Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội
2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. 
Giao thông Việt Nam là một thảm họa !
Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây. Biểu hiện của các vấn đề này ngày một nhiều, không những thế càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào những ngành, những lĩnh vực vốn được coi là có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ “lương tâm của xã hội” như thầy giáo, thầy thuốc, tôn giáo, tâm linh, tòa án, công an, báo chí thì cũng có thể thấy rõ tình trạng này.

Một số người có thể vội vàng quy kết những vấn nạn xã hội này cho kinh tế thị trường. Thế nhưng nếu suy xét kỹ thì chúng ta sẽ thấy sự quy kết này là thiếu cơ sở. Một nền kinh tế thị trường đích thực sẽ không dễ dàng làm hại rồi ngang nhiên quẳng xác khách hàng xuống sông để phi tang. 

Rồi những sai trái trong các giao dịch phi thị trường (như tìm hài cốt liệt sĩ hay điều tra thủ phạm giết người) hay ít tính thị trường (như đào tạo ở đại học công lập hay xét nghiệm y tế ở bệnh viện công) hiển nhiên cũng không thể đổ tại kinh tế thị trường mà chỉ có thể bắt nguồn từ lòng tham và sự bất nhân. 

Mặc dù lòng tham có thể là một tính xấu phổ biến của con người, nhưng sự bất nhân không hề có tính phổ quát, trái lại nó đến từ sự sa đọa của bản thân con người và/hoặc từ niềm tin là một người có thể phạm tội mà không bị phát hiện, và/hoặc nếu bị phát hiện thì cũng không bị trừng phạt một cách tương xứng – tất cả đều không phải là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường.

Một số người cho rằng nhiều vấn nạn xã hội, đặc biệt liên quan đến tội phạm, đơn giản chỉ là “bần cùng sinh đạo tặc”. Tất nhiên là có một phần sự thật trong câu nói được lưu truyền trong dân gian này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2008-2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng trung bình gần 10%/năm theo giá cố định. Như vậy, nếu quả thực “bần cùng sinh đạo tặc” thì vấn đề không phải là do mức sống chung của xã hội thấp đi, mà là do kết quả kinh tế đã bị phân bổ không công bằng giữa các nhóm dân cư trong xã hội.

Một số người khác lại cho rằng những vấn đề xã hội bắt nguồn từ hệ thống thể chế – mà theo GS. Douglass North, người được giải Nobel Kinh tế năm 1993 – bao gồm hệ thống các quy tắc thành văn (bao gồm hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật), các quy tắc bất thành văn (như phong tục, tập quán), và các cơ chế cưỡng chế thi hành các quy tắc này.

Rất tiếc là cho đến nay chúng ta có quá ít các điều tra và nghiên cứu xã hội nghiêm túc để có thể chỉ ra ngọn nguồn của những vấn đề xã hội nổi cộm cùng những hệ lụy của chúng. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi người ta thường có xu hướng chăm chú nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế, đặc biệt là các vấn đề có tính tình thế, kỹ thuật, thậm chí không thực chất.

Lịch sử dạy chúng ta rằng khi kinh tế đi xuống, có thể chỉ cần vài năm để hồi phục, song một khi niềm tin bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì ngay cả vài thập kỷ cũng không biết có đủ để khôi phục hay không, mà đây chính là những nền tảng để một xã hội có thể phát triển. Như vậy, để giảm thiểu chi phí xã hội trong quá trình phát triển ở Việt Nam, các vấn đề xã hội cần được đặt vào đúng vị trí của chúng trong chương trình nghị sự của Chính phủ, trong chương trình nghiên cứu của các trường và viện nghiên cứu, và trong sự quan tâm của xã hội nói chung.

VŨ THÀNH TỰ ANH/THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Đặc sản giá cao, khó bán, xếp đống ở Sài Thành

Đặc sản khó bán, xếp đống ở Sài Thành
- Thị trường thực phẩm TP.HCM đang đón nhận những nguồn đặc sản của khắp nơi đổ về chuẩn bị cho dịp Tết. Tuy số lượng tăng nhưng rủi ro về chất lượng cũng như giá cả cao khiến hàng khó bán.
Các loại đặc sản Hà Nội tại TP.HCM được tăng 
cường số lượng để bán Tết (ảnh Tuổi trẻ)
Hàng trăm món đặc sản tết ở miền Bắc, miền Trung đang đổ về các cửa hàng, sạp chợ, siêu thị tại TP.HCM đón khách mua sắm. Dù bảo quản không dễ, vận chuyển lại khó khăn song số lượng các mặt hàng thực phẩm đặc sản tăng từ 50-100%. So với hai tuần trước, giá hầu hết các loại đều tăng thêm khoảng 10%.

Các cửa hàng thực phẩm Bắc đang tăng cường các mặt hàng hương vị riêng xứ Bắc như măng vầu, măng lưỡi lợn, mộc nhĩ, nấm hương, miến dong, thịt đông, cá chép kho riềng, chân giò nấu giả cầy... đến tương bần Hưng Yên, Nghệ An (15.000-18.000 đồng/chai); miến dong Bắc Cạn 12.000 đồng/200g, măng lưỡi lợn (75.000 đồng/200g), măng nứa (70.000 đồng/200g)…

Thậm chí, nhiều nơi còn cung cấp cả mặt hàng trái cây tươi đặc trưng cho ngày Tết miền Bắc. Cụ thể Một số cửa hàng trên đường Trần Quốc Toản (quận 3) đang nhận đặt hàng các loại trái cây như cam Canh (90.000 đồng/kg), bưởi Diễn (100.000 đồng/quả), phật thủ (180.000-220.000 đồng/kg)... đối với những sản phẩm này khách phải trả tiền trước.

Tại khu chợ Bà Hoa (quận Tân Bình) và một số cửa hàng bán món ăn miền Trung, đặc sản miền Trung cũng đã tập kết hàng vào Sài Gòn với các loại bánh tráng, bánh tét, thịt heo bó lá chuối, chả bò... ; giá cũng đã tăng thêm từ 10.000-30.000 đồng/kg.

Ngoài những món ăn thì thức uống cũng được nhiều người săn tìm để làm đa dạng cho bữa ăn ngày Tết, đặc biệt là các loại rượu. Đặc sản rượu từ Bắc vào Nam đều được bày bán như rượu nếp cái Làng Vân, rượu Nàng Hương (143.000 đồng/chai 200ml), Phú Lễ (100.000 đồng/lít), Xuân Thạnh (45.000 đồng/520ml), rượu Sim Sơn (205.000 đồng/700ml). Bênh cạnh đó, một số cửa hàng bán thêm trà Bắc cao cấp, như trà cổ thụ Suối Giàng có giá trên 2 triệu đồng/kg, trà cổ thụ Lũng Phìn giá từ 500.000-600.000 đồng/kg.

Vào những ngày bình thường trong năm, đặc sản miền Tây Nam Bộ đã xuất hiện nhiều tại TP.HCM nên dịp Tết, tiểu thương cố gắng trình làng những sản phẩm lạ hơn năm trước để hút khách.

Chủ của hàng đặc sản miền Tây trên đường Ngô Tất Tố (Bình Thạnh) cho biết đã chuẩn bị sẵn 40 sản phẩm đặc sản độc, lạ phục vụ cho dịp Tết này. Cụ thể, năm nay có thêm hai loại khô mới là “mỹ nữ chân dài” (khô nhái - 400.000 đồng/kg) và khô rắn (260.000 đồng/kg) hay các mặt hàng mới như bánh tét lá cẩm (90.000 đồng/cặp), bánh tét Trà Cuông (120.000 đồng/cặp). Đặc biệt, thương hiệu lạp xưởng Hữu Châu có sản phẩm mới là lạp xưởng tươi làm từ tôm đất và thịt heo, có vị chua cay phù hợp cho những người không thích ăn béo (119.000 đồng/500g).


Anh Nguyễn Trường Chinh, chủ cơ sở chả hoa Năm Thụy (đặc sản Trà Vinh) tiết lộ: “Chúng tôi đã chuẩn bị kho đông lạnh, dự trù nguyên liệu, từ ngày 20 tết sẽ tung ra thị trường 3 tấn chả, tăng gấp 6 lần so với thường ngày. Đây chủ yếu là chả hoa, chả lụa pate, chả trứng muối... cung cấp cho khu vực miền Tây và TP.HCM”.

Sản phẩm đa dạng nhưng việc kiểm soát chất lượng cũng như giá cả cho các đặc sản này cũng không phải là điều dễ. Với thoái quen mua đặc sản làm quà biếu nhiều người dân tại TP.HCM cũng bị cuốn theo những lời quảng cáo cũng như giá cả bị đội lên nhờ gắn mác đặc sản và dựa hơi Tết để tăng giá. Đặc biệt là các loại đặc sản dùng làm quà biếu đang “chạy nước rút” hét giá cao.

Trên nhiều trang mạng, rất nhiều sản phẩm được cho là đặc sản chào bán với mức giá khá cao, tuy vậy việc xác định nguồn gốc thật sự vẫn còn là dấu hỏi lớn. Ví như thịt trâu gác bếp 650.000 đồng/kg, thịt bò Lào gác bếp 700.000 đồng/kg, bánh tẻ Phú Nhi 80.000 đồng/chục, phần lớn đều không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Một số chủ hàng bán đặc sản cũng thú nhận, việc hàng hóa khó có thể nhập về với số lượng lớn nên nhiều sản phẩm vẫn sản xuất ở TP.HCM để bổ sung. Có nơi thì thuê hẳn người gốc bắc chế biến, có nơi thì học công thức rồi về làm. Như vậy nếu sử dụng những sản phẩm này người tiêu dùng bỏ tiền ra chỉ mua được tên gọi đặc sản, còn nguyên liệu và chế biến tại chỗ.
Nam Phong

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/156511/dac-san-kho-ban-xep-dong-o-sai-thanh.html

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Khó khăn và hy vọng cho kinh tế Việt Nam

Khó khăn và hy vọng cho kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ vẫn là một giai đoạn mang tính chất 'trung chuyển' và 'cầm cự' là chủ yếu, theo ý kiến của một chuyên gia về chính sách công từ Hà Nội.

Với điều chỉnh giảm, xóa độc quyền, kinh tế VN được kỳ vọng tiến bộ hơn
Một số chỉ tiêu được công bố vẫn mang tính chất 'tuyên truyền' là chính, trong khi nhiều vấn đề kinh tế khác từ tái cấu trúc nền kinh tế, kinh tế nhà nước, khu vực ngân hàng, các thị trường vốn, bất động sản, đầu tư nước ngoài lẫn thị trường lao động vẫn còn ngổn ngang, chưa có câu trả lời.
Tuy nhiên, với những điều chỉnh vĩ mô như xóa bó độc quyền, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sẽ xuất hiện hy vọng nền kinh tế ít nhiều đi vào ổn định hơn, nếu được quản lý tốt hơn.



Trao đổi với BBC vào thời điểm Việt Nam chuyển sang năm 2014 và từ biệt năm cũ 2013, tiến sỹ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định chung về bức tranh kinh tế năm mới:

"Sẽ có rất nhiều biến động về chính sách, bởi vì năm 2013 người ta vẫn nói là kinh tế tranh tối, tranh sáng, các vấn đề xã hội có vẻ đã được đưa ra công khai hơn như chống tham nhũng, rồi các vấn đề về xóa đói giảm nghèo...

"Có vẻ người dân và xã hội vẫn chưa yên tâm lắm, niềm tin cũng chưa được cao, cho nên năm 2014 chắc sẽ có nhiều biến động."




Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế"

PGS. TS Phạm Quý Thọ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào một số vấn đề như tổng cầu của nền kinh tế, điều chỉnh đầu tư công ông Thọ nêu quan điểm:

"Người ta hy vọng một cú hích sẽ làm cho tăng trưởng và làm cho công ăn việc làm ở khu vực đó có thể kéo theo một ít tác động lan tỏa sang một số khu vực khác, nhưng có lẽ không nhiều lắm...

"Người ta hy vọng cú hích... sẽ làm cho tổng cầu vốn yếu ở năm 2013, năm 2014 có thể được tăng thêm, làm cho tổng cầu mạnh thêm và hy vọng cái đó hỗ trợ cho tăng trưởng," ông nói.
Từ khó khăn kinh tế

Về vấn đề lạm phát và các chính sách điều tiết tài chính vĩ mô, chuyên gia chính sách công nói:

"Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế."

Về khả năng thực tế của nguồn thu cho ngân sách, ông Thọ cho rằng lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp tục trải nghiệm những 'khó khăn', ông nói:




Tôi nghĩ thông điệp đó phần nào có thể giải thích và đỡ đi cái ấn tượng trong Hiến pháp mới đưa ra là kinh tế nhà nước là chủ đạo và có thể từ đấy bị diễn giải ra thành doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, rồi giữ lại cung cách như từ trước tới nay đối với doanh nghiệp nhà nước"

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký VCCI
"Về tải chính, nguồn thu ngân sách... vẫn còn những khó khăn bởi vì nếu các doanh nghiệp không phục hồi được, xuất khẩu không đạt được các chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất khẩu về nông, lâm nghiệp, thủy hải sản không đạt được, thì nguồn thu cũng sẽ khó khăn,

"Các doanh nghiệp nếu không phát triển lớn, không phát triển ổn định và tăng trưởng đều thì nguồn thu cũng sẽ còn khó khăn".

Hôm 01/1/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện trên truyền thông với một thông điệp đầu năm mới với nhiều vấn đề được đặt ra về kinh tế, chính trị, xã hội.

Riêng về mặt kinh tế, bình luận về thông điệp này, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Phan Văn Khải cho rằng thông điệp đã đưa ra một số vấn đề 'thẳng thắn'.

Bà nói: "Về doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cũng đưa ra thông điệp rất thẳng thắn là chính phủ cũng phải tập trung vào việc làm sao kiểm soát được độc quyền, không để cho bất cứ doanh nghiệp độc quyền nào có thể làm khó cho nền kinh tế."

Theo bà Phạm Chi Lan, thông điệp cũng đưa ra một điểm mới liên quan tới điều chỉnh, sắp xếp lại khu vực nhà nước khi đã nêu rõ yêu cầu về cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó công cụ đầu tiên được nêu ra là cổ phần hóa, và cũng nói rõ là cổ phần hóa kể cả các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Tới gỡ bỏ độc quyền

∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Ngoài ra, vẫn theo bà, thông điệp cũng thu hút sự chú ý khi nói rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế và an ninh quốc phòng.

"Tôi nghĩ thông điệp đó phần nào có thể giải thích và đỡ đi cái ấn tượng trong Hiến pháp mới đưa ra là kinh tế nhà nước là chủ đạo và có thể từ đấy bị diễn giải ra thành doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, rồi giữ lại cung cách như từ trước tới nay đối với doanh nghiệp nhà nước," bà Phạm Chi Lan nói.

Bình luận thêm về hướng điều chỉnh tái cấu trúc nền kinh tế trong năm mới và thông điệp của Thủ tướng Dũng, hôm thứ Năm từ Sài Gòn, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu quan điểm:

"Các tập đoàn kinh tế của nhả nước cũng đã đánh hơi thấy chủ trương giảm hoặc xóa độc quyền của chính phủ và do đó họ đã chuyển dần vốn sang các công ty con để cho an toàn hơn và bản thân họ cũng nắm cổ phần ở những công ty đó."

Theo ông Phạm Chí Dũng tới đây với việc Việt Nam có thể tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì xử lý vấn đề độc quyền từ năm 2014 sẽ là một động thái bắt buộc.

"Có thể xác định việc giảm độc quyền hoặc xóa độc quyền sẽ làm một trong những điều kiện tiên quyết để đất nước này có thể được coi là một nền kinh tế thị trường và hơn nữa là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh," ông Dũng nói với BBC.

Và nhìn vào thực lực




Các tập đoàn kinh tế của nhả nước cũng đã đánh hơi thấy chủ trương giảm hoặc xóa độc quyền của chính phủ và do đó họ đã chuyển dần vốn sang các công ty con để cho an toàn hơn và bản thân họ cũng nắm cổ phần ở những công ty đó"

Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng
Về phần mình, ông Phạm Quý Thọ cho rằng cùng với các động thái về tái cấu trúc vĩ mô nền kinh tế và các điều chỉnh về chính sách công, nền kinh tế năm 2014 của Việt nam có thể xuất hiện hy vọng về việc dần dần đi vào ổn định.

Ông nói: "Hy vọng là những chính sách mà người ta làm, những chính sách lấy lại lòng tin và đẩy mạnh tái cơ cấu, khả năng hy vọng nền kinh tế dần dần ổn định và đi vào quỹ đạo hơn...

"Còn hy vọng có những đột biến thì không có, và người ta cũng thấy những chỉ tiêu chính về tăng trưởng, lạm phát và một số chỉ tiêu khác na ná năm 2013, nhưng về chất, có thể trong tái cấu trúc do nhiều sức ép nội tại và bên ngoài, buộc phải tái cấu trúc thì dần dần đi vào quỹ đạo hơn."

Riêng về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua mà tổng giá trị bề ngoài được công bố là trên hai mươi tỷ USD, ông Thọ lưu ý:

"Xuất khẩu cũng không phải là thành tích nổi trội lắm bởi vì xuất khẩu thực ra người ta đã nghiên cứu hơn 20 tỷ đô-la xuất ấy chủ yếu là xuất hộ khối doanh nghiệp nước ngoài, cũng không phải là bức tranh sáng, mà trong đó đặc biệt là Samsung chiếm phần lớn, chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu về điện thoại,

"Thế thì nhìn nền kinh tế thực của Việt Nam, hiện nay đang nổi lên một vấn đề là phải đánh giá nền kinh tế thực của Việt Nam, chứ không phải chỉ là qua các con số đó," nhà nghiên cứu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Theo BBC

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Tái cơ cấu kinh tế: Sẵn sàng TRẢM tướng

Tái cơ cấu kinh tế: Sẵn sàng TRẢM tướng
Thủ tướng chỉ đạo: ‘Nếu cán bộ lãnh đạo ở DNNN đó mà không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế’. Nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là trọng tâm năm 2014. Trong cuộc họp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2014, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, dứt khoát phải tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước sau khi các đề án đã được phê duyệt xong.
Theo Thủ tướng, sắp xếp cán bộ là nhân tố quyết định tới sự thành bại của cuộc cải tổ, tái cơ cấu này. “Nhưng sắp xếp, bố trí lãnh đạo cán bộ không tốt thì không tái được gì hết. Nếu cán bộ lãnh đạo ở đó mà không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế”, Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng cũng yêu cầu thoái vốn Nhà nước tại những ngành không cần nắm giữ. “Cái nào thua lỗ, không khắc phục được thì giải thể, phá sản, lần này phải kiên quyết. Muốn có kinh tế thị trường phải đặt doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong tiếp cận vốn và các nguồn lực khác”.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thoái vốn lúc này không phải thực hiện một cách ồ ạt mà phải nghiêm túc, tránh bán tràn lan, sơ hở, mất mát tài sản.

Áp lực thoái vốn Nhà nước đã được Thủ tướng đặt ra từ những năm trước nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều đơn vị khó bán cổ phần hơn.

Khẳng định việc tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu DNNN là việc làm cấp thiết hiện nay, ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho rằng: Lúc khó khăn như hiện nay chính là thời cơ để loại bỏ doanh nghiệp yếu kém, không phù hợp với nền kinh tế mới.

“Khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hay khi kinh tế đang phát triển mà các doanh nghiệp vẫn phá sản nhiều là chuyện bình thường. Không nên câu nệ những số liệu hàng chục doanh nghiệp phá sản. Bởi đã tái cơ cấu nền kinh tế mà vẫn duy trì những doanh nghiệp như cũ thì không thành công. Các DN này phá sản, giải thể vì không thích ứng được với môi trường kinh tế mới”, ông Thăng nói.

Hiện nay, tín dụng là kênh dẫn vốn chủ yếu của nền kinh tế (chiếm tới 92%), thì theo đánh giá của Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc điều hành chính sách tiền tệ như thời gian qua, đặc biệt là năm 2013 là chưa hiệu quả.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, chính sách tài chính, tiền tệ, tài khóa phải có sự phối hợp chặt chẽ. Có tiền phải rải đều các tháng trong năm. “Thống đốc Bình nói tăng trưởng tín dụng năm 2013 khoảng 10% nhưng lại dồn vào cuối năm. Như vậy vốn tín dụng góp phần cho tăng trưởng ít, không tác dụng. Sử dụng tiền dồn ép sẽ khó hiệu quả. Dùng tiền phải dàn đều, đảm bảo tiến độ giải ngân và công việc. Lúc nào Tài chính khó khăn thì NH đưa ra. Tài chính tốt thì NH siết lại để đảm bảo lượng tiền lưu thông tương đối” – Bộ trưởng Thăng nói.

Một năm nhiều cố gắng


Nhìn lại năm 2013, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Kết quả nổi bật nhất trong điều hành của Chính phủ năm qua là lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tăng thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường trong nước.

Nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng qua từng quý, tốc độ tăng GDP cả năm thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn năm trước.

“Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong một thời gian khá dài thì đây là mức tăng hợp lý, thể hiện sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận định.

Tổng thu NSNN cả năm ước đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, đạt 96,9% dự toán năm, tăng 6,4% so cùng kỳ năm 2012; tổng chi NSNN ước đạt 986,3 nghìn tỷ đồng, đạt 100,8% dự toán năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012; bội chi NSNN bằng 120% mức bội chi dự toán đầu năm, bằng 5,3% GDP. Nợ công, dư nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn: nợ công đến cuối năm 2013 đạt 56,2% GDP (<65%), trong đó nợ Chính phủ bằng 42,6% GDP (<55%), nợ Chính phủ bảo lãnh là 12,24% GDP và nợ chính quyền địa phương là 1,32% GDP.

Đáng chú ý là “Tiết kiệm chi NSNN năm 2013 khoảng 22,7 nghìn tỷ đồng” – Bộ trưởng Vinh nói.

Còn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Chính sách tiền tệ được điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia trong giới hạn an toàn”.

Theo đó, mặt bằng lãi suất VND đã giảm đáng kể. So với đầu năm, lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Tỷ giá và thị trường ngoại hối được điều hành linh hoạt, tình trạng đô la hóa được khắc phục căn bản; hoạt động thị trường vàng đi vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện đáng kể so với đầu năm; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng vẫn còn khó khăn, dòng vốn tín dụng chưa được thông suốt.

Nhắc lại yếu tố cốt lõi để hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2014, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là “con người”. Chính vì vậy, việc đào tạo nhân lực, tuyển chọn cán bộ, chế độ công vụ, đánh giá cán bộ… phải được thực hiện nghiêm túc, có chọn lọc, chất lượng./.

THEO VOV online

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014

Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA 
Kinh tế Trung Quốc sẽ không tìm lại đà tăng trưởng 9-10% của quá khứ mà chỉ được 7% là mừng. Việt Nam cũng vậy, đà tăng trưởng trên 7% đã thấy từ 1995 đến năm 2007 sẽ không còn nữa, may lắm thì được 5%...
Ảnh chụp từ bên trong hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn
Trong chương trình đầu tiên của năm 2014, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vị trí kinh tế của Việt Nam đặt vào bối cảnh kinh tế toàn cầu. Bối cảnh ấy là gì? Đâu là những đổi thay so sánh với tình hình của những năm trước? Những đổi thay ấy có gì là thuận lợi hay lại tạo thêm vấn đề mới cho kinh tế Việt Nam? Xin kính mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa....


Liều thuốc đổ bệnh

Khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh. -Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong buổi phát thanh đầu năm 2014 của mục Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, chúng tôi được biết là ông phụ trách tiết mục này từ năm đầu tiên hoạt động của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát thanh vào ngày Tết Đinh Sửu năm 1997, với mục đích phân tích vấn đề kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, nhất là Châu Á, với những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học được từ các quốc gia khác.

Trong buổi phát thanh đầu năm và với tinh thần vừa tổng kết tình hình đã qua vừa đưa ra những dự đoán cho năm tới, chúng tôi xin đề nghị ông phân tích cho thính giả của chúnh ta hoàn cảnh của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới. Xin ông trước hết nói về bối cảnh đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 2014 đánh dấu bước ngoặt của kinh tế toàn cầu sau sáu năm khá đặc biệt kể từ nạn Tổng suy trầm năm 2008. Trong giai đoạn suy trầm chung của thế giới, nhiều biện pháp kích thích khá bất thường đã được đưa ra, đứng đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bây giờ, các biện pháp sẽ lần lượt được thu hồi, nên những gì đã thấy trước đây sẽ không còn nữa và đấy là điều các nước, kể cả Việt Nam, nên tự chuẩn bị để tránh bị biến động bât ngờ.

 Về bối cảnh chung thì trong năm 2014, kinh tế toàn cầu ra khỏi suy trầm nhưng chưa tìm lại tốc độ tăng trưởng tốt đẹp thời trước năm 2007. Như Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo đà tăng trưởng 2013 là gần 3% và qua năm 2014 là 3,6% thay vì hơn 5% như trước. Chi tiết đáng chú ý là định chế này đã sáu lần giảm thấp dự báo vì thực tế không được sáng sủa như họ đã tính. Điều ấy cho thấy người ta rất khó đoán một cách chính xác và vẫn nên chờ đợi nhiều bất trắc.

Chuyện thứ hai về bối cảnh, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật đã có chỉ dấu hồi phục dù chưa mạnh. Trong khối này, Hoa Kỳ dẫn đầu với đà tăng trưởng có thể mấp mé 3%. Ngược lại, các nền kinh tế đang lên không được khả quan như vậy, đứng đầu vẫn là Trung Quốc với đà gia tăng từ mức 7,8% bị đánh sụt xuống 7,3%. Trong khung cảnh đó, đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở khoảng 5,4%, so với bình quân là hơn 7% trong những năm từ 1995 đến 2007 thì đấy là vấn đề.

Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì dù tình hình chưa thật tốt đẹp, hai nền kinh tế dẫn đầu vẫn lần lượt thu hồi các biện pháp kích thích, vì sao lại như vậy và ảnh hưởng của điều ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như chúng ta có trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh.

Từ sáu năm qua, Mỹ tăng chi và đi vay để kích thích kinh tế khiến gánh nợ của quốc gia tăng từ 62% lên tới 100% của Tổng sản lượng GDP và gây khủng hoảng chính trị về bội chi ngân sách mà kỳ trước chúng ta nhắc tới như một rủi ro của Hoa Kỳ. Song song, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cắt lãi suất tới số không và bơm ra một lượng tiền cao gấp ba so với sáu năm trước. Biện pháp bất thường, quá mạnh và kéo dài quá lâu có thể thổi lên bong bóng đầu tư nên sẽ phải được thận trọng thu hồi khi tình hình thất nghiệp có cải thiện.

Vũ Hoàng: Xin ông cho hỏi ngay một câu về nguy cơ đổ bệnh của biện pháp này là gì? 
Ảnh chụp bên bờ sông Sài Gòn
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãi suất duy trì quá thấp và quá lâu dễ thổi lên bong bóng mà lại không khuyến khích tiết kiệm vì được tiền lời quá ít. Quan trọng hơn vậy, biện pháp bơm tiền có nâng lợi tức của các hộ gia đình tới 60% trong sáu năm qua mà kinh tế lại chẳng tăng nhiều như vậy và thất nghiệp chưa giảm. Điều ấy có nghĩa là người có tiền hoặc giới đầu tư thì lời lớn mà thành phần trung lưu và người nghèo vẫn chưa khá. Liều thuốc có thể đổ bệnh vì thổi lên bong bóng về kinh tế và gây bất công về xã hội. Một quốc gia thuộc loại dân chủ nhất, đang có một đảng lãnh đạo theo xu hướng xã hội mà lại gặp vấn đề này thì đấy cũng là điều nên suy ngẫm khi liên tưởng đến trường hợp Việt Nam.

Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua trường hợp Trung Quốc mà ông đã nhiều lần nhắc tới. Xứ này đã kích thích kinh tế ra sao và đang gặp vấn đề gì mà phải giảm dần việc kích thích đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trường hợp Trung Quốc lại còn tệ hơn thế vì đã chẳng có dân chủ mà chiến lược kinh tế của một đảng xưng danh xã hội chủ nghĩa còn đào sâu bất công xã hội trong khi gây thất quân bình trầm trọng trong cơ chế. Về biện pháp kích thích, Trung Quốc đã ào ạt bơm tiền vào kinh tế qua ngả tín dụng và lượng tiền lưu hành đã tăng thêm hơn 170%, là con số kinh hoàng nên dễ thổi lên lạm phát. Đó là nói về lượng, về phẩm thì những kênh bơm tiền lại không phân minh và khó kiểm kê rủi ro, bên trong là khối tín dụng của ngân hàng chui. Đa số khách nợ lại là doanh nghiệp nhà nước và công ty đầu tư của chính quyền địa phương. Vì vậy, kinh tế Trung Quốc bị nguy cơ khủng hoảng tài chính, đi cùng lạm phát và bể bóng đầu tư nên chính quyền Bắc Kinh đã có quyết định nâng lãi suất để giảm dần lượng tín dụng bơm ra. Chi tiết cần nhớ hơn cả là biện pháp kích thích lớn lao ấy không đóng góp gì cho đà tăng trưởng bền vững và từ năm nay trở đi, lãnh đạo còn phải chuyển hướng và điều chỉnh lại toàn bộ cơ chế.

Viễn ảnh kinh tế năm 2014 

Viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn. -Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Thưa ông, trong bối cảnh chung như vậy, tương lai rồi sẽ ra sao kể từ năm nay? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng nếu kể từ năm 2008, người ta đã kích thích kinh tế trong sáu năm liền với lượng tiền rất lớn thì khi cần thu hồi, biện pháp đảo ngược sẽ khó hoàn tất êm thắm qua vài năm ngắn ngủi mà có thể kéo dài bảy tám năm, thậm chí cả chục năm. Đấy là lẽ thứ nhất để mình nhìn ra chuyện lâu dài. Trong ngắn hạn thì khi hai đầu máy kinh tế của thế giới cùng xiết lại lượng tiền đã bơm ra và nâng lãi suất thì các thị trường thế giới đều dễ bị biến động.

Cụ thể là vì lãi suất quá rẻ tại Mỹ, tư bản từ thị trường Hoa Kỳ đã chảy qua nhiều xứ khác, kể cả Việt Nam, có khi là dưới dạng người ta gọi sai là "kiều hối". Khi lãi suất tăng bên Mỹ thì đô la lên giá và dòng tiền nóng chảy ngược về Mỹ nên vừa có tác dụng suy trầm sản xuất cho xứ khác, vừa gây rủi ro khủng hoảng về ngoại hối. Vì thế, viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn.

Sau cùng, dù ngần ngại đưa ra dự báo, tôi vẫn nghĩ là các nước đang phát triển tại Á Châu đều có chung một xu hướng là tích trữ vàng. Cho nên dù giá vàng thế giới có hạ từ năm 2012 làm nhiều mỏ vàng bị lỗ và đóng cửa, số cầu về vàng của các quốc gia này vẫn tăng. Từ năm 2014, vì Hoa Kỳ sẽ xiết tiền, các nước bị chấn động về ngoại hối và còn gặp nguy cơ lạm phát nên vàng vẫn là phương tiện tàng trữ tài sản được họ chiếu cố. Điều ấy có nghĩa là giá vàng sẽ tăng trong nhiều năm tới và tôi cho là tăng mạnh vì nhiều mỏ vàng đóng cửa đã làm giảm số cung.

Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại chuyện Việt Nam trong bối cảnh dài kể từ năm 2014 trở đi. Thưa ông, Việt Nam nên chú ý đến những điều gì khi thế giới chung quanh đang xoay chuyển như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được nhắc lại là trong giai đoạn lâu dài đó, kinh tế Trung Quốc sẽ không tìm lại đà tăng trưởng 9-10% của quá khứ mà chỉ được 7% là mừng. Việt Nam cũng vậy, đà tăng trưởng trên 7% đã thấy từ 1995 đến năm 2007 sẽ không còn nữa, may lắm thì được 5%. Người ta có thể rút tỉa được những điều gì trong khung cảnh đó?

Thứ nhất và như diễn đàn này của chúng ta nhiều lần trình bày, mọi quốc gia nghèo đói đều có cơ hội tăng trưởng cao nếu chuyển hướng kinh tế theo quy luật tự do hơn và nếu học hỏi được từ các quốc gia tiên tiến. Nhờ vậy, xứ nào cũng hy vọng vươn lên từ quá khứ lầm than và lầm lạc, nhưng chỉ được trong mươi mười lăm năm là cùng. Việt Nam đã có cơ hội đó kể từ năm 1995.

Thứ hai, khi có cơ hội gọi là "cất cánh" như vậy, các nước đang lên phải nhìn vào phẩm chất của tăng trưởng và tạo điều kiện phát triển vững bền hơn, qua việc cải tổ cơ chế lạc hậu cũ. Đa số các nước đi sau lại không như vậy mà cứ tưởng đà tăng trưởng này sẽ kéo dài, vì vậy, dù mức sống người dân có cải thiện so với ngày trước, cả nước vẫn chưa vươn lên trình độ gọi là có lợi tức cao, như các nước tiên tiến khác. Họ rơi vào cái bẫy của lợi tức trung bình, chỉ là loại quốc gia trung bình. Việt Nam gặp tình trạng đó và nếu không rút tỉa bài học thì ở lại đó khá lâu.

Vũ Hoàng: Ông giải thích thế nào về hoàn cảnh này của Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau cả chục năm sai lầm với ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chỉ đổi mới từ năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã, đấy là điều đáng tiếc nếu so với các lân bang. Sau đó, Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN và tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995 và quả nhiên là bắt đầu cất cánh với tốc độ tăng trưởng hơn 7%. So với quá khứ của mình thì đấy là một thay đổi tốt đẹp hơn nhưng so với các nước Đông Á thì chưa là gì cả.

Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ vào năm 2001 rồi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, Việt Nam có nhiều cơ hội cải cách dứt khoát hơn trên cái trớn cao hơn, mà lại để hụt. Kết quả là một sự hồ hởi sảng vào năm 2008 với nhiều đợt khủng hoảng về giá cả và ngoại hối, khi thế giới lại bị Tổng suy trầm. Mãi đến năm 2011 Việt Nam mới chịu công nhận là phải sửa sai, nhưng việc tái cơ cấu ba lĩnh vực kinh tế được để ra từ hai năm qua vẫn tiến hành quá chậm, trong khi nền kinh tế lại tích lũy thêm nhiều vấn đề mới trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước và y như Trung Quốc, lại có tình trạng bất công cao hơn.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, ông tổng kết và dự đoán thế nào về tình hình năm 2014 này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đầu tiên, so với thế hệ lãnh đạo thời cách mạng thì lớp người lãnh đạo ngày nay không ác bằng mà lại giỏi kiếm tiền hơn. Đấy không là một lời khen hay một chuyện đáng mừng vì người dân xứng đáng có một tương lai khác. Trong giai đoạn sắp tới, tình trạng sa sút của Trung Quốc khi họ phải chuyển hướng có tạo ra cơ hội thuận tiện hơn cho Việt Nam, là điều ta sẽ tìm hiểu thêm trong những kỳ tới, với điều kiện là lãnh đạo kinh tế của Việt Nam phải cải cách nhanh hơn Trung Quốc. Cải cách như thế nào thì quốc tế đã nói tới và tôi nghĩ rằng giới cầm quyền cũng biết, nhưng mình cũng sẽ nhắc lại.

Rốt cuộc, Việt Nam sẽ qua thời kỳ tăng trưởng thấp hơn trước, theo kiểu mình hay nói là "ăn ít no lâu". Đầu năm mới, tôi xin kính chúc là đảng ăn ít hơn, cho người dân được no lâu hơn.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi này và xin hẹn tuần tới sẽ lần lượt tìm hiểu về những cơ hội và  thách thức cho kinh tế Việt Nam.

PTT Vũ Đức Đam: “Thứ hạng quốc gia cũng là tiền bạc!”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thứ hạng quốc gia cũng là tiền bạc!”

(Dân trí) - Trước thực trạng Việt Nam luôn trong nhóm "đội sổ" về xếp hạng cạnh tranh thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc nâng vị thứ Việt Nam là yêu cầu bắt buộc và gắn với trách nhiệm cá nhân, trước hết vì chính quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam (Ảnh: BD).
Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam (Ảnh: BD).
Chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh diễn ra ngày 31/12/2014, với tư cách Chủ tịch Hội đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rất thẳng thắn, “Việt Nam không chạy theo thành tích, đừng cho rằng phải nâng xếp hạng là chạy đua thành tích. Đó chính là tiền là bạc, là cơ hội phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu”.

Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong mấy năm gần đây, Việt Nam liên tiếp tụt hạng. Năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xống vị trí thứ 75/ 144 quốc gia và vùng lãnh và năm 2012-2013 tăng 5 bậc, lên vị trí 70/ 148 quốc gia và lãnh thổ. 

Xếp hạng của Việt Nam năm 2013 tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện về các chỉ số Môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012. Chất lượng cơ sở hạ tầng (xếp thứ 82, tăng 13 bậc). Hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặc dù các chỉ số này tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh.

Còn trong bảng xếp hạng theo môi trường kinh doanh, vị thứ của Việt Nam cũng liên tục sụt giảm: Năm 2012, Ngân hàng thế giới (WB) xếp Việt Nam giảm 8 bậc so với năm 2011, năm 2013 giảm thêm một bậc so với năm 2012 (xếp thứ 99/185).

Theo Phó Thủ tướng, việc cải thiện vị trí thứ hạng, thang bậc của Việt Nam trong các bảng đánh giá xếp hạng thế giới là cần thiết và phải làm. Điều này giúp doanh nghiệp Việt được hưởng lãi suất thấp hơn khi đi vay vốn nước ngoài, đồng thời, việc thu hút, quản lý đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý, “nâng điểm ở đây phải là nâng điểm thật”.

Từ chuyện phong bì khi nộp thuế

Đóng góp ý kiến tại cuộc họp, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, cần phải có Nghị quyết của Chính phủ, giao cho các Bộ trong thời gian bao lâu phải nâng được chỉ số đánh giá chỉ tiêu do bộ mình quản lý, phải tạo sức ép trên xuống và phải kiểm tra thường xuyên tiến độ thực hiện.

“Tôi nghe người ta nói, có câu chuyện phổ biến tồn tại trong ngành thuế, đó là có người nhập khẩu lô hàng trị giá mấy trăm nghìn USD, nộp thuế môi trường mấy trăm nghìn đồng, mà để nộp được phải mất gấp đôi thế. Đến nộp thuế mà nhà nước cũng không thu, ít quá, mất thì giờ nên không thu, phải đút lót phong bì mới thu”, câu chuyện này theo ông Tuyển, lý giải vì sao chỉ số về thuế của Việt Nam lại thấp. Ngay lập tức, nhiều thành viên khác trong Hội đồng cũng đồng ý là có tình trạng này.

Nhất trí với góp ý của ông Tuyển, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần Phải có một chỉ đạo mạnh hơn để phân công cho các bộ ngành về nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng xếp hạng vị thứ.

Lấy ví dụ, trong phát triển thị trường vốn, bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có phần hóa, bán bớt vốn nhà nước tại những doanh nghiệp ngoài ngành, các doanh nghiệp kém hiệu quả thì phải bán cả những DNNN lãi, “còn bán mấy cái lỗ thì ai mua?”. Nhưng để thực hiện được thì phải có một sự đồng thuận từ trên xuống.

Ông Tuyển nhìn nhận, “đúng là các Chỉ thị cũng cần thiết, nhưng không chỉ có Chỉ thị mà phải có văn bản mạnh hơn, đó là Nghị quyết Chính phủ. Cần phải tạo sức ép từ trên xuống trong vòng bao lâu phải nâng chỉ tiêu đó lên”.

Có ý kiến tại cuộc họp lại cho rằng, phải có một cơ quan hoặc nhóm đánh giá, giám sát độc lập chứ không thể giao cho các Bộ tự làm, như vậy sẽ không đánh giá đúng và hết được những bất cập cần khắc phục trong Bộ.

Về vấn đề này, theo Phó Thủ tướng, phải phân ra từng chỉ tiêu cụ thể, xem xét các chỉ tiêu trách nhiệm thuộc về ai. Để nâng chỉ tiêu thì không có cách nào ngoài gắn trách nhiệm với người đứng đầu, giao cho từng Bộ trưởng quản lý.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng tư vấn ngày 31/12/2013 (ảnh: BD).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp 
Hội đồng tư vấn ngày 31/12/2013 (ảnh: BD).

Không xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam

Với câu hỏi, liệu Việt Nam có nên thành lập một bộ chỉ số riêng hay không, một số thành viên trong Hội đồng cho là phù hợp, vì Việt Nam có những đặc trưng riêng và cần những tiêu chí sát với điều kiện của Việt Nam để đánh giá.

Tuy nhiên, phản bác lại điều này, bà Phạm Chi Lan phát biểu: “Tôi nói thẳng là không cần. Tự mình đo mình là không bao giờ chính xác được, sẽ có những chênh lệch. Bộ Chỉ số này đo chung cho tất cả các nước thì mình phải tuân thủ theo cái đó. Người ta công nhận thước đo chung chứ không ai công nhận thứ thước đo riêng của mình”.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói, “cả thế giới soi chung một gương thì Việt Nam cũng đừng nên làm riêng một cái gương riêng”.

Theo đó, Việt Nam cần theo bộ chỉ số chung (có thể là của WEF hay WB...), yếu chỗ nào sửa chỗ đó. Các đánh giá của các tổ chức xếp hạng thế giới đều có tiêu chí rõ ràng và nên gắn với các Bộ ngành để Bộ ngành rà soát. 

“Việc làm bộ chỉ số riêng của Việt Nam rồi lại phải mở đóng ngoặc giải thích dựa trên tiêu chí nào, tôi nghĩ, chẳng giải quyết được vấn đề gì, mất thời gian” – ông Kiên thẳng thắn. 

Tư vấn hãy làm cho ra tư vấn

Nói với các thành viên trong Hội đồng tại buổi họp, Phó Thủ tướng chia sẻ: “Công việc của Hội đồng là làm tư vấn, mặc dù không phải là cơ quan đưa ra quyết sách và thực thi quyết sách, nhưng tôi mong muốn, đã tư vấn thì hãy làm cho ra tư vấn”, “tôi không hy vọng các thành viên miễn cưỡng đến đây rồi hết buổi lại ra về, các góp ý đưa ra cũng không giải quyết được vấn đề gì”.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cũng trải lòng: “Ngay tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng lúc bấy giờ cũng tuyên bố, đấy là Hội đồng thứ 23 mà đồng chí đó chủ trì, nghe như vậy tôi cũng đã rụng rời chân tay rồi. Bởi như vậy lấy đâu ra ra sức, một năm chỉ họp 1 lần thôi của các Hội đồng thì 1 tháng đã có 2 cuộc họp. Nếu mà làm theo cách đó thì tôi không mấy tin ở những Hội đồng như vậy, bởi có nhiều thành viên bận rộn và lãng quên đi những công việc này. Đã hình thành mong Hội đồng hoạt động hiệu quả. Tôi nghĩ, nếu Hội đồng mà cứ kéo dài theo cách như thế này thì có lẽ tôi cũng chủ động xin rút ra để khỏi mang tiếng tham gia vào mà không làm được gì và cũng lãng phí thời gian, công sức chung”.

Phó Thủ tướng cho biết, “rất cần một nhóm tình nguyện trong hội đồng và ít nhất 3 tháng, sẽ làm việc nhóm 1 lần”. 

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhóm thành viên bao gồm ông Nguyễn Bá Ân (Tổng thư ký), ông Trương Đình Tuyển, bà Phạm Chi lan, ông Trương Gia Bình, ông Nguyễn Đình Tấn, ông Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Quang Thái và ông Tô Hoài Nam. Đến đầu năm mới Âm lịch, nhóm sẽ hoàn thiện một bản kế hoạch, để từ đó báo cáo Thủ tướng. Cuối quý I, muộn nhất là đầu quý II cần phải có một văn bản chỉ đạo, có thể là Nghị quyết, Chỉ thị… về nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện xếp hạng quốc gia.

Bích Diệp

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2014?

Để giải quyết vấn đề kinh tế, phải xuất phát từ định hướng, quan điểm phát triển, xây dựng các phân tích, dự báo vĩ mô và các cân bằng kinh tế vĩ mô theo định hướng, quan điểm phát triển đó, trên cơ sở này mới tính đến các vấn đề cụ thể của từng ngành. Ở ta định hướng, quan điểm phát triển chả có, toàn viết mơ hồ vì đã rõ mục tiêu đâu (CNXH thì hết thế kỷ này cũng chưa biết thế nào như bác cả Trọng nói); quan điểm phát triển cũng mờ mịt (kinh tế thị trường định hướng XHCN là thế nào ?). Từ lâu lắm rồi không thấy báo chí, cơ quan, cá nhân đưa tin về những vấn đề vĩ mô, chỉ toàn mấy thứ cụ thể như nợ xấu với lại bất động sản, y như thầy bói xem voi. Viễn cảnh chỉ gói gọn ở mấy thứ này à ? Phát triển kiểu thầy bói xem voi thế này thì không nay lên mai khủng hoảng mới là chuyện lạ.

Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2014?
Với nhiều dự đoán kinh tế Việt Nam tiếp tục sẽ “đi ngang” trong một vài năm sắp tới, liệu đâu là phao cứu sinh và liệu đâu tiếp tục là trở ngại khi nền kinh tế hiện đang được cho sẽ thoát đáy.
Thách thức của các ban ngành
Kinh tế Việt Nam năm 2013 khép lại với sự ổn định và ngày càng vững chắc hơn, nhưng để duy trì được những thành quả bước đầu đó cho năm 2014 thì còn nhiều chông gai, thách thức và cần rất nhiều những nỗ lực của tất cả các ban ngành… đây là tâm trạng chung của nhiều vị bộ trưởng bên lề Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 2014.

Nhìn chung, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tổng cầu và phục hồi niềm tin trong kinh doanh là những mục tiêu cơ bản được Chính phủ cũng như giới chuyên gia đánh giá là những gì Việt Nam cần đạt được trong năm 2014.

Trên lý thuyết, ổn định kinh tế vĩ mô bao trùm từ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP, kiềm chế lạm phát, cho tới phối hợp các chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt, nhằm có được tốc độ tăng trưởng 5,8% và CPI dao động trên dưới 7%. Trong khi đó, khôi phục tổng cầu được nhắm tới là hồi phục thị trường bất động sản, từ đó “tác động lan tỏa” của thị trường này sẽ là “cú hích” làm ấm lên các thị trường khác và một chính sách chi tiêu công hợp lý. Riêng lĩnh vực niềm tin kinh doanh, giới chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn, giải quyết hàng tồn kho của các doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng của người dân … và trong dài hạn, đề án tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giải quyết được mọi nút thắt hiện có.

Để duy trì được những thành quả bước đầu đó cho năm 2014 thì còn nhiều chông gai, thách thức và cần rất nhiều những nỗ lực của tất cả các ban ngành… đây là tâm trạng chung của nhiều vị bộ trưởng
Rõ ràng với những chỉ tiêu đặt ra cho 2014, nhiệm vụ mà Chính phủ phải theo đuổi và duy trì không hề đơn giản. Trong bài phỏng vấn mới đây trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Phước, phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng năm 2014 cần phải có một cuộc chấn hưng nền kinh tế, coi đó là chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế.”

Một cửa hàng siêu thị ở Hà Nội (2013)
Một cửa hàng siêu thị ở Hà Nội (2013)VNeconomic
Chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế.”

Ông Phước cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn, nếu Việt Nam khởi động một chiến dịch tổng lực “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này. Những điểm cơ bản ông Phước phân tích là cần một chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản, phối hợp hài hòa giữa đầu tư công và tín dụng của ngân hàng để dòng vốn chảy ra thị trường nhanh nhất, đặc biệt, là những đột phá trong chính sách đầu tư của nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu… quá trình này cần phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.

Vậy đâu sẽ là điểm sáng cho năm 2014, có lẽ câu trả lời sẽ là tốc độ lạm phát đã được kiềm chế, và từ đó, dư địa cho các chỉ tiêu khác dễ dàng được thực hiện hơn. P.G.S, T.S Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội phân tích về luận điểm này:

“Điểm sáng lớn nhất là kiểm soát được lạm phát. Trước kia là thành công trong ngắn hạn, trong trung và dài hạn chưa có khả năng kiềm chế và kiểm soát được, điều này được thể hiện là từ 2007 đến 2012 cứ hai năm tăng, một năm giảm, nhưng đến nay chúng ta thấy đã khắc phục được. Khi đã kiểm soát được lạm phát thì có một dư địa rất lớn cho các chính sách khác để có thể thực hiện được.”
Những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn, nếu VN khởi động một chiến dịch tổng lực “Điện Biên Phủ về kinh tế”thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này....cần một chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản, phối hợp hài hòa giữa đầu tư công và tín dụng của ngân hàng để dòng vốn chảy ra thị trường
ông Trương Văn Phước
Bên cạnh điểm sáng là tốc độ lạm phát được kiềm chế, nhiều chuyên gia cho rằng 2014, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ vẫn là “phao cứu sinh” cho nền kinh tế. Theo số liệu hiện có, đến hết 11 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ đô la, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, các nhà đầu tư lớn  vào Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc… đây sẽ vẫn là lĩnh vực đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và là nguồn thu về ngoại tệ.

Kiềm chế mức lạm phát...RFA file
Kiềm chế mức lạm phát...RFA file
Viễn cảnh khác của nền kinh tế 2014, giới chuyên gia cho rằng nợ xấu sẽ tăng chứ không giảm, mặc dù công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã được thành lập, nhưng hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức tạm thời là nơi nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng, chứ cơ chế xử lý triệt để thì vẫn chưa được định hình rõ ràng.

Đồng thời, lĩnh vực bất động sản 2014 vẫn được xem là tiếp tục bị đóng băng, khi nguồn cung vẫn dôi dư trong khi đầu ra thì vẫn còn yếu. Nhiều người cho rằng, có khả năng đến cuối năm 2014, thị trường sẽ khả quan hơn nhờ hoạt động M&A (sát nhập và cạnh tranh) khởi sắc sẽ đưa thị trường bất động sản khỏi bế tắc.

Gộp chung 2 lĩnh vực nợ xấu và bất động sản, T.S Ngô Trí Long tiếp tục phân tích:

“Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trước, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhưng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu như trước, nhưng thực chất giải quyết nợ xấu cũng là bài toán nan giải vì thực ra đó chỉ là từ tổ chức tín dụng chuyển lên ngân hàng Nhà nước, chuyển từ túi này bỏ sang túi khác. Còn việc giải quyết mua bán nợ xấu như thế nào thì thực sự chưa giải quyết và chưa có lối thoát. 
Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trước, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhưng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu như trước, nhưng thực chất giải quyết nợ xấu...đó chỉ ...chuyển từ túi này bỏ sang túi khác
T.S Ngô Trí Long
Đặc biệt, thị trường bất động sản, mặc dù Nhà nước đưa ra giải pháp thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, với gói hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng, phải nói rằng cái đó hoàn toàn chưa thành công, mà giải ngân thì còn ở mức độ rất thấp, thị trường bất động sản chưa có lối thoát, chưa có lối ra. Nói một cách khác, niềm tin vào thị trường vẫn chưa rõ, sức mua còn hạn chế. Năm 2014, nền kinh tế vẫn theo hướng đi ngang, chứ chưa có khả năng vực dậy một cách mạnh mẽ.” 

Trong một bài viết gần đây của T.S Nguyễn Đức Thành, Giám đốc TT Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, thuộc đại học Kinh tế - Đại học QG Hà Nội có đưa ra 4 thách thức chính mà Việt Nam phải đối mặt trong năm 2014, ngoài 3 vấn đề cơ bản như nợ xấu, bất động sản và tỉ giá, T.S Nguyễn Đức Thành còn chỉ ra thâm hụt ngân sách của Chính phủ sẽ trở thành vấn đề quan trọng cho năm sau, lý do cơ bản là nguồn thu giảm vì doanh nghiệp suy yếu trong khi chi tiêu của CP lại không hề thuyên giảm, từ đó, đòi hỏi chính phủ sẽ vay nợ nhiều hơn để bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách, từ đó, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vốn và gây ra những rủi ro tiềm tàng.

Dù có thể sẽ có cả những điểm sáng lẫn những thách thức tồn tại song song trong năm 2014, nhưng lĩnh vực bao trùm cần giải quyết nhất sẽ vẫn là đề án tái cơ cấu, một bài toán “nợ” và một nút thắt đã kéo dài từ nhiều năm nay. Nhận xét về tiêu chí này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế phân tích:

“Cho đến nay đã có đề án tái cấu trúc nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu, đề án tái cấu trúc đầu tư công thì chưa được trình ra đầy đủ. Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cũng đề ra ba khâu đột phá quan trọng. Một là đột phá, một nỗ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu đột phá đó cho đến nay mới làm được rất khiêm tốn và thể chế kinh tế thị trường thì gần đây nhiều người thấy là Nhà nước đã can thiệp quá nhiều vào thị trường”.

Năm cũ sắp qua, năm mới chạm ngõ, hi vọng rằng những gì năm 2013 đạt được sẽ là những tiền đề quan trọng để 2014 có đà phát huy, hi vọng một chiến dịch tổng thể “Điện Biên Phủ” sẽ đưa Việt Nam vào một vận hội mới.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-12-30

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-eco-2014-12302013132233.html

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nói không biết nhục: Cần có “Điện Biên Phủ về kinh tế”

Vài kiến nghị lăng nhăng, phần lớn là điên rồ mà cũng tự phong là “Điện Biên Phủ về kinh tế”. Thật không biết nhục.

Cần có “Điện Biên Phủ về kinh tế”
TT - Năm 2013 sắp khép lại với một loạt chỉ tiêu mà nền kinh tế đạt được như tăng trưởng đạt 5,4%, lạm phát kiềm chế mức 6,04% song vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Giải pháp cho năm 2014 là gì?
Ông Trương Văn Phước
Ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng bước sang năm 2014, chúng ta có những tiền đề để thực hiện một công cuộc chấn hưng nền kinh tế, có thể coi là chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”.

Ông Trương Văn Phước: "Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế"

* Ông nói có cơ sở để chúng ta tiến hành một “Điện Biên Phủ về kinh tế”. Cơ sở nào để ông đưa ra đề xuất này?
- Cách nay 60 năm, năm 1954, chúng ta đã lẫy lừng với chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng năm 2014 tại sao chúng ta không kỷ niệm sự kiện đó trong tinh thần là “Điện Biên Phủ về kinh tế” để đưa đất nước vào một vận hội mới? Lịch sử nhiều khi cũng lặp lại những điều hết sức kỳ diệu như thế. Đó là cảm nhận hết sức cá nhân, nhưng tôi cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn đây, nếu chúng ta khởi động một chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này.

Điều mà tôi đánh giá rằng tín hiệu chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” đã khá rõ là tại cuộc họp trực tuyến về kinh tế - xã hội cuối tuần qua, Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chúng ta mở cửa tối đa cho người nước ngoài mua bất động sản. Chúng ta đã trải qua bao khó khăn trong suốt mấy năm qua, nhưng chúng ta rút ra một điều rằng chúng ta ngày càng trở nên nhạy bén hơn, linh hoạt hơn, khôn ngoan hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Hàng hóa tồn kho chất đầy, công nhân thất nghiệp, ngân hàng không cho vay được, nhân viên ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng đều bị cắt giảm... Đó là cái giá phải trả mà nhiều quốc gia cũng như vậy chứ không chỉ riêng VN.

Kinh nghiệm ngăn ngừa những rủi ro làm bất ổn nền kinh tế phải chăng là chúng ta có rồi? Đương nhiên chúng ta không chủ quan, nhưng cũng phải tự tin mà nói rằng những cái gì đạt được trong năm vừa qua cho thấy chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm rồi. Do đó, đề xuất thực hiện chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” cũng xuất phát từ thực tiễn đó.

* Ông có thể phác thảo qua về chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”?

- Chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản phải được tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, ngay từ đầu tháng 1-2014. Kể cả việc đầu tư công của Nhà nước cũng như tín dụng của ngân hàng phải được phối hợp hài hòa làm sao cho một lượng vốn ra ngoài thị trường nhanh nhất. Đương nhiên chúng ta cũng phải đo lường lượng vốn ra thị trường thì tác động đến chỉ số giá như thế nào? Đó là câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng về góc độ vĩ mô thì lượng vốn phải được ra nhanh nhất kể cả đầu tư của Nhà nước, kể cả đầu tư của tư nhân.

Bằng những đột phá trong chính sách đầu tư của Nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu lên, tức là tăng trưởng kinh tế cao hơn trên nền chúng ta đảm bảo các điều kiện để lạm phát ở mức 6-7% như hai năm qua là hợp lý. Làm rất liều lượng, chặt chẽ giữa lượng tiền đưa ra thị trường thông qua tín dụng. Điều quan trọng là quá trình đầu tư của nền kinh tế phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.

Nhìn lại chỉ tiêu kinh tế năm 2013, theo ông Trương Văn Phước, như lạm phát, không phải đơn giản để chúng ta kéo chỉ số này trong cả năm nay xuống 6,04%. Lạm phát cả năm vẫn thấp như vậy cho thấy đây là kết quả sự kết hợp hài hòa của nhiều chính sách khác. Đó là, thứ nhất: chính sách tiền tệ trong quá trình quản lý cung tiền tệ của nền kinh tế đạt 10%. Đây là con số khả quan trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế thấp. Thứ hai: tỉ giá tăng 1% nhưng xuất khẩu vẫn tăng trên 15%, điều đó có thể thấy rằng ở khía cạnh nào đó chính sách điều hành tỉ giá như thế là phù hợp.

* Để kinh tế phát triển, doanh nghiệp và người dân phải tiếp cận tín dụng một cách bình thường. Thế nhưng điều này đang vô cùng khó khăn do nợ xấu. Ông đánh giá việc xử lý nợ xấu thời gian qua?

- Chúng ta thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để mua bán và xử lý nợ xấu. Thực tế, VAMC không thể xử lý hết nợ xấu của nền kinh tế này một cách nhanh nhất, ít tốn tiền nhất. Việc chúng ta tạm thời chuyển dịch nợ xấu từ ngân hàng thương mại vào trong VAMC để rồi tiếp tục phân loại tài sản đảm bảo, thiết lập các điều kiện của thị trường. Có thể nói với cách xử lý nợ xấu mà VAMC đang làm là mua lại của các tổ chức tín dụng, đây là một lối thoát gần như duy nhất trong bối cảnh ngân sách của chúng ta còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn.

* Cho tới nay, gần 30.000 tỉ đồng nợ xấu - một phần nhỏ tổng nợ xấu của nền kinh tế - được VAMC mua. Có tín hiệu nào cho thấy sẽ có sự đổi thay lớn trong việc xử lý nợ xấu không?

- Chính là thông điệp sẽ cho phép người nước ngoài mua các bất động sản. Tôi cho đó là cú hích rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Và tôi cũng mong rằng trong năm 2014, việc này cần phải triển khai sớm từ ý tưởng biến thành chính sách, từ chính sách đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội. Nếu như người nước ngoài bỏ tiền vào mua với điều kiện giá nhà đất thấp như hiện nay thì sẽ kích thích bao nhiêu nhà đầu tư trong nước hiện đang có rất nhiều tiền cũng chung tay vào mua nhà đất. Khi đó thị trường bất động sản sẽ ấm áp hơn. Điều này sẽ tạo ra không khí hưng phấn, sức cầu mới cho thị trường. Đó mới là điều quan trọng.

Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế. Mọi người có lẽ thấy rằng việc bỏ tiền vào đâu, tiết kiệm hay chứng khoán, hay bất động sản thì ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn.

* Có nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu bán bất động sản lúc này cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ bị hớ vì giá xuống quá thấp so với vài năm trước?
- Đúng là có rất nhiều ý kiến nói rằng trong bối cảnh giá bất động sản xuống thấp, việc chúng ta bán cho người nước ngoài được xem là bán tài sản quốc gia với giá rẻ. Nhưng tôi cho rằng mấy chục năm nay, Nhà nước cho phép đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào thì họ lấy những gì của đất nước ta? Đương nhiên họ mang vốn liếng vào đây thì phải có mức sinh lời mang về đất nước họ. Đó là lẽ sòng phẳng. Không có gì được mà không mất và cũng chả có gì mất mà không được.

Qua việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài, điều lớn nhất mà chúng ta nhận được là nợ xấu của VN sẽ từng bước được xử lý. Thực tế chúng ta đang sở hữu một lượng tuy nợ là xấu nhưng lại có tài sản đảm bảo không xấu tí nào. Nếu có lượng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ kích thích các nhà đầu tư trong nước tham gia vào đây. Như thế đây là cú hích, cú đột phá quan trọng về mặt chính sách. Một tín hiệu rất rõ ràng, rất mạch lạc, rất thuyết phục với thị trường góp phần tăng tổng cầu lên. Tổng cầu tăng lên thì phục vụ nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, tăng trưởng cao hơn không phải là một khẩu hiệu suông mà cần có những chính sách để tạo ra một kỳ vọng của thị trường rất hợp lý.

Khi nợ xấu được xử lý, các ngân hàng mạnh dạn cho vay ra. Doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn và kinh doanh nhiều hơn, kinh doanh có lãi thì họ đóng thuế nhiều hơn. Thuế đóng nhiều hơn thì ngân sách thu được nhiều hơn. Ngân sách nhiều hơn thì đầu tư công nhiều hơn. Đầu tư công nhiều hơn thì tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Khi đó, kỳ vọng của con người nhiều hơn và sẽ biến thành hành động kinh doanh nhiều hơn. Như vậy, phục hồi kinh tế nhanh hơn. Đó là vòng lan tỏa của chính sách đó.

LÊ THANH thực hiện
(Tuổi trẻ)