Người già thì phải quên, phải lẫn hay nói cách khác hay quên chỉ là tật mà ai cũng mắc phải khi đã có tuổi.
Chính quan niệm sai lầm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Bởi vì, hay quên hay còn gọi là suy giảm trí nhớ, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển nặng thành bệnh lý trầm trọng là sa sút trí tuệ hay còn gọi là bệnh Alzheimer.Dấu hiệu của bệnh AlzheimerAlzheimer thường biểu hiện qua những triệu chứng mất trí nhớ trầm trọng như: quên những động tác sinh hoạt cá nhân, thường xuyên quên những đồ vật đã dùng, gặp khó khăn khi nói hay lặp lại một câu nói trong một buổi trò chuyện, mất định hướng về thời gian và không gian,...Chính tình trạng sa sút trí tuệ trầm trọng này đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, là ghánh nặng cho người thân và xã hội.
Phòng ngừa suy giảm trí nhớ:
1. Thường xuyên hoạt động trí não: đọc sách, báo
2. Tránh uống rượu
3. Tập thể dục điều độ
4. Chế độ ăn hợp lý: ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau cải, hạn chế ăn nhiều chất béo, chất ngọt.
5. Sử dụng thuốc giúp ngừa bệnh Alzheimer: sử dụng các thuốc có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, hay sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược chứa chiết xuất Ginkgo Biloba có tác dụng chống oxy hóa và tăng tuần hoàn não giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer, có thể chọn loại thuốc chứa chiết xuất Ginkgo Biloba được ứng dụng công nghệ mới giúp thuốc hấp thu tốt hơn chẳng hạn như Giloba. Do được ứng dụng công nghệ Phytosome, Giloba có liều dùng khá đơn giản ,1 viên mỗi ngày (các phương thức chiết xuất thông thường phải dùng 3 viên mỗi ngày).
Việc vận dụng các biện pháp phòng ngừa trên giúp làm chậm tiến trình lão hóa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
*Xử trí chứng mất tự chủ tiểu tiện:
Mất tự chủ tiểu tiện có thể gặp ở một số người cao tuổi, ở các độ tuổi và tình trạng bệnh lý khác nhau. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng không phải luôn luôn được chẩn đoán rõ ràng là đặc biệt của một cơ quan nào. Vì vậy cần có sự quan tâm của thầy thuốc và bệnh nhân để chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Mất tự chủ tạm thời, do các nguyên nhân sau đây:
- Tình trạng mê sảng hay lú lẫn, trung tâm cảm giác bị rối loạn, nên bệnh nhân không nhận thức được cảm giác mót tiểu; khi mê sảng giảm, bệnh nhân sẽ phục hồi khả năng tự chủ tiểu tiện.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có triệu chứng, thường gây ra hay góp phần vào chứng mất tự chủ tiểu tiện.
- Lượng nước tiểu nhiều. Nguyên nhân gây lượng nước tiểu nhiều gồm: thuốc lợi tiểu, bia rượu, uống nước nhiều, các bất thường chuyển hóa như đái tháo nhạt, tăng đường huyết, tăng canxi huyết...
- Hoạt động hạn chế: Vì lý do nào đó bệnh nhân không hoạt động đi tiểu được tạo ra tình trạng mất tự chủ tiểu tiện. Khắc phục bằng cách cho bệnh nhân dùng bô đi tiểu.
- Phân lèn chặt: Là nguyên nhân thường gặp của mất tự chủ tiểu tiện, nhất là ở bệnh nhân nằm viện hay bệnh nhân mất hoạt động. Khắc phục bằng cách làm mềm phân.
- Thuốc: Có nhiều loại thuốc dùng chữa bệnh có thể gây ra mất tự chủ tiểu tiện như, thuốc an thần, thuốc ngủ; thuốc chống loạn tâm thần; thuốc chống tiết cholin; chống trầm cảm ba vòng; chống Parkinson; giảm đau, gây nghiện; đối kháng a - adrenergic; chẹn kênh canxi; lợi tiểu mạnh; thuốc ức chế men chuyển angiotensin...
Mất tự chủ lâu ngày
Hai nhóm nguyên nhân gây ra mất chủ động lâu ngày gồm có suy chức năng không thể phục hồi và loạn chức năng đường tiểu dưới bên trong.
Hoạt động bức niệu quá mức chiếm 2/3 số ca mất tự chủ tiểu tiện ở người cao tuổi cả nam lẫn nữ. Biểu hiện: ở phụ nữ có rỉ nước tiểu khi có cảm giác cần đi tiểu không ngăn được; nam giới cũng có triệu chứng tương tự nhưng thường xảy ra cùng với nghẽn niệu đạo. Hoạt động bức niệu quá mức còn có thể do sỏi hay u bàng quang nên cần soi và khám bàng quang đối với những bệnh nhân có cảm giác mót tiểu, nhất là khi có cảm giác khó chịu ở đáy chậu, trên mu hoặc tiểu ra máu vô khuẩn.
Điều trị: Yêu cầu bệnh nhân đi tiểu 1-2 giờ một lần (trong khi thức) và không đi tiểu giữa thời gian đó. Động viên khuyến khích bệnh nhân tái lập tự chủ, nâng dần khoảng cách thời gian giữa hai lần đi tiểu. Đối với bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, người chăm sóc cần phải nhắc đi tiểu theo cách trên. Khi cần dùng thuốc vẫn giữ chế độ đó và theo dõi để tránh gây ra ứ nước tiểu. Không nên hoặc rất hạn chế dùng ống thông cho những hoạt động bức niệu quá mức. Có thể dùng dụng cụ thu nhận nước tiểu bên ngoài hay dùng bỉm, khi các biện pháp đều không kết quả.
Mất chủ động do stress gây ra mất tự chủ lâu ngày ở phụ nữ cao tuổi hay gặp, đặc trưng bởi bằng chứng rỉ nước tiểu tức thời khi có stress. Tình trạng rỉ nước tiểu ngày càng nặng hơn hoặc chỉ xảy ra ban ngày. Khám khi bàng quang đầy và đáy chậu thư giãn mà thấy rỉ tức thời khi ho thì đó là triệu chứng mất tự chủ do stress.
Điều trị: Phẫu thuật là hiệu quả nhất. Đối với bệnh nhân nữ phối hợp tốt với thầy thuốc, phương pháp vận động cơ vùng chậu có thể áp dụng cho mất tự chủ do stress nhẹ và vừa, song phải huấn luyện đặc biệt cho bệnh nhân dùng nón âm đạo hay phản hồi sinh học. Có thể dùng một loại thuốc đối kháng a-adrenergic kết hợp với estrogen. Có thể làm giảm nhẹ bệnh bằng cách dùng vòng đỡ hoặc nút gạc.
Nghẽn niệu đạo ít gặp ở phụ nữ, nhưng gặp nhiều ở nam giới cao tuổi, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, co cứng cổ bàng quang, hay ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh biểu hiện có thể là mất tự chủ nhỏ giọt sau khi tiểu; mất tự chủ thúc mót do hoạt động bức niệu quá mức, hai triệu chứng này thường xảy ra đồng thời trong 2/3 số ca bệnh; hay mất chủ động chảy tràn do ứ nước tiểu. Cần sử dụng siêu âm thận để loại trừ ứ nước thận ở bệnh nhân; ở bệnh nhân nam cao tuổi đang chuẩn bị phẫu thuật, cần phải xác nhận tắc nghẽn bằng xét nghiệm động lực nước tiểu.
Điều trị: Phẫu thuật giảm áp là cách điều trị nghẽn hiệu quả nhất, đặc biệt là khi có ứ nước tiểu; đối với bệnh nhân không có điều kiện phẫu thuật thì đặt ống thông gián đoạn hoặc cố định; ở bệnh nhân nam bị nghẽn tuyến tiền liệt mà không ứ, điều trị bằng thuốc đối kháng a-adrenergic có thể làm giảm triệu chứng trong vài tuần.
Hoạt động bức niệu quá yếu: do rối loạn tự phát hay rối loạn thần kinh vận động dưới xương cùng, ít gặp nhất của mất tự chủ chỉ chiếm dưới 10% số ca. Biểu hiện là tiểu nhiều lần, tiểu đêm và rỉ thường xuyên với lượng nhỏ. Dung tích cặn sau khi đi tiểu gia tăng, thường > 450ml, phân biệt với hoạt động bức niệu quá mức và với mất tự chủ do stress. Để phân biệt với nghẽn niệu đạo ở nam cần xét nghiệm động lực nước tiểu.
Điều trị: Nếu bệnh nhân mà bàng quang co yếu có thể hướng dẫn làm các thao tác tăng tiểu như xoa bóp trên mu thường có kết quả; đặt ống thông gián đoạn hay cố định với bệnh nhân mà bàng quang không co. Dùng kháng sinh nếu có nhiêm khuẩn đường tiết niệu.
* Quan tâm và có chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi!
Trong chiến lược chăm sóc sức khỏe con người, đa số được đầu tư vào lứa tuổi lao động, là lứa tuổi đang gánh vác công việc chủ yếu của xã hội. Thứ hai là lứa tuổi thơ, là lực lượng nòng cốt của tương lai. Tuy nhiên cũng cần quan tâm và có chiến lược cụ thể trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Chúng ta phải mang đến cho người già dịch vụ y tế tốt nhất, bởi họ là những người đáng được hưởng. Hãy quan tâm đến cái cơ bản nhất của con người là các giác quan, những cơ quan vô cùng quý và cực kỳ quan trọng từ khi mới sinh cho đến tuổi về chiều. Vấn đề ăn, nhìn, nghe thì quá đơn giản trong cuộc sống, nhưng nó lại khó khăn vì suy giảm ở người cao tuổi.
Người già thường mắt kém do giảm thị lực, do bệnh tật, đặc biệt là đục thủy tinh thể. Những người có điều kiện thì được chữa trị, còn lại họ chấp nhận. Rất may chúng ta có những tổ chức xã hội từ thiện, như Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM đã đem lại ánh sáng cho nhiều người cao tuổi bị mù do bệnh đục thủy tinh thể. Chúng ta hãy có chương trình chăm sóc mắt ở người cao tuổi.
Vấn đề nghe ở người già cũng rất quan trọng bởi hiện tượng ù tai giảm thính lực là hiện tượng rất phổ biến ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi 56 - 74 cứ 3 người thì có 1 người lãng tai giảm thính lực. 5% người cao tuổi có ù tai. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, khó khăn hòa nhập cộng đồng, dễ gây mặc cảm đưa đến trầm cảm và đặc biệt là đưa đến tai nạn. Chúng ta đã có bao nhiêu người điếc được trang bị máy trợ thính ? (ở nước giàu cứ 3 người cao tuổi thì 1 người có). Điều này rất cần sự quan tâm của xã hội và ngành y tế nên có chương trình chăm sóc thính lực cho người già.
Vấn đề ăn uống ở đây đề cập đến răng của người cao tuổi: răng hư, răng rụng khá cao mang lại hậu quả xấu cho tiêu hóa, dinh dưỡng và đặc biệt là sự giảm ngon miệng của bữa ăn. Việc chăm sóc răng, trám trồng răng cho người cao tuổi vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Một điều quan trọng là khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Tại sao từ trẻ mới sinh cho đến mầm non nhà trẻ, học sinh sinh viên và công nhân viên chức người lao động đều được khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ở người già mấy nơi, mấy ai được khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ ? Việc này rất quan trọng cho quản lý, chăm sóc điều trị và xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Chúng ta hãy cùng nhau mang đến cho người già nhiều dịch vụ y tế hơn nữa.
*Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi
Sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ già hóa bệnh lý đã hình thành phát triển ngay từ giai đoạn tuổi chuyển tiếp và là những “buến chứng” của các chứng bệnh nội khoa.
Biểu hiện các chứng bệnh thần kinh
Các chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi khá phức tạp, đa dạng, thường có các biểu hiện:
Chứng đau nhức: thường là nhức đầu, nhức nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông. Thường phối hợp với các chứng đau mình mẩy, đau chân, đau bả vai.
Chứng run, co giật: thường run chân tay, đi đứng run rẩy, loạng choạng hoặc nói run run. Có thể có cơn co giật kiểu động kinh. Có cơn động kinh và rối loạn tâm thần, rối loạn điều hòa các cử động…
Rối loạn nuốt, phát âm: có thể có hiện tượng nghẹn đặc, sặc lỏng và đi đứng khó khăn.
Rối loạn trí nhớ: người bệnh cảm thấy quên nhiều và lẫn hoặc có hiện tượng nhớ nhầm, ngộ nhận…
Một số bệnh hay gặp
Tai biến mạch máu não: thường gặp là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ… Các trường hợp chảy máu não, chảy máu màng não, viêm màng não, thường là viêm màng não mủ, viêm màng não do lao.
Bệnh Parkinson…
Chẩn đoán
Cần có kế hoạch theo dõi cho lứa tuổi “bốn chín chưa qua, năm ba đã tới”, phát hiện kịp thời những chứng bệnh thần kinh thường gặp. Những biểu hiện như chứng đau nhức ở thần kinh (đau đầu, đau nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông…), chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi ở hai chân đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động… chứng quên lẫn, nhớ nhầm, ám ảnh, lo sợ. Khi có những triệu chứng kể trên thì nên kết hợp các phương pháp thăm dò chức năng không nguy hại cho người cao tuổi để chẩn đoán như siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý.
Điều trị
Do đặc điểm cơ thể người cao tuổi (tuổi già, sức yếu…) nên điều trị các chứng bệnh thần kinh phải toàn diện: toàn diện cho tính chất đa bệnh lý, toàn diện giữa thuốc với nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng, kết hợp dùng thuốc và các phương pháp phục hồi chức năng.
Sử dụng thuốc điều trị
Cơ thể người cao tuổi hấp thụ, chuyển hóa và thải trừ kém nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần cho thêm các thuốc nâng cao thể trạng, các loại vitamin nhất là vitamin nhóm B. Nên kết hợp thuốc Đông y với những ưu việt dành cho người cao tuổi.
Phục hồi chức năng thần kinh
Phục hồi chức năng thần kinh là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp, toàn diện nhất là vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí… Phục hồi chức năng vận động, tâm lý chú ý tới khí công, xoa bóp, bấm nắn, tất cả đều tĩnh tâm và thường phối hợp với thời khắc trong ngày… Tác động tâm lý giữ phần quan trọng trong công tác điều trị chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi. Điều đó giúp người bệnh tự xác định, chịu khó tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Sự quan tâm của cộng đồng, cơ quan, gia đình, bạn bè, góp phần quan trọng cho việc điều trị có hiệu quả. Luôn luôn quan tâm tới chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho người bệnh cao tuổi.
Phòng bệnh
Cần phải có kế hoạch theo dõi phát hiện những thay đổi về tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiết niệu (phù…) những thay đổi về giác quan (ví dụ mắt nhìn có ruồi bay, mờ mắt, nghe o o trong tai, nghe kém, ăn thì nghẹn, uống nước thì sặc…) hoặc những rối loạn tâm lý…
Các trung tâm y tế cơ sở phối hợp với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, theo dõi có ghi chép những thay đổi về thần kinh của những người cao tuổi ở khu vực dân cư của đơn vị. Tổ chức phổ biến kiến thức thông thường về phòng chống các chứng bệnh thần kinh cho cán bộ y tế cũng như cho người cao tuổi trong cộng đồng.
* Thuế với người bị tàn tật & Phúc lợi dành cho người cao tuổi, vợ/chồng góa hoặc còn nhỏ của người lao động đã qua đời, và người tàn tật
Tiền bịnh của người lao động có phải đóng thuế?Là người lao động, khi quý vị bị bệnh hoặc bị tai nạn trong thời gian còn làm việc, nhận được tiền bồi thường thuốc men của công ty bảo hiểm hay của chương trình y tế do cơ quan nơi quý vị làm việc trả, thường quý vị phải khai các khoản tiền bịnh này như một nguồn lợi tức.
Trường hợp chủ và quý vị cùng trả tiền cho chương trình bảo hiểm y tế này, chỉ phần tiền thuốc và chi phí điều trị thuộc phần đóng góp của chủ mới phải đóng thuế. Tuy nhiên, cũng có một số các khoản tiền bịnh khác quý vị nhận mà không phải khai thuế.
Nếu quý vị nhận được một chương trình y tế của cơ quan nơi quý vị làm việc, bất cứ khoản tiền bịnh nào quý vị đã thanh toán và sau đó chủ cơ quan bù lỗ lại cho quý vị, quý vị không phải khai số tiền bù lỗ này vào nguồn thu nhập hằng năm của mình.
Trường hợp quý vị trả toàn bộ các chi phí tai nạn hay tất cả các chi phí mở một chương trình y tế cho mình, quý vị sẽ không phải khai thuế cho bất cứ khoản tiền bịnh hay tiền bồi thường lao động nào trên hồ sơ thuế. Nhưng nếu sau khi đã khai để trừ thuế các chi phí y tế quý vị đã đóng trong những năm trước, chủ nhân của quý vị bù lỗ cho quý vị các chi phí này, quý vị phải khai khoản tiền được bù lỗ như một nguồn lợi tức phải đóng thuế.
Trường hợp quý vị có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm tai nạn và quỹ bảo hiểm này trả bằng một chương trình cafeteria plan của cơ quan nơi quý vị làm việc. Ðồng thời, các phí khoản bảo hiểm y tế không xem như lợi tức của nhân viên và quý vị không phải là người đóng các chi phí bảo hiểm. Do đó, khi nhận được tiền bịnh, quý vị phải khai thuế cho các khoản phúc lợi y tế này. Ngược lại, nếu các phí khoản bảo hiểm y tế cũng là một phần lợi tức nhận được từ công việc làm, quý vị sẽ không phải đóng thuế khi nhận được tiền bệnh hay tiền bồi thường tai nạn lao động.
1. Trợ cấp tàn tật do lao động (Disability Pensions)
Nếu quý vị về hưu non do bị tàn tật từ tai nạn lao động, quý vị phải khai tất cả các khoản tiền bịnh (trợ cấp tàn tật) chủ cơ quan trả theo chương trình y tế dành cho quý vị. Quý vị phải tiếp tục khai các khoản tiền bịnh này như tiền lương nhận được trong năm trên dòng số 7 của các mẫu đơn khai thuế 1040 và 1040A cho đến khi quý vị đến tuổi nghỉ hưu (minimum retirement age). Tuổi nghỉ hưu thường là tuổi quy định một người lao động nhận được tiền hưu phân phối cho họ trong điều kiện sức khỏe bình thường.
Khi đủ tuổi nghỉ hưu, nếu bị tàn tật hoàn toàn và vĩnh viễn, quý vị có thể nhận được tín thuế cho tình trạng tàn tật của quý vị. Xin tham khảo thêm ấn bản 524 để biết rõ hơn. Ấn bản 524 đặc biệt giải thích loại tín thuế dành cho người cao niên và người bị tàn tật (Publication 524 - Credit for the Elderly or the Disabled).
Kể từ ngày quý vị đủ tuổi nghỉ hưu, tiền trợ cấp tàn tật hay tiền bịnh trước đây quý vị khai và đóng thuế như tiền lương, nay sẽ đóng thuế dưới dạng tiền hưu hay trợ cấp hàng năm. Quý vị khai các khoản tiền hưu này trên dòng 16a và 16b của mẫu đơn 1040; nếu quý vị sử dụng mẫu đơn 1040A để khai thuế, quý vị khai các khoản tiền hưu này trên dòng 12a và 12b. Xin tham khảo thêm tài liệu từ ấn bản 575 để biết rõ hơn về tiền hưu và tiền trợ cấp hằng năm.
* Đối với người bị tàn tật (persons with disabilities):Nếu quý vị bị thương tật trong thời gian làm việc và nhận được tiền bồi thường thương tật cho tai nạn lao động, quý vị phải khai số tiền nhận được chung với những nguồn lợi tức khác để đóng thuế, trừ khi khoản bồi thường này được thông báo miễn thuế. Tuy nhiên, quý vị sẽ không phải khai thuế cho giá trị của các phẩm vật, dịch vụ và cả tiền mặt quý vị nhận được như một khoản chi phí hoặc hỗ trợ cho việc tập luyện và phục hồi sức khỏe chứ không trả cho công việc quý vị làm. Các loại phụ cấp miễn thuế thường là chi phí đi lại, chăm sóc bệnh, chẳng hạn, tiền trả cho người phiên dịch dành cho người bị điếc; thiết bị giúp đọc dành cho người bị mù; và các dịch vụ giúp đỡ người bị bệnh tâm thần chậm phát triển có thể làm việc được.
2. Tiền trợ cấp hưu (retirement plan and profit sharing plan)
Tiền nhận được từ các quỹ hưu (retirement plan) và quỹ phúc lợi của công ty (profit-sharing plan) gồm:
Những khoản tiền quý vị nhận được từ các quỹ hưu của cơ quan hay từ quỹ phúc lợi cơ quan chia cho quý vị không bao gồm tiền nghỉ hưu non do tàn tật, quý vị không nên xem các khoản tiền nhận được như phúc lợi tàn tật. Tiền nhận được từ các quỹ hưu và quỹ phúc lợi này phải khai thuế dưới dạng tiền hưu hay tiền trợ cấp hằng năm.
Trường hợp quý vị nghỉ hưu vì bị tàn tật, bất cứ số tiền nào trả cho quý vị tính trên số ngày nghỉ phép quý vị chưa sử dụng phải được xem như tiền lương trả cho quý vị. Số tiền này không phải là tiền bịnh và được khai như một nguồn thu nhập vào năm quý vị nhận được tiền.
3. Tiền nhận được từ các hợp đồng chăm sóc y tế dài hạn (long-term care insurance contracts)
* Chăm sóc y tế (medicare):Các phúc lợi y tế cung cấp cho quý vị dưới đề mục số 18 của bộ luật an sinh xã hội (Title XVIII of the Social Security Act) không bao gồm trong tổng lợi tức cá nhân. Phúc lợi y tế bao gồm các chi phí cơ bản (phần A – phúc lợi trả cho các chi phí bệnh viện dành cho người cao tuổi) và chi phí phụ (phần B – phúc lợi trả cho các chi phí thuốc men dành cho người cao tuổi).
* Các hợp đồng bảo hiểm chăm sóc y tế dài hạn (long-term care insurance contracts) thường được xem như các hợp đồng bảo hiểm y tế và tai nạn. Các khoản tiền quý vị nhận được từ các hợp đồng này, ngoài các chi phí đóng dư hoàn lại và tiền lãi cổ phần trả cho người ký hợp đồng, thường không phải khai và đóng thuế như nguồn lợi tức từ tiền bịnh và tiền bồi thường tai nạn cho cá nhân. Ðể không phải khai thuế cho các khoản tiền này, quý vị phải sử dụng mẫu đơn 8853 và khai số tiền nhận được như một khoản tiền trả từng ngày (a per diem) hay một khoản tiền trả cho từng giai đoạn (periodic basis) trong một chương trình chăm sóc sức khỏe dài hạn.
Hợp đồng bảo hiểm chăm sóc y tế dài hạn chỉ trả cho các chi phí liên quan đến dịch vụ chăm sóc dài hạn đủ tiêu chuẩn quy định trên hợp đồng. Hợp đồng này phải là loại hợp đồng:
- Có thể gia hạn được;
- Không thể trả khoán bằng một số tiền tương đương, không thể cho mượn hoặc thế chấp để lấy tiền;
- Bao gồm quy định trả lại cho người mua bảo hiểm các khoản tiền đã đóng dư và tiền lãi để làm giảm lệ phí bảo hiểm hoặc gia tăng phúc lợi cho người nhận bảo hiểm trong tương lai chứ không hoàn lại trường hợp người được bảo hiểm qua đời, hoặc khi hợp đồng bị hủy bỏ; và
- Các chi phí thường không được thanh toán hay hoàn lại khi các phí khoản dịch vụ đã được trả bằng tiền từ chương trình Medicare, trừ khi chương trình Medicare này là loại bảo hiểm y tế phụ, hay hợp đồng chăm sóc y tế dài hạn được trả theo ngày hoặc theo từng kỳ hạn bất kể các chi phí là bao nhiêu.
4. Tiền bồi thường lao động (worker's compensation)
Các khoản tiền bịnh hoặc tiền bồi thường tai nạn lao động (worker's compensation) quý vị nhận được trong thời gian còn làm việc sẽ hoàn toàn miễn thuế nếu các chi phí này trả theo quy định của một bộ luật về bồi thường lao động hoặc theo một đạo luật có tính chất như một điều luật về bồi thường lao động. Tiền bồi thường cho vợ/chồng và con cái còn sống của người lao động cũng được miễn thuế hoàn toàn. Tuy nhiên, phúc lợi từ các quỹ hưu trí quý vị nhận được khi đủ tuổi nghỉ hưu, khi đã đủ số năm làm việc, hoặc những khoản tiền tiết kiệm bỏ vào quỹ hưu trước khi quý vị bị tai nạn lao động lại không được miễn thuế ngay cả khi quý vị nghỉ hưu do bị bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động.
Trường hợp một phần tiền bồi thường lao động của quý vị làm giảm các khoản phúc lợi an sinh xã hội nhận được, phần tiền này được xem như các khoản phúc lợi xã hội và có thể phải đóng thuế.
Nếu quý vị đi làm lại sau khi đã đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp lao động, các khoản thù lao quý vị nhận được từ những công việc lao động nhẹ sẽ phải đóng thuế như tiền lương.
Nếu quý vị nhận được tiền trợ cấp tàn tật chiếu theo một điều luật phúc lợi chỉ cung cấp cho nhân viên bị tàn tật do tai nạn lao động, một phần tiền này có thể là tiền trợ cấp lao động. Phần tiền này được miễn thuế. Số tiền còn lại là trợ cấp nghỉ việc, căn cứ theo số năm quý vị làm việc, phải đóng thuế như các khoản tiền hưu hoặc trợ cấp lưu niên. Trường hợp quý vị qua đời, phần phúc lợi dành cho vợ/chồng và con cái còn vị thành niên của quý vị vẫn tiếp tục nhận được miễn thuế.Lợi tức tàn tật Nói chung, lợi tức thương tật (disability income) là tất cả số tiền quý vị nhận được từ chương trình bảo hiểm y tế và tai nạn lao động hoặc chương trình trợ cấp hưu trí do chủ cung cấp cho quý vị. Tiền này phải được khai thuế như một nguồn lợi tức từ lương hay thù lao làm việc thay vì lương trả cho quý vị trong thời gian quý vị vắng mặt tại nhiệm sở do bị tàn tật vĩnh viễn và hoàn toàn. Tuy nhiên, những khoản tiền nào không trả cho tình trạng nghỉ hưu vì bị tàn tật của quý vị sẽ không phải là nguồn lợi tức tàn tật.Sau khi quý vị đã đủ số tuổi tối thiểu cần thiết để nghỉ hưu, để tính được khoản tín thuế dành cho người già hay người bị tàn tật, quý vị không nên bao gồm nguồn lợi tức tàn tật vào bất kỳ số tiền nào quý vị nhận được từ quỹ hưu trí do chủ cung cấp cho quý vị. Muốn biết thêm chi tiết về lợi tức tàn tật, xin tham khảo thêm ấn bản 525 của Sở Thuế Vụ.
* Phúc lợi dành cho người cao tuổi, vợ/chồng góa hoặc còn nhỏ của người lao động đã qua đời, và người tàn tật (Old-age, survivors, and disability insurance benefits – OASDI).Trợ cấp OASDI dưới mục 202, đề mục 2, bộ luật an sinh xã hội (section 2 of title II of the Social Security Act) không được xem như một nguồn lợi tức cá nhân phải khai và đóng thuế. Quy định này áp dụng cho các khoản tiền bảo hiểm trợ cấp phúc lợi dành cho người lao động lớn tuổi, vợ, chồng, con cái vị thành niên, vợ/chồng góa của người lao động lớn tuổi, cha mẹ (bao gồm cha mẹ ruột, cha mẹ chồng, cha mẹ ghẻ) cùng tiền tử tức trả một lần.
* Tín thuế dành cho người cao tuổi hoặc người bị tàn tật
– Ai có thể nhận được loại tín thuế này? Loại tín thuế này căn cứ trên cương vị khai thuế (filing status), tuổi tác (age) và lợi tức (income) của quý vị. Nếu quý vị là người kết hôn và khai chung hồ sơ thuế với người phối ngẫu, tín thuế này cũng sẽ căn cứ trên lợi tức và tuổi tác của người vợ/chồng của quý vị. Quý vị có thể nhận được tín thuế dành cho người cao tuổi hoặc người bị tàn tật nếu một trong hai điều kiện sau đây thỏa đáng:
1) Quý vị đang ở tuổi 65 hay đã ngoài 65 tuổi vào cuối năm thuế 2008, hoặc2) Quý vị chưa đủ 65 tuổi vào cuối năm thuế 2008 và hội đủ tất cả các tiêu chuẩn sau đây:
a. Quý vị đã bị tàn tật hoàn toàn và vĩnh viễn (permanently and totally disabled) vào ngày quý vị chính thức được nghỉ hưu. Nếu quý vị nghỉ hưu trước năm 1977, quý vị phải bị tàn tật vĩnh viễn và hoàn toàn trước ngày 1 tháng Một năm 1976, hoặc ngày 1 tháng Một năm 1977.
b. Trong năm thuế 2008 quý vị có nguồn lợi tức tàn tật phải đóng thuế.c. Vào ngày 1 tháng Một năm 2008, quý vị đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của chương trình hưu trí của cơ quan hay công ty nơi quý vị làm việc (mandatory retirement age).
Ghi chú:
o Đối với những hồ sơ vợ chồng khai riêng (married filing separate returns): Nếu quý vị là người kết hôn nhưng khai riêng hồ sơ thuế và sống chung nhà với người phối ngẫu bất cứ thời gian nào trong năm 2008, quý vị không thể nhận được tín thuêá này.
o Đối với người ngoại quốc không cư trú ở Hoa Kỳ (Nonresident aliens): Nếu có khoản thời gian nào trong năm 2008, quý vị vẫn còn là người ngoại quốc và không cư trú trên lãnh thổ Hoa Kỳ, quý vị có thể nhận tín thuế dành cho người già và người bị tàn tật chỉ khi quý vị khai chung hồ sơ thuế với vợ/chồng.
Các mức giới hạn về lợi tức áp dụng để tính tín thuế người già và người tàn tật
a. Độc thân, chủ gia đình hay góa bụa có con nhỏ. Nếu trên dòng 38 của mẫu đơn khai thuế 1040 của quý vị là $17,500, hoặc trong năm 2008 quý vị đã nhận được tiền an sinh xã hội không phải đóng thuế hoặc tiền trợ cấp hưu, tiền hưu lưu niên được miễn thuế, hoặc nguồn lợi tức tàn tật từ $5,000 trở lên, quý vị sẽ không đủ tiêu chuẩn để nhận tín thuế này.
b. Vợ chồng khai chung hồ sơ thuế và chỉ một người đủ tiêu chuẩn nhận tín thuế già hay tàn tật. Nếu số tiền ghi trên dòng 38 của quý vị từ $20,000 trở lên, hoặc nếu quý vị có nguồn lợi tức an sinh xã hội không phải đóng thuế, hay các khoản thu nhập từ nguồn trợ cấp hưu không phải đóng thuế, hay nguồn lợi tức tàn tật của quý vị từ $5,000 trở lên, quý vị thường không nhận được tín thuế già và tàn tật..
c. Vợ chồng khai chung hồ sơ thuế và cả hai người đủ tiêu chuẩn nhận tín thuế già hay tàn tật. Nếu dòng 38 của mẫu đơn thuế 1040 của quý vị từ $25,000 trở lên, hoặc nếu quý vị có tiền an sinh xã hội không phải đóng thuế, tiền trợ cấp hưu không phải đóng thuế , hoặc lợi tức tàn tật của quý vị từ $7,500 trở lên, quý vị thường không nhận được loại tín thuế già hay tín thuế tàn tật.
d. Quý vị là người kết hôn, khai riêng hồ sơ thuế với vợ/chồng, và trong năm thuế quý vị không chung sống một ngày nào với vợ/chồng của mình. Nếu số tiền ghi trên dòng 38 của mẫu đơn thuế 1040 của quý vị từ $12,500 trở lên, và quý vị nhận được $3,750 (hay nhiều hơn) từ quỹ phúc lợi an sinh xã hội không đóng thuế, tiền trợ cấp hưu không phải đóng thuế, hoặc lợi tức tàn tật, quý vị cũng sẽ không nhận được loại tín thuế này.Mức miễn thuế tiêu chuẩn cao hơn dành cho người cao tuổi:
Nếu bạn không liệt kê các chi phí để được trừ thuế, và nếu bạn đã 65 tuổi (hay cao niên hơn) vào cuôi năm thuế, bạn sẽ nhận được mức miễn thuế tiêu chuẩn cao hơn các trường hợp thông thường khác. Bạn được xem như đã đủ 65 tuổi vào ngày trước ngày sinh nhật lần thứ 65 của mình. Do đó, bạn có thể được hưởng mức miễn thuế tiêu chuẩn cao hơn cho năm 2005 nếu bạn sinh vào trước ngày 2 tháng 1 năm 1941.
c/ Mức miễn thuế tiêu chuẩn cao hơn dành cho người bị mù lòa:
Nếu bạn bị mù vào ngày cuối cùng của năm thuế và bạn không liệt kê các chi phí để khai giảm thuế, bạn sẽ nhận được mức thuế giảm tiêu chuẩn cao hơn. Bạn vẫn nhận được nguồn lợi này cho dù bạn bị mù hoàn toàn hay chỉ mù một phần (totally or partly blind).
* Mù một phần:
Trường hợp bạn không hoàn toàn bị mù, bạn phải có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc y sĩ nhãn khoa có đăng ký hành nghề, xác nhận rằng:
· Bạn không trông thấy rõ bằng kính hay bằng tròng kính với con mắt tốt ở tỉ lệ cao hơn 20/200. Hoặc
· Tầm nhìn của bạn không rộng hơn 20 độ.
Nếu tình trạng của đôi mắt bạn sẽ chẳng thể nào tốt hơn mức giới hạn này, bác sĩ nên ghi chú rõ thực trạng này trên giấy chứng nhận. Bạn phải lưu giữ giấy chứng nhận này trong hồ sơ riêng của mình.
Nếu thị lực của bạn có thể điều chỉnh lại được tốt hơn tình trạng này chỉ khi bạn sử dụng tròng kính, nhưng bạn lại không thể đeo tròng kính thường xuyên có thể vì bị đau, mắt bị nhiễm trùng, hoặc mắt của bạn có bướu, bạn đủ tiêu chuẩn nhận được mức thuế giảm cao hơn do bị mù.
* Vợ/chồng đã 65 hay cao tuồi hơn, hoặc bị mù:
Bạn có thể nhận được mức thuế giảm cao hơn nếu vợ/chồng của bạn đã đến tuổi 65 hoặc bị mù lòa, đồng thời:
· Bạn khai chung hồ sơ thuế, hoặc
· Bạn khai riêng hồ sơ thuế nhưng có thể khai miễn giảm cá nhân cho vợ/chồng vì người này không có nguồn thu nhập nào trong năm; đồng thời, không có ai khai vợ/chồng bạn là người sống phụ thuộc vào họ.THÚY CHI: IRS/SPEC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét