Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa Học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa Học. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Khoa học lý giải tại sao bạn nghĩ mình giỏi hơn người

Các nhà khoa học đã tìm ra lý do khiến nhiều người luôn cho mình giỏi hơn người khác ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống...

Mọi người trên Trái đất đều có khả năng nhất định, điều này làm nên nét riêng của mỗi cá nhân. Có người mạnh về thể chất, nhưng khả năng nhìn nhận sự việc lại chưa thực sự tốt. Người khác mang trên mình một sự tập trung cao, chăm chỉ, nhưng lại kém nhiệt huyết. 

Tuy nhiên, hầu hết trong chúng ta đều không nghĩ thế. Chúng ta cho rằng, ở tất cả mọi lĩnh vực, mình có thể không đứng nhất nhưng chắc chắn giỏi hơn nhiều người. Hội chứng này được khoa học gọi là “ảo giác ưu thế”- the illusion of superiority, hay có thể gọi vui là “ảo tưởng sức mạnh”. Hãy cùng khám phá hiện tượng này thông qua thông tin từ trang Io9 dưới đây.

1. Tâm niệm bản thân luôn tài năng

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm nhỏ, trong đó, họ yêu cầu những người lái xe tự đánh giá khả năng của mình và so sánh với người đồng nghiệp. Kết quả là 93% số người được hỏi tự tin trả lời “kỹ năng của tôi cực tốt, tốt hơn đồng nghiệp và đương nhiên vượt mức trung bình”. 
Khoa học lý giải tại sao bạn nghĩ mình giỏi hơn người
Tuy vậy, kết quả “trên mức trung bình, cực tốt” này chưa thực sự chính xác bởi nó không dựa vào tiêu chuẩn nào mà chỉ đơn giản là so sánh bản thân với người khác. 

Một cuộc khảo sát với 20 nhân viên công ty phần mềm máy tính cũng đưa ra kết quả tương tự, 1/3 số người được hỏi nói rằng, trình độ của họ hơn tất cả và chỉ thua một người.
Kết quả của những cuộc khảo sát này chỉ ra, con người ta không nghĩ mình “đỉnh nhất”, nhưng luôn có xu hướng cho rằng, mình thuộc “top trên”. Và với việc thuộc “top trên” trong tất cả lĩnh vực sẽ khiến ta tự huyễn hoặc bản thân mình trở nên khác biệt và tài năng. 

2. Con người có (hoặc ảo tưởng có) một trái tim thuần khiết

Trước khi đọc phần này, hãy thử trả lời câu hỏi: Cuốn sách “thực sự hay” gần nhất bạn đọc là gì? Và lý do khiến bạn đọc nó? 

Hầu hết mọi người sẽ trả lời “Tôi thích đọc sách”, hoặc “Vì tôi thích tác giả này”, hay “Tôi muốn tìm hiểu thêm”… Tuy nhiên, cũng vấn đề này, những nhà nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên dự đoán lý do khiến một người lạ đọc sách thì kết quả thường là những điều không được đánh giá cao như “theo thị hiếu”, “sắp có phim dựa theo tác phẩm này”…
Hội chứng này được gọi là “thiên vị động cơ ngoại sinh”- extrinsic incentives bias. Đây là hội chứng con người ta quy kết “động lực” của người khác là do bên ngoài tác động, thay vì động cơ có sẵn bên trong. 

Một nghiên cứu đã chứng minh, con người thường tự nghĩ những gì mình làm đều xuất phát từ bản thân. Ví dụ như khi đọc một cuốn sách, đó là do bản thân “ham học hỏi”, hay làm việc hăng say xuất phát từ lòng đam mê. 
Có thể những lý do này là đúng, nhưng bên cạnh đó, con người ta cũng hạ thấp mục tiêu và động lực của những người xung quanh. Họ cho rằng, người khác làm việc vì lương cao, đọc sách theo thị hiếu… hoặc nếu có làm tốt thì cũng là do hoàn cảnh bên ngoài giúp sức. Với ý nghĩ như vậy thì hiển nhiên, mọi người đều cho mình là “người đặc biệt” và có tài hơn người. 

3. Bản năng của con người

Các nhà khoa học đặt ra câu hỏi rằng, liệu chúng ta có chấp nhận thay đổi khi nhận ra việc mình luôn huyễn hoặc, ảo tưởng cho mình là nhất, tự thuyết phục bản thân mình làm việc tốt hơn người khác? 
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định, sự thay đổi này dường như là không thể bởi con người dù ít nhiều cũng luôn tự tin vào bản thân. Chúng ta khó có thể thay đổi khi nghĩ mình chỉ thuộc nhóm dưới, luôn thuộc hàng thấp kém. Cùng với đó, hiện tượng “ảo giác về sự hiểu biết bất cân xứng”- the illusion of asymmetric insight hiện hữu trong mỗi chúng ta.
Hiện tượng này cho rằng, chúng ta có thể nhận ra sự ảo tưởng về kỹ năng, giá trị của người xung quanh nhưng với bản thân thì luôn chối bỏ. Con người có xu hướng không tự thừa nhận mình vô tâm, lười biếng, xấu tính hoặc ít ra "không phải kẻ xấu tính, vô tâm lười biếng nhất" mà còn rất nhiều người khác lười hơn mình. Và thậm chí, có những người chỉ luôn cho rằng mình đúng, còn những người khác thì sai.
Theo: Kenh14.vn
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Io9, Livescience, Wikipedia...

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Phát hiện nguồn gốc câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ"

Phát hiện nguồn gốc câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" Theo các nhà khoa học Anh, câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" có cùng gốc rễ với "Đàn dê con và chó sói".

Chắc hẳn câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" với hình ảnh em gái nhỏ vượt rừng mang bánh tới cho bà ngoại đều đã quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu mới về văn học dân gian của ĐH Durham (Anh) đã chỉ ra, nguồn gốc của câu chuyện này có thể xuất hiện từ trước đó rất lâu.
Phát hiện nguồn gốc câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ"

Nhà nhân chủng học Jamie Tehrani - phụ trách nghiên cứu cho biết, câu chuyện dân gian gốc Pháp này có khá nhiều điểm tương đồng với một tích truyện cổ ở châu Âu và vùng Trung Đông mang tên “ Đàn dê con và chó sói”. 

Tương tự như việc con người và các loài linh trưởng đều có chung tổ tiên, hai câu chuyện trên rất có thể xuất phát từ cùng một nguồn gốc và đã tiến hóa theo thời gian, không gian. 
Để chứng minh cho việc "Cô bé quàng khăn đỏ" có cùng gốc rễ với "Đàn dê con và chó sói", ông Tehrani đã sử dụng phương pháp phân tích phát sinh chủng loại trong sinh học với những câu chuyện mang nội dung tương đồng. Theo ông, truyện dân gian là căn cứ lý tưởng để nghiên cứu phát sinh chủng loại vì chúng được tạo ra bởi cộng đồng và truyền miệng từ đời này sang đời khác nên nội dung được cải tiến, thay đổi theo thời gian.

Ông Tehrani tập trung vào 72 yếu tố biến đổi trong các cốt truyện, chẳng hạn như tính cách của nhân vật chính và phản diện, thủ thuật nhân vật phản diện sử dụng để đánh lừa nạn nhân và nạn nhân cuối cùng trốn thoát hay bị ăn thịt. Điều này giúp ông nhận ra cách câu chuyện được lưu truyền tới nay hình thành như thế nào sau nhiều thế kỉ truyền miệng.
Phát hiện nguồn gốc câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ"
Hình ảnh mô tả lại câu chuyện "Đàn dê con và chó sói".

Theo đó, "Đàn dê con và chó sói" có nguồn gốc từ một tích truyện cổ của nhà văn Hi Lạp - Aesop vào khoảng năm 400. Truyện kể rằng, dê mẹ trước khi rời khỏi nhà đã dặn dò kĩ lưỡng đàn con của mình không được mở cửa cho người lạ. Tuy nhiên, một con sói nham hiểm đã đóng giả dê mẹ để lừa ăn thịt đàn con. 

Trong khi đó, "Cô bé quàng khăn đỏ" lại xuất phát từ một bài thơ tiếng Latin vào thế kỉ XI, do một tu sĩ ở Liege (Bỉ) sáng tác. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tehrani cho biết, cả 2 câu chuyện này đều có chung nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và đã được phân nhánh thay đổi dần tùy theo mỗi nền văn hóa khác nhau. 

Ví dụ, ở Trung Quốc, người ta pha trộn "Cô bé quàng khăn đỏ", "Đàn dê con và chó sói" cùng các mẩu chuyện địa phương để tạo nên một phiên bản hoàn toàn mới. Điều thú vị là, phiên bản Trung Quốc được sáng tác bởi nhà thơ Huang Zhing, cùng thời với tác giả người Pháp - Charles Perrault - người sáng tác phiên bản "Cô bé quàng khăn đỏ" vào thế kỉ XVII.

Việc các biến thể khác nhau của cùng một câu chuyện xuất hiện ở nhiều nền văn hóa, quốc gia cho thấy, đây chính là những giá trị thông tin mà con người cảm thấy đáng nhớ nên được lưu truyền rộng rãi và không bị mất đi qua nhiều thế kỉ. 

Trong các câu chuyện liên quan trên, điểm đáng nhớ là cách sinh tồn được thể hiện theo ngôn ngữ và cách hiểu phù hợp với trẻ em. Ví dụ: việc nghe theo hướng dẫn của cha mẹ, sự đe dọa từ kẻ săn mồi (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng), yếu tố động vật biết nói…

(Nguồn tham khảo: Salon) - Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Graphene siêu vật liệu cứng hơn kim cương, dẫn điện và nhiệt cực tốt

[VnTim™]<> Andre Konstantin Geim sinh năm 1958 tại Sochi (Nga), theo học ngành Vật lý ở Moskva và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Vật lý chất rắn Chernogolovka năm 1987.

Graphene cung hon kim cuong sieu vat lieu
Ông Andre Konstantin Geim.
Sau một thời gian nghiên cứu ở Anh và Đan Mạch, năm 1994, ông trở thành giáo sư thỉnh giảng của Đại học Nijmegen (Hà Lan) và từ năm 2001, Geim dạy tại Đại học Manchester (Anh).

Nhờ tìm ra vật liệu graphene, ông vừa được trao thưởng Koerber tại Tòa thị chính Hamburg (Đức). Được đặt theo tên Kurt Adolf Koerber (1909-1992), trùm công nghiệp Đức kiêm "mạnh thường quân" lớn của giới nghiên cứu, đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất ở châu Âu dành cho các nhà khoa học có phát minh quan trọng và cực kỳ sáng tạo.

Graphene có nguồn gốc từ graphite (than chì). Màng graphene do Geim tạo ra chỉ dày bằng bề dày của một nguyên tử carbon. Đây là chất liệu mỏng nhất hiện nay. Khi xếp chúng chồng lên nhau sẽ tạo ra một vật liệu có nhiều đặc tính vật lý vô cùng độc đáo.

Người ta không thể xếp graphene vào các chủng loại vật liệu hiện hành. Thứ nhất, đó là một loại vật liệu “phi lập thể” vì nó có bề dày chỉ bằng một phần triệu của loại giấy in báo thông thường. Thứ hai, người ta cũng không thể xếp graphene là kim loại hay chất bán dẫn, mặc dù nó dẫn điện và nhiệt cực tốt.

Không những thế, graphene còn cứng hơn cả kim cương và cực bền. Một sợi dây thép dài 28km sẽ tự đứt nếu nó được treo theo phương thẳng đứng, trong khi một sợi dây graphene chỉ đứt trong điều kiện tương tự ở độ dài trên 1.000km. Trong giới khoa học, hiện có người đang tính chuyện làm một chiếc “thang máy” bằng chất liệu graphene nối liền trái đất với vệ tinh.

Graphene cung hon kim cuong sieu vat lieu
Mô hình một màng graphene.
Những ứng dụng đầu tiên của graphene là trong lĩnh vực vi điện tử và công nghệ nano. Một nhà khoa học người Anh trong nhóm làm việc của tiến sĩ Geim hiện đã chế tạo được bóng bán dẫn làm từ graphene, có độ dày 1/10 nanomét và chỉ bằng 1/4 kích thước bóng bán dẫn nhỏ nhất làm bằng vật liệu silicon. Loại bóng bán dẫn này không cần phải làm mát và có thể được kích hoạt bằng một điện tử duy nhất.

Không những thế, bóng bán dẫn làm bằng graphene có tốc độ đóng-mở nhanh gấp 100 lần loại bóng bán dẫn “nhạy” nhất hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc máy tính điện tử dùng bóng bán dẫn graphene có tốc độ tính toán nhanh gấp bội các loại “siêu máy tính” dùng bóng bán dẫn silicon.

Một đặc tính tuyệt vời nữa của graphene là nó hoàn toàn không để cho không khí lọt qua (kín khí). Loại vật liệu này sẽ có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm và một số lĩnh vực khác.

Graphene được nhóm của giáo sư Geim tổng hợp từ graphite năm 2004. Đây là phát hiện tình cờ, vì cả lý thuyết và thực nghiệm trước đó cho rằng không thể tồn tại đơn lớp graphite carbon. Việc khám phá ra cách chế tạo graphene là câu chuyện hy hữu trong lịch sử khoa học, bởi nó xuất phát từ một cuộn băng keo.

Tiến sĩ Geim đặt mảnh graphite lên một miếng băng keo đặc biệt, dán hai đầu lại với nhau, rồi mở băng keo ra... và lặp đi lặp lại việc làm “nhàm chán” này. Qua đó, mảnh graphite được tách ra từng lớp một, ngày càng mỏng, sau đó người ta hòa chúng vào acetone.

Trong hỗn hợp thu được có cả những đơn lớp carbon chỉ dày 1 nguyên tử. Vì sự khám phá vĩ đại nhưng đơn giản đến mức khó tưởng tượng này, nên phương pháp tách của Geim được gọi là “scotch tape”.

Theo Geim, mắt người không thể nhìn thấy màng graphene và chỉ có kính hiển vi điện tử tối tân nhất mới nhận ra độ dày này. Dưới kính hiển vi, mảnh graphite dày gấp 100 lần nguyên tử carbon có màu vàng, 30- 40 lớp màu xanh lơ, 10 lớp có màu hồng và graphene thì mang màu hồng rất nhạt.

Các nhà khoa học cho rằng trong tương lai, graphene nhiều khả năng sẽ thay thế silicon và nước nào tạo ra được một “thung lũng graphene” như Thung lũng Silicon ở Mỹ, nước đó có thể vươn lên dẫn đầu trong các công nghệ của tương lai. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua trong việc nghiên cứu tìm các ứng dụng graphene.

Theo các nhà khoa học, graphene có khả năng làm tăng tốc độ xử lý của chip máy tính hiện tại lên mức 500 đến 1.000 Ghz./.