Tôi đã từng bị công an xuất nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất "làm tiền" công khai với nhiều lý do khác nhau.
Tôi đã từng phản ảnh với các nhà báo trong nước về chuyện tôi bị công an xuất nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất "hoạnh hoẹ" đủ điều...
Thực chất mà ai cũng biết khách sạn Đệ Nhất ở Tân Bình là nhà trú/ trại giam dành cho những người có quốc tịch nước ngoài mà VN không muốn cho nhập cảnh, chờ trục xuất về nước.
Câu trả lời hay nhất mà mọi người nói với tôi là đừng về VN nữa là ...khoẻ re! Trên thế giới không lẽ chẳng còn nơi nào để du lịch hay sao mà phải về VN để làm con cá nằm trên thớt tha hồ cho chúng nó muốn bắt, muốn giam, muốn làm tiền, muốn chặt mình ra mấy khúc cũng được?
Vì vậy, từ nay cho đến chết, tôi quyết định sẽ không bao giờ về VN nữa.
BBC: Cấm nhập cảnh kiểu Việt Nam 'là sai luật'
Một luật sư nói Bộ Công an cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là 'trái luật'.
Hai ông Phạm Văn Điệp, hiện đang sinh sống ở Nga và Trần Trọng Linh, đang sinh sống tại Pháp, đã đều có đơn khiếu nại gửi tới Bộ Công an trong hai tuần gần đây về chuyện họ không được phép vào Việt Nam cho dù dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.Ông Linh cũng có hộ chiếu Pháp nhưng ông Điệp chỉ có duy nhất hộ chiếu Việt Nam.
Ông Linh, một nghệ sỹ tạo hình, cho rằng ông bị cấm vào vì một triển lãm trong đó các ẩn phẩm của Đảng Cộng sản nằm trong số rác rưởi lộ ra khi nước đá lấy từ sông Tô Lịch để triển lãm tan chảy.
Còn ông Điệp nói ông từng tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam khi còn ở trong nước và cũng có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam khi ở nước ngoài.
Cả hai ông đều đã từng ra vào Việt Nam nhiều lần nhưng chỉ tới lần mới nhất, hồi tháng Hai với ông Linh và tháng Tư đối với ông Điệp, họ mới bị cấm nhập cảnh.
Luật sư Lê Trần Luật nói chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân và khi còn quốc tịch thì họ được quyền nhập cảnh và sinh sống ở Việt Nam.
Cấm vào
"Trường hợp này tôi thấy nó hơi vô lý bởi vì họ là công dân Việt Nam thì mặc nhiên họ được vào Việt Nam.
"Họ có thể bị cấm xuất cảnh chứ còn cấm nhập cảnh chỉ dành cho người nước ngoài thôi."
"...Tôi cũng đọc hết các trường hợp và chưa thấy trường hợp nào nói rằng người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam mà không được vào Việt Nam.
"Tôi cho rằng kể cả có lý do an ninh đi nữa thì người đó là người Việt Nam thì họ chắc chắn phải được nhập cảnh vào Việt Nam tại vì không có quy định nào cấm nhập cảnh vào Việt Nam [đối với công dân Việt Nam]."
Luật sư Luật nói nếu người Việt Nam có quốc tịch khác và dùng quốc tịch đó để vào Việt Nam thì họ có thể bị từ chối nhập cảnh như một người nước ngoài.
"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."
Luật sư Lê Trần Luật
Ông cũng nói thêm về 'lý do an ninh' vốn hay được đưa ra để cấm xuất nhập cảnh đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài:
"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."
"Thế nào là an ninh quốc gia, người bị cấm liên quan như thế nào và mức độ nào thì bị cấm [xuất nhập cảnh]."
'Cấm ra' Ông Luật, người cũng bị chính quyền từ chối cấp hộ chiếu, nói về mặt chính thức có một số lý do để công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh.
"Chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân"
LS Lê Trần Luật nói về quyền của Chủ tịch nước
"Thứ nhất là chịu trách nhiệm về hình sự hoặc là liên quan tới công việc điều tra.
"Thứ hai là đang chấp hành một bản án hình sự.
"Thứ ba là chấp hành mọt bản án dân sự kinh tế.
"Thứ tư là đang chấp hành một xử phạt hành chính về nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính liên quan tới tài sản hoặc các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tài chính.
"Thứ năm là họ muốn ngăn chặn một dịch bệnh lây lan nguy hiểm nào.
"Thứ sáu là an ninh quốc gia.
"Thứ bảy là đã có một lần nào đó vi phạm [luật] xuất nhập cảnh của Việt Nam."
Nhưng ông Luật nói lý do an ninh thường được dùng để cấm những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".
Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.
Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.
Người mang hộ chiếu Việt Nam có quyền nhập cảnh vào các nước ASEAN và một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào hiệp định miễn thị thực giữa các nước này.
BBC:Công dân VN lại bị từ chối nhập cảnh
Ông Phạm Văn Điệp, doanh nhân 45 tuổi mang quốc tịch Việt Nam, cáo buộc rằng ông bị từ chối cho nhập cảnh khi về nước vì đã "ủng hộ cho tiếng nói dân chủ".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/12, ông Điệp cho biết đã đáp chuyến bay về Việt Nam từ Moscow, nơi ông đang thường trú, hôm 7/12.Tuy nhiên khi đến sân bay Nội Bài vào ngày 8/12, ông bị an ninh cửa khẩu lập biên bản 'không hoan nghênh' và bị yêu cầu trở lại Nga.
"Họ nói đây là vì lý do chính trị nên họ không xử theo luật hình sự mà chỉ không cho nhập cảnh," ông nói.
Phía Việt Nam sau đó đã bắt ông phải trở về Nga trên chuyến bay sớm nhất, ông cho biết thêm.
"Ngày 8/12 không có chuyến bay sang Nga nên họ định đưa tôi sang Đức và từ đó sang Nga."
"Nhưng sang tới Đức, cảnh sát Đức nói Việt Nam đã làm không đúng và không chịu tiếp nhận tôi mà lại yêu cầu Hãng hàng không Việt Nam phải chở tôi về Việt Nam".
Ông Điệp cho biết đến khi trở lại Việt Nam hôm 9/12, ông vẫn không được cho phép nhập cảnh.
Vào thời điểm trả lời phỏng vấn BBC, tức 10 giờ sáng ngày 10/12, giờ Việt Nam, ông Điệp nói sẽ đáp chuyến bay thẳng sang Nga trong một tiếng nữa.
'Hạn chế tiếng nói dân chủ'Mặc dù không được an ninh cửa khẩu Việt Nam giải thích cụ thể về điều mà cơ quan này gọi là 'lý do chính trị', ông Điệp cho rằng việc ông không được cho phép nhập cảnh hai lần liên tiếp trong năm nay là do có những hoạt động ủng hộ phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước.
"Theo ý kiến cá nhân của tôi , họ không muốn những tiếng nói về dân chủ, về quyền của con người được nói một cách mạnh dạn ở Việt Nam," ông nói.
"Trong khi đó, tôi cũng lại là một trong những người ủng hộ cho những tiếng nói trung thực thẳng thắng về nhân quyền, về quyền tự do."
"Họ không muốn có những tiếng nói đó, họ muốn hạn chế càng nhiều càng tốt."
"Theo ý kiến cá nhân của tôi , họ không muốn những tiếng nói về dân chủ , về quyền của con người được nói một cách mạnh dạn ở Việt Nam."
Doanh nhân Phạm Văn Điệp
Hồi cuối tháng Tư năm nay, ông Điệp cũng đã bị từ chối nhập cảnh ở sân bay quốc tế Nội Bài.
Vào lúc đó, ông Điệp nói với BBC rằng cán bộ xuất nhập cảnh cáo buộc ông đã hoạt động "chống phá Nhà nước".
"Tôi cho rằng nguyên nhân họ làm như vậy là vì tôi từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam từ thời ở trong nước, khi ông Hoàng Minh Chính phục hoạt đảng này," ông Điệp nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1/5.
Ông Điệp cũng là người viết nhiều bài về tình hình xã hội - chính trị Việt Nam, đăng trên các website ở hải ngoại mà Việt Nam cho là 'chống đối' như Đàn Chim Việt hay Dân Luận; cũng như trên blog cá nhân của mình.
Quê quán ở Thanh Hóa, ông Điệp sang Nga từ 1992 và làm công việc kinh doanh. Ông Điệp từng phát biểu trên Paltalk và có bài viết trên những trang bị Việt Nam liệt vào danh sách 'chống đối'
BBC: Chủ tịch Sang nhắc Thanh tra Chính phủ
Đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 10/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng ngành này “vẫn có những mục tiêu chưa đạt, chuyển biến chậm”.
Ông Sang cũng yêu cầu “ngành thanh tra cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kịp thời đưa ra các kiến nghị sửa đổi chính sách để hợp lòng dân”.Trang báo Đảng Cộng sản Việt Nam cùng ngày cho biết Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh:
“Nếu tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai cao do người dân chưa hiểu chính sách pháp luật thì phải tăng cường tuyên truyền, nhưng vấn đề đầu tiên là phải sửa cái sai từ các cơ quan nhà nước.”
Ông cũng cho biết ý kiến trong buổi làm việc với Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rằng “thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, điều đó nói lên khâu quản lý nhà nước có vấn đề”.
“Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai.”
Tuy thế, Chủ tịch Sang cũng tỏ ý “tin tưởng ngành Thanh tra sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ”, theo báo Việt Nam.
Con số rất to
"Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai"
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Theo báo cáo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho Chủ tịch Sang, trong thời gian 2011 -2013, Việt Nam đã có 23.034 cuộc thanh tra hành chính; 367.176 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng, 293.708 ha đất”.
Họ cũng “kiến nghị xử lý kỷ luật 2.946 tập thể, 5.443 cá nhân”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên trực tiếp nêu ra vấn đề tham nhũng.
Hồi tháng 9 năm nay, Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói là báo cáo của Chính phủ mô tả tình hình tham nhũng ‘nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết Trung ương Đảng.
Gần đây hơn, Ban Nội chính của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra “còn thấp”, theo báo cáo được ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính công bố hồi giữa tháng 11 năm nay.
Cùng Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cũng thường xuyên nêu ra các mục tiêu cho công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy hành chính.
Ban này gồm các vị Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Xuân Phúc, Uông Chu Lưu, Nguyễn Bá Thanh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Trọng Kim, Nguyễn Văn Hiện.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng thường xuyên nêu ra các câu hỏi chất vấn bên hành pháp về công tác chống tham nhũng.
Một trong các câu hỏi được khá nhiều người chú ý tại phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 22/11/2013 là câu hỏi của Đại biểu Lê Như Tiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đại biểu Tiến (Quảng Trị) nói "Kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/06/2006, đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?”,
Ông Dũng chưa trả lời câu hỏi này với lý do hết giờ và hứa sẽ trả lời bằng văn bản và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam chính thức công khai ra mắt tại Hà Nội
Mạng Lưới Blogger Việt Nam - 19h chiều 10/12, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức buổi cafe - gặp mặt kỷ niệm ngày này, đồng thời chính thức ra mắt Mạng Lưới.
Ban đầu, khác với tình hình trong Sài Gòn, nơi các blogger bị đàn áp trắng trợn ngay tại nhà, ở Hà Nội, buổi gặp diễn ra không có bạo lực. Mặc dù thành viên Mạng Lưới vẫn bị theo sát - có lẽ do lực lượng an ninh ý thức rất rõ rằng hôm nay là Ngày Quốc tế Nhân quyền - nhưng không ai bị chặn cửa, đánh đập rồi bị khóa nhốt trong nhà như ở Sài Gòn. Tuy nhiên, banner chào mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền của Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị lực lượng an ninh thu giữ không lý do. Trước đó vài ngày, những chiếc áo phông viền xanh lá cây với logo của Mạng Lưới cũng bị an ninh "cướp" mất - theo nghĩa là tịch thu không giải thích.Đúng giờ, khoảng hai chục blogger có mặt tại cafe Thủy Tạ ven hồ Hoàn Kiếm.
Buổi ra mắt Mạng Lưới có sự tham dự của TS. Nguyễn Quang A - một trong các sáng lập viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự, và một vị khách đặc biệt, cũng là blogger: “Ông Tây thuốc lào” Jonathan London.
Jonathan London và Ts. Nguyễn Quang A (từ phải sang) - ảnh MLBVN
Jonathan London, sinh năm 1969, quốc tịch Mỹ, là một gương mặt blogger viết tiếng Việt mới nổi lên từ tháng 4 năm nay, với những bài phân tích chính trị và chính trường Việt Nam hết sức sâu sắc, trí tuệ và cả hài hước. Nổi bật hơn tất cả là, qua các bài viết của Jonathan, bạn đọc thấy tấm lòng đối với Việt Nam, của một người nước ngoài thực sự không có mong muốn nào khác ngoài việc được thấy một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nơi các giá trị nhân quyền được tôn trọng và người dân hạnh phúc.
Vài giờ trước khi bay sang Việt Nam hôm nay, Jonathan London đã viết riêng một bài cho Mạng Lưới nhân ngày ra mắt, trong đó anh nhấn mạnh: "Rõ ràng, nhân quyền cần thiết cho hạnh phúc của tất cả người dân Việt Nam. Quan điểm của tôi là nếu không có những tiến bộ lớn về nhân quyền, Việt Nam chỉ có thể thay đổi rất ít trong việc giải quyết các thách thức cấp bách nhất mà họ phải đối mặt ngày nay. Với chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc mới giành được, trách nhiệm của chính quyền Việt Nam trong việc tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền là rõ ràng hơn bao giờ hết".
Thay mặt cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô gái 9x Đào Trang Loan (tức blogger Hư Vô) đọc bài phát biểu của Mạng Lưới nhân ngày ra mắt.
Thay mặt cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô gái 9x Đào Trang Loan (tức blogger Hư Vô) đọc bài phát biểu của Mạng Lưới nhân ngày ra mắt.
"Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp hay đối xử bất công; tin rằng chúng ta có quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương cách như đã được xác định bởi Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải được tôn trọng với những phẩm giá bẩm sinh, được đối xử trong tinh thần bác ái và được bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân.
Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội".
20h. Mọi người đang trao đổi, trò chuyện vui vẻ thì... điện phụt tắt, và rồi cứ thế phập phù, lúc có lúc mất. Sau đó, công an và chủ nhà hàng bước vào, yêu cầu giải tán. Những chiếc camera, máy ảnh, máy quay phim, điện thoại từ phía công an lại giương cả lên, chĩa vào mặt những người tham dự, kể cả Jonathan London.
Không muốn đôi co, nhất là khi điện đã bị cắt, mọi người ra về. Công an mặc thường phục, sắc phục, còn đi theo từng người một quãng xa để tiếp tục quay phim, chụp ảnh. Jonathan London lắc đầu, nói với họ: "Hiến pháp Việt Nam đảm bảo các quyền tự do, nhưng chỉ là trên giấy thôi". Song có lẽ không công an, dân phòng nào hiểu điều anh nói.
Nguồn: mangluoiblogger.blogspot.com/2013/12/mang-luoi-blogger-viet-nam-ra-mat-tai.html
Khỏa thân để phục vụ thực khách
Những khách hàng đến với nhà hàng pizza Roberta không chỉ được ăn mà còn được ngắm cô phục vụ trong trạng thái eva.
Một thực khách ở nhà hàng pizza Roberta vào thứ 6 tuần trước đã đăng một tấm ảnh trên blog kèm theo lời chú thích: "Có một cô bồi bàn khoản thân 95% tại nhà hàng". Trong tấm ảnh đó, cô bồi bàn đặc biệt chỉ mang một đôi bốt và mặc một chiếc quần tất rách khi đang phục vụ thức ăn cho khách. Trên lưng cô còn có dòng chữ Peace out (tạm dịch: Bình an nhé) bằng mực đen.
Cô Vicky Oyomba, người đăng bức ảnh này lên, cho biết, các thực khách trong nhà hàng Roberta vô cùng choáng váng khi được chiêm ngưỡng một bữa tiệc thoát y vào cuối ngày. Ban đầu, mọi thứ đều bình thường nhưng khoảng nửa đêm, cô bồi bàn kỳ quặc bỗng nhiên cởi đồ trong sự reo hò cổ vũ của những người chung quanh. "Cô ấy ôm một vài người để nói lời tạm biệt và sau đó bắt đầu dạo quanh nhà hàng. Cô gái ấy có thân hình quyến rũ và rất săn chắc", cô Vicky nhớ lại.
Sau khi sự việc có một không hai xảy ra, người phát ngôn của Roberta từ chối bình luận bất cứ điều gì.
Nhà hàng Roberta mở cửa vào năm 2008 và được xem là một trong những nơi phục vụ món bánh pizza ngon nhất thành phố. Năm ngoái vợ chồng cựu tổng thống Clinton đã tới đây để tham dự buổi sinh nhật của một thành viên trong Đảng dân chủ. Bức ảnh nữ nhân viên nude phục vụ khách được Oyomba đăng tải lên Twitter. Ảnh: Nydailynews
Khỏa thân để phục vụ thực khách
Những khách hàng đến với nhà hàng pizza Roberta không chỉ được ăn mà còn được ngắm cô phục vụ trong trạng thái eva.
Cô Vicky Oyomba, người đăng bức ảnh này lên, cho biết, các thực khách trong nhà hàng Roberta vô cùng choáng váng khi được chiêm ngưỡng một bữa tiệc thoát y vào cuối ngày. Ban đầu, mọi thứ đều bình thường nhưng khoảng nửa đêm, cô bồi bàn kỳ quặc bỗng nhiên cởi đồ trong sự reo hò cổ vũ của những người chung quanh. "Cô ấy ôm một vài người để nói lời tạm biệt và sau đó bắt đầu dạo quanh nhà hàng. Cô gái ấy có thân hình quyến rũ và rất săn chắc", cô Vicky nhớ lại.
Sau khi sự việc có một không hai xảy ra, người phát ngôn của Roberta từ chối bình luận bất cứ điều gì.
Nhà hàng Roberta mở cửa vào năm 2008 và được xem là một trong những nơi phục vụ món bánh pizza ngon nhất thành phố. Năm ngoái vợ chồng cựu tổng thống Clinton đã tới đây để tham dự buổi sinh nhật của một thành viên trong Đảng dân chủ. Bức ảnh nữ nhân viên nude phục vụ khách được Oyomba đăng tải lên Twitter. Ảnh: Nydailynews
Tối 4/1, cô Vicky Oyomba khi đến ăn tại nhà hàng Roberta's ở Brooklyn, đã đăng tải lên trang Twitter cá nhân bức ảnh nữ nhân viên nhà hàng trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn đi phục vụ thực khách với câu bình luận: "Có một nữ phục vụ đang khỏa thân tại nhà hàng Roberta".
Trong ảnh, nữ nhân viên không mặc gì trên người ngoài một đôi bốt màu đen cùng một chiếc quần tất lưới bị rách. Trên lưng cô gái có ghi dòng chữ "Peace out!" (tạm dịch là "Bình an nhé").
Oyomba cho biết các thực khách trong nhà hàng khá sốc khi được chiêm ngưỡng màn "trình diễn" khỏa thân miễn phí này. Theo lời kể của cô, nữ phục vụ bàn này ban đầu vẫn mặc quần áo đầy đủ trong ca làm việc của mình. Tuy nhiên đến khoảng nửa đêm, cô gái này bất ngờ trút bỏ xiêm y. "Cô ấy ôm một vài người và nói lời tạm biệt với họ. Sau đó, cô ấy dạo một vòng quanh nhà hàng", New York Daily News dẫn lời Oyomba kể lại.
Nhà hàng Roberta chính thức khai trương vào năm 2008 và được xem như là một trong những nhà hàng phục vụ các món pizza ngon nhất trong thành phố. Vào tháng 9 vừa rồi, vợ chồng cựu tổng thống Bill Clinton cũng tới đây để tham dự bữa tiệc sinh nhật của một nhân viên trong đảng Dân chủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét