Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus

10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus

Trong suốt 400 năm qua, những lời tiên tri của Michel de Nostradamus đã khiến các nhà khoa học bối rối. Trong số hơn 1.000 lời tiên đoán của ông, có đến quá nửa đã trở thành sự thật. Và 10 tiên đoán dưới đây cũng có thể trở thành hiện thực trong năm 2014 này.

Nostradamus (1503-1566) có tên tiếng Latinh là Michel de Nostredame. Ông là dược sĩ và nhà tiên tri người Pháp, tác giả cuốn sách "Những lời tiên tri" xuất bản năm 1555.
10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus - Ảnh 1

Nostradamus tiên tri về năm 2014.

Dưới đây là 10 lời tiên tri của Nostradamus về năm 2014:
10. Obama sẽ là vị tổng thống cuối cùng của Mỹ
Nostradamus đã tiên đoán chinh xác về chiến thắng của Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2013. Ông cũng nói thêm rằng Obama sẽ là tổng thống cuối cùng của Hoa Kỳ. Tiên đoán này ám chỉ rằng nước Mỹ sẽ sụp đổ hay sẽ phải nhường vị trí đệ nhất siêu cường cho một quốc gia khác?
Điều này trùng khớp với dự đoán của nhà chiêm tinh Ai Cập Joy Ayad rằng năm 2014 sẽ khởi đầu cho sự kết thúc của nước Mỹ.

9. Những biến đổi thời tiết bất thường
Nostradamus cũng tiên đoán rằng những biến đổi bất thường của thời tiết sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá khủng khiếp sẽ xuất hiện nhiều hơn. Lời tiên tri nói: “Nước sẽ dâng lên còn mặt đất sẽ dần sụt xuống bên dưới”.
8. Sự sắp xếp thẳng hàng bất thường của các hành tinh
Sự sắp xếp bất thường này cùng với sự thay đổi của hệ mặt trời sẽ tác động lớn đến trái đất.
7. Trung Đông sẽ xảy ra chiến tranh
Nguồn gốc của những cuộc chiến tại Trung Đông là do nguồn dầu mỏ của những quốc gia vùng Vịnh.
6. Những vụ nổ ở Trung Đông
Nostradamus nói rằng những chiếc máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống. Thực tế, Trung Đông đang xảy ra tình trạng bất ổn mạnh mẽ ở hơn 10 quốc gia như: Libya, Syria, Ai Cập, Somalia…
5. Ngày tận thế của thế giới
Nostradamus cũng đưa ra một lời tiên đoán mơ hồ dẫn đến suy đoán rằng cuộc chiến tranh Iraq là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng thế giới sẽ bước vào ngày tận thế. Trước đó, người Maya cũng có lời tiên đoán tương tự, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng những lời tiên đoán này sẽ không bao giờ thành sự thật.
4. “Trò chơi chiến tranh” của Nhà Trắng
Nostradamus nói rằng Nhà Trắng sẽ dùng những trò chơi chiến tranh với các vương quốcArab. Mối quan hệ căng thẳng của cả hai bên chưa bao giờ trở nên dễ dàng, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả Iraq và Afghanistan vẫn chưa thấy được một ngày bình yên kể từ khi có sự xuất hiện của Mỹ.
3. Các cực sẽ tan chảy
Nếu bạn nhìn vào nhiệt độ cao nhất ở Bắc Cực, bạn sẽ tin vào lời tiên đoán này đang dần trở thành sự thật. Các nhà khoa học toàn cầu cũng đang tiến hành nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhưng hiện tại nhiệt độ của Nam Cực không có dấu hiệu sẽ thay đổi.
2. Số phận của Israel
Trong đoạn thứ 34 của bức thư Epistle, Nostradamus đã viết rằng Jerusalem sẽ bị tấn công từ nhiều phía, và hải quân phương Tây sẽ giúp Israel trong cuộc chiến này.
1. Nga mang lại hoà bình
Nostradamus tiên đoán rằng một vị vua phía bắc đến từ Aquilon (ám chỉ Nga) sẽ giúp thiết lập hoà bình và trật tự thế giới. Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía, đặc biệt trong vấn đề xung đột ở Syria. Nếu lời tiên đoán này trở thành sự thật thì năm 2014 có thể sẽ chứng kiến nhiều sự kiện thú vị.
C.P

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

10 dự báo kinh tế thế giới 2014

10 dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới 2014

(Dân trí) - Năm 2014 đã chính thức gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Liệu trong năm tới kinh tế toàn cầu sẽ ra sao sau một năm 2013 khá trắc trở? Sau đây là 10 dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới.

Kinh tế Mỹ sẽ dần tăng tốc trong năm tới

Nariman Behravesh, kinh tế gia trưởng của IHS – một tập đoàn nghiên cứu kinh tế quốc tế danh tiếng, từng chính xác trong 9/10 dự báo về kinh tế thế giới 2013. Do vậy trước thềm năm mới 2014, những dự báo của ông rất được phố Wall chú ý. Và sau đây là 10 dự đoán của chuyên gia này về kinh tế toàn cầu trong năm nay.

1. Tăng trưởng của Mỹ dần tăng tốc
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong năm 2013 bị hụt hơi bởi động thái thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài khóa. Trong năm nay, những tác động đó sẽ giảm đi rất nhiều, nhất là khi nhìn vào dự luật ngân sách mà quốc hội Mỹ thông qua. Do đó những sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ được bộc lộ nhiều hơn. Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục được cải thiện cũng như hiệu ứng từ sự bùng nổ khác thường của ngành dầu mỏ và khí đốt
IHS cũng nhận định tốc độ chi tiêu đầu tư sẽ tăng tốc, khiến nó trở thành một động lực tăng trưởng của năm 2014. Và tăng trưởng đều đặn của tiêu dùng cũng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của kinh tế Mỹ, dự kiến đạt khoảng 2,5% trong năm 2014 thay vì chỉ 1,7% trong năm 2013.

2. Châu Âu sẽ tiếp tục hồi phục nhưng rất chậm

Cho dù vẫn còn những dấu hiệu thiếu tích cực, đà phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục. Nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường lao động dần ổn định, các quan chức châu Âu ít chú tâm hơn vào các biện pháp kinh tế khắc khổ, sức mua được cải thiện do lạm phát cực thấp, sức cạnh tranh lớn hơn ở các thành viên ngoại vi và sự tin tưởng lớn hơn vào năng lực kiểm soát khủng hoảng nợ của các chính trị gia châu Âu, sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức 0,8% trong năm tới.
Dù có những xu hướng tích cực, một số quốc gia như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha sẽ vẫn gặp khó khăn trong việc trở lại mức tăng trưởng dương. Trong khi đó Đức và Anh năm tới sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn năm 2013
Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới
Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới

3. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn được duy trì

Sau khi trượt xuống mức thấp đầu năm 2013, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc nhờ gói kích thích mini từ chính phủ. IHS nhận định kinh tế nước này sẽ tăng nhẹ lên 8% trong năm 2014, so với mức 7,8% năm 2013. Sẽ có những gói kích thích vừa phải được tung ra nếu tăng trưởng xuống dưới 7,5%, và quy mô của chương trình này sẽ tăng mạnh nếu tăng trưởng xuống dưới 7%.
Thách thức lớn hơn cả đối với tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là trong trung hạn, bởi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cũng như hậu quả của tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, bao gồm một đợt bong bóng nhà đất mới và nợ tiếp tục tăng.

4. Các thị trường mới nổi khác cũng sẽ tươi sáng hơn chút ít

Môi trường toàn cầu mà các nền kinh tế mới nối đối mặt sẽ thân thiện hơn so với 3 năm vừa qua. Tăng trưởng từ Mỹ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn chút ít trong khi châu Âu không còn là lực kéo lùi kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu từ các thị trường mới nổi sẽ trở thành một động lực tăng trưởng.
IHS dự báo tăng trưởng GDP thực sự ở những nước này sẽ đạt 5,4% trong năm 2014, cao hơn con số 4,7% của năm 2013, với điều kiện việc Mỹ cắt giảm chương trình kích thích kinh tế sẽ chỉ có tác động khá nhỏ.
Tuy nhiên, khả năng các nền kinh tế mới nổi trở lại thời kỳ tăng trưởng cao như những năm 2000 là khó xảy ra, trừ khi chính phủ các nước này có thêm nhiều cải cách về cấu trúc giúp tăng năng suất, phẩn bổ vốn hiệu quả hơn và thúc đẩy tiềm năng tẳng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao
5. Thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn ở mức cao
Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ giảm từ mức 8,1% năm 2013 xuống 7,9% trong năm 2014. Các biện pháp gia tăng năng suất nhờ cải tiến công nghệ ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tuyển dụng ít đi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí hoạt động.
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp được dự báo giảm từ mức 7,4% trong năm 2013 xuống 6,6% trong năm 2014, chủ yếu do sự sụt giảm trong tăng trưởng lực lượng lao động chứ không phải do tăng trưởng việc làm. Tại Eurozone, thất nghiệp vẫn sẽ duy trì ở gần mức cao kỷ lục.
6. Giá hàng hóa sẽ ít biến động, lạm phát vẫn thấp
Trong năm tới, sự gia tăng dần dần nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa sẽ bị khỏa lấp bởi sản lượng tăng hoặc tồn kho lớn. Điều đó có nghĩa là giá hàng hóa trong năm tới hầu như không đổi so với 2013.
Sự yếu ớt của các thị trường hàng hóa, cùng với tình trạng dư thừa lao động và sản phẩm sẽ khiến CPI tại các nền kinh tế phát triển năm 2014 ở dưới mức 2%. Rủi ro ở đây sẽ là khả năng lạm phát tiếp tục giảm, như đã xảy ra từ năm 2011 đến nay. IHS dự báo áp lực lạm phát tăng tại các thị trường mới nổi từng xuất hiện thời gian qua sẽ bị đảo ngược.
7. Fed sẽ giảm kích thích kinh tế, các NHTW khác có thể bơm thêm tiền
Fed sẽ bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu trước tháng 1/2014 (Fed quả thực đã giảm chương trình kích thích kinh tế từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng từ cuối tháng 12/2013 – NV) trong khi vẫn giữ các lãi suất chủ chốt không đổi cho đến đầu 2015.
Tương tự, IHS kỳ vọng NHTW Anh sẽ không tăng lãi suất trước giữa năm 2015. Trong khi đó, với tình hình tăng trưởng yếu tại eurozone, NHTW châu Âu có thể cảm thấy cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cuối năm 2013, một số NHTW các thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất, nhưng với việc áp lực lạm phát suy yếu, họ có thể giữ nguyên hoặc một vài nước sẽ nới lỏng chính sách.
8. Trở lực từ chính sách tài khóa sẽ giảm bớt
Với việc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đạt được sự nhượng bộ về chính sách tài khóa, IHS nhận định trở lực từ chính sách tài khóa Mỹ sẽ giảm đáng kể trong năm tới. Một trong những biểu hiện đó là thâm hụt ngân sách liên bang không đổi (ở mức dưới 700 tỷ USD), sau khi đã giảm mạnh từ mức 1300 tỷ USD năm 2011.
Điều tương tự sẽ diễn ra tại châu Âu. Sau khi giảm mạnh 3 năm qua, thâm hụt ngân sách nhiều nước Tây Âu sẽ giảm chậm lại trong năm tới do đã gần đạt các ngưỡng bền vững trong tương quan với GDP. Nhiều nền kinh tế gặp khủng hoảng tại Eurozone sẽ có thêm chút thời gian để đáp ứng các mục tiêu về tài khóa.
USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác
USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác
9. Đồng USD sẽ lên giá so với hầu hết các ngoại tệ khác
Có hai xu hướng quan trọng đẩy giá USD tăng. Trước hết tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn và khoảng cách tăng trưởng so với các nền kinh tế phát triển khác sẽ nới rộng. Hai là, hầu như chắc chắn Fed sẽ ngừng hoàn toàn việc kích thích kinh tế sớm hơn các NHTW khác. Điều này sẽ tác động tới đồng Euro và Yên Nhật, và đẩy đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác giảm giá.
Do các thị trường tài chính đã lường trước việc Fed cắt giảm kích thích kinh tế, tác động của việc này sẽ nhỏ hơn những gì từng xảy ra trong mùa Hè 2013. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có lẽ là đồng tiền chính duy nhất tăng giá so với USD trong năm tới.
10. Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoái
Những năm gần đây, NHTW tại Mỹ, Eurozone và Nhật đã cho thấy khả năng tích cực trong giải quyết khủng hoảng, và do vậy loại trừ được một vài trở ngại với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này giúp nguy cơ rủi ro chuyển từ tiêu cực sang cân bằng.
Trong năm tới, có thể thế giới sẽ bị ngạc nhiên nhiều hơn bởi các vấn đề tăng trưởng hơn là suy thoái. Tất nhiên những tác động bất lợi tiềm tàng vẫn hiện hữu, như bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, chính sách tài khóa bất lợi hay những tin tức kém tích cực từ các thị trường mới nổi…
Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy tăng trưởng mạnh hơn dự báo tại Mỹ, Anh và Đức. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng. Tăng trưởng mạnh hơn tại một số nền kinh tế chủ chốt của thế giới cũng sẽ giúp kinh tế toàn cầu phục hồi.
Thanh Tùng
Theo IHS

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Bài học từ hai quốc gia: Thụy Sĩ và Israel

Ông Vũ Khoan nói quá cao siêu. Học Thụy Sĩ làm sao được. Cả thế giới cũng khó mà học được Thụy Sĩ vì trình độ dân chủ ở đây có thế nói là cao nhất thế giới. Một chính phủ chỉ có 7 Bộ trưởng, trong đó mỗi năm bầu ra một người làm tổng thống. Bộ máy chính quyền cực kỳ gọn nhẹ, năng suất cực cao vì một điều đơn giản: Dùng chuyên gia và hỏi người dân. Chuyên gia đề xuất cái gì, các Đảng phái tham gia chính quyền thấy hay, lập tức yêu cầu trưng cầu dân ý; cứ hơn nửa số người bỏ phiếu đồng ý là làm. Khi người dân quyết định thay chính quyền, thì dĩ nhiên sẽ hiệu quả và cần gì phải có một bộ máy chính quyền khổng lồ như nước ta.
Ông Vũ Khoan ca ngợi chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Nhìn lực lượng quan chức ngoại giao Việt Nam khổng lồ trên khắp thế giới đang làm gì, văn hóa ứng xử thế nào, chắc không cần giải thích, ai cũng hiểu, đám này, với tư cách, phẩm chất thế này, thì học được gì ở nước người.
Không cần học đâu xa, cứ học được từ mấy con rồng châu á nằm ngay cạnh mình, đất nước sẽ phát triển vượt bậc. Năng lực của người Việt Nam đâu kém gì họ, thậm chí còn hơn họ; lịch sử hàng nghìn năm nay đã chứng minh rõ. Chúng ta đang kém vì lựa chọn thể chế sai.
Bài học từ hai quốc gia
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: “Việt Nam không phát triển được vì có quá nhiều tài nguyên”. Theo Hoàng Vân (Trí thức trẻ – 11/12/2013): Con người Thụy Sĩ từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì.
Một đoạn đường "Bắc Kỳ" ở Thụy Sĩ
“Tại sao Thụy Sĩ giàu vậy? Về tài nguyên, Thụy Sĩ không có gì cả, trong khi Việt Nam lại có quá nhiều”, Đó là câu hỏi thường trực của Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, người đã từng nhiều lần đặt chân lên Thụy Sĩ.
Nếu so sánh kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sĩ thì quả là quá khập khiễng. Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là trên 75 nghìn USD, gấp rưỡi cường quốc Mỹ.

Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Trong ngân hàng , dược phẩm, máy móc, thậm chí dệt may, ở bất cứ lĩnh vực nào công ty Thụy Sĩ cũng xếp hạng cùng với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn nhất và mạnh nhất .

Tuy nhiên, nền kinh tế Thụy Sĩ không phải tự dưng mà có được như ngày hôm nay, nó cũng phải trải qua rất nhiều bước thăng trầm để chuyển mình. Trong buổi ra mắt cuốn sách “Swiss Made – Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ”, Ông Vũ Khoan nhận định, Việt Nam cũng có thể học theo người Thụy Sĩ trong 4 điểm chính:

Thứ nhất, phát triển kinh tế mũi nhọn. Không phải mũi nhọn theo kiểu nền kinh tế quả mít như của nước ta (ngành nào cũng “nhọn”?). Thụy Sĩ tập trung vào 2 ngành chính: Nông nghiệp và Du lịch, cũng là 2 ưu thế lớn nhất của họ. “Đến ngày nay, Thụy Sĩ đã phát triển nông nghiệp tới mức ai cũng biết Nestlé của Thụy Sĩ, sô-cô-la Thụy Sĩ, pho mát Thụy Sĩ. Còn du lịch ở Thụy Sĩ là số 1 thế giới”, ông Vũ Khoan cho biết.

Trong khi đó, theo Việt Nam cũng có tiềm năng ở cả 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Nhưng tiềm năng chỉ mãi là tiềm năng. Ở mặt nông nghiệp, Việt Nam chưa có thương hiệu nào nổi tiếng, ở mặt du lịch, Việt Nam có những bãi biển, hang động đẹp nhất thế giới nhưng ngành du lịch chưa đem lại nhiều giá trị.

“Cái họ không có thì họ tạo nên được, đó là vấn đề đáng học hỏi ở đất nước này. Họ chọn những ngành cần trí tuệ, công nghệ cao và dịch vụ – đó là các ngành nghề phát triển mạnh. Còn Việt Nam chọn lĩnh vực nào – thực sự là chưa rõ. Mặc dù, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều mũi nhọn nhưng tôi nghĩ đó là mũi tù chứ không phải mũi nhọn”.

Điều thứ 2 mà Việt Nam có thể học hỏi từ Thụy Sĩ đó là vấn đề đào tạo nhân lực. Những nước không có tài nguyên thiên nhiên, con người luôn mang yếu tố quyết định. Đất nước này đã có các chương trình đào tạo nhân lực tốt nhưng vẫn đặc biệt chú ý tới dạy nghề. Dạy nghề của người Thụy Sĩ hiện nằm trong top tốt nhất thế giới.

Điều thứ 3, đó là tinh giản bộ máy Nhà nước. “Bộ máy nhà nước của Thụy Sĩ rất nhỏ nhưng tiết kiệm và hiệu quả.

“Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện, phòng tiếp rất nhỏ. Tìm hiểu mới biết rằng, tất cả các quan chức ở Thụy Sĩ đi công tác tại các địa phương, chỉ được ở nhà bưu điện thôi, chứ không được ở nhà khách sạn. Trong khi, nước mình nghèo nhưng đi họp toàn ở khách sạn 5 sao”– ông Vũ Khoan nói.

Điều thứ 4, đó là chính sách đối ngoại. Là nước nhỏ sống kẹt giữa các nước lớn nhưng Thụy Sĩ luôn được tôn trọng. Về đối ngoại, họ theo đuổi chính sách trung lập tích cực, tức là một chính sách trung lập không đứng về bên nào cả nhưng có vai trò tích cực đối với người dân. Họ biến đất nước của họ thành tụ điểm của toàn cầu.

Kết lại, điều làm nên sự phi thường của Thụy Sĩ vẫn nằm ở con người, họ biết từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì. Trong “Swiss Made”, tác giả có đề cập tới việc người Thụy Sĩ cần 1 phương thuốc chữa bệnh tự mãn, . Tôi nghĩ Việt Nam cũng cần thuốc đó để chữa cả bệnh tự mãn và tự ti”, ông Khoan chia sẻ.

Tại sao Israel lại được gọi là quốc gia khởi nghiệp?
Theo Dương Hạnh (Tech in Asia – 14/7/2013)
Startup công nghệ 

Nhiều người gọi đây là 1 điều kỳ diệu. Những người khác thì coi đây là một sự khó hiểu. Nhưng số lượng các startup công nghệ từ Israel là rất đáng kinh ngạc

Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 startup và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Được gọi là Quốc gia khởi nghiệp, Israel vượt qua cả Mỹ về số vốn đầu tư mạo hiểm mỗi người, với 170 USD, so với 70 USD của Mỹ. Đây là một con số không tồi chút nào cho 1 quốc gia mới thành lập 65 năm trước.

Có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze – công ty bản đồ vừa được Google mua lại, iOnRoad – ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit – thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý.

Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva – công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point – công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD.

Vậy điều gì khiến Israel trở thành cái nôi “nuôi dưỡng” sự sáng tạo, đổi mới và phong trào khởi nghiệp như vậy? Uriel Peled – đồng sáng lập của startup chuyên tạo các mã QR Visualead của Israel – đã cho chúng ta biết lý do.

Quân đội

Ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, rất nhiều người trở thành chuyên gia về công nghệ, bởi công nghệ là một yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và hoạt động ở đây. Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel cũng rất khuyến khích khởi nghiệp và sự lãnh đạo. Sau khi rời quân đội, rất nhiều các người lính trẻ nhận ra rằng họ muốn tạo nên 1 công ty có thể giải quyết các vấn đề trên thế giới qua giải pháp công nghệ. Họ chỉ cần chọn vấn đề nào họ muốn giải quyết.

Trường đại học

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, Israel còn có những trường đại học xuất sắc nhất thế giới về công nghệ, như Technion tại Haifa. Những trường đại học ở đây như là một sân chơi cho các nhà khởi nghiệp để gặp gỡ những người có cùng chung sở thích và có thể khởi nghiệp cùng nhau sau này.

Tài nguyên từ chính phủ

Chính phủ Israel rất khuyến khích các nhà khởi nghiệp trẻ mạo hiểm thành lập công ty bằng cách hỗ trợ vốn cho họ. Chính phủ nước này cũng giúp họ trong cả việc giới thiệu các startup đến với nhà đầu tư, tạo nên những quan hệ đối tác và những chương trình hỗ trợ cho các công ty mới.

Người hướng dẫn

Thế hệ khởi nghiệp đầu tiên của Israel giờ đây đang trong giai đoạn “nghỉ hưu”, và họ là nguồn hỗ trợ cả về tài chính và kiến thức cho thế hệ tiếp theo. Họ cũng đóng vai trò là những nhà đầu tư cho các startup mới, cũng như tư vấn cho các startup về cách phát triển mô hình kinh doanh và xâm chiếm thị trường.

Tuy vậy, 1 trong những điểm mạnh và cũng là điểm yếu của các startup Israel là họ thường phát triển công ty với một kế hoạch rời khỏi thị trường sau khi tạo được đột phá, chứ không bao giờ phát triển công ty thành 1 tập đoàn lớn. Mọi người Israel đều muốn trở thành ông chủ. Tuy vậy, để giúp kinh tế phát triển thì các nhân viên là rất cần thiết.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nhà quê châu Âu

Nhà quê châu Âu
TP - Tới nước Đức và các nước EU khác nhiều lần tôi ngộ ra một điều: Không chỉ các thành phố cổ kính với lối kiến trúc gothic đẹp mê hồn mới làm nên vẻ đẹp châu Âu, mà chính những làng quê thanh bình, những cánh rừng xanh ngút ngàn đã làm nên điều khác biệt ở xứ sở này.
Cảnh nông thôn nước Đức. Ảnh: Việt Hùng.
Theo thống kê mới đây của Liên minh châu Âu (EU), 56% dân số của 27 nước thành viên EU đang sống ở nông thôn, cái chốn mà chúng ta quen gọi là nhà quê ấy chiếm tới 91% lãnh thổ EU, tức chỉ chưa đầy chục phần trăm là chốn thị thành. Xin lưu ý để bạn đọc khỏi hiểu nhầm, 56% dân số sống ở nông thôn hoàn toàn không có nghĩa là chừng ấy là nông dân.

Nước Đức có khoảng 80 triệu dân nhưng chỉ có vẻn vẹn 380 ngàn nông dân mà thôi, tức chiếm chưa đầy 0,5% dân số, song lại làm ra một khối lượng hàng hóa trị giá tới 50 tỷ euro. Trong khi đó khu vực nông thôn ở Đức chiếm 80% lãnh thổ và có tới 40% dân số Đức sống ở khu vực này. Ngay một nước nhỏ 10 triệu dân mới vào EU như Hungary cũng có tới 45% dân số sống ở nông thôn.

Hữu cơ lên ngôi

Từ thủ đô Berlin, chiếc xe chở đoàn nhà báo Việt Nam và châu Âu trong hành trình tìm hiểu về nông nghiệp của EU lao vun vút ra phía vùng ngoại ô. Hôm nay chúng tôi sẽ đi thăm hai trang trại, một theo phương pháp thông thường và một theo phương pháp hữu cơ (organic farm).

Ưu nhược của hai trang trại này ra sao sẽ do mỗi nhà báo tự đánh giá và cảm nhận, chỉ biết thực phẩm hữu cơ đang trở thành một trào lưu tại Đức và nhiều nước châu Âu khác. Canh tác theo phương pháp hữu cơ, có thể hiểu nôm na là làm nông sạch không dùng hóa chất, không gây hại tới đất đai, nguồn nước và môi trường.

Làm nông hữu cơ phải đảm bảo được một chu trình canh tác tự nhiên khép kín. Một phần sản phẩm của cây trồng sẽ được dùng làm thức ăn chăn nuôi, đến lượt chất thải của vật nuôi lại được dùng làm phân bón cho cây. Tất cả các trang trại và thực phẩm được gắn mác hữu cơ tại Đức cũng như các nước thành viên khác đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo của EU.

Ngẫm ra, ở cái xứ sở văn minh này đang có xu hướng tiêu dùng trở về thời... tiền sử, hay nói văn hoa hơn là gần gũi với tự nhiên môi trường. Thật trớ trêu, hình ảnh Hà Nội của một thời tàu điện leng keng, của xe đạp và sự bình yên thư thái... lại hiện ra ở Copenhagen (Đan Mạch), Amsterdam (Hà Lan) cái xứ văn minh và phát triển nhất nhì thế giới. Còn cái mốt ăn uống đồ Bio (tiếng Đức là hữu cơ) đắt đỏ bên châu Âu, ông bà tổ tiên chúng ta thời trước dùng hàng ngày như cơm bữa.

Cái thời chưa hề có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay tăng trưởng này nọ... các cụ chả nuôi trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ là gì? Hóa ra, phải chăng bao nhiêu cái sự văn minh, sau một chu kỳ của sự phát triển và tiến hóa, chính là lặp lại cái cũ nhưng ở một tầng nấc của nhận thức mới cao hơn mà thôi.

Nông dân trẻ Eric Zijlstra trong trang trại nuôi bò Tierzucht 
Heinersdorf theo phương pháp truyền thống ở ngoại ô Berlin.

Trang trại đầu tiên mà chúng tôi tới có tên Tierzucht Heinersdorf, nuôi 975 con bò sữa theo phương pháp bình thường tức không phải hữu cơ. Mùa đông băng giá, tuyết phủ trắng xóa khắp trang trại, trong thành phố Berlin âm 7 độ C, nơi ngoại ô vắng vẻ này đã tụt xuống âm 10 độ C.

Lũ bò được nuôi trong những ngôi nhà lợp tôn kín mít, bên trong có hệ thống sưởi và chiếu sáng hiện đại. Kế bên là khu nhà xưởng dành cho việc vắt sữa. Chủ trang trại Eric Zijlstra cho chúng tôi biết, dây chuyền vắt sữa tự động này có năng suất vắt 160 con bò mỗi giờ, trung bình mỗi con bò ở đây cho 30 kg sữa/ngày.

Sau khi bò được lùa vào đúng vị trí, hệ thống sẽ tự động vắt rồi lại tự động làm sạch chờ lần vắt sau. Chất lượng sữa của từng con bò được kiểm soát ngay qua hệ thống phân tích. Nếu sữa từ một con bò nào đó không đảm bảo dòng sữa sẽ được tách ngay khỏi hệ thống, không cho chảy vào bồn chứa.

Cánh đồng nước Đức sau vụ gặt.

Trang trại của anh Zijlstra sản xuất cả bò giống. Giá bê con là 300 euro/con, giá bò sữa trưởng thành vào khoảng 1.800 euro/con. Giá sữa mà trang trại anh bán buôn chỉ có 30 cent/kg, người tiêu dùng mua sữa tươi trong siêu thị ở Đức từ 40-50 cent/kg tùy loại, tương đương 11.000 đồng – 13.500 đồng/kg. Một mức giá sữa tươi quá rẻ so với ở Việt Nam, hiện người Việt phải mua ở siêu thị với giá khoảng 30.000 đồng/lít, đắt gấp hơn 2 lần ở Đức

Rời trang trại Tierzucht Heinersdorf, chúng tôi tới trang trại hữu cơ Jahansfelder Landhof cách đó chừng 1 giờ chạy xe. Khác hẳn với trang trại trước đó, dù trời lạnh tái tê tuyết trắng xóa đàn bò ở đây vẫn đang ở ngoài trời.

Chúng được ông chủ Frank Prochnow cho ăn cỏ và rơm khô hoàn toàn thiên nhiên. Đàn bò hàng trăm con to lừng lững, lông dày và mượt đang lũ lượt về chuồng. Gần đó là từng đống phân xanh, phân chuồng đã được ngâm ủ với rơm rạ, được xử lý kỹ hoàn toàn không có mùi hôi, chúng sẽ được dùng làm phân bón hữu cơ để làm giàu cho đất trồng cỏ nuôi bò và các loại rau củ khác vào mùa xuân tới.

Trang trại Jahansfelder Landhof được thành lập năm 1991 và là thành viên của Hiệp hội nông dân hữu cơ Đức, chuyên cung cấp nhiều loại thực phẩm hữu cơ cho các khách hàng ở Berlin và các khu vực lân cận. Hiện tại trang trại có 300 con bò, 200 con lợn và 60 con cừu.

Thực phẩm hữu cơ vừa sạch lại vừa ngon, có lợi cho sức khỏe, trong khi môi trường sinh thái được giữ gìn, đất đai không bị ô nhiễm, cằn cỗi. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp hữu cơ ở châu Âu có slogan “tốt cho thiên nhiên, tốt cho bạn” (Good for nature, good for you).

Hai bố con nông dân Hungary, ông Baglyas János 
và con trai Baglyas Gellert. Ảnh: Việt Hùng.

Hai bố con nông dân Hungary và 170 ha đất 

Trang trại của ông Baglyas János nằm cách thủ đô Buadapest của Hungary khoảng 40km về hướng Đông, tại thị trấn nhỏ Dány có vẻn vẹn 4.400 dân. Tôi đến thăm gia đình ông giữa lúc mưa tuyết giăng mù mịt khắp đất trời.

Xe của chúng tôi bám sát chiếc xe dẫn đường của Baglyas Gellert - con trai ông, đang làm nghiên cứu sinh ở một trường Đại học Nông nghiệp gần đó - mà chỉ nhìn thấy cái đèn hậu đỏ lờ mờ lẫn trong màn mưa lẫn sương mù đục quánh.

Thế mới biết, ở xứ Âu này mùa đông vô cùng khắc nghiệt, không những chả cấy hái gì được mà đi lại cũng rất khó khăn, thậm chí là nguy hiểm, chẳng hạn như lúc này tầm nhìn gần như bằng 0 mà đường thì trơn trượt vì tuyết rơi dày. Nông dân châu Âu coi như mất đứt mấy tháng mùa đông để đất trống.

Ngó vô cái xưởng nông cụ giữa lúc nông nhàn của bố con ông Baglyas thấy đầy đủ các loại máy móc hiện đại cho các công đoạn làm đất, gieo trồng hay thu hoạch. Anh con trai nhẩm tính họ đầu tư cho giàn máy móc này ngót 300 ngàn euro.

Chừng ấy tiền để cơ giới hóa, tự động hóa cho 170 ha đất trồng trọt của gia đình ông kể cũng bõ. Anh Gellert hạch toán rằng chỉ có 1,5 nhân công ở trang trại này, vì ngoài ông bố ra thì anh chỉ tính một nửa thôi bởi còn bận làm nghiên cứu sinh ở trường nữa.

170 ha của bố con ông Baglyas trồng chủ yếu là ngô, hướng dương lấy hạt, chỉ khoảng 10% là lúa mạch. Ông cho biết, tính trung bình mỗi ha đất mang lại lợi nhuận 60.000 forint (tương đương 270 USD) cho gia đình.

Như vậy với 170 ha đất canh tác, ông sẽ thu về ngót nghét năm chục ngàn đô la mỗi năm, tương đương cỡ 1 tỷ đồng. Thu nhập 1 tỷ đồng mỗi năm cho một người rưỡi, vị chi khoảng gần 55 triệu đồng/tháng/người.

Anh Gellert cho biết, trang trại gia đình anh còn áp dụng hệ thống đo hiện đại cho phép biết được cây trồng đang thiếu loại phân gì, đạm, lân hay kali... để bón cho đúng liều lượng. Thị trường nông nghiệp Hungary rất phát triển, không hề có chuyện được mùa mất giá hay nông dân bị ép giá như ở ta.

Ảnh: Việt Hùng.

Ông Baglyas cho hay, có nhiều công ty đa quốc gia ở đây để ông lựa chọn đầu ra cho sản phẩm, thậm chí nếu chưa thấy được giá ông có thể bảo quản vào kho để bán vào thời điểm khác, lúc nào ông cũng có ít nhất 3 công ty lớn để lựa chọn. Ngô ông bán cho một công ty đa quốc gia làm xăng sinh học, hạt hướng dương cho một công ty đa quốc gia khác, còn lúa mạch ông bán trong nước.

Tôi hỏi ông Baglyas rằng, ông tự thấy cuộc sống đời nông dân của mình thế nào, có hài lòng và hạnh phúc không? Ông cười lớn rồi nói “cuộc sống của tôi tốt, ở mức trên trung bình rồi”.

Có thể ông hơi khiêm tốn chăng, bởi ông còn muốn trang trại này rộng lớn hơn nữa, muốn đời mình cho tới đời con, cháu... vẫn nối nghiệp ông. Ông còn đang có kế hoạch trồng cây óc chó, loại cây tới 50-60 năm sau mới cho thu hoạch.

Kế hoạch dài hơi là thế hẳn ông phải yêu mảnh đất này lắm, phải thấy hạnh phúc với nghề nông. Chợt chạnh lòng khi nghĩ đến nông dân quê mình, hàng vạn hộ đang phải bỏ ruộng, trả ruộng (42.785 hộ, theo báo cáo của BCĐ T.Ư sơ kết 5 năm thực hiện NQ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) lên thành phố làm thuê vì không sống nổi với cây lúa, làm một sào ruộng tính ra chỉ có thu nhập 50-80.000 đồng/tháng, tương đương... 2 bát phở.

Cái thị trấn nhỏ của ông Baglyas có khoảng 1.100 gia đình làm nông, chủ yếu là trồng ngô, những gia đình có khoảng 200 ha đất trở lên có cả chục. Ngồi uống trà trong phòng khách đầy đủ tiện nghi của gia đình ông, ngó nhìn trang trại mênh mông đất phía sau nhà tôi thầm ước ao cho nông dân quê mình, bao giờ được như thế?

Trông người lại ngẫm đến ta, chốn nhà quê EU ở xứ người đang được họ ra sức gìn giữ, năm ngoái một ngân quỹ tới 57 tỷ euro đã chi cho khu vực này. Trong khi ở ta ruộng vườn đang ngày một bê tông hóa, không ít vùng nông thôn nửa tỉnh nửa quê, không còn trong lành nữa... Dường như xứ nhà quê ở ta đang đi ngược chiều với những gì đang diễn ra ở xứ người?

EU rất coi trọng phát triển nông nghiệp, bởi họ coi khu vực nông thôn chính là lá phổi, là nơi hấp dẫn để sinh sống, du lịch và giải trí. Khoảng một nửa đất đai EU được sử dụng làm nông nghiệp. Hằng năm, họ chi khoảng 40 tỷ euro để hỗ trợ tận tay người nông dân, ví dụ như ở Đức cứ mỗi ha ruộng người nông dân sẽ được nhận 300 euro/năm “tiền tươi thóc thật”, ở Hungary được khoảng 214 euro/ha/năm...

Việt Hùng

Vì sao đoán trật ?

Vì sao đoán trật ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA Ngày 13.12.25
"Diễn đàn Kinh tế"
000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng Nguyên - AFP PHOTO *
Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

 

Kinh tế Mỹ phục hồi

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, đến tuần qua thì người ta có dấu hiệu là kinh tế Hoa Kỳ đã thật sự phục hồi với đà tăng trưởng của Quý Ba quy ra toàn năm đã vượt 4% và Ngân hàng Trung ương khởi sự tiết giảm biện pháp kích thích làm thị trường cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế thuộc loại đang phát triển lại chìm sâu trong khó khăn. Khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính năm năm trước đây, người ta dự đoán Mỹ trôi vào chu kỳ suy thoái và bị kinh tế Trung Quốc qua mặt trong vài năm tới. Bây giờ thì sự thể lại đảo lộn cho nên trong loạt tổng kết cuối năm, xin nêu câu hỏi là vì sao mà người ta lại có những dự báo sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết về Hoa Kỳ thì đây là nơi xuất phát nhiều công trình chửi Mỹ nhất, mà không chỉ từ vụ khủng hoảng tài chính rồi nạn suy trầm kinh tế vào năm 2008-2009, tiếp theo là sự hỗn loạn trên chính trường về chi thu ngân sách. Nếu bên ngoài nhìn sự thể phiến diện thì cho là Hoa Kỳ hết thời và sẽ bị thiên hạ qua mặt, chứ thật ra, xã hội Mỹ có đặc tính biến báo hơn hẳn các nền kinh tế lớn khác. Tôi xin đơn cử vài ví dụ dễ so sánh như sau.
Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Bị khủng hoảng vì mắc nợ quá cao, dân Mỹ trả nợ nhanh và nhiều hơn khối công nghiệp kia, là Âu Châu và Nhật Bản. Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Mà các doanh nghiệp đều phải sáng tạo để cải tiến năng suất bằng kỹ thuật mới và quả nhiên là thành công khi người ta còn than vãn về nạn thất nghiệp. Chuyện thứ tư là cách mạng dầu khí với hai loại công nghệ gạn cát và đào ngang đã nâng sản lượng và giảm chi phí về xăng dầu. Nhờ đó, khu vực chế biến Mỹ chiếm ưu thế mới, trái với lý luận tiêu cực về nạn đầu tư ra ngoài để có nhân công rẻ. Hoa Kỳ là nơi sẽ thu hút đầu tư vì có doanh lợi cao hơn nhiều trị trường khác.

- Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ là nên thận trọng với hai nhược điểm liên hệ đến chính trị. Thứ nhất là trong sự xoay chuyển quá nhanh như vậy, doanh lợi cao của giới đầu tư so với đa số có thể gây vấn đề về công bằng xã hội và dẫn tới lý luận đấu tranh giai cấp rất dễ bị khai thác. Thứ hai là Hoa Kỳ chưa hết bài toán bội chi và nhà nước đi vay. Nhờ kinh tế hồi phục, các chính khách mị dân có thể lại đòi tăng chi và đi vay nữa. Đó là về sự mạnh yếu của Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Thưa ông, về các nền kinh tế khác thì sao? Lý do nào khiến người ta đã dự đoán sai?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mình có thể lần lượt nhắc lại chuyện cũ để thấy việc đoán sai như vậy là quy luật phổ biến làm nhiều người hiểu sai từ cả nửa thế kỷ chứ không  phải là bây giờ.

000_Was7208112-250.jpg
Bên ngoài Quốc Hội Mỹ chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, ngày 21 tháng 1 năm 2013 tại Washington, DC. AFP PHOTO / Stan HONDA.


- Trước hết, là thời Chiến tranh lạnh, không thiếu gì kẻ tuyên truyền thiên tả và học giả uyên bác của Mỹ đã báo trước Liên Xô sẽ bắt kịp và vượt Hoa Kỳ. Họ dựa trên đà tăng trưởng rất cao của thập niên 60 rồi phóng vào tương lai theo đường thẳng mà không thấy kinh tế Xô viết có vấn đề từ những năm 70. Và hai chục năm sau là tự sụp đổ lên chính nó. Đến năm 2008, có người lại lầm nữa khi nghĩ là với giá dầu thô vượt quá trăm đồng, Liên bang Nga lại là đại cường kinh tế. Thật ra nước Nga tụt hậu thành xứ chậm tiến chỉ biết đào đất bán tài nguyên mà không hiện đại hóa và đa năng hóa cơ chế kinh tế. Khi giá nhiên liệu sút giảm, mà sẽ giảm, kinh tế xứ này từ suy trầm sẽ suy thoái. Lý do dự đoán sai là vì đánh giá sai vai trò của tài nguyên, khả năng quản lý của nhà nước và sự tuyệt vọng quá lớn của người dân. Sau đó là dự báo sai về Âu Châu.

Vũ Hoàng: Quả thật là đã có thời mà người ta cho rằng mô hình phát triển Âu Châu có vẻ cân đối và ổn định hơn những xoay chuyển quá nhanh của Hoa Kỳ. Thưa ông vì sao như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy là vào đầu thập niên 70, khi Hoa Kỳ xuất huyết với cuộc chiến tại Việt Nam, rồi lãnh đòn phong tỏa dầu khí của Trung Đông rồi sai lầm với chính sách kinh tế khiến lạm phát tăng vọt. Khi đó, người ta nói về sự bải hoải hay "malaise" của nước Mỹ và cho rằng Âu Châu mới là nơi cuộc sống đẹp vì chú ý đến phẩm hơn lượng. Lúc đó, mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Bắc Âu mới là lý tưởng. Sự thật lại không hẳn như vậy vì chế độ bao cấp Âu Châu đã tích lũy nhiều vấn đề, làm tăng thất nghiệp và giảm sức cạnh tranh. Lý do dự đoán sai vẫn nằm trong cách đánh giá quá cao vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Đấy cũng là lý do mà mươi năm sau người ta tiên đoán sự thắng thế của Nhật Bản.

 

Vài chục năm đoán sai một lần?


Vũ Hoàng: Thưa rằng nếu nhớ lại thì sau thời Tổng thống Jimmy Carter, lạm phát tại Hoa Kỳ từ 14% và thất nghiệp từ hơn 10% lại giảm mạnh và kinh tế Mỹ đã có mức tăng trưởng rất cao. Nhưng cũng vào lúc đó thì lại có lời tiên đoán về sức bật của Nhật Bản, thậm chí lời cảnh báo về việc Nhật Bản đang mua đứt nước Mỹ và thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Vì sao họ lại đoán vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là câu hỏi này rất hay vì sau khi bi quan trước sự lớn mạnh của Liên Xô rồi Âu Châu, nhiều nhà nghiên cứu nhìn về Châu Á cũng với sự lầm lạc đó.
Khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Đầu tiên, họ cho là tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật có ưu điểm cân bằng và ổn định hơn kiểu Mỹ. Lý do là hệ thống Nhật dựa trên sự phối hợp giữa doanh nghiệp và ngân hàng với bộ máy hành chính, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của chính quyền. Ba chân kiềng của các tập đoàn tư doanh, bộ máy hành chính và chính quyền đã giúp Nhật tập trung công sức thành mũi nhọn. Vì vậy dân Mỹ mới được báo động rằng Nhật Bản sẽ làm chủ đầu tư trên thị trường Hoa Kỳ.

- Sự thật thì sau đó kinh tế Nhật bị khủng hoảng vì bể bóng đầu cơ và trải qua hai chục năm suy trầm cũng vì ưu thế gọi là ổn định của họ. Nhật Bản không dám mạnh tay cải cách và phá vỡ ung nhọt tích lũy từ nhiều thập niên về trước. Mãi đến năm nay, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe mới có quyết định khá táo bạo với kết quả khả quan hơn. Lý do dự đoán sai lầm vẫn là vì quá lạc quan về sự can thiệp và phối hợp của nhà nước. Sai lầm đó tiếp tục khi người ta nói về kinh tế Trung Quốc là nơi mà nhà nước là chủ đầu tư số một và dù kinh tế nhà nước độc tài thì cũng lấy quyết định hợp lý hơn là thị trường bát nháo như ở Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Khi ông nhắc lại như vậy, chúng ta thấy cứ vài chục năm thì giới kinh tế lại đoán sai một lần, nào là về Liên Xô, Âu Châu, về Nhật Bản và Trung Quốc, mà lần nào cũng nói trước là Hoa Kỳ sẽ lụn bại. Trong khi thực tế thì nước Mỹ đổi thay liên tục mà các nước kia mới sa sút. Chúng ta đi tới chuyện ngày nay là đối chiếu dự đoán với thực tế. 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện ngày nay là người ta đoán sai về sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Lồng trong đó, khi ba khối Âu-Mỹ-Nhật bị suy trầm thì báo trật về sức bật của các nền kinh tế đang lên, như nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Người ta cũng đoán sai về giá thương phẩm theo lối tính bi quan về số cung có hạn làm giá sẽ tăng nên mới cho là xứ nào có tài nguyên thì sẽ giàu to, v.v....

000_DV531849-305.jpg
Từ trái sang: Chủ tịch Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil, Nga Dmitry Medvedev của Nga, Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bắt tay tại Yekaterinburg, Nga hôm 16/6/2009, trước một cuộc họp của BRIC. 
 
- Trước hết, từ hai năm qua, khối BRIC đó mới lụn bại nhất và chưa hết khó khăn. Thứ hai, Việt Nam cứ theo Trung Quốc là dựa vào trí tuệ có hạn của chính quyền và kinh tế nhà nước đã đi từ khủng hoảng này qua khủng hoảng khác, cũng với núi nợ chất đống và bong bóng đầu cơ bị bể. Thứ ba, một số nước có tránh khỏi tai họa đó vì từng bị khủng hoảng và nghiến răng cải cách. Họ chấp nhận rủi ro bất ổn của nền dân chủ, không dựa vào kho tài nguyên dưới lòng đất mà tin vảo khả năng cải tiến của người dân. Khả năng đó khiến xã hội tìm ra giải pháp thích hợp và nhà nước tạo điều kiện thử nghiệm với một sân chơi bình đẳng cho mọi người. 

- Thí dụ nổi bật nhất là Đài Loan và Nam Hàn, đã tự dân chủ hóa từ trước, rồi khi bị khủng hoảng thời 1997 thì triệt để cải cách. Theo sau, có trường hợp Philippines và Indonesia với triển vọng sáng láng hơn cả ở Đông Nam Á. Ngoài khu vực Đông Á thì phải nói đến xứ Chile, cũng đã cải cách kinh tế rồi chính trị nên xã hội ổn định và người dân giàu gấp bội so với xứ Brazil có nhiều tài nguyên hơn.
Sau cùng thì nói cho công bằng, không phải là ai cũng đoán sai về sự thịnh suy hay thăng giáng của các nước, vì có nhiều người nói ngược mà ít ai nghe!

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, vì sao lại có những dự đoán sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là ta nên phân biệt hai trường hợp gian ý và chân tình. Gian ý là loại con buôn đã lũng đoạn thị trường thông tin với dự báo sai, miễn là để thu hút thân chủ đầu tư vào các thị trường họ có chân đứng. Họ đánh trống hô hào rằng bên kia sông là ánh mặt trời để kêu gọi người người bỏ vốn. Kinh tế học gọi đó là phản ứng bầy đàn, nhưng trước tiên là phải có kẻ cố tình tô hồng sự thật. Trung Quốc giỏi chi tiền cho nghệ thuật quảng cáo đó nhờ các doanh nghiệp đang làm ăn với họ, mà quảng cao về chính trị chỉ là tuyên truyền.

- Chân tình là những người tin thật vào cái lẽ tất thắng của một số yếu tố như đất đai, tài nguyên, nhân công hay khả năng can thiệp sáng suốt của nhà nước. Họ tin thật chứ chằng muốn lừa gạt ai mà kết luận sai vì thiếu tầm nhìn sâu và rộng.

- Lý do ở đây là bất cứ một xứ chậm tiến nào cũng có thể học được vài bí quyết của các nước tiên tiến để vượt lên, nhờ đó mà có mươi mười lăm năm khá giả hơn xưa. Nếu cứ chỉ nhìn vào bước nhảy vọt đó thì ta dễ đoán sai vì phóng một đường tuyến giai đoạn vào tương lai trường kỳ. Trong khi thực tế lại khắt khe hơn vậy.

Vũ Hoàng: Ông nói thực tế khắt khe hơn vậy có nghĩa là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi xin cố giản lược hóa ở vài ý. Thứ nhất, khi kinh tế có tăng trưởng so với thời trước thì ta phải đếm ra cái được và khấu trừ đi cái mất để có đà tăng trưởng đó. Đo đếm sự được mất này có nghĩa là phải nhìn trên toàn cảnh và về dài, và để thấy ra phẩm chất. Nếu đạt mức tăng trưởng 7-8% mà lại thổi bong bóng, gây ra tham ô, bất công, hay ô nhiễm môi sinh thì kinh tế vẫn không có tương lai và người dân không có thịnh vượng. Thứ hai, chế độ độc tài mà dựng ra nền tư bản nhà nước thì cũng chỉ phất được vài thập niên mà thôi. Và sau cùng, khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy.


Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này.

Một số hình ảnh Triều Tiên-Đất nước không đói khổ, kiệt quệ?

Triều Tiên thật sự không đói khổ, kiệt quệ?
Ở Triều Tiên mà cứ ngỡ trời Tây...?
Hồng Anh - theo Trí Thức Trẻ (Soha.vn) - Hãy bắt đầu đi tìm câu trả lời từ ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài khi đặt chân đến Triều Tiên: Những con đường...

Trong nhật ký hành trình kể về chuyến du lịch đến Triều Tiên năm 2003, Dominique Garret, một người Pháp sinh sống và làm việc tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết một trong những ấn tượng đầu tiên của anh là những đại lộ rộng thênh thang của thủ đô Bình Nhưỡng. Đó cũng là cảm nhận chung của hầu hết người nước ngoài đã từng đến Triều Tiên: Choáng ngợp trước những đường phố rộng rãi, sạch đẹp, những tòa nhà cao tầng hoành tráng..

Ấn tượng này dường như trái ngược hoàn toàn với ấn tượng của những người chỉ biết đến Triều Tiên qua những thông tin về nạn đói, người tị nạnnhững vụ tử hình thảm khốc mà báo chí nước ngoài thường xuyên đăng tải. Phải chăng, Triều Tiên thật sự không nghèo nàn, lạc hậu?

Hãy bắt đầu đi tìm câu trả lời từ ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài khi đặt chân đến Triều Tiên: Những con đường...

Tại thủ đô Bình Nhưỡng, hầu như tất cả các con đường đều rất sạch đẹp và rộng rãi với nhiều làn đường
Bất kể là các khu dân cư hay các con đường chính trong thành phố, hai bên đường đa phần là nhà cao tầng xây san sát và những rặng cây xanh. Đây chính là thứ mà người nước ngoài nhìn thấy khi đến Triều Tiên.
Trong khi đó, ở những vùng nông thôn Triều Tiên, thậm chí là chỉ cách Bình Nhưỡng vài chục km, không khó để bắt gặp những con đường đất nhỏ, gồ ghề, đầy ổ gà, ổ voi, xung quanh là cánh đồng hay những khu đất hoang...
... thậm chí là những con đường đất dang dở, chủ yếu là do người dân tự xây dựng, bắc ngang qua sông làm đường đi lại.
Ảnh trên:Xe cộ lưu thông trên một trong những con đường chính của thủ đô Bình Nhưỡng. Du khách có thể sửng sốt với hình ảnh này.

Ảnh dưới: Con đường đất bụi mù mịt ở tỉnh Songchon sau khi một chiếc ô tô đi qua. Đây là điều quen thuộc với hầu hết người dân nông thôn Triều Tiên.
Ảnh trên: Hai bên con đường lớn tại Bình Nhưỡng là nhà cửa san sát.

Ảnh dưới: Con đường nhỏ vắng vẻ tại Kaesong (Triều Tiên)
Ảnh trên: Người dân Bình Nhưỡng thong thả đạp xe trên một con đường dọc bờ sông.

Ảnh dưới: Một phụ nữ trẻ dắt xe đạp đi dọc con đường đất ở nông thôn Triều Tiên.
Ảnh trên: Đường phố ở Bình Nhưỡng, sạch sẽ và láng bóng sau cơn mưa.

Ảnh dưới: Con đường nhỏ lầy lội bùn đất tại tỉnh Songchon. Người nước ngoài đến Triều Tiên sẽ hầu như không có cơ hội thấy những cảnh thế này.
Ảnh trên: Một cây cầu kiên cố bắc qua con sông tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Ảnh dưới: Cây cầu thô sơ tại tỉnh Phyongan, Triều Tiên.


Ở Triều Tiên mà cứ ngỡ trời Tây...?


Hồng Anh - theo Trí Thức Trẻ | 28/12/2013 11:20Chia sẻ: 
(Soha.vn) - Những khu nhà cao tầng đồ sộ, khang trang khiến người nước ngoài đến thủ đô Triều Tiên choáng ngợp, cảm giác như đang ở một thành phố phương Tây...


Triều Tiên không chỉ gây ấn tượng mạnh đối với du khách nước ngoài bằng những con đường to đẹp, thênh thang ở Bình Nhưỡng. Những tòa nhà đồ sộ, những khu chung cư khang trang cũng khiến người ta choáng ngợp. Có người nói rằng, nếu dạo phố ở Bình Nhưỡng mà không nhìn thấy chữ Triều Tiên thì cứ ngỡ đang ở một nước phương Tây.

Tuy nhiên, cảnh tượng huy hoàng này không dễ gặp ở những nơi khác trên đất nước Triều Tiên.

Những khu nhà cao tầng nằm dọc theo các con phố thênh thang ở Bình Nhưỡng.

Đường phố, nhà cửa ở Bình Nhưỡng lung linh ánh điện về đêm càng khiến cảm giác về một thành phố phồn vinh, hiện đại kiểu phương Tây thêm rõ nét.
Trong khi đó, tại nhiều vùng nông thôn, nhà xây bằng gạch, lợp mái ngói như thế này đã được coi là rất "sung túc".
Những ngôi nhà này đa phần đều rất giống nhau và được phân chia theo dân số. Điện thường xuyên mất mà không được báo trước.
Một người đàn ông nhìn ra ngoài từ sau song sắt trong căn nhà xập xệ của mình.
Nhà cửa ở nông thôn Triều Tiên khác xa ở Bình Nhưỡng
Ảnh trên: Toàn cảnh một khu phố ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Ảnh dưới: Một góc ngôi làng ở Bắc Hamgyong, Triều Tiên.
Ảnh trên: Con đường dẫn vào một khu chung cư cao tầng đẹp đẽ tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Ảnh dưới: Những ngôi nhà vách đất, lợp mái lá nằm dọc con đường chính của một ngôi làng ở Nam Hwanghae,Triều Tiên.
Ảnh trên: Những toà nhà cao tầng hiện đại nằm bên bờ sông Taedong, Bình Nhưỡng.

Ảnh dưới: Những ngôi nhà lụp xụp bên bờ sông ở Kaesong.
Ảnh trên: Chung cư cao tầng xây san sát tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Ảnh dưới: Những ngôi nhà xây bằng gạch, lợp mái ngói, đã khá cũ kĩ và xuống cấp tại nông thôn Triều Tiên.
Ảnh trên: Một hàng tạp hoá bên ngoài một khu dân cư ở Bình Nhưỡng.
Ảnh dưới: Một "gian hàng" tạp hoá tạm bợ của một ngôi làng ở nông thôn Triều Tiên.