Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Nhà tù: Ngành công nghiệp tỷ USD ở Mỹ


5 tù án oan trong ngày Lễ Tạ ơn Lễ Tạ ơn là một trong những dịp lễ đoàn tụ gia đình lớn nhất tại Mỹ song nhiều người lại không may mắn có được cơ hội chung vui cùng người thân chỉ vì họ phải ngồi tù do nhận án oan. Mỹ cũng có không ít cảnh sát lạm dụng quyền hạn để làm bậy, bắt và đánh người bừa bãi, thậm chí ép cung và gây ra án oan,
Lễ Tạ ơn là dịp đoàn tụ các thành viên trong gia đình tại Mỹ
Nhà báo David Protess đã kể lại câu chuyện của 5 phạm nhân phải ngồi tù oan suốt một thời gian dài và chia sẻ những mong muốn của họ trong dịp Lễ Tạ ơn. 1. Eric Caine
Eric Caine được trả tự do sau khi ngồi tù oan 25 năm
Eric Caine phải ngồi tù năm 21 tuổi. Cảnh sát đã ép cung bằng cách đánh đập Caine và buộc anh phải nhận tội giết người sau đó tòa án tuyên Caine phải ngồi tù 25 năm. Thậm chí, bố Caine đã qua đời khi anh còn ngồi trong tù. Bạn bè và gia đình đã bỏ rơi Caine. 
Tới năm 2011, Caine được thả tự do song trở thành một người trắng tay cho tới khi tòa án công khai xác nhận Caine vô tội và bồi thường 8.000 USD (168 triệu VND) cho mỗi năm ngồi tù oan của anh. 
"Tôi phải biết ơn điều gì ư? Đây có phải là một câu hỏi tu từ? Tôi biết ơn Chúa đã lắng nghe những lời cầu nguyện của tôi. Trong suốt 25 năm ngồi tù, tôi chưa từng một lần cầu xin Chúa ban cho mình điều gì. Tôi chưa từng và sẽ không bao giờ cầu xin điều gì cho riêng mình. Tôi chỉ cầu: "Xin Chúa, đừng để người thân trong gia đình con phải chết vì bị đánh đập". Và họ đã không gặp phải thảm cảnh đó. Tôi cảm ơn và biết ơn những người đã tin tưởng tôi vô tội ngay từ đầu đó là mẹ, bà, bố, dì và cả những người đấu tranh cho những phạm nhân vô tội phải ngồi tù oan như tôi. Tôi biết ơn Chúa vì đã cho tôi sống và chờ tới ngày được trả tự do", ông Caine nói. 
2. Joel Serrano
Ngày hội đoàn tụ cha và con gái trong nhà tù Mỹ
Bố của Joel Serrano – ông Armando bị kết tội giết người vào năm 1994 khi Joel còn ẵm ngửa. Joel được chính những người họ hàng cưu mang nuôi dạy. Những kỷ niệm đầu tiên trong thời thơ ấu của Joel và anh trai Danny đều liên quan tới những lần tới trại thăm bố. 
Ông Armando phải ngồi tù 55 năm sau khi cảnh sát kết tội chỉ dựa vào bằng chứng được một kẻ chỉ điểm trong tù cung cấp. Sau này, chính tên chỉ điểm đã công khai rút bằng chứng tố cáo ông Armando. Trong Ngày của Bố, Joel đã dựng một đoạn video gửi cho người bố thân yêu. Gia đình ông Armando đã được đoàn tụ hồi đầu năm 2013 sau khi tòa án tuyên bố ông Armando vô tội. 
"Cuộc sống không có bố ở bên thật khó khăn đặc biệt khi tôi biết rằng ông phải ngồi tù oan. Mặc dù, thời gian trôi qua thật khó khăn và việc suy nghĩ về vụ án của cha khiến tôi cảm thấy không ít áp lực, tôi vẫn không thể không nói lời cảm ơn. Tôi có một gia đình thân yêu với những người yêu thương và chăm sóc tôi và gây dựng một niềm tin lớn lao cho cả tôi và anh trai. Tôi có một người cha tuyệt vời và không muốn đánh đổi với bất cứ thứ gì trên đời. Ông không xuất hiện trong cuộc sống thường ngày của anh em tôi như những người cha khác nhưng ông luôn có mặt khi chúng tôi cần ông. Đó chính là mối liên hệ tình cảm giữa người cha và những đứa con. Dù cuộc sống có khó khăn khiến muốn tôi từ bỏ, tôi sẽ không bao giờ chùn bước mà luôn ngẩng cao đầu bước lên phía trước. Đó là điều bố đã dạy cho tôi và tôi biết ơn vì điều đó. Tôi luôn hy vọng được đón Lễ Tạ ơn đầu tiên với cha mình", Joel chia sẻ. 
3. Darrell Williams
Darrell Williams
Darrell Williams chuyển tới Đại học quốc gia Oklahoma sau khi người anh trai bị giết. Williams đã bị kết tội cưỡng hiếp sau khi 2 người phụ nữ có tiền sử về tâm lý tố cao sai với cảnh sát. 
Sau khi hàng loạt bài báo đưa tin về phiên tòa xét xử Williams được đăng tải trên tờ Huffington Post, thẩm phán bang Oklahoma đã thả tự do cho Williams hồi tháng 10/2012 song vẫn giữ nguyên cáo buộc với bị cáo. Trở về Chicago, Williams đã kháng cáo và làm việc cho một bạn đọc của tờ Huffington Post. Đây chính là người theo dõi sát sao phiên xử của Williams. 
Williams tốt nghiệp đại học Kentucky Wesleyan năm anh 23 tuổi và trở thành một vận động viên bóng rổ vào tháng 1/2013. 
"Tôi cảm ơn Chúa, cảm ơn gia đình gồm mẹ, em gái, dì và người anh trai đã dạy tôi rất nhiều điều. Con gái là niềm động viên với tôi mỗi ngày. (Cô bé được sinh đúng ngày Williams bị tòa án buộc tội). Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới tờ Huffington Post vì đã viết lên sự thật, thay đổi cuộc đời tôi. Tôi xin cảm ơn tất cả những người ủng hộ tôi", Williams nói. 
4. Stanley Wrice
Stanley Wrice
Stanley Wrice buộc phải nhận tội tham gia một băng đảng hãm hiếp sau khi bị cảnh sát thành phố Chicago đánh đập theo sự chỉ đạo của cảnh sát trưởng Jon Burg. Công tố viên Stuart Nudelman đã phớt lờ những bằng chứng của Tòa án Tối cao bang Illinois về vụ án của ông Wrice khi cho rằng việc tra tấn là "hoàn toàn vô hại". Công tố viên Nudelman cũng không xem xét bằng chứng được 3 nhân chứng vốn là những tham gia băng đảng hãm hiếp, cung cấp và khẳng định ông Wrice vô tội. 
Ông Wrice (59 tuổi) đã phải ngồi tù oan 30 năm. Thậm chí, công tố Nudelman khẳng định ông Wrice không chứng minh được việc mình đã bị cảnh sát đánh đập và ép nhận tội. 
"Tôi vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Tôi phải cảm ơn vì mình có cơ hội xây dựng tình phụ tử khăng khít với những cô con gái. Tôi vẫn có thể chơi bóng rổ với những người bạn tù trẻ tuổi. Tôi cảm ơn Chúa vì đã ban luật sư Heidi – người luôn bên cạnh ủng hộ và giúp tôi theo đuổi vụ kiện trong nhiều năm. Tôi biết ơn tòa án đã tìm ra bằng chứng xác minh tôi vô tội và thả tự do. Đó chính là lý do tôi vẫn còn sống", ông Wrice nói. 
5. Jacques Rivera
Jacques Rivera
Cuộc sống 20 năm trong tù quả là vô cùng khó khăn với Rivera khi ông không hề phạm tội giết người. Sau này, chính ông Rivera phát hiện ra rằng cảnh sát đã khẳng định ông vô tội ngay từ những ngày đầu diễn ra phiên tòa. Tới năm 2010, những bằng chứng chứng minh ông Rivera không phạm tội giết người được công bố, ông Rivera đã được trao trả tự do vào năm 2011. 
Song các công tố viên hạt Cook đã bác bỏ yêu cầu đền bù cho ông Rivera theo luật pháp quốc gia. Bởi họ cho rằng ông Rivera không tự đưa ra bằng chứng chứng minh mình vô tội. Ở tuổi 47, ông Rivera đã được đoàn tụ với mẹ trong Lễ Tạ ơn ấm cúng. 
"Đây là Lễ Tạ ơn thứ ba kể từ khi tôi được trả tự do. Trong Lễ Tạ ơn đầu tiên, tôi đã giành toàn bộ thời gian để tận hưởng cảm giác tự do và chung vui với gia đình. Tôi cảm ơn những người đã đấu tranh giành sự tự do cho những người vô tội bị kết án. Tôi muốn gửi tới họ và gia đình họ lời chúc Lễ Tạ ơn an lành", ông Rivera nói.
Nước Mỹ có 2,26 triệu tù nhân và trở thành quốc gia có tỉ lệ phạm tội cao nhất thế giới. Với số lượng tù nhân lớn như vậy, Mỹ đang phải chi trả tới 68 tỷ USD mỗi năm cho các nhà tù.
Tình trạng nhà tù bị quá tải cũng trở nên căng thẳng, đặc biệt ở các bang như Texas, California, Arizona và các bang khác. Kể từ năm 1980, cuộc chiến chống ma túy đã khiến số tù nhân tăng lên 4 lần.
Số lượng tù nhân lớn đã dẫn tới tình trạng bạo lực gia tăng và điều kiện sống không an toàn, thoải mái. Dưới đây là một số hình ảnh về các nhà tù ở Mỹ, quốc gia giàu có nhất nhưng cũng nhiều tù nhân nhất thế giới.

2,26 triệu người Mỹ sống sau song sắt.

Một tù nhân đọc sách tại nhà tù Tent City, hạt Maricopa, thành phố Phoenix, bang Arizona ngày 30/7/2010.

Một tù nhân đứng sau song sắt tại nhà tù Trung tâm cho nam giới ở Los Angeles, California ngày 3/10/2012.

Một tù nhân bị bệnh đang nằm tại Trung tâm y tế California ở Vacaville, bang California ngày 17/3/2010.
Nikos Alexis chuẩn bị đưa bánh mì vào lò nướng tại Lò bánh mì thuộc nhà tù Rikers Island, nơi làm ra 36.000 chiếc bánh mì mỗi tuần để phục vụ cho nhà tù lớn nhất nước Mỹ này.

Chris Willis, 34 tuổi, tại sân tập thể dục ở nhà tù San Quentin ở San Quentin, bang California ngày 8/6/2012.

Nữ tù nhân tham gia vào lớp học về dinh dưỡng tại nhà tù nữ Los Angeles ở Lynwood, bang California ngày 26/4/2013.

Joseph Bick (Áo trắng, đầu tiên, bên trái), Phó Giám đốc Trung tâm y tế California, ngồi xem các tù nhân chơi bài tại trung tâm này ngày 17/3/2010.

Các tù nhân trong giờ giải lao ở nhà tù Tent City, hạt Maricopa, thành phố Phoenix, bang Arizona ngày 30/7/2010.

Tù nhân Carlos Tiberio đang lắng nghe trong một cuộc họp báo tại nhà tù an ninh nghiêm ngặt San Vicente ngày 5/4/2013.

Bên trong một phòng giam tại Trung tâm cải giáo Mount Olive, nơi an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, ở Mount Olive, bang Tây Virginia.

Các tù nhân đi lại trong một phòng tập thể dục, nơi được biến thành phòng giam do tình trạng quá tải ở nhà tù Viện California cho nam giới ở Chino, California ngày 3/6/2011.

Các nữ tù nhân nói chuyện với nhau trong tại giường đặt ở hành lang ngoài phòng giam do tình trạng quá tải tại nhà tù nữ hạt Los Angeles ở Lynwood, California ngày 26/4/2013.

Một tù nhân đọc sách ở phòng tập thể dục nơi được biến thành phòng giam do tình trạng quá tải ở nhà tù Viện California cho nam giới ở Chino, California ngày 3/6/2011.

Một trong những vụ bạo loạn nhà tù tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ xảy ra tại nhà tù Viện California cho nam giới năm 2009, vụ bạo loạn kéo dài trong 11 giờ và khiến 250 người bị thương. Nhà tù này được thiết kế để giam giữ 2.976 tù nhân nhưng con số tù nhân thực tế cao gấp đôi số đó.

Cảnh sát trưởng Joe Arpaio ở hạt Maricopa, bang Arizona đã thực hiện các biện pháp “mạnh tay” để giải quyết vấn đề chi phí tăng do tình trạng quá tải. Năm 1993, ông đã cho dựng hàng trăm lều trại ngoài trời để tiết kiệm chi phí, giúp hạt này không phải xây dựng thêm nhà tù mới.

Một tù nhân đang thụ án tại nhà tù Tent City, hạt Maricopa do Cảnh sát trưởng Joe Arpaio quản lý ngày 22/8/2012. Hơn 400.000 tù nhân đã từng thụ án tại nhà tù này.

Cảnh sát trưởng Joe Arpaio cho biết, nhà tù thành phố Tent có chi phí ăn uống thấp nhất nước Mỹ, từ 15 tới 40 cent cho mỗi bữa ăn trong khi mức trung bình trên cả nước Mỹ là 2,4 USD.

Trong nhà tù Tent City, các tù nhân bất kể nam, nữ hay thanh niên đều bị xích chân khi đi ra ngoài làm việc. Điều kiện sống của các tù nhân ở đây tồi tệ đến mức Arpaio đã gọi nhà tù này là một “trại tập trung”.

Trên cả nước Mỹ có khoảng 80.000 tù nhân bị biệt giam, trong đó có khoảng 25.000 người bị biệt giam lâu dài.

Các nhà tù cũng tìm cách giải quyết tình trạng quá tải bằng cách xây dựng thêm các nhà tù biệt giam và thông thường các tù nhân phải ngồi trong các “phòng giam” này 23 tiếng mỗi ngày.  

Tự sát là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các nhà tù, chiếm tới 30%. Hơn một nửa trường hợp tự tử xảy ra tại các khu biệt giam.
Nhà tù: Ngành công nghiệp tỷ USD ở Mỹ
Mỹ là nước có tỷ lệ tù nhân lớn nhất thế giới. Thực tế này đã tạo nên một ngành công nghiệp nhà tù phát triển mạnh mẽ bởi mỗi năm chính phủ Mỹ phải chi trung bình 74 tỷ USD cho các hoạt động giam giữ phạm nhân.
Chiếc bánh ngon
Trong khi hầu hết các ngành công nghiệp của nền kinh tế có vẻ vẫn còn đang mắc kẹt trong tình trạng trì trệ thì công ty nhà tù tư nhân lớn nhất nước Mỹ Corrections Corporation of America (CCA) lại cảm thấy hài lòng về tình hình kinh doanh hiện tại và những triển vọng phía trước.

Đặc biệt là trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài khóa mà một phần nguyên nhân chính là chi phí “oan” cho hoạt động quản lý nhà tù có xu hướng ngày một gia tăng. Giải pháp cho các nhà làm luật là “san sẻ” trách nhiệm cho các đối tác tư nhân.
Đối với chính phủ Mỹ, số lượng tù nhân khổng lồ hiện nay có thể là gánh nặng lớn thì ngược lại với một nhóm lợi ích đặc biệt - nhà tù tư nhân - thì đây chính là một cơ hội lớn, một chiếc bánh ngon. 
Nhà tù tư nhân không còn quá mới mẻ trong lịch sử nước Mỹ. Ngay từ giữa những năm 1800, chính quyền đã bàn giao việc quản lý và điều hành những nhà tù đầu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân. Cũng kể từ đó, mô hình tư nhân hóa nhà tù đã nở rộ và trở thành một ngành kinh doanh rất hot và cạnh tranh tại đất nước giàu nhất thế giới này. Họ được cho là những tổ chức mang lại lợi nhuận cho chính quyền. 
Đã có hơn 30 bang của Mỹ trong đó có California, Texas, Florida và Colorado áp dụng giải pháp nhà tù tư nhân. Tính đến cuối năm ngoái, có xấp xỉ 9% tù nhân được đưa vào các nhà tù tư và đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Càng nhiều tù nhân càng phấn khởi
Các công ty tù nhân tư nhân đã cởi mở thừa nhận, lợi nhuận của họ phụ thuộc vào sự gia tăng số lượng người bị bắt giữ. Trong báo cáo hàng năm năm 2010 tại sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, công ty tù nhân lớn nhất nước Mỹ cho biết, luật hình sự tác động lớn đến nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất cũng như dịch vụ của công ty.
Chính phủ hợp tác với doanh nghiệp thông qua các hợp đồng từ xây dựng và điều hành nhà tù đến việc cung cấp các dịch vụ như sức khỏe, thực phẩm hay công tác phục hồi nhân phẩm…
Theo thống kê cuối năm ngoái, có hơn 2,3 triệu người bị giam giữ tại Mỹ. Trong khi số lượng tù nhân gia tăng chóng mặt thì quy mô hoạt động của ngành công nghiệp nhà tù cũng được mở rộng với tốc độ rất ấn tượng. Trong những năm 1990-2009, lượng tù nhân tại các nhà tù tư đã tăng đến 1600%. Hai nhà tù lớn nhất nước này có doanh thu khủng lên đến 3 tỷ USD. Các nhà điều hành cấp cao có thể nhận được mức lương thưởng hàng năm lên tới 3 triệu USD.
Mới đây, theo công bố trên website CCA, hiện CCA sở hữu đến 92.043 giường tù nhân. Lợi nhuận của công ty tăng lên không ngừng.
Mike Machak, người phát ngôn của CCA cũng thừa nhận tình trạng giam giữ người nhập cư trái phép là một phần quan trọng đối với việc kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong những năm sắp tới. Doanh thu đến từ đối tượng tù nhân này hiện chiếm khoảng 12% . CCA khẳng định, số lượng tù nhân này thường giảm trong thời kỳ suy thoái nhưng tình hình kinh doanh sẽ khá khẩm hơn khi nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực.
�"ng cho biết, công ty rất tự hào về công việc đã và đang làm. CCA đã xây dựng uy tín và danh tiếng bằng việc cung cấp các dịch vụ chất lượng với mức chi phí tiết kiệm cho đối tác (chính phủ). Họ sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án xây dựng những cơ sở mới bởi họ nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội lớn.
Nguồn lao động khủng mang lại lợi nhuận
Mỹ là nước có tỷ lệ tù nhân lớn nhất thế giới, hơn cả Nga, Trung Quốc, Iran. Cứ 100 người thì có một người phải vào trại giam. Trong khi đó, cứ 32 người thì có một người bị án treo, tạm tha hoặc tạm giam.
Rõ ràng, thực tế này đã tạo nên một ngành công nghiệp nhà tù phát triển mạnh mẽ bởi mỗi năm chính phủ liên bang và tiểu bang phải chi 74 tỷ USD cho các hoạt động giam giữ phạm nhân. Đây là một khoản chi phí không hề nhỏ mà chính phủ muốn trút bỏ.
Doanh thu còn đến từ việc cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ trong quá trình cải tạo phạm nhân. Nhưng có một sự thật mà ít ai biết đó là nhà tù là một ngành công nghiệp hái ra tiền với khoản lợi nhuận khủng lồ sau song sắt với một lực lượng lao động khá dồi dào. Nguồn lao động này đã tạo ra một lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho đời sống người dân, thậm chí là những thực phẩm hằng ngày.
Đội ngũ lao động lên tới 800.000 người, lớn hơn cả số lao động trong ngành công nghiệp ô tô tại nước này. Các phạm nhân làm việc trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, từ đánh bắt cá, chăn nuôi, trồng trọt, bán hàng cho đến chế tạo xe máy… Do đó, không thể phủ nhận nguồn lợi mà các nhà tù thu được từ nguồn lao động.
Thậm chí, tại một số vùng suy thoái, tổ hợp nhà tù mới có thể vực dậy nền kinh tế khu vực. Một số thành phố nhỏ còn nỗ lực để tạo ra một sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm này.
Theo số liệu của ủy ban ngân sách lập pháp (LBB) bang Texas thì kể từ năm 2003, chi phí trung bình tại các nhà tù tư nhân thấp hơn từ 3-15% so với nhà tù công. Chất lượng cũng chính là yếu tố khiến cho ngành kinh doanh này có cơ hội tiếp tục phát triển. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như dịch vụ được các nhà tù này rất chú trọng, đảm bảo tù nhân được sống, làm việc và cải tạo tốt. Quan trọng nhất chính là chất lượng trong công tác giáo dục và phục hồi nhân phẩm cho phạm nhân.
Trong ngành công nghiệp nhà tù cũng tồn tại sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp kinh doanh. Chính nhân tố này đã thúc đẩy việc nâng cao chất lượng trong hoạt động điều hành cũng như quản lý, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo đang phải nỗ lực dành sức để đối phó với nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị và xã hội thì với những lợi thế lớn của mình, khu vực nhà tù tư nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt được một phần gánh nặng cho chính phủ.
 CNBC,VNN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét