Đẹp Là Cái Trời Cho
Tác giả : Nguyễn thị Cỏ May
Nét đẹp theo thời đại.
Vào buổi đầu thời Trung cổ ở Âu châu, đời sống xã hội bị chi phối bởi sự xung đột giữa thể xác và linh hồn theo đó thể xác là phần bị khinh thường, bị lên án, bị hành hạ. Nhiều tu sĩ Thiên chúa giáo theo phái khổ hạnh tự mình dùng roi hành hạ thể xác của mình để diệt tham vọng, giải thoát linh hồn khỏi tội lỗi. Con người được cứu rỗi, lên Thiên đàng khi thể xác bị hành hạ cho đau đớn để linh hồn được nhẹ đi. Giáo Hoàng Grégoire le Grand cho rằng thể xác chỉ là lớp áo quần đáng kinh tỡm của linh hồn. Với kỷ cương như vậy, làm đẹp con người không thể cho phép.Từ đó cho tới nay, người phụ nữ đã chịu không biết bao nhiêu khổ đau để được đẹp. Làm đẹp nhan sắc không riêng gì phụ nữ. Đàn ông ngày nay cũng không ít người chạy theo những thủ thuật cải thiện ngoại hình. Các bà thì không ngần ngại đau đớn, có khi tổn thương đến sức khỏe bản thân, miển sao được đẹp là đủ.
Nhưng chưa bao giờ lịch sử có một giai đoạn mà người phụ nữ tranh nhau làm đẹp thân thể bằng những phương pháp nhơn tạo như lúc này. Cái đẹp, cái nét duyên dáng của người phụ nữ không còn được xem là món quà của Thượng đế nữa. Người ta sanh ra xấu hay đẹp là chuyện xưa quá rồi. Sửa cái xấu hay dấu cái xấu đi là điều ngày nay người phụ nữ đạt được dễ dàng. Không làm được chỉ vì không có tiền mà thôi. Nên người phụ nữ nghèo đành chịu sống với cái bất hạnh của mình.
Làm đẹp hay giải phẩu thẩm mỹ đang là thời thượng. Là một cao trào toàn cầu. Làm đẹp không chỉ nhằm cái đầu, cái mặt, tức phần phơi bày của cơ thể mà làm đẹp cả thân thể, tức những phần thường được che dấu dưới lớp trang phục hay cả những chổ sâu kín hơn nữa. Làm đẹp là cải thiện, xóa bỏ những khuyết điểm của Đức Chúa Trời tạo ra con người mà không mang đúng hình hài tuyệt hảo của Adam và Eva.
Làm đẹp là một món quà ở tầm tay mọi người nếu dám cắn răng chịu đau đớn và có tiền.
Nét đẹp theo thời đại.
Những con số
Giải phẩu thẩm mỹ và y khoa thẩm mỹ đang nở rộ từ những năm gần đây. Công ty Quốc tế Giải phẩu thẩm mỹ (ISAPS) mở cuộc điều tra và công bố kết quả theo đó người ta có thể hình dung khá rỏ nét hiện tượng này trên qui mô thế giới.
Trong năm 2009, có hơn 17 triêu cuộc giải phẩu và dùng dược liệu làm đẹp do 30.000 bác sĩ chuyên môn của 25 quốc gia trên thế giới thực hiện. Huê kỳ là nước mà người dân làm đẹp nhiều nhứt trong 25 quốc gia đó. Dỉ nhiên nhờ một tỷ lệ không nhỏ các bà việt nam ở Huê kỳ hoặc từ các nước khác tới làm đẹp. Các bà việt nam không bao giờ biết sợ đau, miển không tốn nhiều tiền và được đẹp là xung phong liền. Đứng hàng thứ nhì là Ba Tàu sau khi các bà xẩm bỏ tục bó cẳng. Ba-tây có tiếng là nước làm đẹp trở thành một thứ tôn giáo lại chiếm hạng ba. Nên nhớ bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ ỏ Huê kỳ còn tới Ba-tây để tu nghiệp. Pháp đứng hạng 14 với 1400 giải phẩu/ngày do 953 bác sĩ thực hiện. Úc là nước đứng hàng thứ 21 trên 25 nuớc. Ví các bà ở Úc đều đẹp sẳn tự nhiên nên không cần làm đẹp nhơn tạo nữa?
Các bà sau khi đã làm đẹp rồi, nét nào nổi bật làm cho người trước mặt dễ nhận thấy? Độn ngực cho căng phòng lên chiếm 17%. Nhưng ngày nay, hút mở bụng mới chiếm tỷ lệ cao hơn, 18,8%. Vì phần lớn các bà khó cử kiêng trong việc ăn uống hằng ngày. Sửa mắt cho có cái nhìn sắc xảo hơn hoặc mơ mộng hơn, lóc bỏ bớt hai mí mắt dày cợm, nặng chịch vì đầy mở, chiếm 13,5%. Sửa lại mủi vì mủi quá to, hai lổ quá rộng như mủi do thái để hít thở không khí miển phí, hay nâng mủi xẹp lên cho phù hợp với khuôn mặt, cắt ngắn bớt, kéo dài ra,... chiếm 9,4%. Làm bụng eo để mặc áo dài mà khỏi nhờ hai người giúp việc xiết bụng cho nhỏ như thời xưa, chiếm 7,3%,...
Các bà lớn tuổi như chiếc xe vận tải củ cần phải tân trang là điều dỉ nhiên. Nhưng từ vài năm nay, người ta để ý thấy giới trẻ độ tuổi xuân thì đi thẩm mỹ sửa sắc đẹp ngày càng đông. Theo kết quả điều tra của Công ty Giải phẩu Thẩm mỹ Ba-tây (SBCP), trong vòng bốn năm sau này, các cô trẻ từ 14 tới 18 tuổi đua nhau đi nhờ giải phẩu thẩm mỹ cải thiện dung nhan theo ý của mình. Số này chiếm tới 15% khách hàng của một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ. Năm 2008, có 37 740 trường hợp giải phẩu thẩm mỹ cho giới trẻ, năm 2012, con số này là 91 100, tăng lên 140% trong lúc đó ở người lớn, chỉ tăng có 38%.
Các cô bé cần hút bụng mở và độn ngực cho phình ra. Như các bà lớn tuổi.
Hiện tượng mới này ở tuổi trẻ đã làm cho giới chức y khoa lấy làm lo ngại không ít. Ở lớp tuổi 14-18, cơ thể đang còn nhiều thay đổi do sự phát triển tự nhiên. Nhưng khi thấy một chổ nào trên người không vừa ý là các cô bé chạy ngay tới bác sĩ giải phẩu đòi được giải quyết đúng theo ý muốn.
Việt nam ngày nay giống Pháp hai mươi năm trước. Trong xã nội ngày nay, sắc đẹp phụ nữ được tôn thờ như một thứ giáo điều. Nét đẹp thân thể ám ảnh mọi người thế tục. Cả các vị tu sĩ hàng chức sắc cao trọng.
Trong xã hội, người phụ nữ đẹp dễ tạo nên sự nghiệp huy hoàng. Đẹp giúp người phụ nữ trở thành minh tinh, đem lại giàu sang, uy quyền.
Việt nam là một nước kém mở mang, làm kinh tế chớp nhoáng dể làm giàu hơn hết. Sắc đẹp là một lợi thế của kinh tế chớp nhoáng. Riêng ở Sài gòn, có đến hơn 10 000 phụ nữ nhờ nâng ngực. Và có tới 100000 giải phẫu thẩm mỹ/năm, theo ước tính của Gs Nguyễn văn Tuấn từ Úc, vì chưa có thống kê ở Việt nam.
Khi quyết định phải làm đẹp, các bà việt nam, khác hơn mọi phụ nữ phương Tây, muốn có ngay cái đẹp trong vài giờ sau khi khám. Có bà không cần gây mê toàn diện vì như vậy phải mất nhiều thì giờ hơn. Sự dể dải của các bà việt nam muốn làm đẹp, không cần hiểu biết vế khoa học, là điều thuận lợi cho giới hành nghề thẩm mỹ. Có khi họ không cần có chuyên môn và nhứt là không cần tôn trọng đạo lý nghề nghiệp.
Ở Sài gòn, hiện nay có ít nhứt 200 cơ sở hành nghề thẩm mỹ nhưng mới chỉ có 50 nơi có giấy phép hành nghề. Đó là nói về mặt giấy tờ. Còn khả năng chuyên môn lại là chuyện khác bởi ở Viêẹt nam mọi kiểm soát đều phụ thuộc không vào chế độ luật pháp. Nếu có luật pháp thì cũng chỉ là thư luật pháp xã hội chủ nghĩa mà thôi!
Những bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ, phần lớn, chỉ có thể giải phẩu ở mặt vì thiếu khả năng chuyên môn và cả điều kiện vật chất của cơ sở nữa. Tuy nhiên, họ vẫn giải phẫu ngực, bụng cho các bà. Cả hai phía, người muốn làm đẹp và người giải phẩu đều liều mạng. Chết ai nấy chịu!
Còn đàn ông ở Việt nam có đi làm thẩm mỹ không? Chưa thấy thành một trào lưu như các bà. Chỉ có những người kinh doanh, đảng viên cộng sản đang chạy chức, đi xem thầy bói cho biết kết quả. Khi thầy bói phán " cái mủi thiếu một chút, cái càm xấu, cái tai chưa đủ tốt,...thì các ông mới tới nhờ chuyên viên phẩu thuật xóa những khuyết điểm ấy để cải thiện vận mạng.
Từ sau những vụ tai nạn, phần lớn các bác sĩ việt nam ế khách. Trái lại, các bác sĩ đại hàn lại làm ăn khá. Có một bác sĩ đại hàn chuyên môn tạo cho các bà có cái miệng lúc nào cũng cười duyên. Trong lúc ngủ cũng cười. Ông này đang hốt bạc cắc. Các bà việt nam đang chạy kiếm tiền để có cái miệng cười duyên vỉnh viên.
Kỷ lục giải phẫu thẩm mỹ
Ai hơn người phụ nữ này về số lần giải phẩu? Bà Cindy Jackson ở Luân-đôn vừa giựt giải quán quân chống lại cái già với 52 lần giải phẩu thẩm mỹ và tốn mất 61 000 bản anh. Để rủ bỏ sạch vết thời gian trên người phụ nữ 56 tuổi, bà Cindy Jackson đã nhờ giải phẫu khắp cả thân thể của bà. Toàn thân của bà, không có chổ nào không có dao kéo, kim chỉ đụng tới.
Trả lời với báo chí, bà nói rỏ bà đã nhờ làm tới 52 lần giải phẫu nhưng mục đích không nhằm đạt kỷ lục mà chỉ muốn làm cho mình trẻ, đẹp, đẩy lui cái già. Trước đây, tay chơn, mặt mày đầy gân guốc, da nhăn nheo, nay thì không còn nữa. Bà muốn đẹp và đẹp tự nhiên. Bà hài lóng vì đã nhờ khoa thẩm mỹ mà xóa đi cái mặc cảm người phụ nữ xấu của bà thời trẻ.
Đẹp, xấu
Ai cũng nghĩ sắc đẹp phụ nữ là một điều vừa hiển nhiên, vừa kỳ diệu. Theo thời gian, tiêu chuẩn sắc đẹp đã thay đổi. Người phụ nữ đẹp của thời Ánh sáng ở Pháp chắc chắn không giống những Top Modèle ngày nay.
Như vậy sắc đẹp có mang tính phổ quát và vượt thời gian không?
Sắc đẹp phụ nữ thay đổi nhưng rất chậm. Tiêu chuẩn đẹp toát lên hoàn cảnh xã hội: kinh tế phát triển, lương thực dồi dào, mức độ sanh đẻ, ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo,...
Thời Trung cổ, lương thực thiếu, tâm linh quan trọng hơn thân xác, nổi ám ảnh bị xuống địa ngục, đã làm cho người phụ nữ hốc hác, không có sức sống. Qua thời Phục hưng, định chế thần học huyển chuyển hơn, sắc đẹp phụ nữ do đó cũng được cải thiện. Người phụ nữ phải trẻ đẹp, mạnh khỏe để có thể đảm trách sự sanh tồn chủng tộc. Gương mặt trái soan, môi hồng hào, tay nhỏ nhắn, ngón thon dài là tiêu chuẩn đánh giá người phụ nữ có sắc đẹp. Từ đó, "phái thứ hai" (2è Sexe) hay "phái yếu" trở thành "phái đẹp" (Beau Sexe). Ngoài ra, nước da phải trắng vì nước da rám nắng theo quan niệm ngày nay là người phụ nữ lao động ngoài trời.
Qua thế kỷ XVII và XVIII, người phụ nữ đẹp phải có thân mình tròn trịa. Cách mạng nông nghiệp và kỷ nghệ đã làm thay đổi nhân dạng con người.
Qua thế kỷ XIX, nhờ biết đời sống vệ sinh, cơ thể phụ nữ trở nên rắn chắc. Sắc đẹp phải làm nổi bật đường nét của cơ thể. Y phục phải giúp làm đẹp, làm nổi những chổ cần nổi, và che khuất những nơi không nổi như ngực, bụng, mông,...
Qua thế kỷ XX, quan niệm về sắc đẹp phụ nữ hoàn toàn thay đổi, không còn giử đường nét củ. Nước da không trắng má phải rám nắng, thân hình phải mảnh mai. Những ràng buộc y phục được tháo gở để thân thể phụ nữ được giải phóng. Ăn uống thật điều độ theo tiêu chuẩn phẩm chất. Năm 1933, người phụ nữ đẹp cân nặng 60 kg, cao 1, 68m. Qua năm 2008, tiêu chuẩn đó là 48 kg. Ngày nay, mẫu người phụ nữ đẹp phải là người thể thao, hoạt động và thật mảnh khảnh. Sự mảnh khảnh ở người phụ nữ là dấu hiệu của thành phần giàu có, sang trọng vì thức ăn thiên về phẩm chất, theo đều đặng chương trình thể dục, giải trí của một nếp sống cao. Một thân thể đẹp đúng tiêu chuẩn là niềm kiêu hảnh và dấu hiệu biều hiện thành phần xã hội của người phụ nữ ngày nay.
Tuy nhiên sắc đẹp không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn ở không gian nữa. Người phụ nữ phi châu đẹp không thể giống người phụ nữ âu châu hay á châu.
Ở Tàu, đời nhà Thanh, người phụ nữ đẹp lý tưởng phải mảnh mai "yểu điệu như thục nữ" thì "quân tử mới hữu cầu", nước da trắng toát và đôi chân bó để giử cho nó không phát triển theo thân thể, khi di chuyển, phải nhờ ngưởi hầu đở. Dấu hiệu của người phụ nữ giáu có, sang trọng. Có người nói bó chơn còn do yếu tố sinh lý nữa?
Tới cách mạng văn hóa, người phụ nữ tàu chẳng những không còn giữ được sắc đẹp phụ nữ nữa, mà người phụ nữ tàu phải "không còn là phụ nữ". Mọi người đều tang biến trong bộ đồng phục xanh, xám mao-trạch-đông. Và xả thân lao động để được vinh quang! Người phụ nữ đẹp là nữ anh hùng lao động!
Người ta nghĩ rằng theo thời gian, mẫu mực của sắc đẹp phải bị giới hạn vì nếu không giới hạn thì sắc đẹp sẽ không còn là một điều hiếm quí, mà nó trở thành quá phàm tục đi mất.
Khi một điều gì không được ai quan tâm tới thì nó không còn giá trị nữa. Vì vậy mà người phụ nữ từ muôn thuở thấy đau khổ vì phải chạy theo sắc đẹp.
Nguyễn Thị Cỏ May
0 nhận xét:
Đăng nhận xét