Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Vài chuyện về Kim Jong-un

Dạo này coi bộ Kim Jong-un ngày càng thích gây tiếng vang ồn ào để tự đánh bóng và tạo thế lực cho cu này nhiều hơn.  Dòng họ Kim vốn thích "chơi bạo lấy tiếng" nên thế giới không lạ gì những trò đánh bóng rất "độc đáo" của đám độc tài Triều Tiên.  Thực ra mỗi thằng đàn ông Hàn đã có máu độc tài, gia trưởng, quan liêu và tàn ác từ dòng máu Mông Cổ ngày xưa.  Bởi vậy mỗi lần nghe cu này "lấy le" là lại thấy có máu đổ, đầu rơi... Rõ ràng là thằng độc tài nào muốn duy trì quyền lực thì càng phải tàn nhẫn! Vậy mà dân Triều Tiên vẫn cúi đầu tung hê cu này, một thằng Đại Tướng mập như heo, ác như quỷ ! Ông nội của cu được gọi là Lãnh tụ vĩ đại, cha của cu là Lãnh tụ Kính yêu. Có lẽ, chỉ có một tước hiệu tương tự nên trao cho nhà độc tài đang được mong đợi của Bắc Triều Tiên: Lãnh tụ "Mao con" mới là công bằng. Khi đảng cai trị nhà nước bí mật qua hơn sáu thập kỷ đang chuẩn bị xức dầu thánh cho Kim Jong un để trở nên người lãnh đạo kế tiếp của họ tại một cuộc họp hiếm hoi của đội ngũ cán bộ ở thủ đô Bình Nhưỡng, cả thế giới vẫn còn loay hoay thiết lập các sự thật về vị thái tử của chủ nghĩa cộng sản. Quá ít điều từng được biết về cu Jong un, người con trai thứ ba và nhỏ nhất của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, đến nỗi ngay cả các chữ được sử dụng để viết tên anh ta và ngày sinh của anh ta vẫn còn phải tranh cãi. Độ tuổi 27 hoặc 28, mẹ anh là bà Ko Young Hee, người "vợ được sủng ái" của cha mình, một vũ công người Nhật di cư về với cha anh ta trong những năm 1960. Cũng giống như ông Jong Chol, người anh trai, cu nhận được một nền giáo dục đắt tiền dưới một tên giả ở Thụy Sĩ. Trong khi người anh trai theo học Trường Quốc tế Berne, Jong un được cho là đã theo học ở một trường gần Liebefeld từ năm 1996 đến 2000. Sau khi tin đồn về việc tấn phong cho chàng Kim trẻ tuổi bắt đầu lưu hành hồi năm ngoái, ông Ueli Studer, giám đốc giáo dục của thị trấn, chỉ xác nhận rằng một "thanh niên Bắc Triều Tiên" đã ở trong danh sách theo học của trường. Ông Studer cho biết rằng, người học sinh đã từng là người nói được tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp, tính cách "rộng mở, siêng năng và đầy tham vọng". Cuộc xuất hiện được dự kiến của Jong Un tại Đại hội Đảng Công nhân Hàn Quốc vào tuần tới sẽ cung cấp cho thế giới hình ảnh có kiểm chứng đầu tiên của người thanh niên trẻ hơn. Bức ảnh chính trong công cộng cho thấy một người 11 tuổi, hiền hậu, tươi cười với một bẩm sinh tròn trịa mũm mĩm như cha mình. Bây giờ, anh ta là chủ đề của một cuộc tấn công tuyên truyền nhằm đảm bảo cho anh một chỗ đứng trong tình cảm của công dân đất nước giữa các dấu hiệu cho thấy việc tái định giá tiền tệ thảm khốc vào năm ngoái và các biện pháp trừng phạt quốc tế khó khăn đang tiếp nhiên liệu cho sự bất mãn với chế độ. Bước làm quen của anh ta vào cuộc sùng bái cá nhân xung quanh triều đại cầm quyền Bắc Triều Tiên đã được đánh dấu từ việc biên soạn thơ ca và bài hát "Những bước chân", nội dung tán dương đức tính của anh như là một nhà lãnh đạo. Tên anh thường xuyên được gắn liền với các chức danh Vị tướng trẻ tuổi hoặc Nhà lệnh của chúng ta. Các nhà chức trách sẽ phân phối 10 triệu bức chân dung để được treo bên cạnh người cha và ông nội của anh trong mỗi gia đình, nhà máy và văn phòng một khi cuộc truyền ngôi của ông được chính thức. Mỗi người dân của 24 triệu người Bắc Triều Tiên sẽ phải đeo phù hiệu ve áo mang chân dung của anh. Nhưng nhân cách của anh ta là những gì ? Nhiều giải thích rộng rãi hơn nói về một nhân vật có sức lôi cuốn, người đã mài giũa kỹ năng lãnh đạo tự nhiên của mình trong năm năm tại trường Đại học quân sự Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. Những người khác lại nói rằng Jong un, người giữ một vị trí trung cấp trong Ủy ban Quốc phòng, đã thừa kế được tính tàn nhẫn của cha mình. "Anh ta duyên dáng hơn, nhưng có thể tàn nhẫn hơn" ông Hà Tae Keung, của chương trình phát thanh Open Radio cho Bắc Triều Tiên tại Seoul nói. "Ông đã từng thanh trừng những người trong ủy ban quốc phòng mà ông coi là đối thủ".
Ông Kenji Fujimoto, người trước đây là đầu bếp sushi Nhật Bản của Kim Jong Il khẳng định hình ảnh của Kim đúng là đúc từ khuôn cha mình ra, mô tả anh như là "hình ảnh giống hệt người cha từ khuôn mặt, hình dạng cơ thể và tính cách". Trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2003 của ông kể lại 11 năm đầu bếp của mình, ông Fujimoto - tên ông là tên của loài hoa hồng - đã nhớ lại khi gặp Jong Eun bảy tuổi mặc đồng phục quân sự: "Khi bắt tay nhau, cậu ta nhìn chằm chằm vào tôi bằng một cái nhìn đe dọa. Tôi không bao giờ có thể quên được ánh mắt của cậu ta, như muốn nói rằng, 'Đây là một thằng Nhật Bản hèn hạ". Được biết là Jong un lớn lên chia xẻ sở thích phim ảnh với cha mình- chuyên gia võ thuật Jean-Claude van Damme là một diễn viên được ưa thích, cu có thể uống rượu, khoái bóng rổ Mỹ và lái xe quanh dinh thự của gia đình trong một chiếc Mercedes mui trần.
Cu này là một fan hâm mộ bóng rổ cuồng nhiệt, người đã cho phép để rơi mặt nạ ý thức hệ của mình ra vì lòng ngưỡng mộ của anh dành cho cầu thủ người Mỹ Michael Jordan, ông Fujimoto cho biết.
Kim Jong Il nghĩ rằng Jong Chul "quá nữ tính" để trở thành nhà lãnh đạo, trong khi người anh trai cả, ông Jong Nam, tự khiến mình bị bỏ ra ngoài khi anh ta bị bắt vì đã cố để nhập cảnh Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả vào năm 2001, tuyên bố rằng ông muốn đến thăm Disneyland ở Tokyo.
Khoảng cách giữa việc tấn phong Jong un và việc lên ngôi có thể là ngắn hơn nhiều so với 14 năm ông Kim Jong Il đã dành chuẩn bị cho quyền lực, một sự chờ đợi đã kết thúc đột ngột với cái chết của cha mình, người sáng lập Bắc Triều Tiên Kim Il Sung, vì một cơn đau tim trong năm 1994.
Do tình trạng sức khỏe của ông Kim Jong Il, một số nhà quan sát tin rằng quá trình chuyển đổi có thể phải được hoàn thành vào đầu năm 2012.
"Có lẽ Kim Jong Il không sống được khoảng 10 năm nữa" ông Bradley Martin, tác giả của một cuốn sách chuyên đề về các triều đại Kim đã cho biết. Cuộc đại hội đảng hai ngày đã hai lần bị hoãn lại, khiến tạo thêm những suy đoán rằng ông Kim Jong Il, người đã bị đột quỵ cách đây hai năm đã quá yếu để có thể tham dự được.
Tuần tới, cuộc thăng tiến của Jong un lên các cấp bên trên của Đảng Lao động có lẽ không thể có được sự chấp thuận phổ quát.
"Thật khó để biết được những gì bên trong tâm trí các tầng lớp bên trên kia" ông Ha, người đã nói rằng ông có nguồn tin từ bên trong giới quân đội và đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên. Các báo cáo gần đây cho rằng các mối bất an giữa giới tinh hoa chính trị và quân sự về sự lựa chọn kế vị của ông Kim là lý do thực sự đằng sau sự chậm trễ của cuộc họp.
"Chính thức mà nói họ phải ủng hộ Jong un hoặc có nguy cơ bị hành quyết" ông Ha nói. "Tuy nhiên, một số đang lo lắng, đặc biệt là các thành viên lớn tuổi từng trung thành với Kim Jong Il, đang tự hỏi con trai của ông sẽ đối xử với họ như thế nào".
Việc xác nhận Bắc Triều Tiên bắt đầu quá trình chuyển quyền cho một thành viên thứ ba của triều đại Kim sẽ đến với cuộc thăng cấp dự kiến của Jong Eun lên một vị trí cao cấp trong Đảng Lao động, kể cả vị trí là bí thư và bộ phận hướng dẫn của tổ chức đáng sợ ấy.
"Nếu đạt được vị trí ấy, anh ta sẽ ngự tại trung tâm của đảng và có thể chọn và lựa các tay sai cho mình" ông Martin nói.
Dưới tay Jong un, nhiều nhà phân tích chờ đợi một sự tiếp nối chính sách ưu tiên quân sự hiện tại, bất chấp đến các lẩn tránh thường xuyên của cả nước với cuộc khủng hoảng kinh tế và áp lực cải cách từ Trung Quốc để tuân thủ tuyệt đối vào một kế hoạch tập trung.
"Jong Il đã chọn Jong un vì anh ta nhắc nhớ đến chính ông ta nhất" ông Martin nói. "Một số người hy vọng nhiều đến sự thay đổi bởi vì anh ta được đào tạo ở nước ngoài, nhưng cũng như các ông tù trưởng (sheik) dầu hỏa Ả Rập, sự ăn học chẳng hề biến họ thành những nhà dân chủ tự do. Anh ta đã được chọn vì để trở nên một nhà độc tài tốt, anh ta phải là một thằng chó đẻ đê tiện!".



Tân Lãnh đạo Kim Jong Un vui vẻ bên cấp dưới
 Tiếp nhận quyền lực ở tuổi 29, Đại tướng Kim Jong Un trở thành vị chính khách trẻ nhất trong lịch sử thế giới có quyền kích hoạt một vũ khí hạt nhân. Yếu tố này cùng với sự bí ẩn bao trùm quanh tân Lãnh đạo Kim Jong Un đã khiến ông trở thành nhân vật “hot” nhất trong thời gian vừa qua.Theo ghi chép trong tiểu sử của tân Lãnh đạo Kim Jong Un thì ông hiện 29 tuổi nhưng tuổi thực của ông có thể chỉ khoảng 26 hoặc 27. Ông Kim Jong Un chính thức tiếp quản quyền lãnh đạo đất nước Triều Tiên kể từ sau khi cha ông – Chủ tịch Kim Jong Il đột ngột từ trần hôm 17/12.
Lên cầm quyền ở tuổi còn quá trẻ, chưa đầy 30 tuổi, Đại tướng Kim Jong Un đã phải đối mặt với rất nhiều hoài nghi về năng lực, khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo của ông. Tuy nhiên, bất chấp những hoài nghi và có cả sự lo ngại, quá trình chuyển giao quyền lực ở đất nước Triều Tiên đang diễn ra rất êm ả, suôn sẻ. Không chỉ được quân đôi, nhân dân Triều Tiên ủng hộ nhiệt thành, tân Lãnh đạo Kim Jong Un còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nước đồng minh lớn nhất của mình là Trung Quốc.
Nắm quyền lãnh đạo một đất nước có lực lượng quân đội lớn hàng đầu thế giới và cũng là nước đang đối đầu với một loạt cường quốc nên lẽ dĩ nhiên, ông Kim Jong Un là tâm điểm thu hút sự chú ý của báo giới và dư luận. Nhiều người đang nóng lòng muốn biết rõ hơn chân dung Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un – người rất ít được biết đến trước khi ông lên cầm quyền.

ADVERTISEMENT
 
 Không khó để bắt gặp hình ảnh Đại tướng trẻ Kim Jong Un tươi cười vui vẻ
Trong những ngày qua, chân dung về Đại tướng trẻ Kim Jong Un ngày một hiện rõ hơn với nhiều thông tin chưa được biết đến.
 Ông Kim Jong Un là con của Chủ tịch Kim Jong Il với bà Ko Yong Hui. Mẹ của ông Kim Jong Un thường gọi con trai là “Vua Sao Mai”. Bà Ko Yong Hui đã qua đời năm 2004 vì căn bệnh ung thư vú.
Ông Kim Jong Un được cho là có tài năng thiên bẩm về lĩnh vực quân sự. Vị Đại tướng trẻ này có tài sử dụng pháo binh, học bắn và lái xe từ tuổi lên 3.Khi còn là một đứa trẻ, được truyền cảm hứng từ người ông Kim Il Sung – một anh hùng cách mạng và cũng là Chủ tịch đầu tiên của nước Triều Tiên, ông Kim Jong Un từng sáng tác một bài thơ ca ngợi ông của mình bằng tiếng Trung Quốc khá hoàn hảo.
Theo ghi chép trong tiểu sử của ông Kim Jong Un, sau hai năm học ở Thụy Sĩ từ năm 1998 và 2000, ông này đã “biết thêm một loạt thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Italia ngoài tiếng Trung Quốc, Nhật Bản và Nga".
<>Tân Lãnh đạo Triều Tiên mềm mỏng hơn cha?
Nhiều người tò mò muốn biết tính tình của tân Lãnh đạo Kim Jong Un như thế nào và ông có gì giống hay khác với người cha nổi tiếng của mình.
Những ngày qua, có nhiều bức ảnh chụp Đại tướng Kim Jong Un được tung ra và người ta đã tìm thấy điểm khác nhau giữa ông với người cha của mình. Những bức ảnh tươi cười, vui đùa của tân Lãnh đạo Kim Jong Un với cấp dưới của ông đã khiến nhiều người nghĩ rằng, ông có thể sẽ mềm mỏng, ít cứng rắn hơn người cha Kim Jong Il.

 
 Hình ảnh nghiêm nghị thường thấy của Chủ tịch Kim Jong Il
Là Lãnh đạo tối cao, Tổng Tư lệnh quân đội chỉ huy một lực lượng hơn triệu quân và có vũ khí hạt nhân trong tay nhưng mới đây người ta bắt gặp ông Kim Jong Un nắm tay cấp dưới của mình và sau đó, cười đùa, trêu chọc họ. Hình ảnh tươi vui của tân Lãnh đạo Kim Jong Un tại một căn cứ quân sự bí mật ở Triều Tiên khác hẳn với hình ảnh nghiêm trang của người cha Kim Jong Il. Chủ tịch Kim Jong Il hiếm khi được nhìn thấy đang cười trừ khi ông chụp ảnh chân dung chính thức.
Người ta không khó để bắt gặp được hình ảnh ông Kim Jong Un với nụ cười trên môi. Cũng có thể, tuổi trẻ đã khiến ông Kim Jong Un khác với cha mình. Bản thân, các bạn học đại học chung với Đại tướng Kim Jong Un ở Thụy Sĩ cũng nhận xét, Kim Jong Un là một người vui tính, tốt bụng.
Phương Tây đang hy vọng, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Kim Jong Un, Triều Tiên sẽ thay đổi chính sách và chịu thỏa hiệp với họ trong vấn đề hạt nhân. Những hình ảnh tươi cười, hòa dịu của ông Kim Jong Un khiến người ta nghĩ đến hình ảnh một nhà lãnh đạo mới mềm mỏng hơn đang làm củng cố thêm niềm hy vọng của phương Tây.  Tuy nhiên, sau khi kết thúc lễ tang của Chủ tịch Kim Jong Il, tân Lãnh đạo Kim Jong Un từng tuyên bố sẽ không thay đổi chính sách của đất nước. Ông này cũng thể hiện quan điểm cứng rắn và mạnh mẽ giống của cha khi khẳng định sẽ không giao thiệp với chính quyền hiện thời của Hàn Quốc.
Một số nhà phân tích đánh giá, có thể với cấp dưới của mình, tân Lãnh đạo Kim Jong Un có cách đối xử khác với người cha Kim Jong Il nhưng trong công việc, ông này được cho là người cũng cứng rắn và quyết liệt không khác gì cha mình.

Tờ Dailymail của Anh vừa đưa ra một giả thuyết mới về việc 12 nghệ sĩ Triều Tiên bị xử tử hình. Theo đó, sự việc có thể liên quan tới “cuộc tình tay ba” giữa vợ chồng Chủ tịch Kim Jong-un và một nữ ca sĩ từng là bạn gái cũ của ông.

Trong 12 nghệ sĩ Triều Tiên bị xử tử ngày 20/8 vì tội sản xuất và phát tán băng hình khiêu dâm có nữ ca sĩ Hyon Song-wol. Theo tin tức mà nhiều tờ báo phương Tây đưa ra, Hyon Song-wol là bạn gái cũ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Nữ ca sĩ Hyon Song-wol vốn là một danh ca nổi tiếng tại Triều Tiên.

Trước thông tin này, nhiều người bắt đầu nghi ngờ lý do thực sự dẫn tới vụ xử tử hình tập thể này. Theo đó, phu nhân Chủ tịch Triều Tiên - bà Ri Sol-ju - bị đồn có tham gia tác động vào vụ việc.
Những tờ báo Anh quan tâm đến sự việc này đã khai thác được khá nhiều thông tin. Các báo nhấn mạnh lại thông tin phu nhân Ri Sol-ju cũng từng là ca sĩ. Bà còn là thành viên trong cùng một ban nhạc với nữ ca sĩ bị xử tử Hyon Song-wol. Ban nhạc của họ tên là Unhasu. Một số tờ tin tức phương Tây ngay lập tức đưa ra nghi vấn liệu có phải bà Ri Sol-ju đã tác động vào vụ việc lần này.Tờ Dailymail của Anh cho biết, xung quanh vụ việc gây sốc có nhiều lời đồn thổi rằng vì lo sợ chồng vẫn tiếp tục gặp gỡ, hẹn hò với bạn gái cũ - ca sĩ Hyon Song-wol - nên có thể bà Ri Sol-ju đã mượn vụ việc “băng hình khiêu dâm” như một cái cớ để “tiêu diệt tình địch”.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju.
Vì Triều Tiên là một đất nước khép kín nên những thông tin mà các tờ báo phương Tây đang mặc sức tung ra là rất khó kiểm chứng. Trước sự “dội bom” của truyền thông phương Tây về vụ việc xử tử 12 nghệ sĩ, chính phủ Triều Tiên không khẳng định hay phủ định bất cứ một thông tin nào. Có lẽ vụ việc bí ẩn này sẽ chìm dần vào quên lãng mà không có bất cứ một nguồn tin chính thức nào được đưa ra.
Xung quanh loạt thông tin này, có nhiều chuyên gia phân tích cho rằng câu chuyện thật khó tin. Đối với tội danh thực hiện và phát tán băng hình khiêu dâm, các nghệ sĩ có thể bị tống giam hoặc phải lao động khổ sai chuộc tội. Đó sẽ là cách xử trí phù hợp hơn. Nếu vụ việc tử hình nghệ sĩ này là có thật, cũng có nhiều khả năng nguồn cơn vụ việc liên quan tới phu nhân Ri Sol-ju.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un năm nay 30 tuổi được cho là đã quen biết ca sĩ Hyon Song-wol từ cách đây 10 năm, sau khi ông trở về nước từ Thụy Sĩ. Tuy vậy, cha của ông, cố Chủ tịch Kim Jong-il không ủng hộ mối quan hệ này và yêu cầu họ chấm dứt mọi chuyện.
Nữ ca sĩ Hyon Song-wol sau đó đã kết hôn với một quân nhân phục vụ trong quân đội Triều Tiên và đã có một đứa con nhỏ.
Sau khi tin tức về vụ việc tử hình 12 nghệ sĩ bắt đầu xuất hiện trên hàng loạt các mặt báo phương Tây, đặc biệt sau khi thông tin về nữ ca sĩ Hyon Song-wol bắt đầu được biết tới, ngay lập tức nhiều tin đồn rộ lên rằng có lẽ Chủ tịch Kim Jong-un vẫn bí mật liên lạc với bạn gái cũ. Điều này đã khiến phu nhân Ri Sol-ju cảm thấy bất an.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol-ju tới thăm một công trình ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Phu nhân Ri Sol-ju khi còn là một nữ ca sĩ.

Chủ tịch Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju thường xuất hiện cạnh nhau trong những chuyến đi thị sát.
Phu nhân Ri Sol-ju chỉ được báo chí thế giới biết tới sau khi liên tục xuất hiện cạnh Chủ tịch Kim Jong-un trong hàng loạt sự kiện. Cho tới giờ câu chuyện hôn nhân của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un vẫn là một bí mật. 
Đỗ Quyên (Theo Chosun Ilbo)
Đã có một vụ xử tử những người nổi tiếng ở Triều Tiên, nhưng không liên quan đến phim khiêu dâm cũng như ca sĩ Hyon Song-wol như báo chí đưa tin.
Triều Tiên vừa lên tiếng công kích truyền thông Hàn Quốc vì đã đưa những thông tin “đồi bại” cáo buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh hành quyết 9 nghệ sĩ nước này để bảo vệ danh tiếng cho vợ mình.
Trước khi kết hôn nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cô Ri Sol-ju từng là một ca sĩ trong đoàn nhạc Unhasu. Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đã đưa tin rằng các thành viên của đoàn nhạc này và đoàn nghệ thuật Wangjaesan đã bị hành quyết vì họ bị nghi ngờ làm một băng video khiêu dâm và ông Kim lo ngại rằng điều đó có thể hủy hoại danh tiếng của vợ ông.
Sự thật vụ xử tử "ca sĩ khiêu dâm" Triều Tiên - 1
Vợ chồng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tờ báo này dẫn lời của một người Triều Tiên đào tẩu cho rằng các cơ quan an ninh Triều Tiên đã nghe lén được những cuộc trao đổi giữa các diễn viên, trong đó có một người nói rằng cô Ri Sol-ju cũng đã từng “vui chơi” và sex với "lãnh tụ" trước khi gặp ông Kim. Một câu chuyện tương tự cũng được đăng tải trên tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cách đây vài tuần. Mặc dù bài báo này không nhắc đến tên bà Ri nhưng họ cho biết cô ca sĩ Hyon Song-wol, người được cho là cựu nhân tình của ông Kim, là một trong những người bị xử tử vì vi phạm luật về văn hóa phẩm khiêu dâm.Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã chỉ trích báo chí Hàn Quốc vì đã dẫn lại câu chuyện trên tờ Asahi Shimbun và cho rằng đây là một nỗ lực nhằm bôi nhọ hình ảnh nhà lãnh đạo của nước này. KCNA cho rằng những “kẻ điên” ở Hàn Quốc đang biến mình thành nô lệ của truyền thông với những âm mưu nham hiểm và thông tin thất thiệt.
Chuyên gia về Triều Tiên John Delury ở Đại học Yonsei tại Hàn Quốc nhấn mạnh rằng rất nhiều câu chuyện “hấp dẫn” trên báo chí Hàn Quốc và Nhật Bản về đất nước Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều dựa vào một nguồn thông tin giấu tên duy nhất, thường là từ các cơ quan tình báo.
Ông nhận định: “Những câu chuyện như thế này được đều đặn ‘bơm’ cho báo chí và sau đó được lan truyền nhanh chóng. Cả thế giới đều rất háo hức với các câu chuyện của Triều Tiên, càng có tính khiêu dâm càng tốt. Một số thông tin có thể là thật, nhưng cũng có rất nhiều thông tin là bịa đặt.”
Ông Delury nói: “Các tiêu chuẩn báo chí thông thường bị ném qua cửa sổ với tâm lý ‘Đó là Triều Tiên, chẳng ai biết cái gì đang diễn ra ở đó’.”
Tờ Asahi Shimbun cho biết bài báo này của họ dựa trên những thông tin do một người đào tẩu cấp cao cung cấp, tuy nhiên có vẻ như nguồn tin này đã không trao đổi trực tiếp với tờ báo.
Ông Leonid Petrov, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Quốc gia Úc cho biết ông không hề nghe bất cứ thông tin nào về việc một nhân vật cấp cao của Triều Tiên đào tẩu kể từ năm 1997.
Ông nói rằng mặc dù những người đào tẩu bình thường và những công nhân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài cung cấp rất nhiều thông tin về cuộc sống của người dân bình thường tại đất nước này, tuy nhiên những thông tin về giới lãnh đạo cấp cao thì lại hoàn toàn không có gì.
Ông nói: “Dù vụ việc đó có xảy ra ở Triều Tiên hay không đi nữa thì mọi người vẫn nói rằng đã có một vụ hành hình ở đó, đơn giản là vì không ai có thể kiểm chứng được nguồn thông tin.”
Ông Jiro Ishimaru, biên tập viên của tạp chí Asia Press tại Nhật Bản cho biết: “Một trong những nguồn tin của chúng tôi ở Triều Tiên xác nhận đã có một vụ xử tử tập thể vào ngày 20/8, tuy nhiên chúng tôi cũng nhận được thông tin có vài người nhìn thấy cô Hyon Song-wol sau dịp này.”
Sự thật vụ xử tử "ca sĩ khiêu dâm" Triều Tiên - 2
Nhiều người nhìn thấy ca sĩ Hyon Song-wol sau vụ xử tử
Ông Ishimaru cho biết nguồn tin của ông là một người đàn ông có liên hệ với các quan chức an ninh của Triều Tiên, và người này cho biết Triều Tiên có thể đang thực hiện một chiến dịch bài trừ “văn hóa phẩm đồi trụy” do ông Kim phát động từ hồi tháng 6 nhằm tiêu diệt các hiểm họa tiềm tàng đối với chế độ. Ông Ishimaru nhận định nguyên nhân người ta tung tin đồn về vụ xử tử tập thể của ông Kim bắt nguồn từ một bộ phim tài liệu về Kim Jong-un sản xuất năm 2010 của đài KBS (Hàn Quốc) được sao chép và tuồn vào Triều Tiên qua ngả Trung Quốc. Nguồn tin của Ishimaru cho biết ông ta cũng đã xem bộ phim tài liệu này ở Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể đã ra lệnh tịch thu các bản sao của bộ phim tài liệu này dưới vỏ bọc ngụy trang là chống văn hóa phẩm khiêu dâm, bởi nếu bộ phim đó được phổ biến rộng rãi ở Triều Tiên, nó có thể gây ra rắc rối lớn cho chế độ.
Mặc dù tờ Chosun Ilbo nói rằng những người bị xử tử trong vụ hành quyết này đều là những nhân vật nổi tiếng nhưng thân phận của hầu hết những người có liên quan vẫn là một ẩn số.
Ông Ishimaru cho biết nguồn tin của ông chỉ có thể xác định được 2 người được cho là nổi tiếng, tuy nhiên không ai trong số đó là cô Hyon. Ông nói: “Có nhiều điều mà chúng ta chưa biết, chẳng hạn như tại sao những người nổi tiếng ở Triều Tiên lại trở thành các mục tiêu chính trị. Tuy nhiên đến nay chúng tôi có thể khẳng định rằng đây không phải là một chiến dịch chống văn hóa phẩm khiêu dâm.”
Sau khi báo chí Nhật Bản và Hàn Quốc đưa tin rằng trang web có những hình ảnh về các màn biểu diễn của đoàn nhạc Unhasu bị đóng cửa và cả hai đoàn nhạc này bị giải tán, ông Ishimaru nhận định: “Điều đó chỉ có thể nói lên rằng có điều gì đó liên quan đến các nghệ sĩ này đã xảy ra, tuy nhiên điều đó không hề liên quan đến phim khiêu dâm.”
(Kienthuc.net.vn) - Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho hay, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là Jang Song-thaek đã bị bãi nhiễm chức vụ.
Được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất ở Triều Tiên, ông Jang Song-thaek vừa là dượng thân thiết, vừa là người cố vấn tin cậy của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo NIS, quyết định bãi nhiễm chức vụ của Jang Song-thaek không thể thực hiện nếu Chủ tịch Kim Jong Un không chấp thuận
Hồi cuối tháng 11, ông Jang đã không còn thấy xuất hiện trước công chúng sau khi hai phụ tá là Ri Yong Ha và Jang Soo Kil bị hành hình công khai vì bị cáo buộc tham nhũng và hoạt động trái với lập trường của Đảng lao động Triều Tiên cầm quyền.
 Hiện nay, NIS đang cố gắng xác định xem quyết định cách chức ông Jang có phải là một cuộc thanh trừng hay không.
Ông Jang là chồng của bà Kim Kyong-hui, người cô của ông Kim Jong-un. Khi ông Kim lên nắm quyền hồi tháng 12/2011, ông Jang đã được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Các chuyên gia phân tích cho rằng, ông là người có công rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ thân cận để hỗ trợ ông Jong-un trong việc điều hành đất nước.
Dư luận quốc tế hoài nghi rằng, Chủ tịch Kim Jong-un là người đã chỉ đạo vụ cách chức ông Jang Song-thaek, một nhân vật quyền lực kiêm dượng của mình.
Động thái này được dư luận quốc tế nhận định là để củng cố quyền lực của ông Kim.Trước đó, ngày 3/12, báo giới Hàn Quốc đưa tin về vụ dượng thân cận họ Jang đã bị cách chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Các chuyên gia phân tích nhìn nhận, quyết định trên không thể được thực hiện nếu ông Jong-un không “gật đầu” tán thành.
Ngoài ra, họ cũng xem xét ở một khía cạnh khác để giải thích về việc làm của nhà lãnh đạo trẻ tuổi là để cân bằng cán cân quyền lực thông qua việc “nâng đỡ” người phụ tá thân cận tên là Choe Ryong-hae.
Là một quan chức quân sự hàng đầu của Triều Tiên, ông Choe hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, ông còn được phong hàm Phó nguyên soái, một chức vụ quan trọng trong lực lượng quân đội hùng mạnh với khoảng 1,2 triệu binh sĩ.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un (bên phải) và ông Jang Song-thaek trong buổi duyệt binh nhân dịp sinh nhật cố Chủ tịch Kim Jong-il hồi năm 2012.

Khác với suy đoán trên, chuyên gia hàng đầu là ông Koh Yu-hwan tới từ Đại học Dongguk ở Seoul bày tỏ quan điểm: “Ông Jang Song-thaek là một nhân vật mà lãnh đạo Kim Jong-un phải loại bỏ nhằm củng cố quyền lực của riêng ông. Tôi nghĩ rằng, ông Kim muốn lãnh đạo đất nước mà không cần có người giám hộ”.Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin cụ thể nào về số phận của ông Jang.
Trong một cuộc họp báo, hai thành viên của Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc phát biểu rằng, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã xác nhận thông tin hai người phụ tá thân thiết của ông Jang đã bị hành hình vì tội tham nhũng và hoạt động trái với lập trường của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền.
Cùng với đó, dư luận cũng quan ngại về tình hình cải cách kinh tế ở Triều Tiên sau khi loại bỏ vai trò “nhiếp chính” của ông Jang.
“Trong ban lãnh đạo hiện thời ở Triều Tiên, ông Jang được nhìn nhận là người đại diện cho cuộc cải cách kinh tế ở quốc gia nghèo khó này. Vì thế, việc “ngã ngựa” của ông Song-thaek sẽ khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề khó khăn," John Swenson, một thành viên cao cấp của tổ chức phi chính phủ ở London có nhiệm vụ phân tích các vấn đề chính trị quốc tế có tên là Chatham House, cho hay.- Đài phát thanh của người Triều Tiên lưu vong trích dẫn nguồn tin cấp cao ở Bình Nhưỡng khẳng định, ông Jang Song Taek đã bị xử tử.
Tuy nhiên, thông tin này vẫn chỉ là đồn thổi, chưa được phía Triều Tiên xác nhận.
Chính quyền CHDCND Triều Tiên khẳng định việc ông Jang Song Taek - một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất Triều Tiên, đồng thời là chú của người đứng đầu nhà nước - đã thôi giữ cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước và các chức vụ khác.
Truyền hình Triều Tiên phổ biến hình ảnh ông Jang bị hai người mang đồng phục áp tải, rời khỏi một cuộc họp của đảng Lao động cầm quyền trong sự có mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy nhiên, đài phát thanh của người Triều Tiên lưu vong trích dẫn nguồn tin cấp cao ở Bình Nhưỡng khẳng định, ông Jang Song Taek và 6 người thân cận đã bị xử tử vào thứ Năm tuần trước, còn cảnh quay được thực hiện trước cuộc họp ngày Chủ nhật vừa qua - Interfax đưa tin.
Theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA), chú của ông Kim Jong Un bị cáo buộc tham nhũng và gây dựng phe cánh trong nội bộ đảng.
Ngoài ra, KCNA còn lưu ý rằng, ông Jang Song Taek sử dụng ma túy và mê gái.
BBC: Chú Kim Jong-un bị hành quyết
Người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã bị hành quyết sau khi vừa bị tước toàn bộ chức quyền trước đó vì "hành động phản bội", truyền thông chính phủ nước này cho biết.
Chang Song-thaek đã bị hai sỹ quan giải đi khỏi một phiên họp đảng hồi đầu tuần này.
Đây là biến động chính trị lớn nhất tại Bắc Hàn kể từ khi ông Kim tiếp nhận quyền lực từ bố mình hai năm trước.
Hãng thông tấn chính phủ KCNA nói ông Chang đã bị tòa án binh hôm 12/12 kết tội lật đổ và đã bị hành quyết ngay tức khắc.
Ông Chang, người được cho là đã dẫn dắt cháu mình trong quá trình chuyển nhượng quyền lực từ Kim Jong-il sang Kim Jong-un hồi năm 2011, bị KCNA gọi là "kẻ tệ hơn một con chó".
Ông này cũng đã nhận tội lạm quyền và đã xây dựng phe cánh riêng để phục vụ cho tham vọng quyền lực của mình, hãng thông tấn này nói trong một bản tin dài và chi tiết.
Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết dù không thể kiểm chứng độc lập, nhưng cũng "không có lý do gì" để nghi ngờ tin này.
"Nếu được xác nhận, điều này là một ví dụ nữa về sự tàn bạo của chính quyền Bắc Hàn. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Bắc Hàn và đang thảo luận với các đồng minh và đối tác trong khu vực," thông cáo nói.

imageHình ảnh cuối cùng của ông Chang tại tòa án binh hôm 12/12
Nhân vật quyền lực Ông Chang, anh rể của ông Kim Jong-il, là người đã từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong đảng cầm quyền và trong Ủy ban Quốc phòng.
Ông này được nhìn thấy nhiều lần bên cạnh cháu của mình, và được một số ý kiến cho rằng là người có nhiều tác động đến Kim Jong-un.
Tuy nhiên hồi đầu tháng 12, một số nguồn tin nói ông Chang đã bị cách chức và hai người trợ lý của ông này đã bị hành hình.
Sau đó, đến thứ Hai, 9/12, KCNA đăng tải hình ảnh cho thấy ông Chang bị hai sỹ quan kéo ra khỏi ghế ngồi trong một phiên họp đảng.
Trong một tin dài vào thứ Sáu, KCNA gọi ông Chang là "kẻ phản bội" và "thứ cặn bã".
Hãng này nói "Chang đã ôm một giấc mơ hão huyền, rằng sau khi giành được quyền lực, với bản chất đáng khinh của một 'nhà cải cách' trong mắt thế giới bên ngoài, hắn sẽ giúp chính phủ mới mở rộng quan hệ với nước ngoài trong một thời gian ngắn."
KCNA cũng nói ông Chang đã:

  • Âm mưu "lật đổ nhà nước"
  • Biến cơ quan của mình thành "một quốc gia nhỏ" và "kích động" quân đội nhằm tiến hành đảo chính.
  • Giành quyền kiểm soát "những khu vực kinh tế quan trọng" của đất nước và "âm mưu đẩy nền kinh tế và đời sống của người dân tới bờ vực thảm họa".
  • Phạm tội tham nhũng
  • Có những hành động bất thường liên quan đến khu vực hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Rason.
  • Chịu trách nhiệm cho chính sách cải cách tiền tệ không thành công hồi năm 2009.
Ông Chang đã "nhận tội" tại tòa và bản án tử hình đã được "thực hiện ngay tức khắc," KCNA cho biết.
Hình các thành viên gia tộc Kim lãnh đạo Bắc Hàn:

Gia đình họ Kim và những ẩn số

image
Chưa đầy hai năm sau khi Kim Jong-il qua đời, một số nhân vật cao cấp ở Bắc Triều Tiên đã bị loại khỏi quyền lực, thậm chí bị tử hình như Tướng Chang Song-thaek, đặt ra các câu hỏi về tình hình nước này.
Hãng thông tấn KCNA nói ông Chang đã bị tòa án binh hôm 12/12 kết tội lật đổ và đã bị hành quyết ngay tức khắc nhưng số phận bà vợ ông ta, Kim Kyong-hui, con gái út của cố lãnh tụ Kim Il-sung hiện vẫn chưa rõ sẽ ra sao.
Các báo Hàn Quốc hiện nêu ra hai giả thuyết, một nói rằng chính là Kim Kyong-hui đã xa lánh ông Chang và thậm chí cùng lập mưu với cháu để giết chồng.
Người ta tin rằng để kết tội Chang chống lại cả gia tộc Kim, bản cáo trạng dài mà KCNA công bố đã cáo buộc ông ta “có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ”, có nghĩa là phản bội vợ.
Hai anh em
image
Ri Sol-ju, vợ của Kim Jong-un đã không có mặt trước công chúng 50 ngày qua
Một thuyết nữa ở Nam Hàn cho rằng anh trai của Kim Jong-un là Kim Jong-chol (sinh năm 1981, từng du học ở Thuỵ Sỹ như em), đã đích thân chỉ đạo vụ bắt Chang Song-thaek.
Cả hai dùng nhóm vệ sỹ riêng để thực hiện vụ bắt chú dượng, bỏ qua Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng và an ninh của nhà nước.
Nhưng cũng có thuyết rằng chính bà Kim Sol-song, con cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un, cùng chồng là Sin Bok-nam đã đóng vai trò chính trong vụ thanh trừng Chang và các cộng sự.
Thậm chí, trang Korean Times còn đặt câu hỏi vì sao người vợ trẻ của Kim Jong-un, Ri Sol-ju, nay ở đâu vì người ta không còn thấy cô ta ở nơi công cộng hay trên truyền thông Bắc Hàn suốt 50 ngày qua.
Dù các giả thuyết về ai làm gì, hiện bị sao đúng hay không thì có vẻ gia đình họ Kim đang là tâm điểm của mọi chú ý từ bên ngoài với lo ngại liệu một khi Kim Jong-un tập trung tối đa quyền lực vào chính mình, đường lối của nhân vật này sẽ ra sao.
Nhưng nhìn rộng ra, hy vọng về một Kim Jong-un trẻ tuổi, du học ở nước ngoài và có thể thạo ngoại ngữ sẽ mở cửa Bắc Triều Tiên và làm giảm căng thẳng trong vùng nay không còn nhiều.
Cả hai anh em nhà Kim đều trẻ và biết nhiều về thế giới bên ngoài - Kim Jong-chol là fan của Eric Clapton, còn Kim Jong-un thích bóng rổ Mỹ - nhưng vụ thanh trừng nội bộ tàn bạo xảy ra ở Bắc Triều Tiên cho thấy họ không phải là những nhà cải cách.
So với họ thì Chang Song-thaek, dù đã 67 tuổi, hóa ra vẫn là nhân vật muốn mở cửa ra hơn cả vì ông ta liên tục sang Trung Quốc và đưa ra sáng kiến mở thêm hai khu chế xuất cùng Trung Quốc.
Tuy vậy, chính các dấu hiệu được Kim Jong-un tiết lộ ra về Chang Song-thaek dù không rõ có thực hay chỉ là tạo dựng cũng cho thấy tham nhũng kinh tế lên tới hàng tỷ won và hàng triệu Euro là hiện tượng diễn ra rộng khắc trong bộ máy Bắc Hàn.
Và quân đội nước này, theo chính cáo trạng của chế độ nêu ra với “Chang và bè lũ”, đã và đang đi đầu trong các thương vụ làm ăn mà thế giới bên ngoài không biết nhiều.
Cũng vì thế, các báo Nam Hàn như tờ Chosun Ilbo trích giới quan sát cho rằng vụ thanh trừng này, mà có người tin là xảy ra với hàng trăm nhân vật cao cấp và trung cấp trong bộ máy quân đội và Đảng cộng sản, cũng là tranh chấp về kinh tế.
Chosun Ilbo tin rằng Tướng Choe Ryong-hae, ủy viên Bộ Chính trị là người có thể sẽ nắm đặc quyền kiểm soát các khu vực kinh tế mà Chang Song-thaek từng làm chủ.
Xu hướng tạo vùng kinh tế đặc biệt như Trung Quốc đã làm thời Khai phóng rồi mở rộng ra thành thị trường nội địa rộng khắp cũng bắt đầu bén rễ ở Bắc Hàn.
Mới tháng trước, Bình Nhưỡng công bố cho xây dựng 14 khu chế xuất mới để khai thác ngoại tệ nhưng vì thể chế ở Bắc Hàn vốn ưu tiên an ninh, nên các nguồn lợi kinh tế này thường rơi vào tay những nhân vật có quyền lực trong quân đội.
Đây có thể sẽ tiếp tục là đầu mối của những tranh chấp trong tương lai.
Ngày càng tự tin?
image
Ông Chang Song-thaek lúc còn sống và vợ, bà Kim Kyong-hui"
Đánh giá các động thái của Kim Jong-un qua quan hệ với Trung Quốc, có thể thấy nhân vật này muốn thoát khỏi sự ràng buộc chính trị với Bắc Kinh dù Bắc Hàn vẫn tiếp tục nhận viện trợ dầu xăng và có thể cả lương thực từ nước láng giềng khổng lồ.
Người cuối cùng thuộc nhóm cao cấp nhất của Bắc Hàn gặp lãnh đạo Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào khi còn tại vị, chính là Chang Song-thaek.
Khác ông và cha của mình, Kim Jong-un chưa bao giờ thăm chính thức Bắc Kinh.
Bắc Hàn từ lâu ngỏ ý muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân mà không muốn bị ràng buộc bởi đàm phán sáu bên.
Ngược lại, Trung Quốc từ một thời gian nay cũng lo ngại về chuyện mất ảnh hưởng ở Bắc Hàn.
Báo Anh, tờ Sunday Times trích trích nguồn Trung Quốc nói chủ tịch Tập Cận Bình khi đón Thủ tướng David Cameron của Anh đã nói rằng “Bắc Hàn là một vấn đề khó khăn” cho Trung Quốc.
Trung Quốc hiển nhiên có quyền lợi trong việc giữ Bắc Hàn ổn định, không đổ vỡ để rơi vào tay Nam Hàn.
Nhưng truyền thông Hàn Quốc cũng khác biệt quan điểm giữa lãnh đạo Trung Quốc và thế hệ ba của gia đình Kim là đương nhiên vì Chang Song-thaek cùng lứa với các lãnh đạo Trung Quốc, Kim Jong-un chỉ khoảng 30 tuổi và thuộc một thế hệ hoàn toàn khác.
Cũng có tin đồn hai phó thủ tướng Bắc Triều Tiên đang trốn và xin tỵ nạn tại Trung Quốc.
Nếu điều này là đúng thì chắc chắn Trung Quốc dù muốn hay không cũng không thể nào làm nhẹ đi thách thức đến từ quan hệ mới với Kim Jong-un.
image
Bởi trong quốc gia có vũ khi hạt nhân như Bắc Triều Tiên, dù Kim Jong-un sắp nắm toàn quyền thì cuộc thanh trừng đã có đà chưa hề dễ kết thúc với khả năng bất ổn hiện vẫn rất cao.
Tại chế độ nặng về nghi lễ pha trộn Khổng giáo và Cộng sản kiểu Stalin, dịp kỷ niệm hai năm ngày mất của ông Kim Jong-il vào ngày 17/12 này sẽ là lúc thế giới hồi hộp chờ xem ai còn trên lễ đài và ai đã bị đưa đi.
Qua bức tranh gia đình họ Kim và các nhân vật cao cấp trong Đảng, quân đội được trình chiếu khi ấy, người ta có thể có thêm thông tin để tiếp tục suy đoán, đồn đại về những gì sắp tới.
Nguyễn Giang 
Chang Song Thaek: Từ thất sủng tới tử hìnhimage
Ông Chang Song-thaek, từng một thời là người chú đầy quyền lực của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un, vừa bị hành quyết, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin, vì tội "phản quốc không thể tha thứ".
image
Ông Chang (trái), người kết hôn với em gái cố lãnh tụ Kim Jong-il và được nhìn nhận là người thân cận đáng tin cậy của ông này, cho tới gần đây vẫn nắm giữ một số chức vụ cao cấp tại nước này.
image
Ông được các quan sát viên nước ngoài nhìn nhận là nhân vật cố vấn - có lẽ thậm chí là người nắm quyền lực đằng sau ngai vàng - trong chính quyền của ông Kim Jong-un, người thừa kế quyền lãnh đạo sau khi cha ông qua đời vào tháng 12 năm 2011.
image
Người ta thường thấy ông chụp ảnh cùng với ông Kim, người được cho là đang ở độ tuổi cuối 20, đầu 30, mỗi khi ông này tham dự các sự kiện hay các chuyến thăm viếng chính thức của nhà nước.
image
Thậm chí ông Chang đã đi thăm Trung Quốc. Tại đây ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong một chuyến công du ngắn ngủi được nhìn nhận là tập trung vào các thỏa thuận phát triển kinh tế.
image
Tin về sự thất sủng của ông được đưa ra đầu tiên là từ Nam Hàn nơi cơ quan tình báo nước này đưa tin hai trợ lý thân cận của ông Chang đã bị xử tử.
image
Sau đó có thêm các dấu hiệu khác nữa như ông Chang bị xóa khỏi các hình ảnh truyền thông chính thức, như trong phim tài liệu được chiếu trên truyền hình nhà nước Bắc Hàn này.
image
Hôm thứ Hai, Bắc Hàn khẳng định ông đã bị thanh trừng ra khỏi đảng và công bố các hình ảnh cho thấy ông bị lôi di từ một cuộc họp của đảng.
image
Bắc Hàn sau đó công bố một tấm ảnh ông Chang tại tòa, hai tay bị trói. Hôm thứ Sáu, truyền thông nhà nước Bắc Hàn nói ông đã bị xét xử, bị kết án có tội và bị hành quyết "ngay lập tức".
image
Truyền thông Bắc Hàn cáo buộc ông Chang "có hành động phản bội" và tham nhũng. Ông được miêu tả là "nhà cải cách" và "con người cặn bã đáng khinh bỉ".
(Kienthuc.net.vn) - Bà Kim Kyong–hu, 65 tuổi, vợ của ông Jang Song-thaek, em gái ruột của cố Chủ tịch Kim Jong-il, dì của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - hiện thế nào sau khi chồng bị phế truất?
Bà Kim Kyong–hu được mệnh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của Triều Tiên trong suốt 40 năm qua; thường xuất hiện trong các bức ảnh chụp đội ngũ tướng lĩnh và quan chức cấp cao của Triều Tiên.

Người dì quyền lực Kim Kyong-hu (đứng đầu) của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 
Truyền thông Triều Tiên từng đưa tin, bà Kim cùng với chồng Jang Song-thaek, đã được anh trai – cố Chủ tịch Kim Jong-il chọn mặt gửi vàng để dìu dắt và giúp người kế thừa Kim Jong-un nắm quyền chèo lái Triều Tiên và củng cố quyền lực cũng như hình ảnh sau này.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), trong cuộc họp của Bộ Chính trị Triều Tiên dưới sự chủ trì của ông Kim Jong-un, các nhà lãnh đạo nước này đã quyết định bãi nhiễm chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia và khai trừ ông Jang Song-thaek ra khỏi Đảng Lao Động.
“Jang và các phụ tá của ông ta đã thú nhận các hành vi phạm tội. Họ đã làm tổn hại nghiêm trọng tới Đảng và cuộc cách mạng của chúng tôi”, hãng tin cho biết.
Cũng theo KCNA, ông Jang Song-thaek bị cáo buộc tham nhũng và gây dựng phe cánh trong nội bộ đảng. Tuy nhiên, KCNA không cung cấp bất cứ thông tin nào liên quan tới việc ông Jang có bị truy tố hay không.
Ngoài ra, Đài phát thanh của người Triều Tiên lưu vong trích dẫn nguồn tin cấp cao ở Bình Nhưỡng khẳng định, ông Jang Song Taek và 6 người thân cận đã bị xử tử vào thứ Năm tuần trước, còn cảnh quay được thực hiện trước cuộc họp ngày Chủ nhật vừa qua - Interfax đưa tin.
Như vậy, trước tình cảnh của phu quân Jang Song-thaek, dư luận thế giới đang rất quan tâm tới số phận của bà Kim Kyong–hu - liệu có bị chịu tội liên đới với chồng?
Hiện, theo nhiều nguồn tin, chưa rõ bà Kim ở đâu, song các chuyên gia tin rằng, bà vẫn tương đối an toàn nhờ sự tôn kính với những hậu duệ trực tiếp của lãnh tụ lập quốc Kim Nhật Thành.

Tờ Chosun Ilbo dẫn lời giáo sư Kim Keun-sik, đại học Kyungnam: "Trong tất cả các xác suất, bà Kim Kyong-hui chỉ miễn cưỡng duy trì mối quan hệ với ông Jang trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il còn sống. Dường như quan hệ của họ tan vỡ sau khi ông Kim Jong-il qua đời, do đó không có lý do gì để tin rằng số phận của cặp vợ chồng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bà Kim Kyong-hui có thể vẫn duy trì vị thế của mình bởi bà là hậu duệ duy nhất của lãnh tụ Kim Nhật Thành còn lại ở nhánh trên, trong đó nhánh dưới là anh em ông Kim Jong-un".

Một số chuyên gia tin rằng, chính bà Kim Kyong-hui đứng đằng sau vụ phế truất chồng. "Nhiều khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay với cô mình và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên Choe Ryong-hae để hất cẳng ông Jang", nhà nghiên cứu Chung Young-tae của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc dự đoán.
Vương quốc khép kín Triều Tiên được hé mở thông qua cảm nhận của một du khách trải nghiệm 5 ngày ở đây.
1.Những vị chủ tịch tôn kính: Nhắc tới Triều Tiên, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Kim Il Sung (1912-1994), Kim Jong-il (1941-2011) và Chủ tịch đương thời Kim Jong-un.
Về cố chủ tịch Kim Il Sung, hầu như mọi người dân đều bày tỏ lòng tôn kính với ông. Ngày sinh nhật của ông cũng là ngày lễ lớn nhất nước. Những sinh viên dành phần lớn những đề tài nghiên cứu của họ để tưởng nhớ bài phát biểu cũng như thành tựu của ông. Ước tính có khoảng 34.000 bức tượng của vị cố chủ tịch này trên toàn đất nước.   
2.Người dân Triều Tiên lúc nào cũng giữ bí mật mọi điều: Thế giới bên ngoài dường như chỉ biết về đất nước này thông qua những phát biểu “có cánh” của chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và thẩm chí, cả những hướng dẫn viên du lịch; còn thực tế cuộc sống của người dân hay chính quyền nước này vẫn còn là điều mà thế giới mù tịt.  
3.Hầu hết khách du lịch đều buộc phải ở trong cùng một khách sạn ở Bình Nhưỡng: Có lẽ nhiều du khách nước ngoài thường ví khách sạn này như một hòn đảo giữa trung tâm thủ đô. Luôn có người giám sát chặt chẽ 24/24h, không được đi ra ngoài vào ban đêm là quy định cấm với bất cứ khách du lịch nào tới thăm Triều Tiên. Ngoài ra, du khách chỉ được phép chụp ảnh ở địa điểm được cho phép.
4.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi: Tấm bảng cỡ lớn được dựng khắp nơi, tờ rơi, bưu thiếp hay chương trình phát sóng trên truyền hình đều là các phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền ý thức cho người dân. Thậm chí, còn có hẳn ban nhạc truyền thống Moranbong Band với các thành viên do chính Chủ tịch Kim Jong-un tuyển chọn chuyên phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho người dân.  
5.Hướng dẫn viên luôn gọi Mỹ bằng cái tên “Đế quốc Mỹ”: Một mặt, người dân nước này luôn đề cao ca ngợi cố Chủ tịch Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là một “vị lãnh tụ vĩ đại”. Mặt khác, họ cũng luôn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung”.  
  6. Người dân sẽ kỳ thị khi bị gọi nước họ bằng cái tên “Bắc Triều Tiên”: Du khách tới đây nên gọi "Hàn Quốc” dù trên thực tế, bán đảo này đã được chia thành hai nước: Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Trong quan niệm, họ vẫn luôn tự hào mình sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, còn miền Nam chỉ tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.
7.Không nên hỏi về năm sinh của Chủ tịch Kim Jong-un: Điều đó sẽ khiến dân nơi đây không hài lòng.
8. Người dân luôn nhắc tới cuộc chiến tranh liên Triều: Ở Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), người dân thường không hay nói tới cuộc chiến tranh kết thúc từ 60 năm về trước bởi họ chú trọng tập trung vào phát triển kinh tế. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Bắc Triều Tiên vẫn luôn đưa chủ đề chiến tranh để bàn luận.  
9.Tất cả trẻ em đều mặc bộ đồng phục giống nhau: Ngay cả khi chúng không ở trường, đều mặc đồng phục, nhưng dường như đó không phải là tất cả, mà chỉ là những học sinh xuất thân từ các gia đình khá giả.
10.Các tòa nhà chọc trời nơi đây đều chưa được hoàn thiện: Câu chuyện về khách sạn Ryugyong, tuy đã xây từ năm 1987, nhưng tới nay tầng thứ 105 vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân do nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm nên chính phủ không có kinh phí để giải ngân cho những công trình này. 
11.Không người dân thường nào được phép tiếp cận với Internet: Nguyên nhân là lo người dân có thể bị lung lay ý chí chiến đấu.  
12.Không nên tin tưởng vẻ bên ngoài của những công trình sang trọng: Bạn sẽ không tưởng tượng được rằng, một viện bảo tàng tuyệt đẹp được trang trí bởi sàn đá cẩm thạch sáng bóng và chùm đèn lớn lại không hề có nước ở phòng tắm. Một nhà hàng sang trọng với thiết kế nội thất cao cấp lại không hề có hệ thống điều hòa...
Ngày 4.10, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia của CHDCND Triều Tiên cảnh báo Tổng thống Park Geun-Hye làm tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục chính sách phát triển vũ khí hạt nhân. Lời cảnh báo này nhắm vào bài phát biểu của bà Park tại buổi duyệt binh ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào ngày 1.10, theo AFP.
Phát biểu tại buổi duyệt binh ngày 1.10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cho biết tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn căng thẳng, Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển và nâng cấp vũ khí hạt nhân của nước này và Hàn Quốc không có lựa chọn nào khác là phải tăng cường khí tài quân sự để đối phó.
Bà Park còn cho biết Hàn Quốc đã phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa có để đối phó với những cuộc tấn công từ Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ các tham vọng về các chương trình hạt nhân.
Vào ngày 2.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Hàn Quốc, ông Kim Kwan-Jin, đã ký kết một hiệp ước chiến lược mới, trong đó có kế hoạch hợp tác song phương nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công hạt nhân từ Triều Tiên trong thời điểm hiện tại, kể cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Triều Tiên thường xuyên lên tiếng đe dọa tấn công tên lửa và hạt nhân Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc với cáo buộc Washington và Seoul tập trận chung nhằm diễn tập chiến tranh chống lại Bình Nhưỡng.
Hãng thông tấn Triều Tiên dẫn lời người phát ngôn của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên ngày 4.10 khẳng định rằng Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn những cuộc tấn công hạt nhân từ Mỹ.
“Nếu bà Park và những kẻ bên ngoài (ám chỉ Mỹ) kiếm cớ để buộc Triều Tiên phải thay đổi hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì họ sẽ phải tự đào mồ chôn chính mình”, người phát ngôn trên nói thêm.
Người phát ngôn này cảnh báo bà Park đang biến “không khí đối thoại và hòa bình thành đối đầu và căng thẳng” ở bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, ngày 1.10, Triều Tiên đã cảnh báo cuộc duyệt binh “khủng” của Hàn Quốc có nguy cơ phá hủy quan hệ hai nước.
Hàn Quốc tổ chức một cuộc duyệt binh được đánh giá là lớn nhất thập niên qua nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng vũ trang Hàn Quốc vào ngày 1.10, “khoe” các khí tài quân sự tân tiến với tên lửa có thể bắn tới Triều Tiên.CHDCND Triều Tiên hôm 7.10 tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tấn công phủ đầu để đáp trả những hành động quân sự gây hấn từ phía Hàn Quốc và Mỹ.

Triều Tiên dọa tấn công phủ đầu Hàn, Mỹ
 Triều Tiên phô diễn tên lửa trong một đợt diễu binh - Ảnh: AFP
Hãng thông tấn KCNA dẫn thông cáo của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên (CPRK) nhấn mạnh nước này đã chuẩn bị ứng phó tất cả hành động khiêu khích của kẻ thù ở Seoul và Washington. Ủy ban này cũng tuyên bố nếu các cảnh báo bị phớt lờ, Bình Nhưỡng sẽ đáp trả không thương tiếc.
“Nếu kẻ thù cố đe dọa, dù ở mức nhẹ nhất, chúng ta sẽ tiến hành tấn công phủ đầu có sức hủy diệt tàn khốc”, CPRK tuyên bố.
Triều Tiên đưa ra cảnh báo trên vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ ký thỏa thuận hợp tác tăng cường khả năng răn đe đối với kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo đó, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tấn công và chiếm giữ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiêu nếu phát hiện dấu hiệu chúng có thể được dùng để tấn công đồng minh của họ.
Trong thông cáo, CPRK còn chỉ trích thỏa thuận trên là “nhằm đánh lệch hướng tiến trình hòa bình và đối thoại đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, có thể châm ngòi căng thẳng dẫn đến cuộc xung đột hạt nhân”.
CPRK nói rằng Mỹ muốn bàn về giải trừ vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên trong khi lại có âm mưu xâm lược nước này. CPRK gọi đó là biểu hiện "đạo đức giả" của Washington.
CPRK còn công kích trực tiếp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, nói rằng việc bà Park kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân là “lố bịch”.
Seoul và Washington chưa có phản ứng.Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 8.10 cho biết nước này đã đặt quân đội trong tình trạng cảnh giác cao độ, sẵn sàng tiến hành các chiến dịch chống lại cuộc tập trận chung Mỹ, Hàn, Nhật, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ gặp “thảm họa kinh hoàng”.
Mỹ đã điều tàu sân bay hạt nhân USS George Washington tham gia cuộc tập trận chung kéo dài ba ngày với Hàn Quốc và Nhật Bản trong tuần này, theo KCNA.
“Rõ ràng là chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang theo đuổi chính sách thù địch chống lại Triều Tiên”, KCNA dẫn lời một người phát ngôn của quân đội Triều Tiên (không nêu tên).
Quân đội Triều Tiên còn cảnh báo Mỹ sẽ gặp “thảm họa kinh hoàng”. 
Trước đó, Triều Tiên hôm 7.10 đã dọa tấn công phủ đầu Hàn Quốc, Mỹ để đáp trả những hành động quân sự gây hấn.
Các cuộc tập trận chung sẽ kéo dài từ ngày 8-10.10, theo các quan chức quốc phòng Hàn Quốc.
Triều Tiên vẫn thường đe dọa tấn công Mỹ và đồng minh vì cho rằng những cuộc tập trận chung giữa các nước này là một động thái diễn tập chiến tranh chống lại Bình Nhưỡng.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 8.10 xác nhận thông tin cho rằng CHDCND Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng hạt nhân plutonium nhằm tăng cường chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.
Bản báo cáo của NIS trình Quốc hội Hàn Quốc ngày 8.10 cho biết lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt tại trung tâm hạt nhân Yongbyon ở tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên, đóng cửa kể từ năm 2007, đã khôi phục hoạt động, theo AFP.
Bản báo cáo này được trình Quốc hội Hàn Quốc trong một phiên họp kín ngày 8.10.
Theo AFP, bản báo cáo này được đưa ra sau khi Học viện Mỹ-Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) hồi tuần rồi đưa ra báo cáo cho rằng lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon đã tái khởi động dựa trên các hình ảnh vệ tinh hồi 19.9.
Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm hạt nhân thành công hồi tháng 2.2013, khiến cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích gay gắt và làm gia tăng căng thẳng bán đảo Triều Tiên trong nhiều tháng liền.
Bản báo cáo NIS cũng cho thấy Triều Tiên đã thử nghiệm động cơ tên lửa tầm xa.
Học viện Mỹ-Hàn hồi tháng 9.2013 dựa trên các hình ảnh vệ tinh cũng kết luận Bình Nhưỡng đã thử nghiệm động cơ tên lửa tầm xa tại bệ phóng vệ tinh Sohae trong giai đoạn 25.8-30.8.
Sohae là nơi Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3 hồi tháng 12.2012.
Phương Tây chỉ trích Triều Tiên vụ phóng tên lửa Unha-3 là một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa, vi phạm các nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên.
Liên Hiệp Quốc cũng đã siết chặt lệnh trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này (vốn bị cấm) sau vụ tên lửa Unha-3.
Triều Tiên thường xuyên lên tiếng đe dọa tấn công tên lửa và hạt nhân Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc với cáo buộc Washington và Seoul tập trận chung nhằm diễn tập chiến tranh chống lại Bình Nhưỡng, đồng thời để phản đối các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng Triều Tiên đã “giữ lời hứa” đưa ra cách đây 5 ngày trước.
Trước đó, ngày 4.10, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia của Triều Tiên đã cảnh báo Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye làm tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục chính sách phát triển vũ khí hạt nhân.
Đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc ngày 15.10 cho biết CHDCND Triều Tiên có thể tiến hành thử nghiệm hạt nhân bất kỳ lúc nào Kim Jong-Un muốn. Sau tiến hành đánh giá về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đặc phái viên Cho Tae-yong cho biết Triều Tiên có đủ khả năng để tiến hành thử nghiệm hạt nhân bất kỳ lúc nào Bình Nhưỡng muốn, theo hãng tin Yonhap.
“Có nhiều dấu hiệu cho thấy lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt của Triều Tiên đang hoạt động và Bình Nhưỡng đang mở rộng cơ sở làm giàu plutonium và xây dựng một lò phản ứng quy mô nhỏ khác”, ông Cho nói.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 8.10 cho biết Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt tại trung tâm hạt nhân Yongbyon ở tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên, đóng cửa kể từ năm 2007.
Theo NIS, tái khởi động lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon giúp Bình Nhưỡng có đủ plutonium để chế tạo một bom nguyên tử/năm.
Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm hạt nhân thành công lần ba hồi tháng 2.2013, khiến cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích gay gắt và làm gia tăng căng thẳng bán đảo Triều Tiên trong nhiều tháng liền.
Các cuộc đàm phán 6 bên, bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga bế tắc từ cuối năm 2008 đến nay. Seoul và Washington luôn thúc giục Bình Nhưỡng ngồi lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.
Ông Cho cho rằng “đàm phán 6 bên” cũng không ăn thua gì và cộng đồng thế giới phải tăng cường gây áp lực để Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân của nước này.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 14.10 xác nhận Triều Tiên có 15 cơ sở và phòng thí nghiệm hạt nhân, đa số tọa lạc ở huyện Yongbyon thuộc tỉnh Bắc Pyongan.
BBC: Chang Song-thaek có thật sự tạo phản?
Kim Jong-un
Vẻ mặt Kim Jong-un nói lên điều gì?
Nghe như chuyện đời xưa: hai năm sau khi lên cầm quyền, nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn đã thanh trừng và hành quyết người dượng của mình vì dám âm mưu chống lại ông.
Một câu chuyện tàn bạo được truyền thông nhà nước đưa tin tường tận đã thu hút sự chú ý của thế giới. Nhưng bao nhiêu phần trăm là sự thật? Và câu chuyện này hé lộ điều gì về nội tình của gia tộc Kim cai trị ở Bắc Hàn?
Vẻ mặt nói gì?Ngồi trên lễ đài dưới chân dung khổng lồ của người cha quá cố đang mỉm cười, Kim Jong-un mang một vẻ mặt dường như là cố ý để cho người khác phải để ý.
Ngồi phịch xuống ghế, ánh mắt chùng xuống và môi bậm lại, dường như ông đang quắc mắt nhìn đám cận thần đang đứng vỗ tay.
Dĩ nhiên là có nhiều lý do để ông ta buồn. Đó là lúc Kim Jong-un đang tưởng nhớ người cha đã qua đời hai năm trước.
Nhưng liệu có phải nỗi đau buồn làm cho vẻ mặt ông khó chịu như thế hay là nỗi căm hờn người dượng đã mưu phản ông? Đó có phải là dấu hiệu cảnh cáo đối với đám đông đứng dưới kia? Hoặc có khi nào đó là nỗi sợ? Linh cảm rằng hàng hàng lớp lớp đám thuộc hạ ngoài mặt trung thành nhưng bên trong che giấu nhiều âm mưu?
Có lẽ đó là dấu hiệu tuyệt vọng cho thấy việc xử tử ông Chang Song-thaek, suy cho cùng, không phải là do Kim Jong-un làm – dấu hiệu rằng chàng trai mồ côi 30 tuổi trong tay nắm vũ khí hạt nhân thật sự không hề nắm quyền ở đất nước này.

Kim Jong-un chủ trì lễ tưởng niệm cha trong bối cảnh bất ổn
Việc báo chí nước này đưa tin rầm rộ về vụ hành quyết khiến cho chúng ta có cảm giác hiếm hoi rằng đầu não của chế độ Bắc Hàn đang bất ổn.
Báo chí mô tả tỉ mỉ những cáo buộc chống lại Chang – từ chuyện âm mưu đảo chính cho đến xem hinh ảnh đồi trụy rồi ‘vỗ tay không thật lòng’ khi Kim Jong-un lên nắm quyền.
Những bức ảnh chụp Chang cuối gầm xuống trong tình trạng bị khống chế được truyền thông nhà nước đăng tải. Tin tức này cũng được loan báo trên hệ thống xe điện ngầm của Bình Nhưỡng.
Nhưng cáo buộc rằng ông Chang âm mưu lật đổ người cháu xác thực bao nhiêu?
Rất nghiêm trọng Nếu ông Chang thật sự là đã bị xử tử – điều mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bằng chứng gì ngoài những phát ngôn của chế độ Bình Nhưỡng – chúng ta có thể biết chắc rằng ông ta đã làm điều gì đấy rất nghiêm trọng.
Các quan chức cấp cao ở Bình Nhưỡng hiếm khi bị tử hình và nhất là không khi nào lại tử hình một cách ồn ào cho công chúng xem như vậy.
"Bình Nhưỡng không bao giờ công khai những chia rẽ trong nội bộ cấp cao của họ như thế này nếu nó thực sự là mối nguy của chế độ."
Giáo sư Paik Hak-soon ở Viện nghiên cứu Sejong ở Seoul
Ông Chang không chỉ là người bảo trợ và dẫn dắt cho Kim Jong-un lên nắm quyền mà ông còn nằm trong gia tộc Kim.
Cộng với tin tức từ cơ quan tình báo Nam Hàn cho biết hai thuộc hạ thân tín của ông cũng bị xử tử thì người ta càng tin rằng có điều gì đó nghiêm trọng đang xảy ra.
Nhưng liệu đó có phải là một cuộc đảo chính? Mức độ nhà nước Bắc Hàn tăng cường giáo dục công chúng sau khi ông Chang bị bắt chắc chắn là dấu hiệu của mối đe dọa hay biến động chính trị.
Một vài người dân Bắc Hàn được cho là đã âm thầm báo tin cho các liên hệ của họ ở miền Nam rằng Đảng Lao động Triều Tiên đang tăng cường các cuộc họp, các hoạt động tuyên giáo và các phiên tự kiểm điểm mà một nội dung chủ yếu là trung thành với chế độ.
Chỉ vài ngày sau khi ông Chang bị bắt, người đứng đầu quân đội Bắc Hàn đã công khai thề sẽ ‘bảo vệ chỉ Kim Jong-un chứ không ai khác’.
Điều cần suy nghĩ là truyền thông của nước này nói rất nhiều về chủ đề ông Chang bất trung – cho thấy điều gì đó rất nghiêm trọng ở đầu não chế độ.
Truyền thông Bắc Hàn thường dành nhiều thời gian đưa tin về ‘Lãnh tụ tôn kính’ của họ và những chuyến thị sát của ông đến những xí nghiệp lúc nào cũng thành công và những đơn vị quân đội lúc nào cũng sẵn sàng.

Người dân Nam Hàn sốc với vụ hành quyết ông Chang Song-thaek
Sự rạn nứt đột ngột ở bề mặt khiến mọi người bàng hoàng. Người dân nước này được thông báo rằng nhân vật quyền lực số hai ở đất nước họ và là dượng của nhà lãnh đạo tối cao là kẻ phản quốc và rằng ông ta đã cài cắm nhiều kẻ tạo phản vào những cơ quan nhà nước mà ông ta quản lý và đang kết đảng phái riêng để đối chọi với chính quyền.
Điểm yếu hay sức mạnh? Nhiều người nghĩ rằng việc chính quyền Bắc Hàn công khai về mối đe dọa nội bộ này thể hiện điểm yếu của họ. Họ cần phải nhổ bỏ những kẻ chống đối khác hay bóp nghẹt những đốm lửa bất đồng dù yếu ớt trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang chịu đựng những khó khăn kinh tế.
Khó mà nhìn rõ những gì đang xảy ra bên trong Bình Nhưỡng. Tuy nhiên những hình ảnh được bí mật tuồn ra ngoài gần đây cho thấy người dân đang la hét và đối đầu với công an trên đường phố.
Sun Mu, trước đây từng là nghệ sỹ tuyên giáo trong Quân đội Bắc Hàn, nói với BBC điều đọng lại trong đầu ông mạnh nhất về tuyên bố bắt giữ ông Chang là cách thông báo của Bắc Hàn: “Câu chữ dường như được viết vội vàng, lộn xộn và không thật sự được cân nhắc kỹ lưỡng. Dường như chúng được viết ra để khẳng định tính chính đáng.”
Giáo sư Paik Hak-soon ở Viện nghiên cứu Sejong ở Seoul nói rằng cách đưa tin của truyền thông Bắc Hàn là dấu hiệu cho thấy sức mạnh chứ không phải điểm yếu của chế độ.

Chang Song-thaek cũng bị đồn là có quan hệ bất chính với phu nhân của Kim Jong-un
Ông cũng cho rằng ý kiến có chia rẽ nghiêm trọng trong giới chóp bu Bắc Hàn là sai lầm.
“Bình Nhưỡng không bao giờ công khai những chia rẽ trong nội bộ cấp cao của họ như thế này nếu nó thực sự là mối nguy của chế độ,” ông bình luận.
Ông Paik cho rằng vấn đề chỉ đơn giản là đã đến lúc ông Chang Song-thaek, vốn có tiếng là tham vọng và kiêu ngạo, phải chấm dứt vai trò người dẫn dắt và rằng quyền lực của ông đã trở nên quá lớn.
Và cũng có nhiều tin đồn ghê rợn hơn chưa được kiểm chứng về việc tại sao ông Chang sụp đổ, trong số đó là việc ông ta có quan hệ tình ái với phu nhân của Kim Jong-un.
Cáo trạng dàn dựng? Kim Seong-min, một người Bắc Hàn đào tẩu từng làm việc trong bộ phận tuyên truyền của quân đội Bắc Hàn hiện đang sống ở Seoul, nói ông không tin cáo trạng ông Chang mà truyền thông Bắc Hàn đưa ra là lý do thật sự đằng sau sự thanh trừng ông này.
“Những việc như vậy chúng ta đã biết nhiều,” ông nói, “Tôi nghĩ ông Chang ắt hẳn đã làm điều gì đó khiến Kim Jong-un thật sự nổi điên.”
Có thật sự là đã có âm mưu tạo phản? Đây có vẻ là một giả thiết hợp lý giải thích tại sao Bình Nhưỡng trong vụ việc Chang Song-thaek lại không hành xử như cách xưa nay họ vẫn làm: họ cáo buộc tội làm phản để che giấu tội lỗi thật sự – đây là một chiến lược mạo hiểm đối với một chế độ duy trì quyền lực bằng sự trấn áp.
Chang Song-thaek
Ông Chang Song-thaek bị chính quyền Bắc Hàn hạ nhục chưa từng thấy
Nhưng nếu thật sự ông Chang đã mưu phản thì với vị trí cao của ông, vụ việc sẽ còn gây sóng gió trong nhiều tuần nữa.
Có lẽ đó là lý do ông Kim Jong-un có vẻ mặt ‘hãm tài’ như thế. Nhưng một lần nữa, không có bằng chứng rõ ràng rằng ông là người ra quyết định hành quyết Chang Song-thaek.
Những nhà quan sát tình hình Bắc Hàn chia làm hai trường phái: những người tin rằng Kim Jong-un đang thật sự nắm quyền và những người khác cho rằng ông ta chỉ là con rối bị một thế lực nào đấy, như quân đội chẳng hạn, giật dây.
Ông Michael Madden, người chuyên theo dõi các nhân vật cấp cao của chế độ Bắc Hàn, lưu ý rằng giới lãnh đạo quân sự được xếp đứng bên phải Kim Jong-un trong buổi viếng Kim Jong-il mới đây.
Quân đội giật dây? Kim Jong-un và phu nhân đứng tách biệt ra hẳn những người khác, nhưng cả bộ trưởng Quốc phòng và tổng tham mưu trưởng dường như có vị trí nổi bật trong hàng ngũ.
Trong suốt hai năm Kim Jong-un nắm quyền, đã nhiều lần các mục tiêu quân sự áp đảo lợi ích kinh tế: đóng cửa khu công nghiệp Kaesong điều phối chung với miền Nam, hủy bỏ thỏa thuận viện trợ của Mỹ do vụ thử tên lửa tầm xa và phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc với vụ thử hạt nhân lần ba.
Câu hỏi ai mới thực sự là người nắm quyền ở Bắc Hàn vẫn còn tiếp tục được tranh cãi.
Choe Ryong hae
Các tướng lĩnh quân đội có vị trí ngày càng nổi bật trong chính quyền Bắc Hàn
Tuy nhiên giữa đám mây mù những chuyện mà chúng ta không biết đằng sau câu chuyện bất ngờ này, có những điều thể hiện rất rõ ràng.
Một là sự bàng hoàng của người dân ở cả hai miền Triều Tiên,
Người dân Nam Hàn bất bình trước đạo lý Nho giáo dạy kính trọng người lớn trong gia đình lại bị chà đạp một cách trắng trợn như vậy.
Một số người Bắc Hàn đang tỵ nạn ở miền Nam cho biết đã có sự thay đổi tiêu cực trong cách người dân miền Bắc nhìn nhận nhà lãnh đạo của họ. Họ đang tự hỏi rằng tại sao lãnh đạo của họ lại làm thế với dượng của mình.
Một điểm nữa cũng được nhiều người đồng ý là có khả năng Bắc Hàn sẽ tiếp tục khiêu khích.
Bộ Quốc phòng Nam Hàn đã nói rằng họ tin rằng ‘có khả năng rất cao’ là miền Bắc sẽ có hành động quân sự để đánh lạc hướng dư luận.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Nam Hàn nói với điều kiện ẩn danh rằng khả năng Bình Nhưỡng khiêu khích là 100% - và sẽ trước tháng Tư năm sau.
Thời gian sẽ trả lời, nhưng với vẻ mặt Kim Jong-un như vậy thì sóng gió vẫn còn ở phía trước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét