Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Sốc với ảnh "giường chiếu" phản cảm của hai cô gái trẻ

NHỮNG LỜI CHÚC GIÁNG SINH - Chưa hết nhức mắt với bộ ảnh mặc đồ cưới chụp ảnh "phòng the" của cặp đôi Hà Nội, hôm nay, lại thêm những bức ảnh "giường chiếu", trái với thuần phong mĩ tục của hai cô gái trẻ lan truyền trên mạng.
Sốc với ảnh "giường chiếu" phản cảm của hai cô gái trẻ
Hôm nay, cư dân mạng lại tiếp tục phát hoảng với những bức ảnh "giường chiếu" của hai cô gái trẻ. Trong ảnh, hai cô gái này mặc nội y rất gợi cảm, khoe thân hình nóng bỏng, liên tục có những shoot hình uốn éo, tạo dáng khiêu khích. 

Thậm chí còn có một số cảnh nóng, hành động phản cảm, dung tục chốn "phòng the" mà chỉ nhìn thôi đã khiến cho người xem có cảm giác khó chịu.

Những bức ảnh phản cảm đang được truyền tay nhau chóng mặt trên mạng xã hội.

Nhìn vào cách tạo dáng, góc máy cũng như biểu cảm của hai cô gái, có thể dễ dàng nhận thấy đây là một bộ ảnh có sắp đặt và hai cô gái trong ảnh chỉ là model cho concept này. Tuy nhiên, việc liên tục có những "đụng chạm cơ thể" giữa hai người đồng giới, lại vô cùng dung tục, phản cảm, chưa cần biết chúng có phải là những "tác phẩm nghệ thuật" hay không, nhưng những bức ảnh này đã phải nhận chỉ trích của cộng đồng mạng.

Giờ đây, việc chụp những tấm hình nhạy cảm rồi đưa lên mạng để được nổi tiếng đã gây nhàm chán, một số bạn trẻ, ekip đã chuyển sang cách làm mới, có phần "kịch tích" và thu hút hơn, đó là chụp ảnh "phòng the" nóng bỏng. Chỉ cách đây hai hôm, cư dân mạng vẫn chưa hết nhức mắt với bộ ảnh mặc đồ cưới chụp ảnh "phòng the" của cặp đôi Hà Nội, thì đến hôm nay, lại thêm những bức ảnh "giường chiếu", trái với thuần phong mĩ tục của hai cô gái này lan truyền trên mạng.

"Nhìn mấy bức ảnh này thật không biết nói gì nữa. Quá phản cảm nếu không muốn nói là toàn cảnh dung tục, khó chấp nhận. Không chỉ khoe thân mà những cô gái này còn cố tình gây shock bởi hành động đầy khiêu khích. Lại ca lại bài ca muốn nổi tiếng đây mà. Nhưng tại sao chỉ vì nổi tiếng mà dùng những hình ảnh thế này để tuyên truyền được nhỉ? Nổi tiếng chưa thấy, đã thấy toàn tai tiếng" - Facebooker T.Đ bình luận.

Up ảnh nóng lên mạng xã hội là một "chiêu trò" không có gì mới mẻ của nhiều bạn trẻ muốn nổi tiếng nhanh trên thế giới ảo. Nhưng những hành động này đang khiến cư dân mạng bị “bội thực” bởi những kiểu chơi trội ngày một trở nên lố bịch.
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

[Truyện ngắn] Thư gửi mẹ của đứa con xa nhà


Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không mẹ? Cuộc sống xa nhà đã dạy con nhiều thứ. Con biết, người ta đi là để lớn, đi là để trưởng thành hơn…

Mẹ của con!

Hà Nội mùa này trời đã vào thu rồi mẹ ạ. Chỉ không biết miền Trung nắng gió của con, mảnh đất đang gồng mình để vượt qua mùa mưa bão có mạnh mẽ hay không?

Con đã nghe thấy cái lạnh len lỏi vào tấm áo mỏng khi ra đường vào sáng sớm. Con đã nghe thấy thoang thoảng hương hoa sữa mỗi lần dạo phố. Con đã nghe thấy đất trời dịu lại, nắng bớt nồng nàn và mưa bớt hối hả. Hà Nội chững lại nhiều so với cái buổi ban đầu con đặt chân đến đây, có lẽ, con đã bắt đầu học được cách làm quen với cuộc sống nơi này.

Đi giữa Hà Nội mùa này, trời đã đủ lạnh để con thèm một tối ấm áp quây quần cùng gia đình mình, được tí tách ngô nướng cay thật cay rồi cùng uống trà xanh với bố. Có những khi, con thèm được về nhà ngay với bố mẹ, được nằm cuộn tròn trong vòng tay mẹ để tỉ tê đủ thứ chuyện…

Có những khi, con thèm được ăn một bữa cơm có đủ gia đình mình do chính tay mẹ nấu, thèm những tần tảo sớm hôm trong nghi ngút khói của bát cơm trên tay mình…

Có những khi thành phố lên đèn, khi mọi người đều tìm về tổ ấm của mình, con lại nhớ nhà mình đến trào nước mắt…

Hà Nội đông vui, tấp nập thật đấy, nhưng đôi khi con vẫn chạnh lòng vì thấy mình cô độc. Dù đứng giữa biển người, thì trái tim con vẫn biết chỉ có gia đình mới có thể sưởi ấm mình mà thôi.

Đã gần hai năm, cô con gái bé bỏng của mẹ tạm xa gia đình để đến một thành phố mới, và bắt đầu một cuộc sống khác. Con còn nhớ rõ giọt nước mắt trên gương mặt có mùi vị thời gian của mẹ khi tạm biệt con. Con còn nhớ như in những lời mẹ dặn dò khi sống ở một nơi xa lạ. Con còn nghe thấy những tiếng thở dài, những trăn trở, bộn bề của mẹ hằng đêm trước lúc con đi. Mẹ sợ con thiếu thốn đủ thứ, mẹ sợ con không tự lo được cho bản thân khi chỉ có một mình, mẹ sợ con không đủ bản lĩnh để chống chọi với những thử thách của cuộc sống đang đợi con phía trước…

Mẹ ơi! Con vẫn ổn, mẹ đừng lo!

Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không mẹ? Cuộc sống xa nhà đã dạy con nhiều thứ. Con biết, người ta đi là để lớn, đi là để trưởng thành hơn…

Xa nhà, con biết trân trọng hơn tình đồng hương, tình nghĩa bạn bè. Phải sống ở một nơi xa lạ thì mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi bắt gặp một giọng nói quen thuộc của quê ta, mới thấu hiểu được hơi ấm của bạn bè khi không có gia đình bên cạnh.

Xa nhà, con biết người ta phải sống với nhau bởi tình thương chứ không phải bằng những tính toán nhỏ nhen, bon chen và ích kỉ. Hãy yêu lấy những người sống bên cạnh ta, cuộc đời có bấy lâu mà phải hờ hững?

Xa nhà, con biết phải tự mình đứng dậy khi chẳng may bị gục ngã. Là đủ mạnh mẽ để kiên cường với những chông gai, là không bao giờ cúi đầu trước hai từ “thất bại”, là không bao giờ tự cho phép mình dừng lại trước những khó khăn…

Xa nhà, con lại càng trân quý hơn những giờ phút được ở gần gia đình mình trong những ngày ngắn ngủi nhảy tàu về thăm quê. Con hiểu hơn những lo toan, những yêu thương, những quan tâm của bố mẹ… Con xót xa hơn khi nhìn thấy một sợi tóc bạc trên mái đầu ba, thấy buồn lòng hơn trước một nếp nhăn trên gương mặt mẹ… Giữa những bon chen, thị phi của cuộc sống như đang quá chừng vội vã này, chốn dừng chân yên bình nhất chẳng phải gia đình hay sao?

Gia đình là động lực để con bước đi, cũng là tổ ấm luôn giang tay đón con mỗi lần trở về…



Mẹ ơi, con xin lỗi…

Vì có những lúc vô tâm con không gọi điện để hỏi han tình hình bố mẹ thường xuyên, lúc nào mẹ cũng là người gọi điện trước…

Vì lúc mẹ ốm con không thể ở bên, những khó khăn của gia đình không thể san sẻ cùng mẹ…

Vì có những lúc khiến mẹ lo lắng bởi những suy nghĩ ẩm ương của con…

Vì có những lúc con quá bốc đồng mà không để tâm đến lời khuyên của mẹ…

Vì đã nhiều lần để buồn vương lên mắt mẹ…

Mẹ ơi, con cảm ơn…

Vì đã để con xa nhà, để con hiểu hơn thật nhiều về những bài học cuộc sống. Để con biết sống làm sao thật xứng đáng với những người con tin tưởng, và xứng đáng với tình yêu của bố mẹ dành cho con…

Vì mẹ đã luôn yêu thương, luôn chở che, chăm sóc cho con; vì đã không một phút giây nào đặt sự quan tâm con dưới bản thân mình…

Vì những gì mẹ đã hi sinh để con có một cuộc sống đủ đầy và tươi đẹp nhất…

Con cảm ơn vì tất cả, vì những gì mẹ đã dành cho con…

Con của mẹ vẫn đang học cách để lớn khôn ở một nơi khác, nhưng con biết mẹ vẫn luôn ở bên, và sát cánh bên con. Con sẽ cố gắng với những kì vọng mẹ đặt ở con, mẹ yên tâm, mẹ nhé.

Những ngày này, hoa ngập đường phố con đi, thơm ngát những mùi hương của hoa ly, cúc, huệ, hồng... và rực rỡ trong bạt ngàn những sắc màu đỏ, vàng, trắng, xanh... Con không được ở gần mẹ ngày Quốc tế phụ nữ để tặng mẹ hoa, chúc mẹ những lời tốt đẹp nhất. Nhưng con gái vô tâm và đáng trách sẽ không quên để dành những suy nghĩ của con về mẹ vào ngày ấy, chỉ đơn giản là một cuộc điện thoại đến mẹ và nói với mẹ một câu dù ngắn ngủi nhưng chứa trọn tình cảm trong con: "Con yêu mẹ".

Ngày mới sắp lên rồi, con lại chuẩn bị lao vào dòng người hối hả ngoài kia, để tiếp tục hết mình cho những ước mơ và dự định. Con nhớ nhà, và nhớ mẹ nhiều lắm.

Con yêu mẹ, món quà quý giá nhất của cuộc đời con!
-ST-

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

[Truyện ngắn] Cảm xúc Thu

Mùa thu, nắm tay cậu bạn trên con đường lá thu bay, khẽ ngân nga câu hát “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió…” sao bỗng thấy rất đỗi bình yên…

Sự kết thúc của mùa hè là bắt đầu của một mùa thu đầy lá vàng rơi khiến tâm hồn mỗi người xao động lạ thường. Tôi luôn luôn thích thời gian này, có lẽ vì cảm thấy nó giống như sự khởi đầu mới, lá bắt đầu rơi và tiết trời trở lạnh. Có một thay đổi thực sự trong không khí, đã không còn cái nóng bức, ngột ngạt của mùa hè, ta nghe đâu đó trong hơi gió có chút se lạnh nhẹ nhàng.

Giật mình quay lại, mùa Thu khẽ đến tự bao giờ… Những thay đổi của mùa thu là một thời gian đầy cảm hứng để ta nhìn vào cuộc sống và bắt đầu với những thử thách, để nhắc nhớ bạn rằng mùa đông đầy gió lạnh sắp đến.

Tháng 9, mùa thu cái cảm giác quay lại trường học thật tuyệt, thấp thoáng những tà áo trắng tung bay trên khắp nẻo đường. Lại gặp lại bạn bè thầy cô, lại bắt đầu luyên thuyên hàng tá câu chuyện về mùa hè đã qua.

Mùa thu, nắm tay cậu bạn trên con đường lá thu bay, khẽ ngân nga câu hát “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió…” sao bỗng thấy rất đỗi bình yên, thấy sự nhẹ nhàng trong tâm hồn. Sự yên ả giữa những bộn bề vấn vương.

Yêu lắm sự tinh tế, nhẹ nhàng của mùa thu. Mùa của những đôi bàn tay tìm đến nhau, siết chặt và truyền cho nhau tất cả hơi ấm, tình yêu thương. Cái khoảnh khắc này dường như mỗi người có thời gian để lắng đọng và suy ngẫm về bản thân mình và những người thân yêu. Đó là những sự suy ngẫm về tình cảm yêu thương, về sự chia sẻ hoặc chỉ đơn giản là một sự lắng đọng của bản thân hay đôi khi là những nỗi buồn man mác len lỏi đâu đây giữa nhịp sống chảy trôi.

Mùa thu, với những cơn mưa bất chợt… mưa chợt đến rồi chợt đi rất nhanh mang cho đất trời và lòng người bao cảm xúc, xao xuyến đến lạ lùng. Mưa thu gợi nhớ, gợi nhắc kỷ niệm để hoài niệm về một miền đã xa, một thời đã xa.

Mùa thu đến, những đôi bàn tay nhỏ khẽ nhặt chiếc lá thu rơi với những suy nghĩ khác nhau về cuộc đời, về bản thân mình. Ta đang vui vẻ, mỉm cười mân mê chiếc lá trong tay như giữ gìn hạnh phúc mình đang có. Bạn lại vẩn vơ, man mác buồn, suy nghĩ về sự chia xa… Nhưng rồi những trái tim non trẻ nhận ra rằng mùa mới đã đến, mọi thứ lại bắt đầu đầy mới mẻ và tin yêu. Vậy nên, bạn ơi, đừng giữ lá trong tay, đừng đóng kín nỗi buồn trong tâm hồn. Hãy đưa lá bay xa, đưa nỗi buồn lùi về miền quá khứ. Mầm non sẽ chồi lên, niềm vui sẽ đến bạn nhé!

Theo nhịp chảy của thời gian, chúng ta đã trải qua một chặng đường chông chênh trong cuộc sống, cứ tưởng rằng tâm hồn đã già thêm một chút… Nhưng rồi chỉ chút se lạnh của gió heo may, một chiếc lá vàng rơi cũng khiến ta bồi hồi, se sắt đón thu sang… Phút giao mùa để thấy mình vẫn còn trẻ lắm!
-ST-

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Trót yêu cậu rồi, chàng trai mùa Thu ạ!

Cậu giấu đi mùa Thu của tớ, giấu nhưng lại lộ ra rõ mười mươi, trong đôi mắt cậu cười...

Cậu giấu đi những chùm hoa sữa, nhưng lại cố tình để tỏa mùi hương, quyện vào cánh mũi, thơm lừng con phố nhỏ.

Cậu giấu đi những vụng dại thuở ban đầu, nhưng để lại trên cơn mưa phùn lắc rắc cái xoa đầu rất khẽ, làm con tim nhỏ mơn man.

Cậu vô tình là mùa Thu của tớ, vô tình đến, vô tình đi, lại vô tình trở lại…

Mùa thu Hà Nội vắng đến xôn xao, ấy vậy mà người dắt người dìu tay nhau ra phố. Người ta ríu rít chuyện trò, nấp trong những vòm hoa trắng muốt, đượm mùi hương. Dễ chừng mùa này trở thành mùa đặc biệt, khiến cho lòng người chếnh choáng say.

Tớ vẫn đi lối cũ trở về nhà, vẫn nghe trong hanh hao ngày gió tiếng cười của cậu, tiếng cười giòn tan mà trước kia mỗi lần ngồi sau xe tớ lại cố ý bịt tai vào. Bây giờ lại muốn nó hiện hữu thật rõ, thật vang, dội vào lồng ngực nghe tưng tức.

Tớ vẫn hát vu vơ lời ca ngày xưa cậu hát. Cậu hát hay hơn tớ, lại biết cả đàn nên lúc nào tớ cũng là người thua cuộc, chỉ lí nhí sau lưng cậu, cười điệu cười chun mũi nom xấu xí và ngớ ngẩn vô cùng.

Tớ vẫn nhớ cậu, như một lẽ tự nhiên, chưa bao giờ cố tình lãng quên đi cậu vì tớ biết làm điều đó cũng vô ích, mọi kí ức về cậu vốn đã hằn sâu trong tiềm thức mất rồi.

Ngày gặp cậu, vẫn ánh mắt ấy, nụ cười ấy, dáng hình quen thuộc và cái xoa đầu rất khẽ. Tớ mỉm cười mà chẳng thấy bình yên.
Trót yêu cậu rồi, chàng trai mùa Thu ạ!

Cậu cùng tớ đi dạo quanh những ngõ nhỏ, cũng đan tay nhau, cũng kề vai như thể chưa có một ngày nào cậu và tớ cách xa nhau. Tớ biết thật khó để bắt con tim làm theo mọi điều mình muốn, nhất là khi bắt nó đừng-thích-một-người.

Cậu trở về vẫn là cậu như những ngày xưa cũ, vẫn để tớ thấy mình được bé nhỏ nép bên cậu không một chút âu lo. 

Người ta vẫn ngại bước chân xa rồi sẽ không thể nào trở lại, sợ đợi chờ làm hư hao tình cảm. Thật may khi tớ nhận ra rằng cậu không như thế, tớ cũng chưa một lần nào như thế.

Chúng ta có thể sợ yêu, ngại yêu, nhưng đứng trước một người mà ta yêu đích thực, lẽ tự nhiên sẽ đi về hướng đó. 

Ai đó có thể sẽ nói rằng, chọn người mình yêu chi bằng chọn người yêu mình để sau này đỡ khổ. Tớ là con gái,
mà con gái thì hay được nghe dăm ba câu khuyên răn đại loại như thế. Nhưng tớ lại là đứa cứng đầu chẳng chịu tin. Thật ra, hạnh phúc thì biết bao giờ mới tròn, bao nhiêu cho đủ?

Tớ mặc kệ tất thảy, vì với tớ một lẽ đơn giản ở đời là hãy sống để được yêu. Vậy nên, tớ phải thú nhận với lòng mình rằng…

Trót yêu cậu rồi, chàng trai mùa Thu của tớ ạ!
Theo: Kenh14.vn
______________________________________________
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Dich Vu Dao Tao SEO Chuyen Nghiep

Dịch Vụ Đào Tạo Seo Chuyên Nghiệp | dich vu ke toan | dich vu ke toan tron goi | Bao cao thue | tai iwin | webgame online Vn.manabillage mang đến cho bạn dịch vụ tư vấn du hoc nhat tốt nhất, được đông đảo sinh viên học sinh Việt Nam tin tưởng ủng hộ. | Blog Tinh Yeu

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Nhớ Về Hà Nội ngày xưa ấy qua những bức ảnh

{VnTim™} Hà Nội giờ thật đẹp tươi, lộng lẫy. Nhưng tôi, vẫn yêu lắm Hà Nội những ngày xưa ấy với nét cổ kính rêu phong, với cái trầm lắng, thanh bình của xứ Tràng An, của kinh thành nay đã nghìn năm tuổi. Ai đưa tôi đi qua dòng thời gian để trở về cùng sâu lắng với hồn núi sông...
Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung


Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu; một thời đạn bom, một thời hòa bình. (Toàn cảnh Hà Nội).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Nhớ phố Khâm Thiên rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè. (Bảo tàng lịch sử).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Và nhớ những công viên vừa mới xây, bước chân em chưa mòn lối.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm, nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng (Tháp rùa khi vẫn còn tượng nữ thần tự do).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Thành cũ Thăng Long hồn nước non thiêng, còn lắng đâu đây dấu xưa oai hùng. Hà Nội ơi! (Hoàng thành Thăng Long).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Nhớ những cơn mưa dài cuối đông, Áo chăn chưa ấm thân mình.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Và nhớ lúc bom rơi lửa chiến tranh, đất rung ngói tan gạch nát. (Phố Khâm Thiên sau trận mưa bom năm 1952).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Em vẫn đạp xe ra phố.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Anh vẫn tìm âm thanh mới. (Những chàng trai hăng hái lên đường bảo vệ đất nước).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Bài hàt đôi ta là khúc quân ca là ước mơ xa hướng lên Ba Đình tràn niềm tin! (Quảng trường Ba Đình ngày tuyên bố độc lập).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Nhớ những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa Cầu Giấy (Tàu điện xưa).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Ôi nhớ Thủ đô năm ấy;Ta đánh giặc trên mâm pháo. Truyền thống cha ông gìn giữ non sông, từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng. Hà Nội ơi! (Cảm tử quân Hà Nội).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng. (đường vào nhà thờ Lớn rợp bóng cây xanh).
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Và nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân, đã quen bước chân giọng nói.
Hà Nội những ngày xưa ấy, Nhớ Về Hà Nội - Hồng Nhung
Ôi nhớ chiều 30 tết. Chen giữa đào hoa tươi thắm. Đường phố đông vui chờ đón Tân niên, Là phút thiêng liêng lắng nghe thơ Người. Hà Nội ơi!

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Nét đặc trưng của quà Hà Nội

VnTim™<> Hà Nội là nơi hội nhập món ăn của mọi miền đất nước, nhưng sự hội nhập ở đây đều phải trải qua bộ lọc khó tính của người dân thủ đô, rồi sau đó tạo thành một phong cách rất riêng, rất Hà Nội, một thứ quà Hà Nội.
Mùa thu năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư lên Đại La, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, thì đây cũng có lẽ là thời điểm khai sinh ra một phong cách ẩm thực mới của cư dân sống trên mảnh đất nằm giữa ba con sông chính: Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu.
Người xưa có câu: Nhất cận thị, nhị cận giang để nói về sự đắc địa của nơi sinh sống, và Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh ngày xưa ấy - là cái tên của vua đặt, còn cái tên của dân gian thì vẫn gọi là Kẻ Chợ. Kẻ Chợ nằm bên bờ sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu luôn luôn nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, với biết bao đặc sản được chuyên chở về đây để làm nên những món ăn ngon chốn kinh kỳ, quà Kẻ Chợ.
Theo các nhà sử học, ngay từ thời Lý, bên ngoài bốn cửa Hoàng thành đã có bốn cái chợ lớn, chợ cửa Đông, chợ cửa Nam, chợ cửa Bắc và chợ cửa Tây, còn ở ngoài cửa ô thì cũng có rất nhiều chợ, nhiều hàng quán bán quà, nơi giao lưu giữa vùng nội đô và ven đô, vùng ngoại thành.
Nhìn chung, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII - XIX, các triều đại quân chủ Đại Việt đều không phát triển ngoại thương, ít nhiều cũng vì lý do an ninh xã hội, cho nên quà của xứ kinh thành này chủ yếu là quà quê, quà nội địa có gốc gác từ các vùng "Tứ Trấn", châu thổ Bắc Bộ và xa hơn, từ cả nước... Thế rồi, không biết từ bao giờ, dân gian nơi Kẻ Chợ này cũng đã có câu thành ngữ: Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây...
Theo Lê Quý Đôn (trong Vân Đài loại ngữ) thì mít ở vùng đông Thăng Long như Gia Lâm, Đông Ngàn với Cổ Loa là rất ngon, còn hồng Bạch Hạc ở phía tây Thăng Long (vùng Việt Trì) không hạt, ăn vừa dòn, vừa ngọt... chẳng thế mà tự thuở nào, Hà Nội đã có câu ca dao:
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui
Như vậy, ta có thể hiểu là Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, rồi lại nở rộ lan toả, và văn hoá ẩm thực của Hà Nội, với các loại quà quen thuộc chốn quê đã biến thành quà Hà Nội.
Thăng Long - Kẻ Chợ, nơi đã được đô thị hoá, kinh thành hoá, có một hoặc nhiều cách chế biến tinh tế cầu kỳ lại những món quà quê, mà tạo nên bản sắc sành ăn của người Hà Nội, và nơi đây cũng trở thành nơi hội tụ của những món ngon vật lạ của những gì tinh tuý nhất của đời sống văn hoá, trong đó có ẩm thực, nơi được dân gian xếp loại: thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến.
Như trên đã nói, quà ban đầu không xuất phát từ Hà Nội, hay một đô thị khác, mà xuất phát vẫn là từ nông nghiệp xóm làng. Và cũng chính vì vậy mà chữ quà ở đây không chỉ giới hạn trong nghĩa đen là bánh trái, mà ăn quà có nghĩa là ăn chơi, ăn nếm, ăn qua loa, không cốt ăn no mà là ăn cho ngon miệng, lạ miệng; và như vậy thì ở vùng đất này, với cách thưởng thức và chế biến rất riêng, các món quà đều được làm ra rất tinh tế với mùa nào thức nấy, giờ nào món ấy.
Người Hà Nội xưa cũng như phần lớn ngày nay (trừ một phần nhỏ các tỉnh về kiếm việc làm) đều đã không ăn xô bồ, không ăn tạp.
Người Hà Nội vốn sành ăn, có thể nói là tinh tế, để rồi hình thành một phong cách nghệ thuật riêng trong ẩm thực. Những người đầu bếp ở đất kinh kỳ này luôn gây được ấn tượng là đã làm cho nhiều món ăn, có gốc gác từ xứ quê, được nơi đây tiếp nhận và trở nên nổi tiếng.
Ta có thể lấy ví dụ là món bún riêu; đây là món quà dân dã, đậm chất đồng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy mà khi ăn bún riêu của người Hà Nội nấu, những người tinh tế vẫn cảm nhận được sự hơn hẳn, đó là bởi nước riêu đặc sánh óng vàng với gạch cua đặc thành từng miếng, ăn vừa xốp, vừa mềm, toả mùi thơm của cua tươi và dấm bỗng khi chan lên bát đựng những sợi bún trắng muốt to hơn một chút so với bình thường, còn đĩa rau sống ăn kèm thì không thể thiếu vị hoa chuối, tía tô, rau diếp thái nhỏ...
Đúng như nhà văn Tô Hoài đã từng nhận xét: "Cái gì đến Hà Nội cũng bị Hà Nội thu nhận làm thành một thứ của Hà Nội, rất Hà Nội". Vào một dịp nào đó, nếu có dịp được xem người Hà Nội chế biến quà thì chúng ta sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt, vì dù chỉ là món ăn bình thường, không phải là đặc sản cao cấp, nhưng chúng vẫn được họ xử lý cẩn thận, cầu kỳ với sự tinh tế đặc biệt, để rồi một món bún riêu cua quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ kia sẽ được khách sành ăn thưởng thức qua cách ăn "toàn diện" có sự tưởng thưởng của cả ngũ quan: màu mỡ riêu cua vàng ánh, đĩa rau sống đa sắc tươi ngon, mùi dấm bỗng hoà lẫn mùi cua thơm dịu, tảng riêu vừa xốp vừa mềm, rau sống thơm dòn ăn vào mát rượi. Tất cả, tất cả đều hài hoà mà không vị nào lấn át vị nào.
Như trên đã nói, người Hà Nội rất kỹ tính trong ăn uống và chọn món, nên nghệ thuật ăn quà của người Hà Nội cũng dường như có quy luật, mà người dân của mảnh đất nghìn năm văn hiến này ít khi làm sai.
Trong một ngày, họ ăn quà cũng theo một cách riêng chứ không phải gặp gì ăn nấy, ví dụ phở gà, phở bò, phở sốt vang là những món quà ăn vào buổi sáng. Phở xào, phở áp chảo thường ăn vào buổi tối. Xôi lúa, xôi xéo, xôi vừng... chỉ bán vào buổi sáng, còn buổi trưa là thời gian của các món bún chả, bún giả cầy. Các món ăn tối thường là món ăn nhẹ dễ tiêu như cháo tim gan, mì vằn thắn... - vì buổi tối con người ít vận động.
Món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng mỏng tang ăn với chả quế, bánh cuốn nhân thịt lợn, trứng gà, lại vừa là quà sáng vừa là quà đêm, rồi là hạt dẻ, bánh khúc rao bán ời ời cho tới lúc phố phường đã tắt đèn.
Người Hà Nội ăn quà còn là để phù hợp với thiên nhiên, trời đất, khí hậu, để cân bằng âm dương, chứ không phải là ăn thứ gì và vào lúc nào cũng được. Với lối sống thanh lịch lên đời, họ ăn uống rất có chọn lọc và đã tạo ra một sự khác biệt so với những địa phương khác cùng trong cách thưởng thức đồ ăn, thức uống.
Rồi cũng chính bởi cách ăn uống như thế nào và vào lúc nào của họ mà đã giúp chúng ta nhận biết được đôi phần tính cách, sự sành điệu, sự tinh tế trong thưởng thức của mỗi người, cũng bởi sự ăn của họ được thể hiện ở từng chi tiết nhỏ: cốm phải bọc bằng lá sen, vừa giữ độ ẩm cho cốm dẻo, vừa để lưu mùi hương thơm của cốm, vừa để bổ sung thêm mùi dịu nhẹ của lá sen.
Người Hà Nội không ăn cốm vào mùa hè nóng đổ lửa, hoặc khi buốt giá mùa đông, mà họ ăn cốm vào lúc thu sang tiết trời lành lạnh với chuối tiêu trứng cuốc. Những quả chuối cong dài, vàng ươm lốm đốm nâu, để bên cạnh gói cốm bằng lá sen xanh ngắt, có buộc mấy sợi rơm vàng, bày trên chiếc đĩa sứ trắng tinh thì quả là chưa ăn mà cũng đã cảm nhận được sự thơm, ngọt, dẻo, bùi, ngầy ngậy của món quà Hà Nội.
Mùa thu không chỉ có cốm Vòng ăn cùng chuối tiêu trứng cuốc, mùa thu còn là mùa của ốc của vịt...: vào độ béo, và chính bây giờ cũng là lúc mà người Hà Nội thích thưởng thức một bát bún ốc Tây Hồ. Nước luộc ốc, vốn xưa nay người đời vẫn bảo nhạt như nước ốc mà khi đã qua những bàn tay khéo léo của người đầu bếp xứ kinh kỳ thì khi ăn vào lại thấy vừa đậm, vừa ngọt, vừa chua, vừa cay hoà quyện. Buổi sáng ăn một bán bún ốc không chỉ để cho đỡ đói lòng mà còn để thưởng thức cái mùi vị, cái màu sắc của món ăn đã được cái tài cái khéo của con người thể hiện...
Thế rồi mùa thu của những món bún ốc, bún vịt lại qua đi và đến những đêm mùa đông của Hà Nội với những quả ngô nướng, hạt dẻ rang nóng, bánh gối hay quẩy rán vàng ăn cùng nước chấm cũng có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, điểm thêm vài lát đu đủ xanh dòn, nếu không thì thưởng thức món cháo gà nóng có rắc thêm tí hạt tiêu, ớt bột.
Trong những món bún, cháo hoặc nước chấm ở những hàng quà Hà Nội nói chung là thường đủ vị, nhưng cái khéo ở đây là tuỳ mùa, tuỳ món mà người chế biến tăng giảm cho phù hợp. Ví dụ, mùa đông tiết trời ẩm lạnh, không thể hoà hợp với các loại món nhiều chua, nên người bán hoặc người ăn lại tăng thêm độ nóng, độ cay để vừa ăn vừa xuýt xoa vừa chảy mồ hôi. Thế nhưng tất nhiên cái cay của Hà Nội cũng chỉ là cái cay vừa phải, cái vừa phải rất đặc trưng như chính cách ứng xử của họ vậy.
Hà Nội là nơi hội nhập món ăn của mọi miền đất nước, nhưng sự hội nhập ở đây đều phải trải qua bộ lọc khó tính của người dân thủ đô, rồi sau đó tạo thành một phong cách rất riêng, rất Hà Nội, một thứ quà Hà Nội. Ta lại thử nêu tiếp một món quà lâu đời, nhưng đơn giản và quen thuộc của người Hà Nội để minh chứng: Xôi - một món ăn hết sức bình dân.
Từ sáng sớm, Hà Nội đã bán rất nhiều loại xôi, nhưng ở đây chỉ xin nói đến một vài loại xôi đặc trưng mà người dân ở đất này ưa thích, đó là xôi ngô, xôi vò, xôi xéo... Xôi vò khi ăn phải xới cho tơi rồi trộn đều với đậu xanh đã được đồ chín, nắm lại và thái nhỏ, gia thêm một chút mỡ gà cho hạt xôi bóng ngậy, còn nếu là xôi xéo, trên hạt xôi phải có thêm màu vàng tươi của đậu xanh, màu vàng rộm của hành phi, quyện với vị béo của mỡ. Xôi ngô cũng gần giống như xôi xéo, chỉ thay vào đó là hạt ngô bung trắng nõn, mềm thơm.
Những món quà truyền thống ở Hà Nội quả là nhiều vô kể và khó mà kể hết, nhưng nếu nói đến quà Hà Nội mà không nói đến phở thì thật là thiếu sót.
Bát phở Hà Nội lúc nào cũng phải đầy đủ gia vị: hành lá thái nhỏ lẫn rau mùi, rau húng láng, rồi hành chần tái, hạt tiêu, ớt tươi. Phở không chấp nhận mùi húng quế, càng không thể ăn với giá sống. Bánh phở Hà Nội tráng không mỏng không dày. Thịt bò luộc chín vớt ra để nguội thái mỏng ngang thớ, vừa mềm, vừa ngọt, vừa thơm mà không dai, nát.
Linh hồn của phở là nước dùng, được ninh từ xương bò, xương lợn, có chút tôm khô, sá sùng, mà mùi hương của nó là một lời mời gọi rất xa. Một nồi nước phở quen thuộc của người Hà Nội là kết tinh của quá trình du nhập giữa miền biển, đồng bằng và rừng núi. Khi ăn những bát phở thơm ngậy trên đường phố Hà Nội, chắc cũng ít người phân tách được rạch ròi hương vị hành, gừng của đồng bằng, thảo quả, hoa hồi của miền núi, mực khô, sá sùng từ miền biển.
Phở gà cũng giống như phở bò, chỉ thay thịt bò bằng thịt gà, ninh xương lợn, và rau gia vị bên trên bát phở loáng thoáng thêm một vài sợi lá chanh thái chỉ để có mùi thơm đặc trưng. ở Hà Nội cũng có những món ăn cần tới nhiều hơn thế số lượng gia vị, như món bún thang, món này cần cả tôm khô, mắm tôm, rau răm, tinh dầu cà cuống... để rồi toả ra trọn vẹn hương vị của món quà Hà Nội.
Trong các món quà của Hà Nội cũng cần phải nói đến chè, vì đó là một món quà rất được lòng mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Chè Hà Nội cũng là sản phẩm của đồng quê, nhưng nó lại mang đậm phong cánh của đất kinh kỳ, vừa tao nhã, vừa phong phú, vừa hào hoa với mùi thơm phảng phất của thiên nhiên.
Chè Hà Nội cũng là chè Việt Nam, nhưng đã được cải tiến, nâng cao và gia giảm; như món chè cốm, với nguyên liệu là cốm Vòng, đường kính, bột sắn dây, nước hoa bưởi. Bưng bát chè cốm trên tay, ngoài sự ngọt ngào tao nhã, người ăn còn như thoảng thấy đâu đây những ngày tháng ba hoa bưởi nở trắng vườn, mùi hương cốm của những cánh đồng lúa mùa thu xa tắp ở nơi chốn quê xưa.
Trong những gia đình đã nhiều đời cư trú tại Hà Nội, nguyên tắc sử dụng gia vị cho từng loại món ăn, từng hoàn cảnh... luôn được thế hệ trước truyền dạy thế hệ sau, tạo thành một nếp văn hoá đặc trưng của kinh thành. Mùa lạnh nấu chè bồ cốt có gừng và nước đường đun nóng để giữ ấm cơ thể, mùa hạ điểm xuyết bát chè long nhãn thoảng thương hoa bưởi, hoa nhài. Chỉ chút gia vị như vậy thôi, nhưng chứa đựng trọn vẹn sự tinh tế trong ứng xử của con người hoà hợp cùng trời đất.
Hà Nội cũng giống như toàn nhân loại là cần uống nước hàng ngày, chỉ khác một chút là uống gì, uống khi nào và uống với ai?
Quà Hà Nội thuộc thể loại uống cũng khá phong phú, nhưng phổ biến và bình dân nhất có lẽ là uống trà (xin gọi là trà để phân biệt với món chè). Trước đây ở Hà Nội cũng khá nhiều các quán nước giống ở thôn quê. Người Hà Nội thích uống trà tươi (còn gọi là trà xanh). Nước trà xanh phải uống thật nóng và nước phải có màu vàng sóng sánh thì đấy mới là ngon.
Người Hà Nội ít dùng nước vối, mặc dù số người ở đây phần lớn vẫn còn mang chút gì đó gốc gác chốn làng quê, nơi nước vối rất đỗi quen thuộc. Thế nhưng đôi khi vẫn có những người thích vối, và họ lại ủ một tích trà nụ vối nóng bỏng, thoảng hương mùi cúc chi.
Các quán ở Hà Nội bán nước trà khô là chủ yếu (trước đây thứ này được gọi là trà Tàu). Uống trà ở Hà Nội cũng giống như miếng trầu là đầu câu chuyện xưa kia, gặp mặt là uống, không khát cũng uống, vui cũng uống, buồn cũng uống, chia tay cũng uống, bàn chuyện làm ăn cũng uống, đợi chờ ai cũng uống... nên thứ nước trà khô đã trở thành một loại đồ uống phổ thông.
Nếu nước trà đã có từ lâu đời, thì cà phê mới có từ khi thực dân Pháp vào Hà Nội. Người dân đất Hà thành uống cà phê pha kiểu Pháp - bằng phin (cái lọc), và khác với các quán nước trà ồn ào, vui vẻ, quán cà phê Hà Nội thường êm đềm, tĩnh lặng. Khách uống ngồi trầm ngâm chờ đợi từng giọt cà phê rơi, hay tranh thủ xem một tờ báo, hoặc khe khẽ trò chuyện với người bạn đi cùng. Bước vào quán cà phê Hà Nội, người ta tưởng như cuộc sống đã dừng lại nơi đây, bởi tất cả những gì ồn ào và sôi động của nó đã bị bỏ lại ở bên ngoài. Phải chăng đó cũng là một kiểu thưởng thức quà Hà Nội.
Hà Nội bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và nếp sống vội vàng gấp gáp của thời đại công nghiệp, trong danh sách quà của Hà Nội đã xuất hiện các loại đồ ăn nhanh (fast food) kiểu Âu Mỹ, nhưng không vì thế mà những món quà Hà Nội bị lãng quên, bởi tuân theo một quy tắc tự nhiên: càng hiện đại, con người càng thích quay về với cuộc sống nguyên sơ, và cũng bởi vì truyền thống ăn uống Việt Nam đã thể hiện đầy đủ quan niệm về sự cân bằng giữa con người với trời đất; mà khi con người còn gắn bó với thiên nhiên thì truyền thống ăn uống theo mùa của người Hà Nội còn mãi mãi trường tồn. Và Thăng Long - Hà Nội quyến rũ hồn người không chỉ bởi cảnh sắc và hào khí mà còn bởi những thói quen nho nhỏ nhưng thanh tao trong văn hoá ẩm thực.
Một làn hương hoa bưởi trong bát chè, chút hương vị đậm đà khó tả của bát phở buổi sáng, nhánh hành, tía tô điểm xuyết bát cháo đêm khuya... những điều nhỏ bé đó đã góp phần tạo nên một phong vị Thăng Long, một hương vị quà
Hà Nội, khiến ai một lần đã tới nơi này sẽ còn nhớ mãi.
VnTimTM Theo Nguồn Chinhphu.vn

Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh

VnTim™<>  Nằm khiêm tốn trong một khoảng không nhỏ tại Bảo tàng Hà Nội song những vật dụng và hình ảnh về Hà Nội trong những ngày tháng máu lửa của 2 tác giả Trần Đình Nhung - Trần Văn Vẽ vẫn thu hút sự chú ý của rất đông khách tham quan.
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh
Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh

Những hình ảnh về Hà Nội những năm tháng chiến tranh

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Chùm hình ảnh, góc nhìn đẹp về Hà Nội xưa

VnTim™<> Gió thu nhè nhẹ gợi một niềm hoài cổ. Hãy cùng xem những bức ảnh của một Hà Nội bình dị và xưa cũ.
 Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Đồn lính Pháp trong thành Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Lính Pháp đang canh gác ở Hồ Tây.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Quân Pháp chiếm điện Kính Thiên trong thành cổ làm nơi đóng quân.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Toàn cảnh điện Kính Thiên.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Từ phía ngoài nhìn vào Cửa Bắc thành Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Cửa Bắc nhìn từ phía trong. Có thể thấy rất nhiều người Pháp đang có mặt ở Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Thành Hà Nội nhìn từ vị trí phố Sơn Tây ngày nay.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một đồn lính trong thành Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một góc nhỏ Hà Nội xưa.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một cửa nhỏ dẫn vào thành Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Từ đền Ngọc Sơn nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Ngôi nhà ở góc phải hiện nay vẫn còn tồn tại.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một nghĩa trang do người Pháp lập ra ở Hà Nội.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Cầu Giấy thời xưa. Đây là nơi 2 viên sĩ quan Pháp đã tử trận lần lượt vào các năm 1873 và 1883. Con sông trong ảnh là sông Tô Lịch.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Phố cổ Hà Nội nhìn từ bên kia hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, chúng đã được thay thế bằng các ngôi nhà cao tầng đồ sộ.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn nhìn từ bên kia hồ. May mắn là dáng vẻ cổ kính của chúng hiện vẫn còn được lưu giữ khá tốt.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Đây chính là chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, đây là vị trí của Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lý Thái Tổ và UBND thành phố. Đó chính là vị trí đẹp nhất xung quanh hồ.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một ngọn tháp trong chùa Báo Ân xưa. Hiện tại chẳng còn chút dấu tích nào về cả ngọn tháp và ngôi chùa cổ.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Toàn cảnh chùa Báo Ân nhìn từ hồ Hoàn Kiếm.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Ngôi chùa nhìn từ phía cổng chính.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Tháp Hòa Phong đã chứng kiến bao đổi thay lịch sử và đững vững tới ngày nay. Phía xa xa chính là tháp Rùa, một trong các biểu tượng của Hà Nội hiện tại.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Cầu Thê Húc mộc mạc của ngày xưa. Bây giờ cây cầu đã được làm mới nhưng vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Lối vào đền Ngọc Sơn.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một ngôi chùa xưa ở Hà Nội. Chẳng biết qua bao năm tháng, nó có còn văng vẳng tiếng chuông nữa hay không?
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Đền Voi Phục ở Cầu Giấy. Hiện tại ngôi đền vẫn còn và nằm ở góc công viên Thủ Lệ.
Một Hà Nội vàng ố sắc thời gian
Một ngôi chùa ở vị trí phố Thụy Khuê ngày nay. Con phố này vẫn giữ được nhiều đình, chùa cổ và các cổng làng theo kiểu xưa.

VnTimTM Theo Nguồn Kenh14