Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Mộ mẹ và vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình

Ngôi miếu cổ ở trang Thụy Thú xưa, làng Lộc Thọ (xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) ngày nay là nơi lưu giữ hài cốt của bà Đàm Thị (Thiềm Nương) – thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh.Sách Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1 – NXB Văn hóa - Thông tin 2004, trang 203), phần kỷ nhà Đinh có viết: “Vua họ Đinh tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con trai Đinh Công Trứ, thử sử Hoan Châu. Dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế… Vua còn nhỏ mồ côi cha, mẹ họ Đàm”.
Rất có thể khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua thì thân mẫu ông đã mất, vì thế trong chính sử chỉ viết: “Mậu Thìn năm thứ nhất (968), Tống Khai Bảo năm thứ nhất, vua lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về động Hoa Lư… Bầy tôi dâng biểu Đại Thắng Minh Hoàng Đế” (sđd tr205).
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Miếu thờ Đàm Thái Hậu - thân mẫu vua Đinh Tiên Hoàng ở làng Lộc Thọ 
Thông thường khi lên ngôi vua, các vua trị vì đều tấn phong cho mẹ là Hoàng Thái Hậu. Ví như Vệ vương Đinh Toàn (con Đinh Bộ Lĩnh) khi được Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn đưa lên ngai vàng thì vị vua nhỏ tuổi này đã tôn: “Mẹ là Dương Thị làm Hoàng thái hậu” (sđd, tr213).
Ngay như Lê Hoàn khi lên ngôi vua cũng tấn phong: “Mẹ là Đặng Thị là Hoàng thái hậu” (sđd t217).
Hiện nay chúng ta chỉ được biết mộ vua Đinh được an táng tại núi Yên Ngựa – Ninh Bình. Vậy mộ mẹ vua Đinh ở đâu?
Ngay ở Ninh Bình cũng không thấy có mộ của thân mẫu vua Đinh Tiên Hoàng. Hiện tại, qua điền dã, tôi phát hiện ở trang Thụy Thú xưa (nay là thôn Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) có ngôi miếu cổ, khá nhỏ, thờ Đinh Triều Quốc Mẫu thời Đinh là Thiềm Bà (Thiềm Nương).
Hiện trong miếu còn lưu giữ các sắc phong, thần tích, ngọc phả do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào ngày 1 tháng Giêng năm Hồng Phúc thứ nhất (1572). Năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) ngày lành tháng 11, quản coi nhà giám bách thần, lãnh hàm thiếu Khanh ở điện Hùng Lĩnh, tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ tự.
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Bài vị trong miếu thờ Đàm Thái Hậu 
Căn cứ theo truyền thuyết của dân làng và thần tích, ngọc phả, sắc phong còn lưu tại miếu thờ Đàm Thái Hậu cho thấy: Khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy ở động Hoa Lư, chiêu dụ nhân tài bốn biển có nhiều người tìm đến tụ nghĩa dưới cờ. Trong đó có 4 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Công, Sát Công. Mỗi người đem 1.000 quân đến.
Khi Đinh Bộ Lĩnh rời Hoa Lư về Kỳ Bố - Hải Khẩu theo sứ quân Trần Lãm, ông đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) đi theo.
Ngọc phả viết: “Thân mẫu bà Thiềm nhặt được trâm rơi rồi có mang sinh ra bà Thiềm. Lúc sinh bà ánh hào quang sáng rực khắp cả nhà. Sau bà lớn lên lấy chồng là Đinh Công Trứ, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Bà Thiềm vốn có tài võ nghệ, đã ở Sơn Nam cùng các sứ quân giao chiến phù trợ cho Đinh Bộ Lĩnh. Thế rồi một hôm lâm trận, tướng sĩ, binh mã mệt mỏi phải lui về trang Thụy Thú lập doanh đầu, thủ thế để đợi thời cơ”.
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Bức đại tự thờ 4 vị tướng thời Đinh trong miếu Lộc Thọ 
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Đại tự trong miếu Đàm Thái Hậu 
Theo Ngọc Phả: “Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất thiện hạ, trở lại Thụy Thú, có ý định đón thân mẫu về Hoa Lư. Thế nhưng bà Thiềm bị bệnh và mất ở đây. Vua Đinh đã lệnh táng bà ở ngay nơi doanh đầu xưa. Huyệt sâu 1 trượng 2 thước ( 4,8m), lấy đất đá lấp lên, rồi sức cho dân làng lập miếu ở trên để thờ tự.
Rồi lệnh miễn giảm tô, thuế cho dân Thụy Thú. Ngài còn mua 51 mẫu ruộng và cho 4 hốt bạc để dân làng canh tác, lấy hoa lợi phụng thờ đèn nhang, coi giữ miếu đường, lưu truyền muôn đời sau…”.
Vua còn lệnh cho 4 tướng ( Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công) dựng bảng chiêu mộ dân chúng bảo vệ Hoàng lăng mộ địa.
Ngọc phả cho biết, sau khi cha con vua Đinh bị Đỗ Thích ám hại, 4 tướng (nói trên) đã cùng các đại thần đưa Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Khi Lê Hoàn chiếm ngôi vua, 4 tướng đã đem quân bản bộ cự chiến…
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Ngọc phả tại miếu thờ Đàm Thái Hậu 
Sau khi Đinh Điền, Phạm Thọ bị bắt, Nguyễn Bặc chạy về Ái Châu (Thanh Hóa), Lưu Công, Sát Công về thôn Thụy Thú… chiêu mộ dân chúng tích trữ lương thảo, có hàng vạn người chia nhau đóng 3 đồn chống đánh Lê Đại Hành. Kháng cự thất bại, tướng bị bắt, tướng tuẫn tiết.
Dân làng đã lập đình miếu để thờ 4 vị. Căn cứ ngọc phả thì khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã gia phong ban tặng duệ hiệu cho thân mẫu là Đệ nhất vị (bà Thiềm Nương): Đinh triều Quốc Mẫu nhân từ Thiềm Hoàng Thái Hậu trang Huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. (Bà sinh ngày 15 tháng 8 – hóa ngày 10 tháng 10).
Ngọc phả còn ghi rõ quy định tổ chức lễ vào các ngày sinh, ngày mất của Đàm Thái Hậu và các tướng. Hiện trong miếu còn lưu đạo sắc phong thời Lê Vĩnh Hựu – năm thứ 2 (1736), do tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao lại theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ.
Qua khảo sát thực tế tại Miếu “Đinh Triều Quốc Mẫu” các cụ già cho biết: Trang Thụy Thú vào thời nhà Đinh đã xây dựng ngôi miếu cổ nhìn về hướng Tây Nam, sau này mới xây thêm tòa bái đường ở phía trước.
Ngôi miếu hiện tại tọa lạc trên khu đất rộng 1.563 mét vuông, cách làng Lộc Thọ khoảng 200 mét. Trước miếu là hồ nước rộng, 3 mặt Đông, Tây, Bắc là cánh đồng lúa. Phía Đông Nam là con đường thẳng nối miếu với đình làng (đình đã bị phá), sân miếu đủ rộng rước kiệu cho những ngày tế lễ và hội làng.
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Ly kỳ ngôi mộ mẹ đẻ vua Đinh Tiên Hoàng ở Thái Bình
Sắc phong triều Nguyễn tại miếu thờ Đàm Thái Hậu 

Miếu được xây dựng hình chữ Đinh. Cấu trúc bên trong, bên ngoài của miếu thể hiện rõ sự dung dị, cổ kính của ngôi miếu cổ.
Theo lời kể của các cụ trong làng và thần phả còn lưu lại thì miếu Lộc Thọ dựng cách ngày này khoảng 1035 năm, đã qua nhiều lần trùng tu, tái tạo. Lần cuối là vào năm Giáp Tý (triều vua Khải Định, năm thứ 9 – 1924).
Thần tích ngọc phả của miếu chép rằng: “Miếu thờ Quốc Mẫu Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu”. Gian chính giữa của miếu treo bức đại tự: “Đinh Hậu Thánh Miếu”.
Gian bên có bài vị thờ 4 tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công. Phía trên bài vị có bức đại tự chạm khắc bài thơ ca ngợi công đức, lòng trung dũng của các tướng đã hi sinh vì sự phục hưng của nhà Đinh.
Tương truyền sau khi Lê Hoàn lên làm vua, các tướng trung thành với vua Đinh bị giết, dân làng đã xây hậu cung lên trên mộ của bà mẹ vua Đinh để thờ cúng. Cách miếu khoảng 500m còn làm ngôi mộ giả.
Năm 1973 khi đào đất lấy gạch, phát hiện có ngôi mộ cổ được đóng khung gỗ như cũi, ở giữa có quan tài thân cây. Khi bật nắp quan tài, bên trong chỉ có than và thóc đã bị đốt.
Trước cửa hậu cung có bức đại tự: Mẫu nghi thiên hạ . Trong hậu cung có bài vị thờ bà Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu. Trong miếu còn có các đôi câu đối ca ngợi Hoàng Thái hậu.
Hiện ở miếu không có bia. Các cụ già cho biết người xưa truyền lại không được dựng bia vì sợ lộ ra ngôi mộ của mẹ vua Đinh đang chôn giấu trong hậu cung, sẽ bị kẻ địch đào xới.
Căn cứ vào truyền thuyết trong nhân dân, thông qua thần tích, sắc phong, ngọc phả, tôi tin rằng ngôi miếu cổ ở trang Thụy Thú xưa, làng Lộc Thọ (xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) ngày nay là nơi lưu giữ hài cốt của bà Đàm Thị (Thiềm Nương) – thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh.(VTC News) - Vua Đinh Tiên Hoàng thấy Tỉnh Nương nhan sắc tuyệt trần bèn lấy làm vợ, lập làm Đệ Nhị Cung Phi, giao cho nàng quản coi nội cung…
Thôn Phù Lưu (tên Nôm là làng Tàu) xưa thuộc tổng Đồng Vi nay là xã Đông Sơn (Đông Hưng, Thái Bình). Qua khảo sát tại địa phương, được biết hiện ở thôn Bắc (làng Phù Lưu) có thờ 4 vị tướng họ Đinh (là con trai của ông Đinh Công Đoan, người đã từng đi theo Ngô Vương Quyền), phò giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Tại thôn Trung Sơn (làng Phù Lưu) còn có đền Thánh Mẫu (còn gọi là Quốc Mẫu Từ). Tương truyền, đây là nơi thờ Đinh Triều hoàng hậu, tức vợ của vua Đinh Tiên Hoàng.
Thông qua việc sưu tầm các tư liệu điền dã, tìm hiểu từ các cụ già trong làng, các thần tích, sắc phong còn lưu tại đền bà Quốc Mẫu, đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý báu về di tích Quốc Mẫu Từ - Đinh triều hoàng hậu.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình
Đền thờ Tứ vị họ Đinh ở xã Đông Sơn (Đông Hưng, Thái Bình) 
Đền nằm trên địa bàn thôn Trung Sơn. Xưa là xã Phù Lưu, tục gọi là làng Phù. Đây là vùng đất huyện Cổ Lan thời Trần. Sau đổi là Tây Quan. Thế kỷ 19 là Đông Quan. Nay là huyện Đông Hưng.
Đền nằm trên diện tích gần 2 sào Bắc Bộ, 4 mặt giáp đường giao thông liên thôn. Bản thần tích chữ Hán có niên đại Vĩnh Hựu ngũ niên (1739), còn lưu tại đền cho biết: Bà họ Đinh, tên là Tỉnh Nương (Đinh Thị Tỉnh). Con gái ông Đinh Công Đoan, mẹ là Đỗ Thị Lan Hoa.
Quê của ông Đinh Công Đoan ở Lam Sơn, Châu Ái, Lương Giang, phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa). Quê mẹ ở xã Phù Lưu huyện Tây Lan (địa danh trong thần tích), nay là thôn Trung Sơn xã Đông Sơn.
Ông Đinh Công Đoan là người văn võ toàn tài, đi theo Ngô Vương Quyền lập được nhiều công lao và được cử về làm tri phủ Cổ Lan (Tây Quan).
Trước đó ông đã có vợ và sinh được 4 người con trai. Khi sinh nở được 100 ngày, vợ ông bị bệnh mà chết. Bà Đỗ Thị Lan Hoa là vợ kế của ông Đinh Công Đoan.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình
Tượng hoàng hậu Tỉnh Nương, vợ vua Đinh Tiên Hoàng trong hậu cung đền Mẫu 
Theo ngọc phả, thần tích trong đền: Một đêm phu nhân nằm mộng thấy nhặt được cái gương vàng thì có thai. Ngày 3 tháng Giêng năm Ất Mão (955), thấy hương thơm đầy nhà, khí thụy rực rỡ, phu nhân sinh một người con gái, long nhan mắt phượng, mặt như bích phấn.
Lên 5 tuổi đã biết âm luật nhạc, văn tự chưa giáo hóa đã biết quy mô, quan phủ cho đi học 5-6 năm thì văn chương đã xuyến triệt, võ bị tinh thông, cưỡi ngựa bắn tên thế gian khó địch nổi.
Thời gian ấy quan phủ và phu nhân bị ác phong cảm, cùng chết vào mồng 10 tháng 10. Nhà vua cho 30 hốt vàng để làm lễ khâm liệm đưa về quê an táng (trích ngọc phả).
Sau khi Ngô Vương Quyền mất, đất nước lâm vào cảnh loạn 12 sứ quân. Tại Phù Lưu, 5 người con của Đinh Công Đoan cũng chiêu tập binh mã, xây dựng tại xã Phù Lưu 3 đồn, lập 1 đồn ở trang Cổ Dũng (nay là xã Đông La – Đông Hưng), và 1 đồn ở khu Giống để chống cự với các sứ quân.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình
Đền thờ bà Tỉnh Nương 
Sau khi Đinh Bộ Lĩnh về với sứ quân Trần Lãm, đã sai người mang thư chiêu dụ 4 anh em (Đinh Dưỡng Xã, Đinh Cung Linh, Đinh Đại Mộc, Đinh Bắc Phương) họ Đinh ở Phù Lưu. Anh em họ Đinh đã đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn các sứ quân của Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu…
Ngọc phả cho biết: Vua Đinh Tiên Hoàng thấy Tỉnh Nương nhan sắc tuyệt trần bèn lấy làm vợ, lập làm Đệ Nhị Cung Phi, giao cho nàng quản coi nội cung…
Cung Phi có thai, sinh hoàng tử. Sau khi sinh được 100 ngày thì cung phi không bệnh mà chết vào ngày 12 tháng 10. Vua bèn gia phong là: Cung Nương như đậu Tỉnh Nương đại thần đoan trang trinh thục cẩn tiết nhàn uyển hoàng hậu.
Thi hài của bà được đem về an táng tại lăng ở xã Phù Lưu. Theo nhân dân địa phương truyền tụng và theo ngọc phả tại đền thì mộ của bà chính là hậu cung của đền hiện nay. Các sắc phong thần và câu đối tại đền, đều ghi rõ: “Phù Lưu xã, phụng sự Đinh triều hoàng hậu (hay quốc mẫu từ)”.
Trong cuốn “Bảng tra thần tích” (xã Phù Lưu, tổng Đồng Vi, huyện Đông Quan) do viện Hán Nôm ấn hành, trang 541, có ghi rõ cả 5 anh em họ Đinh.
Điều này rất phù hợp với thần tích còn lưu tại đền Mẫu. Đặc biệt thần tích còn ghi rất rõ sự kiện lịch sử diễn ra từ khi loạn 12 sứ quân và vương triều Đinh.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình
Hầm mộ trong hậu cung đền Mẫu được cho là của bà Tỉnh Nương 
Theo các tư liệu điền dã và điều tra thực tế tại đền Mẫu thì đây là công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ đã được trùng tu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Trong hậu cung có bức đại tự dài 2m, rộng 1m có khắc nổi 3 chữ Quốc Mẫu Từ. Trong khán từ có 3 cỗ ngai, 3 bài vị thời Lê ở thế kỷ 17 khá lớn và rất đẹp (theo di ngôn truyền lại là ngai thờ vọng cha mẹ bà và ngai thờ hoàng hậu). Trong hậu cung đền còn lưu giữ tượng gỗ thị nữ chầu, tượng hoàng hậu ngự trên ngai và khám thờ chạm trổ tinh vi rất đẹp mắt.
Trong đền còn lưu giữ nhiều sắc phong thời Nguyễn và cuốn thần tích chữ Hán do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn được sao vào năm 1739 và mang số Aea/39 lưu tại viện Hán Nôm.
Qua khảo cứu “Đền Thánh Mẫu – Quốc Mẫu Từ” chắc chắn được khởi dựng trước 1739 và đã được trùng tu nhiều lần.
Đại Việt Sử kí toàn thư tập 1, tr 208- NXB VHTT có ghi: “Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu.
Căn cứ theo thần tích, ngọc phả, sắc phong, đền thờ và lời di ngôn từ xưa để lại tại địa phương thì rất có thể đền Mẫu (thôn Trung Sơn, làng Phù Lưu, Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình) là nơi chôn cất phần mộ và hương khói cho hoàng hậu triều Đinh.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình
Một trong số rất nhiều sắc phong ở đền Mẫu 
Trong sắc phong ở đền thờ hoàng hậu triều Đinh có ghi: Trinh Thục hoàng hậu. Trong số 5 bà hoàng hậu triều Đinh, hoàng hậu thứ 2 có tên là Trinh Minh Hoàng hậu. Rất có khả năng tên của 2 vị này là 1 người (Trinh Minh – Trinh Thục).
Có một điều cần chú ý là cũng giống như bà Đàm Thái Hậu (Thiềm Nương), sau khi Lê Hoàn lên ngôi thì những nơi có mộ phần của người thân thích với vua Đinh đều được dân làng xây miếu, đền lên trên mộ. Phải chăng có sự tàn sát họ Đinh ở thời kì này? Nhất là sau những cuộc nổi dậy của Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trình Tú… chống lại Lê Hoàn.
Hằng nằm vào ngày sinh và ngày mất của hoàng hậu Tỉnh Nương (Trinh Thục hoàng hậu) triều Đinh, nhân dân trong làng, trong huyện và các vùng lân cận đều tổ chức lễ hội long trọng để tưởng nhớ tới 5 anh em họ Đinh đã có nhiều công lao trong sự nghiệp dẹp loạn các sứ quân thống nhất đất nước của vua Đinh Tiên Hoàng.
 (VTC News) - Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m.NXB Văn hóa - Thông tin, năm 2004) viết: "Đinh Mão, năm thứ 17 (967) lúc ấy trong nước không có người đứng chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không thể thống xuất nhau. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin Trần Minh Công là người có đức mà không có con bèn cùng con là Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Bộ Lĩnh dung mạo khôi ngôi lạ thường, khí độ, mới nuôi làm con, đối đãi càng ngày càng hậu; rồi giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác đều được cả...''. “Vua Đinh Tiên Hoàng còn nhỏ mồ côi cha, mẹ là họ Đàm...".
Theo thần tích miếu Lộc Thọ (làng Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) nơi thờ bà Đàm Thị (tục gọi là bà Thiềm Nương) thì sau khi về với sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố - Hải Khẩu, để ngăn chặn sự tiến công của các sứ quân Lữ Đường (ở vùng Tế Giang nay là Văn Giang – Hưng Yên), Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át) ở Đằng Châu (nay là Kim Động – Hưng Yên), Trần Minh Công đã lệnh cho Đinh Bộ Lĩnh về trấn giữ ở trang Thụy Thú.
Phát hiện thành lũy của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình
Miếu Lộc Thọ 
Cũng theo ngọc phả, thần tích ở miếu Lộc Thọ và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian vùng Duyên Hà xưa thì Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ.
Qua khảo sát thực địa tại cánh đồng Nội Phủ, tương truyền xưa là nơi Đinh Bộ Lĩnh cùng các tướng đắp thành, đất để ngăn chặn sứ quân Phạm Phòng Ất và Lữ Đường từ Hưng Yên sang đánh.
Lịch sử cũng đã từng ghi nhận trong thời kì loạn 12 sứ quân, hầu hết sau khi chiếm cứ các địa phương, họ (các sứ quân) đều cho xây, đắp thành lũy, lập doanh trại để tạo dựng lực lượng cho mình, điển hình như Nguyễn Khoan chiếm cứ huyện Lập Thạch, tướng Nguyễn Thủ Tiệp nắm giữ huyện Tiên Sơn, Nguyễn Siêu nắm giữ Đông Phù Liệt huyện Thanh Đàm. Nơi đâu cũng lập doanh trại, đồn thú, thu giữ binh quyền để mưu cầu việc lớn.
Phát hiện thành lũy của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình
Phế tích tường thành đất, được cho là thành lũy do vua Đinh Bộ Lĩnh đắp nên 
Thông qua ngọc phả, thần tích, miếu, đình, sắc phong thờ Đàm Thái Hậu (Thiềm Nương) và các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành… lại được các cụ già ở làng Lộc Thọ chỉ dẫn chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa tại vùng đất cánh đồng Nội Phủ để tìm dấu vết của tòa thành cổ.
Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m.
Mặt thành phía Đông, phía Nam, phía Tây đã bị san đào thành ruộng, chỉ còn duy nhất tường thành phía Bắc, mặc dù đã bị đào lấy đất để đắp đường nhưng đến nay vẫn còn nhô cao lên khỏi mặt ruộng từ 1,3m đến 2m, bề mặt rộng từ 1,2m – 2m, chiều dài tường thành còn lại khoảng 200m - 300m. Các chòi canh xưa đã bị san bằng.
Phát hiện thành lũy của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình
Cánh đồng Nội Phủ, nơi có phế tích thành đất 
Mặt tường thành phía Bắc cách sông Dời khoảng 700m. Người làng cho biết cách nay 60-70 năm, tường thành vẫn dài khoảng 700 - 800m, mặt thành rộng từ 2 - 3m , cao 1,5m đến hơn 2m. Các cụ Nguyễn Xuân Trà (78 tuổi), Bùi Văn Tôn (74 tuổi), Nguyễn Hữu Đợi (79 tuổi) cùng các cụ khác cho biết: Đã bao đời nay cánh đồng này vẫn được gọi là cánh đồng Nội Phủ.
Khi đắp thành, quân đội nhà Đinh đã đào đất để đắp, hiện còn vết tích các ao, hồ (tương truyền xưa nằm ở trong thành), một số ao hồ đã bị san lấp làm ruộng. Mặt phía Nam của thành là đất bằng (nay là ruộng). Phía Tây thành giáp Long Nái. Phía Đông gần giáp làng Chuẩn Cách (Xã Minh Tân, Hưng Hà). Phía Bắc giáp sông Dời. Con sông này là một nhánh chảy từ sông Luộc vào, đi qua xã Minh Tân (Hưng Hà). Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vòng qua làng Lộc Thọ, uốn lượn trước mặt thành đất xưa rồi chảy sang địa phận thuộc xã Minh Hòa, sau đó chảy ra sông Sa Lung rồi ra sông Tiên Hưng, chảy ra sông Diêm để ra của biển Diêm Điền (cửa biển Đại Toàn xưa).
Sau Cách mạng tháng 8, ruộng đất được chia cho dân, hợp tác xã đã san lấp đất tường thành để lấy đất làm đường. Vì thế đến nay chỉ còn lại tường thành ở phía Bắc với độ dài khoảng 200 - 250m. Trong khu vực phế tích thành cổ, khi làm ruộng, lấy đất làm gạch, dân làng vẫn đào được các đồ gốm, chum, lọ đựng nước đã bị vỡ nát.
Phía Bắc thành nay còn địa danh cầu Giáp Diêm và cánh đồng Nội Phủ (tương truyền nơi ở của Đinh Bộ Lĩnh và mẹ). Cánh đồng Nội Quan tương truyền là nơi các tướng và quân lính nhà Đinh đóng doanh trại ở đó. Hướng Bắc giáp sông Dời còn có địa danh là dinh Đầu, tương truyền là đồn trại, tuyển quân lương của Đinh Bộ Lĩnh xưa.
Phát hiện thành lũy của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình
Cây đa cổ thụ được các cụ trồng trên tường thành 
Từ những tư liệu thần tích, thần phả, sắc phong nơi thờ Đàm Thái Hậu (bà Thiềm Nương) và các tướng lĩnh thời Đinh, kết hợp với điều tra thực địa chúng ta có thể khẳng định: Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã từng xây dựng tòa thành đất mang tính quân sự trên vùng đất làng Thú ( Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình).
Chắc chắn tòa thành xưa đã lợi dụng ưu thế sông nước tự nhiên của vùng đất Thụy Thú – Diên Hà xưa và sát vùng sông Luộc để tạo nên thành trì vững chắc, đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường từ Tế Giang (Văn Giang) và Đằng Châu (Kim Động) – Hưng Yên ngày nay đánh sang.
Theo thần phả, thần tích ở làng Đô Kỳ (Đông Đô), làng Bái (xã Minh Tân) nơi thờ tướng Lê Hoàn nhà Đinh, thì Lê Hoàn đã từng đánh nhau với quân của Phạm Bạch Hổ tại vùng đất nói trên. Trên mặt tường thành xưa còn sót lại, dân làng đã trồng một cây đa với mục đích muốn giữ lại phế tích lịch sử xưa.
Rất mong các nhà khoa học, khảo cổ học, Viện Lịch sử Việt Nam sớm tổ chức nghiên cứu, khảo sát thành đất của Đinh Bộ Lĩnh để đi tới kết luận chính xác và có ý kiến với chính quyền địa phương nên bảo tồn hiện trạng di tích lịch sử thời Đinh còn sót lại ở huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét