Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Bài viết hay(740)

Thủ tướng Yingluck Shinawatra nghẹn ngào khi nói bà cũng là người Thái trong khi người biểu tình muốn bà và gia đình rời đi.
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/1-khoc1-13ef6-1386666684228-crop1386666694368p.jpgTrước ống kính truyền hình bà nói:
"Tôi không phải là người vô cảm. Tôi luôn luôn lắng nghe đòi hỏi của người biểu tình.
"Họ cứ nói muốn phế bỏ cả gia đình tôi nhưng chúng tôi cũng là người Thái chứ. Phải chăng họ không muốn chúng tôi ở Thái Lan? Rồi đất nước cứ thế này sao? Tôi đã lùi đến chỗ không biết lùi đi đâu nữa. Tôi đang đòi công lý cho chính bản thân, cảm ơn quý vị."
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bác yêu cầu của phe biểu tình rằng bà phải từ chức trước kỳ bầu cử bất thường vào tháng Hai 2014.
Người biểu tình muốn thay bà bằng một "thủ tướng của nhân dân".
Bà Yingluck đã chiến thắng trong cuộc bầu cử 2011, nhưng bị chỉ trích rằng bà chỉ là con rối do anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, giật dây.
Thái Lan đang trải qua khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ 2010.
Đến khi nào thì những người VN đã từng gây ra nhiều tội ác sẽ phải ra đi? 
BBC:'Thẳng thắn với Đảng, thành thật với mình'
Lãnh đạo Việt Nam
Bác sỹ Sơn lưu ý khi chưa đưa điều 4 vào Hiến pháp, Đảng cộng sản vẫn nắm giữ chặt quyền lực lãnh đạo của họ

Nhà vận động cho dân chủ, nhân quyền và cải tổ chính trị ở trong nước, Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, cho rằng sửa hiến pháp là một thủ thuật mà ông gọi là "phương thức kinh điển" của các thể chế và các nhà độc tài khi họ muốn "duy trì," "cố thủ" quyền lực.
Ông cũng cho rằng người dân, kể cả giới trí thức, giới bất đồng chính kiến trong nước, muốn đấu tranh để đạt được dân chủ, nhân quyền thực sự, cũng như giành lại quyền lực đích thực của nhân dân, cần có sự thay đổi 'chủ động' và 'căn bản' từ tư duy tới chiến lược, chiến thuật trước đảng cộng sản.
Mở đầu phần II cuộc phỏng vấn bằng bút đàm với BBC, bác sỹ Sơn bình luận về một luồng ý kiến cho rằng có thể "có ai đó đang lèo lái và thi triển ý đồ" phía sau lần đưa ra sửa đổi Hiến pháp hiện tại, theo hướng có thể "dùng" lần tu chỉnh như một dịp để "kéo dài thời gian, tạo lợi thế chính trị cho mình" hay thậm chí "đánh lạc hướng xã hội và dư luận."
BS. Phạm Hồng Sơn: Đặt vấn đề như vậy đã chính là câu trả lời nếu bỏ đi các dấu hỏi, bớt đi dăm chữ và thêm vào chữ “Đảng cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). “Sửa hiến pháp” luôn là một phương thuốc kinh điển của mọi kẻ độc tài trong thời dân chủ mỗi khi chúng muốn tiếm quyền, củng cố lại quyền lực hay vượt thoát khủng hoảng. Chỉ cần xem qua dư luận vài tháng nay thì thấy phương thuốc đó còn khá hiệu nghiệm, gần như tất cả các vấn đề nghiêm trọng khác của đất nước đã bị mờ hoặc biến hẳn trên truyền thông, cả của Đảng lẫn của dân, trước các núi thông tin về hiến pháp – một bản văn chưa bao giờ được ĐCSVN tôn trọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ nói như thế thì dễ gây hiểu lầm hoặc làm tổn thương những người thật lòng muốn tận dụng cơ hội này để thúc đẩy tiến bộ thực sự. Nhưng cá nhân tôi rất lo lắng cho những người có thiện ý tiến bộ thực sự đó vì đảng hoàn toàn chủ động trong việc này và đảng có rất nhiều cách thức, nguồn lực để tận dụng ngược trở lại như lèo lái, thậm chí mua chuộc. Những thủ đoạn nhằm tận dụng trở lại đó của ĐCSVN thì chính bản thân tôi và nhiều thân hữu của tôi đã phải trải nghiệm.
'Góp ý nào ấn tượng?' BBC: Trong số các ý kiến đóng góp về đợt sửa Hiến pháp lần này, ông thấy có ý kiến nào, của ai, đáng chú ý vì tính thực tế, thực chất của nó?

"Chúng ta nên nhớ lại trước khi có Điều 4 Hiến pháp năm 1980 thì đảng vẫn hoàn toàn “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”"
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Ngoài giới đấu tranh ly khai khỏi ĐCSVN, tôi thấy ấn tượng với ý kiến của hai người là ông Nguyễn Trung, đảng viên cộng sản, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và ông Nguyễn Huy Canh một đảng viên cộng sản. Ý kiến ấn tượng của ông Nguyễn Trung đối với tôi là ông đã đi đến nhận định rằng ĐCSVN đang “quyết cố thủ” tính “độc quyền toàn trị đối với quốc gia” và ông nêu quan điểm rõ rằng nếu hiến pháp chỉ sửa đổi sơ sơ như dự thảo thì nên dừng việc cải cách hiến pháp lại. Còn ý kiến gây ấn tượng cho tôi từ ông Nguyễn Huy Canh là ông khẳng định các hoạt động chính trị “không thể lý giải theo cách của các khoa học tự nhiên được.” Nhưng đáng tiếc tôi lại không đồng ý với ông Nguyễn Trung trong việc rất trông chờ vào chữ “tâm” của các lãnh đạo đảng. Việc trông chờ vào thiện ý hay tâm nguyện của lãnh đạo là một tinh thần thụ động, ảo tưởng hết sức vô lý ở một người đã tự thừa nhận đảng của mình đang “cố thủ” sự độc tài.
Còn về tổng thể, tôi thấy đa phần ý kiến trong dư luận hiện nay vẫn là mang tính khuyến dụ đảng bỏ Điều 4 hay luật hóa Điều 4 với lý lẽ là nhằm để ĐCSVN trường tồn hay chính là giúp để đảng trong sạch hơn, có uy tín hay lấy lại uy tín với nhân dân hoặc bỏ Điều 4 là theo đúng tư tưởng tiến bộ của Hồ Chí Minh. Theo tôi kiểu khuyến dụ đó là không đúng, nhầm lẫn (hoặc thiếu thành thật) về bản chất hiện tượng và không chân thật nhìn từ vị thế của ĐCSVN. Vì nếu bỏ Điều 4 không thôi thì không hẳn đã tương đương với xã hội có đa đảng, có dân chủ, tự do hay ĐCSVN chấp nhận những điều đó. Chúng ta nên nhớ lại trước khi có Điều 4 Hiến pháp năm 1980 thì đảng vẫn hoàn toàn “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”. Còn về Hồ Chí Minh, tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng chính thực tế cầm quyền và những phát biểu của Hồ Chí Minh, đã được ghi lại trên các văn bản của ĐCSVN, đã minh chứng rõ rằng Hồ Chí Minh là con người mang tư tưởng độc tài quyết liệt nhưng khéo léo, xảo quyệt.
Còn việc đảng sẽ thấy người khuyến dụ kiểu đó không chân thật là vì ngay một chính trị gia thiếu kinh nghiệm nhất cũng phải hiểu rằng khi bắt đầu phải cạnh tranh với người khác cũng là bắt đầu phải từ bỏ việc kiểm soát tuyệt đối quyền lực. Mà đảng thì lại không phải là một tổ chức chính trị thiếu kinh nghiệm và chính đảng đã nhiều lần tuyên bố dứt khoát rằng không chấp nhận đối lập chứ chưa nói đến việc cạnh tranh. Vì vậy kiểu khuyến dụ đó chỉ có thể mang lại sự an toàn, tính ít đối đầu cho người nói chứ hoàn toàn không có tác dụng để đảng tin cậy vào người nói, sẽ không làm đảng tự từ bỏ độc quyền quyền lực. Mà khi ĐCSVN đã nghi ngờ, vì thấy vô lý, thì đảng sẽ càng phòng thủ và càng tìm ra nhiều cách để đối phó, chống chế, trấn áp cái nguy cơ mà thâm tâm đảng cảm thấy có thể bị giăng bẫy (vô tình hay cố ý) bởi chính những người thân cận với mình. Như vậy, lối khuyến dụ kể trên còn gây tổn hại cho lòng tin, vốn đã yếu, giữa người Việt với nhau.
'Sự chủ động của dân'

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Ông Sơn cho rằng công dân không nên "trông mong ở chính quyền" trong đấu tranh đòi hỏi "tự do, nhân quyền."
BBC: Theo ông, cả chính quyền, người dân và các giới cần nỗ lực theo hướng nào, nguyên tắc nào và cách thức ra sao để đảm bảo sớm có nhân quyền, tự do, dân chủ thực sự ở Việt Nam, không chỉ giới hạn ở việc sửa Hiến pháp lần này?
Về chính quyền, thú thật tôi không có kỳ vọng gì vào việc góp ý để họ thay đổi hay lắng nghe. Và nếu họ trở nên biết lắng nghe thì những gì mọi người đã nói trong khoảng 5 năm qua thôi cũng đã quá đủ để họ biết cần phải làm gì để đất nước thoát khỏi tình trạng lâm nguy hiện nay. Vì vậy, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến sự chủ động của nhân dân – những người đang bị kìm kẹp.
Theo tôi trước hết nhân dân cần nhận thức rằng việc xây dựng dân chủ, giành và thực hiện các quyền tự do hay nhân quyền là một công việc phải luôn chủ động và là một quá trình lâu dài, liên tục, phải trải qua nhiều giai đoạn. Đó là công việc của chính mỗi người dân – những người đang bị trị - chứ không phải của bất cứ ai hay bất cứ quốc gia, tổ chức quốc tế nào, dù họ là người tài giỏi hay giàu mạnh, tốt bụng đến mấy. Với tư cách là công dân, ta không nên trông mong ở chính quyền, kể cả chính quyền dân chủ. Trong công cuộc tranh đấu đó, mỗi quốc gia gần như đều có những cách thức riêng để tiến tới tự do nhưng, theo tôi, có những nguyên tắc và những vấn đề chung không thể né tránh.
BBC: Ông có thể cho biết rõ thêm những điểm chung đó? 
"Dĩ nhiên hiện nay không ai lại đi cổ vũ và ủng hộ cho đấu tranh vũ trang, bạo động nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc đấu tranh bất bạo động không phải hy sinh, mất mát"
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Chẳng hạn như, nguyên tắc trả giá, hy sinh. Mọi tiến bộ của cá nhân hay xã hội đều buộc phải đi kèm với một cái giá nào đó. Dĩ nhiên hiện nay không ai lại đi cổ vũ và ủng hộ cho đấu tranh vũ trang, bạo động nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc đấu tranh bất bạo động không phải hy sinh, mất mát. Nhưng cái giá đó đắt hay rẻ, lớn hay nhỏ lại tùy thuộc quan niệm trong sự so sánh giữa các cặp giá trị như nhân phẩm-thân thể, tự do-nô lệ, lợi ích gia đình – tiến bộ xã hội hay quyền lợi đảng phái-chủ quyền dân tộc...
Hoặc một đặc điểm chung khác là chúng ta cần phải học và thực hành những đặc tính văn hóa dân chủ. Ví như nếu chúng ta muốn có tam quyền phân lập, muốn có đối trọng về quyền lực thì chúng ta không thể không thấy lợi ích từ sự hiện diện của những tổ chức, ý kiến khác biệt với mình. Nếu nhân dân muốn có một chính quyền biết đối thoại, lắng nghe dân chúng thì chúng ta không thể giữ thái độ im lặng, bất chấp hoặc xúc xiểm, trấn áp những phê bình, cảnh báo của người khác. Hay các đảng phái chính trị là cần thiết trong chế độ dân chủ nhằm vận động, tập hợp dân chúng trong việc cạnh tranh tìm ra lãnh đạo tối ưu và phòng chống độc tài nhưng chúng ta không nên nhầm cạnh tranh chính trị với đầu óc bè phái, cục bộ, quên mất cái mục đích tối thượng của cạnh tranh chính trị là giúp cho chân lý, điều hay lẽ phải không bị kẻ cầm quyền vùi dập chứ không phải là việc trung thành mãi mãi hay cứ cố bảo vệ cho người cùng nhóm, cùng đảng với mình bất chấp phải, trái. Nếu những nét văn hóa dân chủ cơ bản như thế chưa được thấm nhuần và trở thành phổ biến thì rất khó có thể đạt được một xã hội dân chủ, văn minh.
'Cần thẳng thắn hơn' Một điểm quan trọng nữa là nhân dân cần thay đổi cách tiếp cận trong vận động, đấu tranh. Chúng ta cần thẳng thắn hơn với ĐCSVN và thành thật hơn với bản thân mình. Chúng ta sẽ không thể thuyết phục được người khác chấp nhận chân lý nếu chính chúng ta lại né tránh hay nói ngược với những sự thật hiển nhiên hoặc lại đặt chân lý xuống dưới an toàn. Nhân dân sẽ không thể đòi hỏi người khác phải dũng cảm rũ bỏ sự khống chế, mua chuộc của Trung Quốc khi chúng ta lại luôn cần một bình phong để che chắn cho chính kiến của mình. Làm sao có thể khiến độc tài đương quyền thức tỉnh “trở về với nhân dân” khi chúng ta cứ thản nhiên dùng hình ảnh, trước tác của cố lãnh tụ độc tài, cựu tướng lĩnh phi dân chủ vẫn một lòng theo Chủ nghĩa Marx-Lenin làm phông cho những kêu gọi, vận động dân chủ.

Trí thức nhân sỹ
Bác sỹ Sơn cho rằng các giới đấu tranh cho cải tổ chính trị, xã hội ở trong nước hiện nay cần thay đổi phương thức
Chúng ta sẽ không thể có một xã hội tôn trọng pháp luật (rule of law) nếu chúng ta vẫn giữ lối thuyết khách “làm như thế là có lợi cho Đảng, là giúp Đảng tránh sụp đổ chứ không phải lật đổ hay chống Đảng” thay cho việc minh định đơn giản rằng “cần phải làm thế vì pháp luật, vì công bằng”. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi người khác phải khí phách trước kẻ xâm lược khi chúng ta lại thế thủ trước họ bằng sự thừa nhận rất mù mờ “có thể có những kẻ lợi dụng để xuyên tạc nhưng không phải ai có ý kiến khác cũng đều là xuyên tạc, phản động.” Hoặc làm sao chúng ta có thể đòi hỏi lãnh đạo ĐCSVN phải biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của họ khi của cải của chúng ta đã đủ sống cho mấy đời con cháu mà chúng ta vẫn lo bị đảng cắt mất sổ hưu.
Còn về cụ thể, tôi nghĩ, vì mọi nguồn lực và thời gian của chúng ta đều có hạn, chúng ta nên gắng tập trung vào những điều vừa thiết thực lại vừa có tính nền tảng (cả về hàn lâm lẫn thực tiễn) cho một xã hội dân chủ tự do trong tương lai như: quyền ra báo tư nhân, xuất bản tư nhân: Đòi hỏi phải cấp phép hay chính thức thừa nhận (hợp pháp hóa) các trang mạng như Anh Ba Sàm, Bauxite VN, Quê Choa,… các tờ báo “chui” như Tự do Ngôn luận, Tổ Quốc,… nhà xuất bản Giấy vụn,…; quyền tự do đi lại: Không được đưa người đến chặn ở nhà hay lần mò, theo rõi, đe dọa nhằm ngăn chặn sự di chuyển của người dân…; quyền được xuất nhập cảnh tự do: Không được lén lút đưa ra những đòi hỏi, áp lực hay cam kết này nọ rồi mới cấp hộ chiếu hay cho thông quan xuất nhập đối với mọi công dân; quyền tham dự các phiên tòa công khai: Đã là công khai thì mọi người dân phải được bình đẳng vào dự, nhất là người thân của bị cáo, báo chí; quyền gặp gỡ, nhóm họp hay xuống đường tuần hành một cách ôn hòa mà không cần phải xin phép…

"Một điểm quan trọng nữa là nhân dân cần thay đổi cách tiếp cận trong vận động, đấu tranh. Chúng ta cần thẳng thắn hơn với ĐCSVN và thành thật hơn với bản thân mình."
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Hoặc các vận động rất thiết thực như “Tuyên bố kêu gọi thực thi quyền con người và bãi bỏ Điều 88”, theo tôi, đang đi khá chủ động và đúng hướng nhưng đáng tiếc đến nay lại bị “cải cách hiến pháp” làm chìm đi mất. Những quyền như thế, phần lớn đều đã được qui định trong bản hiến pháp hiện hành, nếu được cải thiện dù ít hay nhiều cũng sẽ là cái thực, cái tốt ngay cho chúng ta hơn là nếu đạt được một bản hiến pháp tuyệt vời đến mấy thì nó vẫn mới chỉ là giấy.
Và có một cách thức nữa tôi muốn nêu ra ở đây vì nếu thực hiện được thì sẽ tạo ra một uy lực chuyển đổi về phía tiến bộ vô cùng lớn mà lại rất ôn hòa, nhẹ nhàng. Đó là quyền từ giã những chiếc thẻ màu đỏ một cách công khai của vài triệu người. Nhưng cho tới nay, ngoài vài người rất đáng kính đã thực hiện, rất tiếc chưa có nhiều người đáng kính khác tỏ ra có dấu hiệu sẽ thực hiện, kể cả những người đã đi tới nhận định cái tổ chức phát ra những chiếc thẻ đỏ đó đã “hư hỏng, suy đồi” hay nó đang “cố thủ độc quyền toàn trị đối với quốc gia.”
Điều cuối cùng, theo tôi, khi xem lại lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay với bao mất mát thương đau mà người Việt Nam chỉ được hưởng một chế độ chính trị tàn bạo, ngoan cố thì giới tinh hoa hôm nay cần phải mạnh dạn hơn trong việc khẳng định tư cách độc lập. Giới tinh hoa độc lập thì dân mới độc lập. Dân độc lập thì nước mới độc lập, tự do.
BBC: ‘Bất mãn chưa từng thấy’?
Một góc ở Sài Gòn
Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều
Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
‘Không tin Đảng nữa’
“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tương được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
"Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay."
Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
‘Bi quan sâu sắc’
Thành phố ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.
Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.
Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
"Đó là sự khủng hoảng lòng tin. Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả."
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’
Đường phố Hà Nội
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam
Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.
Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
"Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại. Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn."
GS Tương Lai
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ trước người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”
BBC: Đảng CS không đối thủ vì đối lập yếu
Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản VN nói có tới hàng chục triệu đảng, đoàn, đội viên hậu thuẫn
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
Cùng lúc, một số nhà bất đồng chính kiến thừa nhận đối lập quả là còn yếu và phân tán nhưng cho rằng quá trình đất nước vận động đi đến một xã hội 'dân chủ đa đảng' là tất yếu.
Nhận xét về vị thế 'không đối thủ' của Đảng cầm quyền tại Việt Nam đến từ một quan chức thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong dịp Việt Nam sắp kỷ niệm sự kiện 30/4/1975.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện nói:
"Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có,"
"Nó chỉ có thể có những ý kiến của những cá nhân, những nhóm người ta có những khác biệt với Đảng Cộng sản. Với tư cách đối thủ, tôi quan niệm là không có và trong tương lai tôi nghĩ là không có."
Ông khẳng định vị thế đạt được qua lịch sử của Đảng cộng sản:
"Đảng Cộng sản gắn với lịch sử, ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam ngày xưa nghèo nàn và bị đô hộ bởi phong kiến. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó được coi là đội quân tiên phong nhất, được xã hội rồi dân tộc lựa chọn."
"Trước đó cũng có nhiều kẻ sỹ, nhân sỹ và những người yêu nước khác nữa, nhưng Đảng Cộng sản và đứng đầu bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy được vị thế trong nhân dân."
'Uy tín vẫn lớn?' Người đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Hội Xã hội học Việt Nam nói uy tín, thế và lực của Đảng cộng sản còn rất mạnh:
"Việt Nam bây giờ có nhiều vấn đề, nhưng về cơ bản, uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu Đảng viên như vậy, mà con có gia đình của hàng triệu Đảng viên.
"Trong tương lai xa, Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo văn minh, quốc tế. Việt Nam là phương Đông, không thể đổ vỡ, không thể thực hiện kiểu cú sốc như phương Tây"
Giáo sư Nguyễn Đình Tấn (giữa, hàng đầu)
"Rồi nó cũng có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng, rồi hàng chục triệu thiếu niên nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng Cộng sản không có đối thủ; những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả."
Quan chức nghiên cứu này nhận xét về lực lượng đối lập và đấu tranh cho dân chủ trong nước. Ông nói:
"Chỉ có điều là có những ý kiến, còn có những ý kiến mong muốn và thậm chí người ta còn phàn nàn về một số cá nhân, một số nhóm này nọ, và tôi cũng nghĩ không nên đánh giá họ nặng nề.
"Tôi nghĩ cái đó có, kể cả trong nhân dân cũng có, nhưng số đó là số ít và số đó không có sức mạnh. Và trong thập kỷ sắp tới chưa thể có cái gì đó để có thể vươn tới, tạo ra sự đối trọng với Đảng.
"Mà hơn nữa Đảng của chúng tôi đang tiến hành cải cách rất mạnh, vừa rồi tiến hành nghị quyết Trung ương IV, thực chất là tiến hành cuộc đấu tranh phê và tự phê, thực chất là tiến hành những cải cách rất mạnh mẽ, trung thực và cầu thị.
Theo Giáo sư Tấn, Đảng cộng sản đang tiếp tục khẳng định vị thế lãnh đạo, nhưng cho rằng Đảng sẽ không thể được chấp nhận nếu tiếp tục sai sót hay nếu không tự đổi mới vì như vậy theo ông sẽ không thể tiếp tục 'nắm bắt ngọn cờ.'
Ông cho rằng Việt Nam sẽ đi lên trong ổn định, hòa bình với ổn định phải là vấn đề 'nguyên tắc' và các tiếp thu phải có chọn lọc.
'Không là duy nhất' Về học thuyết chính trị Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay xếp là kim chỉ nam, ông nói:
"Trước kia chúng tôi nói là theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi dùng từ theo, nhưng bây giờ chúng tôi đặt vấn đề là chúng tôi nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, và đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo, có phát triển, đổi mới và có phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Và chủ nghĩa Mác - Lênin không là duy nhất mà chúng tôi tiếp thu rất đa dạng các học thuyết khác, của cả Parsons, của cả Durkheim, của cả Auguste Compte, của Weber...những nhà khoa học, chúng tôi tiếp thu những hạt nhân hợp lý ở trong đó vào trong tư tưởng, phần hồn chỉ đạo đất nước của chúng tôi."
Giáo sư Tấn so sánh một số mô hình chính trị và cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang thành công với học thuyết phát triển lấy phương châm "hài hòa" làm trọng tâm, nhưng ông cũng đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ.
"Đấu tranh dân chủ ở VN phải vừa đấu tranh, vừa có lý luậtn, phải tổ chức lực lượng quần chúng. Phải đồng thời xây và chống, nhiều tổ chức mới chỉ làm được chống mà chưa làm được xây"
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang (trái)
Ông nói:
"Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là hai cái đảng đối lập theo nghĩa là nó tiêu diệt lẫn nhau. Mà đây, hai Đảng có thể có những khác biệt, nhưng trong đó người ta tranh đua với nhau để đưa ra những phương án tốt nhất."
"Đồng thời đảng này sẽ bị đảng khác giám sát, nếu anh làm không tốt, thì đến một ngày nào đó, anh phải trao quyền lực, luân phiên một cách khách quan, thông qua bầu cử."
Tuy vậy, qua kinh nghiệm "Mùa Xuân Ả-rập," Giáo sư Tấn từ chối cho rằng Việt Nam sẽ cần tới 'vùng đệm' là thể chế đa đảng đối lập và đa nguyên chính trị để tránh 'nổi dậy, đổ vỡ', vì ông nhìn thấy mô hình đa đảng ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi là "ma quái" và không đáng học tập.
Về lựa chọn mô hình chính trị và hướng đi tương lai, Giáo sư Tấn khẳng định:
"Trong tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được theo kiểu phương Tây."
'Cơ hội đổi mới' Bình luận về ý kiến của ông Tấn, nhà hoạt động dân chủ, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC từ Hà Nội rằng ông thừa nhận lực lượng đối lập và cổ súy cho dân chủ ở trong nước hiện nay chưa đủ mạnh.
"Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam"
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Tuy nhiên ông cho rằng thực trạng này cũng có nguyên nhân từ việc chính quyền sử dụng các công cụ chuyên chính vô sản để ngăn chặn, kiềm chế, hoặc phân hóa.
Về cách thức và đường lối của phong trào dân chủ trong nước, ông Giang cho rằng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam cần có chiến lược vừa đấu tranh, vừa lý luận vừa đồng thời tổ chức lực lượng quần chúng.
"Phải đồng thời xây và chống, nhiều tổ chức mới chỉ làm được chống mà chưa làm được xây...," ông nói.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Giang tin rằng phong trào dân chủ và đối lập đang đứng trước những cơ hội vì theo ông Việt Nam đang chuyển mình trong khi đảng cộng sản đang tỏ ra suy yếu lại xuất hiện phân hóa nội bộ và 'đánh đá, tiêu diệt lẫn nhau'.
Về phần mình, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động dân chủ khác từ trong nước, cho rằng nhận xét của Giáo sư Tấn cũng có phần khách quan, khi lực lượng dân chủ và đối lập theo ông Đài vẫn còn yếu và chưa có chương trình dài hạn.
Ông Đài cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay tương đồng với tình hình đêm trước các cuộc Cách mạng ở Đông Âu, khi đó các nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo còn khá mạnh và các lực lượng đối lập, dân chủ bị kìm kẹp chặt và có phân tán lực lượng.
"Nhưng mọi điều bất ngờ đều có thể xảy ra," ông nói trước khi đưa ra so sánh tương quan giữa phong trào đối lập và Đảng cộng sản hiện nay.
"Điểm mạnh của Đảng cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị của họ đều nằm trong tay của Đảng cộng sản. Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam.
"Nó không tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho tất cả người dân ở trong xã hội, và tệ nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức của họ làm cho chính bản thân họ suy yếu đi rất nhiều."
'Vận động tất yếu'"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai"Về phong trào đấu tranh dân chủ, ông Đài nói:
"Con đường đấu tranh, sự lựa chọn là con đường chính nghĩa, là quá trình đi đến tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, đó là một xã hội dân chủ đa đảng, đó là sức mạnh chính nghĩa và được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như người dân ở trong nước,"
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai."
Gần đây phong trào đấu tranh cho dân chủ và các lực lượng đối lập ôn hòa ở Việt Nam được cho là có thêm những bước phát triển mới phong phú, đa dạng hơn về nội dung và hình thức hoạt động, đấu tranh, đặc biệt với sự phát triển của mạng internet và các phong trào viết blog và mạng xã hội.
Trong khi đó, phong trào cũng được cho là gặp sự kiểm soát mạnh mẽ, chặt chẽ, có tính hệ thống của chính quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, trong đó có một số bloggers có tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, các luật gia như Lê Quốc Quân và trước đó là Cù Huy Hà Vũ, đã bị bắt giữ và đối diện, hoặc có thể đối diện những bản án nghiêm khắc.
Cùng lúc một số quốc gia Phương Tây tiếp tục khuyến khích Việt Nam cải tổ hệ thống chính trị và các nhà ngoại giao của họ cố gắng tiếp xúc với giới bất đồng chính kiến để gửi thông điệp rằng họ ủng hộ cho một môi trường dân chủ hơn tại Việt Nam.

Nguyễn Chí Vịnh

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Nguyễn Chí Vịnh là một tên bán nước hại dân Việt Nam chúng ta, hắn ta là một trong những tên chủ chốt trong băng đảng bán nước cộng sản Việt nam. Tất cả bọn chúng đều nói tiếng Việt, mang tên Việt, ăn cơm Việt nhưng là tay sai cho giặc Tàu với cái danh “nô tài”. Hiện thân của chúng là những tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời @. Chính vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục truyền tay người dân trong nước biết hết sự thật của chúng để toàn dân đứng lên lật đổ lũ bán nước hại dân đó. Đó cũng chính là đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay mà chúng ta, những con cháu của Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng… phải tiếp bước...”

I. Con người của Nguyễn Chí Vịnh:

Theo tin từ website của Nguyễn Chí Vịnh thì Vịnh có tiểu sử như sau:
“Trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Chí Vịnh – Thượng tướng, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nguyễn Chí Vịnh
Đồng chí Nguyễn Chí Vịnh
Họ và tên: Nguyễn Chí Vịnh
Sinh ngày: 15/5/1957.
Nguyên quán: Thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Dân tộc: Kinh.

Ủy viên Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam

Trình độ học vấn: Phó Giáo sư – Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế

Lý luận chính trị: Cao cấp.

* Tóm tắt quá trình công tác

- Năm 1964 đến 1974, học sinh trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, trường Văn hóa Quân đội.

- Năm 1974 đến 1976, Học sinh trường Cấp 3 Lý Thường Kiệt nay là trường Trung học phổ thông Việt Đức – Hà Nội

- Năm 1976-1981 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, trường Sĩ quan Thông tin. Tốt nghiệp Sĩ quan Thông tin.

- Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Cục Nghiên cứu Bộ Quốc phòng.

- Tháng 2 năm 1995, ông được giao nhiệm vụ Phụ trách Cục 12 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.

- Tháng 5 năm 1995, ông được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục 12, rồi Cục trưởng Cục 12 và sau đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.

- Năm 1999, ông được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Năm 2002, bổ nhiệm giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.

- Năm 2003, bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.

- Tháng 12 năm 2004, được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Tháng 2 năm 2009, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Tháng 8 năm 2009, ông thôi kiêm nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.

- Ngày 27 tháng 4 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.

- Tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 05 tháng 12 năm 2011, đồng chí Nguyễn Chí Vịnh được Chủ tịch nước phong quân hàm Thượng tướng Quân đội Nhân dân

* Giải thưởng

- Huân chương Quân công hạng Nhì

- Huân chương Chiến thắng hạng Nhì”. [1]
Xét qua lý lịch của Vịnh thì chúng ta thấy Vịnh thật sự là một tên “đỏ” toàn diện theo tư tưởng “hạt giống đỏ” của cộng sản. Bởi như ai cũng biết, Vịnh là con trai của Nguyễn Chí Thanh, và chính vì thế Vịnh đã leo lên chức tước và ngai vị một cách nhanh chóng theo quy tắc 4C (Con cháu các cụ) của cộng sản Việt Nam. Ngoài đời thường, Vịnh được biết đến như là một tên lưu manh và tội phạm, trong 10 năm Vịnh từ một chủ quán cháo lòng tiết canh, đã leo lên Tổng cục trưởng Tổng cục II (Cục tình báo quân đội cộng sản). Vậy thực chất Vịnh như thế nào?
Do nhờ thân thế của cha là tướng Nguyễn Chí Thanh, Vịnh vốn rất dốt nát và đã nhiều lần bị nhà trường đuổi học từ thời phổ thông vì nghịch ngợm vẫn được ngang nhiên tốt nghiệp cấp 3. Sau đó, từ một học viên đang học tại Học viện kỹ thuật quân sự, nhiều lần trộm cắp trong Học viện, rồi một lần bị bắt quả tang phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện, và dù biết là con của Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi học vì không chiu nổi Vịnh và Thanh cũng đã chết từ lâu. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường sĩ quan Thông tin, học không được do dốt nát và bài bạc, rồi xin vào Bộ tư lệnh Thông tin làm việc một vài tháng rồi về Cục 2 công tác nhằm vớt vát chút danh vọng cuối cùng cho con của một ông tướng đã chết.
Sau 4 năm làm trợ lý tại cục 2, Vịnh mở quán cháo lòng nhưng ít khách vì trình độ tay nghề cũng kém cỏi, cuối năm 1989 nhờ sự giúp đỡ tích cực của người anh rể là Lê Việt Bắc (thư ký của Đào Đình Luyện) thì Vịnh cho ra mắt công ty Toseco. Theo tin tức thì Toseco kiếm tiền thông qua sự hậu thuẫn của các quan chức cộng sản cỡ bự và rửa tiền thông qua các dự án cướp đất của người dân. Cụ thể như:
Mở Công ty liên doanh như khu biệt thự quận 10, khu cao ốc Hồ Tây, nhà hàng bia ôm trong khu triển lãm Giảng Võ mang tên “Quê Hương”, đồng thời cho thành lập Công ty xây dựng và thương mại Hồng Bàng ở phía Bắc và chi nhánh Công ty này ở phía Nam. Hai Công ty xây dựng và thương mại do con trai và con rể của Vũ Chính – quê Thái Bình, (bố vợ Vịnh, Tổng cục trưởng TC 2) làm giám đốc. Bằng nhiều lần thủ đoạn chiếm đoạt các khu nhà của các đơn vị và lấy cớ để kinh doanh nghiệp vụ cũng như cướp đất của người dân thì công ty của Vịnh đã “làm nên ăn ra” một cách nhanh chóng. Mô tả về Vịnh, một tác giả thuộc hàng ngũ quân đội cộng sản viết một bài về Vịnh trên Việt Báo như sau:
“Trong 10 năm! Một tên lưu manh vô học, một tên tội phạm hình sự, tham ô, đã vọt lên vị trí Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình Báo quân đội.
Từ một thượng uý chủ quán cháo lòng tiết canh, sống rách nát, sau một thời gian rất ngắn đã trở thành một Tướng Quân quyền uy tột đĩnh, giàu sang, danh vọng và giờ dây thực chất là một ông chủ tài phiệt, một triệu phú đô-la kinh doanh kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà Nước Việt Nam, bất chấp mọi thủ đoạn đê tiện nhằm thỏa mãn giấc mộng Đế Vương.
Từ trộm cắp hình sự đến lưu manh kinh tế - chính trị
Khi còn là học viên tại Học Viện kỹ thuật quân sự, Vịnh bị bắt quả tang phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang, dù biết là con Tướng Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi. Sau đó nhờ vào gia đình, Vịnh xin vào trường sĩ quan thông tin, nhưng do ngu dốt và biếng học, nên tìm cách chuyển về Cục-2, tiền thân của TC2, núp bóng bố vợ là Đặng Vũ Chính.
A) Sau 4 năm làm trợ lý và loay hoay với quán cháo lòng ế khách, cuối năm 1989 nhờ sự giúp đỡ của anh rể, Đại Tá Lê Việt Bắc, thư ký Tướng Đào Đình Luyện và hội G7 (1) gồm các tướng-tá: Sáu Ngọc, Đặng Kháng, Quang Trung, Nhu, Việt Bắc, Hoàng Dũng, Phùng Hưng đều ở Văn phòng BQP và Văn phòng BTTM, Vịnh cho ra đời Công ty du lịch, dịch vụ và thương mại TOSECO với quyết sách: “... bằng mọi cách kiếm được nhiều tiền thật nhiều tiền để dễ bề thao túng được mọi cấp quan chức và cán bộ.”
Sách lược này đã được thực hiện bằng nhiều phương cách:
1- Kiếm tiền thông qua danh nghĩa tập thể
Lấy danh nghĩa công ty TOSECO xin đất làm nhà ở cho cán bộ trong đơn vị, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho một số Công ty bình phong hoạt động tình báo.
Vịnh chia ra hoạt động ở các lĩnh vực sau đây:
a) Mở Công ty liên doanh khu biệt thự quận 10, khu cao ốc Hồ Tây, nhà hàng bia ôm “Quê Hương” khu triển lãm Giảng Võ, đồng thời cho thành lập Công ty xây dựng và thương mại Hồng Bàng ở phía Bắc và Công ty HB ở miền Nam giao con trai và con rể của bố vợ làm giám đốc. Vốn liếng của 2 Công ty này được huy động trong họ hàng vợ chồng Vịnh và nhóm G7, do đó hai công ty này được trực tiếp nhận xây dựng các công trình của BQP mà đặc biệt không phải đấu thầu, thiết kế dự toán vv... mọi thanh toán đều thông qua phạm vi hẹp, bằng sức ép từ Văn phòng BQP và Văn phòng BTTM.
Riêng việc này Vịnh và bè phái đã thu được:
- Các khoản tiền đền bù đối tác liên doanh, tiền lời xây dựng công trình.
- Các khoản lời từ liên doanh rút ra làm nghiệp vụ.
Một điểm đáng chú ý là sau khi chiếm đoạt tiền hoa hồng và đền bù từ liên doanh biệt thự quận 10, phó Giám đốc TOSECO là Đào Quang Thép bị loại vì thắc mắc ăn chia!
b) Chiếm đoạt bất động sản của các đơn vị quân đội với lý do để hoạt động nghiệp vụ chuyên an lãnh thổ.
Đầu tiên là kêu gọi Tướng Hoàng Hữu Thái, Tư lệnh hải quân dành khu nhà 1A công trường Mê Linh Sài Gòn để liên doanh làm kinh tế. Sau khi hải quân đồng ý thì Vịnh và G7 lập luận hải quân không cần kinh doanh và đề nghị BQP quyết định chuyển cho TC2 dùng làm cơ sở tác nghiệp tình báo. Tiếp theo đó, Vịnh xin ngân sách quốc phòng giao công ty HB xây dựng làm trung tâm thương mại quốc tế rồi cho thuê lấy tiền bỏ túi riêng. Lại một lần nữa gia đình Vịnh và đồng bọn thu được khoản tiền khổng lồ.
Thế là hải quân cay đắng mất đất, mất nhà!
Đến bây giờ Trung Tướng Hoàng Hữu Thái, nguyên tư lệnh hải quân vẫn phàn nàn là đầu hai thứ tóc mà vẫn bị Vịnh lừa.
Cũng tương tự, Quân khu 7 mất luôn nhà 51 Trương Quốc Dung và một số khu vực khác ở Biên Hòa, Vũng Tàu. Cục đối ngoại mất khu 45 đường Trường Chinh và nhà khách Liễu Giai, Tổng Cục Chính Trị mất nhà khách 14A Lý Nam Đế, nhà nghỉ Đồ Sơn. Quân chủng phòng quân mất bãi pháo hồ Trúc Bạch. Quân khu 5, quân khu 3 đều mất những khu vực quan trọng. Hà Nội mất hàng ngàn m2 trong triển lãm Giảng Võ và sàn nhẩy Queen Bee Láng Hạ.
Đáng chú ý là các tụ điểm giải trí đó hoạt động rất có lãi mà Nhà Nước không thu được bao nhiêu, nay biến thành những điểm tiêu cực xã hội. Các vũ nữ xinh đẹp đều được cung hiến cho Lê Việt Bắc và nhóm G7. Có cô được phong làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế hiện nay, dù không một ngày cống hiến cho cách mạng mà nghiễm nhiên có xe con, biển số 80B của Trung Uơng phục vụ, mang quân hàm thiếu tá.
Nhà nghỉ của Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị tại Đồ Sơn, nhà khách TOSECO ở Vũng Tàu đều trở thành nhà chứa, nơi ăn chơi nghỉ mát cho đám tay chân, bộ hạ và người thân của Vịnh, khi có sai phạm đều lấy lý do tác nghiệp để giải quyết!
Các khu nhà nghỉ sang trọng đó được thiết kế thật cao cấp và trang bị nội thất rất hiện đại. Vịnh và G7 đều xin ngân sách quốc phòng cấp để cải tạo, xây mới và giao Hồng Bàng và HB xây dựng. Những lúc không cho bạn bè mượn thì Vịnh lại cho thuê...
Như vậy, Vịnh và gia đình lại một lần nữa thu tiền qua các công trình và kinh doanh nghiệp vụ, các hình thức mở tụ điểm vui chơi, giải trí, ăn nhậu cho các quan chức Nhà Nước, nếu có tiền lãi thì hưởng trọn, nếu mất mát thất thu thì ngân sách Nhà Nước chịu!
c) Đối với đất xin để xây nhà ở cho cán bộ, Vịnh khá chu toàn nhưng các khu đẹp như đường Trường Sơn, đường Sư Vạn Hạnh đều chia ưu tiên cho nhóm G7 nhất là đối với Kháng, Nhu, thư ký Đại Tướng Đoàn Khuê và Hồ Sỹ Hậu đã giúp trình Bộ Trưởng cấp cho Vịnh tất cả trên 40 xe con xịn các loại để đi lại và kinh doanh. Đội xe nay đóng ở Thụy Khuê và hoạt động rất mạnh.
Như vậy, các mục a, b, c nêu trên chỉ có ban kiểm tra đặc biệt của TW mới có thể kiểm kê được trong 10 năm qua Vịnh và đồng bọn đã bày mưu tính kế chiếm được bao nhiêu nhà đất. “Hiệu quả thực cho nghiệp vụ chuyên an lãnh thổ, cho đảng và Nhà Nước được những gì”
2- Kiếm tiền qua những hợp đồng thương mại
Với lý do TOSECO có chức năng thương mại nên từ khi có được ngân sách đặc biệt và được sự tiếp sức của G7, Vịnh đã thao túng ký nhiều hợp đồng mua máy bay, tàu thủy, thiết giáp phụ tùng cho phòng không, không quân, đóng tàu trên 300 triệu đô-la.
Thủ trưởng Bộ cho phép TOSECO được hưởng quy chế bí mật quốc phòng nên không cần đấu thầu. Mỗi chuyến hàng chở từ Nga về đến sân bay, Vịnh đều cho xe bọc kín vào lấy hàng và ra cửa sau, không qua bất kỳ một cửa kiểm soát nào. Với số tiền này, chúng khôn khéo bỏ túi tất cả các cấp lãnh đạo và bịt kín tất cả những thiệt hại nhiều trăm triệu đô-la của Nhà Nước.
Không có sự thẩm định các hợp đồng nên mua bán đều tùy tiện vào các môi giới và bộ hạ của Vịnh, giá mua thì rất đắt mà chất lượng lại kém.
Ví dụ như vụ việc máy bay cường kích SU-27 được báo với Bộ là rẻ hơn Trung Quốc, nhưng thực tế là phía Trung Quốc mua SU-27 đánh biển, và TOSECO mua là SU-27 đánh không.
Tai hại hơn khi diễn tập ở biển thì không hiểu vì lỗi kỹ thuật hay do chất lượng cũ kém nên một SU-27 đã rơi gây mất của, chết người.
Một thí dụ khác là mua tàu và thiết bị vật tư đóng tàu, thiết bị sửa chữa máy tàu, mua thì đắt mà thiết bị lại quá cũ nên sau gần 10 năm mà tàu chiến vẫn chưa ra tàu, nhà máy vẫn chưa ra nhà máy.
Đề nghị Ban Kiểm Tra Trung Ương đến nhà máy X50, X51 Ba Son của Hải quân/ Tổng cục kỹ thuật/ Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế, các quân binh chủng để tìm hiểu về vấn đề này.
Đặc biệt dây chuyền X50, tư lệnh hải quân Mai Xuân Vinh kiên quyết không cho nghiệm thu, nhưng sau nhiều lần Vịnh dùng sức ép của Bộ nên ông Vinh đành cay đắng chấp nhận.
Như vậy, Vịnh và cộng sự đã kiếm được hàng chục triệu đô la tiền môi giới, hoa hồng, lại quả, tiền chi phí vênh khi thực hiện hợp đồng theo cơ chế an ninh nghiệp vụ mà không ai được quyền biết đến.
Sau này khi cơ chế của BQP chặt chẽ và có kiểm soát hơn thì Vịnh chuyển sang kiếm tiền bằng cách thành lập hệ thống tình báo công nghệ:
Cục tình báo công nghệ, Trung tâm B5, Công ty SECOTEX (với danh nghĩa của Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng và Kinh Tế), Công ty HITACO (với danh nghĩa là Tổng cục kỹ thuật) xin được hàng ngàn m2 đất và đang xúc tiến xây dựng các dự án xin Nhà Nước đầu tư vào khu công nghệ cao thông qua Vụ Khoa Giáo Văn Phòng Chính Phủ (có sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Mạnh Giao).
Các Công ty Trung Tâm nói trên đều được nhà nước bao cấp, có tư cách ký kết trực tiếp các hợp đồng ngoại quốc để bảo đảm bí mật về tính năng kỹ thuật và nền công nghiệp quốc phòng.
Ngoài các Công ty nói trên, Vịnh đã chỉ đạo bố vợ là Vũ Chính cho phép mỗi Cục trong TC2 được thành lập ít nhất một Công ty bình phong dân sự trong nước để lấy người và phương tiện của quân đội kinh doanh thương mại làm lợi cá nhân và tập đoàn bè phái.
Tại hải ngoại thì Vịnh tập hợp một số thành phần lao động xuất khẩu để lùng sục, môi giới, hoặc giả giúp đỡ họ thành lập các Công ty bình phong do ngân sách quốc phòng Nhà Nước đài thọ nhằm tìm kiếm đối tác phục vụ cho những hợp đồng thương mại nói trên.
Thử hỏi trong 6 năm qua ngân sách Nhà nước đã chi cho chương trình tình báo công nghệ hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa thu lại kết quả đáng kể về công nghệ cho quân đội để áp dụng vào sửa chữa và sản xuất trang thiết bị quốc phòng.
Người đứng đầu ngành tình báo công nghệ hiện nay là Phạm Ngọc Hùng, tự Hùng “Tút” quân hàm Thiếu Tướng, một cộng sự tin cẩn nhất của Vịnh từ lúc còn ở Công ty TOSECO.
Tại TC 2 hiện nay, hai người giàu nứt vách, có hàng trăm triệu đô-la, là TCT Nguyễn Chí Vịnh và PTCT Phạm Ngọc Hùng, chúng kiếm tiền như nước qua những hợp đồng mua sắm của Bộ Quốc phòng.
3- Khống chế cán bộ đảng và nhà nước như thế nào”
Ngay khi thành lập TOSECO, Vịnh đề cử Tấn, em của Đặng Kháng - trưởng phòng tổng hợp Bộ Quốc Phòng, một nhân vật trụ cột của G7 làm Phó Giám Đốc thường trực phía Bắc. Tấn thuê nhà Lê Việt Bắc dùng làm văn phòng đại diện Công ty, đồng thời cử cháu Tướng Đào Đình Luyện là Đào Quang Dũng làm Tổng đại diện ở Moscow.
Dũng cặp bồ với Thị Phương, vợ của một cán bộ cao cấp TC2 tại Sanh Pê-téc-bua để thu nạp thêm tay chân bộ hạ trong đám nhốn nháo, nhếch nhác đang lao động xuất khẩu tại Nga, sau đó lần lượt đưa các con cha, cháu ông... Văn Phác, Hà Thị Quế, Đỗ Đức, Cao Tiến Phiếm... vv về TOSECO làm vây cánh.
Sau khi có tiền, có phương tiện và đầy đủ quyền uy trong tay, bằng mọi phương thức, bằng mọi thủ đoạn... bằng gái, bằng tiền, bằng ăn nhậu, bằng những đêm nhất dạ đế vương hoan lạc... Vịnh lần lượt đưa các tướng lĩnh ở những vị trí quan trọng như Lê Khả Phiêu, Lê Văn Hân (Cục trưởng Cục cán bộ), Đoàn Mạnh Giao (Văn phòng Chính phủ), Dương Đàm (Cục trưởng Cục quân lực), Hoàng Dũng (Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Hữu Cảng (Cục trưởng Cục Tài chính) vào mê hồn trận!
Sự chiều đãi vô biên hội G7 và một số chuyên viên quan trọng khác ở Bộ đã nới rộng quyền lực của Vịnh đến tột đỉnh.
Và chúng ta đã hiểu vì sao chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Lê Khả Phiêu thời đó đã dễ dàng nhường các khu nhà khách quan trọng cho Vịnh kinh doanh. “Vì sao một cô ca ve rất thân thiết với Lê Khả Phiêu, Lê Văn Hân làm được giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế, và được đeo lon thiếu tá”
Vì sao Vịnh đã bỏ túi được nhiều cán bộ cao cấp “Vừa thành công mỹ mãn về kinh tế và công danh sự nghiệp”... vừa là triệu phú đô-la, vừa được thăng quân hàm mỗi năm... xây dựng cả một hệ thống tay chân và đàn em điều khiển các tụ điểm nhảy đầm, bia ôm, gái điếm, “bình phong” của bao Công ty nghiệp vụ trong và ngoài nước”
Tính đến nay Vịnh đã có 7 cơ ngơi hoành tráng ở khắp đất nước được đứng dưới tên nhiều người thân thuộc. Vợ Vịnh ngày ngày lái xe con xịn đi làm, đeo kính đen, ăn mặc như minh tinh màn bạc Hồng Kông, ai thấy cũng phải gờm.
Khi Vịnh lên Tổng Cục Phó đã mua ngay trên 2000 m2 đất Thụy Phương, phía nam cầu Thăng Long để làm dinh thự. Trong khi đó, biết bao nhiêu chiến sĩ, cán bộ hoạt động cống hiến suốt đời cho ngành tình báo Quốc Phòng trong cả hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, giành Độc Lập cho Tổ Quốc và thậm chí cả những đồng đội còn tiếp tục hoạt động ngoại biên sau thời chiến, cũng chưa có ai được đặc cách đề bạt vượt cấp, vượt chức, vượt thời gian và có một cuộc sống đế vương như Vịnh.
Để khuynh đảo, giật dây được mọi giới, mọi cấp trong chính quyền, Vịnh cho ghi âm quay phim các buổi tiệc tùng, ăn chơi chiêu đãi thượng cấp, đặt máy nghe trộm điện thoại tất cả quan chức từ tỉnh thành đến quân đội từ trung ương đến địa phương để thực hiện thủ đoạn lưu manh chính trị. Dàn dựng kịch bản, giả mạo chứng cứ để hãm hại đồng đội hay bất cứ ai dám đối đầu chỉ là trò con trẻ, Vịnh còn phù phép, hô phong hoán vũ biến củ ấu thành tròn, biến không thành có bằng các thủ đoạn cực kỳ gian manh nguy hiểm!
Kể từ khi các tướng Phạm Thanh Ngân và Lê Khả Phiêu đã lọt vào gánh xiếc Chí Vịnh thì mọi quyết định, mọi công tác tổ chức bên Bộ đều do Vịnh gián tiếp sắp xếp phân bố điều hành đâu vào đấy... mà không ai biết được, ngoài Vịnh, đấy là đâu!
Tình trạng này nếu không sớm chấm dứt thì trong tương lai rất gần toàn thể các vị lãnh đạo của đảng và Nhà Nước và toàn bộ cơ chế Quốc Gia đều bị Vịnh khống chế thông qua hệ thống tình báo quân đội do Vịnh đứng đầu, nếu vậy thì giấc mộng Đế Vương của Vịnh không hẳn là xa vời!
4- Tại sao trong mười năm Vịnh đã làm được nhiều việc “... đội đá vá trời” như vậy”
1- Do bản chất lưu manh, bất chấp mọi thủ đoạn đê tiện lại được sự hỗ trợ tích cực của G7. Khi G7 bị Bộ Quốc Phòngphân hóa thì Vịnh đã động viên cả nhóm hãy biết “nín thở qua sông và nhẫn nại chờ trời quang mây tạnh”. Trong giai đoạn, Vịnh không thể can thiệp được bằng không thì cả hội, cả thuyền sẽ bị chìm đắm. Vịnh hứa sẽ đảm đương việc gầy dựng lại G7 lớn mạnh hơn vững chắc hơn khi thời cơ đến, ví dụ: Tướng Hoàng Dũng vừa bị thay thì hắn đã xây dựng và sử dụng được Tướng Cao Tiến Phiếm, thay Đặng Kháng thì xây dựng xong Võ Mai Nhẫn...
Khi Vịnh lên Tổng cục trưởng TC 2 liền bàn với Cao Tiến Phiếm đưa Trung, Kháng, trở về những vị trí quan trọng ở BQP vừa thể hiện tình nghĩa với các đàn anh, vừa tạo nanh vuốt hầu thực hiện mưu đồ chính trị. Phiếm vì món nợ trước đây mà giúp Vịnh được nhiều việc, đặc biệt sự thành công trong lĩnh vực ma-phia chính trị.
2- Là con nuôi và con rể của các Tướng Lê Đức Anh, Đặng Vũ Chính, có thể nói, không có Vũ Chính thì không có Chí Vịnh mà không có Chí Vịnh thì cũng không thể có Vũ Chính (Vũ Chính lên được Tổng cục trưởng là nhờ vào vận động bằng tiền, bằng gái và sự dàn dựng, lừa lọc của Chí Vịnh và G7).
3- Các chương trình mua sắm vũ khí, trang thiết bị cho Bộ Quốc Phòng đều được ghi là công của Vịnh. Mặc dù toàn bộ các khí tài này đều không đạt chất lượng và giá lại cao gấp nhiều lần nếu qua mua bán chính thức. Đây là một trò lừa đảo, lưu manh chính trị tập thể, để củng cố vững chắc vị trí phe nhóm và chính sách gia đình trị của bố con Vũ Chính - Chí Vịnh tại TC 2. Dư luận đồn rằng Vịnh và Dũng đã chia nhau nhiều "lại quả" rất hậu hĩnh từ những chương trình mua sắm vũ khí, trang thiết bị cho Bộ Quốc Phòng.
5- Trên cương vị lãnh đạo TC 2, Vịnh có quyền thế, phương tiện, điều kiện tiếp cận để mua chuộc hoặc khuynh đảo các cán bộ cao cấp của quân đội và Nhà Nước.
6- Trong số con ông cháu cha và bạn bè, thân hữu được Vịnh tuyển vào TC2 vào những năm 93, 94, 95 và 96 đa số không qua một ngày làm lính, không được học tập bản chất truyền thống oai hùng của quân đội mà được đặc cách đeo quân hàm thiếu tá, trung tá, và có trường hợp là thượng tá. Như vậy Vịnh vừa ban ân bố đức cho gia đình đồng bọn, đồng thời mua chuộc sự phục tùng tuyệt đối của đám bộ hạ. Qua đó chúng ta thừa hiểu là Vịnh đã thao túng, điều tiết được các quan lớn ở Cục cán bộ, Cục quân lực và Tổng cục chính trị như thế nào!
Từ các vấn đề nêu trên, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Tổ Chức TW, Bộ Quốc Phòng, Quân Ủy TW.
1. Hãy loại bỏ tên trùm lưu manh, tham nhũng đầu sỏ, sâu dân mọt nước, tên tội phạm hình sự và chính trị nguy hiểm Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi đảng Cộng Sản và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
2. Không cho phép tình báo quân đội TC2 được làm kinh tế, được thành lập doanh nghiệp “Vỏ Bọc” hoặc “Bình Phong” để hoạt động nghiệp vụ tình báo, không được lạm dụng cài cắm người vào các tổ chức, các công ty dân sự một cách tràn lan, không cần thiết làm tốn kém ngân sách Nhà Nước.
3. Đất nước Việt Nam có dân tộc Việt Nam anh hùng, có đảng Cộng Sản lãnh đạo vững mạnh, có Hiến Pháp... có đủ các cơ quan nghiệp vụ chuyên an lãnh thổ trong Bộ Quốc Phòng cũng như trong Bộ Công An.
Bán nước Nguyễn Chí Vịnh
TC2 là một tổ chức đứng trên luật pháp, đứng trên mọi cơ quan quyền lực Quốc Gia để lũng đoạn đất nước nhằm phục vụ thiểu số cá nhân vụ lợi, vì vậy chúng tôi, đại diện một số cán bộ, chiến sĩ từng nằm gai nếm mật của ngành tình báo xin kiến nghị Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Chấp Hành TW, Ban Tổ Chức TW hãy giải thể TC2 và trả về vị trí Cục 2 thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Bộ Quốc Phòng như trước đây. Cũng cần biết Cục 2 đã từng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bách chiến bách thắng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
4. Sau đại hội, yêu cầu Quân Ủy TW tổ chức lại quân đội cho vững mạnh, trước hết là chấn chỉnh Cục 2 chọn người hiền tài phục vụ cho đất nước vì tình báo là ngành chịu nhiều hy sinh gian khổ nhất mà cứu cánh là để Tổ Quốc quyết sinh.
Các chiến sĩ tình báo là những anh hùng vô danh, sống trong bóng tối và chết trong bóng tối, quân hàm không mang mà nhiều khi quân lương cũng không hưởng, lòng dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ đặt trên tình yêu Tổ Quốc nồng nàn và vô điều kiện!
*Chú thích: (1) G7 là nhóm thư ký quyền thế của Bộ, và các Thứ trưởng, Cục Trưởng thuộc các đơn vị Bộ Quốc Phòng.(*)(tức người nhà của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp)” [2].
Qua những gì được biết qua con người thực của Nguyễn Chí Vịnh và cả những gì tác giả Võ Đồng Đội viết thì đúng là Vịnh là một tên: bất tài, tham nhũng, trộm cắp bà lưu manh vv… Ngoài ra những người thuộc phe Võ Nguyên Giáp cũng đã chỉ rõ tại đại hội VII (1991) thì Võ Nguyên Giáp bị cáo buộc là làm gián điệp, nhưng lần này là cho “đế quốc Mỹ” qua vụ án “Năm Châu, Sáu Sứ”… và đích thân Lê Đức Anh chỉ thị tổng cục 2 bao vậy, cô lập ông ta để điều tra. Sau đó, Võ Nguyên Giáp đã bị Nguyễn Chí Vinh hạ nhục qua cái gọi là “vụ Án Siêu Nghiêm Trọng” gọi tắt là T4… Nguyễn Chí Vịnh đã cho người đi kháp các quân khu để thuyết trình về tội ác phản quốc của Võ Nguyên Giáp…
Nô tài cho Tàu – Nguyễn Chí Vịnh (Ảnh: Website của đồng chí X).

II. Tên bán nước và gián điệp cho Tàu:

Nguyễn Chí Vịnh là bán nước nhưng ngoài ra có nhiều bằng chứng cho thấy hắn còn là một tên gián điệp cho Tàu. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ chứng minh những điều đó là sự thật.
Vịnh và đàn anh Trung Cộng
Thứ nhất, Bài báo trên báo Lao Động của nhà cầm quyền cộng sản viết về Vịnh như sau: “Khi tiếp xúc với báo chí Trung Quốc nhân dịp đến Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: Việt Nam theo đuổi và thực hiện nguyên tắc độc lập tự chủ, không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba”. Qua đây chúng ta thấy điều gì? Đó là Vịnh là một kẻ bán nước. Tại sao một nước yếu về mọi mặt như Việt Nam lại không chịu liên minh với Mỹ, Nhật vv... để chống Tàu?. Chỉ có một lý do chính đó khi đến Tàu, Vịnh phải vút đuôi Tàu như một tên nô tài hèn và thẳng thừng nói “không chống bên thứ 3” mà ở đây chính là Trung Cộng. [3]
Cũng Theo trang tin tức của Trung Cộng “world.huanqiu.com” thì Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng: “Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ” [4].
Thế nào là cái gọi “Đề nghị Trung Quốc vào Việt nam tham gia gìn giữ hòa bình”? Đó chính là một tuyên bố: Rước voi về giày mả tổ của cộng sản Việt Nam!Cũng vì thế mà tướng cộng sản đã vạch mặt Vịnh rất rõ ràng (Xem clips):
Thứ hai, Ngày 23/07/2010, diễn ra sự kiện “Đa phương hóa Biển Đông” và sau đó giới báo chí của nhà cầm quyền cộng sản cả nước đã hoàn toàn im lặng, chứng tỏ rằng đã có sự liên minh chính thức giữa Nguyễn Chí Vịnh với Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa.Sau Khi Nguyễn Chí Vịnh dự cuộc đối thoại cấp cao quốc phòng Việt – Mỹ ngày 17-8 thì Vịnh đã vội thanh minh, thanh nga với Tàu đại ý là: Quan hệ Việt – Mỹ chỉ là bình thường, không có chiều sâu. Khẳng định trước sau như một, quan hệ với Trung cộng mới là một quan hệ bạn hữu chiến lược. Chỉ Bộ quốc phòng có quyền thông tin các vấn đề liên quan tới quân sự. Đó chính là thông điệp bán nước cho Tàu của Vịnh và bộ sậu cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Chí Vịnh và quan thầy Trung Cộng
Sau đó với tư cách Trung tướng - Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung cộng. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng thời điểm đó xảy ra vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh đã được Bắc Kinh chuẩn bị nắm vị trí số một trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam mà cái ghế Thứ trưởng bộ QP và cái đích sắp tới là cái đích cái ghế của Phùng Quang Thanh đã minh chứng điều đó. Vào năm 2006, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đều muốn đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương đảng nhân đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh đã bị tấn công dữ dội về vụ Tổng Cục 2 làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời uy tín của Nông Đức Mạnh bị suy giảm một cách thê thảm sau khi phe Nguyễn Tấn Dũng khui ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông từ cuối năm 2005, vì thế mà tên của Nguyễn Chí Vịnh đã không được để vào danh sách ứng viên Trung ương đảng để cho các đại biểu chọn lựa trong đại hội X vào tháng 4 năm 2006. Nguyễn Chí Vịnh không được vào Trung ương đảng nhiệm kỳ X là một thất bại lớn của Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh, vì Vịnh bị chống đối quá mạnh trong nội bộ. Rút kinh nghiệm đau thương này, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đã giúp cho Nguyễn Chí Vịnh cách chuẩn bị khác. Tháng 2 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng bộ quốc phòng và đến tháng 8 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh thôi kiêm nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục 2, người thay thế là Trung tướng Lưu Đức Huy, đàn em của Vịnh. Sau khi không còn nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được sửa soạn xuất hiện ra bên ngoài với một tư thế mới như: Chủ tọa buổi lễ công bố sách trắng Bộ Quốc Phòng vào tháng 12 năm 2009, Chủ tọa buổi gặp gỡ các tân đại sứ, trình bày về đường lối an ninh quốc phòng của Cộng sản Việt Nam trước khi lên đường nhận nhiệm sở vào tháng 1 năm 2010, gặp gỡ và trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về tình hình an ninh vào tháng 2 năm 2010, dẫn một phái đoàn quân sự cao cấp viếng thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 2 năm 2010.

Để chứng minh cho hành động là tay sai cho Tàu, Hãy nghe bài phỏng vấn của phóng viên Gia Minh với ông Dương Danh Dy để hiểu thêm điều này: (Xem Video)
Ngoài ra, theo nhà báo Chu Húc Hiếu của tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Báo của trung ương đảng cộng sản Trung cộng) cho loan tải cũng chứng tỏ Nguyễn Chí Vịnh là một tay sai bán nước khi tiếp xúc với Thích Kiến Quốc: “Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, tiếp nhận đề nghị:

‒ Trung Quốc ˗ Việt Nam không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của Trung Quốc!

Trước đó hai ngày (06/6), Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và ông ta cho biết:

‒ Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất chú y sự ưu tiên hàng đầu dành cho Trung Quốc.

Nguyễn Chí Vịnh còn công bố rằng:

‒ Việt Nam ˗ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, EU

và các nước ASEAN đã đưa ra một hợp tác quân sự, và thậm chí cả Cu ba xa xôi, ưu đãi cho Việt Nam. Tuy nhiên chính sách đối ngoại vẫn xem Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

Nguyễn Chí Vịnh chỉ ra rằng:

‒ Việt Nam và Trung Quốc là một đối tác chiến lược toàn diện, về Quốc phòng tốt nhất. Ông giới thiệu sự hợp tác của Hải quân giữa Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát triển biên giới của hai nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết thực.

Trong buổi đối thoại, Tư vấn chiến lược Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều hợp Quốc phòng tốt.”.
Thứ ba, Để chứng tỏ bàn tay gián điệp tay sai cho Tàu bán nước của Nguyễn Chí Vịnh thì tác giả Huỳnh Tâm có một bài viết dài về Vịnh có tựa đề “Hậu duệ thái thú Hồ Chí Minh”, Xin trích một số ý quan trọng trong bài viết của tác giả Huỳnh Tâm như sau về Vịnh:
“Ngày 06 tháng 6/2013. Phó Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh thay mặt đảng CSVN đi xứ Bắc triều báo cáo tình hình quân sự Việt Nam, đồng thời chấp nhận lời mời của Mạng Lưới Toàn Cầu, tổ chức họp báo. Giới báo chí thừa biết kẻ đứng sau lưng truyền thông Tân Hoa Xã là một bộ phận của tình báo Hoa Nam, họ đang muốn chuyển tải tin nóng trong ngày, và giới thiệu Nguyễn Chí Vịnh làm quen với báo chí Bắc Kinh. Tại buổi họp báo, ông Vịnh phát biểu trơn tru bài học vỡ lòng:

‒ Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, nhưng trong những năm gần đây vấn đề biển Nam Trung Quốc đã gây căng thẳng giữa hai quốc gia. Nay tuyệt nhiên vô căn cứ có một số nhà bình luận quân sự, phân tích cho rằng: “Việt Nam đang tìm cách hợp tác với ASEAN chống lại Trung Quốc”.

Lời phát biểu của Vịnh không phù hợp với thời sự quốc tế, nhưng mang tính kích động giới báo chí Bắc Kinh. Ông Vịnh đã vôi tự đánh bóng thân phận trong vai trò nhân viên tình báo Hoa Nam, tuy nhiên ông biết thân phận CSVN chư hầu, luôn mồm khẳng định “CSVN không chệch hướng tư tưởng Mao”. Ông hy vọng triều đình Bắc Kinh chiếu cố đề bạt thăng quan tiến chức, ban cho ông cái ghế cao nhất của quân đội Việt Nam, ghế Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam. Cũng nên chú ý Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật số 2 trong phái đoàn đảng CSVN đến Bắc Kinh. Nguyễn Chí Vịnh và ông Trương Tấn Sang được hưởng qui định truyền thông trên đất CS Mao…

…Ông Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tiếp:
‒ Để hiểu được, người quân sự cần nhận thức, Việt Nam liên minh với Trung Quốc sẽ không đấu tranh với các nước thứ ba, các nước nhỏ cần liên minh với nước lớn để chống lại một lực lượng thứ ba (những người dân chủ Việt Nam), bằng không khác nào tự tử…..

….Nguyễn Chí Vịnh còn phát biểu trước giới truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng:

‒ Việt Nam thực hiện hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc không bao giờ gây tổn hại cho các quốc gia khác, và không lo ngại khi Hoa Kỳ trở lại châu Á.

Nguyễn Chí Vịnh càng khoác lác, càng chứng tỏ làm thân con chư hầu trung thành tuyệt đối:

‒ Bạn có thể cần một ngày để đánh giá tác động của Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ cảm thấy cần thiết mới trở lại châu Á, người Việt Nam không có lý do gì để phản đối. Nếu tác động bất lợi chiến lược khu vực châu Á. Việt Nam kiên quyết phản đối, và thực hiện các hoạt động dựa trên luật pháp Quốc tế. Việt Nam tin rằng, nếu Hoa Kỳ trở lại châu Á, mang lại hòa bình cho khu vực đương nhiên không trở ngại bang giao (1).

Ký giả Từ Lộ Minh (徐璐明) thở dài thành lời:

‒ Nếu, ông giời đánh không chết một tên Việt gian Nguyễn Chí Vịnh, để y sống một ngày, ắt nhiên đất nước này không hạnh phúc, và sự độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ yên, bởi bản thân của Nguyễn Chí Vịnh đã là Hoa Nam trong lòng đảng CS Việt Nam.

Một lần nữa ông Vịnh khoác lác, không ngại giới truyền thông Trung Quốc tung ra mọi sự thật con cờ của Bắc Kinh, tuy nhiên ông Vịnh phải có ô dù nhà cầm quyền Trung Cộng mới mạnh miệng nói rằng:

‒ Tôi đã là người của Tổ quốc thứ hai (Trung Quốc) xuất thân từ Học Viện Võ Bị Hoàng Phố Côn Minh và Học Viện Chính Trị Nam Ninh. Cho nên tôi phải ứng xử theo chỉ đạo…!

Ký giả Từ Lộ Minh sững sờ:

‒ Cảm ơn ông Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết những yếu tố thân phận rất thú vị và giá trị.

Lúc 07: 02 (giờ Bắc Kinh), ngày 07/06/2013, tại Viện quân sự Bắc Kinh, Nguyễn Chí Vịnh thay mặt Trung Quốc nhấn mạng rằng:

‒ Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc tại biển Đông không khác nào tự tử. Do đó Việt Nam hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp Biển Đông hầu tránh mọi xung đột khác.

Qua những truyên bố trên, ông Nguyễn Chí Vịnh tự xem không còn giữ chức vụ Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam trước truyền thông báo chí Trung Quốc. Giới báo chí Bắc Kinh có lý do để xem Nguyễn Chí Vịnh là người nhà Hán. Từ đó và những ngày kế tiếp, trên những trang báo loan tải đơn giản “Nguyễn Chí Vịnh”, không còn danh xưng hay quân hàm chức vụ, v.v...

[1] Ký giả Chu Húc Chu Hiếu Lôi (记者周旭朱晓磊), Biên tập Trần Vũ Kiệt (陈宇). Tin tức nguồn: 责任编辑.” [5].

Thứ tư, Vịnh ngoài bán nước còn chứng tỏ là một tên phá hoại và gián điệp. Xin theo dõi một số dẫn chứng cụ thể từ chính cộng sản để thấy điều đó.
Xin giới thiệu bức thư của ông Vũ Minh Trí – cán bộ quân đội cộng sản kỳ cựu về Vịnh như sau: 
“TỔNG CỤC II – VÌ AI NÊN NỖI?

Vũ minh Trí

Tôi có hơn 21 tuổi quân, 18 tuổi đảng, hơn 10 năm làm việc tại Tổng cục II – Bộ quốc phòng, đã suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào nhiều cấp lãnh đạo, chỉ huy nhưng vẫn viết bài này vì hai lý do chính:

1/ Để thấy hết thực trạng Tổng cục II và căn nguyên của nó, cần cả một quá trình tìm hiểu khách quan, sâu rộng của nhiều cơ quan của quân đội, đảng, Nhà nước song các cơ quan ấy không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không lấy dân làm gốc, không dựa vào đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là số đã và đang công tác ở Tổng cục II.

2/ Thực trạng Tổng cục II cho thấy quân đội ta, đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên; là người đã nhiều lần tuyên thệ trước Quân kỳ, đảng kỳ, Quốc kỳ thì phải ra sức góp phần giúp Quân đội, giúp đảng, giúp Nhà nước chống lại hiểm họa “tự diễn biến” ấy chứ không được hèn nhát, buông xuôi.

“Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mong sao ngoài các trang viết này, các ý kiến sẽ có thêm nhiều trang viết khác, nhiều ý kiến khác tới được với người có trách nhiệm và được sử dụng đứng đắn, có kết quả!

Thời gian gần đây, ngay trong Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng Tổng cục II đang ở vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng… Một số ý kiến khẳng định ở Tổng cục II, việc “lưu manh hóa”, “ngu hóa” Đội ngũ cán bộ khá triệt để, khiến Tổng cục II chẳng những không xứng là tai tỏ, mắt sáng của quân đội, của đảng mà xét trên một số khía cạnh còn có vai trò như một khối u ác tính, trực tiếp đe dọa sự ổn định, đoàn kết, nhất trí trong quân đội, trong đảng. Bằng trải nghiệm 10 năm ở vị trí công tác xác thực. Theo tôi thì Tổng cục II rơi vào tình trạng hiện nay là chủ yếu và trước hết là do trong 10-15 năm trở lại đây, những kẻ yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực đã cấu kết nhau, chui được vào, leo được lên nắm được hết vị trí chủ trì, chủ chốt của Tổng cục II và lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi ích riêng bất chính. Vì lợi ích riêng bất chính đó chúng sẵn sàng làm việc phi nghĩa, phi pháp, sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của dân tộc. Hiện chúng trở thành thù trong, còn nguy hiểm gấp mấy lần giặc ngoài. Với chúng, không thể phê bình mà phải quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ.

Từ cái “MẦM KẾT TINH “

Chỉ một kẻ xấu không thể làm tê liệt, lũng đoạn hầu hết tổ chức đảng, hầu hết cơ quan chính quyền của một ngành lớn, có truyền thống lâu dài và khá vẻ vang. Một mạng lưới sâu rộng gồm nhiều kẻ xấu cấu kết chặt chẽ với nhau mới làm được việc ấy. Nhưng để có một mạng lưới như vậy thì lúc đầu phải có kẻ làm “MẦM KẾT TINH”. Ở Tổng cục II, kẻ đó là Nguyễn chí Vịnh. Nguyễn chí Vịnh có xuất thân rất tốt, có tư cách tốt nhưng khi đi học lại không phải là trò ngoan. Người Việt duy tình, có vuốt mặt cũng nể mũi vậy mà Nguyễn chí Vịnh – con một nhà lãnh đạo lừng danh của quân đội ta, đảng ta – vẫn bị đuổi khỏi Trường đại học kỹ thuật quân sự vì vi phạm kỷ luật. Các vụ việc vi phạm kỷ luật của Nguyễn chí Vịnh có nhiều người biết rõ và còn được kể lại mãi song hình như chẳng có ảnh hưởng gì tới sự thăng tiến của Nguyễn chí Vịnh, khác hẳn trường hợp phó tổng cục trương Tổng cục du lịch Nguyễn quốc Kỳ.

Về chính trị cách mạng và nghiệp vụ tình báo cách mạng, Nguyễn chí Vịnh không giỏi song nhờ hoạt ngôn nên được nhiều người lầm tưởng là giỏi. Có rất nhiều cách để xác nhận điều này; cho Nguyễn chí Vịnh làm bài kiểm tra, đọc các nghị quyết, kế hoạch công tác, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn … mà Nguyễn chí Vịnh là tác giả, đồng tác giả, chủ biên, chủ nhiệm; đọc các bản ghi lại bài nói của Nguyễn chí Vịnh; đánh giá một cách khách quan, chặt chẽ kết quả và hiệu quả công tác của Tổng cục II trong những năm dưới quyền Nguyễn chí Vịnh… Nhiều năm qua, Nguyễn chí Vịnh duy trì được vị thế “chủ trò.” ở Tổng cục II vì có sự vượt trội về xuất thân, quan hệ, tư chất … và đặc biệt là vì rất giỏi khống chế cấp dưới, o bế, mua chuộc cấp trên, thâu tóm quyền lực.

Với cấp dưới, Nguyên chí Vịnh khống chế bằng quyền lợi như cho chức quyền, bổng lộc, nhận người thân vào làm việc trong ngành kết hợp với đe dọa, truy bức (nếu cần)… Các phần sau sẽ trình bày rõ hơn, cụ thể hơn về điều này.

Với cấp trên (bao gồm cấp trên trực tiếp, cấp trên không trực tiếp và cơ quan chức năng của cấp trên), Nguyễn chí Vịnh thường dùng câc thủ đoạn bắc cầu từ quan hệ cũ sang quan hệ mới, thêm thắt, sử dụng tin tức, tài liệu để hù dọa những nguy cơ đối với nội bộ, nội địa và đối với bản thân cấp trên, dùng lợi ích (chủ yếu là lợi ích cá nhân, gia đình) để tiếp cận, mua chuộc, dùng tỳ vết để đe nẹt, khống chế … Ví dụ:

1- Tổng cục II chỉ là đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, đảng ủy Tổng cục II chỉ là một đảng ủy trực thuộc đảng ủy quân sự trung ương vậy mà đầu năm 2008, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II đã làm một việc chắc chưa hề có tiền lệ với các bộ, ngành,tỉnh, thành là sau Hội nghị trung ương, mời các ủy viên trung ương tới dự tiệc chiêu đãi;

2- Thời gian qua, Tổng cục II đã bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, đảng, Nhà nước như Lê đức Anh, Lê văn Dũng, Phùng khắc Đăng, Nguyễn huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi văn Huấn, Nông đức Mạnh, Phạm hồng Lợi, Cao tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm văn Trà, Đỗ quang Trung… Vào đào tạo ở Học viện khoa học quân sự, làm việc trong Tổng cục II (việc mà thời trước hầu như không có), biến Học viện khoa học thành tụ điểm xấu (năm 2004, một học viên là cháu ruột Bộ trưởng Bộ nội vụ Đỗ quang Trung đã tự tử vì vay nặng lãi cử một học viên khác là con chính ủy Học viện kỹ thuật quân sự Hoàng khánh Hưng, không thể trả).

1/ Gần đây Nguyễn chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc tổng cục tưởng Tổng cục II nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục II trong khi Tổng cục II không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục II.

2/ Cuối tháng 10 – 2008, Nguyễn chí Vịnh lấy cớ ngày thành lập Tổng cục II để mời trung tướng, tư lệnh Quân khu II Đỗ bá Tỵ và các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy khác của Quân khu II tới dự tiệc tại trụ sở Tổng cục II; một số cán bộ Tổng cục II khẳng định việc làm này là để đón trước khả năng trung tướng Đỗ bá Tỵ lên làm Tổng tham mưu trưởng … Không phải ngẫu nhiên mà Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng những năm qua, Nguyễn chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa.” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của Quân đội, đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi.” Được các vị Lê đức Anh, Nông đức Mạnh, Phạm văn Trà, Lê văn Dũng, Nguyễn huy Hiệu, Phạm văn Long … Một số người còn ở Tổng cục II, Nguyễn chí Vịnh đã một tay che lấp cả bầu trời, khiến người ta không còn nhìn thấy ánh sáng đạo đức, ánh sáng văn minh của đảng, của Bác Hồ.

Nguyễn chí Vịnh đặc biệt thu tóm hết quyền lực về tay mình. Việc Nguyễn chí Vịnh cố giữ cả hai vị trí Tổng cục trưởng và Bí thư đảng ủy tổng cục, khiến Tổng cục II trở thành đầu mối cuối cùng trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên gắn với chế độ một người chỉ huy theo quy định (tới tháng 9-2008 mới có chính ủy), việc 2006 Bộ tham mưu Tổng cục II được thành lập song tới nay tất cả các cơ quan tham mưu - chỉ đạo về nghiệp vụ tình báo (gồm Cục 71 và các phòng 72,73 B,C,E) vẫn trực thuộc Nguyễn chí Vịnh, nằm ngoài Bộ tham mưu, việc Nguyễn chí Vịnh tự tiện sửa tên gọi “Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục” (mà Nguyễn chí Vịnh là trưởng ban), việc Nguyễn chí Vịnh trực tiếp nắm tất cả các mặt hoạt động, công tác hoạt động quan trọng nhất của Tổng cục II mà không giao cho các cấp phó cho thấy rõ điều đó. Hệ quả mà lâu nay lãnh đạo tập thể ở Tổng cục II chỉ còn là hình thức, “Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục.” đã trở thành một nhóm siêu quyền lực, đứng trên đảng ủy, Thường vụ đảng ủy tổng cục và trên thực tế, cả Tổng cục II lẫn các điệp báo của Tổng cục II đều không có tham mưu trưởng đúng như chức trách, nhiệm vụ của chức danh này…

…Nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, đang bị chuyển hóa thành khối u ác trong lòng quân đội, trong lòng đảng, ít nhiều phát tác tới bộ óc của quân đội, của đảng thì rõ ràng tình báo chiến lược về quân sự cần được mau chóng quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ tận gốc những mạng lưới xấu xa, cần được mau chóng thay máu triệt để để trước hết là trong sạch về chính trị, sau đó là khỏe mạnh về nghiệp vụ chứ không phải thay màu da trên xác chết, duy trì một Tổng cục II của Nguyễn chí Vịnh mà không có Nguyễn chí Vịnh. Đó là kết luận của bài viết này.

Hà Nội ngày 16-12-2008

Vũ minh Trí

Địa chỉ: Phòng 1302- nhà HH1 – Khu đô thị Yên Hòa

Phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội

ĐT: 0422.121.073 - ĐTDĐ: 090.216.3633.
Bức thư rất dài nên mời bạn đọc có thể xem nguyên văn tại website của chính những Hồng Vệ Binh cộng sản dựng nên: [6].
Cũng chính vì vậy ông Giáp đã có bức thư trả lời về Vịnh như sau:
Thư ông Giáp tố cáo Vịnh
Thứ năm, tội ác của Vịnh còn được nêu trong bức thư khác của nhiều quan chức cộng sản đối với Vịnh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2010
Kính gửi:

- ĐỒNG CHÍ NÔNG ĐỨC MẠNH TỔNG BÍ THƯ KIÊM BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN MINH TRIẾT CHỦ TỊCH NƯỚC

- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG

- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG PHÓ THỦ TƯỚNG, PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRUNG ƯƠNG

- ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG

- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN CHI CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

- ĐỒNG CHÍ PHÙNG QUANG THANH PHÓ BÍ THƯ đảng ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

- ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN DŨNG CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ

Cùng với dư luận rộng rãi, chính đáng của cán bộ, đảng viên nhân dân, cựu chiến binh trong cả nước, chúng tôi những tướng lĩnh sĩ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam hết sức bất bình trước việc Bộ quốc phòng kỷ luật tước quân hàm sĩ quan trung tá Vũ Minh Trí, đảng ủy Tổng cục II khai trừ đảng tịch Vũ Minh Trí về tội tố cáo Tổng cục II và cá nhân Nguyễn Chí Vịnh.

Đây là một việc làm khuất tất, lẫn lộn công tội. Người có công đem ra trị tội, ngược lại kẻ có tội lại được tâng công: Tặng thưởng huân chương, thăng hàm trung tướng, đề bạt lên Thứ trưởng quốc phòng.

Vì công lý, vì danh dự và sự trong sạch của Quân đội Việt Nam anh hùng và của hàng ngũ tướng lĩnh quân đội, chúng tôi khẩn thiết trình lên các đồng chí, những người có trách nhiệm cao nhất 2 kiến nghị dưới đây:

Thư ngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp

gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương.

1. Trên cơ sở những hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nam Khánh cùng một số tướng lĩnh đã phát hiện những sai lầm, tiêu cực của Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh cùng với những phát hiện gần đây của Trung tá Vũ Minh Trí (người trong cuộc) những ý kiến đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh.

Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ tiêu cực đã và đang xảy ra ở Tổng cục II, không để kéo dài sang nhiệm kỳ đại hội lần thứ 11.

2. Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II. Ngoài ra Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5: Biệt thự Cống Chèm; nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu); 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000 USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam.

Những sai phạm nói trên cùng với Bản lý lịch bất hảo những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường Sĩ quan Thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu sài, nhậu nhẹt trai gái, bị nhà trường đuổi học.

Rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh không đủ tư cách là một đảng viên, không xứng đáng là một sĩ quan cấp úy huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong ba chiếc ghế cao nhất của Bộ quốc phòng.

Không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngày hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng và làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh Quân đội.

Với Nguyễn Chí Vịnh trước mắt đề nghị đình chỉ công tác.

- Không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11.

- Không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo.

Xin chân thành cám ơn và chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí.

Mong sao đừng để ung nhọt nói trên tiếp tục là một thách thức lớn đối với dư luận rộng rãi và chính đáng trong đảng trong nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.

Các tướng lĩnh sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng đồng ký tên.

DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA KIẾN NGHỊ

Bản chụp chữ ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và những lời ghi thêm vào bản kiến nghị.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên ủy viên Trung ương đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ủy viên Trung ương đảng, nguyên tư lệnh Quân khu 4, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Trung ương.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng, nguyên ủy viên Trung ương đảng, nguyên Chính ủy QK4, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên phó tư lệnh Quân khu; nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, lão thành cách mạng, nguyên Chính ủy Phòng không - Không quân; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng ủy Quân sự Trung ương.

Trung tướng Nguyễn Huân, nguyên Phó Chánh án Tòa án Trung ương, kiêm Chánh án Toàn án quân sự Trung ương.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội; nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.

Thiếu tướng Trần Kinh Chi, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng an ninh Tổng cục Chính trị, nguyên tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng Vũ Thắng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó Cục trưởng Cục tình báo - Bộ Tổng tham mưu.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng.

Thiếu tướng Trần Minh Đức, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên phó Tư lệnh quân khu Trị-Thiên, Phó Viện trưởng Học viện Hậu cần.

Thiếu tướng Tô Thuận, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng pháo binh.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Yên, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Tư lệnh binh chủng công binh.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Thoa.

Thiếu tướng Nguyễn Xuyên, huy hiệu 63 tuổi đảng, 85 tuổi đời.

Thiếu tướng Bùi Quý, nguyên Phó Tư lệnh Tăng thiết giáp.

Mai Vy, lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, 74 năm hoạt động cách mạng, 72 năm tuổi đảng.

Vũ Thuần, 85 tuổi, 60 năm tuổi đảng, lão thành cách mạng, Huân chương Độc lập hạng 3

Đại tá Trần Bá, CCB, 85 tuổi đời, 64 năm tuổi đảng, 46 năm tuổi quân

Đại tá Lê Hoa, Văn phòng Bộ Quốc phòng.

Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu.

Đại tá Phạm Văn Hiện, lão thành cách mạng.

Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi nghĩa.

Đại tá Trần Nguyên, cán bộ tiền khởi nghĩa.

Đại tá Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân.

Đại tá Ngọc Tất, 85 tuổi đời, 60 năm tuổi đảng.

Đại tá Lê Văn Trọng, chiến sĩ bị tù đầy.

Lê Mai Anh, cựu chiến binh, luật gia.

Đại tá Tạ Cao Sơn.

Đại tá Trần Thế Dương.

Đại tá Lương Sĩ Pháp, nguyên phó tư lệnh Bộ tư lệnh thông tin, 80 năm tuổi đời, 63 năm tuổi đảng.

Hồ Sĩ Bằng, Huy hiệu 60 năm tuổi đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 85 năm tuổi đời, 63 năm tuổi đảng.

Nguyễn Văn Bé, 86 năm tuổi đời, lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, tiền bối Công an Khánh Hòa, chiến sĩ 23-10 mặt trận Nha Trang.

Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi đảng, tư lệnh chiến dịch Tây Bắc.

Nguyễn Thị Cương, Cán bộ tiền khởi nghĩa, Huân chương Độc lập hạng Ba, 64 năm tuổi đảng

Trần Đức Quế, Chuyên viên vận tải, đã nghỉ hưu, tham gia làm giao liên thời chống Pháp tại vùng địch chiến Hà Nội, Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Tạ Phan, đảng viên 50 năm tuổi đảng, nguyên phó Cục trưởng Cục xuất bản Bộ giáo dục, chiến sỹ quyết tử 60 ngày đêm Hà Nội, Trung đội trưởng Pháo binh C2, D6, thương binh 3/4 chống Pháp.

Nguyễn Ngọc Nam – Cựu thanh niên cứu quốc – cựu đảng viên Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh, cựu cán bộ các ban đảng CP38, BNNTW, BKTTW…, nhiều huân chương huy chương kỷ niệm chống Pháp, chống Mỹ, đảng nhân dân cách mạng Lào- Địa chỉ 160-D2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội” [7].
Bản chụp chữ ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và những lời ghi thêm vào bản kiến nghị. 
Để tìm hiểu thêm về sự kiện này, RFA đã có 2 bài nghiên cứu về Vịnh và những phá hoại, gián điệp cho Tàu của Vịnh. Xin tìm hiểu thêm ở hai links dưới đây:

III. Kết luận:

Nguyễn Chí Vịnh là một tên bán nước hại dân Việt Nam chúng ta, hắn ta là một trong những tên chủ chốt trong băng đảng bán nước cộng sản Việt nam. Tất cả bọn chúng đều nói tiếng Việt, mang tên Việt, ăn cơm Việt nhưng là tay sai cho giặc Tàu với cái danh “nô tài”. Hiện thân của chúng là những tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời @. Chính vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục truyền tay người dân trong nước biết hết sự thật của chúng để toàn dân đứng lên lật đổ lũ bán nước hại dân đó. Đó cũng chính là đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay mà chúng ta, những con cháu của Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng… phải tiếp bước.
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/12/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-32_3.html#.UqdRHuIzLPU
12/11/2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét