Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Bài viết hay(719)

Buổi hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo dục tới cho phụ nữ PakistanHumaira Bachal, cô gái trẻ mang tri thức tới cho trẻ em Pakistan
Vào tháng Tư năm nay, tại trung tâm Lincoln ở thành phố New York, Mỹ, đã diễn ra sự kiện Phụ nữ tại Hội nghị Thế giới năm 2013. Tại đây, người ta thấy có sự góp mặt của nhiều nhân vật nữ tên tuổi như Oprah Winfrey, Hillary Rodham Clinton, Angelina Jolie, Meryl Streep, cùng rất nhiều những người phụ nữ khác thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng đến để thảo luận về quyền của phụ nữ, giáo dục, chính trị, bạo lực, và những câu chuyện về sự vượt khó để thành công. Đại diện từ Pakistan là nhà làm phim giành giải Oscar Sharmeen Obaid Chinoy và hai người phụ nữ trẻ khác. Họ cùng tham gia vào buổi hội thảo mang tên ‘The Next Malalas’ (Những Malala kế tiếp).Buổi hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo dục tới cho phụ nữ Pakistan.
  Trong tinh thần quả cảm của cô gái 15 tuổi Malala Yousafzai, nhà làm phim Obaid-Chinoy, đồng thời là thành viên buổi hội thảo, đã trình chiếu bộ phim tài liệu của bà mang tên: Humaira: The Dream Catcher (Humaira: Người nắm bắt giấc mơ). Nhân vật chính của bộ phim là một cô gái dũng cảm vượt qua những cản trở về văn hóa không cho phụ nữ tới trường ở Pakistan, và mặc kệ những nguy hiểm rình rập vây quanh, để đưa con chữ tới cho phụ nữ Pakistan bằng cách tự mở trường dạy học năm 13 tuổi. Nhân vật này không ai khác mà chính là một trong hai người phụ nữ trẻ, cũng đến từ Pakistan, tham dự buổi hội nghị này cùng với bà, cô Humaira Bachal.
  Cha mẹ của cô Humaira đến với nhau khi cả hai đều đã có bốn người con riêng của mình. Humaira là người con chung đầu tiên của họ. Khi cô ra đời, cả gia đình họ vừa mua một mảnh đất và cất một căn lều tại thị trấn Thatta ở Sindh, Pakistan. Cha cô, ông Mohammad Bachal, là một tài xế xe tải, còn mẹ cô, bà Zainab Bibi, ở nhà đan lát. Khi Humaira được ba tuổi, cô được gửi tới nhà trẻ và cô là bé gái đầu tiên trong gia đình được đi học một cách chính thức. Khi đó, cha cô đã phải nhượng bộ khi mẹ cô và người con trai út riêng của bà là Shakeel, sau khi được ảnh hưởng từ những người bạn có tư tưởng tiến bộ ở Thatta, đã năn nỉ ông để cô được tới trường. Vì những người chị gái khác đều không sống chung ở đó nên người anh trai Shakeel là người giúp Humaira và em gái của Humaira là Tahira, mặc quần áo, chải tóc, và đưa cả hai tới trường. Tahira sau này cũng là một trong số những người giúp Humaira mở lớp dạy học.
  Cô Humaira nhớ lại những lần tới thăm làng của cha cô mỗi dịp nghỉ hè. Ở đó, cô nhớ cô thường hay chơi với một người em họ của cô khi đó mới một tuổi có tên là Munna. Một ngày, cậu bé Munna bị sốt và mọi người bảo Humaira hãy quay lại chơi sau. Chiều tối hôm đó, Humaira trông thấy những người phụ nữ tập trung quanh nhà, gào khóc, bởi lẽ cậu bé Munna đã chết. Cậu bé qua đời chỉ 15 phút sau khi uống thuốc. Lý do sau đó được tìm ra là thuốc mà cậu bé uống đã hết hạn. Cô nói rằng cô đã không thể chấp nhận được việc một người mẹ giết chết chính đứa con của mình, đứa con mà người mẹ đó đã rất yêu thương. Người mẹ đó đã giết cậu bé bởi vì bà không biết chữ.
  Kỷ niệm sâu đậm nhất của Humaira về thị trấn Thatta là cả gia đình cô phải rời khỏi đó một thời gian ngắn sau đám cưới của anh trai con riêng của mẹ cô. Cả gia đình cô đã dồn hết vốn liếng vào đám cưới với hy vọng sẽ nhận lại được chút gì đó dựa vào quà cưới. Nhưng không may sau đó, mưa lớn kéo dài liên tục. Phía vùng đất trong của tỉnh Sindh ngập chìm trong nước lũ. Gia súc mà khách được mời đáng ra sẽ tặng họ làm quà cưới đã bị cuốn trôi, mùa màng bị nhấn chìm. Đường xá biến mất, và thỉnh thoảng mới có người đến. Đám cưới vẫn diễn ra như dự tính nhưng gia đình cô lâm vào cảnh nợ nần.
  Cô Humaira kể lại rằng nhà cô đã phải hết đồ đạc trong nhà để trả nợ. Cho đến khi ngôi nhà mà họ đã xây cất bằng chính đôi tay của họ giờ hoàn toàn trống không, mẹ của cô đã nói rằng họ không thể sống ở đây nữa. Họ sau đó bán ngôi nhà và đất đai với giá 40,000 rupee, tương đương khoảng 380 đôla, để chuyển tới Moach Goth, Karachi sinh sống.
  Gia đình Humaira tới Karachi trong một chiếc xe tải với rất ít đồ đạc và không có tiền bạc. Họ không biết phải đi đâu. Ban đầu, họ tới sống với một người chú, mặc dù có một điều rõ ràng là họ không được chào đón ở đó. Sau đó, một người quen của gia đình cô có một mảnh đất ở đó nhưng họ không dùng tới nó, và ông ấy đã cho gia đình cô sống tại đó.
  Tất cả những người đàn ông trong nhà của cô lúc đó đều không có việc làm. Kể cả mẹ của cô cũng không biết phải đan lát cho ai. Thức ăn khan hiếm. Bản thân Humaira và em gái Tahira được gửi cho những người họ hàng luân phiên chăm sóc. Nhưng cuộc sống ăn nhờ ở đậu của Humaira không dễ dàng khi phải giặt quần áo, lau dọn đồ đạc, nhà cửa, nấu nướng, những cũng chỉ được ăn đồ ăn thừa. Ba tháng sau đó, khi mẹ cô tới thăm cô, cô đã bắt bà phải đưa cô về trở lại nhà.
Vì ở Moach Goth không có hệ thống cống thải, công việc đào hố xí cần người làm. Đây là việc mà giúp cho gia đình cô kiếm được khoản tiền lương hàng ngày. Bà Zainab, mẹ của cô, được mọi người biết tới là một người hào phóng khi sẵn sàng cho không củi nhóm lửa nếu có ai tới hỏi xin. Cô bé Humaira lúc đó với máu kinh doanh sẵn có đã nói với mẹ mình là tại sao chúng ta không bán số củi đó. Sau đó, cả gia đình cô đã cùng nhau tham gia vào công việc kiếm củi đem bán này với số tiền 2 rupee (2 cents hay 400 VND) một cân. Vào những ngày tốt, họ có thể gom được khoảng 100 cân.
Với số tiền kiếm được từ việc bán củi, cả Humaira và em gái được gửi tới học tại một trường công hồi giáo, chỉ cách đường chính vài cây số. Tiền học phải trả cho mỗi người là 250 rupee một tháng, tương đương hơn 2 đôla. Thoạt đầu, Humaira và em gái Tahira coi đi học là một hình phạt vì ở trường dạy bằng tiếng Urdu, trong khi họ chỉ biết nói tiếng Sindhi. Tới lớp họ thường bị đánh vì không theo kịp lớp và về nhà thì thường bị mẹ quát mắng vì than vãn về chuyện đi học. Nhưng dần dần, cả hai bắt đầu trở nên ham học, và Humaira có niềm đam mê đặc biệt với môn toán. Cả hai chị em thường tự đặt ra thử thách cho bản thân phải đứng trong top 3 ở lớp, và họ thường xuyên vượt qua thử thách đó.
Đến năm Humaira được 13 tuổi, cô chợt nảy ra một ý tưởng điên rồ. Cô kể lại: “Mẹ của tôi thường giúp chúng tôi sửa soạn đi học hàng ngày, buộc tóc cho chúng tôi, đeo hai chiếc cặp sách nặng hai cân lên lưng chúng tôi và tiễn chúng tôi đi học. Chúng tôi thường mất khoảng 20 phút đi bộ, nhưng trên đường đi, không có một đứa trẻ nào trong khu chúng tôi sinh sống cùng đi với chúng tôi cả. Thứ nhất, vì chúng không có tiền đi học. Thứ hai, ở đây, không có ai coi con gái là gì cả. Những ai sẵn sàng cho con gái đi học thì lại không có tiền đi học hay tiền mua sách, đồng phục. Lúc đó, khi tôi học lớp 6, tương đương lớp 8 ở Anh, tôi nghĩ rằng tôi là một ngôi sao lớn, tôi biết hết mọi thứ, vì thế tôi sẽ tự mình dạy học cho chúng.”Và như thế, ngôi trường của Humaira với tên gọi Dream Model Street School được bắt đầu năm 2001 chỉ với một chiếc bảng đen ngay tại nhà của cô. Ban đầu, Humaira dạy khoảng 10 người bạn cùng tuổi với cô, trong đó có bảy người là nữ. Cô bắt đầu dạy họ bảng chữ cái bằng tiếng Urdu và tiếng Anh, rồi sau đó tiến dần tới cách gọi tên đồ đạc. Cô lấy giấy trắng từ trong vở của chính mình để chia cho những người bạn, cho tới khi cô gặp rắc rối với giáo viên ở trường. Sau đó, bạn bè của cô đã đi khắp nơi xin mọi người cho giấy hoặc mua lại giấy vụn.

Tuy vậy, đến năm 2003, đội ngũ của Humaira đã thu nạp được hơn 150 đứa trẻ tới học. Vì số lượng học sinh quá đông, không ngồi đủ trong nhà của cô, vì thế mà những cô giáo trẻ đã quyết định sẽ đi thuê địa điểm. Họ chọn một mảnh đất rộng khoảng 22 mét vuông ngập ngụa trong những lớp bùn. Họ tự mình tu sửa lại lớp đất, dựng lên những cột gỗ, và căng những bao đựng bột mỳ làm mái che. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng họ cũng dựng thành công một lớp học tạm.
Khi họ chỉ vừa hoàn thành lớp sàn nhà từ món tiền quyên góp nhỏ thì một tổ chức từ thiện có tên Phúc lợi cho Trẻ em và Thanh niên ghé thăm. Một trong những sáng kiến của tổ chức là một chương trình dạy chữ tại nhà, và điều này có nghĩa là họ có thể cung cấp sách giáo khoa cho trường của cô Humaira. Và với họ, họ tiết kiệm được 1000 rupee một tháng và đồng nghĩa họ có thể trả được tiền thuê địa điểm.
Nhưng vào lúc này, việc đi học của chính cô trở thành một vấn đề khi trường của cô chỉ dạy tới lớp 8, còn thiếu hai năm để thi đại học. Humaira cũng đã không được cha cô cho phép để học lên cao hay đi học xa nhà. Vậy là với sự hợp sức của mẹ mình, cô đã bí mật đi học tại trường trung học nữ sinh của chính phủ ở thị trấn Baldia trong khi cha cô thường vắng nhà vài tuần vì những chuyến lái xe tải. Tại trường, Humaira thực sự tỏa sáng khi được điểm tuyệt đối và là chủ tịch của liên minh học sinh.
Nhưng vào một buổi sáng, cha cô trở về nhà đúng lúc cô chuẩn bị tới trường thi bài tiếng anh lớp 9. Trong lúc giận dữ cực độ, ông đã tát cô và sau đó đánh mẹ cô, trong khi mẹ cô đã giục cô hãy cầm lấy túi xách và chạy đi. Cô tới trường thi trong tình trạng lo lắng bất an. Khi trở về nhà, cô thấy trong nhà có vẻ tĩnh lặng và cha mẹ cô đang uống trà. Nhưng ông thực ra vẫn chưa hề thay đổi suy nghĩ. Lúc đó, cô đã hứa với cha mình rằng nếu ông lo lắng không thể gả cô đi, cô hứa sẽ lấy bất kỳ người nào mà ông giới thiệu chỉ cần ông hãy để cô đi học. Với tình yêu của cha dành cho con gái và với sự khôn khéo của người vợ, ông cuối cùng đã đồng ý cho cô đi học.
Sự tán thành của ông được thể hiện qua việc khi ông có một công việc ở Karachi, ông bắt đầu chở hai con gái đi học bằng chiếc xe tải của ông. Nhưng có lúc, những cơn tức giận của ông về việc hai đứa con gái đi học vẫn tái diễn đến mức có lần ông vung rùi trong một lần cãi vã. Rồi những người đàn ông khác ở Moach Goth cũng không đồng tình với việc làm của gia đình cô Humaira. Họ yêu cầu cả gia đình hãy đi nơi khác sống. Họ cho côn đồ đến quấy nhiễu gia đình cô. Nhưng rồi dần dần, mọi người nhận ra một điều rằng Humaira và gia đình cô bướng bỉnh hơn cả họ.
Khi những thử thách từ bên ngoài tạm lắng xuống và trường học của cô Humaira đã có được 25 giáo viên, dạy học cho khoảng 1200 học sinh chia thành năm ca, cô bắt đầu phải đối mặt với thử thách khác. Tuyển học sinh là một chuyện, giữ được học sinh học lâu dài lại là một vấn đề khác. Thông thường, các bé gái thường bị bắt thôi học lúc 12 tuổi. Lộ trình quen thuộc thường là: mai mối năm 12 tuổi, đính hôn năm 13 tuổi, kết hôn năm 14 tuổi, và có thai năm 15 tuổi. Cô Humaira nói rằng, đây là lý do tại sao mà họ không chỉ đưa cái chữ tới những học sinh thông thường, mà còn phải đưa cái chữ tới cả một gia đình. Cách đây vài năm, trong số 50 bé được gửi tới nhà trẻ, cả trai lẫn gái, cuối cùng chỉ có hai bé theo học tới lớp 5. Nhưng giờ, con số đó đã tăng lên 20 bé.
Vào năm 2009, một tổ chức có tên là Trung tâm nguồn lực cho Phụ nữ Shirkat Gah làm một bộ phim về cô Humaira có tên ‘A Small Dream’ – ‘Một giấc mơ nhỏ’. Khi bộ phim được đem chiếu ở thành phố Lahore, Humaira cùng em gái và mẹ mình được mời tới. Tại đây, Humaira đã có một bài phát biểu và tác động của nó đã vượt xa sự mong đợi của mọi người. Với tiền quyên góp và mạng lưới quan hệ được mở rộng, các giáo viên dạy học tại trường của cô Humaira được tập huấn và được trả lương khá.
Sau khi bày tỏ với những người tới tham dự tại hội trường xem phim hôm đó về những khó khăn về cơ sở vật chất cho ngôi trường, một công ty ở Pakistan là Engro Vopak và một tổ chức của Thụy Sỹ là Volkart đã tặng cho ngôi trường một tòa nhà trên một mảnh đất rộng khoảng 47 mét vuông. Chia sẻ về những mong muốn về ngôi trường, cô Humaira nói rằng ngôi trường sẽ có phòng thí nghiệm môn hóa học, vật lý, sinh học, một phòng máy tính, một thư viện, và một hội trường. Cô muốn các em sẽ được sinh hoạt ngoài trời tại khu sân sau trường, một phòng cho giáo viên, một phòng cho hiệu trưởng, và một phòng cho kế toán. Ở phía sân sau trường, cô muốn nuôi cá, chim, và trồng thật nhiều cây. Cô nói, cô không muốn tòa nhà này sẽ trở thành một ngôi trường, và cô muốn biến nó thành một thiên đường cho các em nhỏ ở Moach Goth.
Hiện nay kinh tế gia đình cô Humaira đã trở nên khấm khá. Họ có một mảnh đất riêng, một trong những miếng đất đẹp nhất ở Moach Goth. Giờ đây, công việc chính của cô là thực hiện những đợt huấn luyện về lãnh đạo, chủ tịch của tổ chức Dream Foundation Trust và của bản thân ngôi trường thuộc tổ chức này.
Người anh trai Shakeel cùng mẹ khác cha với cô hiện đã có một công việc ở một công ty dược phẩm. Cha cô vừa bị gãy tay và mọi người đang thuyết phục ông hãy nghỉ hưu. Khi nhớ lại những ngày tháng ông phản đối việc học hành của con gái mình, ông nói rằng, thậm chí một con vật cũng biết nghe lời một người có giáo dục, nhưng những người mù chữ thì lại bị chi phối bởi những người mù chữ khác.
Cánh tay của mẹ cô Humaira và em gái Tahira vẫn còn vết sẹo cũ từ lần bà bị chồng mình đánh sau khi ông phát hiện cô Humaira trốn ông đi thi. Bà nói rằng, tôi không muốn các con gái tôi phải sống một cuộc đời như tôi, tôi muốn chúng trở thành một điều gì đó. Cả Humaira và Tahira nói rằng, bà Zainab, mẹ của các cô, là một nữ anh hùng trong lòng họ.
Nguồn: moreintelligentlife.com, the diplomat.com



Việt Tân : Những điều cần minh bạch



Anh chị em quan tâm . Tôi không có ý nhiều lời về những chuyện đã qua . Vì căn bản , những chuyện này tôi đã nói rồi , đã trình bày rồi . Từ năm 1993, khi còn bị giam giữ ở trại tù a20 , nghĩ đến  những anh em đang dấn thân  trong tổ chức có tên Mặt Trận  QGTNGPVN (Việt Tân ) nên tôi cố gắng tập trung tin tức và mạo hiểm viết gơỉ ra hải ngoại , từ một nhà tù nổi tiếng tàn bạo nhất đất nước  thời điểm 1993. Tôi đã nhận được gì sau lá thư định mệnh ấy ?

Người ta đã cột vào cổ tôi cái  danh phận của một thằng an ninh tình báo đặc biệt của cộng sản! Người ta đã yêu cầu các cơ sở âu châu  , phải  ém nhẹm các thư từ , tài liệu do tôi gởi từ nhà tù  để đến một số các địa chỉ (trong đó có các địa chỉ ở Hàlan ) và nhanh nhất phải gơỉ các tài liệu ấy về trung ương đảng VT, thay vì đem  phổ biến ra công luận và các cơ quan nhân quyền  quốc tế  ! Ngươì ta đã chỉ thị cho các cơ sỡ ấy hoàn toàn im lặng trong cuộc  nổi loạn của tù chính trị A20 tháng 10 năm 1994 và chính trung ương của họ , vơí quyền lực truyền thông  thống  trị hải ngoai trong tay , đã im lặng trước sự kêu cứu  thảm thiết của hơn trăm tù chính trị gào thét đòi “Nhân Quyền Cho Việt Nam” , “Tự do cho Việt nam” . Ngươì ta loại trừ cả tên PhạmvănThành ra khỏi danh sách Tù Nhân Chính Trị VN  (do MT/VT  phổ biến với các cơ quan quốc tế , những bản danh sách này chỉ là một trò diễu dở vì danh sách hổ lốn do chính cs cung cấp , gồm 2/3 là tù hình sự ).Việc tháo tên Phạm Văn Thành ra khỏi danh sách đã bị chính cơ sỡ trưởng Việt tân tại Vương quốc Bỉ chính thức phản đối năm 1994  !


Ngươì ta ấy là ai . Đó là Nguyễn Ngọc Bảo , Ủy viên trung Ương Viêt Tân đặc trách âu châu , chính danh phát ngôn  với cơ sở Hàlan và với trực tiếp đảng viên Đặng Văn Bằng , một đảng viên đặc biệt phụ trách một  mảng  kinh tài quan trọng của VT Hoàng cơ Định  trên lãnh thổ Tiệp giai đoạn 1991/1996 .

Năm 1999 tháng 7 tại Sanjose , tôi đã chính thức đăng đàn trước khoảng năm ngàn cử tọa để đòi hỏi phải có sự rõ ràng trong chuyện chết sống của Tướng Hoàng Cơ Minh . Một câu chuyện đã tàn phá toàn bộ mảng niềm tin của cộng đồng người vượt biển tự do  hải ngoại , vào bất kỳ tổ chức  kháng cộng nào  trong những thập niên ấy!

Câu chuyện đã cũ , viết lại ở đây sẽ có ngươì bảo rằng tên Thành lèm bèm toàn chuyện xưa như …trái mít .

Không có trái mít thì không có hột mít , không có cây mít . Đây là điều tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng hiểu (và cần phải hiểu nếu đó là một đứa trẻ có cái đầu biết làm việc độc lập ).

 Nguyên nhân nào đã đưa đến  cung cách hành xử tàn nhẫn và ngu muội đến như vậy ?  Ngươì ta ở trong bối cảnh tù đầy , đã không còn liên hệ  gì với tổ chức nữa , cung cấp một bản tin động trời để cảnh báo tổ chức rằng  « HCM đã chết thật rồi ! Cái thằng đang còn sống là cái thằng mạo danh ! Đừng nghe thằng mạo danh ấy nữa mà tiền mất tật mạng …. » ! «  Các cuộc xâm nhập  về TIẾP NHẬN  các cơ sở của các Ủy Ban Kháng Quản  các cấp quân huyện … chỉ là trò lường gạt , đám về ở từ Thái qua Cam Bốt  đã bị bắt ở Bactambang hết ráo rồi ! Vào tù mọi thằng VT bị bắt đều đã bị ép phải viết ra những báo cáo phát triển  dối láo để hải ngoại  tự sướng , nhún nhảy  làm trò khỉ trên tờ báo Kháng Chiến  để khi dân biết ra , niềm tin vào các lực lượng kháng chiến sẽ biến thành mớ lòng heo dài ngày  không ướp muối ! ".

 Các anh đã không nghe  vì sao ?  Vì sự thông minh  của  những cái đầu khoa bảng hay vì sự  « chỉ đạo xuyên suốt » từ Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc  do ma Minh  lãnh đạo ? Hay do đường dây đặc biệt của Lê Phú Sơn , người đã gây phân hóa  nội bộ thượng tầng chiến khu 1986 đưa đến hai án tử hình cho bác sĩ Nguyễn Hữu Nhiều và  ngươì lãnh đạo MT Dân tộc Tự Quyết Trần Tự Nhiên ?

 Hoàng cơ Định , ông biết gì về chuyện này ? Ông chịu trách nhiẹm thế nào về chuyện này ?

 Lý Thái Hùng/Bùi Minh Đoàn ? Ông đủ dũng khí  để đứng ra công luận thảo luận  về những bản án tử hình các anhem  Phục quốc quân hay không ?  Vì sao họ đã chết ? Vỉ sao họ phải tử hình ? VT đã có một hành vi nào báo tử cho gia đình họ không ?

 Tôi chỉ nêu ra đây một số trường hợp cụ thể , hiện có khá nhiều người ở hải ngoai và VN biết được và sẵn sàng làm nhân chứng , nếu các ông đủ đởm lược công khai một hội  thảo với công luận .

  1. Trần tự Nhiên ,nhân sĩ  lãnh đạo  một bộ phận MT dân tộc tự quyết Quốc nội.
  2. Nguyễn hữu Nhiều , bác sĩ  lãnh đạo một bộ phận MT Dân tộc tự quyết Quốc nội.
  3. Lê Hồng Sơn
  4. Đặng Thanh Phong
  5. Lê Hồng (cưu tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 Nhảy Dù )
  6. Phạm Chiến Công
  7.  Châu Tài.
  8. Võ Sĩ Hùng (về từ Pháp ).

 Chọn lựa  con đường chiến đấu , rất nhiều đảng viên VT đã muốn trốn thoát  khỏi căn cứ  giai đoan 1984/1989 ! Vì sao ? Ai đã đi tuyển mộ họ vào khu chiến ? Ông Nguyẽn Văn Lộc hiện vẫn còn đang sống nhăn , ông cảm giác gì  khi  biết tin hàng loạt  đảng viên VT đã phản bội dễ dàng ngay khi bị bắt tại Bactambang và đều đã làm  các báo cáo phát triển cơ sở quốc nội theo theo sự chỉ đạo của an ninh cộng sản ?  Thời gian dù đã 20 năm , nhưng nhân chứng vẩn còn sống khá nhiều , để công luận thấy ra bản chất hành vi  tuyển mộ của các ông . Người đi vào VN  trong giai đoạn ấy không khác gì hành động « Kinh Kha vác kiếm sang Tần »…nhưng các ông đã đào luyện được những gì cho họ ? Tư tưởng trang bị được đến đâu ?  Khả năng an ninh  tối thiểu ở mức độ nào ? .. Tôi đã gặp họ , hầu hết . Đã lắng nghe họ , từ những tâm sự  lúc khởi nguồn nhập cuộc cho đến khi bị bắt  , bị tra tấn , bị viết  báo cáo dối láo…và tôi bật ngửa về khả năng của họ ! Về vốn liếng mà VT  trang bị cho họ ! Trong họ , nhiều người đã đi về Vn  với một ý tưởng coi đấy là cơ hội trốn thoát khỏi căn cứ tàn bạo của VT tại Ubon ! Vậy mục tiêu  dựng khu chiến của các ông là gì ?



Các ông là một dạng tội đồ . Đã phung phí nhân mạng  của đại cuộc . Các ông gơỉ những người như vậy  về Vn để làm gì ?  Tin tức nào từ VN đã  làm cho các ông tin tưởng rằng các “Ủy Ban Kháng Quản” đã được thành lập  và hoạt động rất tốt  để các ông  ào ạt gơỉ người về “tiếp quản “ ?  Khả năng phối kiểm an ninh của các ông được đến đâu để đến nỗi tướng Hoàng cơ Minh chết đã chục năm , các ông vẫn TIN , vẫn NGHE chĩ thị  của ông ta ? Hàng năm vẫn  in thư chúc tết của “chủ tịch Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc , Hoàng Cơ Minh  “gơỉ đồng bào hải ngoại ! Các ông là ngươì hay các ông là ma ? Và  ai sẽ  có quyền hạch hỏi những việc  làm ấy của các ông ? .Vết nhơ nhuốc  ấy các ông nghĩ rằng tự nhiên nó sẽ  trôi vào quên lãng ư ? Vậy còn cái gía mà  việc  lường gạt ấy  đã gây ra , làm tan tác  bầy hầy  một cộng đồng đoàn kết  lẫy lừng  của giai đoạn 1983… thì ai sẽ phải hứng chịu ?  Ai sẽ phải chịu trách nhiệm ?

Chính hành động ấy đã làm chậm lại hang mấy chục năm trường cho một  mặt trận Diên Hồng hải ngoai! Trách nhiệm ấy , Việt Tân hôm nay phải chịu hoàn toàn !

Chớ đùa bỡn  tiếp tục ! Hãy biết  khiêm tốn lắng nghe những nhân chứng để nhìn ra những sai sót của mình .

Chúng tôi khuyến khích các ông làm những cuộc vận động dân chủ nhân quyền cho VN ở các nghị viện quốc tế . Đó  gần như là một hành động trả nợ đối vơí  những người đã nằm xuống mà cũng là hành động hối chuộc tộii lỗi mình đối vơí đại cuộc .

Chúng tôi khuyến khích viẹc các ông chia sẽ  tiền bạc  vơí những anh em dân chủ ở nội địa ( dù chỉ là muối bỏ biển so vơí thu nhập  hang tháng của các ông , đến do  tử số vốn ngươì dân hải ngoai đóng góp ), hãy dùng đảng viên  của các vị ở hải ngoai để làm những việc ấy , thay vì dựa vào NHỮNG CƠ SỞ TRONG NƯỚC CỦA VIỆT TÂN  .

 Đối vơí tôi , tôi giữ nguyên  ý tưởng của tôi  đã phát biẻu công khai  vơí các ông và vơí công luận trước dây 13 năm , rằng CƠ SỞ VIẸT TÂN  QUỐC NỘI , 80% là  an ninh cs trá hình . 

Khả năng của các ông đương nhiên không thể lựa lọc đâu là 20% nhân lực chính tâm và đâu là 80%  là bọn gỉa hình !
Đó là thành qủa của các ông đến từ hai cuộc xâm nhập xây dựng cơ sỡ quốc nội, 1986 với đường Bactambang và 1991/1993 với đường Đông âu .

Đối với mạng lưới an ninh cộng sản , các ông vẫn chỉ là hạng bổn đồng ấu trong ván bài  xâm nhập  .Họ cần các vị . Họ đánh bóng các vị  để mong các vị trở thành những bánh mật ngọt cho đàn ong đang khát nước hương ! Chuyện này , lịch sử đảng csvn đã rất thừa , đáng tiếc là các ông  kiêu căng không chịu nhìn xuống những bài học lịch sử ,từ Tâm Tâm Xã  Hương Cảng , từ VN quốc dân đảng cho đến VN Cách Mạng Đồng Minh Hội , đến  Phong trào  Công giáo của Giám Mục Lê Hữu Từ và đến ngay cả các bài học của các lực lượng khách cự ở miền Nam sau 1975. Các ông không chịu học , nên say sưa dâng người cho guồng máy  đối phương …

Người của các ông  cũng chính là người của đại cuộc , là vốn liếng của toàn dân, đó là lý do tôi lại lên tiếng chính thức  sau 13 năm  ròng rã bị các ông tận tình miệt thị . Trách các ông ư ? Cá nhân tôi  đã kinh qua nhiều cuộc khổ nạn, hành động miệt thị bôi bẩn của các ông  không thấm tháp gì so với đau khổ tôi đã nếm trải . Không đáng để  phải nói rằng tôi đang tranh hơn , cãi cọ …với các ông . Tôi là một nhân chứng. Tôi cần làm tròn bổn phận nhân chứng của tôi , khi thấy hành vi của các ông còn xâm phạm vào kho vốn nhân lực của đại cuộc . Động lực khiến tôi phải viết đơn sơ rạch ròi là vậy.  Công luận có tai mắt  để phán xét và tôi tin ở sự sáng suốt của những người  đang quan sát  vì đại cuộc .

 Đây là lời nói thẳng thắn  dành cho các ông  như Hoàng Cơ Định, Lý Thái Hùng/Bùi Đoàn, Nguyễn Kim Hườn, Nguyễn văn Lộc , Trần Xuân Ninh và Hoàng Nhựt Ngô Chí  Dũng. Những người trách nhiệm trực tiếp đến  nhân lực chiến khu Ubon kéo dài đến  những hệ lụy hôm nay .

 Nhũng tên tuổi khác , đối vơí tôi chỉ là hạng nhãi nhép. Không cần phải đôi co lý luận rườm rà  tốn thời giờ chung .

Cũng y như lần công bố trước.Tôi xác định dịa chỉ cụ thể và sẵn sàng  đón đợi  mọi sự bất thường đến tử bất cứ đâu .

Phạm văn Thành

Đoàn viên thoát ly 1984/1988

Phó chũ tịch UB Đông Tiến Âu Châu

dưới quyền  chủ tịch Cao Văn Muôn .

MTQGTNGPVN / Tiền thân VT .

*Địa chỉ cư trú .

8 Quai de la Marne

77450 Conde Saint Libiaire .

France .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét