Đừng làm nghèo đất nước!
Nhiều nhà khoa học đã “lên ruột” khi tham gia phản biện hoặc được mời có ý kiến về một số dự án lớn của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gần đây. Thời sự nhất có lẽ là dự án cầu - đường ô tô Tân Vũ vượt biển phục vụ kết nối cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (TP Hải Phòng).Trong khi Công ty TNHH Sơn Trường (một công ty tư nhân ở Hải Phòng) đề xuất phương án thi công dự án này với chỉ 1.000 tỉ đồng thì Bộ GTVT dự toán cao hơn nhiều lần. Dù ông Tạ Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường, cam kết “nếu chi phí cao hơn 1.000 tỉ đồng, chúng tôi xin tự chịu số phát sinh đó”, Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm “đề xuất của Công ty Sơn Trường là không khả thi”!
Vụ việc chưa ngã ngũ song hầu hết các nhà khoa học tâm huyết đều ủng hộ phương án của Công ty Sơn Trường bởi có lợi cho đất nước, chính công ty lại cam kết sẽ rút ngắn thời gian thi công còn 15 tháng thay vì 35 tháng như tính toán của Bộ GTVT. Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết đã có những chỉ dấu cho thấy mọi chuyện đã an bài theo sự sắp đặt của Bộ GTVT.
Từ đây, một lần nữa dấy lên mối lo về lãng phí trong đầu tư công, nhất là ở lĩnh vực GTVT, thể hiện qua nhiều siêu dự án gần đây. Đó là dự án “đường cao tốc tâm linh” Mỹ Đình - Bái Đính với vốn dự kiến 4.300 tỉ đồng do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, dài 91,5 km từ huyện Từ Liêm, TP Hà Nội đến huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được cho là phục vụ nhu cầu du lịch tâm linh của 6,5 triệu dân Hà Nội (!).
Chẳng rõ nhu cầu tâm linh quan trọng đến mức nào mà ngân sách phải chi khoản tiền lớn đến như vậy để xây đường cao tốc phục vụ hành hương, trong khi vẫn còn đó nhiều tuyến đường sử dụng không hết công năng và đều hướng về tỉnh Ninh Bình, như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam (đang thi công từng bước). Ngoài ra, tuyến Mai Dịch - Linh Đàm - Pháp Vân nối liền với tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ và từ Cầu Giẽ cũng có đường cao tốc đi Ninh Bình.
Vậy thì người ta quyết xây “đường cao tốc tâm linh” vì cớ gì?
Dự án sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) cũng vậy. Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất còn khoảng 158 ha đất, có thể mở rộng để tăng công năng sử dụng thì Bộ GTVT dự tính dùng diện tích đất này để xây sân golf và vay nước ngoài 8 tỉ USD để xây sân bay Long Thành! Hiệu quả của dự án (nếu được triển khai) phải chờ 30-40 năm nữa mới biết, còn sự lãng phí thì có thể thấy ngay bởi cả nước hiện đã có hơn 155 sân golf, nay mở thêm làm gì nữa! Và vay đến 8 tỉ USD để phải lo trả nợ triền miên trong khi tại nhiều nơi trẻ em còn thiếu trường học, bệnh nhân không có chỗ nằm, doanh nghiệp cạn vốn sản xuất - kinh doanh, người nghèo hầu như đã kiệt sức... thì có nên?
Kinh tế đang khó khăn. Những dự án kiểu như trên không giúp đất nước giàu lên mà có thể làm nghèo thêm. Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng song tình trạng lãng phí trong đầu tư công vẫn nhức nhối. Dự án Luật Đầu tư công được bàn tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XIII có đề cập: “Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Những mong với chế tài như vậy, đồng tiền của dân sẽ được sử dụng hết sức cân nhắc, có trách nhiệm. Bằng không, các thế hệ con cháu sau này sẽ mãi còng lưng trả nợ!
Vậy thì người ta quyết xây “đường cao tốc tâm linh” vì cớ gì?
Dự án sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) cũng vậy. Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất còn khoảng 158 ha đất, có thể mở rộng để tăng công năng sử dụng thì Bộ GTVT dự tính dùng diện tích đất này để xây sân golf và vay nước ngoài 8 tỉ USD để xây sân bay Long Thành! Hiệu quả của dự án (nếu được triển khai) phải chờ 30-40 năm nữa mới biết, còn sự lãng phí thì có thể thấy ngay bởi cả nước hiện đã có hơn 155 sân golf, nay mở thêm làm gì nữa! Và vay đến 8 tỉ USD để phải lo trả nợ triền miên trong khi tại nhiều nơi trẻ em còn thiếu trường học, bệnh nhân không có chỗ nằm, doanh nghiệp cạn vốn sản xuất - kinh doanh, người nghèo hầu như đã kiệt sức... thì có nên?
Kinh tế đang khó khăn. Những dự án kiểu như trên không giúp đất nước giàu lên mà có thể làm nghèo thêm. Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng song tình trạng lãng phí trong đầu tư công vẫn nhức nhối. Dự án Luật Đầu tư công được bàn tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XIII có đề cập: “Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Những mong với chế tài như vậy, đồng tiền của dân sẽ được sử dụng hết sức cân nhắc, có trách nhiệm. Bằng không, các thế hệ con cháu sau này sẽ mãi còng lưng trả nợ!
Dương Quang
(Người Lao Động)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét