Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Công chức dư thừa chỉ có ít vậy sao?

Công chức dư thừa chỉ có ít vậy sao?

Câu chuyện công chức dư thừa khiến bộ máy hành chính cồng kềnh đã được tranh luận “mòn bút, mỏi mồm” trong năm qua. Người thì bảo chỉ có 30%, kẻ thì khẳng định chỉ có 1% công chức ngồi chơi. 

Mà dẫu có là 30%, được tính ra tương đương với khoảng 70.000 người cho thấy số công chức… ít đến bất ngờ. Bởi nếu nhân lên thì cả nước chỉ có khoảng 230.000 công chức thì 90.000 triệu dân Việt nuôi tốt, việc gì phải tinh giảm với tranh luận làm gì cho tốn thời gian, tiền bạc.


Có lẽ các đại biểu Quốc hội của chúng ta phải họp hành liên miên nên không để ý rằng với tỷ lệ 30% công chức không làm được việc, chỉ tương đương với 70.000 người thì số công chức Việt Nam cũng đang đạt “tỷ lệ vàng” trên đầu người dân. Bởi còn nhớ năm ngoái, chỉ tính riêng một xã ở Thanh Hóa có 9.500 dân mà đã có tới tận gần 500 cán bộ, như vậy là cứ 19 người dân thì sẽ “cõng” một người làm “quan”. Mà nếu tính rộng hơn nữa thì con số công chức không thể… ít như vậy theo tính toán của các ông bà Nghị.

Còn theo thông tin trên Vietnamnet cho hay, chỉ một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) đã có tới 475 cán bộ, trong khi đó UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 “công bộc” hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước… Như vậy hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để “nuôi” đội ngũ công chức của Mạo Khê. 

Vậy mà, các đại biểu Quốc hội chỉ tính rằng sẽ tiết kiệm được 17.000 tỷ đồng ngân sách nếu loại 70.000 người là chưa sát thực tế. Bởi nếu cứ chiểu theo lời của Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo khi kết thúc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, chiều ngày 29/11/2013, rằng một ngày họp Quốc hội chi phí hết 1 tỷ đồng bao gồm tiền ăn hàng ngày và ở khách sạn của ĐBQH theo tiêu chuẩn chứ chưa có khoản nào khác, thì chắc hẳn con số “tiết kiệm” sẽ khác.

Thực tế, hàng năm, các công sở cũng có “cố gắng” tinh giảm bộ máy nhưng cuối cùng lại bị “lòi đuôi” là những thành phần tinh giảm thực chất toàn những người đến tuổi nghỉ hưu. 

Vậy là bộ máy công chức sau bao năm “nỗ lực” thực hành tiết kiệm, “đúng người đúng việc” lại ngày càng phình to. Bởi tinh giảm chưa được bao nhiêu thì nào là thành phố, thủ đô mở rộng, rồi thì nâng cấp tách quận… chỉ nội những thay đổi “nhẹ” như thế thôi cũng đã khiến bộ máy công chức… cần người thế nào?.

Mặc dù đến cuối năm cũ, đầu năm mới, việc tinh giảm công chức một lần nữa lại được chỉ đạo kiên quyết, nhưng tất cả những động thái này chưa biết sẽ được thực hiện ra sao, chỉ biết rằng các công chức nhà ta sẽ phải “chạy” hết tốc lực, bởi chưa có ai nói với các công chức rằng họ đang làm được việc hay không làm được việc. Vì thế, tất cả cùng “chạy như ngựa” trong năm Ngựa này cho chắc. 

Còn nếu kết quả được báo cáo là đã tinh giảm chỗ này, còn chỗ kia lại mở… quận mới thì mọi chuyện vẫn rất hợp lý, con số báo cáo vẫn… vô cùng đẹp.

THEO SỐNG MỚI
http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/cong-chuc-du-thua-chi-co-it-vay-sao

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Chính phủ yêu cầu huy động vàng trong dân

Chính phủ yêu cầu huy động vàng trong dân
“Huy động” ở đây có thể hiểu là khác với nghiệp vụ huy động và cho vay thông thường như với các nguồn vốn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại mà làm sao có các giải pháp kích thích nguồn vốn “chôn” ở vàng chuyển đổi để đi vào sản xuất kinh doanh.
Ngày 2/1/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Về chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cùng với yêu cầu quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô la hóa, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.

Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra và công khai, minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Với định hướng trên, Chính phủ đã chính thức đưa ra yêu cầu có các biện pháp để huy động nguồn lực từ vàng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014 vừa qua.

Tuy nhiên, “huy động” ở đây có thể hiểu là khác với nghiệp vụ huy động và cho vay thông thường như với các nguồn vốn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, mà làm sao có các giải pháp kích thích nguồn vốn “chôn” ở vàng chuyển đổi để đi vào sản xuất kinh doanh.

(VnEconomy)

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu

Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu
Phát tiết chất dịch
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công. Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế – xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.

Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế – xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.

Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước – vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.

Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.

Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…

Nhà nước vỡ nợ

Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.

Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.

Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.

Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.

Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.

Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.

Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.

98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 – bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.

Chu kỳ mất mát

Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, – giảm đến phân nửa.

Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.

Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.

Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.

6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.

Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?

Phạm Chí Dũng
Theo VOA

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Đừng làm nghèo đất nước: Tiếng kêu tuyệt vọng ?

Đừng làm nghèo đất nước!
Nhiều nhà khoa học đã “lên ruột” khi tham gia phản biện hoặc được mời có ý kiến về một số dự án lớn của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gần đây. Thời sự nhất có lẽ là dự án cầu - đường ô tô Tân Vũ vượt biển phục vụ kết nối cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (TP Hải Phòng).
Trong khi Công ty TNHH Sơn Trường (một công ty tư nhân ở Hải Phòng) đề xuất phương án thi công dự án này với chỉ 1.000 tỉ đồng thì Bộ GTVT dự toán cao hơn nhiều lần. Dù ông Tạ Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường, cam kết “nếu chi phí cao hơn 1.000 tỉ đồng, chúng tôi xin tự chịu số phát sinh đó”, Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm “đề xuất của Công ty Sơn Trường là không khả thi”!

Vụ việc chưa ngã ngũ song hầu hết các nhà khoa học tâm huyết đều ủng hộ phương án của Công ty Sơn Trường bởi có lợi cho đất nước, chính công ty lại cam kết sẽ rút ngắn thời gian thi công còn 15 tháng thay vì 35 tháng như tính toán của Bộ GTVT. Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết đã có những chỉ dấu cho thấy mọi chuyện đã an bài theo sự sắp đặt của Bộ GTVT.

Từ đây, một lần nữa dấy lên mối lo về lãng phí trong đầu tư công, nhất là ở lĩnh vực GTVT, thể hiện qua nhiều siêu dự án gần đây. Đó là dự án “đường cao tốc tâm linh” Mỹ Đình - Bái Đính với vốn dự kiến 4.300 tỉ đồng do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, dài 91,5 km từ huyện Từ Liêm, TP Hà Nội đến huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được cho là phục vụ nhu cầu du lịch tâm linh của 6,5 triệu dân Hà Nội (!). 

Chẳng rõ nhu cầu tâm linh quan trọng đến mức nào mà ngân sách phải chi khoản tiền lớn đến như vậy để xây đường cao tốc phục vụ hành hương, trong khi vẫn còn đó nhiều tuyến đường sử dụng không hết công năng và đều hướng về tỉnh Ninh Bình, như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam (đang thi công từng bước). Ngoài ra, tuyến Mai Dịch - Linh Đàm - Pháp Vân nối liền với tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ và từ Cầu Giẽ cũng có đường cao tốc đi Ninh Bình.

Vậy thì người ta quyết xây “đường cao tốc tâm linh” vì cớ gì?

Dự án sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) cũng vậy. Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất còn khoảng 158 ha đất, có thể mở rộng để tăng công năng sử dụng thì Bộ GTVT dự tính dùng diện tích đất này để xây sân golf và vay nước ngoài 8 tỉ USD để xây sân bay Long Thành! Hiệu quả của dự án (nếu được triển khai) phải chờ 30-40 năm nữa mới biết, còn sự lãng phí thì có thể thấy ngay bởi cả nước hiện đã có hơn 155 sân golf, nay mở thêm làm gì nữa! Và vay đến 8 tỉ USD để phải lo trả nợ triền miên trong khi tại nhiều nơi trẻ em còn thiếu trường học, bệnh nhân không có chỗ nằm, doanh nghiệp cạn vốn sản xuất - kinh doanh, người nghèo hầu như đã kiệt sức... thì có nên?

Kinh tế đang khó khăn. Những dự án kiểu như trên không giúp đất nước giàu lên mà có thể làm nghèo thêm. Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng song tình trạng lãng phí trong đầu tư công vẫn nhức nhối. Dự án Luật Đầu tư công được bàn tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XIII có đề cập: “Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Những mong với chế tài như vậy, đồng tiền của dân sẽ được sử dụng hết sức cân nhắc, có trách nhiệm. Bằng không, các thế hệ con cháu sau này sẽ mãi còng lưng trả nợ!

Dương Quang
(Người Lao Động)

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

20 tỷ USD còn ở trong dân

20 tỷ USD còn ở trong dân
Tìm cách huy động vàng trong dân đang là vấn đề cấp bách bởi cần phải đưa lượng vàng này trở thành nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Tuy nhiên, huy động như thế nào đang là một dấu hỏi.
20 tỷ USD còn ở trong dân
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng là nghiên cứu, tìm cách để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội.

Theo ước tính của Hiệp hội Vàng thế giới, số lượng vàng vật chất nằm trong dân khoảng 400-500 tấn. Nếu theo giá vàng tại thời điểm này trên thị trường, thị lượng vàng nằm trong dân có giá trị dao động từ 16-18 tỷ USD tương đương 16% GDP, xấp xỉ lượng dự trữ ngoại tệ thời kỳ trung bình trước đây. Tỷ lệ này quá lớn nếu so với các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3%.

Rõ ràng đây là một nguồn lực tài chính khổng lồ hiện đang nằm trong dân, chưa được huy động để sử dụng có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nếu chỉ huy động được một nửa số vàng trong dân, ít nhất cũng có gần 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, nguồn ngoại tệ này sẽ làm giảm áp lực vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nguồn lực để chủ động và sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra những cơn sốt giá như thời gian vừa qua.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc 400 tấn vàng đang “ngủ yên” trong dân là do chính sách huy động còn chưa thuyết phục. “Vấn đề là người dân khi giữ vàng, mua vàng, bán vàng đều có một yêu cầu là phải bảo toàn được vốn của số vàng ấy. Chính vì thế, nếu Nhà nước huy động, sử dụng phải đảm bảo làm sao số vàng vừa có lời mà lại an toàn. Khi người dân có nhu cầu, muốn rút vàng ra thì Nhà nước cần trả cho họ bằng vàng”.

Nên hay không huy động bằng chứng chỉ vàng?

Từ trước khi Thủ tướng giao nhiệm vụ này cho ngành Ngân hàng, vấn đề làm sao huy động được nguồn vàng trong dân đã được nhiều chuyên gia hiến kế bởi đây thực sự là một bài toán cần tìm cho ra đáp án.

PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng, từ kinh nghiệm của các nước cho thấy việc huy động vàng trong dân là không dễ, cần hết sức thận trọng, muốn huy động được vàng trong dân, trước hết cần phải đảm bảo được các yếu tố ổn định về chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của cả tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như của người gửi vàng.

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, cách thức huy động là NHNN sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn sau khi đã ổn định trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại. Về điều kiện thực thi, quy trình, thủ tục phải khoa học, chặt chẽ từ khâu phát hành chứng chỉ, nhận gửi, trả vàng, nhưng phải đơn giản, thuận tiện.

Chứng chỉ vàng có thể cầm cố, thế chấp, cho vay, chuyển nhượng… và tính về lâu dài có thể “chứng khoán hóa”, được phép giao dịch trên thị trường mở và thị trường thứ cấp. Việc huy động vàng cần đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chứng chỉ huy động vàng và hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng có nguồn vàng đáp ứng nhu cầu rút vàng của dân khi đến hay trong những trường biến động bất thường.

Chứng chỉ vàng này do NHNN phát hành, có các loại mệnh giá như: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ; 1 lượng, 2 lượng, 5 lượng, 10 lượng… Đặc điểm của vàng huy động thông qua phát hành chứng chỉ là người gửi vàng không được phép rút vàng trước hạn, thay vì hình thức tiết kiệm như trước đây. Do vậy, vốn vàng có thể được sử dụng làm một nguồn lực dài hạn cho đầu tư phát triển.

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, việc sử dụng chứng chỉ vàng có những ưu điểm là an toàn, tiện lợi, không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu trọng lượng, không mất phí gia công dập ra vàng miếng… Về vĩ mô, nền kinh tế sẽ được lợi vì nguồn vàng trong dân tập trung về ngân hàng, góp phần tăng dự trữ quốc gia và tiết kiệm được USD, vì không cần nhập khẩu hàng mấy chục tấn vàng vật chất mỗi năm.

Lý giải về việc chứng chỉ này phải do NHNN phát hành, PGS.TS. Ngô Trí Long cho biết, trước thực trạng hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại còn bộc lộ một số yếu kém trong quản trị, cũng như chưa đủ mức độ tín nhiệm, do đó chứng chỉ huy động vàng phải do chính NHNN phát hành. Tuy nhiên, NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên không trực tiếp đứng ra phát hành mà ủy quyền cho các ngân hàng thực hiện với vai trò đại lý phát hành chứng chỉ. Ngược lại NHNN phải chiết khấu hoa hồng cho ngân hàng để bù đắp các chi phí kiểm định, cất giữ, vận chuyển…

Đồng tình với việc huy động nguồn lực vàng trong dân góp phần phát triển kinh tế là cần thiết, tuy nhiên TS. Nguyễn Thị Thanh Hương và Ths. Nguyễn Thị Tuyết Anh, Tạp chí ngân hàng nhấn mạnh, không nên đặt vấn đề huy động vàng vật chất trong dân qua kênh phát hành trái phiếu hoặc chứng chỉ vàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt Chính phủ cần vay tiền ngoại tệ cho ngân sách để chi đầu tư phát triển kinh tế thì mới cần đến chính sách này. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, việc huy động vàng vật chất trong dân phải gắn với đảm bảo an ninh tiền tệ, với điều hành chính sách tiền tệ và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Khi vay vàng vật chất của dân và chuyển đổi ra ngoại tệ khác để chi tiêu, ngân sách Nhà nước sẽ phải đối diện với rủi ro lớn từ biến động giá vàng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất quan điểm và tuyên truyền chính sách rõ ràng, cụ thể về vấn đề huy động vàng trong dân.

Theo báo Hải quan

‘Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!’

‘Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!’
Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới. Tiếp theo chủ đề chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Thành Can, nhìn nhận từ câu chuyện tổ chức cán bộ địa phương.
lãng phí, tiết kiệm, quan xã, chính quyền địa phương, đào tạo cán bộ, công khai, minh bạch, lạm phát cán bộ, công chức xách ô
Mới đây, thông tin về tình trạng “lạm phát” cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.

Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 “công bộc” hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước… Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để “nuôi” đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.

Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.

Mấy tầng lãng phí

Có một câu chuyện từng được nhắc trong một bài báo của Tuần Việt Nam khiến tôi nhớ mãi. Đó là, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông, ít lâu sau, từ Yên Tử trở về, liếc qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù 700 năm đã trôi qua: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”(!).

Câu chuyện tiền nhân, đến nay dường như vẫn nguyên giá trị.

Nếu lực lượng cán bộ địa phương hùng hậu tương xứng với chất lượng phục vụ người dân và trình độ phát triển của địa phương thì còn có thể lý giải. Nhưng đông thì thấy, mà chất lượng vẫn chẳng thấy đâu. Thậm chí, phục vụ đâu không rõ, các quan địa phương có lẽ “nổi tiếng” nhiều hơn về năng lực “hành”. Nào cán bộ xã ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo, ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai, ăn chặn tiền tết của dân…

Còn khi có các vụ việc xảy ra tại địa phương, dư luận, báo chí hỏi cán bộ thì thường được đáp rằng chưa thấy báo cáo hay chưa biết. Thế nhưng, trong thực tế, người dân vẫn “truyền tai” nhau rằng, ví dụ chỉ nghe tiếng xe ô tô chở vật liệu đến đâu, một lúc sau đã thấy cán bộ phường có mặt “làm luật”.

Chi nhiều tiền để nuôi một bộ máy làm việc kém hiệu quả rõ ràng là một lãng phí lớn. Trong khi có những ý kiến cho rằng lãng phí nghiêm trọng chẳng kém gì tham nhũng. Còn bàn về trách nhiệm thì có thể nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Lãng phí nhìn thấy sờ sờ mà… đành chịu, không thấy quy trách nhiệm, “quy tội” được ai”.

Có người sẽ nói, trình độ cán bộ chưa cao thì cần đào tạo, bồi dưỡng thêm. Tuy nhiên, đây cũng lại là một khâu… lãng phí khác.

Chúng ta có nhiều loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã/ phường rất phong phú và đa dạng. Nhiều tỷ đồng của ngân sách đã được chi cho hoạt động này.

Song hiệu quả đến đâu? Xin mượn lời một cựu lãnh đạo của một đơn vị nhà nước, nói về cung cách đào tạo, bồi dưỡng của chúng ta thời gian qua: “Một cán bộ công chức như tôi có 40 năm đi làm thì thời gian đi học đã mất phân nửa, tính ra khoảng 20 năm… Mà giữa việc được học với việc đang làm không liên quan gì”.

Theo vị cựu lãnh đạo này, đó là tình trạng chung của công chức Việt Nam: được bồi dưỡng về chính trị, nhận thức rất đầy đủ nhưng kiến thức công việc, chuyên môn lại thiếu. Cán bộ ở các cấp chính quyền, lý luận thì nhuần nhuyễn nhưng đến kỹ năng tiếp dân thế nào có khi cũng không được học, thực hiện việc cấp trên giao thì lúng túng. “Có những cán bộ được đề bạt lên cấp rất cao nhưng chốt lại không biết làm việc gì cụ thể” .

Nhìn thẳng vào thực tế để thay đổi

Nhiều khi chúng ta hay tự huyễn hoặc rằng ta là dân tộc giỏi giang, thông minh, rồi cơ quan điều tra thuộc hàng “nhất thế giới”… Tôi không dám phát biểu nhiều về những nhận định này, chỉ xin nhắc lại một ý mà bà Giám đốc quốc gia PISA VN từng đưa ra: “Trong quan niệm của OECD, Việt Nam là nước đói nghèo, lạc hậu, các chỉ số rất thấp, vì thế họ cũng nghĩ rằng kết quả của mình không cao. Vì thế họ kiểm tra rất kỹ khi nhận thấy hiện tượng đột biến”.

Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới. Trong một điều kiện như vậy, lãng phí là làm chậm sự tiến trình phát triển của dân tộc, có tội với tương lai đất nước.

Soi vào một khía cạnh cụ thể là công tác tổ chức, quản lý lãnh đạo cấp xã/ phường, để tránh lãng phí, chúng ta cần có những hành động chấn chỉnh nghiêm túc và dứt khoát:

Thứ nhất, cần thống nhất chỉ một đầu mối quản lý từ trung ương xuống địa phương. Khi đã thống nhất đầu mối quản lý, cần rà soát, xem xét lại toàn bộ các quy định về tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, trong đó bao gồm cả cấp xã. Xây dựng một cơ cấu mới, hệ thống vị trí công việc mới, trên cơ sở mô tả công việc cụ thể, chi tiết, hiệu quả.

Thứ hai, tuyển dụng công khai thống nhất trong toàn quốc với cơ quan tuyển dụng chuyên nghiệp ở trung ương, có các chi nhánh ở địa phương. Quy trình tuyển phải độc lập, không bị phụ thuộc hay chịu bất kỳ áp lực nào của chính quyền địa phương. Chừng nào chưa thi tuyển công khai, minh bạch, chưa coi trọng người tài thì nạn “mua quan, bán tước”, chạy công chức còn mãi dai dẳng.

Thứ ba, xây dựng hệ thống khen thưởng tương xứng trên cơ sở thành tích, cống hiến thực chất. Song song với đó là quy trình kỷ luật, sàng lọc nghiêm minh đối với cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc, phẩm chất. Hình thành tổ chức đạo đức công vụ để xem xét đánh giá cán bộ, công chức về mặt đạo đức trong thực thi công vụ.

Thứ tư, tổ chức lại bộ máy hệ thống chính trị cơ sở. Những người ăn lương từ ngân sách hay hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, địa phương, nguồn thu của xã, phường hay từ thôn, tổ khu phố đều phải có mô tả công việc rõ ràng và chịu sự kiểm tra, đánh giá của tổ chức, của người dân.

Bác Hồ từng nói: nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.

Người làm “cán bộ” cần hiểu sâu sắc rằng, đồng lương của họ, tiền nuôi sống họ là của dân, từ tiền thuế của nhân dân, từ tài nguyên của đất nước. Vì thế, họ cần nỗ lực để làm việc xứng đáng với từng đồng tiền mà người dân phải đổ mồ hôi, nước mắt để làm ra, không thể cứ làm “người thừa” của dân, vật cản của tiến bộ.

TS NGÔ THÀNH CAN/THEO VIETNAMNET
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155437/-nhieu-quan-the--dan-song-sao-noi--.html

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nhiều cán bộ công quyền bỗng dưng... "mất tích"

Nhiều cán bộ công quyền bỗng dưng... "mất tích"
Liên tục nhiều sự vụ cán bộ cơ quan công quyền bỗng dưng "biến" khỏi nơi làm việc khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng vì cách hành xử kỳ quặc này. Nhiều lời phỏng đoán được đưa ra cho hành vi "đào tẩu" “có một không hai” của những cán bộ này, nhưng không ít người đặt ra câu hỏi về trách nhiệm quản lý cán bộ thuộc chính quyền địa phương... của cấp cao hơn.
Những cán bộ thành "con mẹ hàng lươn"
Thông tin mới nhất được phát đi từ UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam) là chủ tịch UBND xã Phước Lộc, Hồ Văn Hùng đột nhiên "mất tích" gần 1 tháng nay khiến công việc ngưng trệ. Theo đó, ông Hùng đã tự ý bỏ công việc điều hành UBND xã Phước Lộc và đi khỏi địa phương gần 1 tháng qua khiến công việc hành chính tại xã bị ngưng trệ. Nhiều giấy tờ liên quan không ai ký, vì trước khi "mất tích", ông Hùng không bàn giao công việc cho cán bộ cấp dưới. Đáng nói, cho đến nay, cơ quan chức năng và người dân vẫn chưa biết ông Chủ tịch xã Hồ Văn Hùng đã đi đâu, làm gì.

Trước đó không lâu, trường hợp tương tự đã xảy ra khi chính quyền UBND xã Đức Thanh đã trình báo với lãnh đạo UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) về việc ông Đặng Quang Lai, cán bộ địa chính xã này bỏ việc mà không có lý do. Thông tin cho biết thêm, sau nhiều ngày vắng mặt tại cơ quan trong giờ hành chính, ông Lai đã gửi tin nhắn cho ông Trần Lê Sỹ - Chủ tịch UBND báo tin mình bị vỡ nợ nên không thể tiếp tục đến cơ quan làm việc. Một nguồn tin khác cũng cho hay, nguyên nhân khiến ông Lai vỡ nợ là do ham mê cờ bạc. Do số nợ quá lớn, nên ông Lai đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Trong khi thực hiện bài viết này, PV cũng nhận được thông tin từ Công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho hay, bà Chủ tịch hội Nông dân xã Châu Bình đã lợi dụng tín nhiệm vay tiền tỷ rồi bỏ trốn. Theo đó, bà Lô Thị Hòa (SN 1982), trú tại bản Độ 3, đã lợi dụng chức danh Chủ tịch hội Nông dân xã Châu Bình để lừa vay tiền của nhiều người với thủ đoạn trả lãi suất cao. Nhiều người dân thấy đã quá hạn, gọi điện cho bà Hoà nhiều lần không được nên đến nhà đòi thì phát hiện bà Hoà cùng chồng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Theo đơn phản ánh của người dân, tổng số tiền bà con đã đưa cho bà Hoà vay trên 7 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Hòa còn huy động nhiều người nộp 300 triệu đồng mua thóc giống rồi "ôm" tiền bỏ trốn.

Điểm mặt nguyên nhân những sự vụ hy hữu này, một cán bộ điều tra, bộ Công an cho PV báo Người đưa tin biết, thực tế của sự phát triển có những mặt trái với các tệ nạn xã hội. Đáng chú ý, một bộ phận nhỏ cán bộ công chức cũng dính líu đến tệ nạn này. Ban đầu, họ dùng tiền nhà chơi, nhưng khi đã cạn, lại sẵn có trong tay tiền của Nhà nước, không ít người vì không kiềm chế được "đam mê" tội lỗi đã dấn thân vào và mắc tù tội vì lỡ đem tiền Nhà nước đi chơi, đi tiêu. Cũng phải kể đến những trường hợp lợi dụng vị thế công tác của mình, tạo dựng được lòng tin người dân rồi vay tiền làm ăn, đến khi thua lỗ, không có tiền trả thì bỏ bê công việc... cao chạy, xa bay.

Yếu kém hay thiếu bản lĩnh?


Gắn bó nhiều năm trong lĩnh vực xét xử của TANDTC, ông Đỗ Cao Thắng, nguyên chánh tòa Kinh tế TANDTC cho rằng: Cán bộ cũng là con người cả thôi. Khi được trao quyền vào tay, nếu ai đó không đủ nhận thức, không xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, không có tâm huyết với công việc được giao thì rất dễ thoái hoá, biến chất. Do đó, đã là cán bộ thì phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị phải tận tụy, công khai, minh bạch, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không để người thân lợi dụng uy tín của bản thân làm những việc không đúng. Tóm lại, cán bộ có tâm, có đức thì dân được nhờ.

Còn biết đến trên cương vị từng là Phó bí thư đảng ủy TANDTC ông Thắng nhận định, một thực tế đáng lo ngại là, hầu hết những vụ việc sai phạm được phát hiện không phải do đơn vị, địa phương tự đấu tranh mà là đều xuất phát từ đơn khiếu nại, tố cáo của công dân và qua thanh tra. Cá biệt có nơi, cấp uỷ đảng buông lỏng vai trò lãnh đạo và tham gia một số vụ việc trái với các quy định của pháp luật, gây bất bình trong dư luận. Mặt khác, công tác kiểm tra, thanh tra ở một số địa phương chưa làm thường xuyên, còn nặng về hình thức, khi phát hiện có sai phạm thì xử lý không nghiêm nên không mang tính giáo dục, răn đe.

“Phải thừa nhận, cấp quản lý cơ sở chưa thực sự gắn bó và sâu sát với cán bộ của mình. Nếu sâu sát, ắt sẽ phát hiện hoặc nghe được phản ánh về những biểu hiện tiêu cực của cán bộ cấp dưới, từ đó có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”, ông Thắng nói.

Ông Thắng đưa ra một câu chuyện: "Khi tôi làm ở TANDTC, nghe một số lãnh đạo ban, ngành, sở phàn nàn, cán bộ của họ là con ông nọ, cháu bà kia nghiện chất ma tuý, dính nhiều tệ nạn xã hội,... nhưng không biết phải xử lý như thế nào? Tôi nói, anh cứ làm báo cáo chuyển bên công an giúp đỡ, xác minh, xử lý. Thế nhưng, các thủ trưởng này không dám báo cáo bằng văn bản, chỉ báo cáo miệng. Họ chỉ kêu ca, không dám đụng chạm, không dám thừa nhận sự yếu kém trong lãnh đạo, quản lý cán bộ của mình hay thiếu bản lĩnh? Thấy đúng, phải kiên quyết xử lý đến cùng, không thể để vẩn đục đội ngũ công chức được".

Đừng để “ngã ngửa” vì bất ngờ

Nhìn nhận trên góc độ xử lý, luật sư Cao Văn Tỉnh, đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Chính phủ đã ban hành Nghị định về xử lý kỷ luật đối với công chức trong đó quy định 06 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ quản lý. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm khắc cho thôi việc với cán bộ công chức dính líu vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trong vòng xoáy của xã hội, nhiều cán bộ đã không giữ được tư cách, bản chất để xứng đáng đứng trong bộ máy công quyền. Điều còn đáng tiếc hơn, khi sự việc vỡ lở, nhiều người mới té ngửa và đáng tiếc với cương vị mà người vi phạm đang giữ.

Cũng theo luật sư Tỉnh, cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ, mở rộng tự phê bình và phê bình trong và ngoài Đảng là một việc tuyệt đối cần thiết để nâng cao sức chiến đấu. Cần phải luôn làm cho công tác này có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Bất cứ một tổ chức nào, nếu không thường xuyên và đều đặn tiến hành công tác đó, thì nó không được coi là tổ chức dân chủ thực sự.

Phải thực hiện tốt quyền giám sát của nhân dân!

"Tất cả mọi người dân đều có quyền giám sát đảng viên, cán bộ, công chức sinh sống trên địa bàn. Bởi vì trong các Nghị quyết của Đảng đều đã nêu nội dung này, trong luật Cán bộ công chức cũng vậy. Như thế, việc nhân dân có quyền giám sát là nội dung đã được hiến định. Có mấy kênh để người dân thực hiện quyền giám sát. Thứ nhất là gửi đơn, thư đến hòm thư giám sát của Mặt trận Tổ quốc. Thứ hai, nhân dân có quyền gửi đơn, thư phát hiện, kiến nghị đến cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó. Nếu người đó thuộc các cơ quan chuyên trách Đảng thì gửi đến cơ quan Đảng. Có rất nhiều cách để người dân nắm được thông tin, cách thu thập thông tin và thông tin của họ là thực tế nhất, vì thế phải nhấn mạnh, nhân dân có quyền giám sát cán bộ, công chức Nhà nước. Mọi cán bộ, bất kể giữ chức vụ gì cũng đều chịu sự giám sát của nhân dân. Chỉ có làm như vậy, cấp trên mới có thể nắm được toàn diện tư cách, đạo đức cũng như năng lực phẩm chất cán bộ cấp dưới mình".
(Ông Đỗ Duy Thường, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

Theo Vương Trần (Nguoiduatin.vn)

Bộ trưởng “không kịp đọc, dưới viết sao thì ký thế!”

Những năm 80, mọi người hay nói đùa (nhưng cũng từ chuyện có thật tương tự): Bỏ kèm tờ quyết định bán cầu Thăng Long (mới khánh thành) vào tập công văn trình Bộ trưởng ký, chắc chắn Bộ trưởng cũng sẽ ký.
Tình trạng xây dựng, ban hành văn bản luật:
Bộ trưởng “không kịp đọc, dưới viết sao thì ký thế!”
Phát biểu tại phiên họp chính phủ ngày 25.12 về tình hình nợ đọng văn bản luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2014 chính phủ phải có chuyển biến thực sự, chứ không thể để tình trạng “làm luật không được, bị phê bình lên xuống thì khổ sở quá”. 
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Trong khi đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh than thiếu thời gian cho việc xây dựng luật. “Nhiều khi anh em viết lên thế nào, thì cứ ký thế. Nhiều quá đọc không hết” – Bộ trưởng Vinh cho biết.

Chỉ có thể “đọc lướt trước khi trình”


Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, công việc điều hành của bộ, ngành, chính phủ rất nặng nề, nên cần xem lại việc phân cấp, phân quyền để Trung ương có thời gian hơn cho việc xây dựng luật.

Bộ trưởng Vinh chê các Sở Tư pháp không làm luật mấy, không thẩm định nhiều, nhưng vai trò kiểm soát thực hiện luật cũng không ăn thua. Người điều hành quan trọng cấp cơ sở lại không nắm được pháp luật, rất lơ là, khi quyết lại theo ý muốn. Bộ trưởng Vinh đề nghị rất cần phải lập các phòng pháp chế, để thực hiện tốt công tác tham mưu.

“Hiện nay việc điều hành phải dựa trên quy định của luật, vì mình đang xây dựng pháp quyền. Chứ cứ chỉ nói dựa trên tư cách Thủ tướng chỉ đạo, Bộ trưởng không ăn thua, nói không ai làm” – ông nói.

Bất chấp những khó khăn trên, Bộ trưởng Vinh cam kết với Thủ tướng sẽ không nợ bất kỳ nghị định, thông tư nào; bất kể luật nào mới sẽ được Bộ ban hành ngay văn bản hướng dẫn. Song, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Bộ KH&ĐT vẫn cần phải làm nhanh hơn, như nghị định phân công quyền chủ sở hữu đích thân Thủ tướng phải ngồi với Cục doanh nghiệp 2-3 ngày mới ban hành được.

Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Lao Động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị cần tăng cường bộ phận pháp chế cho các bộ, ngành, vì: “Khối lượng văn bản của một bộ quá lớn nên thường chỉ có thể đọc lướt trước khi trình Thủ tướng do không có thời gian”.

Làm luật chưa tốt không thể đổ tại “kinh phí”

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng làm luật thấp được một bộ trưởng chỉ ra là do “chi phí làm văn bản luật quá thấp, nên khó có thể tổ chức nhiều hội nghị hội thảo để tập hợp ý kiến phản biện rộng rãi của các bộ, ngành và chuyên gia, dẫn đến chất lượng làm luật không tốt.

Thủ tướng khẳng định: Viện nguyên nhân chậm làm luật do thiếu kinh phí là không chấp nhận được. “Chức năng nhiệm vụ quan trọng của chính phủ mà nói do thiếu kinh phí là không được, vì không phải là không có. Nếu thiếu năm 2014 thì ứng trước ngân sách 2015 để làm.” – Thủ tướng chỉ đạo.

Kiên quyết 2014 không để nợ văn bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá trong 2 năm 2012-1203 tình hình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật có tích cực hơn, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nợ đọng. Nguyên nhân do ý thức của Bộ, ngành chưa cao, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập.

Thủ tướng nêu ví dụ một nghị định bị kẹt mấy tháng trời giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính, chỉ vì từ ngữ chưa chuẩn xác. Thủ tướng yêu cầu khi có vấn đề, các bộ trưởng phải ngồi lại với nhau, chứ cứ “chiến đấu” trên văn bản thì mãi không thể giải quyết được.

Năm 2014, Chính phủ phải ban hành 182 văn bản, nhiệm vụ khá nặng nề. Thủ tướng yêu cầu nghị định nào thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành thì nơi đó phải chịu trách nhiệm. Kiên quyết không để Bộ, ngành nào nợ văn bản. Thủ tướng nhắc nhở: “Bây giờ nhà nước hoạt động theo pháp luật, đồng chí giám đốc Sở không nắm được pháp luật thì gay go, tham mưu sao được”.

Thủ tướng yêu cầu xúc tiến việc thực hiện các Luật An toàn Thông tin, Luật Báo chí và Luật Tiếp cận Thông tin. “Không có luật này không được. Thời đại thông tin nên quyền của người dân là phải được tiếp cận. Xã hội phải càng minh bạch càng tốt. Còn cái gì bí mật phải giữ cho nghiêm, ai vi phạm thì xử lý. Phải kiên quyết làm” – Thủ tướng nói.

(Lao động)

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

"Quyết liệt" hay "Dồn lực" cho năm 2014

Mới đọc tin này mình sốc quá. Thủ tướng Dũng nổi tiếng với cụm từ "quyết liệt", đi đâu, làm gì cũng luôn nói đến "quyết liệt"; thậm chí có người đã viết thành bài tổng kết cực hay: Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt". Thế mà nay đột nhiên không dùng từ này nữa mà thay bằng "Dồn lực", một sáng tạo cực kỳ xuất sắc cho năm mới 2014. Chúc mừng Thủ tướng đổi mới... Tiếc rằng đọc toàn bài không thấy trích câu Thủ tướng nói có cụm từ "Dồn lực". Phải chăng là từ sáng tạo của phóng viên ?
Dồn lực cho năm 2014
Ổn định đồng tiền, tỉ giá; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tăng cường sản xuất; siết đầu tư công; mạnh tay với lãng phí... là những nhiệm vụ chính của năm 2014. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 24-12 tại hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Thủ tướng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2014, tạo đà để có tăng trưởng hơn 6% vào năm 2015.
Ngân hàng Nhà nước phải ổn định đồng tiền, tỉ giá và có chính sách cho vay kịp thời là những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: HỒNG THÚY


Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định kết quả tăng trưởng kinh tế 5,41%, lạm phát 6,04% trong năm 2013 là cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn năm trước như kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô đã tương đối ổn định nhưng có mặt chưa vững chắc, thể hiện ở sản xuất kinh doanh còn khó khăn; nợ xấu kiểm soát được nhưng còn cao; tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước nhưng còn chậm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Về mặt xã hội đã có chuyển biến tích cực nhưng tiến độ cải cách hành chính, trấn áp tội phạm xã hội, tai nạn giao thông chuyển biến chưa mạnh mẽ. Chính phủ đã thẳng thắn thừa nhận vẫn còn hạn chế trong điều hành, trước hết là hoàn thiện thể chế nên cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2014 hết sức nặng nề, Thủ tướng nhấn mạnh đây là năm tăng bội chi, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ, tổng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đều tăng cao hơn nên chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt với chính sách tài khóa. Đặc biệt, phải tiếp tục rà soát tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó có xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có chính sách ổn định đồng tiền, tỉ giá; quản lý tốt thị trường vàng để khuyến khích người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời phải tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế này.

Thủ tướng cũng chỉ đạo trong năm 2014 thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên không khai thác kinh tế. Hai vấn đề nảy sinh là giảm thu 220 tỉ đồng của địa phương và 65 công ty cùng 3.000 lao động đều có cách giải quyết thông qua sắp xếp doanh nghiệp và lao động. Các dự án khai thác, xuất khẩu khoáng sản thô cũng phải hạn chế.

Tỉ giá điều chỉnh không quá 2%

Tại hội nghị, nhiều địa phương cùng đề xuất thống đốc NHNN có giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản xuất. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết các giải pháp tháo gỡ vẫn đang tiếp tục được thực hiện thông qua việc giảm mặt bằng lãi suất, ngân hàng thương mại trực tiếp làm việc với doanh nghiệp ở địa phương để tìm cách giải ngân vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã cơ cấu những khoản nợ cho doanh nghiệp với giá trị 330.000 tỉ đồng, chiếm trên 10% tổng dư nợ. Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng đã xử lý được 32.000 tỉ đồng nợ xấu và trong những ngày cuối năm, chắc chắn sẽ mua được 35.000 tỉ đồng theo mục tiêu đề ra.

Thống đốc NHNN đánh giá tăng trưởng tín dụng chưa cao nhưng hiệu quả hơn, trực tiếp rót vào sản xuất vì GDP cả năm tăng trưởng 5,4%, trong khi dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 10%. “Tỉ lệ giữa GDP và tín dụng ở mức 1-2 là hợp lý. Trước đây, 1 tăng trưởng kinh tế thì phải tăng 4-6 lần tín dụng, hệ quả là lạm phát” - ông Nguyễn Văn Bình phân tích.

Về điều hành tỉ giá, thống đốc cho biết năm 2014 sẽ điều chỉnh tỉ giá linh hoạt hơn nhưng mức điều chỉnh không quá 2%. Các doanh nghiệp xuất khẩu luôn mong muốn tăng tỉ giá nhưng ngược lại, doanh nghiệp phải chi nhiều ngoại tệ sẽ khiến họ hạch toán lỗ. “Điều hành tỉ giá một mặt hỗ trợ xuất khẩu nhưng vẫn bảo đảm cân đối vĩ mô nói chung, nếu không sẽ đội lạm phát lên nữa” - ông Bình nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng tăng trưởng tín dụng dồn ép vào tháng cuối cùng của năm như hiện nay không đem lại hiệu quả cao. Thay vào đó phải giải ngân dàn đều cả năm. Khi chính sách tài chính khó khăn, ngân hàng phải cung tiền ra; khi tài chính tốt, ngân hàng phải siết lại để bảo đảm phân bổ đều nguồn lực.

Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thị trường bất động sản (BĐS) đang ấm dần lên, riêng tháng 11 có 4.062 giao dịch qua sàn BĐS, tăng gấp 2 lần so với 2 quý đầu năm. Khác với nhận định của chủ tịch UBND TP Hà Nội đưa ra trong ngày làm việc đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết giá BĐS ở Hà Nội đã giảm từ 15%-27%, riêng dự án đất nền có nơi đã giảm 50%. Tồn kho BĐS ở Hà Nội đã giảm 20%, ở TP HCM giảm 30%.

Siết cán bộ đi nước ngoài


Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ ngành cho biết vẫn còn tình trạng lãng phí và đề nghị phải có biện pháp siết chặt.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết trong khi nhiều địa phương thiếu vốn đầu tư thì có tỉnh phía Nam vẫn đề xuất làm đường rộng để kết hợp… phơi lúa, khi buộc phải điều chỉnh lại thiết kế thì tiết kiệm được 35.000 tỉ đồng. Trước việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo dừng ngay hình thức địa phương duyệt dự án, trung ương trả tiền. Đặc biệt, khi nguồn lực còn hạn chế, phải căng kéo nhiều mục tiêu thì không xây dựng đường 6 làn xe ở các địa phương chưa có nhu cầu. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng đề nghị phải hạn chế dùng hình thức đầu tư BT trả bằng tiền. Trong thực tế, có doanh nghiệp vay vốn lãi suất 17% để làm đường, tính lãi thì số tiền đầu tư đó lẽ ra làm được 2 con đường.

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết tình trạng lãng phí đang diễn ra qua hình thức đi học tập kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Năm 2012 có 5.800 đoàn, năm 2013 giảm còn 85%. Tính trung bình một ngày có đến 8 đoàn ra nước ngoài nhưng theo phản ánh của các cơ quan ngoại giao nước bạn, nhiều đoàn cán bộ Việt Nam sang hỏi các nội dung trùng lắp khiến họ vừa trả lời đoàn trước, đoàn đến sau lại hỏi nội dung tương tự. “Đi nước ngoài tham quan học hỏi, tiếp khách chi phí quá lớn. Tôi nghe nói có nước bạn thấy đoàn Việt Nam đến là sợ” - Thủ tướng phê bình và yêu cầu các bộ ngành phải cân nhắc trước khi cử đoàn ra nước ngoài và có cách kiểm soát tốt.

Đề nghị dừng cảng Kê Gà

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đề nghị Chính phủ có phương án giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến dự án cảng Kê Gà.

Ông Lê Tiến Phương cho rằng dự án này Chính phủ chủ trương cho dừng hơn một năm nay. Tỉnh đã báo cáo với Chính phủ phương án nên dừng luôn dự án chứ không phải tạm dừng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hồi âm từ cấp trung ương.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Bộ Công Thương kiểm tra lại để báo cáo về vấn đề này. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết lý do cảng Kê Gà đến nay chưa giải quyết dứt điểm vì đang phải tính toán thêm việc quy hoạch alumin.

B.Long
Tô Hà

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Choáng với bảng lương của bác sĩ, y tá

Choáng với bảng lương của bác sĩ, y tá
Thu nhập của bác sỹ, y tá (bao gồm cả lương và phúc lợi bệnh viện) rất thấp (so với mặt bằng chung của toàn xã hội). Nhưng thực tế là các bác sỹ vẫn sống tốt!
Lương không đủ sống?
Hầu hết các bác sỹ, y tá khi được hỏi đều cho biết thu nhập từ bệnh viện quá eo hẹp, không đủ sống hoặc phải chi tiêu rất tiết kiệm, chi ly. Nếu nhìn vào bảng lương, thậm chí tính thêm cả phần phúc lợi bệnh viện, có thể thấy điều này quả không sai.


Khảo sát ngẫu nhiên danh sách mức lương của 57 bác sỹ, y tá của bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho thấy: Mức lương cao nhất là gần 3,9 triệu đồng/tháng. Đây là mức đã bao gồm cả phụ cấp chức vụ. Người đạt được mức lương này là một cán bộ sinh năm 1958, đạt bậc lương 4,7 ((dòng khoanh tròn đỏ)

Mức lương phổ biến nhất trong số 57 người được phóng viên VietNamNet khảo sát ngẫu nhiên trong bảng lương dao động ở mức 1,3 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Thậm chí có người chỉ đạt mức lương 1,2 triệu đồng/tháng (có cả cán bộ sinh năm 1962 đang hưởng mức này). Số người có mức lương trên 3 triệu đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Hơn 54% bác sỹ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng

(Trích từ kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế ở ba tuyến huyện, tỉnh, TW”, do Trường ĐH Y Hà Nội thực hiện từ năm 2006-2008, được công bố tháng 7/2009).

Ngoài lương (theo ngạch bậc), mỗi bác sỹ, y tá của bệnh viện Xanh Pôn còn có thêm một khoản trích từ quỹ phúc lợi bệnh viện.

Theo ông Nguyễn Thống Nhất, Kế toán trưởng của bệnh viện thì từ khi thực hiện tự chủ tài chính (theo Nghị định 43 của Chính phủ), quỹ phúc lợi bệnh viện Xanh Pôn có thêm nguồn thu và thu nhập của cán bộ bệnh viện tăng thêm khoảng 1,44 lần.

“Tính trung bình, lấy cao bù thấp thì mức lương của toàn bộ cán bộ, y bác sỹ bệnh viện là 3 triệu đồng/tháng. Với khoản phúc lợi tăng thêm được 1,44 lần, thu nhập bình quân tăng lên khoảng gần 5 triệu đồng/tháng/người”, ông Nhất nói.

Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Tài chính Kế toán (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Sau khi thực hiện tự chủ tài chính, thu nhập của bác sỹ, y tá tăng thêm khoảng 1,1 lần. Dù chưa thể đạt được đến mức như mong muốn nhưng cũng phần nào cải thiện được đời sống của cán bộ nhân viên”.

Bác sỹ Phạm Phương Thảo đã công tác ở bệnh viện Xanh Pôn được 7 năm. Lương cứng hiện nay của bác sỹ Thảo là 2,5 triệu, tình thêm khoản phúc lợi gần 1 triệu thì tổng thu nhập từ bệnh viện đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng.

“Chồng tôi là kỹ sư tin học, tôi có 2 con nhỏ và sống cùng cha mẹ chồng ở Hà Nội. Với khoản thu nhập như trên, tôi phải tằn tiện hết sức và triệt để sử dụng mọi thứ hợp lý nhất mới đảm bảo được cuộc sống”, chị Thảo chia sẻ.

Câu chuyện tại bệnh viện Xanh Pôn cũng là câu chuyện chung của nhiều bệnh viện hiện nay. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, luôn quá tải gần 200%, y tá, bác sỹ luôn hoạt động hết công suất nhưng lương cũng vô cùng thấp.


Trong số 58 y tá, bác sỹ được khảo sát của bệnh viện Bạch Mai (dựa theo danh sách đóng BHXH từ số 55 đến 112), chỉ có duy nhất một người làm quản lý đạt mức lương 5,2 triệu đồng/tháng (mức này đã gồm phụ cấp chức vụ và bác sỹ này sinh năm 1949). Còn lại, đại đa số cũng đều trong tình trạng lương thấp, từ 1,1 -3,4 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập từ công việc trong bệnh viện thấp, nhiều bác sỹ chia sẻ dù muốn đi học thêm cũng gặp khó khăn hoặc đời sống thường ngày khá chật vật.

Vẫn sống khỏe!

So với áp lực công việc, so với lương và phúc lợi của các ngành khác thì rõ ràng ngành y đang hưởng các chế độ ưu đãi ở mức quá thấp. Thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng có thể đảm bảo cuộc sống ở mức nào khi mọi chi phí đều có xu hướng gia tăng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội?

Mỗi ca phẫu thuật thành công, nhiều gia đình bệnh nhân cảm ơn bác sỹ với số tiền lớn hơn nhiều so với tiền công được bệnh viện trả (Ảnh minh họa: VNN)

Thế nhưng, thực tế là những người ngoài ngành y vẫn thấy người trong ngành y (những người làm ở các bệnh viện tại thành phố lớn) có cuộc sống khá thoải mái, thậm chí là sung túc, giàu có.

Một vị trưởng phòng một bệnh viện cho biết: “Đến một vùng nào đó, chỉ cần vào chợ thấy mức tiêu thụ thực phẩm là biết mức tiêu dùng, đời sống của dân vùng đó. Cũng như vậy, khi vào bệnh viện, trường học, nhìn bãi xe là có thể thấy được thực tế đời sống của các bác sỹ”.

Vị trưởng phòng này cũng cho rằng: “Cũng như các nghề khác, người làm nghề y có thể tăng thu nhập cho mình bằng nhiều cách như mở các dịch vụ, mở hoặc làm thêm ở phòng khám,vv…”.

Theo tìm hiểu của phóng viên VietNamNet, hiện nay, đã thành luật bất thành văn, mỗi bác sỹ mổ thành công đều được gia đình bệnh nhân “cảm ơn” một khoản tiền không nhỏ, thường từ 1 đến 1,5 triệu đồng cho bác sỹ mổ chính. Và hiện tượng này có ở hầu hết các bệnh viện.

Có những bác sỹ (chuyên về mắt) mỗi ngày làm việc tại bệnh viện chỉ được khoảng 100-200 ngàn đồng. Nhưng chỉ cần 2 ngày cuối tuần đi mổ ở các bệnh viện địa phương là đã có khoảng trên chục triệu/ngày.

Truy thu thuế thu nhập cá nhân của bác sỹ

Từ năm 2006, sau nghệ sỹ, kỹ sư, … cục Thuế TP HCM đã đưa đối tượng y bác sỹ vào danh mục cần nộp thuế thu nhập, bởi các y bác sỹ trên địa bàn TP có thu nhập rất cao, lên đến hàng chục triệu đồng/tháng (đặc biệt là những người thỉnh giảng thêm giờ, khám chữa bệnh ngoài giờ).

Làm một phép tính nhanh sẽ thấy: Một tháng có 8 ngày nghỉ, mỗi ngày đi mổ ở các bệnh viện địa phương được trên chục triệu đồng, như vậy tổng thu nhập một tháng cũng ngót nghét gần trăm triệu. Khi nghe tới con số này, nhiều người làm trong ngành y không tỏ ra ngạc nhiên, chỉ bụm miệng cười tủm tỉm…

Ngay tại bệnh viện TW, cũng có không ít các bác sỹ lành nghề đi mổ theo lời mời của bệnh viện Việt Pháp vào các ngày thứ 7, chủ nhật. Và song song với việc đảm bảo công việc ở bệnh viện, những lời mời như thế này là rất thường xuyên.

Cách đây hơn 1 năm, bà Đỗ Thanh Thủy (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) có con dâu mang thai lần đầu. Theo lời giới thiệu của một số người quen, bà Thủy đưa con dâu đến theo dõi thai nhi tại một phòng khám tư trên phố Đội Cấn. Đây là phòng khám tư của một lãnh đạo một bệnh viện phụ sản tại Hà Nội và luôn luôn tấp nập bà bầu đến khám.

Người trực tiếp khám cho con dâu bà tại phòng khám tư là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện trên. Đến khi sắp đẻ, gia đình bà chọn chính bác sỹ này làm người đỡ đẻ (theo gói dịch vụ, được chọn bác sỹ).

Khi có sự cố xảy ra, cháu nội bà Thủy bị tử vong, bà Thủy đã được nghe lời giải thích lý do đến muộn của vị bác sỹ này là “cửa phụ không mở, phải đi cổng chính mới cất được ô tô”. Sau đó, tận mắt bà Thủy đã nhìn thấy vị này sở hữu một chiếc BMW.

1001 cách làm giàu

Các bác sỹ làm trong viện công tuy thu nhập thấp nhưng hầu như ai cũng cố gắng bằng mọi cách để có một chân trong những nơi này. Lý do là vì các bệnh viện công thường có uy tín cao về chuyên môn.

Đối với các bác sỹ giỏi, có tiếng, ngoài việc đi mổ theo những lời mời từ khắp các nơi, bác sỹ có thể đứng ra mở phòng khám, đi giảng dạy ở các trường đại học, tham gia hội chẩn các ca khó với mức thù lao cũng cao gần bằng thù lao cho một ca phẫu thuật.

Trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe, hàng loạt cái tên các bác sỹ từ các bệnh viện lớn (đặc biệt là viện Nhi TW) mở phòng khám tại gia được các thành viên trưng ra để thăm dò, tham khảo trước khi đến khám. Các phòng khám nhi, sản thường họat động từ 7h-9h tối nhưng đủ để mang lại cho bác sỹ trung bình mỗi ngày khoảng 1,5 triệu đồng, bằng một tháng lương ở bệnh viện.

Nói vậy không có nghĩa bác sỹ không có tiếng là không có cách kiếm tiền. Ngoài việc nhận tiền “cảm ơn” từ người bệnh, hiện nay, với tình trạng hoa hồng tràn lan trong ngành dược, các bác sỹ bỏ túi một khoản tiền cao hơn nhiều so với thu nhập chính thức từ bệnh viện.

Không cần phải là bác sỹ nối tiếng mới kiếm thêm được tiền. Những bác sỹ, y tá bình thường cũng có nhiều cách khác nhau để tăng thu nhập (Ảnh minh họa – C.Q)

Anh T.Đ.H (đề nghị được giấu tên) là trình dược viên của một công ty dược phẩm cho biết: “Các hãng dược đều có % chiết khấu cho bác sỹ nếu họ kê đơn thuốc của hãng. Mỗi tháng một bác sỹ tiếp nhận và đồng ý với bao nhiêu trình dược viên là có bấy nhiêu nguồn % hoa hồng đổ về túi riêng của họ. Như vậy, chỉ cần là bác sỹ bình thường, tiếng tăm không cần nổi như cồn nhưng vẫn khám và sau đó là kê đơn thì cuộc sống đã quá đảm bảo”.

Một đối tượng khác cần phải nhắc đến, đó là y tá (điều dưỡng). Lương không cao, không trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng thu nhập của đối tượng này không hề thấp.

Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mỗi lần tắm cho bé (với gói đẻ thông thường), mỗi y tá nhận được 20.000 đồng tiền “cảm ơn”. Còn với gói dịch vụ cao cấp, gia đình thường “cảm ơn” 50.000 đồng/lần.

Chị Nguyễn Thị Thành, một sản phụ từng sinh con tại bệnh viện này cho biết: “Mỗi lần làm vệ sinh cho mẹ cũng phải cảm ơn 20.000 đồng, nếu không là bị làm mạnh, làm đau. Một ngày rất đông bệnh nhân, có những hôm tôi thấy túi y tá trùng xuống vì những tờ 20.000 đồng nhét chặt bên trong”.

Thế nhưng soi vào bảng lương chính thức theo ngạch bậc của bác sỹ, y tá bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì không ai dám bảo họ giàu, bởi mức lương từ 1,2-1,7 triệu đồng là rất phổ biến!

THEO VIETNAMNET

Khó kiểm soát thu nhập quan chức!

Khó kiểm soát thu nhập quan chức!
Thanh tra Chính phủ vừa dự kiến lộ trình kiểm soát toàn bộ thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; mong muốn nhiều bộ, ngành chung tay góp sức để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả.
Một nguyên nhân quan trọng khiến việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế 
là do nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt Ảnh: HỒNG THÚY
Theo dự thảo Đề án Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn do Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, sau năm 2020, toàn bộ thu nhập của quan chức sẽ được kiểm soát như quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.

Năm 2014, bắt đầu thực hiện

Một thành viên ban soạn thảo cho biết việc xây dựng đề án thực hiện theo điều 53 Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2012): “Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”. Trong dự thảo, Thanh tra Chính phủ đưa ra lộ trình thực hiện việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn khá cụ thể, chi tiết:

Giai đoạn 1 (2014-2016), tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập, giao dịch thanh toán qua ngân hàng, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các quy định về việc nhận quà, nộp lại quà tặng, kiểm soát chi tiêu của người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời, tập trung kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở địa phương từ phó chủ tịch cấp huyện/tương đương trở lên và từ phó vụ trưởng/ tương đương) trở lên ở các cơ quan nhà nước cấp trung ương.

Giai đoạn 2 (2017- 2020), tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án ở giai đoạn 1, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và mở rộng việc kiểm soát thu nhập với những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Giai đoạn 3 (sau năm 2020), thực hiện việc kiểm soát thu nhập với toàn bộ người có chức vụ, quyền hạn. Những người có chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 điều 1 Luật Phòng chống tham nhũng thuộc diện phải kiểm soát thu nhập. Đó là: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị công an; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp (DN) nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại DN; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Các loại thu nhập thuộc diện bị kiểm soát quy định tại điều 3 (thu nhập chịu thuế) và điều 4 (thu nhập được miễn thuế) Luật Thuế TNCN: Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công; tiền thù lao dưới các hình thức; tiền thưởng - trừ các khoản kèm theo danh hiệu được nhà nước phong tặng; từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, trúng thưởng; từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định...

Bổ sung tội làm giàu bất hợp pháp

Đại diện ban soạn thảo cho biết người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi kiểm soát phải thực hiện việc kê khai thu nhập phát sinh theo kỳ hạn (quý, năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.

Quan chức có trách nhiệm giải trình, chứng minh nguồn gốc của các khoản thu nhập đã kê khai hoặc các vấn đề khác liên quan đến thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất bản kê khai thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; có thể yêu cầu cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc che giấu thông tin, tẩu tán tài sản hoặc cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, xác minh.

Đối với các khoản thu nhập không được kê khai hoặc kê khai không đầy đủ mà bị phát hiện, cơ quan thẩm quyền sẽ yêu cầu giải trình nguồn gốc; nếu không giải trình được thì sẽ xem là các khoản thu nhập bất hợp pháp và phải chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý.

Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ tiến hành rà soát tất cả mục chi từ ngân sách nhà nước cho người có chức vụ, quyền hạn. Xác định rõ những mục chi chưa trả qua tài khoản - nhất là phụ cấp, thưởng, thù lao thực hiện dịch vụ, thù lao họp, công tác phí và nguyên nhân chưa thực hiện trả qua tài khoản những khoản chi này.

Để thực hiện đề án có hiệu quả, Thanh tra Chính phủ cho rằng cần sự chung sức của nhiều bộ, ngành liên quan. Trong đó, Thanh tra Chính phủ sẽ giúp Chính phủ rà soát, sửa đổi các quy định về kê khai, giải trình, minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ lúc được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm đến hết 5 năm sau khi nghỉ hưu.

Một thành viên ban soạn thảo cho biết yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của đề án nằm ở việc đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng mọi khoản tiền từ ngân sách nhà nước cho cá nhân có chức vụ, quyền hạn.

“Theo đó, tất cả những người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi kiểm soát phải sớm được cấp mã số thuế TNCN. Cơ sở dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNCN của người có chức vụ, quyền hạn để quản lý trên mạng sẽ được hình thành và giao cho Bộ Tài chính thực hiện” - vị này giải thích.

Dự thảo đề án cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất bổ sung tội danh làm giàu bất hợp pháp trong Bộ Luật Hình sự; thực hiện việc điều tra, xử lý, thu hồi tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc của người có chức vụ, quyền hạn.

Dự kiến từ năm 2014, Thanh tra Chính phủ sẽ xây dựng văn bản quy định bắt buộc việc chi trả qua tài khoản ngân hàng đối với tất cả khoản chi từ ngân sách nhà nước cho người có chức vụ, quyền hạn; bổ sung quy định, thủ tục đơn giản để tạo điều kiện cho người nhận quà tặng nộp lại, nhất là quà tặng nhận trong trường hợp bất khả kháng.

Làm gì cũng cần thực chất!

Nhận xét về dự thảo đề án, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, băn khoăn: “Tôi không tin lắm về hiệu quả của nó. Việc kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức thông qua việc kê khai hay trả lương qua tài khoản… lâu nay có phát hiện vấn đề gì bất thường đâu? Chúng ta làm cái gì cũng cần phải thực chất!”.

Ông Cương cho rằng quy định kê khai tài sản, thu nhập từng được đề ra với quy mô hoành tráng nhưng suốt thời gian qua không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, chưa ai bị giải trình về nguồn gốc tài sản bất minh. “Chỉ toàn hô hào, làm đề án hoành tráng nhưng cuối cùng vừa tốn kém kinh phí thực hiện vừa mất thời gian” - ông thẳng thắn.

Theo ông Cương, thực hiện Đề án Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ tốn kém một khoản kinh phí không hề nhỏ. Vì thế, cần phải quy định cả trách nhiệm cụ thể của các cơ quan thực hiện. “Nếu không kiểm soát được mà dư luận, báo chí lại phát hiện vấn đề, tiêu cực nào đó thì trách nhiệm thế nào, ai chịu nếu xây dựng đề án hoành tráng rồi không hiệu quả?” - ông lo ngại.

Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội:

Dễ tẩu tán tài sản

Việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn bên cạnh việc kê khai tài sản thu nhập hằng năm là rất tốt, các nước tiên tiến đều đã thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện đề án này, theo tôi, việc trước mắt bắt buộc phải làm được là bảo đảm không còn tiêu tiền mặt nữa. Phải thông qua ngân hàng hết, chứ cứ để tiêu tiền mặt thì không thể kiểm soát được đâu! Hơn nữa, tài sản, thu nhập thì rất đa dạng, từ ô tô, nhà đất, tín dụng, tài sản ở nước ngoài, vàng bạc, đầu tư tài chính, chứng khoán… nên nếu không quản lý được hết những thứ đó thì cũng vô nghĩa.

Phải quản được tổng thu nhập tài sản dưới nhiều dạng và công khai, minh bạch tài sản của quan chức với tất cả công dân để họ giám sát, không cho người khác đứng nhờ, “gửi gắm” nữa. Anh nào tài sản nhiều phải đánh thuế cao.

Tôi thấy lộ trình đưa ra như Thanh tra Chính phủ xây dựng hơi lâu. Làm lâu như thế thì quan chức đang giàu nứt đố đổ vách tẩu tán hết tài sản rồi còn gì?

Cần hạn chế sử dụng tiền mặt

Theo dự thảo báo cáo Thủ tướng của Thanh tra Chính phủ, thực tiễn thu nhập ngoài lương của người có chức vụ, quyền hạn tăng lên và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Việc kiểm soát thu nhập bằng thuế TNCN còn có những hạn chế, các cá nhân có thu nhập chưa tự giác kê khai và nộp thuế theo quy định. Các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, xử lý vi phạm trong trường hợp không kê khai hoặc kê khai không trung thực.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế là nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được quy định, triển khai thực hiện trong chi trả lương, các khoản phụ cấp cho người có chức vụ, quyền hạn và người lao động trong bộ máy nhà nước và một số DN nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.

“Các quy định về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng còn có những nội dung chưa chặt chẽ, không có tính khả thi và thiếu chế tài xử lý vi phạm. Hơn nữa, chưa có chế tài xử lý nghiêm vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà; ranh giới giữa quà tặng và tài sản hối lộ khó phân biệt dẫn đến khó khăn cho việc xử lý và kiểm soát” - dự thảo viết.

THẾ KHA
(Người lao động)

Chủ tịch Công ty XSKT Bắc Kạn nhận lương “khủng“

Chủ tịch Công ty XSKT Bắc Kạn nhận lương “khủng“
Ông Nguyễn Thanh Lâm – Chủ tịch kiêm giám đốc công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Bắc Kạn (XSKT) đang lĩnh lương cao gấp 27,1 lần/ 1 người dân Bắc Kạn và gấp 14,7 lần người dân cả nước.

Xác nhận với Phóng viên, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết mình đang hưởng lương: 33 triệu đồng/tháng. 2 phó giám đốc là ông Nguyễn Thế Kỷ và Hoàng Duy Phương hưởng lương 27 triệu đồng/tháng; còn bà Nguyễn Thị Mai Xuân, Kế toán trưởng nhận lương 24 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mỗi năm, ông Nguyễn Thanh Lâm nhận 396 triệu tiền lương. Hai vị phó giám đốc được hưởng 324 triệu/năm và kế toán trưởng nhận lương 288 triệu/năm. Nếu so sánh thu nhập của vị công chức này với GDP bình quân đầu người dân Bắc Kạn chỉ đạt 14,6 triệu đồng/người/năm và so với GDP của người dân cả nước là khoảng 27 triệu đồng/năm(báo cáo của năm 2011) thì mức lương của ông Lâm cao gấp 27,1 lần/ 1 người dân Bắc Kạn và gấp 14,7 lần người dân cả nước.

Lý giải việc bộ máy lãnh đạo công ty XSKT nhận mức lương "khủng", bà Nguyễn Thị Mai Xuân Kế toán trưởng lý giải : lương bổng “cao thấp” đều đã được Công ty trình lên UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận.

Tuy nhiên bà Xuân Kế không cung cấp cho phóng viên xem các văn bản nào về chế độ tiền lương của công ty mà viện dẫn thông tư 19, theo nghị định 51 của Chính phủ. Bà Kế cho rằng theo các quy định này thì lương cơ bản của chức danh Giám đốc cũng phải cao gấp 3 lần anh em, đó là chưa kể có thưởng.

Đáng lưu ý, công ty XSKT do UBND tỉnh Bắc Kạn làm chủ sở hữu, hoạt động với 100% vốn nhà nước. Năm 2013, doanh thu của công ty này là hơn 50 tỷ đồng, nộp thuế cho tỉnh 12 tỷ đồng (đơn vị nộp thuế cao nhất tỉnh). Cũng vì nhu cầu “chơi số đổi đời" của dân nên ngoài loại hình "ích nước lợi nhà" truyền thống Công ty Xổ số này đã mở cả loại hình dịch vụ “2 càng, 3 càng”… nhằm huy động lượng tiền “dôi dư”, nhàn rỗi trong nhân dân. Cho đến thời điểm hiện tại, XSKT Bắc Kạn đã "phủ sóng" 6 trên 7 huyện thị của tỉnh Bắc Kạn (trừ huyện Pắc Nậm quá nghèo nên chưa triển khai).

Năm 2012, 2013 UBND tỉnh Bắc Kạn giao chỉ tiêu nộp thuế 7 tỷ, Công ty XSKT đã hoàn thành vượt chỉ tiêu khi nộp vào ngân sách tương ứng 10 tỷ và 12 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn dự kiến áp mức chỉ tiêu hoàn thành thuế của công ty XSKT từ 7 tỷ lên 10 tỷ đồng.

Dư luận đang đặt dấu hỏi một tỉnh nghèo như Bắc Kạn, "khuyến khích" người dân chơi sổ xổ nhằm mục đích gì, trong khi lãnh đạo công ty kinh doanh "trò may rủi" lĩnh lương "khủng" lại được UBND tỉnh đồng thuận. Trong khi đó, một số đại lý của công ty này phản ảnh công ty nhập nhèm về tài chính với đại lý, tuyển dụng nhân sự không có chuyên môn, nghiệp vụ vào làm việc tại công ty.

Theo Doanh Thương
Pháp Luật VN

Vinashin giải thể, nợ để ai trả?

Vinashin giải thể, nợ để ai trả?
"Sự giảm công suất gây lãng phí lớn trong năng lực sản xuất của xã hội và không khuyến khích, thậm chí cản trở đầu tư mới của doanh nghiệp. Đầu tư ít thì cầu lại không thể tăng nhiều" - Bà Phạm Chi Lan chia sẻ.
LTS: Nhân chuẩn bị kết thúc năm 2013, năm được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2011-2015, Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về những đánh giá của bà.
Ruộng của bà con nông dân xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa 
(Thanh Hóa) bỏ hoang cho cỏ mọc nhiều năm nay - Ảnh: Hà Đồng

Nông dân không có động lực làm nông

Xin bà cho biết những nét nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Tôi nghĩ rằng về cơ bản kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn tiếp tục gánh chịu những khó khăn của mấy năm trước dồn lại, và dù có cố gắng khắc phục cũng chưa tạo được những cải thiện rõ rệt. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô được chính phủ đưa ra cho thấy có nhích hơn năm ngoái như tăng GDP, giảm lạm phát, tăng xuất khẩu, thu hút FDI..., nhưng bên cạnh các chỉ số được cải thiện thì cũng có những mặt tiếp tục xấu đi.
Trong những điều đáng lo ngại, theo tôi, đầu tiên là nông nghiệp và nông dân.

Trong năm nay có một số báo cáo được đưa ra về phát triển nông nghiệp và cuộc sống của nông dân, nói chung đều cho thấy nông nghiệp rất khó khăn, thu nhập thực tế của đông đảo nông dân trong mấy năm qua bị giảm xuống theo đà lạm phát, và mức tăng giá các loại chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Giảm mạnh nhất là thu nhập từ nông nghiệp của số lớn hộ nông dân, bây giờ chỉ chiếm chưa tới 30% tổng thu nhập của họ.

Điều đó nói lên cái kẹt của nông nghiệp và cuộc sống của nông dân. Và điều đó có thể khiến người nông dân không có động lực để tiếp tục làm nông nghiệp nữa.

Tình trạng này cũng giải thích vì sao năm nay rộ lên câu chuyện nông dân bỏ ruộng. Việc bỏ ruộng diễn ra ở rất nhiều nơi, kể cả những nơi vốn dĩ thiếu ruộng như miền Trung, hay Thái Bình và các tỉnh ở khác đồng bằng Bắc Bộ.

Điều đó có những nguy cơ gì về lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hay không?
Đối với sản xuất lúa gạo của cả nước, kể cả xuất khẩu, thì trước mắt điều này chưa đáng lo lắm, bởi chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long đã đủ nuôi cả nước và xuất khẩu, và khi nào đồng bằng sông Cửu Long còn trồng được lúa thì chúng ta còn yên tâm. 

Tất nhiên về trung hạn và lâu dài thì vẫn phải lo nguy cơ đồng bằng sông Cửu Long cũng không còn trồng lúa được nữa vì bị nhiễm mặn do sự khai thác quá mức nguồn nước ở đầu nguồn con sông và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Nhưng hiện tượng nông dân bỏ ruộng phản ánh một thực tế là nông nghiệp ở nhiều vùng năng suất quá thấp, chi phí quá cao, lợi ích mang lại cho người nông dân quá hạn hẹp và do vậy không có khả năng cạnh tranh để tồn tại và động lực để phát triển.

Mức tăng trưởng nông nghiệp của cả nước trong mấy năm vừa rồi đã giảm chỉ còn 2,6-2,7% từ mức tăng 3-4% trong nhiều năm trước. Có rất nhiều lý do cho tình hình này, từ mức đầu tư quá thấp cho nông nghiệp, đến vấn đề đất đai, tổ chức sản xuất nông nghiệp, cơ cấu sản phẩm, công nghệ sản xuất, thương mại nông sản..., bên cạnh những tác động tiêu cực của thiên tai và việc mất đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Nói chung, nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về thị trường và chính sách cho nông nghiệp đã mất dần tác dụng của nó và đứng trước thách thức phải thay đổi để tạo nên hệ thống mới kích thích phát triển nông nghiệp một cách lâu dài, bền vững hơn. Và điều quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp, theo tôi, là phải đảm bảo cho người nông dân sống được và sống ngày càng khá giả lên bằng nông nghiệp, chứ mục tiêu của nông nghiệp đối với nông dân không thể chỉ là xóa đói giảm nghèo.

Còn đối với nền kinh tế thì hậu quả là nếu nông nghiệp suy giảm, nền kinh tế sẽ mất một nền tảng quan trọng. Nông nghiệp vừa là an ninh lương thực cho đất nước 90 triệu dân, vừa là nguồn hàng xuất khẩu lớn mang lại 27-28 tỉ đô la mỗi năm cho Việt Nam, vừa là nơi cung cấp lao động và sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Nông nghiệp còn là bệ đỡ cho nền kinh tế nước ta mỗi khi có khủng hoảng, như thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á cuối thập kỷ 1990, hoặc những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09 vừa qua. Những lúc đó, nông nghiệp vừa giúp an ninh lương thực, tăng trưởng xuất khẩu, vừa giúp nền kinh tế đỡ gánh nặng về thất nghiệp khi những người xuất thân từ nông thôn đi làm việc trong công nghiệp, dịch vụ có thể quay về với nông thôn, nông nghiệp để nương tựa lúc khó khăn.

Ai sẽ trả nợ cho Vinashin?

Tức là mọi chuyện bây giờ phụ thuộc vào sự phát triển của công nghiệp - dịch vụ, bởi lối quay về nông nghiệp là không còn nữa?

May là điều này chỉ đúng với những người đang bỏ hẳn ruộng đồng. Tôi hy vọng chương trình tái cơ cấu nông nghiệp được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, trên tinh thần thực sự "giác ngộ" về trách nhiệm đối với nông dân, lấy lợi ích của nông dân làm trọng tâm, coi nông dân là chủ thể, sẽ giúp khắc phục những vấn đề của nông nghiệp và lấy lại vị thế xứng đáng của nông dân, nông nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà. Cần nhớ dù nông nghiệp chỉ còn là 20% GDP, nhưng vẫn là hơn 25% kim ngạch xuất khẩu, và nhất là thu hút 50% lực lượng lao động và gắn với số phận của khoảng 65% dân số cả nước sống ở nông thôn.

Công nghiệp - dịch vụ thì rõ ràng là quan trọng rồi, vì các ngành này mà không phát triển, hay thụt lùi, thì sẽ gây ra những vấn đề kinh tế - xã hội vô cùng lớn. Và đấy là mối lo thứ hai của tôi, từ góc độ nhìn vào những "nhân vật" chính đang hoạt động trong hai lĩnh vực đó.

Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) đã công bố có 54.932 doanh nghiệp ngưng hoạt động trong 11 tháng đầu năm nay, tăng so với hơn 54.200 doanh nghiệp đóng cửa năm trước. Biểu đồ doanh nghiệp ngưng họa động tiếp tục đi lên từ 40 ngàn năm 2010 đến 53 ngàn năm 2011, 54 ngàn năm 2012 và 55 ngàn năm 2013.

Biểu đồ đi lên nói lên điều gì? Tất cả những khó khăn của doanh nghiệp kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Thêm một cái đau nữa là càng về sau thì chúng ta càng mất đi những doanh nghiệp khá hơn, vì có những đơn vị đã có thể trụ được suốt từ khi kinh tế suy giảm năm 2008 tới giờ nhưng vẫn không thoát nổi trận đào thải doanh nghiệp dữ dội lần này.

Với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động như vậy, số lượng người mất việc làm là bao nhiêu?

Nhìn lại 2013 - Kỳ vọng 2014:
Tôi không biết, vì các cơ quan không công bố. Tôi nghĩ Cục Đăng ký Kinh doanh có số liệu đăng ký về việc làm cũng như các thông số cơ bản của tất cả các doanh nghiệp. Lẽ ra mỗi khi tổng hợp về số doanh nghiệp ngưng hoạt động, họ phải đưa ra cả những thông tin liên quan như các doanh nghiệp đó thuộc những ngành nào, qui mô nhỏ, vừa, hay lớn, thuộc thành phần kinh tế nào, vốn đầu tư bao nhiêu, số người mất việc làm là bao nhiêu, lý do chính đẩy doanh nghiệp tới quyết định đóng cửa là gì...

Nếu có được những thông tin như vậy, các nhà làm chính sách mới biết được bức tranh thực của doanh nghiệp, biết ngành nào, khu vực nào khó khăn nhất, tác động đối với lực lượng lao động, với các ngành kinh tế và điều kiện vĩ mô ra sao, để có những chính sách cụ thể phù hợp. Nhưng rất tiếc là không có những thông tin, số liệu đó, còn tại sao thì tôi không hiểu.

Tuy nhiên, thông thường về lao động chúng ta có thể dựa vào con số đã có từ trước, là bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 20 lao động để nhân với 55 ngàn doanh nghiệp đóng cửa là biết. Còn con số do các cơ quan lao động đưa ra là mỗi năm tạo thêm được cả triệu việc làm, thì tôi không biết từ nguồn tuyển dụng  nào. Chính một số đại biểu quốc hội đã chất vấn điều này, và họ nói rằng họ không tin vào những con số đó, vì nó không có cơ sở.

Cục Quản lý Kinh doanh cũng công bố số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong 11 tháng đầu năm nay là hơn 60 ngàn. Nhưng thực sự đâu phải tất cả các doanh nghiệp này đã hoạt động, vì vậy trong số lao động họ tuyên bố tuyển dụng vẫn không ít người thực tế chưa có việc làm. Mọi chuyện phải chờ đến khi họ vận hành thực sự, hoặc chạy đủ công suất thì các con số mới có ý nghĩa thực.

Tình hình nông nghiệp và doanh nghiệp như vậy đã tác động trực tiếp tới đời sống của người dân và sức mua của thị trường trong nước. Nhà nước đã điều chỉnh tăng lương, nhưng còn bao người mất việc làm cùng hàng chục triệu người trong khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp phi chính qui không thuộc diện làm công ăn lương, nên giá cả tăng hoặc đứng ở mức cao vẫn đánh nặng vào thu nhập của họ. Vì vậy việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường trong nước nhìn chung vẫn tiếp tục khó khăn.

Thế tại sao chính phủ báo cáo là tồn kho giảm xuống? 

Có một lý do rất lớn khiến tồn kho giảm là số lớn doanh nghiệp còn hoạt động cho biết họ giảm công suất rất đáng kể. Sự giảm công suất gây lãng phí lớn trong năng lực sản xuất của xã hội và không khuyến khích, thậm chí cản trở đầu tư mới của doanh nghiệp. Đầu tư ít thì cầu lại không thể tăng nhiều.

Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới công bố cũng nhận xét rằng Việt Nam trước nay tăng trưởng dựa rất nhiều vào cầu nội địa, nhưng chưa bao giờ cầu nội địa lại tăng thấp như năm nay, ở mức chỉ khoảng 6,5% so với mười mấy phần trăm trước đây. Họ lo ngại cho sự phục hồi của chúng ta về điều đó.

Thế bức tranh kinh tế năm nay toàn sự ảm đạm thôi sao? 

Nói chung, năm nay bức tranh kinh tế vẫn còn ảm đạm. Tuy rằng, ngoài GDP, lạm phát, xuất khẩu, FDI..., cũng có những con số khác được báo cáo là tốt hơn, như nợ xấu ngân hàng giảm xuống, hoặc nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 1,3 triệu tỷ đồng, thấp hơn con số 1,7 triệu tỷ đồng của năm ngoái.

Tuy nhiên rất tiếc rằng không có sự giải thích hợp lý về các con số giảm nợ đó, nên vẫn gây nghi ngại. Chẳng hạn giảm nợ xấu của ngân hàng có giảm thật không, bởi vì chỉ khi người vay nợ trả bớt nợ thì mới coi là giảm nợ, chứ chuyển nợ từ tài khoản này sang tài khoản khác thì cũng không có ý nghĩa gì. Hoặc là bán nợ cho Công ty VAMC cũng là cách để chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ kia thôi, bản thân khoản nợ đó vẫn chưa mất đi được. Việc giảm nợ xấu nếu không được thông báo đầy đủ có thế gây tâm lý chủ quan và tiếp tục tăng đầu tư một cách thiếu cẩn trọng.

Về nợ của DNNN tôi cũng chưa thấy các giải pháp đủ mạnh để giải quyết thực sự. Ví dụ, Vinashin giải thể và thành lập SBIC, thì khoản nợ to tướng của Vinashin ai trả?

(Còn nữa)  

Huỳnh Phan
(VNN)