Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bài viết hay(763)


Nếu phải chọn lựa. . .
Chuyện xảy ra tại một trường đại học
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên, "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.
Giáo sư nói: "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân... Giáo sư nói:"Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. Chàng trai lại xoá tiếp..... Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp:
"Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn...
Anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai...
Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!
Chính là Người Đã Làm Tôi Đau Khổ Triền Miên ?!
Những suy tư sau cùng
của một người thành công vượt bực
Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything - all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose...
No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Steve Jobs
Nghĩ đến việc mình sắp chết là phương tiện quan trọng nhất tôi chợt nhận ra để giúp mình có những chọn lựa lớn lao trong đời. Bởi vì gần như mọi sự - mọi kỳ vọng vào người khác, mọi niềm tự hào, mọi lo sợ bị phiền toái và thất bại - tất cả những điều đó biến mất trước sự chết, chỉ còn lại những điều thật sự quan trọng. Khi nghĩ rằng mình sẽ chết, theo tôi, là phương cách tốt nhất để khỏi sa vào cái ý nghĩ rằng mình bị mất mát.
Chẳng ai muốn chết. Ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để lên trên đó. Mà sự chết lại là điểm chung chúng ta cùng đi tới. Chẳng có ai đã từng thoát được sự chết. Mà thật ra cũng nên như vậy, bởi Sự Chết có vẻ đúng như là một điều tuyệt hảo duy nhất mà Sự Sống đã sáng tạo ra. Đó là nhân tố biến đổi cuộc sống. Sự chết quét đi cái cũ dọn đường cho cái mới. Giờ này đây bạn là cái mới, nhưng một ngày không xa lắm đâu, bạn sẽ từ từ biến thành cái cũ và bị quét đi. Xin bỏ qua tôi quá bộc trực, thế nhưng đó là sự thực.
(Điền Thảo tạm dịch)
Bức tranh bị bôi bẩn
Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách thăm viếng. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách thăm viếng đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn. (internet)
Giai cấp mới
Nói chung, xã hội nào cũng có hai giai cấp: Thống trị và bị trị. Một cách cụ thể, đó là những người cầm quyền cai trị (thống trị) và những người bị cai trị (những người không có quyền hành gì hết).
Mỗi giai cấp, không chỉ thuần những người cầm quyền mà thôi. Những người cầm quyền có những quyền lợi liên hệ với nhau mà còn bao gồm luôn cả những người tuy không cầm quyền, nhưng có quyền lợi liên hệ đến những người cầm quyền, hay quyền lợi của họ có liên hệ, có khi rất chặt chẽ cùng với nhau.
Dĩ nhiên, để bảo vệ quyền lợi của chính mình, hay bảo vệ quyền lợi của những người có liên hệ đến người cầm quyền, thì người ta đặt ra những luật lệ, những biện pháp, thậm chí cả hiến pháp để giành độc quyền cai trị và bóc lột người bị thống trị.
Có thể xem một vài ví dụ:
- Để bảo vệ “quyền lợi của đảng” hay nói đúng hơn là quyền lợi của đảng viên, hay người ta còn gọi là “giai cấp đảng viên” thì phải có cái gọi là “Điều 4 hiến pháp”. Ai cũng biết đó là điều khoản trong hiến pháp, dành cho đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều độc quyền:
- Độc quyền hoạt động. Nghĩa là ở Việt Nam không thể có một đảng chính trị nào khác ngoài đảng Cộng Sản.
- Độc quyền hoạt động đưa tới độc quyền cai trị. Không có đảng phai nào cùng cầm quyền, tranh quyền, bất hợp pháp hay hợp pháp, với đảng Cộng Sản VN.
Khi độc quyền cai trị, đảng CSVN đặt ra những luật lệ để bảo vệ quyền lợi của đảng hay quyền lợi “giai cấp đảng viên” hay cho chính đảng viên.
Ví dụ: Ngân sách quốc gia, tài sản quốc gia, kinh tế tài chánh quốc gia được dùng để phục vụ đảng, “giai cấp đảng viên” hay cho chính đảng viên.
Ngân sách quốc gia không thể có điều khoản nào dành cho đảng xử dụng. Nói rõ hơn là đảng viên, nếu không làm việc cho chính phủ, chính quyền thì không được lảnh lương do “nhà nước” trả. Lương trả cho người làm việc cho chính quyền, không phải trả cho đảng viên.
Đảng Cộng Sản muốn có cơ sở để sinh hoạt, hoạt động, muốn có phương tiện di chuyển, v.v… phải tự lo liệu lấy, không thể lấy công ốc, xe cộ, tàu bè, giao cho đảng hay đảng viên xử dụng. Các phương tiên kinh doanh, thuộc quốc doanh hoặc tư doanh. Các công ty, xí nghiệp quốc doanh không có nghĩa là đảng sở hữu nó hay đảng hưởng lợi do nó đem lại. Nếu đảng có cơ sở kinh doanh, cơ sở đó coi như thuộc về tư nhân, đoàn thể.
Nói cho đúng với thực tế lịch sử, cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam đã giải phóng một số người. Những người được giải phóng là ai, số lượng là bao nhiêu người.
Sau khi “Việt Minh cướp chính quyền” (danh từ thường dùng trong sách báo thời kỳ ấy) năm 1945, ban đầu, vì tình hình chính trị phức tạp, thế lực Cộng Sản Việt Nam (CSVN) còn yếu, các đảng phái Quốc Gia còn nguyên vẹn lực lượng, chưa bị CSVN đánh phá, thủ tiêu, giết chóc… quân Tầu Tưởng chiếm đóng phía Bắc vĩ tuyến 16, quân Pháp theo chân Anh trở lại miền Nam VN, dân chúng Nam bộ đứng lên chống Pháp (Nam bộ Kháng chiến), nên CSVN không dám ngang nhiên tự xưng họ là Cộng Sản. Họ núp dưới chiêu bài “giải phóng dân tộc”, dưới cái áo kháng chiến chống Pháp gọi là Việt Minh và cuộc xung đột giữa Việt Minh và Pháp xảy ra trên toàn bộ đất nước ngày 19 tháng 12 năm 1946.
Cuộc chiến đấu nầy gồm nhiều thành phần dân tộc: Trí thức, tư sản, tiểu tư sản thành thị, địa chủ, phú nông, trung nông, tiểu nông, vô sản thành thị và vô sản thôn quê…
Sau cái gọi là “chuẩn bị tổng phản công”, sau đại hội đảng CSVN lần thứ 2 tại Việt Bắc, bấy giờ thế lực đảng CSVN đã mạnh hơn, dần dà họ loại ra khỏi hàng ngũ Việt Minh những thành phần dân chúng mà CSVN không thể chấp nhận sự có mặt của họ trong hàng ngũ Việt Minh. Sau bốn, năm năm chiến đấu, CSVN đã đào tạo được một tầng lớp cán bộ chỉ huy lãnh đạo mới, gốc từ thành phần vô sản.
Những ai thuộc trí thức, tiểu tư sản thành thị, phú nông, trung nông thậm chí cả tiểu nông đều bị “biên chế”. Trong hàng ngũ Việt Minh chỉ còn lại thành phần vô sản thành thị, vô sản thôn quê, tức bần nông, cố nông, v.v…
“Biên chế” là một hành động của CSVN nhằm loại trừ thành phần không phải là vô sản ra khỏi hàng ngũ Việt Minh, kiện toàn và phát triển tổ chức đảng của họ.
Trong đường hướng đó, cái gọi là “Cải Cách Ruộng Đất” đã được CSVN cho thi hành.
Cải cách ruộng đất là cái gì?
Là xóa bỏ Văn hóa phong kiến, triệt tiêu các thành phần “phản quốc, phản động, bóc lột”, gồm Việt gian, cường hào các bá, đảng phái đối lập, địa chủ, phú nông…
Chiến dịch nầy do đảng CSVN thực hiện vào các năm 1953, 54 nhằm tịch thu tài sản, ruộng đất của các thành phần nói trên để chia cho bần nông, cố nông. Hoạt động nầy có sự cố vấn trực tiếp của cán bộ Tầu Cộng, nhằm mục đích tiến lên xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình phát động chương trình nầy, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”.
Sự thực, “chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ” chỉ là một cách nói với mục đích tuyên truyền của Hồ Chí Minh mà thôi.
Chỉ với miền Bắc, có 810.000 hécta ruộng, 106.448 trầu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà được chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc.
Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt.
Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam. Đây là những người bị xếp vào loại “kẻ thù của nhân dân”, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo ở Hà Nội phát biểu: “Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc Cải cách Ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp người ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ người ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả.”
Sau đó, Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo CSVN đưa ra chính sách sửa sai.
Mao Trạch Đông từng nói: Khi muốn uốn cong một thanh sắt, ta phải uốn cho nó quá đà một chút. Khi thanh sắt đàn hồi, thì vừa đúng tầm ta muốn uốn. Cái sai của CSVN chỉ là việc uốn quá tầm một thanh sắt mà thôi. Việc quá tầm ấy là có chủ ý, không phải sai.
Việc cải cách ruộng đất, thực chất là “xóa bỏ văn hóa phong kiến”, đánh đổ giai cấp thống trị, và thành lập “giai cấp thống trị mới” với một nền “văn hóa mới”.
Có ba vấn đề cần phải tìm hiểu:
1)- Văn hóa phong kiến là cái gì?
2)- Giai cấp thống trị mới là những ai?
3)- Văn hóa mới là cái gì?
Giải thích:
1)- “Văn hóa phong kiến”:
Khi dùng danh từ “văn hóa phong kiến” là nói chung chung. Phong kiến có nghĩa là “phong tước kiến địa”. Chế độ “phong kiến” (phong tước kiến địa) xuất phát từ thời Tây Chu bên Tầu. Vua Chu phong đất đai cho bà con để thành lập các nước chư hầu. Chế độ này gần giống chế độ phong đất cho bồi thần bên châu Âu nên người ta đã dùng chữ “phong kiến” để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Thông thường chế độ phong kiến châu Âu là cha truyền con nối.
Các địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô.
Từ nền kinh tế đó, xã hội bị phân hóa thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Về chính trị có thể là phân quyền cát cứ và tập quyền. Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ chuyên chế. Chế độ phong kiến phản ánh một thời kỳ của chế độ quân chủ.
Một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự hiện hữu của chế độ phong kiến phương Đông.
Theo nhận xét như vừa trình bày ở trên, nước ta không thể có chế độ phong kiến. Đời Trần, chỉ vài quốc thích hay đại công thần như Đức Trần Hưng Đạo, được phong ấp, không phải lãnh địa như các lãnh chúa bên châu Âu. Đức Trần Hưng đạo có đất ruộng và binh lính riêng của ngài, số binh lính nầy lập công lớn trong ba lần đại phá quân Nguyên.
Khi ông Ngô Đình Cẩn cầm toàn quyền ở miền Trung, người dân gọi mỉa ông là lãnh chúa, với ý nghĩa tương tự như lãnh chúa bên châu Âu. Nước ta chưa bao giờ có lãnh chúa như kiểu Ngô Đình Cẩn.
Đã không có chế độ phong kiến, làm sao có “văn hóa phong kiến” như CSVN chủ trương.
Nước ta, trước khi bị Tây đô hộ, từ thời nhà Nguyễn trở về trước, chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế. Các chế độ quân chủ chuyên chế, dựa trên Nho giáo để cầm quyền. Nhà Nguyễn thì ứng dụng Tống Nho tích cực hơn, để bảo vệ ngai vàng.
Trong viễn tượng đó, văn hóa xã hội Việt Nam, nhìn chung, từ trước khi giành được độc lập là “văn hóa Nho giáo”, giao hòa với đạo Phật, đạo Lão, thành ra “Tam giáo”.
Điều CSVN gọi là văn hóa phong kiến, thực chất nó là văn hóa tam giáo của người dân nước ta. Đó là cái CSVN triệt tiêu kể từ khi thực hiện cải cách ruộng đất.
2)- “Giai Cấp Mới”thống trị xã hội là những ai?
Xin đưa ra một ví dụ điển hình:
Nhà văn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 – 35 tuổi), tác giả “Ba Người Khác” là một tiểu thuyết rất sinh động, làm người đọc tin vào những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.
Tấn đại bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu…
Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án. Hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cả ba không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.
Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, vô học và đầy lòng thù hận…
Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, nhưng đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại. Vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.
Không bao giờ họ tỏ ra đau khổ hay sám hối. Mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt.
Chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…
Bọn vô sản nầy, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau… giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người.
Bọn họ là những nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam. (theo Trúc Anh)
Tuy nhiên bọn họ, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm.
Căn cứ vào những số liệu ghi trên, có thể chúng ta có một con số như sau:
Hơn hai triệu hộ nông dân đuợc chia 810.000 hécta ruộng 106.448 trầu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà.
Nếu tính trung bình mỗi hộ gia đình có 4 người (hai vợ chồng, hai con) thì có 8 triệu người được “giải phóng” khỏi ách thống trị của địa chủ và “giai cấp bóc lột”.
8 triệu người được giải phóng trên tổng số dân Bắc Việt Nam hồi đó là bao nhiêu? Hai mươi triệu là cao nhất.
Con số đó không nhỏ.
Sau khi được “giải phóng”, bước lên “giai cấp thống trị”. Họ cầm quyền từ thôn ấp, lên tới quận tỉnh và trung ương. Thôn ấp tỉnh quận thì có những người như trong “Ba người khác” như Bối, Đình, Cự, những nhân vật điển hình khác như thị Mịch, thị Nở, thị Dậu, chí Phèo. Trung ương thì có Đoàn Duy Thành, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, v.v…
8 triệu người đó, sinh con đẻ cháu, v.v… bây giờ lên tới con số là bao nhiêu triệu người? Cha mẹ thuộc giai cấp thống trị, con cái có thuộc giai cấp bị trị được hay không?
Sau 1975, bao nhiêu người trong số “đảng viên, cán bộ vô sản” nầy được CSVN “chi viện” cho miền Nam. Số “chi viện” nầy hiện ở đâu? Saigon, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang và các tỉnh, quận khác?…
Thử tính nhẩm, con số chi viện nầy là bao nhiêu? 5 triệu, 7 triệu. Có người quen nói với tôi là 10 triệu. Vào Nam, bọn nầy sinh đẻ thêm bao nhiêu nữa?
Tính chung, từ Bắc chí Nam, tầng lớp gốc vô sản nầy cũng như “rễ”, “chuổi” của nó cầm quyền cai trị khắp nước.
Đặc điểm của “giai cấp mới” là “văn hóa mới”, “văn hóa xã hội xã hội chủ nghĩa”, là “đạo đức chủ nghĩa xã hội”, là “đạo đức cách mạng.”
Nói thì nhiều văn hóa, đạo đức như thế nhưng trong thực tế, bọn chúng không có gì hết. Hồ Chí Minh nói: “Muốn có đạo đức xã hội chủ nghĩa thì phải có xã hội chủ nghĩa.”
Ta thấy có hai vế trong câu nói của Hồ Chí Minh.
Một là xã hội chủ nghĩa phải có trước.
Sau mới có đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Nếu không có xã hội chủ nghĩa thì sẽ không có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Bao giờ thì có xã hội chủ nghĩa để có đạo đức xã hội chủ nghĩa? Bây giờ thì chưa có xã hội chủ nghĩa nên đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng chưa có. Có nghĩa là xã hội VN bây giờ chưa xây dựng được xã hội chủ nghĩa nên chưa có đạo đức. Không bao giờ xây dựng được xã hội chủ nghĩa nên cũng không bao guờ có đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Hiện thời chúng ta thấy:
Chủ nghĩa Cộng Sản là một chủ nghĩa “đấu tranh giai cấp”. Muốn có “đấu tranh giai cấp” phải có “hận thù giai cấp”. Nó có nghĩa là không có “hận thù giai cấp” thì không thể đấu tranh giai cấp được.
Trong ý nghĩa đó, nói chung xã hội VN bây giờ là xã hội thù hận.
Khi còn ở ngoài Bắc, “thù hận giai cấp”, có nghĩa là thù hận địa chủ, trung nông, phú nông. Ở thành thị thì “thù hận giai cấp” là thù hận tiểu tư sản thành thị, giai cấp tư bản, đại tư bản, trí thức, thù hận người thành thị, v.v…
Sau 1975, ai là người miền Nam không bị người miền Bắc vào “chi viện” thù hận?
Tư sản, tư bản, tiểu tư sản thành thị, nông dân miền nam có ai nghèo, có ai vô sản để khỏi bị thù hận?
Trong hai mươi năm chiến tranh, miền Bắc xơ xác tiêu điều, đói ăn thiếu mặc… Ở miền Nam, có thấy “Mỹ Ngụy bóc lột” như “đảng và nhà nước tuyên truyền” đâu? Dân miền Nam, chúng nó có nhà cao cửa rộng, chúng nó có xe hơi nhà lầu, chúng nó cơm ngon, áo đẹp…. Ấy là đằng đằng thù hận lên cao!!!
Đảng viên, cán bộ thấy mình là người có công với cách mạng, với đảng và nhà nước. Nếu không có giai cấp vô sản miền Bắc, làm sao có “giải phóng được miền Nam”?
Đó là bệnh công thần, tức là đòi phải được đền bù, thụ hưởng.
Từ bệnh công thần, đẻ ra bao nhiêu bệnh khác nữa: thù hận, tham lam, giành giật, ganh tỵ, ghen ghét…
Thành ra, bây giờ có điều gì xấu mà đảng viên, cán bộ không làm, làm để thỏa mãn bệnh công thần, tính tham lam, lòng thù hận.
Giàu có thì sinh ra hưởng thụ: phải ăn ngon, ăn bổ, mặc đẹp, dâm dục, phải sang trọng, phải chứng tỏ sự giàu có,… Bây giờ, ở VN đừng nói tới lương tâm, bác ái, từ bi, hỉ xã, tu hiền, tu nhân tích đức. Tất là đều là “văn hóa phong kiến”, bị triệt tiêu sạch.
Trong “nhật ký tháng 1-2009”, tạp chí Tân Văn số 28 tháng 11-2009, Hoàng Dược Thảo trích lại về thói xấu của “giai cấp mới” nầy như sau:
http://maithanhhaivietnam.files.wordpress.com/2012/03/cp2.jpg
“Xã hội Cộng sản đã tạo ra rất nhiều “người khôn”, những cái khônmà một người viết khác trong nước đã “nhận diện” ra làm bốn loại:
- Thói gian lận:
Từ điển tiếng Việt 1994 nhận định gian lận là “có hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc”. Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.
Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu. Trong sản xuất thì bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình, làm hàng giả hàng nhái, gian lận giấy tờ sổ sách kế toán để moi tiền dự án bất chấp là dự án ODA hay dự án quốc gia, rút được tiền chia chác thì làm, không thì bỏ, bất kể chất lượng tốt xấu… Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ có muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh… Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu ví dụ cho xuể. Trong văn hóa tư tưởng thì đạo văn đạo nhạc, đạo thơ đạo họa đủ cả, cũng chạy giải thưởng cho có danh, đánh bóng mạ kền cho sáng tên tuổi… Một phần không ít thanh niên học hành làm việc thì lười mà chỉ muốn có tiền nhanh, chỉ muốn tiêu xài xì tin, váy cộc chân dài tóc bờm dựng ngược, nay vũ trường mai nhà nghỉ.
- Thói vô trách nhiệm
Lại dẫn từ điển Việt 1994: Trách nhiệm: 1- phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.
Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.
Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng về sau, nước vôi càng loảng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc họ gạch chéo vào gốc mấy cái, coi thế là xong.
- Thói cơ hội chủ nghĩa. (diễn giải của SGN: thói chụp thời cơ)
Định nghĩa một cách đơn giản nhất, theo tự điển tiếng Việt 1994 là: 1- Quan điểm, chủ trương lợi dụng cơ hội, mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai. 2- Khuynh hướng tư tưởng-chính trị trong hpong trào công nhân, chủ trương chính sách tùy thời, thỏa hiệp.
Chủ nghĩa cơ hội là len lỏi, xâm nhập vào từng cá nhân, trở thành một thói xấu là thói cơ hội chủ nghĩa theo đó người ta bất chấp đúng sai, tùy thời thỏa hiệp, đón gió trở cờ để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.
Thói cơ hội chủ nghĩa đang biến dạng trái tim và tâm hồn tôi, anh, đang phá hoại niềm tin của chúng ta đối với những giá trị tinh thần cao đẹp.
http://a9.vietbao.vn/images/vn975/the-thao/75208891-277611_daigia2.jpg Thói chí phèo
Không cần phải dẫn định nghĩa, ai cũng hiểu thói chí phèo là gì. Chỉ nói thêm dân gian còn thêm một từ khác để chỉ thói xấu nầy, đó là từ “bầy hầy”.
Thói chí phèo là do người ta nhờn với pháp luật và coi nhẹ một số những giá trị tinh thần, là thói xấu mà tôi, anh và chúng ta bây giờ có thể nhận rõ trong rất nhiều những hành xử hằng ngày. Dân gọi gọi những người mắc thói chí phèo; là những người đứt dây thần kinh xấu hổ, những dân ngụ cư ở phố hàng thớt.
Thêm vào đó, để đạt được tham vọng, ham muốn, hưởng thụ, bọn giai cấp mới cấu kết với nhau, cấu kết với thành phần miền Nam cũ, tức là những kẻ bị gọi là “đấu hàng giai cấp”, với Việt Kiều hải ngoại về kinh doanh (tức là về kiếm ăn) điển hình như cha con Nguyễn Cao Kỳ, Kỳ Duyên… thì có một cuộc cách mạng hoa lài, hoa mẫu đơn, hoa hồng, v.v… nào có thể xảy ra?
Bọn giai cấp mới “vô sản” không muốn có cách mạng. Bọn miền Nam “quì gối” trước CSVN, bọn Việt Kiều “về nước kiếm ăn” có muốn cách mạng xảy ra hay không? Để thiệt thòi quyền lợi chúng hay sao?
Sau mấy chục năm bị “Giai cấp mới” cai trị, số địa chủ, phú nông, tiểu tư sản,… ở miền Bắc chẳng còn ai. Xã hội miền Bắc chỉ còn rặc một thứ vô sản là giai cấp mới mà thôi.
Từ miền Bắc, sau 1975, “giai cấp mới” nầy vào “giải phóng” và thống trị xã hội miền Nam. Cũng tại miền Nam, “giai cấp mới” nầy nắm toàn bộ chính quyền từ xã ấp lên tới tỉnh, đô thị và Saigon cũ.
Trong tình hình đó, khi nào “Cách mạng Hoa hồng” xảy ra ở Việt Nam?
Khi mâu thuẫn xã hội hay chính xác hơn, mâu thuẫn của “giai cấp mới” trở nên sâu sắc!
Mâu thuẫn đó, bao giờ cũng đặt căn bản về kinh tế. Người giàu giàu quá. Người nghèo nghèo quá! Người thừa thải, phung phí, người bới rác kiếm ăn không ra.
Khi người nghèo quá nghèo. Khi người nghèo đông quá, nhiều quá, thì “bạo lực cách mạng” trở thành vô nghĩa. Người dân không còn biết sợ nữa, không còn sợ nữa. Nghèo đói quá, sẽ chết. Đứng lên đấu tranh, cũng chết. Đằng nào cũng chết, nên người ta phải đứng lên.
Tuy nhiên, “mâu thuẫn giai cấp” như nói trên nảy sinh từ bọn chúng, từ bọn thống trị, từ “giai cấp mới” mà ra. Cách mạng từ chúng mà ra, từ những người nghèo khổ, bị bóc lột, bị đàn áp trong xã hội Việt Nam mà ra.
Sự mâu thuẫn đó đã bắt đầu xuất hiện từ hiện tượng những người bất mãn với chế độ như Trần Độ, Huỳnh Minh Chính… từ những người đấu tranh cho dân chủ như Cù Huy Hà Vũ, Trương Hồng Sơn, Vi Đức Hồi, Lê Quốc Quân… từ giáo dân Cồn Dầu, Thái Hà, từ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo… từ “dân oan khiếu kiện” từ công nhân biểu tình đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc…
Cho tới bây giờ, những cá nhân, đoàn thể nầy chưa đoàn kết, chưa thống nhứt đường lối đấu tranh. Và nếu như so sánh với “giai cấp mới” lực lượng chống đối nầy chưa đông, chưa mạnh.
Cách mạng chỉ có thể xảy ra khi những người bị áp bức, bóc lột, bị đày đọa phải đông hơn, nhiều hơn bọn thống trị.
Cách mạng ở nước ta không thể phát xuất từ hải ngoại, khi họ đứng trên một nơi chốn an toàn để kêu gọi…
hoànglonghải
Chúa tể hay chúa Chổm
Cách mạng dân chủ Trung Đông và Bắc Phi thế mạnh như chẻ tre. Sau Tunisie, Ai Cập sụp đổ một cách dễ dàng. Cách mạng lan sang Libya, Bahrain, v.v… Người ta tưởng các chế độ độc tài sẽ thay nhau rơi rụng như lá vàng cuối thu thì bỗng dưng ở Libya, cách mạng bị khựng lai.
Cái dòng nước chảy cuồn cuộn đang dâng lên thì nay “thoái trào”. Thủ đô Tripoli tưởng sẽ xong, Gadhafi cuốn gói như lời yêu cầu của tổng thống Mỹ Obama thì nay thế lực của y vững vàng hơn. Nhiều thành phố chiến lược, kỹ nghệ dầu lửa đã bị lực lượng cách mạng chiếm đóng thì nay quân đội trung thành với Gadhafi chiếm lại được. Thành phố Ajdabiya, thành lũy cuối cùng để phòng thủ thủ đô cách mạng Benghazi 160 kilômét, đang bị uy hiếp mạnh.
Cứ với cái đà nầy, quân đội cách mạng ô hợp sẽ bị đánh bật ra khỏi Benghazi, cuộc cách mạng coi như thất bại. Tàn quân cách mạng sẽ quay lại đánh du kích, chiến tranh sẽ kéo dài… bất tận.
“Jalal al-Gallal trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, cho hay nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp, khả năng xảy ra “thảm sát” là rất cao.
“Ông ta, (Gaddafi) sẽ giết thường dân, giết chết mọi giấc mơ, sẽ hủy diệt chúng tôi.”
Ông al-Gallal còn tuyên bố: “Đây chính là lúc thử thách lương tâm của quốc tế.”
Ông Ibrahim Dabbashi, cựu đại sứ của Libya tại LHQ, người ly khai chế độ Gaddafi, cảnh báo tình hình có thể leo thang một cách nhanh chóng: “Trong giờ phút tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc diệt chủng thật sự, nếu cộng đồng quốc tế không ra tay hành động.”
Tuy vậy, cặp giò Hội Đồng Bảo An của bà già Liên Hợp Quốc còn dính đất sét rất nặng, nhúc nhích chậm chạp.
Tổng thống Pháp Sarkozi từng nói trước kia rằng không ai muốn can thiệp quân sự, mặc dù ông nói thêm câu thòng “Điều này chỉ xảy ra với sự hậu thuẫn Hội đồng Bảo An, Liên đoàn Ả Rập và Chính quyền cách mạng Libya.”
Bà Merkel thủ tướng Đức tuyên bố bà “nghi ngờ” về một khả năng can thiệp quân sự tại Libya và cả việc thiết lập vùng cấm bay.
Tuy nhiên, ngược với hai lời tuyên bố trên thì nhà lãnh đạo Cộng Đồng Châu Âu lại cho rằng EU không loại bỏ giải pháp quân sự.
Chỉ có Mỹ là quyết liệt. Tổng thống Obama tuyên bố thế giới phải hành động để ngăn chận bất cứ cuộc thảm sát nào xảy ra tại Libya, giống như những cuộc tàn sát đã xảy ra tại Rwanda, Bosnia hồi thập niên 1990.
Nếu Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay, khả năng không quân của phe Gadhafi bị hạn chế tối đa. Lợi thế quân sự của phe nầy mất đi, thì quân Cách Mạng có khả năng ngăn chận cuộc tấn công quân đội Gadhafi và phản công. Phong trào cách mạng lại lên, đẩy Gadhafi vào nguy cơ sụp đổ.
Ghadafi tuyên bố quân đội của y sẽ không khoan hồng, và sẽ lục soát tất cả mọi nhà để bắt những người mà y gọi là những kẻ phản bội.
Cuối cùng, trước tình hình nguy cấp của phe cách mạng, bà già Liên Hợp Quốc cũng thông qua quyết định thiết lập “vùng cấm bay”, lại còn cho phép xử dụng tất cả các “biện pháp cần thiết”, kể cả quân sự để bảo vệ thường dân và phe nổi dậy.
Phó đại diện của Libya tại Liên hiệp quốc, Ibrahim Dabbashi, là một trong những nhà ngoại giao của Libya từ nhiệm sớm nhất để phản đối chế độ Kadhafi, tuyên bố “biện pháp này sẽ thay đổi tương quan lực lượng tại Libya, có lợi cho quân nổi dậy.” Ông Dabbashi còn khẳng định, mục tiêu chính của nghị quyết Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn việc tàn sát thường dân, nhưng với tư cách là người Libya, ông cho biết mục tiêu của nhân dân Libya là lật đổ Kadhafi.
Quân Pháp, Anh và Mỹ sẽ tham gia. Ả Rập, Qatar và các tiểu vương quốc Ả Rập, sẽ hưởng ứng các hoạt động này. Thủ Tướng Pháp, ông Fracois Fillon, nói rằng chính phủ ông ủng hộ hành động quân sự chống lại Libya càng nhanh càng tốt. Pháp, Anh, và Lebanon là ba nước bảo trợ cho nghị quyết hôm Thứ Năm.
Quyết nghị được 10 nước trong Hội đồng Bảo An thông qua. Không có phiếu chống. Hai nước không bỏ phiếu là Nga và Trung Cộng. Ba nước “vắng mặt” là Đức, Ba-Tây và Ấn Độ.
Nhìn lại vấn đề, người ta thấy nhiều dấu hỏi được đặt ra:
A)- Nếu Gadhafi thắng, việc gì sẽ xảy ra: Nhiều người cho rằng việc Gadhafi tiếp tục cầm quyền là “điều rủi ro đáng kể” cho vùng Trung Đông, sẽ làm cho vùng nầy thêm nhiều xáo trộn. Gadhafi không phải là ngưòi cao thượng, và vì là một nhà độc tài điên khùng, ysẽ trả thù dân chúng của y, sẽ có nhiều vụ tàn sát, khủng bố.
Dĩ nhiên, trước việc y tiếp tục cầm quyền, với một dĩ vãng là tay khủng bố có hạng, nhất là vụ cho nổ chiếc máy bay của Pan Am trên vùng trời Tô Cách Lan, thế giới sẽ không để cho y được yên. Nhiều biện pháp chế tài được đưa ra, cấm vận sẽ được thực hiện, đẩy Gadhafi vào sự cô lập. Mâu thuẫn giữa Gadhafi và Âu Mỹ vốn có sẵn, nay lại gia tăng nhiều hơn.
Gadhafi sẽ phản ứng mạnh mẽ. Y sẽ quan hệ mật thiết hơn với Hugo Chávez, tên chống Mỹ số 1 của Vénézuela và Nam Mỹ, sẽ bắt tay với Ahmadinejad. Trong viễn tượng đó, không chỉ Trung Đông mà cả thế giới nhiều xáo trộn hơn.
Đó là chưa kể những nước tiêu lòn với Gadhafi để hưởng lợi dầu hỏa. Đó là những nước đang “khát dầu” mà hàng đầu là các chú Ba ở Trung Nam Hải. Kỹ nghệ Trung Cộng hoạt động đều là nhờ 50% dầu lửa nhập cảng.
B)- Nói như thế, rõ ràng, thế giới cần loại trừ tên sẽ gây xáo trộn về sau. Việc cần nhất là lập vùng cấm bay để hạn chế khả năng quân sự của Gadhafi. Nếu việc thiết lập cấm bay thành công, tình hình quân sự sẽ khác. Quân đội trung thành với Gadhafi thiếu không yễm, sẽ yếu đi.
Hai việc đang xảy ra: Quân đội Gadhafi hối hả tấn công, chiếm thêm được bao nhiêu hay chừng đó, trước khi nghị quyết của Liên Hợp Quốc thành hiên thực. Đồng thời bộ trưởng ngoại giao của Gadhafi đề nghị ngưng bắn. Đề nghị ngưng bắn, không có nghĩa là chỉ ngưng bắn với quân nổi dậy mà ngưng bắn với phe các nước được Liên Hợp Quốc cho phép xử dụng “biện pháp cần thiết”, đặc biệt là Anh – Pháp – Mỹ. Khi các nước nầy xử dụng võ lực với quân đội Gadhafi thì Gadhafi thua là chắc.
C)- Người ta muốn kéo dài, chưa muốn cho cách mạng Libya thắng lợi sớm. Vì sao?
Sau thắng lợi của Công Đoàn Đoàn Kết, Cộng Sản Ba Lan sụp đổ. Sau đó là một loạt các chế độ Cộng Sản Ba Lan sụp đổ theo, từ Liên Xô cho đến các nước Đông Âu. Sự sụp đổ mau lẹ nầy khiến các nước Tây Âu và Mỹ không phản ứng kịp khiến nhiều quốc gia gặp phải khó khăn sau khi giành được dân chủ. Đông Đức là gánh nặng cho Tây Đức và nước Nam Tư cũ trở nên hổn loạn, nội chiến, nhiều phe phái xâu xé, giết chóc lẫn nhau.
Có phải Mỹ và Cộng Đồng Châu Âu lo ngại tình hình tương tự như thế sẽ xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi nếu cách mang hoa Lài tiến nhanh, tạo nên những sự sụp đổ hàng loạt. Trung Đông sẽ rối loạn vì lực lượng cách mạng ở các nước đó, cũng như Mỹ và Cộng Đồng Châu Âu không phản ứng kịp, có thể tạo cơ hội cho bọn Hồi giáo Cực đoan tranh đoạt chính quyền, thành lập các quốc gia thần quyền Hồi giáo như Iran. Dĩ nhiên, người ta cũng không loại bỏ việc Iran sẽ lợi dụng tình hình xáo trộn nầy.
Như vậy thì cuộc cách mạng dân chủ Trung Đông và Bắc Phi sẽ bị ngăn chận lại chăng?
Người ta không nghĩ như vậy. Khuynh hướng dân chủ là con đường tiến hiện nay của nhân loại. Không ai có thể ngăn chận được nó. Các nước tự do dân chủ Âu – Mỹ sẽ không ngăn chận nó. Người ta muốn cao trào ấy chậm lại một chút. Ít ra, khi phong trào đấu tranh thắng lợi ở đâu thì ở đó kịp có một chính phủ lâm thời có khả năng ổn định tình hình ở đó, tiếp tục thực hiện con đường đi tới tự do dân chủ. Viễn tượng đó đã tượng hình ở Tunisia, ở Ai-cập và nó sẽ lần lượt tiếp nối, – lần lượt tiếp nối, chứ không phải ồ ạt, để có thể tạo ra hổn loạn, như các nhà chiến lược Âu Mỹ tiên liệu.
Nói như thế, có nghĩa rằng Gadhafi sẽ ra đi, nhưng chậm hơn. Và lần lượt đến số phận các quốc gia độc tài chuyên chế khác.
Sự chậm trễ đó cũng có lợi cho một số quốc gia chuyên chế khác. Các lãnh tụ tại những quốc gia còn “vua trị vì” như Jordan, Ả Rập Seoud, Bahrain, v.v… thấy trước tương lai của họ. Nguời ta hy vọng họ sẽ không ngoan cố và lì lợm như Gadhafi, sẽ khôn ngoan hơn, tinh tế và nhạy bén hơn, thấy rõ con đường nhân dân họ đang tiến tới hơn, mà thực hiện những thay đổi, cải cách, thậm chí cách mạng kịp thời hơn, để đất nước họ trở thành một nước dân chủ dưới thể chế còn vua như Anh, đại nghị như Pháp, tổng thống chế như Mỹ, tránh cho dân tộc họ các cuộc đổ máu vô ích.
Ngay trước khi Thế giới Chiến tranh Thứ hai chấm dứt, một nhân viên ngoại giao cao cấp của Mỹ bí mật đến Ryadh, thủ đô Ả Rập Seoud (Saudi Arabia), chuẩn bị một hiệp ước khai thác dầu lửa giữa các công ty dầu lửa của Mỹ và Ibn Saud, quốc vương nước nầy. Thỏa ước nầy sau đó được ký kết. có hiệu lực từ đó đến nay. Sự ổn định của vương quốc nầy là cần thiết cho nước Mỹ, cũng như Bahrain là nơi đặt Bộ Tư lệnh Hạm đội 5 của Hoa Kỳ. Liệu sự xáo trộn hay thay đổi chế độ ở đây có lợi hại gì cho thế lực Mỹ ở vùng vịnh và Ấn Độ Dương.
D)- Ai sẽ có lợi?
Khi các chế độ tự do dân chủ được thiết lập ở Trung Đông, Bắc Phi ai sẽ có lợi?
Dĩ nhiên là nhân dân nước họ. Nhìn chung, một chế độ dân chủ tự do thật sự – thật sự, xin nhắc lại – thì chế độ đó sẽ phục vụ cho dân tộc họ. Hạnh phúc của người dân, mức sống cao thấp, điều đó tùy thuộc vào những người điều hành đất nước, với tài nguyên, kinh tế, v.v… Những nước như Libya, nhiều dầu lửa, kinh tế và lợi tức dân chúng sẽ phục hồi nhanh. Tài sản đó là của dân tôc, toàn thể mọi người, không ai nắm giữ độc quyền để có dinh thự, tiền của tính hàng chục tỷ bạc như cha con nhà Gadhafi.
Các nước “ân nhân”, những quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ cho các cuộc cách mạng, hay nói rộng ra, những quốc gia tự do, có thể hợp tác khai thác tài nguyên, hoặc buôn bán tại những quốc gia dân chủ mới hình thành nầy.
Theo quan điểm chung, tình hình thế giới bây giờ là vận hội chung, vận hội kinh tế thế giới mới. Hầu hết các nước trên thế giới, tùy thuộc vào từng khu vực hoặc toàn bộ thế giới để hợp tác, phát triển với nhau. Tính cục bộ sẽ yếu dần đi.
Mỹ chẳng hạn. Các nuớc Châu Mỹ La-tinh không còn là “sân sau” của Mỹ nữa. Ngay chính nước Mỹ cũng hợp tác phát triển với toàn bộ thế giới, không cần sân sau. Vậy thì những quốc gia đang tìm kiếm một “liên minh” cho chính họ, như Liên Xô này trước, cũng là đi ngược chiều.
Nước Tầu bây giờ đang theo con đường đó. Tầu cần có những nước độc tài làm liên minh, làm vệ tinh hơn la cần những quốc gia dân chủ tự do. Vì vậy, con đường đi đến tự do dân chủ của nhân dân Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Miến Điện gặp rất nhiều khó khăn. Với những nước độc tài, Tầu dễ tiêu lòn làm ăn hơn với những nước tự do dân chủ. Chiều hướng quan hệ của Tầu là với các nước độc tài hay có khuynh hướng độc tài như Vénézuela, với các nước độc tài ở châu Phi đen là nằm trong ý nghĩa đó.
Với một nước Libya do Gadhafi cai trị, Tầu dễ buôn bán dầu lửa hơn với một Libya tự do dân chủ. Việc cạnh tranh khai thác dầu lửa với các đại công ty tư bản “phố Uôn” làm cho Tầu gặp rất nhiều khó khăn.
Trái lại, trong tình hình hiện nay ở Libya, khi tình hình cách mạng đang gặp hồi sinh tử, nguy vong, thì Âu -Mỹ mới nhảy vào.
Từ những định kiến nặng nề với các thực dân đế quốc Anh Mỹ sẵn có từ những thế kỷ trước, ngày nay dân chúng Libya lại thấy Anh Mỹ là ân nhân, giúp họ lât đổ chế độ độc tài Gadhafi, thành lập một quốc gia tự do dân chủ.
Rõ ràng là Anh Pháp Mỹ có lợi trong quá trình nầy.
Khi tổng thống Bush đem quân đánh Iraq, thủ tướng Anh Tony Blair hưởng ứng tích cực đến nổi bây giờ ông Blair đang bị điều tra về tội vu cáo cho Saddam Hussein không có vũ khí giết người hàng loạt mà nói rằng có. Tuy nhiên, hiện nay, nước Anh có quyền lợi gì ở Iraq hay không mà tổng thống Pháp, vội vàng, tích cực trong việc can thiệp vào Libya hiện tại, khác với ngày trước, nước Anh của Tony Blair thì tích cực mà Pháp thì hững hờ.
Dù ngày trước có Anh ủng hộ, dù ngày nay có cả Anh và Pháp ủng hộ, nước Mỹ vẫn là con bài chủ để giải quyết tình hình ở Libya.
Điều nầy thấy rõ lắm! Nghị quyết Liên Hợp Quốc cho phép xử dụng “biện pháp cần thiết” (kể cả biện pháp quân sự) nhưng quân Anh Pháp ở đâu chưa thấy mà người ta đã thấy 5 chiến hạm thuộc hạm đội 6 của Mỹ xuất hiện ngoài khơi bờ biển Libya rồi.
Xử dụng chiến tranh du kích có thể gây khó khăn cho Mỹ, nhưng mở ra chiến tranh qui ước thì đừng nước nào dại mà khiêu khích quân đội Hoa Kỳ. Chỉ ba ngày thôi, quân đội Hoa Kỳ sẽ vào ngay thủ đô Tripoli của Libya để tìm Gadhafi. Tới lúc đó thì Gadhafi chỉ còn một con đường: Thi hành lời nói của tổng thống Obama: “must leave now”.
Quân đội của Gadhafi không thể biến thành quân du kích địa phương. Quân du kích phải là quân đội của nhân dân tại đó. Quân của Gadhafi là lính đánh thuê, gốc ở châu Phi đen, ẩn trốn núp lén ở đâu được, khi dân chúng Libya không ủng hộ họ.
Nhìn chung, nước Mỹ là có lợi nhứt, dĩ nhiên là lợi nhứt trong việc khai thác dầu lửa, khối lượng lớn (chiếm 6% thế giới) ở Libya.
Với nguồn lợi dầu lửa, thì việc đem quân đội vào Iraq dưới thời tổng thống Bush, hay Mỹ can thiệp quân sự vào Libya thời tổng thống Obama cũng giống nhau. Sự ngoan cố, lì lợm của Gadhafi càng kéo dài, càng tốt hơn cho Mỹ, về quyền lợi dầu lửa hay về chính nghĩa dân chủ – tự do.
Cuối cùng thì Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh và tài chính. Về quân sự, Mỹ là Chúa tể. Về tài chánh, Mỹ là Chúa Chổm.
hoànglonghải  
Thuơng hiệu "đại gia"
http://genk2.vcmedia.vn/DlBlzccccccccccccE5CT3hqq3xN9o/Image/2013/04/ViDung/APUSD610x-7395c.jpg"Nhàn Cư Vi Bất Thiện"
Lời dạy này của cha ông ta xưa kia vẫn đang khẳng định sự đứng đắn của nó cho đếntận ngày hôm nay, nhất là đối với các "danh gia vọng tộc" , những gia đình mà "tiền nhiều như quân Nguyên" và thời gian rảnh thì cũng...nhiều vô kể. Như một hệ quả tất yếu của việc nhàn rỗi đó là những cuộc chơi không bờ bến, những thú vui ngông cuồng để thể hiện "đẳng cấp, vị thế" của mình trong xã hội.(chả trách có câu "Trẻ không chơi, già mất nết", cả nhà nhỉ)
Ngược theo dòng thời gian trở về thời TAM QUỐC CHÍ của Trung Quốc, chúng ta sẽ được gặp ĐỔNG TRÁC - 1 gian thần, giàu "nứt đố đổ vách" bấy giờ cùng sánh duyên với ĐIÊU THUYỀN - một mỹ nhân "sắc nước hương trời", làm xiêu lòng biết bao nhiêu vương tôn công tử. Ngày nay tương tự như thế là hình ảnh của các ĐẠI GIA cùng sánh vai với CHÂN DÀI rảo bước trên những "cung đàn tình yêu đầy vật chất" cũng không phải là "hiếm có khó tìm" mang đậm chất "Trai Tài Gái Sắc"(lãng mạn quá ).
Chả thế mà hưởng ứng từ khẩu hiệu " Hãy nói theo cách của bạn", các đại gia đã nói theo cách của mình với những cái "valy hiệu", những cô gái chân dài, xinh đẹp và có học thức. Cũng cần phải nói thêm rằng "mối lương duyên" này được chia làm 2 loại: ĂN BÁNH TRẢ TIỀN và TRƯỜNG KỲ "BÁNH BAO".(Bánh bao dạo này bán chạy ghê )
Câu hỏi đặt ra ở đây là các "ĐỔNG TRÁC" ngày nay liệu có phải đi đến "chân trời góc bể" để tìm được nàng ĐIÊU THUYỀN của mình không? Có thể là có nếu như ko xuất hiện những MÁ MÌ - những người có đầu óc nhạy bén đã đánh hơi được cái thị trường đầy tiềm năng từ các đại gia, đã gây dựng lên những đường dây quy mô lớn chuyên cung cấp "ĐIÊU THUYỀN" để phục vụ, thoả mãn nhu cầu của các đại gia.
Trong những đường dây đó thì nổi lên là CLB BOSS của khách sạn X ở HN. Ngày xưa, "võ lâm tranh bá" với CLB này còn có CLB PARADISE ở khách sạn LAKE SIDE của HUANG BO - người sở hữu con Caddilac đậu trước cửa khách sạn và MÁ MÌ NGÔ THỊ THUỶ, nhưng đã bị phanh phui và đưa ra ngoài ánh sáng. Nhưng xét về chất lượng và số lượng của "HÀNG TUYỂN" thì BOSS đã vươn lên khẳng định vị trí độc tôn của mình trong làng "giải trí ngầm".
Hàng của BOSS đều là những "mỹ nhân vượt cám dỗ" có độ tuổi 18-25, đang là sinh viên của các trường DH hay là nhân viên công sở với vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành", như những đóa hoa đang khoe sắc dưới ánh ban mai của bình minh, từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Cà Mau, Phú Quốc.

Đây cũng là nơi thu hút nhiều "Dân chơi làm thêm" nhất vì độ "an toàn" rất cao kèm theo "tiền lương" khá hậu hĩnh so với nơi khác, đặc biệt là "tấm thân mỏng manh và yếu ớt" có khả năng rất cao được các đại gia "giang rộng vòng tay ra che chở".
Còn đối với các đại gia thì việc tìm hàng ở CLB BOSS thì vừa kín đáo, nguồn hàng lại phong phú, chất lượng thì "năm bờ oăn" nên chả có gì mà phải "lăn tăn như bốc xi măng" cả. Khi đặt chân vào cửa hầm thì đã có một dãy các em gái xinh đẹp, "điện nước đầy đủ" trong trang phục mà những " nơi cần kín thì hở" chào đón. Tại BOSS, khách sẽ được ngắm danh sách các người đẹp đã được đánh số thứ tự như các cuộc thi hoa hậu, người mẫu hay "alo" thẳng cho má mì để điều "đào" quen.
Những khách mới hay các khách nước ngoài, đa số là Đài Loan và Trung Quốc (hay còn gọi là "hạng lông" ) thì thường vào trong CLB, ngồi uống rượu ngắm các em "lắc bên trái, lắc bên phải" rối mới chọn hàng. Sau đó thì khỏang 10 "bóng hồng" kiều diễm và thướt tha xếp thành một hàng dọc với câu cửa miệng " G'evening Boss" khẳng định "khách hàng là thượng đế" chào hàng.
Kết thúc khâu "chọn hàng" sẽ là khâu "máy chém thực dân". Mỗi một giờ "tán hươu tán vượn" thì các em "chém"...14 USD "nhẹ nhàng như đẩy xe hàng". Thêm vào đó, nếu khách muốn " miệng thì hát, tay thì bát ngát" đều phải được sự chấp thuận của các em bởi trong "nội quy" có ghi rõ 14USD CHỈ ĐỂ TÁN GẪU mà thôi. Tất nhiên là các đại gia đều hiểu rõ quy luật " đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" nên việc "tay chân bát ngát" trên cơ thể của các em thì "nhỏ như con thỏ đang gặm cỏ " mà thôi.
Còn đối với những đại gia đang thi đấu ở giải " đốt tiền hạng nặng" thì chỉ cần gọi cho Má Mì mang danh sách lên phòng để chọn hàng.

Ngoài ra vì là VIP nên các Má mì sẽ giới thiệu cho các đại gia những em bé với vào làm, vẫn còn " hồn nhiên như cô tiên" lắm. Bù lại các đại gia sẽ phải trả 80USD cho các em, 80 USD tiền phòng và tuỳ vào sự "nhiệt tình" của các em mà các đại gia sẽ boa thêm sau mỗi cuộc ân ái, nhưng ít nhất cũng là 20USD
Với sự đua đòi về vật chất, để chứng tỏ sành điệu của mình bằng quần áo hiệu, nước hoa xịn, di động mới nhất..., một số những cô gái trẻ đẹp đang là những sinh viên, nhân viên của các công ty lớn vẫn ngày ngày "lượn như đèn cù" để "làm việc" ở CLB từ 18h đến 2-3 sáng hôm sau và hàng tháng các nàng đều phải trình "giấy hồng" (xét nghiệm máu) của mình cho các má mì xem để tiếp tục làm việc...Ngoài kia, còn biết bao nhiêu cạm bẫy đang chờ những cô gái trẻ đẹp nhưng thiếu bản lĩnh để đưa vào cái vũng bùn nhơ nhuốc , đen tối đó... Mong rằng những bạn gái xinh xắn và trẻ đẹp hãy sống có bản lĩnh, đừng đánh mất mình vì những vật chất tầm thường đó !
" Người đẹp ko tự nhiên sinh ra và mất đi, chỉ chuyển từ đại gia này qua đại gia khác mà thôi"
Một "chân lý" nữa lại được giang hồ hiểm ác đúc kết ra. Ngày nay, với xu hướng "vật chất hoá" thì những cô gái "chân dài tới nách" trên sàn catwalk, những sinh viên "hương đồng gió nội" xinh đẹp có học thức hay những "cô gái thế kỷ 21" thành đạt trong công sở đều được các đại gia lăng xê và ngắm vuốt. Chả thế mà giang hồ hiểm ác có câu " Không có đại gia thì sẽ không có người đẹp và nếu không có người đẹp thì chưa phải là đại gia".

Những nàng người mẫu có thân hình với số đo hoàn hảo, những đường cong hoàn mỹ đầy khêu gợi sẽ được cho vào tầm ngắm của những "thợ săn" với tài bắn tỉa " trăm em trăm trúng" được tập huấn tại chiến trường Iraq.
Thế nhưng vơi sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp "DƯA BỞ" thì chưa chắc phần thắng đã thuộc về phía các thợ săn. Nếu chỉ là những "tiểu gia hạng lông" cưỡi Dylan-SH, tặng quà làm quen "vài ba chai" mà đã đòi " miệng thì hát, tay thì bát ngát" thì e rằng hơi bị "nằm mơ giữa tuổi thơ". Đối với các "em nhỏ" thì bét cũng phải "Ăn Hyatt, uống Rex, shopping HongKong và ngủ...nhà lá" (bán con SH bao em đi chơi hết rùi còn đâu, ngủ nhà lá cho nó "hoà mình với thiên nhiên" he he)
Còn đối với hàng "chị cả" thì phải nhà lầu biệt thự, xe hơi, tiền tiêu vặt vài chục "vé" thì các chị mới thèm để ý tới nhé. Tất nhiên là ở tầm cỡ này thì phải dành cho các đại gia chuyên nuôi "khủng long bạo chúa" như Cường Dollar, người đoạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt gia đình 2006" đi đâu cũng "2 tay 2 súng". Nghe "giang hồ đồn thổi " thì Cường Dollar đã từng "ngủ thân mật" với tất cả những người mẫu nổi tiếng nhất nhì VN (?) .
Thế nhưng với truyền nhân của " Tiểu Lý Phi Tiền" như Cường Dollar thì với việc mua nhà, đi du lịch Âu châu, tháng chu cấp "vài chục vé" cho các nàng tiêu vặt thì điều này xảy ra là có khả năng xác suất rất cao. Cũng là giang hồ hiểm ác đồn thổi, nghe đâu "nạn nhân" bây giờ của Cuong Dollar là...Tăng Thanh Hà (một thời đã xa của mình, he he)

Đấy là "thời kỳ đồ đá" của chuyện tình đại gia - người đẹp. Thời đại bây giờ mà cặp với những ca sĩ, người mẫu hạng2-3-4-5... thì chẳng khác nào " cống rãnh mà đòi sóng sánh với đại dương". Là tầng lớp "sành điệu" thì các đại gia bây giờ phải cặp với những cô gái xinh đẹp, có học thức cao, có như thế thì "kênh mương mới tương đương với thuỷ điện" được
Các cụ nhà ta có câu " Cái khó nó ló cái khôn", chả thế mà những em "sinh viên nghèo vượt khó" này đã "vượt khó" bằng chính "vốn tự có" của mình. Là một con nhà khá giả nhưng Q - sinh viên trường CĐDL với quan niệm " Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu" đã nhanh chóng "làm giàu" bằng chính nhan sắc của mình. Tất nhiên Q cũng có giá của Q, phải là những đại gia thuộc hàng " cá mập Đại Tây Dương", nhan sắc của phải ưa nhìn thì nàng mới cặp, chứ cái loại 6677028 (xấu xấu bẩn bẩn không ai tán ) thì "lượn đi cho nước nó trong" ngay.
Thế nhưng cuộc chơi cũng lắm bi hài. Có biết bao đại gia đã phải "ôm hận ngàn thu" khi vớ được những người đẹp "sát đại gia". Bạn có tư thù với đại gia X, bạn có hiềm khích với đại gia Y hay bạn muốn đại gia Z "tán gia bại sản" nhưng bạn đang.. "bó tay"? Đừng lo, chuyện chỉ "nhỏ như con thỏ đang gặm cỏ trong vườn nhỏ" mà thôi, hãy gọi cho siêu mẫu V, bạn sẽ hài lòng ("Dùng một lần thử xem, bạn sẽ thích ngay mà" ). Siêu mẫu này nổi lên như 1 "sát thủ"thực thụ vì nàng cặp với bất kỳ đại gia nào thì y như rằng " Gia ơi, tiền đi nhé", đang từ đại gia thuộc hàng "cá mập Đại Tây Dương" sẽ xuống thành " Cá chép vùng ao tù" ngay ko thì cũng phải "bỏ của chạy lấy người" khẩn cấp
http://www.vyuhatv.vn//upload/content/kieu-nu-va-dai-gia-2.jpg
Nhưng ngược lại thì cũng có biết bao nhiêu người đẹp phải chịu cảnh "vùi hoa dập liễu" từ những gã đại gia bệnh hoạn. Các đại gia thì toàn thuộc hàng " dân chơi ngại gì mưa rơi" nên hàng của các đại gia phải là hàng "trần", ko có chuyện "mặc áo mưa". Chưa kể đó là những kẻ "thú đội lốt người", bên ngoài là một vẻ lịch lãm, sang trọng quý phái, nhưng khi trên giường thì lại hiện nguyên hình một con thú với những cách làm tình bệnh hoạn. Cũng từ đó có biết bao cô gái "thân tàn ma dại", có biết bao cô gái đã không còn khả năng sinh con...
Như "những đứa trẻ tinh nghịch", có biết bao cô gái đang bị lôi cuốn bởi ánh sáng của đồng tiền, ánh hào quang của đại gia. Từ những hình ảnh "trắng gì sáng thế" từ những món quà xa xỉ trong những ngày Lễ ngày Tết, cho đến những áp lực của đồng tiền cho các nhu cầu chi tiêu xa xỉ thì các cô gái này đã "không chịu được nhiệt " đành phải "nhắm mắt đưa chân" đi theo các đại gia thích "rau sạch" mà ko biết rằng mình đang biến thành một gái mại dâm cao cấp...
Ôi nhân tình thế thái, "trai hám danh, gái hám lợi", có biết bao cô gái nhìn thấy 1 kết cục bi thảm mà vẫn đâm đầu vào cái vòng xoáy vật chất đó...!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét