Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bài viết hay(762)



Có quyền thế mà không đức độ thì hại người.

Có nhan sắc mà không công hạnh thì hại mình.


Tục ngữ 
Chiều qua, mưa rỉ rả suốt nên tôi quyết định đi chùa. Thầy hỏi thăm có khoẻ không? chuyện cũ đã qua và ổn rồi chứ? Tôi trả lơi Thầy: Vẫn chưa ổn dù không còn ồn ào như trước nữa, vẫn còn những cú phone, những email chọc tức!  Thầy cười xoà rồi khuyên tôi: Hãy tu tập đi, đừng tức giận vì mỗi lần giận là bệnh thêm, khổ tâm trí và tension tăng cao hơn.  Mỗi lần gặp trường hợp như vậy thì cứ delete hay ignore rồi niệm Phật để cho tâm thật tịnh, trí thật sáng suốt, đừng nói gì hết để tránh khẩu nghiệp!  Tôi đã cố gắng làm theo lời Thầy để không đọc, không trả lời, không phản ứng gì hết.  Tôi nói với Thầy: Bây giờ con không còn tiền bạc, tài sản, không còn gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè gì nữa.  Thầy nói: Vậy thì lúc ra đi, con cũng sẽ không còn vướng bận gì nữa, không còn nợ nần gì nữa !  Đúng, tôi đã sẳn sàng ra đi...

Trước nghĩa lớn, tức giận có cần thiết không?

CÁI GIÁ CỦA SỰ TỨC GIẬN
Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.
Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.
Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”
Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.
Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.
Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.
Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.
Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”
Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”
Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói xong thiền sư lại im lặng.
Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”
Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”
“Tại sao hết giận !”
“Tôi giận thì có ích gì, không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”
Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi.
Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”
Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”
Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”
Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.
Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.
Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối?
Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận?
Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối, tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.
"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai"
Chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh.
Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội.
Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.
Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.
Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày? Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát!

Người khác nhìn bạn ra sao, điều đó không quan trọng.
Bạn nhìn mình ra sao, đó mới thật sự có ý nghĩa.
Luận về cái già
Tôi thường hay nói với mấy nhỏ bạn, (đã hơn sáu bó ) tau đâu có già, con mắt nó mờ là tại con mắt già, không thấy rõ. Da nhăn là tại da nó già nên nó không thể đàn hồi được như xưa! Chân yếu là tại chân nó già, đi không còn vững nữa! Lưng còng là tại lưng nó già, không còn thẳng được như ngày nào! Tay run là tại ... Tất cả là do tại chúng bị lão hóa, còn riêng tau, tim vẫn còn đập nhịp hăng say của ngày nào (một đôi khi xem tranh của ai vẽ, nó còn đập lỗi nhịp nữa kìa! ) Dù CHÂN nó bảo là nó già nhưng TUI thì vẫn còn những bước nhảy dẻo dai kia mà (nhảy cà tưng chớ đừng hiểu lầm là nhẩy đầm!) Như vậy kết luận là TUI chưa già (có già là cái cơ thể chết tiệt của TUI chúng nó già !!!) . Vậy mà mỗi lần TUI bảo với các nhỏ bạn của tui, rằng là TUI đây chưa già thì chúng cười ầm lên ha ha ha thật lớn mà không ừ, cũng không hử chi cả. Thật tức chết người đi được !
Hôm nay, nhìn bức tranh, thật thấy ấm lòng vô cùng! Ai nói ta già (dù là NGƯỜI TA nói ) ta đây cũng đâu có màng! Ta nghĩ, ta còn trẻ, có nghĩa là ta đây vẫn còn trẻ, như ngày nào, THAT'S IT!!
Bức tranh quá có ý nghĩa. Xin cảm ơn người đưa nó lên mạng  
http://www.haveabettergolfgame.com/wp-content/uploads/2011/11/eyes_pictures.jpgĐôi mắt
Có một cô gái không may bị mù, quen biết một chàng trai, 2 người cùng yêu nhau, đến một ngày cô gái nói với chàng trai: "Khi nào em nhìn thấy được thế giới, em sẽ lấy anh". Rồi đến một ngày kia cô gái được phẩu thuật mắt và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai hỏi: "Bây giờ em đã thấy được cả thế giới, em sẽ lấy anh chứ?"
Cô gái bị ngẩn ngơ choáng váng khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh. Chàng trai ra đi trong nước mắt và nhắn lại rằng: "Hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé, vì đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em".
Ăn Mày
Một người ăn mày đến trước một trang viên, gặp nữ chủ nhân để ăn xin. Người ăn mày này rất tội nghiệp, cánh tay bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ăn mày: Ngươi giúp ta chuyển đống gạch này ra nhà sau đi.
Người ăn mày giận dữ nói: "Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo vác gạch. Không muốn cho thì thôi vậy, cần chi phải trêu ghẹo người khác?"
Vị chủ nhân không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, sau đó bà nói:- "Ngươi thấy đấy, không phải chỉ dùng hai tay mới có thể sống được. Ngươi có thể làm, vậy tại sao lại không làm chứ?"
Người ăn mày lặng người đi, hắn ta nhìn vị nữ chủ nhân với ánh mắt kỳ dị, trái cổ nhô nhọn giống như một quả trám chuyển động lên xuống 2 lượt. Cuối cùng, hắn cúi người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch. Một lần chỉ có thể chuyển đi hai viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng hai tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt, hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính xéo trên góc trán.
Nữ chủ nhân đưa cho người ăn mày một cái khăn lông trắng như tuyết. Người ăn mày đón lấy lau mặt và cổ một lượt rất kỹ; chiếc khăn lông trắng đã biến thành chiếc khăn lông đen. Người phụ nữ lại đưa cho hắn 20 đô-la, người ăn mày cảm kích nói:- "Cảm ơn bà."
- "Ngươi không cần cảm ơn ta, đây là tiền công ngươi kiếm được dựa vào sức lực của mình."
Người ăn mày nói:- "Tôi sẽ không quên bà, để cho tôi giữ làm kỷ niệm vậy."
Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp và sau đó lên đường.
Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà sau, chỉ đống gạch, và nói:
Chuyển đống gạch này ra trước nhà, ta sẽ trả cho ngươi hai mươi đô-la.
Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô-la hay do điều gì khác.
Người con của người phụ nữ không hiểu, liền hỏi mẹ:Lần trước mẹ kêu ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển gạch từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay là ở trước nhà?
Người mẹ nói với con rằng:"Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển, đối với người ăn mày mà nói, thì lại không giống nhau."
Sau này cũng có mấy người ăn mày đến xin ăn, đống gạch đó được chuyển đi mấy lượt.
Vài năm sau, có một người rất chỉnh tề đến trang viện này. Ông ta mặc veston, mang giày da, trông chững chạc hiên ngang như những người thành công với sự tự tin và tự trọng, chỉ có điều là người này chỉ có một cánh tay trái. Ông ta cúi người xuống, nói với vị nữ chủ nhân nay đã có phần già đi:"Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của một công ty."
Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, bà hờ hững nói:"Đấy là do chính bản thân ông làm ra mà thôi."
Người Chủ tịch Hội đồng Quản trị một tay mời người phụ nữ cùng cả nhà bà dọn đến thành phố để sống những ngày thoải mái. Người phụ nữ nói:- "Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được. "- "Tại sao?"- "Bởi vì cả nhà chúng tôi ai cũng có hai tay."
Người chủ tịch tuy đau lòng nhưng vẫn kiên trì:- "Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi."
Người phụ nữ nói:- "Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !."
Sự Bình Yên
 Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công.. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.
Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào! Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… “Ta chấm bức tranh này!” – nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.____________________
…Có khi nào bạn cảm thấy thật cô đơn, mặc dù xung quanh bạn vô cùng ồn ào, náo nhiệt? Bởi vì bạn chẳng nhận được chút thân thiện nào từ đám đông ấy cả… …Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc, dù bên cạnh bạn chỉ có một người? Đó là khi trái tim bạn vừa nhận được một tín hiệu thân thương từ người ấy – một người mà bạn vô cùng yêu mến…
 TRÀO LƯU THOÁT TRUNG HOA CỦA CÁC CHƯ HẦU ĐANG CHUYỂN ĐỘNG?

Bài đọc liên quan:

Có một mẫu số chung cho tất cả bạn bè và chư hầu của Trung Hoa là nghèo đói và yếu hèn hoặc tưng tửng trong ngoại giao điên khùng của Triều Tiên. Đó cũng là chiến lược của Trung Hoa để kiềm chế, sai khiến và bành trướng kiểu quyền lực mềm đến các chư hầu.
Ở Miến Điện, thế hệ của Thein Shwe bắt đầu thoát Trung Hoa bằng những chuyển đổi chính trị từ năm 1990 với hiến pháp cho phép một đa nguyên chính trị, đến 2005 quyết định dời đô từ Rangoon đến thủ đô hành chính mới mang tên Pyinmana cách thủ đô Rangoon cũ 600 km về phía bắc, và đến năm 2011 ông tổng thống Thein Sein kế vị Thein Shwe làm cuộc thay đổi ngoạn mục cả kinh tế lẫn chính trị, đang làm cho Miến Điện thay da đổi thịt hằng ngày.
Theo tài liệu của World Bank thì, Miến Điện đứng thứ 2 sau Bắc Hàn về sự đánh giá nguy cơ sụp đổ kinh tế chính trị. Và Miến Điện đã buộc phải thay đổi trước khi quá muộn. Trong cuộc thay đổi đó, Miến Điện đã làm cuộc Thóat Trung Luận đẹp mắt làm thế giới ngỡ ngàng và thán phục. Nếu Nam Phi có một Nelson Mandela làm thay da đổi thịt Nam Phi bằng ý chí bất khuất và lòng vị tha, nhân bản, thì ở Miến Điện có một người đàn bà thép Aung Kyi cũng không kém, để đưa Miến Điện có ngày hôm nay.
Hôm qua 13/12/2013, tờ Bưu Điện Buổi Sáng - South China Morning Post - của Trung Hoa ở HongKong đưa tin: North Korea's execution of Kim's uncle Jang will test ties with China: Bắc Hàn tử hình ông Jang để thoát khỏi sự trói buộc của Trung Hoa. Kim Jong Un kết tội dượng rễ của mình bán tài nguyên than đá và đất đai cho Trung Hoa giá rẻ để lo lót tiền hoa hồng môi giới, và quan hệ hữu hảo với Trung Hoa nhằm củng cố vị trí của mình ở Bắc Hàn.

Ông Jang Song-thaek gặp Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 8/2012 sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền 8 tháng.
Nhưng Tân Hoa Xã của Trung Hoa lại đưa tin từ nguồn Thông Tấn Trung Ương Bắc Hàn - KCNA: KOREAN CENTRAL NEWS AGENCY of DPRK(Democratic People's Republic of Korea) - rằng, ông Jang Song Thaek bị xử tử bằng một phiên tòa quân sự đặc biệt hôm 12/12/2013 vì tội phá hoại đất nước và âm mưu thành lập lực lượng lật đổ chính quyền nhân dân.
Qua sự việc này cho thấy Kim Jong Un không tin tưởng Trung Hoa, và Bắc Hàn của thời đại Kim Jong Un muốn Thoát Trung Luận bằng cách của Kim Jong Un, một thế hệ không ân oán với Trung Hoa bắt đầu. Và mấy hôm nay Trung Hoa quan ngại với hành động này của Kim Jong Un ở tuổi 30, nắm quyền chấp chính chỉ sau 1 năm cha mình qua đời. Đó là điều đáng để chúng ta phân tích cho sự kiện này.
Chỉ sau 1 năm chấp chính Kim Jong Un đuổi sạch các công ty khai thác than đá và đất hiếm của Trung Hoa tại Triều Tiên được Jang Song Thaek bán cho Trung Hoa rẻ mạt. Cho nên Tháng 5/2013 Trung Hoa kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Bắc Hàn buộc Kim Jong Un phải cử đại sứ đặc biệt Bắc Hàn đến Bắc Kinh. Trước sự kiện Kim Jong Un ra lệnh bắt ông Jang Song Thaek 3 ngày, vào ngày 02/12/2013 tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt Bắc Hàn. Lý do là trừng phạt được cho là vì những hoạt động hạt nhân của Bắc Hàn có thể gây nguy hiểm cho thế giới vì vi phạm những gì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quy định, nhưng đó có thể là bề nổi của tảng băng chìm là, Kim Jong Un muốn thoát ra khỏi khối cánh tả Nga Trung lâu nay vẫn bảo trợ Bắc Hàn.
Mỗi quốc gia có một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau có một con đường để chọn lựa cho sự chuyển đổi và Thoát Trung Luận khác nhau. Nếu Bắc Hàn chịu sự bao biện, hỗ trợ cả trong chiến tranh liên Triều, đến cả kinh tế từ hột gạo đến từng giọt xăng dầu từ 1953 đến nay, thì Miến Điện hoàn toàn khác, họ tự chuyển sang quân phiệt chuyên chế sau 1975, khi mà trào lưu cộng sản lan rộng khắp thế giới.
Để thoát Trung Hoa, Miến Điện đã chọn con đường trí tuệ của mình nhờ vào thế hệ 194x có kinh nghiệm, có kiến thức và có tầm nhìn, nên con đường đi của họ êm đềm hơn, do ân oán lịch sử với Trung Hoa không sâu đậm. Ngược lại, ở Bắc Hàn do quan hệ sâu đậm và 2 đời lãnh đạo nặng nợ với Trung Hoa, nên cách Thát Trung Hoa của Bắc Hàn mang màu sắc khác, song Kim Jong Un là thế hệ được đào tạo tốt ở quốc gia tư bản giãy chết. Nhưng cả 2 đều có chung một điểm là mọi quyền hành đều tập trung về một cá nhân quyết định để tự cứu mình, và cứu cả một đất nước trong khi kinh tế suy sụp có thể làm cho chính trị sụp đổ theo.
Lễ kỷ niệm 66 năm ngày Thiếu Nhi của Bắc Hàn cho thấy quyền lực của Kim Jong Un đang ở đỉnh cao tối thượng đến cả nhiều thế hệ trẻ, già ở Bắc Hàn.
Nhưng so với Miến Điện, Bắc Hàn có một lợi điểm tối quan trọng mà các quốc gia chư hầu quanh Trung Hoa không có được là, Bắc Hàn sản xuất được bom hạt nhân. Một vũ khí lợi hại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải kính trọng, mặc dù Bắc Hàn không được phép sản xuất bom hạt nhân theo hiến chương của Liên Hiệp Quốc có từ sau chiến tranh thế giới II. Nó giúp cho Bắc Hàn có thể tự chủ và độc lập với bất kỳ cường quốc nào, khi Bắc Hàn có được một chiến lược kinh tế vĩ mô và vi mô tốt cho tương lai.
Tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Hàn là mối đe dọa cho thế giới đối nghịch, và cũng là sức mạnh tự chủ của Bắc Hàn, mà không cường quốc nào có thể hăm dọa hay khống chế được. Nó được xuất hiện trong cuộc diễu binh vào ngày ký kết ngưng chiến 2 miền Liên Triều lần thứ 60 - 27/7/1953 - 27/7/2013 vừa qua.

Vẫn còn quá sớm để nhận định rằng Kim Jong Un sẽ làm được gì cho Bắc Hàn. Có thể thanh trừng nội bộ gia đình trị của mình là để củng cố quyền lực sau khi lên nối ngôi ở một xã hội phong kiến tập quyền như Bắc Hàn, chứ chưa chắc là một cuộc Thoát Trung Hoa như chúng ta suy đoán. Nhưng cũng có thể Kim Jong Un đã có những mối quan hệ tốt với phương Tây trong quá trình du học, và khi thời cơ đến Kim Jong Un bắt đầu đốn cổ thụ, cắt đứt những chiếc rễ đã được Trung Hoa cài cắm vào Bắc Hàn để thao túng chính trường Bắc Hàn.

Vấn đề đặt ra là, Bắc Hàn chỉ Thoát Trung Hoa, nhưng vẫn giữ chế độ phong kiến tập quyền kiểu mới như 2 thế hệ trước đó của gia đình họ Kim, hay là Bắc Hàn muốn Thoát hoàn toàn ra khỏi chế độ chính trị mà lâu nay đã làm cho Bắc Hàn điêu đứng về kinh tế lẫn chính trị vì bị cả thế giới bao vây.

Có 3 khả năng cho tương lai Bắc Hàn qua những gì đã diễn tiến trong thời gian ngắn Kim Jong Un chấp chính.

Có khả Bắc Hàn trong tương lai gần là, Bắc Hàn sẽ đi theo con đường cải tổ kinh tế của Việt Nam và Trung Hoa đang đi để tự cứu lấy mình, và chính trị vẫn giữ nguyên trạng, bằng cách đánh đổi về vấn đề hạt nhân. Và bán đảo liên Triều vẫn chia cắt. Nhưng với khả năng này, bước tiếp theo bắt buộc Triều Tiên phải cải tổ chính trị cho phù hợp với kinh tế mở cửa, nếu không, Bắc Hàn buộc phải quay lại làm chư hầu của Trung Hoa khi kinh tế suy sụp do chính trị thối nát gây ra như các quốc gia khác ở khu vực.

Khả năng thứ hai khó diễn ra là có một cuộc động loạn chính trị ở Bắc Hàn lật đổ triều đại họ Kim. Vì quyền lợi ăn chia đã được chia đều cho quân đội và an ninh Bắc Hàn, ngay cả người quyền lực đã có công đưa Kim Jong Un lên chấp chính như ông Jang Song Thaek, mà cũng bị tử hình thì Kim đệ tam không dễ lung lay.

Ông Jang Song-thaek bị bắt ngay tại cuộc họp của đảng lao động Bắc Hàn hôm 05/12/2013 và đã bị tòa án quân sự tử hình hôm 12/12/2013 vừa qua.

Khả năng thứ ba là Bắc Hàn sẽ cải tổ kinh tế lẫn chính trị như Miến Điện để tự lực, tự cường với việc đánh đổi vấn đề hạt nhân là hầu như không thể xảy ra. Nhưng nếu có xảy ra thì thời gian đòi hỏi ít nhất 3 thập kỷ tới bằng sự chuyển động từ từ như Miến Điện đã làm.

Nhưng dù khả năng nào diễn ra đi nữa, thì Bắc Hàn đang đi trên con đường không lùi lại với Nga Trung như hai thế hệ nhà họ Kim trước đây. Và cuộc Thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động ngoài tầm kiểm soát của Trung Hoa. Liệu còn bao nhiêu chư hầu nữa của Trung Hoa sẽ tiếp bước theo cách riêng của mình?

Asia Clinic, 10h24' ngày Thứ Bảy, 14/12/2013
BS Hồ Hải 
BÀI TOÁN NAN GIẢI CHO KINH TẾ TRUNG HOA

Bài đọc liên quan:

Trong Likonimics của ông Lý Khắc Cường gồm 3 mục tiêu - không kích thích kinh tế, giảm nợ và cải cách cơ cấu - vấn đề giảm nợ là vấn đề đau đầu nhất, khi mới đây Quỹ tiền tệ Quốc tế thông báo tính cả nợ công lẫn nợ tư trong nước của Trung Hoa đã lên đến 200% GDP. Một bài viết của tôi tháng trước, Likonomics là một phương án tiến thoái lưỡng nan.
Để thực hiện giảm nợ, và thay đổi cơ cấu kinh tế, mà đặc biệt là giải quyết 39 triệu căn hộ ma của hơn 170 thành phố trống rỗng mà chính phủ Hồ - Ôn để lại, chính phủ mới Tập - Lý đã đưa ra một dự án cho thiên niên kỷ đối với Trung Hoa. Đó là, dự án lùa 250 triệu nông dân vào thành thị trong 12 năm tới trong một bài viết của nhà báo Ian Johnson đã từng nhận giải Pulitzer 2001, một chuyên gia về Trung Hoa viết rất đầy đủ và cặn kẽ. Một dự án mà các nước phương Tây cho là nó tương đương với việc thành lập 26 thủ đô hiện đại nhất trên toàn thế giới. Một dự án vô tiền khoáng hậu của một siêu cường nửa vời, nhưng hung hăng.
Thực chất của siêu dự án này thì mong muốn của chính quyền Tập - Lý là đưa 70% dân số Trung Hoa - tương đương 900 triệu dân - trở thành những công dân thị thành vào năm 2025. Một con số khoảng 450 triệu nông dân trong một thập niên tới, phải rửa gót chân lấm bùn của mình để mang giày tây, đi trên thảm trải sàn nhà.
Theo ông Ian Johnson, đến giờ này các lãnh đạo mới của Trung Hoa vẫn trung thành với việc điều hành đất nước đông dân nhất thế giới bằng ý chí của họ, bỏ qua tất cả mọi luật lệ và quy luật bàn tay vô hình của kinh tế học và những quy luật triết học.
Bằng vào ý chí của mình, các lãnh đạo mới của Trung Hoa hy vọng rằng, bằng vào cách họ mua lại đất của nông dân, sau đó buộc nông dân phải từ bỏ mảnh vườn của mình sống lâu nay, để mua lại 39 triệu căn hộ ma mà chính quyền địa phương xây nên lâu nay chưa có chủ mua, do bất động sản bị đóng băng - với cái gọi là đô thị hóa nông thôn. Nó sẽ giải quyết được nợ xấu của các chính quyền địa phương và nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản trong nước.
Nhưng người dân Trung Hoa có nhiều nỗi lo sợ. Đầu tiên là nông dân có học thức, họ sợ rằng một thời kỳ dồn dân lập ấp vào hợp tác hóa như thời kỳ cải cách ruộng đất 1950, hòng để chính quyền dễ dàng kiểm soát người dân, khi mà có quá nhiều bất cập, và bạo động xã hội gần đây xảy ra ở khắp nơi. 
Cái sợ thứ hai là, sau khi tháo củi sổ lồng cho nông dân được quyền canh tác và sống trên thửa ruộng của mình, giờ đây chính quyền mới của Trung Hoa quay trở lại diệt hết những chủ đất nhỏ ở nông thôn.
Nhưng cái lo lắng nhất của nông dân là, bao nhiêu năm nay họ chỉ biết sống bằng đôi tay canh tác trên mãnh đất của mình. Nay với việc lùa dân vào thành thị, ở những căn hộ chung cư, họ sẽ làm gì để sống, sau một thời gian tiêu hết số tiền bán đất cho chính quyền?
Về mặt chính quyền, một con số dự trù phải chi cho việc an sinh xã hội mới trong 12 năm tới về y tế, học đường và công trình công cộng khoảng 600 tỷ đô la/năm cho 250 triệu dân đổi đời trở thành thị dân. Đó là chưa tính đến lương hưu và chi phí an sinh xã hội cho những người sẽ đến tuổi về hưu trong 12 năm tới. 
Nhưng, trong 2 năm nay hầu hết những nông dân sau khi đã di chuyển vào các chung cư gần đây, họ chẳng biết làm gì, ngoài việc mua sắm tiện nghi tiêu dùng như xe cộ, truyền hình để chơi game! Một số thanh niên nông thôn may mắn, sau khi dời vào những căn hộ chung cư để sống, họ kiếm được việc làm giản đơn ở các khu công nghiệp với đồng lương 150USD/tháng.
Song làm việc trong các khu công nghiệp lại đẻ ra một vấn đề khá nhức nhối khác là, các nhà máy lại ở xa những khu tái định cư. Hơn thế nữa, tuổi cho phép cho công nhân ở các khu công nghiệp chỉ dừng ở độ 45 - 50 tuổi. Thế thì, giai đoạn sau lứa tuổi này, họ phải làm gì để kiếm sống, trong khi chế độ an sinh xã hội Trung Hoa vẫn còn đi học và khám chữa bệnh phải trả tiền túi.
Một nông dân ở thành phố Ankang thuộc tỉnh Thiểm Tây đã từng làm công nhân khu chế suất, và là nạn nhân của việc di dân vào những khu chung cư - ông Shifang - nói, tôi năm nay 45 tuổi đã thất nghiệp, không còn bất kỳ nhà máy nào tuyển tôi lao động, không có lương hưu, không an sinh xã hội. Trong khi đó, nếu ở nông thôn như xưa kia, cha mẹ chúng tôi có thể nuôi con gà, con heo, trồng cây ăn trái kiếm sống đến tuổi 70!
Hậu quả là, một số người dân đã tự thiêu, hoặc chống lại chính quyền địa phương, chứ nhất định không di dời. Đây là một siêu dự án làm tổn thương đến nền văn hóa và nông dân, cũng như tình hình chính trị lớn nhất Trung Hoa hậu thời đại Đặng Tiểu Bình. Chính phủ mới đã dự trù cho một cuộc họp vào tháng 6/2013 vừa qua để bàn làm sao bảo vệ được quyền lợi của nông dân, nhưng vẫn giữ quyền sở hữu công về tư liệu sản xuất về đảng cầm quyền, nhưng buộc phải hoãn, vì chưa có bất kỳ một giải pháp khả dĩ nào cho vấn đề này!
Giống như Việt Nam, 80% dân số Trung Hoa làm nông nghiệp vào thập niên 1980. Sau 30 năm đổi mới theo nền kinh tề định hướng thị trường, đã có 47% dân Trung Hoa đang ở các đô thị, nhưng có đến 17% những người dân sống ở đô thị vẫn còn mang cốt cách của một nông dân. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ đơn giản là việc lùa dân vào thành phố, thì người dân sẽ rũ bỏ cái tư duy và văn hóa sống nông thôn!
Trong một khảo sát năm 2008 tại nhiều vùng nông thôn Trung Hoa, có 29% nông dân cho rằng chính quyền địa phương đã cướp đất của họ. Nhưng, một khảo sát làm lại mới đây vào năm 2011, thì có đến 43% nông dân có quan điểm này. Theo giáo sư Li Dun của Đại học Bắc Kinh, lý do là chính quyền địa phương sử dụng xe ủi để phá nhà dân và buộc dân phải bán đất và di dời đến nơi mà chính quyền đã xây dựng.
Một số người hoài nghi cho rằng, hậu quả của siêu dự án này sẽ để lại hậu quả giống như Mễ Tây Cơ và Ba Tây trong tiến trình đô thị hóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng hậu quả là sinh ra những tầng lớp dưới đáy xã hội và những bất ổn xã hội vệ mặt trật tự trị an.
Một ý tưởng đã được đề ra gần đây là, chính quyền địa phương chia cổ đông các nhà máy ở khu công nghiệp cho nông dân khi mua đất và di dời chỗ ở của họ, nhằm tạo cho họ có thu nhập suốt đời. 
Nhưng điều này đã được thử nghiệm ở ngoại ô Thành Đô, song cuối cùng nông dân không được nhận gì sau khi mất đất.Cuối cùng, việc đấu tranh biểu tình của nông dân với chính quyền diễn ra hằng ngày. Một nơi khác ở phía Nam Thành Đô, thì nông dân được hưởng chế độ cổ tức hằng tháng. Ở đây nông dân đóng góp vào nhà máy cứ 2.000 Bảng Anh thì mỗi ngày được hưởng lợi nhuận 8 đô la.
Một nông dân, Huang Zifeng, 62 tuổi, ở làng Paomageng đã từ bỏ mảnh đất của mình để làm việc trên các đồn điền cho biết. "Đó là cách ổn định hơn so với việc canh tác trên mảnh đất nông nghiệp của riêng bạn".
Theo ông Xiang Songzuo, kinh tế trưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Hoa thì, đô thị hóa là con đường tạo ra giá trị cho nền kinh tế, và nó tạo dòng chảy tiền tệ lưu thông lớn để làm ra doanh thu.
Nếu điều này hiện thực thì chính quyền địa phương rất cần một nguồn tiền lớn để đầu tư các công trình. Cho nên mục đích đầu tiên là, không kích thích tăng trưởng của chính sách Lý Khắc Cường không thể hoàn thành. Theo ông Xiang Songzuo, gần đây chính phủ yêu cầu liệt kê tất cả các công ty cần tiền để hỗ trợ đầu tư. Lúc đó, lạm phát là vấn đề đau đầu cho chính quyền Tập - Lý.
Một thống kê cho thấy, đã có đến 53% nông dân bị chương trình đô thị hóa ở Trung Hoa thực hiện, nhưng chỉ mới có 35% dân số nhận được hộ khẩu và nơi cư trú. Một tiêu chuẩn tối thiểu để được quyền khám chữa bệnh và được đi học ở Trung Hoa. Song tất cả những yêu cầu tối thiểu đó đến nay chỉ thực hiện thông qua việc bán đất để trao đổi. Nó lại là vấn đề bế tắc cho những nông dân không có đất.
Dù sao thì theo Tom Miller, một tác giả của cuốn sách xuất bản gần đây - China's Urban Billion: Đô thị tỷ dân của Trung Hoa - kết luận rằng, đô thị hóa là phương pháp duy nhất để giải quyết tình trạng kinh tế và chính trị hiện nay của Trung Hoa. Nhưng vấn đề an sinh xã hội của ước mơ 70% dân chúng Trung Hoa được đổi đời thành dân thị tứ vẫn còn là vấn đề mà nhà nước Trung Hoa vẫn chưa có lời giải.
Asia Clinic, 18h25' ngày thứ Tư, 14/8/2013
BS Hồ Hải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét