Hiển thị các bài đăng có nhãn Dự báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dự báo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Kinh tế Việt Nam: Từ 2013 hướng về 2014

Kinh tế Việt Nam: Từ 2013 hướng về 2014
Liệu nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình “rơi” qua các năm 2011, 2012, 2013, sẽ có thể chạm đáy vào năm 2014 để có thể bắt đầu phục hồi vào năm 2015 hay không vẫn là một câu hỏi lớn hiện nay chưa có lời giải?
Vào cuối năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 124,3 tỉ USD, trong đó nhập siêu tương đương 8% kim ngạch xuất khẩu, tức khoảng 10 tỉ USD, bội chi ngân sách chiếm 4,8% GDP và lạm phát giữ ở mức 7 – 8%.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một cái nhìn tương đối lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong năm 2013, khi dự kiến khiếm hụt cân thương mại lên đến 10 tỉ USD, chỉ số lạm phát 8% và bội chi ngân sách 4,8% (so với 6,9% năm 2012), trong niềm hy vọng là các dự án sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sẽ được khởi động lại, nhu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị gia tăng, lãi suất ngân hàng giảm và tăng trưởng tín dụng sẽ giúp cho sản xuất và tiêu dùng trong nước phục hồi, tạo điều kiện cho nguồn thu ngân sách nhà nước đạt kế hoạch trong khi chi ngân sách vẫn gia tăng do các chương trình kích cầu của Chính phủ.

Ở thời điểm kết thúc năm 2013, nhìn lại một năm qua, chúng ta có thể thấy rằng kịch bản lạc quan đó đã không hiện thực. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và giải pháp tháo gỡ những khó khăn thách thức của một thời kỳ đình đốn kéo dài vẫn đang được mọi người lo lắng chờ đợi.

Tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 5,3%, lạm phát năm 2013 tăng 6,6%, thấp hơn so với mức dự báo 8% cho thấy tình trạng đình trệ vẫn chưa được giải tỏa, số lượng lao động thất nghiệp đang gia tăng cùng với hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân phá sản.

Vào những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng đã phải cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên, một dấu hiệu cảnh báo cơn bệnh của khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu lây nhiễm đến hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, trong khi thị trường nội địa trầm lắng do khối cầu trong nước suy giảm, ngành ngoại thương vẫn có những tăng trưởng nhất định. Theo Bộ Công thương, năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 132 tỉ USD, tăng 15,3% so với 2012, nhập khẩu 132,5 tỉ USD, tăng 16,5% so với 2012. Riêng xuất khẩu của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đột biến, đạt 57 tỉ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 43% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu năm 2013 là 500 triệu USD, bằng 5% chỉ tiêu thâm hụt thương mại dự kiến 10 tỉ USD (nếu không tính nhập vàng thoi sẽ là xuất siêu).

Như nhiều nhà quan sát kinh tế nhận định, đây chưa phải là một dấu hiệu tích cực thể hiện sự cải thiện cán cân thương mại vốn thường xuyên khiếm hụt lớn trong hai thập niên qua. Hiện tượng nhập siêu giảm của năm 2013 không cho thấy một sự chuyển hướng của ngoại thương Việt Nam từ nhập siêu sang cân đối và tiến tới xuất siêu như mong đợi, mà chỉ là hậu quả của tình trạng đình trệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư doanh, nhiều dự án phát triển sản xuất của họ đang bị dừng lại, khiến cho nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu vật tư giảm sụt.

Mặt khác tuy lãi suất cho vay giảm, khối lượng tín dụng ngân hàng đã không tăng trưởng như mong muốn, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao và nhiều doanh nghiệp không muốn hoặc không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 ước đạt 788,5 nghìn tỉ đồng, chỉ bằng 96,6% dự toán kế hoạch. Do đó, để duy trì mức khiếm hụt ngân sách bằng 4,8% GDP như nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tạm dừng các gói kích thích kinh tế và giảm đầu tư công để kìm giữ tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 ở mức 950,5 nghìn tỉ đồng.

Tuy vậy, trên cái nền xám của bức tranh kinh tế năm 2013, cũng có những sắc hồng: đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký lên đến trên 20 tỉ USD, tăng 65% so với 2012, trong đó đã giải ngân trên 10 tỉ USD, kiều hối đạt mức kỷ lục 11 tỉ USD.

Hai yếu tố nói trên, cùng với mức nhập siêu thấp và các khoản giải ngân ODA, đã góp phần chủ yếu vào việc ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với USD (chỉ tăng khoảng 1% so với 2012) đồng thời củng cố khối dự trữ ngoại tệ quốc gia ở mức tương đương ba tháng nhập khẩu.

Năm 2014 có thể là một năm đầy kịch tính, khi các khó khăn tích lũy từ những năm trước lộ diện dần, tạo nên những nút thắt nguy hiểm cần phải được tháo gỡ để đưa vở kịch đình trệ kinh tế đến hồi kết thúc.

Thị trường bất động sản chưa thể tan băng ngay trong năm 2014 do khoảng cách cung cầu quá lớn, nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI, những hoạt động M&A đối với những dự án đang đóng băng cùng với sự giảm giá sâu của nhà đất và những biện pháp giải tỏa không thể không làm về thủ tục hành chính, về thuế, về tín dụng ngân hàng… sẽ là những tác nhân quan trọng giúp cho thị trường bất động sản bớt đi vẻảm đạm vào cuối năm 2014.

Mặt khác, những biện pháp điều chỉnh quyết liệt hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ buộc các ngân hàng yếu kém tham gia tích cực vào tiến trình sáp nhập hợp nhất, tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu một cách dứt khoát không để kéo dài ì ạch như trong thời gian qua.

Các ngân hàng thương mại chắc chắn phải trải qua một cuộc đại phẫu và không tránh được những mất mát, nhưng đó là cái giá phải trả để hệ thống ngân hàng hồi sinh sau một cơn bạo bệnh, trở nên lành mạnh hơn nhằm hoàn thành tốt vai trò mũi đột phá giúp nền kinh tế hồi phục.

Việc Chính phủ xin Quốc hội chuẩn y mức khiếm hụt ngân sách năm 2014 bằng 5,3% GDP và một mức trần nợ công lên đến 65% GDP cho thấy một sự chuẩn bị nới lỏng chính sách tài khóa để xử lý các khoản nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời đẩy mạnh đầu tư công.

Chính sách tiền tệ cũng phải bớt thắt chặt với một mức lãi suất ngân hàng tương đương năm 2013 hoặc thấp hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt mức 12 – 14% trong năm 2014. Những nới lỏng trong chính sách tài khóa và tiền tệ với mục tiêu kích thích tăng trưởng có thể khiến cho lạm phát năm 2014 vượt con số 8%, tuy rằng giá vàng giảm mạnh và tỷ giá đồng bạc Việt Nam được dự đoán sẽ khá ổn định, chỉ tăng khoảng 1,1% trong năm 2014.

Điểm tỏa sáng trong năm 2014 là đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn dần trong tổng đầu tư của nền kinh tế. Tuy vậy, do đầu tư tư nhân tiếp tục suy yếu, tổng đầu tư cũng chỉ đạt 30% GDP, trên cơ sở đó Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 chỉ đạt 5,4% thay vì 5,8% như dự báo của Chính phủ.

Liệu nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình “rơi” qua các năm 2011, 2012, 2013, sẽ có thể chạm đáy vào năm 2014 để có thể bắt đầu phục hồi vào năm 2015 hay không vẫn là một câu hỏi lớn hiện nay chưa có lời giải?

Nhưng lời giải không thể tìm thấy ở bên ngoài, từ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, từ sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư quốc tế từ Trung Quốc sang các nước ASEAN hay từ cơ hội kinh doanh và hợp tác mới cho Việt Nam qua việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2014. Lời giải căn bản nhất và quyết định nhất cho tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam phải đến từ bên trong, từ điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “cơ chế chính sách đột phá thúc đẩy phát triển”.

Ý nghĩa của đột phá là phải tháo gỡ được những nút thắt, tạo được những chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, đột phá trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước không chỉ nhằm thay đổi cơ cấu vốn, mà còn phải thay đổi cơ cấu nhân sự, mạnh dạn sử dụng người điều hành có năng lực, kể cả thuê nhà quản trị chuyên nghiệp từ nước ngoài để tăng cường hiệu quả hoạt động, tránh tham ô lãng phí.

Đột phá trong lĩnh vực kinh tế tư doanh là thừa nhận một cách thực chất vai trò quan trọng của kinh tế tư doanh trong sự nghiệp phát triển kinh tế – một khu vực tạo công ăn việc làm cho 86% lao động – đi kèm với những chính sách hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước về thuế, về tín dụng, về môi trường pháp lý, đầu tư, về một sân chơi cạnh tranh bình đẳng.

Đột phá trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ là việc xử lý nợ xấu hay sáp nhập hợp nhất mà còn phải ngăn chặn hành động của những cổ đông lớn thao túng ngân hàng, dùng tiền tiết kiệm huy động của nhân dân làm nguồn vốn thâu tóm ngân hàng và dùng ngân hàng làm công cụ phục vụ lợi ích riêng qua những hoạt động đầu cơ đầy rủi ro.

Có đột phá mới có tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là hàm số của tăng trưởng những yếu tố khác: vốn đầu tư, kỹ năng và công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, năng lượng, y tế, giáo dục…

Nhưng trên hết, đó là sự tăng trưởng của niềm tin, có được nó chúng ta chắc chắn sẽ có được tất cả những điều còn lại. Đó là niềm tin của mọi doanh nghiệp và của mọi người dân vào tương lai phát triển của doanh nghiệp và cuộc sống an lành hạnh phúc mà họ tạo ra và được hưởng trên đất nước này, vào tương lai cường thịnh lâu dài bền vững của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt.

HUỲNH BỬU SƠN/THEO DOANH NHÂN SÀI GÒN

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus

10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus

Trong suốt 400 năm qua, những lời tiên tri của Michel de Nostradamus đã khiến các nhà khoa học bối rối. Trong số hơn 1.000 lời tiên đoán của ông, có đến quá nửa đã trở thành sự thật. Và 10 tiên đoán dưới đây cũng có thể trở thành hiện thực trong năm 2014 này.

Nostradamus (1503-1566) có tên tiếng Latinh là Michel de Nostredame. Ông là dược sĩ và nhà tiên tri người Pháp, tác giả cuốn sách "Những lời tiên tri" xuất bản năm 1555.
10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus - Ảnh 1

Nostradamus tiên tri về năm 2014.

Dưới đây là 10 lời tiên tri của Nostradamus về năm 2014:
10. Obama sẽ là vị tổng thống cuối cùng của Mỹ
Nostradamus đã tiên đoán chinh xác về chiến thắng của Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2013. Ông cũng nói thêm rằng Obama sẽ là tổng thống cuối cùng của Hoa Kỳ. Tiên đoán này ám chỉ rằng nước Mỹ sẽ sụp đổ hay sẽ phải nhường vị trí đệ nhất siêu cường cho một quốc gia khác?
Điều này trùng khớp với dự đoán của nhà chiêm tinh Ai Cập Joy Ayad rằng năm 2014 sẽ khởi đầu cho sự kết thúc của nước Mỹ.

9. Những biến đổi thời tiết bất thường
Nostradamus cũng tiên đoán rằng những biến đổi bất thường của thời tiết sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá khủng khiếp sẽ xuất hiện nhiều hơn. Lời tiên tri nói: “Nước sẽ dâng lên còn mặt đất sẽ dần sụt xuống bên dưới”.
8. Sự sắp xếp thẳng hàng bất thường của các hành tinh
Sự sắp xếp bất thường này cùng với sự thay đổi của hệ mặt trời sẽ tác động lớn đến trái đất.
7. Trung Đông sẽ xảy ra chiến tranh
Nguồn gốc của những cuộc chiến tại Trung Đông là do nguồn dầu mỏ của những quốc gia vùng Vịnh.
6. Những vụ nổ ở Trung Đông
Nostradamus nói rằng những chiếc máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống. Thực tế, Trung Đông đang xảy ra tình trạng bất ổn mạnh mẽ ở hơn 10 quốc gia như: Libya, Syria, Ai Cập, Somalia…
5. Ngày tận thế của thế giới
Nostradamus cũng đưa ra một lời tiên đoán mơ hồ dẫn đến suy đoán rằng cuộc chiến tranh Iraq là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng thế giới sẽ bước vào ngày tận thế. Trước đó, người Maya cũng có lời tiên đoán tương tự, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng những lời tiên đoán này sẽ không bao giờ thành sự thật.
4. “Trò chơi chiến tranh” của Nhà Trắng
Nostradamus nói rằng Nhà Trắng sẽ dùng những trò chơi chiến tranh với các vương quốcArab. Mối quan hệ căng thẳng của cả hai bên chưa bao giờ trở nên dễ dàng, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả Iraq và Afghanistan vẫn chưa thấy được một ngày bình yên kể từ khi có sự xuất hiện của Mỹ.
3. Các cực sẽ tan chảy
Nếu bạn nhìn vào nhiệt độ cao nhất ở Bắc Cực, bạn sẽ tin vào lời tiên đoán này đang dần trở thành sự thật. Các nhà khoa học toàn cầu cũng đang tiến hành nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhưng hiện tại nhiệt độ của Nam Cực không có dấu hiệu sẽ thay đổi.
2. Số phận của Israel
Trong đoạn thứ 34 của bức thư Epistle, Nostradamus đã viết rằng Jerusalem sẽ bị tấn công từ nhiều phía, và hải quân phương Tây sẽ giúp Israel trong cuộc chiến này.
1. Nga mang lại hoà bình
Nostradamus tiên đoán rằng một vị vua phía bắc đến từ Aquilon (ám chỉ Nga) sẽ giúp thiết lập hoà bình và trật tự thế giới. Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía, đặc biệt trong vấn đề xung đột ở Syria. Nếu lời tiên đoán này trở thành sự thật thì năm 2014 có thể sẽ chứng kiến nhiều sự kiện thú vị.
C.P

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Khó khăn và hy vọng cho kinh tế Việt Nam

Khó khăn và hy vọng cho kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ vẫn là một giai đoạn mang tính chất 'trung chuyển' và 'cầm cự' là chủ yếu, theo ý kiến của một chuyên gia về chính sách công từ Hà Nội.

Với điều chỉnh giảm, xóa độc quyền, kinh tế VN được kỳ vọng tiến bộ hơn
Một số chỉ tiêu được công bố vẫn mang tính chất 'tuyên truyền' là chính, trong khi nhiều vấn đề kinh tế khác từ tái cấu trúc nền kinh tế, kinh tế nhà nước, khu vực ngân hàng, các thị trường vốn, bất động sản, đầu tư nước ngoài lẫn thị trường lao động vẫn còn ngổn ngang, chưa có câu trả lời.
Tuy nhiên, với những điều chỉnh vĩ mô như xóa bó độc quyền, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sẽ xuất hiện hy vọng nền kinh tế ít nhiều đi vào ổn định hơn, nếu được quản lý tốt hơn.



Trao đổi với BBC vào thời điểm Việt Nam chuyển sang năm 2014 và từ biệt năm cũ 2013, tiến sỹ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định chung về bức tranh kinh tế năm mới:

"Sẽ có rất nhiều biến động về chính sách, bởi vì năm 2013 người ta vẫn nói là kinh tế tranh tối, tranh sáng, các vấn đề xã hội có vẻ đã được đưa ra công khai hơn như chống tham nhũng, rồi các vấn đề về xóa đói giảm nghèo...

"Có vẻ người dân và xã hội vẫn chưa yên tâm lắm, niềm tin cũng chưa được cao, cho nên năm 2014 chắc sẽ có nhiều biến động."




Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế"

PGS. TS Phạm Quý Thọ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào một số vấn đề như tổng cầu của nền kinh tế, điều chỉnh đầu tư công ông Thọ nêu quan điểm:

"Người ta hy vọng một cú hích sẽ làm cho tăng trưởng và làm cho công ăn việc làm ở khu vực đó có thể kéo theo một ít tác động lan tỏa sang một số khu vực khác, nhưng có lẽ không nhiều lắm...

"Người ta hy vọng cú hích... sẽ làm cho tổng cầu vốn yếu ở năm 2013, năm 2014 có thể được tăng thêm, làm cho tổng cầu mạnh thêm và hy vọng cái đó hỗ trợ cho tăng trưởng," ông nói.
Từ khó khăn kinh tế

Về vấn đề lạm phát và các chính sách điều tiết tài chính vĩ mô, chuyên gia chính sách công nói:

"Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế."

Về khả năng thực tế của nguồn thu cho ngân sách, ông Thọ cho rằng lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp tục trải nghiệm những 'khó khăn', ông nói:




Tôi nghĩ thông điệp đó phần nào có thể giải thích và đỡ đi cái ấn tượng trong Hiến pháp mới đưa ra là kinh tế nhà nước là chủ đạo và có thể từ đấy bị diễn giải ra thành doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, rồi giữ lại cung cách như từ trước tới nay đối với doanh nghiệp nhà nước"

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký VCCI
"Về tải chính, nguồn thu ngân sách... vẫn còn những khó khăn bởi vì nếu các doanh nghiệp không phục hồi được, xuất khẩu không đạt được các chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất khẩu về nông, lâm nghiệp, thủy hải sản không đạt được, thì nguồn thu cũng sẽ khó khăn,

"Các doanh nghiệp nếu không phát triển lớn, không phát triển ổn định và tăng trưởng đều thì nguồn thu cũng sẽ còn khó khăn".

Hôm 01/1/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện trên truyền thông với một thông điệp đầu năm mới với nhiều vấn đề được đặt ra về kinh tế, chính trị, xã hội.

Riêng về mặt kinh tế, bình luận về thông điệp này, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Phan Văn Khải cho rằng thông điệp đã đưa ra một số vấn đề 'thẳng thắn'.

Bà nói: "Về doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cũng đưa ra thông điệp rất thẳng thắn là chính phủ cũng phải tập trung vào việc làm sao kiểm soát được độc quyền, không để cho bất cứ doanh nghiệp độc quyền nào có thể làm khó cho nền kinh tế."

Theo bà Phạm Chi Lan, thông điệp cũng đưa ra một điểm mới liên quan tới điều chỉnh, sắp xếp lại khu vực nhà nước khi đã nêu rõ yêu cầu về cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó công cụ đầu tiên được nêu ra là cổ phần hóa, và cũng nói rõ là cổ phần hóa kể cả các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Tới gỡ bỏ độc quyền

∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Ngoài ra, vẫn theo bà, thông điệp cũng thu hút sự chú ý khi nói rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế và an ninh quốc phòng.

"Tôi nghĩ thông điệp đó phần nào có thể giải thích và đỡ đi cái ấn tượng trong Hiến pháp mới đưa ra là kinh tế nhà nước là chủ đạo và có thể từ đấy bị diễn giải ra thành doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, rồi giữ lại cung cách như từ trước tới nay đối với doanh nghiệp nhà nước," bà Phạm Chi Lan nói.

Bình luận thêm về hướng điều chỉnh tái cấu trúc nền kinh tế trong năm mới và thông điệp của Thủ tướng Dũng, hôm thứ Năm từ Sài Gòn, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu quan điểm:

"Các tập đoàn kinh tế của nhả nước cũng đã đánh hơi thấy chủ trương giảm hoặc xóa độc quyền của chính phủ và do đó họ đã chuyển dần vốn sang các công ty con để cho an toàn hơn và bản thân họ cũng nắm cổ phần ở những công ty đó."

Theo ông Phạm Chí Dũng tới đây với việc Việt Nam có thể tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì xử lý vấn đề độc quyền từ năm 2014 sẽ là một động thái bắt buộc.

"Có thể xác định việc giảm độc quyền hoặc xóa độc quyền sẽ làm một trong những điều kiện tiên quyết để đất nước này có thể được coi là một nền kinh tế thị trường và hơn nữa là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh," ông Dũng nói với BBC.

Và nhìn vào thực lực




Các tập đoàn kinh tế của nhả nước cũng đã đánh hơi thấy chủ trương giảm hoặc xóa độc quyền của chính phủ và do đó họ đã chuyển dần vốn sang các công ty con để cho an toàn hơn và bản thân họ cũng nắm cổ phần ở những công ty đó"

Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng
Về phần mình, ông Phạm Quý Thọ cho rằng cùng với các động thái về tái cấu trúc vĩ mô nền kinh tế và các điều chỉnh về chính sách công, nền kinh tế năm 2014 của Việt nam có thể xuất hiện hy vọng về việc dần dần đi vào ổn định.

Ông nói: "Hy vọng là những chính sách mà người ta làm, những chính sách lấy lại lòng tin và đẩy mạnh tái cơ cấu, khả năng hy vọng nền kinh tế dần dần ổn định và đi vào quỹ đạo hơn...

"Còn hy vọng có những đột biến thì không có, và người ta cũng thấy những chỉ tiêu chính về tăng trưởng, lạm phát và một số chỉ tiêu khác na ná năm 2013, nhưng về chất, có thể trong tái cấu trúc do nhiều sức ép nội tại và bên ngoài, buộc phải tái cấu trúc thì dần dần đi vào quỹ đạo hơn."

Riêng về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua mà tổng giá trị bề ngoài được công bố là trên hai mươi tỷ USD, ông Thọ lưu ý:

"Xuất khẩu cũng không phải là thành tích nổi trội lắm bởi vì xuất khẩu thực ra người ta đã nghiên cứu hơn 20 tỷ đô-la xuất ấy chủ yếu là xuất hộ khối doanh nghiệp nước ngoài, cũng không phải là bức tranh sáng, mà trong đó đặc biệt là Samsung chiếm phần lớn, chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu về điện thoại,

"Thế thì nhìn nền kinh tế thực của Việt Nam, hiện nay đang nổi lên một vấn đề là phải đánh giá nền kinh tế thực của Việt Nam, chứ không phải chỉ là qua các con số đó," nhà nghiên cứu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Theo BBC

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014

Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA 
Kinh tế Trung Quốc sẽ không tìm lại đà tăng trưởng 9-10% của quá khứ mà chỉ được 7% là mừng. Việt Nam cũng vậy, đà tăng trưởng trên 7% đã thấy từ 1995 đến năm 2007 sẽ không còn nữa, may lắm thì được 5%...
Ảnh chụp từ bên trong hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn
Trong chương trình đầu tiên của năm 2014, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vị trí kinh tế của Việt Nam đặt vào bối cảnh kinh tế toàn cầu. Bối cảnh ấy là gì? Đâu là những đổi thay so sánh với tình hình của những năm trước? Những đổi thay ấy có gì là thuận lợi hay lại tạo thêm vấn đề mới cho kinh tế Việt Nam? Xin kính mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa....


Liều thuốc đổ bệnh

Khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh. -Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong buổi phát thanh đầu năm 2014 của mục Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, chúng tôi được biết là ông phụ trách tiết mục này từ năm đầu tiên hoạt động của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát thanh vào ngày Tết Đinh Sửu năm 1997, với mục đích phân tích vấn đề kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, nhất là Châu Á, với những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học được từ các quốc gia khác.

Trong buổi phát thanh đầu năm và với tinh thần vừa tổng kết tình hình đã qua vừa đưa ra những dự đoán cho năm tới, chúng tôi xin đề nghị ông phân tích cho thính giả của chúnh ta hoàn cảnh của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới. Xin ông trước hết nói về bối cảnh đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 2014 đánh dấu bước ngoặt của kinh tế toàn cầu sau sáu năm khá đặc biệt kể từ nạn Tổng suy trầm năm 2008. Trong giai đoạn suy trầm chung của thế giới, nhiều biện pháp kích thích khá bất thường đã được đưa ra, đứng đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bây giờ, các biện pháp sẽ lần lượt được thu hồi, nên những gì đã thấy trước đây sẽ không còn nữa và đấy là điều các nước, kể cả Việt Nam, nên tự chuẩn bị để tránh bị biến động bât ngờ.

 Về bối cảnh chung thì trong năm 2014, kinh tế toàn cầu ra khỏi suy trầm nhưng chưa tìm lại tốc độ tăng trưởng tốt đẹp thời trước năm 2007. Như Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo đà tăng trưởng 2013 là gần 3% và qua năm 2014 là 3,6% thay vì hơn 5% như trước. Chi tiết đáng chú ý là định chế này đã sáu lần giảm thấp dự báo vì thực tế không được sáng sủa như họ đã tính. Điều ấy cho thấy người ta rất khó đoán một cách chính xác và vẫn nên chờ đợi nhiều bất trắc.

Chuyện thứ hai về bối cảnh, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật đã có chỉ dấu hồi phục dù chưa mạnh. Trong khối này, Hoa Kỳ dẫn đầu với đà tăng trưởng có thể mấp mé 3%. Ngược lại, các nền kinh tế đang lên không được khả quan như vậy, đứng đầu vẫn là Trung Quốc với đà gia tăng từ mức 7,8% bị đánh sụt xuống 7,3%. Trong khung cảnh đó, đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở khoảng 5,4%, so với bình quân là hơn 7% trong những năm từ 1995 đến 2007 thì đấy là vấn đề.

Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì dù tình hình chưa thật tốt đẹp, hai nền kinh tế dẫn đầu vẫn lần lượt thu hồi các biện pháp kích thích, vì sao lại như vậy và ảnh hưởng của điều ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như chúng ta có trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh.

Từ sáu năm qua, Mỹ tăng chi và đi vay để kích thích kinh tế khiến gánh nợ của quốc gia tăng từ 62% lên tới 100% của Tổng sản lượng GDP và gây khủng hoảng chính trị về bội chi ngân sách mà kỳ trước chúng ta nhắc tới như một rủi ro của Hoa Kỳ. Song song, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cắt lãi suất tới số không và bơm ra một lượng tiền cao gấp ba so với sáu năm trước. Biện pháp bất thường, quá mạnh và kéo dài quá lâu có thể thổi lên bong bóng đầu tư nên sẽ phải được thận trọng thu hồi khi tình hình thất nghiệp có cải thiện.

Vũ Hoàng: Xin ông cho hỏi ngay một câu về nguy cơ đổ bệnh của biện pháp này là gì? 
Ảnh chụp bên bờ sông Sài Gòn
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãi suất duy trì quá thấp và quá lâu dễ thổi lên bong bóng mà lại không khuyến khích tiết kiệm vì được tiền lời quá ít. Quan trọng hơn vậy, biện pháp bơm tiền có nâng lợi tức của các hộ gia đình tới 60% trong sáu năm qua mà kinh tế lại chẳng tăng nhiều như vậy và thất nghiệp chưa giảm. Điều ấy có nghĩa là người có tiền hoặc giới đầu tư thì lời lớn mà thành phần trung lưu và người nghèo vẫn chưa khá. Liều thuốc có thể đổ bệnh vì thổi lên bong bóng về kinh tế và gây bất công về xã hội. Một quốc gia thuộc loại dân chủ nhất, đang có một đảng lãnh đạo theo xu hướng xã hội mà lại gặp vấn đề này thì đấy cũng là điều nên suy ngẫm khi liên tưởng đến trường hợp Việt Nam.

Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua trường hợp Trung Quốc mà ông đã nhiều lần nhắc tới. Xứ này đã kích thích kinh tế ra sao và đang gặp vấn đề gì mà phải giảm dần việc kích thích đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trường hợp Trung Quốc lại còn tệ hơn thế vì đã chẳng có dân chủ mà chiến lược kinh tế của một đảng xưng danh xã hội chủ nghĩa còn đào sâu bất công xã hội trong khi gây thất quân bình trầm trọng trong cơ chế. Về biện pháp kích thích, Trung Quốc đã ào ạt bơm tiền vào kinh tế qua ngả tín dụng và lượng tiền lưu hành đã tăng thêm hơn 170%, là con số kinh hoàng nên dễ thổi lên lạm phát. Đó là nói về lượng, về phẩm thì những kênh bơm tiền lại không phân minh và khó kiểm kê rủi ro, bên trong là khối tín dụng của ngân hàng chui. Đa số khách nợ lại là doanh nghiệp nhà nước và công ty đầu tư của chính quyền địa phương. Vì vậy, kinh tế Trung Quốc bị nguy cơ khủng hoảng tài chính, đi cùng lạm phát và bể bóng đầu tư nên chính quyền Bắc Kinh đã có quyết định nâng lãi suất để giảm dần lượng tín dụng bơm ra. Chi tiết cần nhớ hơn cả là biện pháp kích thích lớn lao ấy không đóng góp gì cho đà tăng trưởng bền vững và từ năm nay trở đi, lãnh đạo còn phải chuyển hướng và điều chỉnh lại toàn bộ cơ chế.

Viễn ảnh kinh tế năm 2014 

Viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn. -Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Thưa ông, trong bối cảnh chung như vậy, tương lai rồi sẽ ra sao kể từ năm nay? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng nếu kể từ năm 2008, người ta đã kích thích kinh tế trong sáu năm liền với lượng tiền rất lớn thì khi cần thu hồi, biện pháp đảo ngược sẽ khó hoàn tất êm thắm qua vài năm ngắn ngủi mà có thể kéo dài bảy tám năm, thậm chí cả chục năm. Đấy là lẽ thứ nhất để mình nhìn ra chuyện lâu dài. Trong ngắn hạn thì khi hai đầu máy kinh tế của thế giới cùng xiết lại lượng tiền đã bơm ra và nâng lãi suất thì các thị trường thế giới đều dễ bị biến động.

Cụ thể là vì lãi suất quá rẻ tại Mỹ, tư bản từ thị trường Hoa Kỳ đã chảy qua nhiều xứ khác, kể cả Việt Nam, có khi là dưới dạng người ta gọi sai là "kiều hối". Khi lãi suất tăng bên Mỹ thì đô la lên giá và dòng tiền nóng chảy ngược về Mỹ nên vừa có tác dụng suy trầm sản xuất cho xứ khác, vừa gây rủi ro khủng hoảng về ngoại hối. Vì thế, viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn.

Sau cùng, dù ngần ngại đưa ra dự báo, tôi vẫn nghĩ là các nước đang phát triển tại Á Châu đều có chung một xu hướng là tích trữ vàng. Cho nên dù giá vàng thế giới có hạ từ năm 2012 làm nhiều mỏ vàng bị lỗ và đóng cửa, số cầu về vàng của các quốc gia này vẫn tăng. Từ năm 2014, vì Hoa Kỳ sẽ xiết tiền, các nước bị chấn động về ngoại hối và còn gặp nguy cơ lạm phát nên vàng vẫn là phương tiện tàng trữ tài sản được họ chiếu cố. Điều ấy có nghĩa là giá vàng sẽ tăng trong nhiều năm tới và tôi cho là tăng mạnh vì nhiều mỏ vàng đóng cửa đã làm giảm số cung.

Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại chuyện Việt Nam trong bối cảnh dài kể từ năm 2014 trở đi. Thưa ông, Việt Nam nên chú ý đến những điều gì khi thế giới chung quanh đang xoay chuyển như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được nhắc lại là trong giai đoạn lâu dài đó, kinh tế Trung Quốc sẽ không tìm lại đà tăng trưởng 9-10% của quá khứ mà chỉ được 7% là mừng. Việt Nam cũng vậy, đà tăng trưởng trên 7% đã thấy từ 1995 đến năm 2007 sẽ không còn nữa, may lắm thì được 5%. Người ta có thể rút tỉa được những điều gì trong khung cảnh đó?

Thứ nhất và như diễn đàn này của chúng ta nhiều lần trình bày, mọi quốc gia nghèo đói đều có cơ hội tăng trưởng cao nếu chuyển hướng kinh tế theo quy luật tự do hơn và nếu học hỏi được từ các quốc gia tiên tiến. Nhờ vậy, xứ nào cũng hy vọng vươn lên từ quá khứ lầm than và lầm lạc, nhưng chỉ được trong mươi mười lăm năm là cùng. Việt Nam đã có cơ hội đó kể từ năm 1995.

Thứ hai, khi có cơ hội gọi là "cất cánh" như vậy, các nước đang lên phải nhìn vào phẩm chất của tăng trưởng và tạo điều kiện phát triển vững bền hơn, qua việc cải tổ cơ chế lạc hậu cũ. Đa số các nước đi sau lại không như vậy mà cứ tưởng đà tăng trưởng này sẽ kéo dài, vì vậy, dù mức sống người dân có cải thiện so với ngày trước, cả nước vẫn chưa vươn lên trình độ gọi là có lợi tức cao, như các nước tiên tiến khác. Họ rơi vào cái bẫy của lợi tức trung bình, chỉ là loại quốc gia trung bình. Việt Nam gặp tình trạng đó và nếu không rút tỉa bài học thì ở lại đó khá lâu.

Vũ Hoàng: Ông giải thích thế nào về hoàn cảnh này của Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau cả chục năm sai lầm với ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chỉ đổi mới từ năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã, đấy là điều đáng tiếc nếu so với các lân bang. Sau đó, Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN và tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995 và quả nhiên là bắt đầu cất cánh với tốc độ tăng trưởng hơn 7%. So với quá khứ của mình thì đấy là một thay đổi tốt đẹp hơn nhưng so với các nước Đông Á thì chưa là gì cả.

Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ vào năm 2001 rồi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, Việt Nam có nhiều cơ hội cải cách dứt khoát hơn trên cái trớn cao hơn, mà lại để hụt. Kết quả là một sự hồ hởi sảng vào năm 2008 với nhiều đợt khủng hoảng về giá cả và ngoại hối, khi thế giới lại bị Tổng suy trầm. Mãi đến năm 2011 Việt Nam mới chịu công nhận là phải sửa sai, nhưng việc tái cơ cấu ba lĩnh vực kinh tế được để ra từ hai năm qua vẫn tiến hành quá chậm, trong khi nền kinh tế lại tích lũy thêm nhiều vấn đề mới trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước và y như Trung Quốc, lại có tình trạng bất công cao hơn.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, ông tổng kết và dự đoán thế nào về tình hình năm 2014 này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đầu tiên, so với thế hệ lãnh đạo thời cách mạng thì lớp người lãnh đạo ngày nay không ác bằng mà lại giỏi kiếm tiền hơn. Đấy không là một lời khen hay một chuyện đáng mừng vì người dân xứng đáng có một tương lai khác. Trong giai đoạn sắp tới, tình trạng sa sút của Trung Quốc khi họ phải chuyển hướng có tạo ra cơ hội thuận tiện hơn cho Việt Nam, là điều ta sẽ tìm hiểu thêm trong những kỳ tới, với điều kiện là lãnh đạo kinh tế của Việt Nam phải cải cách nhanh hơn Trung Quốc. Cải cách như thế nào thì quốc tế đã nói tới và tôi nghĩ rằng giới cầm quyền cũng biết, nhưng mình cũng sẽ nhắc lại.

Rốt cuộc, Việt Nam sẽ qua thời kỳ tăng trưởng thấp hơn trước, theo kiểu mình hay nói là "ăn ít no lâu". Đầu năm mới, tôi xin kính chúc là đảng ăn ít hơn, cho người dân được no lâu hơn.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi này và xin hẹn tuần tới sẽ lần lượt tìm hiểu về những cơ hội và  thách thức cho kinh tế Việt Nam.

Giảm tiếp lãi suất vay, ổn định vị thế đồng tiền Việt Nam

Giảm tiếp lãi suất vay, ổn định vị thế đồng tiền Việt Nam
Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như dư luận, năm 2013 không bớt nóng với lĩnh vực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực, kiên định trong điều hành, nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Nhìn lại và chia sẻ thông điệp đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Sau khi đã vượt qua được những áp lực và đạt được những thành công nhất định, điều chúng tôi - Ngân hàng Nhà nước “chiêm nghiệm” được là, nếu chúng ta làm chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân thì sẽ còn nhiều áp lực, trăn trở. Nhưng khi chúng ta đã đáp ứng được thì người dân tin tưởng và sẽ đồng tình ủng hộ.

Vừa qua, NHNN có cuộc khảo sát về tâm lý và kỳ vọng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thì thấy rằng các tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm 1-2% tùy lĩnh vực. Kế hoạch năm 2014, đối với ngành Ngân hàng là tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 12-14%, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Không khuyến khích cho vay dưới chuẩn.

Lãi suất năm 2014 cơ bản giữ như mặt bằng lãi suất năm 2013, nếu CPI có tín hiệu CPI thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có điều chỉnh phù hợp. Lãi suất cho vay sẽ trên cơ sở khả năng tài chính của từng ngân hàng và sẽ có mức lãi suất phù hợp hơn với từng DN. Về tỷ giá năm 2014, sẽ điều chỉnh không quá 2%. Năm qua, NHNN chủ động điều chỉnh tăng hơn 1%. Hiện nay, tỷ giá thị trường 21.100 VND/USD thấp hơn tỷ giá NHNN mua vào, thị trường đang điều chỉnh theo NHNN.

Xuyên suốt trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ năm 2011 đến nay và cho những năm tới là luôn giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam và nâng cao vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các kênh đầu tư. Đến nay, chúng ta đã thành công một bước vững chắc và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc ổn định giá trị và nâng vị thế của VND.

Trong 2 năm vừa qua, những ai có tiền gửi bằng VND vào hệ thống ngân hàng đều có lãi và rất an toàn. Do vậy, với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới, nếu người dân nào đã có tiền gửi VND, nên tiếp tục gửi. Người dân nào còn đang băn khoăn, chúng tôi đề nghị hãy nên gửi VND vào hệ thống ngân hàng. Vì đây thực sự là kênh đầu tư an toàn nhất và đảm bảo được quyền lợi của người gửi.

Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng là quá trình kéo dài liên tục trong nhiều năm. Khi đã xử lý được những ngân hàng là những mắt xích yếu nhất thì chúng ta dần nâng cấp nó lên. Nhưng so với các quy định mới về hoạt động ngân hàng của chúng ta hiện nay thì còn phải tiếp tục “cuốn chiếu” quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, để đảm bảo rằng, những mục tiêu trung hạn đến năm 2015 và dài hạn là năm 2020 của Đề án được hoàn thiện. Niềm tin vào VND được củng cố khiến nguồn vốn huy động bằng VND tại các ngân hàng tăng mạnh”.

VietinBank: Tín dụng tăng, nợ xấu giảm

Theo ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch HĐQT VietinBank, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2013, ngân hàng này vẫn đạt những kết quả rất khả quan: Giá trị tổng tài sản tăng 13%; tín dụng tăng 11%; nợ xấu giảm, còn 0,9%; lợi nhuận đạt 7.700 tỷ đồng, cao nhất ngành ngân hàng. Thu nhập của khoảng 20.000 cán bộ nhân viên VitinBank được giữ vững. Ngân hàng dành 1.000 tỷ đồng để làm công tác an sinh xã hội.

Khánh Huyền
Tiền Phong

10 dự báo kinh tế thế giới 2014

10 dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới 2014

(Dân trí) - Năm 2014 đã chính thức gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Liệu trong năm tới kinh tế toàn cầu sẽ ra sao sau một năm 2013 khá trắc trở? Sau đây là 10 dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới.

Kinh tế Mỹ sẽ dần tăng tốc trong năm tới

Nariman Behravesh, kinh tế gia trưởng của IHS – một tập đoàn nghiên cứu kinh tế quốc tế danh tiếng, từng chính xác trong 9/10 dự báo về kinh tế thế giới 2013. Do vậy trước thềm năm mới 2014, những dự báo của ông rất được phố Wall chú ý. Và sau đây là 10 dự đoán của chuyên gia này về kinh tế toàn cầu trong năm nay.

1. Tăng trưởng của Mỹ dần tăng tốc
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong năm 2013 bị hụt hơi bởi động thái thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài khóa. Trong năm nay, những tác động đó sẽ giảm đi rất nhiều, nhất là khi nhìn vào dự luật ngân sách mà quốc hội Mỹ thông qua. Do đó những sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ được bộc lộ nhiều hơn. Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục được cải thiện cũng như hiệu ứng từ sự bùng nổ khác thường của ngành dầu mỏ và khí đốt
IHS cũng nhận định tốc độ chi tiêu đầu tư sẽ tăng tốc, khiến nó trở thành một động lực tăng trưởng của năm 2014. Và tăng trưởng đều đặn của tiêu dùng cũng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của kinh tế Mỹ, dự kiến đạt khoảng 2,5% trong năm 2014 thay vì chỉ 1,7% trong năm 2013.

2. Châu Âu sẽ tiếp tục hồi phục nhưng rất chậm

Cho dù vẫn còn những dấu hiệu thiếu tích cực, đà phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục. Nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường lao động dần ổn định, các quan chức châu Âu ít chú tâm hơn vào các biện pháp kinh tế khắc khổ, sức mua được cải thiện do lạm phát cực thấp, sức cạnh tranh lớn hơn ở các thành viên ngoại vi và sự tin tưởng lớn hơn vào năng lực kiểm soát khủng hoảng nợ của các chính trị gia châu Âu, sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức 0,8% trong năm tới.
Dù có những xu hướng tích cực, một số quốc gia như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha sẽ vẫn gặp khó khăn trong việc trở lại mức tăng trưởng dương. Trong khi đó Đức và Anh năm tới sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn năm 2013
Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới
Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới

3. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn được duy trì

Sau khi trượt xuống mức thấp đầu năm 2013, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc nhờ gói kích thích mini từ chính phủ. IHS nhận định kinh tế nước này sẽ tăng nhẹ lên 8% trong năm 2014, so với mức 7,8% năm 2013. Sẽ có những gói kích thích vừa phải được tung ra nếu tăng trưởng xuống dưới 7,5%, và quy mô của chương trình này sẽ tăng mạnh nếu tăng trưởng xuống dưới 7%.
Thách thức lớn hơn cả đối với tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là trong trung hạn, bởi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cũng như hậu quả của tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, bao gồm một đợt bong bóng nhà đất mới và nợ tiếp tục tăng.

4. Các thị trường mới nổi khác cũng sẽ tươi sáng hơn chút ít

Môi trường toàn cầu mà các nền kinh tế mới nối đối mặt sẽ thân thiện hơn so với 3 năm vừa qua. Tăng trưởng từ Mỹ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn chút ít trong khi châu Âu không còn là lực kéo lùi kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu từ các thị trường mới nổi sẽ trở thành một động lực tăng trưởng.
IHS dự báo tăng trưởng GDP thực sự ở những nước này sẽ đạt 5,4% trong năm 2014, cao hơn con số 4,7% của năm 2013, với điều kiện việc Mỹ cắt giảm chương trình kích thích kinh tế sẽ chỉ có tác động khá nhỏ.
Tuy nhiên, khả năng các nền kinh tế mới nổi trở lại thời kỳ tăng trưởng cao như những năm 2000 là khó xảy ra, trừ khi chính phủ các nước này có thêm nhiều cải cách về cấu trúc giúp tăng năng suất, phẩn bổ vốn hiệu quả hơn và thúc đẩy tiềm năng tẳng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao
5. Thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn ở mức cao
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ giảm từ mức 8,1% năm 2013 xuống 7,9% trong năm 2014. Các biện pháp gia tăng năng suất nhờ cải tiến công nghệ ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tuyển dụng ít đi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí hoạt động.
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp được dự báo giảm từ mức 7,4% trong năm 2013 xuống 6,6% trong năm 2014, chủ yếu do sự sụt giảm trong tăng trưởng lực lượng lao động chứ không phải do tăng trưởng việc làm. Tại Eurozone, thất nghiệp vẫn sẽ duy trì ở gần mức cao kỷ lục.
6. Giá hàng hóa sẽ ít biến động, lạm phát vẫn thấp
Trong năm tới, sự gia tăng dần dần nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa sẽ bị khỏa lấp bởi sản lượng tăng hoặc tồn kho lớn. Điều đó có nghĩa là giá hàng hóa trong năm tới hầu như không đổi so với 2013.
Sự yếu ớt của các thị trường hàng hóa, cùng với tình trạng dư thừa lao động và sản phẩm sẽ khiến CPI tại các nền kinh tế phát triển năm 2014 ở dưới mức 2%. Rủi ro ở đây sẽ là khả năng lạm phát tiếp tục giảm, như đã xảy ra từ năm 2011 đến nay. IHS dự báo áp lực lạm phát tăng tại các thị trường mới nổi từng xuất hiện thời gian qua sẽ bị đảo ngược.
7. Fed sẽ giảm kích thích kinh tế, các NHTW khác có thể bơm thêm tiền
Fed sẽ bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu trước tháng 1/2014 (Fed quả thực đã giảm chương trình kích thích kinh tế từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng từ cuối tháng 12/2013 – NV) trong khi vẫn giữ các lãi suất chủ chốt không đổi cho đến đầu 2015.
Tương tự, IHS kỳ vọng NHTW Anh sẽ không tăng lãi suất trước giữa năm 2015. Trong khi đó, với tình hình tăng trưởng yếu tại eurozone, NHTW châu Âu có thể cảm thấy cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cuối năm 2013, một số NHTW các thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất, nhưng với việc áp lực lạm phát suy yếu, họ có thể giữ nguyên hoặc một vài nước sẽ nới lỏng chính sách.
8. Trở lực từ chính sách tài khóa sẽ giảm bớt
Với việc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đạt được sự nhượng bộ về chính sách tài khóa, IHS nhận định trở lực từ chính sách tài khóa Mỹ sẽ giảm đáng kể trong năm tới. Một trong những biểu hiện đó là thâm hụt ngân sách liên bang không đổi (ở mức dưới 700 tỷ USD), sau khi đã giảm mạnh từ mức 1300 tỷ USD năm 2011.
Điều tương tự sẽ diễn ra tại châu Âu. Sau khi giảm mạnh 3 năm qua, thâm hụt ngân sách nhiều nước Tây Âu sẽ giảm chậm lại trong năm tới do đã gần đạt các ngưỡng bền vững trong tương quan với GDP. Nhiều nền kinh tế gặp khủng hoảng tại Eurozone sẽ có thêm chút thời gian để đáp ứng các mục tiêu về tài khóa.
USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác
USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác
9. Đồng USD sẽ lên giá so với hầu hết các ngoại tệ khác
Có hai xu hướng quan trọng đẩy giá USD tăng. Trước hết tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn và khoảng cách tăng trưởng so với các nền kinh tế phát triển khác sẽ nới rộng. Hai là, hầu như chắc chắn Fed sẽ ngừng hoàn toàn việc kích thích kinh tế sớm hơn các NHTW khác. Điều này sẽ tác động tới đồng Euro và Yên Nhật, và đẩy đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác giảm giá.
Do các thị trường tài chính đã lường trước việc Fed cắt giảm kích thích kinh tế, tác động của việc này sẽ nhỏ hơn những gì từng xảy ra trong mùa Hè 2013. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có lẽ là đồng tiền chính duy nhất tăng giá so với USD trong năm tới.
10. Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoái
Những năm gần đây, NHTW tại Mỹ, Eurozone và Nhật đã cho thấy khả năng tích cực trong giải quyết khủng hoảng, và do vậy loại trừ được một vài trở ngại với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này giúp nguy cơ rủi ro chuyển từ tiêu cực sang cân bằng.
Trong năm tới, có thể thế giới sẽ bị ngạc nhiên nhiều hơn bởi các vấn đề tăng trưởng hơn là suy thoái. Tất nhiên những tác động bất lợi tiềm tàng vẫn hiện hữu, như bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, chính sách tài khóa bất lợi hay những tin tức kém tích cực từ các thị trường mới nổi…
Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy tăng trưởng mạnh hơn dự báo tại Mỹ, Anh và Đức. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng. Tăng trưởng mạnh hơn tại một số nền kinh tế chủ chốt của thế giới cũng sẽ giúp kinh tế toàn cầu phục hồi.
Thanh Tùng
Theo IHS

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Kinh tế Việt Nam 2014 đứng trước nhiều kỳ vọng

Kinh tế Việt Nam 2014 đứng trước nhiều kỳ vọng
Năm 2013 khép lại với nhiều vui buồn lẫn lộn khi lạm phát được kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp. Sang 2014, tình hình được kỳ vọng sẽ sáng sủa hơn, song bội chi và nợ công sẽ là điểm lưu tâm đặc biệt.
PGS-TS Đào Văn Hùng cho rằng mục tiêu
tăng trưởng 5,8% có thể thực hiện được.
Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là các nước đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn mờ nhạt, tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại cũng chưa được giải quyết triệt để như hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, nợ xấu ngân hàng đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trong bối cảnh trên, số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó mức tăng trưởng của quý sau luôn cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%; quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%) và được đánh giá cao hơn năm 2012.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 tăng khoảng 6,04% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. CPI tăng thấp phần lớn do kết quả điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm soát được lạm phát, thêm vào đó giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ...

Tuy nhiên, so với mục tiêu tổng quát đề ra, kinh tế năm 2013 mới hoàn thành một vế là “lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012”, còn yếu tố “tăng trưởng ổn định” vẫn được đánh giá là chưa vững chắc.

Tăng trưởng cao hơn nhưng đây vẫn là năm thứ ba liên tiếp không hoàn thành mục tiêu. Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam cũng thiếu bền vững khi dựa nhiều vào vốn và lao động. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đóng góp của vốn và lao động trong tăng trưởng GDP luôn ở mức cao như năm 2011 lần lượt là 55,5% và 26,2%; năm 2012 là 59,2% và 30,9%; năm 2013 là 55,8% và 17,1%.

Đóng góp lớn vào tăng trưởng năm qua là khối doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi xuất siêu tới 14 tỷ USD, thu hút được 21,6 tỷ USD. Nhân tố chính giúp thu hút được dòng vốn ngoại này chính là nguồn lao động dồi dào và nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, một bất cập được chỉ ra là năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng giảm. Theo cơ quan thống kê, năng suất lao động giai đoạn 2001 - 2010 chỉ tăng 4,3%, thấp hơn so với mức 5,2% thời kỳ 1991-2000. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam cũng thua kém, chẳng hạn thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản 135 lần. Năng suất lao động tăng thấp hơn mức tăng lương sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng.

Lạm phát giữ ở mức thấp song nguy cơ tăng cao trở lại vẫn tiềm ẩn khi mức tăng thấp năm qua chủ yếu do thắt chặt chính sách tài khóa, tổng cầu nền kinh tế yếu. Thời gian tới, giá cả hàng hóa có thể phải chịu các cú sốc từ việc các hàng hóa cơ bản trong nước được điều chỉnh theo giá thị trường, lạm phát từ yếu tố tiền tệ cùng lúc có thể xuất hiện sau độ trễ nới lỏng bội chi ngân sách, tăng nợ công.

Bên cạnh đó, một điểm nghẽn quan trọng chưa được giải quyết triệt để những năm qua chính là nợ xấu. Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được thành lập đang tiến hành mua nợ của các nhà băng nhưng còn vướng mắc về cơ chế xử lý. Với thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, giải quyết nợ xấu cũng phải mất thời gian chứ không thể xử lý trong ngắn hạn.

Kinh tế tăng trưởng thấp, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chinh sách, giải pháp nhằm khơi thông tín dụng nhưng các doanh nghiệp chưa thoát khó khăn. Ước tính năm 2013, cả nước có khoảng 60.737 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng 10% nhưng quy mô vốn bình quân lại giảm đi, từ mức 6,68 tỷ đồng một doanh nghiệp năm 2012 xuống còn 5,18 tỷ đồng.

Đặc biệt, 2013 là một năm đầy khó khăn cho ngành tài chính khi viễn cảnh hụt thu liên tục được đưa ra tại các hội nghị. Dù đến phút chót, Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách đã hoàn thành sít sao kế hoạch, song con số “bù” để đạt dự toán cũng không phải là khoản thực thu mà chỉ là những khoản điều tiết. Do vậy, không thể phủ nhận việc kinh tế trì trệ, số lượng doanh nghiệp thua lỗ gia tăng, nợ đọng lẫn nhau, nợ thuế nhà nước lớn đang tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến cân đối ngân sách mong manh.

Khép lại bức tranh kinh tế 2013 với cả gam màu sáng và tối, sang năm 2014, dự báo kinh tế thế giới thuận lợi hơn và môi trường vĩ mô trong nước dần đi vào ổn định, kinh tế Việt Nam kỳ vọng có nhiều cải thiện đáng kể. Hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2014 là 5,71% với xác suất xảy ra tương đối cao và trong điều kiện tốt nhất có thể đạt 6,18%. Do vậy, đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% do Quốc hội đặt ra là hoàn toàn có khả năng nếu Việt Nam tận dụng những thuận lợi trong mở rộng thương mại và thu hút các nguồn vốn bên ngoài.

Tuy nhiên, trọng tâm của năm 2014 vẫn sẽ là bội chi ngân sách và nợ công.Tình trạng thâm hụt ngân sách cao xảy ra trong thời kỳ kinh tế khó khăn khiến Chính phủ buộc phải tìm cách bù đắp thông qua vay nợ, phát hành thêm trái phiếu bổ sung. Kế hoạch đã được Quốc hội thông qua khi cho phép nâng trần bội chi từ 4,8% lên 5,3% cho năm 2013-2014 và chấp thuận phát hành bổ sung 170.000 tỷ đồng trái phiếu giai đoạn 2014-2016 để có thêm nguồn tiền cho đầu tư phát triển.

Vay nợ của Chính phủ gia tăng cũng khiến tỷ lệ nợ công tăng nhanh. Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ công so với GDP đã là 57,3%. Mặc dù nợ công hiện tại chưa vượt qua ngưỡng 65% GDP mà Quốc hội đã thông qua, song hệ số an toàn nợ của Việt Nam đang giảm do phần trả lãi và chi phí ngày càng lớn, trong khi quy mô dự trữ ngoại hối so với tổng nợ thấp. Dịch vụ nợ có nguy cơ tăng do Việt Nam ngày càng phải vay với lãi suất kém ưu đãi hơn khi bị xếp ra ngoài nhóm các nước thu nhập thấp. Ngoài ra, những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang trở thành mối lo lớn đến tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Do vậy, trong bối cảnh này cần đẩy mạnh tái cơ cấu thu-chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là giám sát chặt chẽ hơn các khoản mục trong chi tiêu công, lấy hiệu quả là mục tiêu chủ yếu, xác định chi phải trên cơ sở nguồn thu, tăng cường kỷ luật tài chính, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Đồng thời, Chính phủ cần đánh giá lại đầy đủ và chính xác tổng số dư nợ công, dư nợ chính phủ và dư nợ quốc gia, bảo đảm an toàn trong giới hạn cho phép và phản ánh đầy đủ, toàn diện các nguồn lực vào cân đối ngân sách nhà nước, kiên định mục tiêu giảm dần bội chi, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Việc áp dụng Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ vào ngày 1/6/2013 sẽ làm tăng chất lượng hoạt động cũng như minh bạch hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiến dần tới chuẩn mực quốc tế. Song, không thể tránh khỏi một số ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện thông tư này.

Tái cơ cấu kinh tế cũng luôn được thực hiện trong các năm qua và đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái, các vấn đề tái cơ cấu càng được nhắc đến nhiều hơn với mong muốn là nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng. Chính phủ đã đặt ra ba trọng tâm và ba đột phá chiến lược phù hợp trong điều kiện kinh tế hiện nay và nhiệm vụ là sẽ phải kết hợp đồng bộ để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc nhiều vào tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Giải quyết đươc vấn đề này sẽ tạo thêm động lực cho tăng trưởng và hiệu quả nền kinh tế sẽ tốt hơn.

PGS-TS Đào Văn Hùng
Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển
Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia