20 tỷ USD còn ở trong dân
Tìm cách huy động vàng trong dân đang là vấn đề cấp bách bởi cần phải đưa lượng vàng này trở thành nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Tuy nhiên, huy động như thế nào đang là một dấu hỏi. 20 tỷ USD còn ở trong dân
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng là nghiên cứu, tìm cách để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội.
Theo ước tính của Hiệp hội Vàng thế giới, số lượng vàng vật chất nằm trong dân khoảng 400-500 tấn. Nếu theo giá vàng tại thời điểm này trên thị trường, thị lượng vàng nằm trong dân có giá trị dao động từ 16-18 tỷ USD tương đương 16% GDP, xấp xỉ lượng dự trữ ngoại tệ thời kỳ trung bình trước đây. Tỷ lệ này quá lớn nếu so với các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3%.
Rõ ràng đây là một nguồn lực tài chính khổng lồ hiện đang nằm trong dân, chưa được huy động để sử dụng có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nếu chỉ huy động được một nửa số vàng trong dân, ít nhất cũng có gần 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, nguồn ngoại tệ này sẽ làm giảm áp lực vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nguồn lực để chủ động và sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra những cơn sốt giá như thời gian vừa qua.
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc 400 tấn vàng đang “ngủ yên” trong dân là do chính sách huy động còn chưa thuyết phục. “Vấn đề là người dân khi giữ vàng, mua vàng, bán vàng đều có một yêu cầu là phải bảo toàn được vốn của số vàng ấy. Chính vì thế, nếu Nhà nước huy động, sử dụng phải đảm bảo làm sao số vàng vừa có lời mà lại an toàn. Khi người dân có nhu cầu, muốn rút vàng ra thì Nhà nước cần trả cho họ bằng vàng”.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng là nghiên cứu, tìm cách để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội.
Theo ước tính của Hiệp hội Vàng thế giới, số lượng vàng vật chất nằm trong dân khoảng 400-500 tấn. Nếu theo giá vàng tại thời điểm này trên thị trường, thị lượng vàng nằm trong dân có giá trị dao động từ 16-18 tỷ USD tương đương 16% GDP, xấp xỉ lượng dự trữ ngoại tệ thời kỳ trung bình trước đây. Tỷ lệ này quá lớn nếu so với các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3%.
Rõ ràng đây là một nguồn lực tài chính khổng lồ hiện đang nằm trong dân, chưa được huy động để sử dụng có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nếu chỉ huy động được một nửa số vàng trong dân, ít nhất cũng có gần 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, nguồn ngoại tệ này sẽ làm giảm áp lực vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nguồn lực để chủ động và sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra những cơn sốt giá như thời gian vừa qua.
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc 400 tấn vàng đang “ngủ yên” trong dân là do chính sách huy động còn chưa thuyết phục. “Vấn đề là người dân khi giữ vàng, mua vàng, bán vàng đều có một yêu cầu là phải bảo toàn được vốn của số vàng ấy. Chính vì thế, nếu Nhà nước huy động, sử dụng phải đảm bảo làm sao số vàng vừa có lời mà lại an toàn. Khi người dân có nhu cầu, muốn rút vàng ra thì Nhà nước cần trả cho họ bằng vàng”.
Nên hay không huy động bằng chứng chỉ vàng?
Từ trước khi Thủ tướng giao nhiệm vụ này cho ngành Ngân hàng, vấn đề làm sao huy động được nguồn vàng trong dân đã được nhiều chuyên gia hiến kế bởi đây thực sự là một bài toán cần tìm cho ra đáp án.
PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng, từ kinh nghiệm của các nước cho thấy việc huy động vàng trong dân là không dễ, cần hết sức thận trọng, muốn huy động được vàng trong dân, trước hết cần phải đảm bảo được các yếu tố ổn định về chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của cả tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như của người gửi vàng.
Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, cách thức huy động là NHNN sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn sau khi đã ổn định trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại. Về điều kiện thực thi, quy trình, thủ tục phải khoa học, chặt chẽ từ khâu phát hành chứng chỉ, nhận gửi, trả vàng, nhưng phải đơn giản, thuận tiện.
Chứng chỉ vàng có thể cầm cố, thế chấp, cho vay, chuyển nhượng… và tính về lâu dài có thể “chứng khoán hóa”, được phép giao dịch trên thị trường mở và thị trường thứ cấp. Việc huy động vàng cần đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chứng chỉ huy động vàng và hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng có nguồn vàng đáp ứng nhu cầu rút vàng của dân khi đến hay trong những trường biến động bất thường.
Chứng chỉ vàng này do NHNN phát hành, có các loại mệnh giá như: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ; 1 lượng, 2 lượng, 5 lượng, 10 lượng… Đặc điểm của vàng huy động thông qua phát hành chứng chỉ là người gửi vàng không được phép rút vàng trước hạn, thay vì hình thức tiết kiệm như trước đây. Do vậy, vốn vàng có thể được sử dụng làm một nguồn lực dài hạn cho đầu tư phát triển.
Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, việc sử dụng chứng chỉ vàng có những ưu điểm là an toàn, tiện lợi, không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu trọng lượng, không mất phí gia công dập ra vàng miếng… Về vĩ mô, nền kinh tế sẽ được lợi vì nguồn vàng trong dân tập trung về ngân hàng, góp phần tăng dự trữ quốc gia và tiết kiệm được USD, vì không cần nhập khẩu hàng mấy chục tấn vàng vật chất mỗi năm.
Lý giải về việc chứng chỉ này phải do NHNN phát hành, PGS.TS. Ngô Trí Long cho biết, trước thực trạng hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại còn bộc lộ một số yếu kém trong quản trị, cũng như chưa đủ mức độ tín nhiệm, do đó chứng chỉ huy động vàng phải do chính NHNN phát hành. Tuy nhiên, NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên không trực tiếp đứng ra phát hành mà ủy quyền cho các ngân hàng thực hiện với vai trò đại lý phát hành chứng chỉ. Ngược lại NHNN phải chiết khấu hoa hồng cho ngân hàng để bù đắp các chi phí kiểm định, cất giữ, vận chuyển…
Đồng tình với việc huy động nguồn lực vàng trong dân góp phần phát triển kinh tế là cần thiết, tuy nhiên TS. Nguyễn Thị Thanh Hương và Ths. Nguyễn Thị Tuyết Anh, Tạp chí ngân hàng nhấn mạnh, không nên đặt vấn đề huy động vàng vật chất trong dân qua kênh phát hành trái phiếu hoặc chứng chỉ vàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt Chính phủ cần vay tiền ngoại tệ cho ngân sách để chi đầu tư phát triển kinh tế thì mới cần đến chính sách này. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, việc huy động vàng vật chất trong dân phải gắn với đảm bảo an ninh tiền tệ, với điều hành chính sách tiền tệ và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Khi vay vàng vật chất của dân và chuyển đổi ra ngoại tệ khác để chi tiêu, ngân sách Nhà nước sẽ phải đối diện với rủi ro lớn từ biến động giá vàng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất quan điểm và tuyên truyền chính sách rõ ràng, cụ thể về vấn đề huy động vàng trong dân.
Theo báo Hải quan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét