Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Sức khỏe của chúng ta(173)

CÁC LOẠI BỆNH THẤP KHỚP
“THE NEW ARTHRITIS CURE –  Eliminate Arthritis and Fibromyalgia Pain Permanently”
ĐIỀU TRỊ MỚI - Loại trừ vĩnh viễn bệnh Khớp, Đau Cơ và Mô Liên Kết
Đa số bác sĩ nhún vai lắc đầu và chấp nhận tình trạng thường gặp khi điều trị bệnh nhân bị thấp khớp, họ cho toa thuốc không gì khác hơn là thuốc kháng viêm và giảm đau.
Sách Y Khoa ghi rằng không có thuốc chữa trị cho hầu hết các loại thấp khớp. Thuốc chủ yếu tập trung vào việc làm giảm bớt triệu chứng, chứ không trị tận gốc. Vấn đề mà các bác sĩ khi đối phó với bệnh thấp khớp, mặc dù có nhiều lý thuyết, là họ thực sự không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu không biết nguyên nhân thì làm sao tìm ra cách chữa. Như vậy câu hỏi: Bệnh thấp khớp có thể chữa trị được không? Câu trả lời vang dội lên: Có! Bệnh thấp khớp có thể chữa trị được. Khoa học đã tìm ra nguyên nhân và biết cách chữa trị. Những sự kiện này không ẩn dấu hay không phải là không biết đến, cho dù nó không được phổ biến rộng rãi. Hiện nay những tài liệu y khoa lý thú này đang được mở ra cho các nghiên cứu, phá tan những bí mật về bệnh thấp khớp.
Thông thường các bác sĩ quá cẩn trọng và phản ứng rất chậm trong việc chấp nhận những lý thuyết mới tương phản với giáo điều cũ chủ yếu đã được đặt ra hay với niềm tin đã được học hỏi. Nhiều bác sĩ vun trồng nghề nghiệp dựa trên những tin tưởng này, và tư tưởng gạt bỏ chúng để theo một lý thuyết mới gặp phải sự kháng cự cứng ngắc. Những sự thay đổi có tính tương phản trong y học thường mất vài chục năm, ngay cả một hay hai thế hệ trước khi chúng được chấp nhận cách phổ biến. Sự chấp nhận thường được một bác sĩ tiếp nhận ở một thời điểm nào đó cho đến một ngày quan niệm mới được mọi người đón nhận khi nó trở nên hiển nhiên minh bạch.
Hiện tại đã đang có cách chữa trị cho bệnh thấp khớp, hay ít nhất cho hầu hết các dạng của nó. Bạn không phải đợi nhiều thập niên hay cả một thế hệ cho các thày thuốc y khoa bắt kịp. Bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ và tự chữa trị cho chính bạn trong vòng vài tuần hay vài tháng. Không có gì trong chương trình này có hại, làm đau nhức, hay tốn phí, do đó bạn không mất mát gì cả khi thử nghiệm. Chỉ trong những trường hợp quá nặng mới cần đến lãnh vực rộng hơn cần làm để hoàn thành một chữa lành hoàn toàn. Vậy bạn mất gì chứ? Phải chăng là mất đi cái đau đớn và khập khiễng của bạn !
CẤU TRÚC KHỚP XƯƠNG - WHAT’S IN THE JOINT?
Khớp xương là nơi hai đầu xương tiếp giáp nhau và cùng cử động được. Tất cả các xương của bạn, ngoại trừ xương ở cổ, hình thành những khớp với các xương khác. Khớp xương giữ các xương của bạn nối với nhau và giúp cho cơ thể bạn di chuyển. Cơ thể của người trưởng thành có 206 xương với trên 230 khớp có thể chuyển động được. Tất cả chúng có khả năng mang bệnh thấp khớp.
Có ba loại khớp căn bản: cố định, bán chuyển động và chuyển động tự do.
-Khớp cố định: như những đường nối ở trong sọ, không cử động.
-Khớp bán chuyển động: chỉ chuyển động được chút ít như xương cột sống và răng. Mặc dù có vẻ như không chuyển động, răng chuyển động vừa đủ để chúng cảm nhận được độ cứng chúng ta cắn và mức độ thức ăn kẹt giữa các răng.
-Khớp chuyển động tự do: có cử động như bản lề, đòn bẩy, trụ xoay cho phép chúng ta uốn người, đứng, chạy, đi bộ, nhảy, qùy gối, nắm, kéo và thực hiện cả ngàn chuyển động chúng ta làm hàng ngày. Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp chuyển động.
Mỗi khớp xương (joint) là một đơn vị hỗn hợp của xương, sụn, dây chằng, và những cấu trúc khác để làm nên chuyển động. Chung quanh toàn bộ khớp xương là bao khớp. Bao khớp (joint capsult) được cấu tạo bởi các mô liên kết, có sợi, dẻo dai và được gắn chặt vào thân của mỗi xương để bao bọc khớp. Bên trong bao khớp là Màng hoạt dịch (synovial menbrane) chứa chất họat dịch (synovial fluid)để làm trơn khớp. Dây chằng (ligaments) có cấu trúc như các sợi dây làm bằng những mô liên kết dẻo dai như bao khớp và buộc hai xương với nhau. Đầu khớp xương được bọc bởi một lớp sụn (articular cartilage) để bảo vệ hai xương không chạm vào nhau. Chất hoạt dịch bôi trơn chỗ nối giữa hai sụn của xương khớp làm cho cử động nên dễ dàng.
NHẬN ĐỊNH VỀ BỆNH KHỚP
Hậu quả: Viêm khớp làm hàng nhiều triệu người trên thế giới đau nhức, kể cả 1/5 số người lớn ở Hoa Kỳ. Đó là bệnh làm suy giảm khả năng hoạt động đang lan rộngở Mỹ. Trên 50% người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh này. Khoảng 294.000 (1 trên 250) trẻ em dưới 18 tuổi cũng bị vài dạng viêm khớp.
Viêm khớp cũng được gọi là bệnh suy thoái khớp xương. Viêm khớp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là một nhóm bệnh mà đặc tính chung gồm đau nhức, viêm, và hạn chế cử động của khớp xương. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (ostheoarthritis) và viêm khớp mãn tính (rheumatoid arthritis).
Thuật ngữ viêm khớp không sử dụng rộng rãi và thường được gán mơ hồ cho đau nhức ở hầu hết các phần của cơ thể. Vì vậy cần phải được bác sĩ chẩn bệnh để nhận dạng chính xác bệnh. Viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp xương nào, nhưng đa số thường là ở đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, ngón chân, hông và vai. Cổ và lưng cũng có thể bị viêm khớp. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau ở khớp xương, chưa hẳn là bạn bị viêm khớp, vì những bộ phận khác như dây chằng hay dây gân, cũng tạo nên cấu trúc của khớp.
Viêm khớp có thể chỉ xảy ra nơi một hay nhiều khớp. Triệu chứng của viêm khớp là đau, sưng, cứng, và biến dạng nơi một hay nhiều khớp xương. Triệu chứng có thể đến bất ngờ hay tiến triển từ từ. Bệnh nhân chịu đau nhức khác nhau từ cảm giác chói, nóng bỏng, cho đến đau dữ dội. Cử động khớp thường bị đau cho dù có lúc nó chỉ là cứng khớp.
Thường thì đau nhức gia tăng khi trời lạnh hay ẩm thấp. Những yếu tố ảnh hưởngđến tình trạng viêm khớp gồm thức ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu vận động, béo phì, nhiễm trùng, và tổn thương nơi khớp xương hay sức căng thường xuyên nơi khớp. Những dạng viêm khớp thường gặp nhất được mô tả ngắn gọn sau đây. Khi bạn đọc mô tả cho từng loại, bạn hãy tìm những điểm tương đồng giữa chúng. Bây giờ bạn sẽ khám phá nguyên nhân cơ bản của tất cả những loại viêm khớp chính.
VIÊM XƯƠNG KHỚP (OSTEOARTHRITIS)
Viêm xương khớp là loại viêm khớp thường gặp nhất gồm khoảng 80% các trường hợp. Nếu bạn bị viêm khớp, thì hầu như bạn bị VXK. Nguy cơ phát triển bệnh này tăng theo tuổi tác. Nó tác động đến 2% số người dưới 45 tuổi, 30% giữa 45 và 64 tuổi, 50 đến 85% nggười trên 65 tuổi, nhiều người trong số này chưa được chẩn đoán ra là đang bị viêm xương khớp.
VXK được xếp vào loại không bị viêm, vì nó thường không có triệu chứng viêm. Ngay cả khi có hiện tượng viêm và bác sĩ kê toa cho mua thuốc kháng sinh, nó vẫn không được công bố là một dạng khác của viêm khớp.
VXK thường được xem là một bệnh suy thoái của người gìa. Triệu chứng của nó là sụn ở đầu các xương khớp mòn dần đi, làm hai khớp xương đối diện chạm vào nhau gây cứng khớp và đau đớn. Bệnh thương tấn công những xương khớp phải chịu sức nặng nên bị mòn, nứt và mất xương như ở đầu gối, hông, xương sống phần dưới, ngón chân, ngón tay.
VXK thường được xem như loại viêm khớp “mòn và nứt xương” vì những khớp đó chịu nhiều gắng sức nhất, người lớn tuổi kinh nghiệm triệu chứng này trước nhất khi bị chấn thương. Bác sĩ thường nói với chúng ta rằng đó là hệ quả của tuổi gìa, không thể tránh được, cũng không thể chữa trị được.
Trong khi nguy cơ VXK gia tăng theo tuổi tác, thì nó không phải là tiến trình thông thường của tuổi già. Vì có nhiều người sống rất thọ mà không bao giờ bị VXK, trong khi có người còn trẻ lại bị bệnh này. Sự suy thoái xảy ra như một tiến trình bình thường theo tuổi tác thì phải xảy ra đồng bộ ở mọi xương khớp; ở VXK nó chỉ xảy ra nơi khớp phải gánh chịu sức nặng. Tuổi tác chỉ cho thấy sự thay đổi nhỏ về thể chất và hóa tính nơi sụn và xương. Ở VXK lại có sự thay đổi đáng kể về suy thoái thể chất, hóa tính nơi sụn và xương. Trong khi tuổi, sức ép, và chấn thương là những yếu tố ảnh hưởng đến VXK, các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân thực sự của nó.
Từ những năm đầu 1900, các nhà nghiên cứu đã hoài nghi rằng nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Trong những nghiên cứu trên người và thú vật, VXK đã được nhận dạng là do nhiều loại vi khuẩn gây ra kể cả salmonella và streptococcus. Các bác sĩ vẫn chưa thừa nhận ý kiến rằng mọi trường hợp VXK là do nhiễm trùng. Lý do là việc nhận diện vi sinh vật gây nhiễm trùng chưa có được kết luận thuyết phục trong nhiều trường hợp.
VXK có thể chuyển sang khập khiễng, què quặt. VXK ở dầu gối là một trong năm nguyên nhân dẫn đầu gây tình trạng bất lực giữa những người trưởng thành không thuộc cơ quan, tổ chức nào, không bảo hiểm, và nó lại thường không trầm trọng như các bệnh viêm khớp khác. Cho nên đa số người bệnh chịu đựng với tình trạng bệnh, và kiềm chế bệnh bằng thuốc uống.
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITHIS)
Khác với VXK, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trên bao khớp hơn là trên sụn khớp. Tình trạng này nghiêm trọng hơn VXK nhiều.
Triệu chứng là viêm mãn tính, sưng, và đau nhức. Phần lớn xảy ra ở các khớp ngón tay, cổ tay, và chân. Tuy nhiên bất cứ khớp xương nào cũng có thể bị viêm. Bao khớp nối hai xương khớp trở nên viêm và chỗ khớp sưng lên. Sụn mòn dần, gây đau buốt và khó cử động. Cơ bắp chung quanh cũng chịu ảnh hưởng. Nếu không được chữa trị sớm, sẽ dẫn đến tình trạng cứng khớp.. Tuy nhiên điều trị chu đáo, có thể phòng ngừa bất lực nơi đa số bệnh nhân.
Ở Hoa Kỳ, 42-68 / 100.000 người bị VIÊM KHỚP DẠNG THẤP. Nữ giới bị bệnh này gấp ba lần nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh này như nhau nơi mọi chủng tộc. Bệnh có thể bắt đầu ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường sau 40 và trước 60. 2% số người 60 tuổi trơ lên bị viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân của bệnh gây đau đớn và khập khiễng này vẫn còn đang tranh luận, mặc dù nhiễm trùng đã được chú ý đến từ lâu. Đa số các bác sĩ tin rằng đó là bệnh tự miễn nhiễm, hệ miễn nhiễm của cơ thể tự tấn công mình. Kháng thể do cơ thể sản xuất để tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng lại đổi dạng để tấn công các khớp xương cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Vì nó có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan, viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh toàn thân, và đôi khi được xem là bệnh thấp khớp. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp là mộtbệnh tăng tiến không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật.
BỆNH GÚT và BỆNH GIẢ GÚT ( GOUT and PSEUDOGOUT)
Bạn đã từng bao giờ tỉnh giấc giữa đêm bởi ngón chân cái đau buốt chưa? Nó nóng, sưng, mềm, và buốt dù chỉ với cái chạm nhẹ. Nếu có, bạn bị gút cấp tính rồi. Gút là một dạng của viêm khớp có triệu chứng là bất thình lình đau kinh khủng, đỏ và mềm ở khớp xương.
Viêm gút là tình trạng rối loạn trao đổi chất trong đó acid uric, một chất thải khi phân giải purine, gia tăng trong máu. Acid uric thặng dư tích lũy như tinh thể muối u-rát ở khớp xương và các mô khác.
Bệnh gút gỉa cũng giống như gút, nhưng tinh thể chính được tạo thành là muối can-xi.
Về phương diện lịch sử, bệnh gút có liên quan đến tính phàm ăn. Nó là bệnh của hoàng tộc với những bữa ăn thịnh soạn giàu purin như thịt và rượu. Charlemagne và vua Henry VIII là những người bị bệnh gút nặng. Ngày nay những người bệnh gút được khuyến khích giảm ăn thịt và uống rượu để tránh sự tấn công của gút.
Mặc dù ăn uống qúa nhiều thịt rượu gia tăng cơ hội của bệnh gút cấp tính, chúng thực sự không gây ra bệnh. Hầu hết những người bị gút không cung cấp nhiều hơn số lượng bình thường acid uric ( sản phẩm phụ của sự chuyển hóa protein). Thay vào đó , họ không thể bài tiết hoàn toàn acid uric ra ngoài. Thận chịu trách nhiệm trong việc bài tiết 1/3 acid uric, ruột đảm nhiệm phần còn lại. Nhiều người có lượng cao acid uric bị suy thận. Khoảng 20% số người bị gút cũng có sạn thận.
Những biến chứng có liên quan đến sạn thận bao gồm cả chuyện bí tiểu và nhiễm trùng. Nếu không điều trị, gút có thể dẫn đến suy thận nặng. Bệnh gút trở nên phức tạp hơn nếu bệnh nhân có thêm các bệnh khác như cao máu. Điều này tạo nhiều tinh thể tích tụ ở khớp hơn, gây thêm những tấn công khác.
Gút là loại thường gặp nhất của viêm khớp nơi nam giới. Nam giới bị bệnh gút nhiều hơn nữ giới, nhưng thường gia tăng theo tuổi cho cả hai, đặc biệt nơi phụ nữ thời hậu mãn kinh.
Cơn đau buốt và viêm đặc trưng khi gút tấn công được cho là do khởi động của tinh thể nhọn đâm vào mô khớp nhạy cảm. Cử đông càng gây đau thêm. Tấn công xảy ra bất ngờ, và tồn tại trong nhiều ngày hay tuần, rồi cũng thình lình biến mất, chỉ tái trở lại trên vết cũ sau vài tháng hay một năm. Gút thường ảnh hường chỉ một khớpmỗi lần.
Chữa trị gút bao gồm thuốc kháng viêm nonsteroidal (NSAIDs) cho đau nhức và viêm, kiêng rượu, giảm thức ăn giàu protein, và thuốc giảm sự sản xuất aicd uric hay làm tăng sự bài tiết. Việc hạn chế thức ăn có thể hay không thể giúp. Hạn chế sữa và thực phẩm giàu calcium dường như không hữu hiệu cho bệnh gỉa gút, là bệnh có liên quan đến thủy tinh thể calcium.
Bệnh gút rõ ràng có những triệu chứng biểu tỏ sự hiện diện của nhiễm trùng cấp tính và thường bị chẩn đoán sai. Nó tỏ lộ sự nhiễm trùng toàn thân được định vị ở khớp xương. Sốt, đỏ, khớp nóng, và số bạch huyết cầu tăng cao là dấu chỉ của gút tấn công. Cách duy nhất để bác sĩ nhận diện nó là lấy mẫu của chất nhờn hoạt dịch (synovial fluid) cho xét nghiệm xem nó có tinh thể hay virút trong đó không. Nếu thủy tinh thể hiện diện thì nó là gút, nếu virút hiện diện thì nó là viêm khớp cấp (infectious arthritis) - xem Viêm Khớp Cấp trong phần dưới đây.
Niềm tin vào sự hiện hữu của tinh thể nhọn như mũi kim là nguyên nhân của cơn đau buốt do gút thì không chắc chắn. Những tinh thể này mọc rất chậm trong nhiều năm. Tại sao bất thình lình giữa đêm khuya khi mà xương khớp thảnh thơi nằm nghỉ, thì mũi nhọn của cạnh tinh thể này lại đâm vào khớp gây đau đớn, gây viêm và sưng? Nếu tinh thể mọc ở đó lâu ngày rồi, cơn đau cũng phát triển dần dần và tăng tiến theo thời gian chứ! Những triệu chứng sẽ không tự ra đi đột ngột, nhưng sẽ tiếp tục bao lâu tinh thể còn hiện diện. Tinh thể của gút không biến mất ngay lập tức; chúng ở đó cả đời trừ khi có chuyện gì quyết liệt xảy ra làm thay đổi chất hóa học của cơ thể và làm cho chúng tan rã đi.
Sự tấn công của gút đến và đi không có lý do rõ ràng. Tinh thể không là nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng, cũng như sạn thận không gây ra bệnh thận, chúng là triệu chứng của thận suy. Vậy thì cái gì gây ra bệnh gút?
Mặc dù gút đem đến tất cả những dấu hiệu của nhiễm trùng cấp tính, nó không được cho là do nhiễm trùng gây ra, vì do sự vắng mặt của vi khuẩn trong chất nhờn hoạt dịch và sự thất bại của thuốc kháng sinh. Rất có khả năng là gút do virút gây ra. Xét nghiệm tiêu biểu có thể đã chưa tìm ra được virút, và virút lại không bị ảnh hưởng bởi thuốc trụ sinh. Điều này cũng giải thích sự bất thường của gút tấn công đến và đi định kỳ mà không có lý do rõ ràng. Đây cũng là điều xảy ra với những loại nhiễm virút khác. Ví dụ: Virút herpes ( của bệnh giời leo), tồn tại và ngủ yên hàng nhiều tháng năm rồi bất thình lình xuất hiện ở môi. Nó gây nhiễm trùng cấp tính cùng với chỗ giộp phồng và đỏ trong vài ngày rồi phai dần, đợi ngày nào đó sẽ trở lại. Hiện nay, cũng như những dạng việm khớp (arthritis) khác, các bác sĩ vẫn thực sự không biết điều gì đã gây ra bệnh gút.
BỆNH VIÊM KHỚP TRẺ EM (JUVENILE ARTHRITIS)
Viêm khớp nơi trẻ em là một dạng viêm khớp dạng thấp xảy ra nơi trẻ em. Nó kéo dài ít nhất 6 tuần nơi trẻ em dưới 16 tuổi mà không bị dạng viêm khớp nào khác trong thời kỳ này. Nữ thường bị nhiều hơn nam. Nó thường khỏi sau vài năm, nhưng khoảng 40-45% bị viêm khớp dương tính trên 10 năm. Tuổi bị nhiều nhất là từ một đến sáu và có thể dẫn đến còi cọc xương khiến trẻ bị dị dạng vĩnh viễn.
Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể là toàn thân ( Still's disease).Những triệu chứng này dễ bị định bệnh sai như bệnh cúm hay ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng có thể gồm sốt 39 độ C (102 F) hay cao hơn, sốt có thể biến mất rồi tái trở lại vào ngày hôm sau, cùng với lạnh run cầm cập, hạch bạch huyết ( lymph nodes) sưng, và da nổi sẩn đỏ. Người bệnh biếng ăn, sụt cân, đau bao tử, thiếu máu, đau họng, và số bạch cầu tăng cao. Những triệu chứng này tồn tại trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Viêm khớp (arthritis) với khớp sưng, thường xảy ra sau khi bị nổi sần và sốt một thời gian.
Một dạng của viêm khớp trẻ em là viêm đa khớp dạng thấp (polyarticular juvenile rheumatoid arthritis) ảnh hưởng đến nhiều khớp (năm hay hơn). Nó thường tấn công cách đối xứng, ảnh hưởng cùng loại khớp cả hai bên cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ và đỏ mắt. Nó thường chuyển sang dạng viêm cứng khớp đốt sống khi đến tuổi trưởng thành.
VIÊM CỨNG KHỚP ĐỐT SỐNG (ANKYLOSING SPONDYLITIS)
Viêm cứng khớp đốt sống là loại việm khớp mãn tính, đau nhức, viêm ảnh hưởng chính yếu trên cột sống và khớp xương chậu (sacroiliac joints). Nó thường bắt đầu ở phần dưới lưng và sau đó ảnh hưởng đến phần giữa và phần trên của lưng. Nó có thể lan đến những khớp xương khác và thường ảnh hưởng đến xương hông. Những dây gân và dây chằng giúp cho lưng cử động bị viêm. Phản ứng lại, đốt xương sống mọc vào nhau và dính liền nhau. Cột xương sống sau cùng trông giống như cây tre, bẻ cong về phía trước dưới sức nặng của cái đầu. Nếu bạn đã từng trông thấy một người gìa đi cúi gập người xuống như đang nhìn vào chân, bạn đã chứng kiến tình trạng sau cùng của viêm cứng khớp đốt sống.
Bệnh bắt đầu ở tuổi tương đối trẻ, từ 18 đến 30. Đau nhức nhiều khi nghỉ ngơi, và tăng lên khi hoạt động. Nam bị bệnh này nhiều hơn nữ với tỉ lệ là 3:1. Khoảng 40% trường hợp, nó gây mắt đỏ và nhạy cảm với ánh sáng, một triệu chứng thông thường khác là hay mệt mỏi. Khi tình trạng xảy ra trước 18 tuổi, nó thường gây đau và sưng ở khớp xương lớn của tay chân, đặc biệt là hai đầu gối.
Đa số các bác sĩ không thực sự biết nguyên nhân nào đã gây ra viêm cứng khớp đốt sống, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy nó do kết hợp của di truyền và nhiễm trùng. Nhiễm trùng rõ ràng kích thích sự bắt đầu của viêm cứng khớp đốt sống nơi người bị di truyền. Nó thường có liên kết với nhiễm trùng đường tiêu hóa và bệnh Crohn. Sự tin tưởng rằng vi khuẩn đường ruột vào máu, thường qua một viêm loét trong đường tiêu hóa, kích thích viêm cứng khớp đốt sống. Vi sinh vật có liên quan đến viêm cứng khớp đốt sống gồm campylobacter, clostridium, salmonella, shìella, yersinia, bacteroides, và đặc biệt vi khuẩn Klebsiella pneumoniae. Gene có liên quan với viêm cứng khớp đốt sống là HLA-B27. Tài liệu nghiên cứu cho biết chuộtđược gây giống với gene này và giữ trong môi trường vô trùng không phát triển viêm cứng khớp đốt sống trừ khi nó bị nhiễm một trong những loại vi khuẩn này. Thật không may là thuốc kháng sinh không thành công trong việc chế ngự bệnh này.
Khoảng 90% những người bị viêm cứng khớp đốt sống có gene HLA-B27; đây là lý do vì sao nó được cho là bệnh do di truyền. Thế còn 10% só người bệnh không có gene này thì sao? Tại sao họ lai bị bệnh? Di truyền dường như không phải là câu trả lời hoàn toàn.
VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG (REACTIVE ARTHRITIS) Viêm khớp phản ứng, trước đây gọi là hội chứng Reiter, có nhiều đặc tính với viêm cứng khớp đốt sống. VKPƯ là một dạng viêm khớp mãn tính với ba đặc tính riêng biệt: viêm ở khớp, mắt đỏ, và viêm ở bộ phận sinh dục, đường tiểu hay hệ tiêu hóa. Dạng viêm khớp này được gọi là viêm khớp "phản ứng" vì hệ miễn nhiễm "phản ứng" với nhiễm trùng ở hệ sinh dục, đường tiểu, hay hệ tiêu hóa. VKPƯ được xem là một bệnh thấp khớp mãn tính. Điều này có nghĩa là ngoài khớp xương, nó có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhiều hơn là ở khớp xương, gây viêm ở các mô như mắt, miệng, da, thận, tim, và phổi. Cũng như viêm cứng khớp đốt sống, VKPƯ được xem là do sự kết hợp của di truyền và nhiễm trùng gây ra. Nó cũng có cùng loại gene HLA-B27 nơi đa số bệnh nhân. Một nhiễm trùng nào đó xảy ra thì mới tạo điều kiện cho VKPƯ hình thành. VKPƯ có thể xuất hiện sau bệnh hoa liễu. Vi khuẩn thường gặp nhiều nhất có liên quan đến hậu bệnh hoa liễu để hình thành VLPƯ là Chlamydia trachomatis. Một lần nhiễm độc thực phẩm hay một nhiễm trùng hệ tiêu hóa hay nhiễm trùng đường tiểu có thể mở đường cho VKPƯ. Tính đặc trưng của nó là: các triệu chứng phát triển một đến ba tuần sau nhiễm trùng. Phản ứng giữa vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm khớp chưa hiểu rõ. Môi trường của vi khuẩn ở chất hoạt dịch thường âm tính, dẫn đến việc cho rằng VKPƯ là bệnh tự miễn nhiễm do hệ miễn nhiễm bị kích thích quá độ phản ứng lại, vì một lý do nào đó không biết, trở thành mãn tính.Điều trị gồm thuốc giảm đau, NSAIDs, và thuốc làm suy yếu hệ miễn nhiễm. VIÊM KHỚP VẢY NẾN (PSORIATIC ARTHRITIS)
Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có đặc tính là viêm ở da (vảy nến) và xương khớp. Vảy nến là một bệnh thông thường ở da ảnh hưởng trên 2% dân số Caucasian ở Mỹ. Triệu chứng của nó là những mảng nhỏ không đồng đều nối kết với nhau, nổi sần, đỏ ở chỗ bị viêm, có vảy. Vảy nến thường ảnh hưởng chỗ cuối của khuỷu tay, đầu gối, da đầu, vùng rốn, và chung quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 10% người bị bệnh vảy nến cũng phát triển bệnh viêm khớp vảy nến.
Viêm khớp vảy nến thường xảy ra sau tuổi 40, không thiên vị nam hay nữ. Da nổi bùng vảy và đau khớp thường xảy ra riêng biệt. Khoảng 80% bệnh nhân có bệnh da đi trước bệnh đau khớp. 15% bệnh nhân phát triển bệnh viêm khớp trước bệnh vảy nến. Chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến có thể khó nếu viêm khớp xảy ra trước vảy nến nhiều năm. Thực tế, bệnh nhân có thể bị viêm khớp 20 năm hay hơn trước khi vảy nến xuất hiện. Ngược lại, bệnh nhân có thể bị vảy nến trong nhiều năm trước khi phát triển viêm khớp. Phần đông bệnh nhân bị vảy nến nhiều tháng hay nhiều năm trước khi bị viêm khớp. Viêm khớp thường thấy nơi đầu gối, mắt cá chân, và khớp xương ở chân, nhưng cũng có thể gặp ở phần xương sống và lưng dưới. Viêm ở ngón tay và ngón chân có thể gây sưng cho toàn ngón, làm cho ngón có dạng như miếng xúc xích vậy. Cứng khớp là tình trạng chung và tệ hơn vào mỗi sáng sớm. Việm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có thể gây viêm nơi những vùng khác như mắt, tim, phổi, và thận. Viêm khớp vảy nến có nhiều triệu chứng giống những loại viêm khớp khác như viêm cứng khớp đốt sống và viêm khớp phản ứng.
Nguyên nhân tới nay vẫn chưa rõ, nó được cho rằng do kết hợp của di truyền và nhiễm trùng. Bệnh nhân có gene HLA-B27 khoảng 50% thời gian. Các bác sĩ cho rằng 50% còn lại là do những gene có khuyết điểm khác gây ra.
FIBROMYALGIA - ĐAU CƠ BẮP và MÔ LIÊN KẾT
Các khớp của bạn cứng, bạn đau khắp người, bạn khó ngủ, và lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Xét nghiệm không tìm thấy gì, bác sĩ bảo bạn không có bệnh gì. Bạn nghe điều này có quen thuộc không? Nếu có triệu chứng đó, bạn có thể bị fibromyalgia.
Fibromyalgia là chữ kết hợp của chữ Latin fibro (fiber: sợi) và chữ Đức myo(muscle: cơ bắp) và algos (pain: đau), có nghĩa là đau nơi cơ bắp và mô liên kết.Fibromyalgia được xem là tình trạng có liên hệ đến viêm khớp. Tuy nhiên nó không là một dạng của viêm khớp vì nó không gây tổn thương hay viêm ở khớp, cơ bắp, hay những mô khác. Fibromyalgia cũng như viêm khớp, có thể gây đau rõ rệt. Nó thường kết hợp với cứng khớp và đau ở vùng lân cận. Fibromyalgia được xếp loại ở đây vì nó có khởi đầu giống viêm khớp và bệnh nhân khi áp dụng những kỹ thuật điều trị ghi trong sách này cũng có kết qủa rất tốt.
Triệu chứng của bệnh là đau kinh niên lan rộng nơi cơ bắp, dây chằng, dây gân, và khi chạm nhẹ đến càng làm tăng đau nhức. Nó có thể gồm cả nhiều triệu chứng khác, kể cả từ trung bình-tới-nặng: mệt mỏi, mất ngủ, cứng khớp, tê thấp hay da bị kim châm, đau nhức bắp thịt, vọp bẻ, yếu cơ bắp, đau dây thần kinh, đau bụng, phù bụng, buồn nôn, táo bón thay phiên với tiêu chảy, nhức đầu, xương hàm và mặt nhạy cảm, khó tập trung , khó làm việc đầu óc, gia tăng việc mót tiểu và đi tiểu, giảm sức chịu đựng khi thể dục, cảm thấy sưng phù ( mặc dù không bị thật sự) ở tay và chân, đau thời kì kinh nguyệt, chóng mặt; và nhạy cảm với mùi, tiếng động, ánh sáng chói, thuốc men, một số thực phẩm; và lạnh. Bệnh nhân thường không bị hết mọi triệu chứng này nhưng có thể bị vài triệu chứng chung với nhau.
Trong nhiều năm, fibromyalgia không được chính thức công nhận thuộc tình trạng cần thuốc điều trị. Lý do là những xét nghiệm không cho thấy những bất thường nào là đặc tính của tình trạng này, và nó bao gồm khá nhiều triệu chứng khác nhau làm cho khó chẩn bệnh. Vì khó chẩn bệnh, nó thường được gọi là hội chứng ẩn nấp(invisible syndrome). Nó thường được gán cho là bệnh tâm lý, và bác sĩ tin rằng đó là do người ta tưởng tượng họ bị bệnh. Mãi đến năm 1990 American College of Rheumatology offically nhận ra fibromygia như là một bệnh thực sự. Vì không có xét nghiệm, nó được xem như là hội chứng hơn là bệnh.
Nguyên nhân tới nay vẫn chưa được biết, nhưng vài gỉa thiết đưa ra bao gồm di truyền, làm việc qúa sức, khó ngủ, hormon hoạt động không bình thường, trầm cảm, nhiễm độc tố, và nhiễm trùng. Triệu chứng thường xảy ra sau một chấn thương thể lý hay tình cảm. Nhiều người được chẩn bệnh fibromyagia nói rằng các triệu chứng của họ xảy ra trong lúc hoặc ngay sau một nhiễm trùng như bệnh cúm. Những loại nhiễm trùng kể cả viêm gan C (hepatitis C), HIV, và Lyme disease có liên kết với sự bắt đầu (tấn công) của fibromyalnia. Cũng có bằng chứng cho vai trò của chủng ngừa (vaccinations) trong việc khởi đầu của bệnh.
Điều trị hiện nay: Người mắc bệnh thấp khớp nào đó (mô liên kết) như viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), viêm cứng khớp đốt sống (ankylosing spondylitis), và lupus ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus) cũng hay bị fibromyalgia. Chưa có phương thuốc nào được công nhận và cách chữa tiêu chuẩn là nhắm đến kiềm chế triệu chứng.
VIÊM KHỚP CẤP (ACUTE INFECTIOUS ARTHRITIS) Infectious arthritis cũng được biết đến như là septic arthritis: viêm khớp cấp. Điều này rất quan trọng, nó là dạng của bệnh thoái hóa khớp xương và cung cấp chìa khóa để am hiểu cách giải quyết cho hầu hết các dạng khác của viêm khớp (arthritis).Đây là dạng viêm khớp duy nhất mà bác sĩ biết nguyên nhân và cách chữa. Như tên của bệnh hàm chỉ, bệnh do sự xâm chiếm của vi sinh vật, thường là vi khuẩn, vào khớp xương từ vùng bị nhiễm trùng lân cận hoặc từ vỉ khuẩn ( nhiễm trùng máu). Loại viêm khớp này phát sinh duy chỉ từ một nhiễm trùng mà không do ảnh hưởng của di truyền, rối loạn trong sự trao đổi chất, hay những yếu tố phức tạp khác. Nó chỉ là một nhiễm trùng đơn thuần tấn công các khớp xương. Viêm khớp cấp xảy ra nơi mọi nhóm tuổi. Ở người lớn, nó thường ảnh hưởng ở cổ tay, nhiều nhât nơi đầu gối là nơi chịu sức nặng của cơ thể, mặc dù 20% người bệnh có triệu chứng nơi nhiều khớp. Viêm đa khớp thường gặp ở trẻ em đặc biệt ở vai, đầu gối, và hông. Tác nhân gây bệnh chính: Bất cứ loại vi khuẩn, virút, hay nấm nào từ máu tìm đường vào trong khớp thì có thể gây ra viêm khớp cấp. Tác nhân thường gặp nhất là vi khuẩn, đặc biệt là Staphylococcos aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, và Haemophilus influenzae. Nơi người có nguy cơ cao nào đó, những vi khuẩn khác có thể gây ra viêm khớp cấp. E. coli và Pseudomonas spp. có thể gây ra viêm khớp cấp nơi những người lạm dụng tiêm thuốc vào tĩnh mạch và nơi người gìa; Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn gây bệnh lậu) có thể gây bệnh nơi người trung niên qua quan hệ tình dục; và Salmonella spp. có thể gây bệnh nơi các em thiếu niên hay người có bệnh tế bào hình liềm (sickle cell anamesia). Người gìa thường dễ bị nhiễm trùng khớp gây ra bởi gram-negative bacilli, kể cả salmonella và pseudomonas. Những vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng bao gồm Mycobacterium tuberculosis, gây bệnh lao, và những loài của spirochete bacterium gây Lyme disease và bệnh giang mai. Virút có thể gây viêm khớp cấp gồm siêu vi gan A, B, và C, parvovirus, herpes viruses, mumps, và ebola. Nấm gây bệnh gồm histoplasma, coccodiomyces, blastomyces, và candida. Nhiều loại vi khuẩn, virút, và nấm gây viêm khớp cấp lập nơi thường trú ở cơ thể con người tại da, miệng, hay đường tiêu hóa. Chúng tương đối vô hại ở tư gia của chúng, nhưng nếu chúng có dịp đi vào trong máu và định cư ở khơp xương, nơi không phải là nhà, chúng sẽ trở thành quân khủng bố. Trong khi viêm khớp có thể ảnh hưởng đến người không rõ tác nhân gây nguy cơ cho sức khỏe, nó thường xảy ra nhiều hơn khi tình trạng nguy cơ nào đó hiện hữu.Nguy cơ có thể phát triển viêm khớp cấp gồm uống nhiều thuốc làm hệ miễn nhiễm chịu áp lực nặng, tiêm thuốc tĩnh mạch qúa nhiều, có bệnh hay thương tổn khớp cũ (đặc biệt nơi người gắn khớp giả), giải phẫu, và nhiều loại bệnh khác như tiểu đường, nghiện rượu, ung thư, bệnh tế bào hình liềm (sickle cell anemia), các bệnh thấp khớp (kể cả những dạng khác của viêm khớp và lupus), và rối loạn hệ miễn nhiễm.
Triệu chứng của viêm khớp cấp gồm : cứng, sưng, nóng, đỏ, đau. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị nóng + ớn lạnh, mặc dù có thể chị là sốt nhẹ. Trê em thỉnh thoảng bị buồn nôn và ói mửa. Những khớp bị ảnh hưởng là đầu gối, vai, cổ tay, hông, khuỷu tay, và khớp nơi các ngón tay. Hầu hết nhiễm trùng vi khuẩn và nấm ảnh hưởng chỉ một khớp hay, thỉnh thoảng, vài khớp. Ví dụ: Vi khuẩn gây bệnh Lyme đa số thường ảnh hưởng ở đầu gối. Vi khuẩn Conococcal và virút có thể gây nhiễm trùng vài hay nhiều khớp cùng một lúc. Nhiễm trùng thường hình thành đột ngột, nhưng triệu chứng nhiều khi kéo dài từ 3 đến 14 ngày.
Chẩn đoán viêm khớp cấp tùy thuộc vào sự kết hợp của kết quả xét nghiệm và khám xét nơi vùng khớp đau. Viêm khớp cấp có thể cùng hiện diện với những dạng viêm khớp khác, sốt thấp khớp, bệnh Lyme, hay những bệnh khác. Chẩn đoán bằng cách lấy mẫu của chất hoạt dịch ở khớp. Lượng bách huyết cầu được xét nghiệm để xem nếu nó tăng lên, đó là dấu hiệu hệ miễn nhiễm đang đánh trả nhiễm trùng. Phòng xét nghiệm thường cấy và nhận dạng vi khuẩn tử chất hoạt dịch, trừ phi bệnh nhân đang uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vài loại vi khuẩn, gồm vi khuẩn gây bệnh lậu, bệnh Lyme, giang mai, và một số bệnh khác, rất khó tìm lại trong hoạt dịch. Nếu vi khuẩn được cấy, xét nghiệm sau đó được thử xem loại thuốc kháng sinh nào sẽ hữu hiệu.
Điều trị gồm rút nước hoạt dịch bị nhiễm trùng ở khớp ra và lập tức cho thuốc kháng sinh. Thường thì bệnh viện sẽ cho thuốc kháng sinh qua truyền vào tĩnh mạch khoảng hai tuần, hay đến khi hết viêm. Sau đó bệnh nhân sẽ còn uống kháng sinh thêm đến bốn tuần nữa.
by Dr. Bruce Fife - Kim Tuyến chuyển ngữ
Khoai Lang: Dinh Dưỡng Tốt Cho Người Bị Bệnh Tiểu Đường
Đồ biểu dinh dưỡng của hai loại khoai lang: Sweet Potato và Yam potato
Tâm Linh biên dịch
(Lời Thư Viện Hoa Sen: Khoai lang, tiếng Mỹ goi là sweet potatoes là một phần của thực phẩm không thể thiếu trong Lễ Tạ Ơn. Khoai lang là một trong những loại lương thực lâu đời nhất trên thế giới được biết của con người. Ngày nay những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh, đặc biệc là bệnh tiểu đường loại 2 và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể. Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết dưới đây của soạn giả Tâm Linh.)
Sau một thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu khoa học tại hai quốc gia Austrian và Italian đã công bố kết quả chất Caiapo, một tinh chất được chiết xuất từ củ khoai lang trắng (white-skinned sweet potato -Ipomoea batatas ), có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường loại 2. [1]
Trong thử nghiệm lâm sàng, Bác sĩ Bernhard Ludvik, MD và nhóm cộng sự của ông tại University of Vienna, Áo Quốc, đã chọn 61 bệnh nhân nam mắc bệnh tiểu đường loại 2 có độ tuổi trung bình là 58. Họ chia bệnh nhân ra làm hai nhóm: nhóm một 30 người dùng 4 grams Caiapo mỗi ngày, và nhóm hai 31 người dùng thuốc giả cũng 4 grams mỗi ngày. Tất cả được uống trước bữa ăn sáng mỗi ngày và kéo dài trong 3 tháng.
Sau ba tháng, kết quả thử nghiệm cho thấy, ở nhóm điều trị bằng Caiapo thật, lượng hemoglobin HbA1c (yếu tố đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể) [2] giảm đáng kể, từ 7,21% xuống còn 6,68%. Trong khi đó, HbA1c ở nhóm dùng thuốc giả không thay đổi. Đến cuối giai đoạn thử nghiệm, lượng đường máu ở nhóm Caiapo giảm nhanh chóng, từ 143,7 xuống 128,5 milligram/decilit, trong khi không có sự thay đổi nào ở nhóm dùng thuốc giả. Ngoài ra, lượng cholesterol ở nhóm một (Caiapo)(214.6 mg/dL) thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng (nhóm hai dùng thuốc giả)(248.7 mg/dL.
Kết quả trên xác nhận Caiapo là chất có thể kiểm soát một cách hữu hiệu bệnh tiểu đường loại 2. Bác sĩ Ludvik kết luận như vậy. Không một phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng Caiapo.
Tưởng cũng nên biết Caiapo là chất được chiết xuất từ khoai lang trắng đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật từ lâu để phòng ngừa và điều trị cho những người bị bệnh tiểu đường nay mới được sự xác nhận bởi các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây.
***
Một nghiên cứu mới đây ở trường đại học College of Agriculture and Life Sciences (AALS) thuộc Viện Đại Học North Carolina State University gồm Dr. Jone Allen, giáo sư; Dr. Van Den Truong, khoa học gia về thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA-ARS phó GS AALS; và Dr. Masood Butt, GS thỉnh giảng từ Viện Đại Học Nông Nghiệp University of Agriculture in Pakistan, đã xác nhận khoai lang là loại thực phẩm có trị số GI thấp (low-glycemic index food), rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra họ cũng khám phá khoai lang trồng tại bang North Carolina có chứa nhiều tinh chất Caiapo hơn loại khoai lang Nhật điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật. “Với nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lãnh vực này, rất có thể sẽ có những khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường dùng tinh chất chiết xuất từ khoai lang North Carilina để kiểm soát bệnh tiểu đường”. Dr. Allen đã nói như vậy trong một tờ báo cáo về dự án của nhóm nghiên cứu. “Khoai lang liệu pháp sẽ rẻ hơn là phương pháp trị liệu hiện nay, và sẽ ít có phản ứng phụ”. Dr. Allen nói thêm. " (Suzanne Stanard report) [3]
***
Được biết khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam châu Mỹ, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi. Khoai lang đã từng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại Hoa Kỳ trong phần lớn lịch sử của quốc gia này, đặc biệt là tại khu vực đông nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nó đã trở nên ít phổ biến hơn. Tiêu thụ bình quân trên đầu người tại Hoa Kỳ ngày nay chỉ khoảng 1,5-2 kg (4 pound) mỗi năm, trong khi trong thập niên 1920 là 13 kg (31 pound). Kent Wrench viết: "Khoai lang đã gắn liền với thời kỳ khó khăn trong suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và khi họ trở nên giàu có đủ để thay đổi thực đơn của mình thì người ta ít ăn khoai lang hơn."
***
Hiện nay, theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp ba lần khoai tây) nhiều vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, Iron và Sắt, [4] do vậy nó có khả năng mạnh chống ôxy hóa (Antioxidant), ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh. Đặc biệt như kết quả thử nghiệm nói ở phần trên, nó giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng. Do vậy, ăn khoai lang vừa là cách để phòng ngừa vừa là cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng bệnh tiểu đường. Ngoài ra khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả, là thực phẩm lý tưởng cho phái nữ trong việc giảm trọng lượng cơ thể. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 30% so với cơm trắng và 50% so với khoai tây. Ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ giảm được một lượng lớn thức ăn sẽ đưa vào cơ thể mà không hề gây ra cảm giác đói. Ăn khoai lang lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần chất xơ, vitamin C, các axit amino và nhiều loại enzyme giúp dạ dày co bóp, kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón..
Tâm Linh (Tổng hợp từ các nguồn tin khoa học) 
Canh Chua Bạc Hà: Tác nhân gây nên chứng gout?
Với chuyên gia trong ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua, là món ăn làm tăng acid uric không kém gì uống... bia! Ấy thế mà số người để ý đến khe hở này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều. Tác nhân gây nên chứng gout:
Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất acid uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất acid uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
- Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
- Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
- Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
- Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp...
- Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
- Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là acid uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các "trường quy" vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng acid uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Tóm lại, canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng acid uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo.
Hoàng Nam sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét