Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất!

Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất!
Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát kể như vậy.
Ngày 11.12.2006, lần đầu tiên, chính quyền Đà Nẵng mở kho tư liệu Hoàng Sa và mời những người từng sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa đến gặp mặt và tham quan. Hàng năm, Sở Nội vụ và huyện đảo Hoàng Sa đều tổ chức gặp gỡ những nhân chứng này. Các nhân chứng trong bài viết nay có người còn, người mất. Đây là chứng cứ chân thật nhất về một thời Hoàng Sa.

“Sáng đó (20.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

Bị Trung Quốc bắt làm tù binh

Đó là một ngày không quên trong đời ông Tân. Năm 2006, ông Tân 73 tuổi sống bằng nghề dạy kèm tiếng Anh, tiếng Pháp tại phường An Hải Đông thành phố Đà Nẵng.


Nhân chứng Tạ Hồng Tân (ảnh chụp năm 2006), người bị Trung Quốc bắt làm tù binh sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Ông là người gốc sài Gòn, làm nhân viên quan trắc cho Đài khí tượng Sài Gòn, được điều ra Trung tâm khí tượng Đà Nẵng làm quan trắc viên Trạm khí tượng Hoàng Sa cuối năm 1973 cho đến ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Khi đó, trên đảo có một trung đội Địa phương quân thuộc Đại đội 157, địa phương quân Đà Nẵng của chế độ Sài Gòn và 6 nhân viên thuộc Trạm khí tượng Hoàng Sa.

Ông Tân kể: “Thấy tàu chiến nhiều quá chúng tôi rất lo âu. Nhân viên vô tuyến của trạm liên lạc về Đài khí tượng Đà Nẵng cầu cứu. Kêu thì kêu vậy nhưng biết không làm gì được vì lực lượng bên đó quá đông!”.

Từ sáng sớm đến hết cả ngày 20.1.1974, tàu chiến Trung Quốc án binh bất động. Lúc đó, đã xảy ra hải chiến ngoài khơi, ở các đảo xung quanh, nhưng những nhân viên khí tượng này không biết. Khoảng 5 giờ chiều, sau một đợt pháo kích, Trung Quốc cho quân đổ bộ vào đảo bắt sống toàn bộ trung đội Địa phương quân và 6 nhân viên khí tượng, trong đó có ông Tạ Hồng Tân.

“Họ đưa chúng tôi lên tàu về đảo Hải Nam ngày hôm sau. Chúng tôi được chuyển lên xe bịt bùng về giam ở đâu không biết!” – ông Tân kể.


Hai chiếc vỏ ốc này là kỷ vật của nhân chứng Phạm Khôi. Nay hai vỏ ốc này đã được tặng cho Kho tư liệu Hoàng S.

Chúng tôi xác định được nhà giam ông Tân cũng như các binh lính khác là nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Vào nhà giam, mọi người bị lấy lời khai nhưng được đối xử tử tế.

Khoảng gần 3 tuần sau, ông Tân nói có một cán bộ Trung Quốc tới trại, đem theo người phiên dịch nói cho chúng tôi biết: “Hoàng Sa là đảo của Trung Quốc nhưng Việt Nam chiếm làm đài Khí tượng. Nay Trung Quốc lấy lại và các anh sẽ được trả tự do trong vài ngày tới”. Khoảng gần 1 tuần sau, ông Tân cùng toàn bộ tù binh bị Trung Quốc bắt đưa qua Hồng Kông.

Chính quyền Sài Gòn điều một chiếc máy bay C130 sang Hồng Kông nhận trao trả tù binh. Phần lớn số tù binh sau đó về lại nơi làm việc ở Đà Nẵng.

Tiễn chúng tôi ra về tới cửa, ông Tân còn nheo nheo mắt hỏi: “Không biết bây giờ tên của tôi có còn ngoài Hoàng Sa không?”. Một câu hỏi thật khó trả lời.

Tất cả những binh sĩ chế độ Sài Gòn và nhân viên khí tượng khi đến Hoàng Sa, những giờ rảnh rỗi họ ra những tảng đá ven biển khắc họ tên và địa chỉ mình lên đó làm kỷ niệm. Khi ông Tân ra thì đã thấy lớp lâu lớp mới tên người Việt Nam trên đá, ở những vị trí tuyệt đẹp.

Thiên đường đã mất


Một trong những người từng làm việc lâu đời ở Hoàng Sa tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn. Đầu năm 1958, ông Phát được điều theo dạng luôn phiên ra Đà Nẵng rồi đi Hoàng Sa. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ nhất trong đời của một chàng trai Sài Gòn.


Nhân chứng Nguyễn Tấn Phát (ảnh chụp năm 2006). Đây là người đã nói: "Tôi đã để một phần đời của tôi ở lại Hoàng Sa". Phần đời còn lại của ông là nỗi hoài nhớ về Hoàng Sa, nơi mình đã từng sống.

Ông nói: “Mỗi nhân viên chỉ đi Hoàng Sa luân phiên 3 tháng, mỗi lần đi có 6 người gồm 4 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến và 1 nhân viên phục vụ lo thổi bóng hơi quan trắc cao không đo gió kiêm hậu cần. Tôi lúc đó mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, thấy cảnh sắc thần tiên nên mê và xin ở lại luôn cả nửa năm”.

Nửa năm sống trên đảo trong ký ức của ông Phát bây giờ là nửa năm làm Từ Thức!. Công việc quan trắc cũng khá nhẹ nhàng, chủ yếu vài thời điểm trong ngày. Thời gian còn lại ông cùng những đồng nghiệp mình ngao du khắp đảo Hoàng Sa.

Lâu lâu, ông kể là đi theo xuồng máy của đơn vị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn đi thăm các đảo có chim sinh sống. Đó là những bãi cát vàng rực trong ánh chiều tà. Chân chúng tôi len lỏi giữa những ổ trứng chim. Chim nhiều vô kể, chúng không hề sợ hãi khi thấy người tới gần.

Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát kể như vậy.


Nhân chứng Võ Như Dân (ảnh chụp năm 2006). Ông Dân là người có thời gian sống và làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa: 3 năm rưỡi!

Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim...

“Chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương... Con nào con đó nặng trên 5 – 7 ký” – đó là ký ức của ông Võ Như Dân, người ở Hoàng Sa nhiều nhất.

Ông Dân làm nhân viên hậu cần cho Trạm khí tượng Hoàng Sa từ năm 1956. Đội hậu cần thời đó chỉ có 3 người luân phiên nhau ra Hoàng Sa.

Chính vì vậy, cho đến ngày Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974, ông Dân có 14 chuyến ra Hoàng Sa, mỗi chuyến 3 tháng, tổng cộng là 3 năm rưỡi sinh sống trên đảo. Cảnh sắc quen thuộc thân thương quá đỗi đến mức ông bảo: “Hôm qua tôi xuống Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nơi có kho tư liệu và hành ảnh về Hoàng Sa, tối về tôi nằm mường tượng nó ở trước mặt tôi. Cả phần đời tôi đã ở đó...”.

Nhiệm vụ là hậu cần nên suốt ngày ông Dân đi câu cá phục vụ thức ăn cho toàn đội. Đồ hộp cũng nhiều nhưng không ai ăn. Khu nhà khí tượng do Pháp xây trên đảo có những hầm chứa nước mưa dùng uống quanh năm.

Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ...

Bao nhiêu kỷ niệm còn sống trong lòng những người đã từng ở Hoàng Sa. Ông Phạm Khôi, nguyên là lính địa phương quân Việt Nam cộng hòa, hiện sống ở Đà Nẵng mở tủ lấy ra hai chiếc vỏ ốc hoa còn khắc ngày ông đặt chân lên Hoàng Sa: 23 tháng chạp năm 1969. Đó là hai chiếc vỏ ốc ông mang về và trở thành báu vật của đời ông!

Huyện đảo Hoàng Sa

Được thành lập từ tháng 01.1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km).

Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng.

Ngày 21.4.2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng

Minh Sơn

Ảnh đại diện: Ngư dân Mai Phụng Lưu tại lao Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa (ảnh chụp tháng 8.2011). Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài sau: Bí mật bộ ảnh duy nhất về Hoàng Sa năm 2011.

Bán Kilo cho Trung Quốc, Nga bán luôn... giấy phép

Lo ngại cho an ninh nước Nga và từ đó tới an ninh nước ta. Nga càng ngày càng yếu so với Trung Quốc: Nguồn nhân lực chỉ bằng 1 phần 10 Trung Quốc; vũ khí thì không tiến bộ hơn bao nhiêu...; trong khi Trung Quốc luôn luôn thèm khát tài nguyên, lãnh thổ Nga. Nga yếu thì Trung Quốc sẽ không phải lo ngại an ninh phía Bắc, sẽ rảnh tay xử lý Việt Nam và các nước phía Nam và phía Tây. Mình mua được 6 cái Kilo, TQ thì đã có hàng trăm tàu ngầm, đầu năm trước 6 tàu ngầm tấn công lớp Lada; cuối năm mua thêm 12 cái lớp Kilo kèm cả giấy phép được quyền coi như tự sản xuất thoải mái. Nghĩ đến mỗi tầu ngầm của ta sẽ bị cả chục tầu ngầm Trung Quốc quây dưới đáy biển sâu, không hiểu rồi quân ta sẽ đối phó thế nào ?
Bán Kilo cho Trung Quốc, Nga bán luôn... giấy phép
Một tàu Kilo của Nga
 Khi bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho TQ, Nga bán luôn cả giấy phép nhằm ngăn chặn nước này sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế.
Tháng 3/2013, báo chí Trung Quốc và Nga đưa tin, Bắc Kinh đang mua số lượng lớn thiết bị quân sự hiện đại từ Nga. Trong số các hệ thống trị giá nhiều tỉ USD, có 6 tàu ngầm tấn công lớp Lada và 35 máy bay chiến đấu SU-35.

Động thái này khá quan trọng, vì đây là những hệ thống vũ khí tinh vi và cũng đã hơn một thập niên Trung Quốc mới mua lượng lớn như vậy từ Moscow. Sau lần mua khá nhiều vũ khí của Nga vào giữa những năm 1990 tới đầu 2000, Trung Quốc bắt đầu "mổ xẻ" động cơ của các khí tài này như máy bay chiến đấu đa nhiệm SU-27, xe tăng NORINCO T-90, một số bộ phận của các tàu ngầm được coi là hiện đại bậc nhất.

Thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng mua quyền cấp phép đối với hệ thống vũ khí Nga. Đạt được sự tự tin trong công nghệ quân sự từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách quốc phòng Trung Quốc.

Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển chương trình tàu ngầm nội địa. Do đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã trình làng một số loại tàu ngầm gồm tàu ngầm diesel hay tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Tuy đã đạt tiến bộ, nhưng dường như PLAN không hài lòng với chất lượng của các sản phẩm nội địa này, nên buộc phải trở lại với hệ thống vũ khí Nga.

Nga không muốn bán các vũ khí hiện đại nhất của họ cho Trung Quốc do lo ngại điều này sẽ làm suy yếu các lợi ích của Moscow. Nước này đang ngày càng quan ngại về ưu thế kinh tế của Trung Quốc ngay ở khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga là vùng giàu tài nguyên Trung Á. Moscow cũng để mắt tới vùng thưa thớt dân cư Viễn Đông, có biên giới giáp với một số tỉnh đông đúc phía bắc Trung Quốc. Sự trỗi dậy nhanh chóng của PLAN còn tạo ra một thách thức với hạm đội Viễn Đông già hóa, hạn hẹp ngân sách của Nga.

Nhưng đối mặt với ngân sách cạn kiệt, lại càng trở nên trầm trọng hơn vì kinh tế suy giảm, quân đội Nga không có nhiều lựa chọn ngoài việc bán các thiết bị hiện đại cho Trung Quốc. Và, Bắc Kinh đang yêu cầu những thứ tốt nhất. Để duy trì các cơ sở thiết kế và nghiên cứu vũ khí, quân đội Nga cần nguồn tài chính ổn định. Bằng cách bán các vũ khí kém hiện đại hơn cũng như giấy phép sản xuất cho Trung Quốc, họ đã có quỹ để phát triển những hệ thống vũ khí mới hơn, hiện đại hơn.

Ví dụ, Nga có thể chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình, SU-35 khi sử dụng tiền từ cấp phép sản xuất loại SU-27. Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sau khi bị Nga phản đối về việc nước này sử dụng trái phép công nghệ của SU-27 để sản xuất máy bay nội địa J-10. Một số nhà quan sát khác lại cho rằng, Trung Quốc mua giấy phép sản xuất từ SU-27 là do sao chép bất thành loại máy bay này, nhất là các thiết bị điện tử.

Do hạn chế ngân sách, lực lượng phòng không Nga chỉ có thể sở hữu số lượng nhỏ máy bay chiến đấu. Trong năm 2011, chỉ ba chiếc SU-35 được chế tạo. Việc bán vũ khí cho Trung Quốc và các nước khác như Ấn Độ cho phép Nga tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, duy trì lợi thế cạnh tranh kỹ thuật công nghệ để quân đội Nga có thể đáp ứng những đơn hàng lớn hơn.

Việc bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc đã tạo ngân quỹ cần thiết để Nga phát triển tàu ngầm lớp Lada. Nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế (như từng làm trong quá khứ), Nga không chỉ bán thiết bị mà còn bán giấy phép. Theo thỏa thuận, một tàu ngầm sẽ được chế tạo tại Nga trong khi năm tàu khác được chế tạo tại xưởng đóng tàu Trung Quốc.

Để cân bằng với nhu cầu mua sắm và sản xuất ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với vũ khí Nga, Moscow còn ký các thỏa thuận với Ấn Độ, cũng cho phép việc mua bán vũ khí và cấp phép sản xuất. Nga bán các tàu ngầm lớp Kilo cũng như quyền và công nghệ để sản xuất SU-27 cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi dường như cũng muốn đối phó với việc mua sắm vũ khí Nga của Trung Quốc khi xúc tiến các hợp đồng mua bán vũ khí, chuyển giao công nghệ.

Trong khi Nga sẵn sàng bán những hệ thống tân tiến nhất của mình cho Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng không thỏa mãn với chọn lựa này vì cho rằng, Nga có nguy cơ tụt hậu hơn với phương Tây. Sau nhiều thập niên tự chủ, trong 5 năm qua, Nga đã bắt đầu tậu một số hệ thống vũ khí từ nước ngoài. Hải quân Nga mua ba tàu đổ bộ từ Pháp, máy bay không người lái của Isreal, và các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại từ Đức.

Đối mặt với lệnh cấm vận vũ khí phương Tây kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc phụ thuộc lớn vào công nghệ Nga để phát triển ngành công nghiệp bản địa. Khi Nga tụt hậu trong nhiều lĩnh vực quan trọng, Trung Quốc dường như muốn đầu tư mạnh tay hơn vào nỗ lực tự nghiên cứu và phát triển - có thông tin là trị giá nhiều tỉ USD mỗi năm. Đồng thời, Bắc Kinh tìm kiếm các quan hệ đối tác với nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cũng như dễ dàng tiếp cận với công nghệ phương Tây kiểu như Brazil.

Mỹ không ít lần cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp. Hàng trăm nhà khoa học Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở những ngôi trường hiện đại nhất nước Mỹ và châu Âu. Rất nhiều trong số này có dính líu tới quân đội, cho dù không được tiết lộ. Một sĩ quan quân đội Mỹ với nền tảng tình báo quân sự từng nửa đùa nửa thật rằng: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn thấy nhiều sĩ quan Quân giải phóng Nhân dân TQ hơn là sĩ quan Mỹ tại các trường đại học dân sự Mỹ".

Mặc dù về tổng thể Trung Quốc đứng sau Mỹ và tụt hậu so với Nga ở một số lĩnh vực, thì công nghiệp quân sự của nước này cũng đang lấp dần khoảng cách, nhất là với Nga. Chương trình không gian và tên lửa của Trung Quốc, từng trông cậy vào Nga, nay đã ngang bằng nếu không nói ưu thế hơn.

Trung Quốc dường như có lợi thế hơn Nga trong lĩnh vực máy bay không người lái sau khi mua sắm công nghệ theo cách cả công khai lẫn bí mật từ các nước phương Tây. Nhiều người chỉ chú ý đến ảnh hưởng của tiến trình đại hóa quân sự Trung Quốc đối với Mỹ, mà lại ít lưu tâm tới ảnh hưởng của nó với Nga. Nhiều nhà phân tích Nga thậm chí dự đoán, trong tương lai không xa, Nga có thể phải mua vũ khí từ Trung Quốc.

Minh Tâm (theo Atimes)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/156525/ban-kilo-cho-trung-quoc--nga-ban-luon----giay-phep.html

Tàu ngầm Kilo là 'mốc lớn' về phòng thủ

Tàu ngầm Kilo là 'mốc lớn' về phòng thủ
Một số chuyên gia ước tính giá của mỗi chiếc tàu ngầm kilo ở mức khoảng 200-250 triệu đô la một chiếc và có khả năng hoạt động hữu hiệu chừng 30 năm. Việt Nam không công khai chi phí trọn gói cho mua tàu ngầm cùng các dịch vụ kèm theo từ Nga.

Tàu biển Rolldock mang theo tàu ngầm kilo về Cam Ranh hôm 1/1
Một trong sáu chiếc tàu ngầm kilo mà Việt Nam đặt hàng từ Nga, có tên Hà Nội, đã về tới cảng Cam Ranh trong ngày đầu năm 2014. Nhà nghiên cứu Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer nói việc nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên đã cải thiện khả năng tự vệ của Việt Nam.

Nhận định về sự kiện này, Giáo sư Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nói:

"Việc đón nhận tàu đầu tiên trong số sáu tàu ngầm hạng Kilo cải tiến về cảng Cam Ranh đánh dấu một mốc lớn trong sự phát triển khả năng phòng thủ quốc gia của Việt Nam.

"Việt Nam giờ là thành viên của nhóm đi đầu trong số các quốc gia Đông Nam Á có tàu ngầm bao gồm Indonesia, Singapore và Malaysia.

"Quân đội Việt Nam giờ có thể hoạt động trong bốn không gian - trên bộ, trên không, trên biển và dưới biển."


Ông Thayer nói tàu ngầm Kilo nổi tiếng với khả năng tránh bị phát hiện và có do vậy nhóm tàu mà Việt Nam đặt hàng là trở ngại đáng kể cho nước nào muốn xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Sáu tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua được cho là hiện đại hơn 12 chiếc hạng kilo mà Trung Quốc có cho dù Bắc Kinh cũng được cho là sở hữu hai tàu ngầm hạt nhân.

'Chống thâm nhập'

Giáo sư Thayer nhận định: "Khi toàn bộ sáu tàu ngầm đi vào hoạt động chúng sẽ tăng cường đáng kể khả năng nâng cao năng lực chống thâm nhập/bảo vệ cục bộ đối với bất cứ nước nào toan vào vùng biển của Việt Nam để gây hấn.

"Ngoài ra các tàu ngầm Kilo cũng sẽ tăng cường khả năng tấn công mãnh liệt nếu được trang bị tên lửa chống tàu và tên lửa tuần dương nhắm vào đất liền.

Tàu ngầm kilo

Tàu ngầm kilo của Việt Nam thuộc thế hệ mới hơn tàu trong ảnh

"Nếu xung đột xảy ra, chẳng hạn như [ với Trung Quốc], Việt Nam có thể đáp trả sự tấn công của Trung Quốc bằng cách đánh vào các căn cứ hải quân của họ ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hay thậm chí Căn cứ Hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam.

Mặc dù vậy ông Thayer nói Việt Nam còn nhiều việc phải làm để có thể phát huy khả năng của tàu ngầm Kilo.

Hà Nội sẽ cần phải phát triển chiến lược sử dụng tàu ngầm, tuyển thủy thủ điều khiển tàu cũng như hấp thụ công nghệ quân sự mới để bảo trì và sử dụng tàu ngầm.

Vị giáo sư cũng nói Việt Nam sẽ còn cần sự trợ giúp của Nga trong lĩnh vực tàu ngầm trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Một số chuyên gia ước tính giá của mỗi chiếc tàu ngầm kilo ở mức khoảng 200-250 triệu đô la một chiếc và có khả năng hoạt động hữu hiệu chừng 30 năm do bị nước biển bào mòn và công nghệ lạc hậu so với các đời tàu ngầm mới hơn.

Việt Nam không công khai chi phí trọn gói cho mua tàu ngầm cùng các dịch vụ kèm theo từ Nga.
(BBC)

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Tàu ngầm Hà Nội đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh

Thích bình luận ở dưới bài: "Chú nó vẫn chưa tự bơi được nhỉ ? Chắc còn lạ nước lạ cái, sẽ quen ngay thôi. Tàu ngầm được đưa vào cảng ... an toàn là tốt rồi, chúc mừng!". Chắc chưa có xăng cho nó ăn nên nó chưa tự bơi vào được. Nghĩ đến cảnh nó sẽ va đập dưới nước nông gần bờ khi bắt đầu chính thức hoạt đông, cũng thấy hơi lo...
Tàu ngầm Hà Nội đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh 
(TNO) Khoảng 14 giờ ngày 3.1, tàu ngầm Hà Nội đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh an toàn.
Tàu ngầm Hà Nội với Quốc kỳ Việt Nam nổi trên mặt vịnh Cam Ranh

Lúc 13 giờ 30 phút, hai tàu lai dắt bắt đầu đưa tàu Hà Nội HQ182 ra khỏi tàu Rolldock Sea. Lúc 14 giờ, tàu ngầm Hà Nội đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh an toàn. Quốc kỳ Việt Nam đã tung bay trên tàu ngầm Hà Nội.



Hai tàu lai dắt đưa tàu ngầm Hà Nội HQ182 ra khỏi tàu Rolldock Sea





Hai chiếc tàu kéo cẩn thận lai dắt tàu ngầm Hà Nội


Tàu ngầm Hà Nội hùng dũng trên mặt vịnh Cam Ranh


Lúc 14 giờ ngày 3.1, tàu ngầm Hà Nội HQ182 đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh an toàn. Quốc kỳ Việt Nam đã tung bay trên tàu ngầm Hà Nội 


Việc lai dắt tàu ngầm Hà Nội được thực hiện dưới sự theo dõi kỹ lưỡng của các chuyên gia Nga và đội ngũ kỹ thuật



Trên đường lai dắt tàu ngầm Hà Nội vào quân cảng

Nguyễn Chung (thực hiện)

luannguyendl (221/15 vườn laj) - 6 giờ trước
Chú nó vẫn chưa tự bơi được nhỉ ? Chắc còn lạ nước lạ cái, sẽ quen ngay thôi. Ước gì được đứng trên đó chụp hình phát tung lên Face cho oách nhẩy hehe....
Nguyễn Định (Ben Tre) - 6 giờ trước
Việt Nam sẽ ngày càng mạnh hơn và giàu đẹp hơn....
ThanhPC - 6 giờ trước
Tàu ngầm được đưa vào cảng ... an toàn là tốt rồi, chúc mừng!

PV Thanh Niên Online gửi tới bạn đọc những hình ảnh đầu tiên khi tàu ngầm Hà Nội tiếp nước ở vịnh Cam Ranh, chuẩn bị về ''nhà mới''. Ảnh chụp lúc 10 giờ 15 sáng 3.1

Tàu ngâm Kilo Hà Nội tại Cam Ranh 38

Tàu ngâm Kilo Hà Nội tại Cam Ranh 39

Tàu ngâm Kilo Hà Nội tại Cam Ranh 40

Tàu ngâm Kilo Hà Nội tại Cam Ranh 41
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 21
Tàu ngầm Hà Nội đã xuống nước
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 22
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 23
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 24
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 25
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 26
Thiết kế đặc biệt của tàu vận tải Rolldock giúp tàu này có thể dìm phần khoang tàu xuống nước, mở mũi, để dễ dàng "hạ thủy" tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 27
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 28
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 29
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 30
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 31
Tàu lai dắt đã chờ sẵn bên ngoài
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 32
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 33
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 34
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 35
Tàu ngâm kilo Hà Nội tại Cam Ranh 36
Tàu ngầm Hà Nội đã sẵn sàng được kéo về quân cảng
Tàu Rolldock vận hành như thế nào?
Tàu ngầm Hà Nội có thể tiếp nước an toàn tại vịnh Nha Trang nhờ thiết kế của tàu vận tải áp dụng mô hình Nổi trong/Nổi ngoài (Float-in/Float-out).
Theo đó, thành tàu cao hai bên thân tàu và phần mũi có thể đóng mở của tàu vận tải có nhiệm vụ bảo vệ tàu ngầm bên trong khỏi sóng biển.
Không có giới hạn về chiều cao của tàu ngầm được chở bên trong nhờ phần thân không có mái trên tàu Rolldock.
Tàu vận tải được thiết kế theo mô hình Nổi trong/Nổi ngoài nổi tiếng nhờ khả năng để cho tàu được vận chuyển nổi trong khoang chứa hàng nhằm tránh phải dùng đến các loại cần cẩu bốc dỡ hàng ra khỏi tàu vận chuyển, vốn là một cách làm không thuận lợi.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có điểm hạn chế, đó là con tàu vận chuyển sẽ phải hạ khoang từ từ xuống đến một mức mà con tàu được vận chuyển bên trong có thể nổi cân bằng bên trong tàu vận chuyển.
Ngoài ra, do mô hình Nổi trong/Nổi ngoài đòi hỏi phải có thiết kế chuyên biệt, nên chi phí chế tạo và vận hành tàu vận tải áp dụng mô hình này rất đắt.
Độ sâu cần thiết đối với tàu vận tải áp dụng mô hình Nổi trong/Nổi ngoài tại vùng nước đang neo đậu hay tại địa điểm thả cho tàu được vận chuyển bên trong ra ngoài tỉ lệ thuận với độ cao của chúng.
Hoàng Uy(Nguồn: RollDock)
Nguyễn Chung

Kilo: Chưa xong vụ “Ụ nổi” đã nổi lên một... “Ụ chìm”?

Chưa xong vụ “Ụ nổi” đã nổi lên một … “Ụ chìm”? 
Đôi lời: Nghe xôn xao trên mạng bức hình Thủ tướng “thị sát” chiếu tàu ngầm mới coong, nhưng lại đầy những vết tích nhem nhuốc, han rỉ của một chiếc tàu cũ mèm. Vội vàng tìm xem, quả tình nếu chỉ thấy hình mà không chú thích, sẽ dễ nhầm tưởng Thủ tướng đang đi thăm tàu … cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị Trung Quốc cướp phá.
Hai bức hình khác cũng cho thấy có vẻ như trang bị bên trong có từ … vài chục năm thế kỷ trước, khi các bảng điều khiển điện tử phải dùng phím bấm thô kệch, không tinh xảo như ngày nay, mà trong bản tin cho là “hệ thống thiết bị quản lý thông tin liên lạc tự động tối tân”.


Nghĩ cũng có lý! Nước mình còn nghèo, tiền đâu mà sắm ào ào một lúc cả 6 chiếc tàu ngầm mới. Phải mua đồ cũ thôi, nhiều nước giàu cũng phải làm vậy.

Có điều, chớ lừa dối nhau, kể cả (hy vọng là chỉ do) cách “lừa” của truyền thông, khi (tháng 5/2013) chưa thăm tàu mới được, thì xuống tạm tàu cũ nào đó, rồi đưa tin, ảnh bảo là tàu của ta cho nó oai.

http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/01/01/chua-xong-vu-u-noi-da-noi-len-mot-u-chim/


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân Tàu Ngầm Hà Nội

Bức ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân Tàu ngầm Hà Nội cũng do Đức Tám (TTXVN thực hiện). Phía sau lưng Thủ tướng và viên sĩ quan Nga là những trang bị trông có vẻ rất cổ lỗ, xấu xí và có cả những vết bẩn. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân tàu ngầm Hà Nội

Tầu ngầm Kilo: Cầu mong lặn được thì trồi lên được !!!

Thích nhất câu bác Thợ Cạo viết: "Cầu mong các chú quân ta thượng lộ bình an, lặn được thì trồi lên được". Chắc bác ấy sợ đồ Nga chày đồng cối đá, nặng lắm. Mình khi thấy mua đồ Nga cũng nghĩ ngay tới chuyện này. Do thiết kế không tối ưu, trình độ công nghệ thấp, đồ của Nga quá rườm rà và nặng nề; vào thăm các cơ sở sản xuất của Nga thì rất rõ. Mua đồ rẻ tiền (mà chắc gì đã rẻ) để bảo vệ tổ quốc ! Lo cho các chàng trai phục vụ trong tầu ngầm quá ! Nga và mình đều xem nhẹ sinh mạng người lính; tàu chìm thì mua tầu khác, thế là xong, nhưng còn người chìm theo tầu ? Chẳng lẽ cũng chỉ một tờ giấy "Tổ quốc ghi công - Gia đình liệt sĩ" là xong ?
Kilo Hà Nội, ông là ai?
Kilo được mệnh danh là hố đen trên biển, vũ khí răn đe chính của Việt Nam trong việc bảo vệ biển Đông, là dự án vũ khí trị giá 2 tỷ USD (6 chiếc Kilo). 
Ngày Kilo Hà Nội về đến Cam Ranh cũng là ngày tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) cuốn cờ về nước. Một dự cảm khá tốt lành cho sự khởi đầu của hạm đội Kilo Việt Nam. Tuy nhiên khi soi các bức hình trên trang Văn Hóa thể thao thì có khá nhiều điều bất ngờ về Kilo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên tàu ngầm Hà Nội, ảnh Đức Tám (TTXVN)
Bức ảnh được chú thích: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên tàu ngầm Hà Nội" do pv Đức Tám thực hiện đã cho thấy một kilo Hà Nội với những mối hàn thô kệch, thậm chí còn chưa sơn xì, han rỉ, vết sơn bong tróc (ở vị trí phuộc đóng mở nắp hầm). Vòng tròn bao quanh vị trí Thủ tướng đang trèo lên nhiều chỗ bị tróc sơn, méo mó và ọp và biến dạng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân Tàu ngầm Hà Nội

Bức ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân Tàu ngầm Hà Nội cũng do Đức Tám (TTXVN thực hiện). Phía sau lưng Thủ tướng và viên sĩ quan Nga là những trang bị trông có vẻ rất cổ lỗ, xấu xí và có cả những vết bẩn. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cán bộ chiến sỹ hải quân tàu ngầm Hà Nội

Không rõ đây có phải là trong tàu Kilo Hà Nội hay không? Bởi bức hình này còn cho thấy chiếc ghế tạm được hàn bằng 2 thanh sắt màu nâu đen dưới hông viên sỹ quan người Nga. Khu vực quanh chiếc van tròn màu đỏ trông có vẻ bị bẩn bởi dầu mỡ và khá nhếch nhác.

Những bức hình này được thực hiện vào ngày 13/5/2013 nghĩa là cách đây chưa đầy 6 tháng. Báo thanhnienoline cho biết Trong chuyến thăm chính thức LB Nga, Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng) cùng phái đoàn VN đã động viên, thăm hỏi các thủy thủ cũng như kiểm tra tiến độ thử nghiệm tàu ngầm tối tân này. Trước đó "nguồn tin ở tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ cho Itar– Tass, trong tháng 12 năm ngoái tàu ngầm Kilo đầu tiên đã hoàn thành thắng lợi chương trình giai đoạn thử nghiệm thứ nhất, qua đó mọi hệ thống và máy móc của con tàu đã hoạt động tốt. Tàu ngầm đã lặn thành công 12 lần, trong đó có một lần lặn sâu" Theo tienphongvn.

Nhưng nhìn vào những nội thất và trang thiết bị như vậy thật khó tin đây là chiếc Kilo lớp Project 636 "tối tân" trị giá tới hơn 660 triệu USD. Cũng có khả năng những bức hình trên chỉ được phóng viên Đức Tám trên công trường thi công những đơn hàng Kilo cho Việt Nam.

Thợ Kạo Trần Hùng bình luận thêm:
Ở ảnh đầu, nhìn cái bộ nhông và ben thủy lực đóng nắp tàu cứ như đồ ve chai. Thợ cạo tui nghĩ giống như tủ lạnh Sông Hàn, thêm một số ảnh và bình vui:
Dây chảo neo tàu thấy phát ớn!
Đài quan sát giống nóc nhà ổ chột thía!
Đưa bè ra, thả đồ chơi xuống - phóng như lôi kiểu này sao hở trời?
Đồ chơi bên trái sao giống như đầu bị mưng mủ vậy cà!

Trước đây Thợ cạo nhìn mấy ảnh nhà máy đóng tàu ở Nga đã không mê tí nào. Hổng biết "lỗ đen đại dương" chạy êm và tàng hình ra sao chứ nội thất bên trong nhìn chung rườm rà lằng nhằng thiết bị dây nhợ, thiết bị và cách bố trí lạc hậu so với NATO chắc tới vài chục niên. Cầu mong các chú quân ta thượng lộ bình an, lặn được thì trồi lên được.






Khác xa hình ảnh thường thấy ở phòng điều khiển tàu ngầm Mỹ:




*****