Hiển thị các bài đăng có nhãn lý thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lý thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Bài học từ hai quốc gia: Thụy Sĩ và Israel

Ông Vũ Khoan nói quá cao siêu. Học Thụy Sĩ làm sao được. Cả thế giới cũng khó mà học được Thụy Sĩ vì trình độ dân chủ ở đây có thế nói là cao nhất thế giới. Một chính phủ chỉ có 7 Bộ trưởng, trong đó mỗi năm bầu ra một người làm tổng thống. Bộ máy chính quyền cực kỳ gọn nhẹ, năng suất cực cao vì một điều đơn giản: Dùng chuyên gia và hỏi người dân. Chuyên gia đề xuất cái gì, các Đảng phái tham gia chính quyền thấy hay, lập tức yêu cầu trưng cầu dân ý; cứ hơn nửa số người bỏ phiếu đồng ý là làm. Khi người dân quyết định thay chính quyền, thì dĩ nhiên sẽ hiệu quả và cần gì phải có một bộ máy chính quyền khổng lồ như nước ta.
Ông Vũ Khoan ca ngợi chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Nhìn lực lượng quan chức ngoại giao Việt Nam khổng lồ trên khắp thế giới đang làm gì, văn hóa ứng xử thế nào, chắc không cần giải thích, ai cũng hiểu, đám này, với tư cách, phẩm chất thế này, thì học được gì ở nước người.
Không cần học đâu xa, cứ học được từ mấy con rồng châu á nằm ngay cạnh mình, đất nước sẽ phát triển vượt bậc. Năng lực của người Việt Nam đâu kém gì họ, thậm chí còn hơn họ; lịch sử hàng nghìn năm nay đã chứng minh rõ. Chúng ta đang kém vì lựa chọn thể chế sai.
Bài học từ hai quốc gia
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: “Việt Nam không phát triển được vì có quá nhiều tài nguyên”. Theo Hoàng Vân (Trí thức trẻ – 11/12/2013): Con người Thụy Sĩ từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì.
Một đoạn đường "Bắc Kỳ" ở Thụy Sĩ
“Tại sao Thụy Sĩ giàu vậy? Về tài nguyên, Thụy Sĩ không có gì cả, trong khi Việt Nam lại có quá nhiều”, Đó là câu hỏi thường trực của Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, người đã từng nhiều lần đặt chân lên Thụy Sĩ.
Nếu so sánh kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sĩ thì quả là quá khập khiễng. Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là trên 75 nghìn USD, gấp rưỡi cường quốc Mỹ.

Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Trong ngân hàng , dược phẩm, máy móc, thậm chí dệt may, ở bất cứ lĩnh vực nào công ty Thụy Sĩ cũng xếp hạng cùng với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn nhất và mạnh nhất .

Tuy nhiên, nền kinh tế Thụy Sĩ không phải tự dưng mà có được như ngày hôm nay, nó cũng phải trải qua rất nhiều bước thăng trầm để chuyển mình. Trong buổi ra mắt cuốn sách “Swiss Made – Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ”, Ông Vũ Khoan nhận định, Việt Nam cũng có thể học theo người Thụy Sĩ trong 4 điểm chính:

Thứ nhất, phát triển kinh tế mũi nhọn. Không phải mũi nhọn theo kiểu nền kinh tế quả mít như của nước ta (ngành nào cũng “nhọn”?). Thụy Sĩ tập trung vào 2 ngành chính: Nông nghiệp và Du lịch, cũng là 2 ưu thế lớn nhất của họ. “Đến ngày nay, Thụy Sĩ đã phát triển nông nghiệp tới mức ai cũng biết Nestlé của Thụy Sĩ, sô-cô-la Thụy Sĩ, pho mát Thụy Sĩ. Còn du lịch ở Thụy Sĩ là số 1 thế giới”, ông Vũ Khoan cho biết.

Trong khi đó, theo Việt Nam cũng có tiềm năng ở cả 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Nhưng tiềm năng chỉ mãi là tiềm năng. Ở mặt nông nghiệp, Việt Nam chưa có thương hiệu nào nổi tiếng, ở mặt du lịch, Việt Nam có những bãi biển, hang động đẹp nhất thế giới nhưng ngành du lịch chưa đem lại nhiều giá trị.

“Cái họ không có thì họ tạo nên được, đó là vấn đề đáng học hỏi ở đất nước này. Họ chọn những ngành cần trí tuệ, công nghệ cao và dịch vụ – đó là các ngành nghề phát triển mạnh. Còn Việt Nam chọn lĩnh vực nào – thực sự là chưa rõ. Mặc dù, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều mũi nhọn nhưng tôi nghĩ đó là mũi tù chứ không phải mũi nhọn”.

Điều thứ 2 mà Việt Nam có thể học hỏi từ Thụy Sĩ đó là vấn đề đào tạo nhân lực. Những nước không có tài nguyên thiên nhiên, con người luôn mang yếu tố quyết định. Đất nước này đã có các chương trình đào tạo nhân lực tốt nhưng vẫn đặc biệt chú ý tới dạy nghề. Dạy nghề của người Thụy Sĩ hiện nằm trong top tốt nhất thế giới.

Điều thứ 3, đó là tinh giản bộ máy Nhà nước. “Bộ máy nhà nước của Thụy Sĩ rất nhỏ nhưng tiết kiệm và hiệu quả.

“Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện, phòng tiếp rất nhỏ. Tìm hiểu mới biết rằng, tất cả các quan chức ở Thụy Sĩ đi công tác tại các địa phương, chỉ được ở nhà bưu điện thôi, chứ không được ở nhà khách sạn. Trong khi, nước mình nghèo nhưng đi họp toàn ở khách sạn 5 sao”– ông Vũ Khoan nói.

Điều thứ 4, đó là chính sách đối ngoại. Là nước nhỏ sống kẹt giữa các nước lớn nhưng Thụy Sĩ luôn được tôn trọng. Về đối ngoại, họ theo đuổi chính sách trung lập tích cực, tức là một chính sách trung lập không đứng về bên nào cả nhưng có vai trò tích cực đối với người dân. Họ biến đất nước của họ thành tụ điểm của toàn cầu.

Kết lại, điều làm nên sự phi thường của Thụy Sĩ vẫn nằm ở con người, họ biết từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì. Trong “Swiss Made”, tác giả có đề cập tới việc người Thụy Sĩ cần 1 phương thuốc chữa bệnh tự mãn, . Tôi nghĩ Việt Nam cũng cần thuốc đó để chữa cả bệnh tự mãn và tự ti”, ông Khoan chia sẻ.

Tại sao Israel lại được gọi là quốc gia khởi nghiệp?
Theo Dương Hạnh (Tech in Asia – 14/7/2013)
Startup công nghệ 

Nhiều người gọi đây là 1 điều kỳ diệu. Những người khác thì coi đây là một sự khó hiểu. Nhưng số lượng các startup công nghệ từ Israel là rất đáng kinh ngạc

Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 startup và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Được gọi là Quốc gia khởi nghiệp, Israel vượt qua cả Mỹ về số vốn đầu tư mạo hiểm mỗi người, với 170 USD, so với 70 USD của Mỹ. Đây là một con số không tồi chút nào cho 1 quốc gia mới thành lập 65 năm trước.

Có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze – công ty bản đồ vừa được Google mua lại, iOnRoad – ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit – thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý.

Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva – công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point – công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD.

Vậy điều gì khiến Israel trở thành cái nôi “nuôi dưỡng” sự sáng tạo, đổi mới và phong trào khởi nghiệp như vậy? Uriel Peled – đồng sáng lập của startup chuyên tạo các mã QR Visualead của Israel – đã cho chúng ta biết lý do.

Quân đội

Ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, rất nhiều người trở thành chuyên gia về công nghệ, bởi công nghệ là một yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và hoạt động ở đây. Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel cũng rất khuyến khích khởi nghiệp và sự lãnh đạo. Sau khi rời quân đội, rất nhiều các người lính trẻ nhận ra rằng họ muốn tạo nên 1 công ty có thể giải quyết các vấn đề trên thế giới qua giải pháp công nghệ. Họ chỉ cần chọn vấn đề nào họ muốn giải quyết.

Trường đại học

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, Israel còn có những trường đại học xuất sắc nhất thế giới về công nghệ, như Technion tại Haifa. Những trường đại học ở đây như là một sân chơi cho các nhà khởi nghiệp để gặp gỡ những người có cùng chung sở thích và có thể khởi nghiệp cùng nhau sau này.

Tài nguyên từ chính phủ

Chính phủ Israel rất khuyến khích các nhà khởi nghiệp trẻ mạo hiểm thành lập công ty bằng cách hỗ trợ vốn cho họ. Chính phủ nước này cũng giúp họ trong cả việc giới thiệu các startup đến với nhà đầu tư, tạo nên những quan hệ đối tác và những chương trình hỗ trợ cho các công ty mới.

Người hướng dẫn

Thế hệ khởi nghiệp đầu tiên của Israel giờ đây đang trong giai đoạn “nghỉ hưu”, và họ là nguồn hỗ trợ cả về tài chính và kiến thức cho thế hệ tiếp theo. Họ cũng đóng vai trò là những nhà đầu tư cho các startup mới, cũng như tư vấn cho các startup về cách phát triển mô hình kinh doanh và xâm chiếm thị trường.

Tuy vậy, 1 trong những điểm mạnh và cũng là điểm yếu của các startup Israel là họ thường phát triển công ty với một kế hoạch rời khỏi thị trường sau khi tạo được đột phá, chứ không bao giờ phát triển công ty thành 1 tập đoàn lớn. Mọi người Israel đều muốn trở thành ông chủ. Tuy vậy, để giúp kinh tế phát triển thì các nhân viên là rất cần thiết.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Vì sao đoán trật ?

Vì sao đoán trật ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA Ngày 13.12.25
"Diễn đàn Kinh tế"
000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng Nguyên - AFP PHOTO *
Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

 

Kinh tế Mỹ phục hồi

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, đến tuần qua thì người ta có dấu hiệu là kinh tế Hoa Kỳ đã thật sự phục hồi với đà tăng trưởng của Quý Ba quy ra toàn năm đã vượt 4% và Ngân hàng Trung ương khởi sự tiết giảm biện pháp kích thích làm thị trường cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế thuộc loại đang phát triển lại chìm sâu trong khó khăn. Khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính năm năm trước đây, người ta dự đoán Mỹ trôi vào chu kỳ suy thoái và bị kinh tế Trung Quốc qua mặt trong vài năm tới. Bây giờ thì sự thể lại đảo lộn cho nên trong loạt tổng kết cuối năm, xin nêu câu hỏi là vì sao mà người ta lại có những dự báo sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết về Hoa Kỳ thì đây là nơi xuất phát nhiều công trình chửi Mỹ nhất, mà không chỉ từ vụ khủng hoảng tài chính rồi nạn suy trầm kinh tế vào năm 2008-2009, tiếp theo là sự hỗn loạn trên chính trường về chi thu ngân sách. Nếu bên ngoài nhìn sự thể phiến diện thì cho là Hoa Kỳ hết thời và sẽ bị thiên hạ qua mặt, chứ thật ra, xã hội Mỹ có đặc tính biến báo hơn hẳn các nền kinh tế lớn khác. Tôi xin đơn cử vài ví dụ dễ so sánh như sau.
Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Bị khủng hoảng vì mắc nợ quá cao, dân Mỹ trả nợ nhanh và nhiều hơn khối công nghiệp kia, là Âu Châu và Nhật Bản. Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Mà các doanh nghiệp đều phải sáng tạo để cải tiến năng suất bằng kỹ thuật mới và quả nhiên là thành công khi người ta còn than vãn về nạn thất nghiệp. Chuyện thứ tư là cách mạng dầu khí với hai loại công nghệ gạn cát và đào ngang đã nâng sản lượng và giảm chi phí về xăng dầu. Nhờ đó, khu vực chế biến Mỹ chiếm ưu thế mới, trái với lý luận tiêu cực về nạn đầu tư ra ngoài để có nhân công rẻ. Hoa Kỳ là nơi sẽ thu hút đầu tư vì có doanh lợi cao hơn nhiều trị trường khác.

- Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ là nên thận trọng với hai nhược điểm liên hệ đến chính trị. Thứ nhất là trong sự xoay chuyển quá nhanh như vậy, doanh lợi cao của giới đầu tư so với đa số có thể gây vấn đề về công bằng xã hội và dẫn tới lý luận đấu tranh giai cấp rất dễ bị khai thác. Thứ hai là Hoa Kỳ chưa hết bài toán bội chi và nhà nước đi vay. Nhờ kinh tế hồi phục, các chính khách mị dân có thể lại đòi tăng chi và đi vay nữa. Đó là về sự mạnh yếu của Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Thưa ông, về các nền kinh tế khác thì sao? Lý do nào khiến người ta đã dự đoán sai?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mình có thể lần lượt nhắc lại chuyện cũ để thấy việc đoán sai như vậy là quy luật phổ biến làm nhiều người hiểu sai từ cả nửa thế kỷ chứ không  phải là bây giờ.

000_Was7208112-250.jpg
Bên ngoài Quốc Hội Mỹ chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, ngày 21 tháng 1 năm 2013 tại Washington, DC. AFP PHOTO / Stan HONDA.


- Trước hết, là thời Chiến tranh lạnh, không thiếu gì kẻ tuyên truyền thiên tả và học giả uyên bác của Mỹ đã báo trước Liên Xô sẽ bắt kịp và vượt Hoa Kỳ. Họ dựa trên đà tăng trưởng rất cao của thập niên 60 rồi phóng vào tương lai theo đường thẳng mà không thấy kinh tế Xô viết có vấn đề từ những năm 70. Và hai chục năm sau là tự sụp đổ lên chính nó. Đến năm 2008, có người lại lầm nữa khi nghĩ là với giá dầu thô vượt quá trăm đồng, Liên bang Nga lại là đại cường kinh tế. Thật ra nước Nga tụt hậu thành xứ chậm tiến chỉ biết đào đất bán tài nguyên mà không hiện đại hóa và đa năng hóa cơ chế kinh tế. Khi giá nhiên liệu sút giảm, mà sẽ giảm, kinh tế xứ này từ suy trầm sẽ suy thoái. Lý do dự đoán sai là vì đánh giá sai vai trò của tài nguyên, khả năng quản lý của nhà nước và sự tuyệt vọng quá lớn của người dân. Sau đó là dự báo sai về Âu Châu.

Vũ Hoàng: Quả thật là đã có thời mà người ta cho rằng mô hình phát triển Âu Châu có vẻ cân đối và ổn định hơn những xoay chuyển quá nhanh của Hoa Kỳ. Thưa ông vì sao như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy là vào đầu thập niên 70, khi Hoa Kỳ xuất huyết với cuộc chiến tại Việt Nam, rồi lãnh đòn phong tỏa dầu khí của Trung Đông rồi sai lầm với chính sách kinh tế khiến lạm phát tăng vọt. Khi đó, người ta nói về sự bải hoải hay "malaise" của nước Mỹ và cho rằng Âu Châu mới là nơi cuộc sống đẹp vì chú ý đến phẩm hơn lượng. Lúc đó, mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Bắc Âu mới là lý tưởng. Sự thật lại không hẳn như vậy vì chế độ bao cấp Âu Châu đã tích lũy nhiều vấn đề, làm tăng thất nghiệp và giảm sức cạnh tranh. Lý do dự đoán sai vẫn nằm trong cách đánh giá quá cao vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Đấy cũng là lý do mà mươi năm sau người ta tiên đoán sự thắng thế của Nhật Bản.

 

Vài chục năm đoán sai một lần?


Vũ Hoàng: Thưa rằng nếu nhớ lại thì sau thời Tổng thống Jimmy Carter, lạm phát tại Hoa Kỳ từ 14% và thất nghiệp từ hơn 10% lại giảm mạnh và kinh tế Mỹ đã có mức tăng trưởng rất cao. Nhưng cũng vào lúc đó thì lại có lời tiên đoán về sức bật của Nhật Bản, thậm chí lời cảnh báo về việc Nhật Bản đang mua đứt nước Mỹ và thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Vì sao họ lại đoán vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là câu hỏi này rất hay vì sau khi bi quan trước sự lớn mạnh của Liên Xô rồi Âu Châu, nhiều nhà nghiên cứu nhìn về Châu Á cũng với sự lầm lạc đó.
Khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Đầu tiên, họ cho là tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật có ưu điểm cân bằng và ổn định hơn kiểu Mỹ. Lý do là hệ thống Nhật dựa trên sự phối hợp giữa doanh nghiệp và ngân hàng với bộ máy hành chính, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của chính quyền. Ba chân kiềng của các tập đoàn tư doanh, bộ máy hành chính và chính quyền đã giúp Nhật tập trung công sức thành mũi nhọn. Vì vậy dân Mỹ mới được báo động rằng Nhật Bản sẽ làm chủ đầu tư trên thị trường Hoa Kỳ.

- Sự thật thì sau đó kinh tế Nhật bị khủng hoảng vì bể bóng đầu cơ và trải qua hai chục năm suy trầm cũng vì ưu thế gọi là ổn định của họ. Nhật Bản không dám mạnh tay cải cách và phá vỡ ung nhọt tích lũy từ nhiều thập niên về trước. Mãi đến năm nay, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe mới có quyết định khá táo bạo với kết quả khả quan hơn. Lý do dự đoán sai lầm vẫn là vì quá lạc quan về sự can thiệp và phối hợp của nhà nước. Sai lầm đó tiếp tục khi người ta nói về kinh tế Trung Quốc là nơi mà nhà nước là chủ đầu tư số một và dù kinh tế nhà nước độc tài thì cũng lấy quyết định hợp lý hơn là thị trường bát nháo như ở Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Khi ông nhắc lại như vậy, chúng ta thấy cứ vài chục năm thì giới kinh tế lại đoán sai một lần, nào là về Liên Xô, Âu Châu, về Nhật Bản và Trung Quốc, mà lần nào cũng nói trước là Hoa Kỳ sẽ lụn bại. Trong khi thực tế thì nước Mỹ đổi thay liên tục mà các nước kia mới sa sút. Chúng ta đi tới chuyện ngày nay là đối chiếu dự đoán với thực tế. 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện ngày nay là người ta đoán sai về sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Lồng trong đó, khi ba khối Âu-Mỹ-Nhật bị suy trầm thì báo trật về sức bật của các nền kinh tế đang lên, như nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Người ta cũng đoán sai về giá thương phẩm theo lối tính bi quan về số cung có hạn làm giá sẽ tăng nên mới cho là xứ nào có tài nguyên thì sẽ giàu to, v.v....

000_DV531849-305.jpg
Từ trái sang: Chủ tịch Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil, Nga Dmitry Medvedev của Nga, Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bắt tay tại Yekaterinburg, Nga hôm 16/6/2009, trước một cuộc họp của BRIC. 
 
- Trước hết, từ hai năm qua, khối BRIC đó mới lụn bại nhất và chưa hết khó khăn. Thứ hai, Việt Nam cứ theo Trung Quốc là dựa vào trí tuệ có hạn của chính quyền và kinh tế nhà nước đã đi từ khủng hoảng này qua khủng hoảng khác, cũng với núi nợ chất đống và bong bóng đầu cơ bị bể. Thứ ba, một số nước có tránh khỏi tai họa đó vì từng bị khủng hoảng và nghiến răng cải cách. Họ chấp nhận rủi ro bất ổn của nền dân chủ, không dựa vào kho tài nguyên dưới lòng đất mà tin vảo khả năng cải tiến của người dân. Khả năng đó khiến xã hội tìm ra giải pháp thích hợp và nhà nước tạo điều kiện thử nghiệm với một sân chơi bình đẳng cho mọi người. 

- Thí dụ nổi bật nhất là Đài Loan và Nam Hàn, đã tự dân chủ hóa từ trước, rồi khi bị khủng hoảng thời 1997 thì triệt để cải cách. Theo sau, có trường hợp Philippines và Indonesia với triển vọng sáng láng hơn cả ở Đông Nam Á. Ngoài khu vực Đông Á thì phải nói đến xứ Chile, cũng đã cải cách kinh tế rồi chính trị nên xã hội ổn định và người dân giàu gấp bội so với xứ Brazil có nhiều tài nguyên hơn.
Sau cùng thì nói cho công bằng, không phải là ai cũng đoán sai về sự thịnh suy hay thăng giáng của các nước, vì có nhiều người nói ngược mà ít ai nghe!

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, vì sao lại có những dự đoán sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là ta nên phân biệt hai trường hợp gian ý và chân tình. Gian ý là loại con buôn đã lũng đoạn thị trường thông tin với dự báo sai, miễn là để thu hút thân chủ đầu tư vào các thị trường họ có chân đứng. Họ đánh trống hô hào rằng bên kia sông là ánh mặt trời để kêu gọi người người bỏ vốn. Kinh tế học gọi đó là phản ứng bầy đàn, nhưng trước tiên là phải có kẻ cố tình tô hồng sự thật. Trung Quốc giỏi chi tiền cho nghệ thuật quảng cáo đó nhờ các doanh nghiệp đang làm ăn với họ, mà quảng cao về chính trị chỉ là tuyên truyền.

- Chân tình là những người tin thật vào cái lẽ tất thắng của một số yếu tố như đất đai, tài nguyên, nhân công hay khả năng can thiệp sáng suốt của nhà nước. Họ tin thật chứ chằng muốn lừa gạt ai mà kết luận sai vì thiếu tầm nhìn sâu và rộng.

- Lý do ở đây là bất cứ một xứ chậm tiến nào cũng có thể học được vài bí quyết của các nước tiên tiến để vượt lên, nhờ đó mà có mươi mười lăm năm khá giả hơn xưa. Nếu cứ chỉ nhìn vào bước nhảy vọt đó thì ta dễ đoán sai vì phóng một đường tuyến giai đoạn vào tương lai trường kỳ. Trong khi thực tế lại khắt khe hơn vậy.

Vũ Hoàng: Ông nói thực tế khắt khe hơn vậy có nghĩa là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi xin cố giản lược hóa ở vài ý. Thứ nhất, khi kinh tế có tăng trưởng so với thời trước thì ta phải đếm ra cái được và khấu trừ đi cái mất để có đà tăng trưởng đó. Đo đếm sự được mất này có nghĩa là phải nhìn trên toàn cảnh và về dài, và để thấy ra phẩm chất. Nếu đạt mức tăng trưởng 7-8% mà lại thổi bong bóng, gây ra tham ô, bất công, hay ô nhiễm môi sinh thì kinh tế vẫn không có tương lai và người dân không có thịnh vượng. Thứ hai, chế độ độc tài mà dựng ra nền tư bản nhà nước thì cũng chỉ phất được vài thập niên mà thôi. Và sau cùng, khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy.


Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Cần một lực lượng lãnh đạo có trí tuệ, có tầm nhìn

Xây dựng nền dân chủ mới lấy con người làm trung tâm để phát triển
TRẦN NGỌC HIÊN
Thứ hai, 23 Tháng 12 2013 21:49
Lời Tòa Soạn: Xây dựng chiến lược phát triển đất nước là vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của một quốc gia. Và vấn đề cốt lõi trong xây dựng chiến lược phát triển là xây dựng triết lý phát triển cho đất nước. VHNA đã có buổi trao đổi với GS.TS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, một chuyên gia về kinh tế chính trị về vấn đề trên.
PV:Phát triển là mục tiêu hướng tới của tất cả các cộng đồng, quốc gia – dân tộc. Mỗi thời đại có một điều kiện, một nhu cầu phát triển riêng của mình. Và trong mỗi thời đại thì các cộng đồng, các quốc gia dân tộc, các tổ chức, đảng phái chính trị lại có mục tiêu phát triển không đồng nhất với nhau. Và từ đó, các chủ thể có triết lý phát triển riêng của mình. Chúng tôi nghĩ Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Thưa giáo sư, quả thực thì Việt nam chúng ta cũng đã có các Cương lĩnh phát triển do Đảng Cộng Sản xác định qua các kỳ đại hội mỗi khi có sự thay đổi lớn về tình hình trong nước và quốc tế. Nhưng hình như, theo chúng tôi, chúng ta vẫn chưa có một triết lý phát triển. Theo giáo sư thì trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên chọn lựa, hay là xác định triết lý phát triển nào để phù hợp với tình hình đất nước và những biến chuyển của thời đại trong một cái nhìn toàn cầu?

GS Trần Ngọc Hiên (TNH):Triết lý phát triển là một vấn đề lớn, vấn đề cơ bản của chiến lược phát triển của một đất nước. Chúng ta đã mất gần 30 năm đổi mới để lần tìm con đường, tìm triết lý để phát triển đất nước. Và đến hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong công cuộc tìm kiếm triết lý phát triển đất nước.

Về mặt phương pháp luận, để xây dựng triết lý phát triển đất nước, cần xuất phát từ hai cơ sở nền tảng: thứ nhất là xu thế phát triển của thời đại và thứ hai là đặc điểm của đất nước ta. Từ đó để trả lời được câu hỏi quan trọng là phát triển vì ai?, Việt Nam đang ở đâu và Việt Nam sẽ đi đến đâu?

Về xu thế phát triển của thời đại:Nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường hiện đại. Đó là một nền kinh tế ở các nước tư bản với nhiều thành tựu to lớn trong tăng trưởng của cải. Mô hình này vận động trong mâu thuẫn và cũng là động lực giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân. Chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường phát triển dựa trên những thành tựu khoa học công nghệ và lao động xã hội. Chủ nghĩa tư bản thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong đó các nhà tư bản đóng vai trò như một nhạc trưởng. Chủ nghĩa tư bản dựa vào khoa học và gắn liền nhu cầu phát triển kinh tế với lợi ích của chủ tư bản. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản cũng định hướng phát triển giáo dục theo nhu cầu của nền kinh tế để đào tạo nhân lực cho nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản cũng tổ chức quản lý tốt và ngày càng nâng cấp sao cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Những điều này phù hợp với các quy luật mà Karx Marx đã trình bày trong bộ Tư bản.

Sự phát triển kinh tế quyết định tiến bộ xã hội từng bước nhưng hạn chế vì mục đích lợi nhuận tối đa. Trong đó cấu trúc và trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định cấu trúc xã hội, hình thành xã hội dân sự. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền văn hóa.

Nền chính trị thế giới cũng đang có nhiều biến đổi. Kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi thể chế chính trị phù hợp với nó là nhà nước pháp quyền tư sản. Trong nhà nước pháp quyền tư sản, pháp luật điều chỉnh các lợi ích kinh tế để khắc phục khủng hoảng.

Trong nền kinh tế công nghiệp, có hai vấn đề các nhà nước không giải quyết được là quan hệ con người với con người và quan hệ con người với tự nhiên. Trong khi sự phân hóa giàu nghèo ở các nước phát triển đang lên cao thì môi trường tự nhiên cũng đang bị tàn phá. Tuy nhiên, khi chuyển biến sang nền kinh tế tri thức, các nhà nước có nhiều khả năng để giải quyết hai vấn đề lớn này. Và thực tế, dù đảng chính trị nào đi nữa, nếu nắm được quy luật này và giải quyết được hai mối quan hệ cơ bản này thì sẽ thành công trong việc phát triển đất nước.

Về đặc điểm của đất nước ta: Chúng ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với nền kinh tế tiểu nông. Điểm xuất phát này tạo ra các mặt tích cực và tiêu cực. Về tích cực, người dân Việt Nam có tinh thần yêu nước và sáng tạo, lại cần cù lao động, tính cố kết cộng đồng rất cao. Nếu những điểm mạnh này được phát huy trong quá trình xây dựng đất nước thì sẽ là một động lực lớn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khá nhiều những quan niệm tiểu nông, thấy lợi là làm. Khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lenin rất phê phán tính tiểu nông. Kinh tế thị trường hoang dã có phần thúc đẩy tính tiểu nông như trốn tránh lách luật chứ không tuân theo pháp luật, cùng với sự tổ chức yếu kém sẽ trở thành lực cản lớn cho quá trình phát triển.

Một sự thay đổi quan trọng nữa là xu hướng phát triển của khoa học. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có xu hướng liên kết với nhau hướng tới mục tiêu vì con người, nên quá trình phát triển phải coi trọng sự phát triển cá nhân, coi trọng trí tuệ của những con người thông minh, sáng tạo.

Triết lý phát triển của nước ta hiện nay là làm sao kết hợp được những thế mạnh của dân tộc với xu thế phát triển của thời đại. Chúng ta đang ở bước chuyển quan trọng từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Vậy nên Đảng Cộng sản cần tranh thủ và vận dụng được trí tuệ của giới trí thức tinh hoa nhằm tạo ra được những bước phát triển đột phá cho dân tộc.

Theo tôi nghĩ, triết lý phù hợp cho sự phát triển của đất nước ta hiện nay là đi theo con đường rút ngắn để tiến lên kịp thời đại. Muốn vậy, cần phải có một lực lượng lãnh đạo phải có trí tuệ, có tầm nhìn để nắm bắt được các thành tựu từ khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và tổ chức quản lý của nhân loại để đưa đất nước phát triển. Đồng thời, phải có nhân cách, có úy tín và phương pháp để tổ chức quản lý, kiểm tra việc thực hiện đường lối chính sách.

PV:Mục tiêu của sự phát triển của nước ta, dân tộc ta trong thời đại ngày nay cần đề cao những vấn đề, giá trị nào?

TNH:Có rất nhiều vấn đề, nhiều giá trị cần được chú ý trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay. Nhưng tôi nghĩ, trước hết, phải đặt con người lên cao nhất, phải tôn trọng sự phát triển cá nhân của mỗi con người. Trước đây, con người cá nhân không được biểu hiện, không được coi trọng. Mọi chuyện đều đưa vào danh nghĩa cộng đồng, chờ cộng đồng thông qua chứ không để cá nhân thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình. Vậy nên sinh ra chủ nghĩa hình thức, không coi trọng thực chất.

Phải kết hợp được giá trị dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước của người dân để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, đưa đất nước đi lên theo kịp thời đại. Nhưng phải phân biệt rõ rằng giá trị dân tộc khác với chủ nghĩa dân tộc. Thời đại ngày nay đã chứng minh rằng chủ nghĩa dân tộc, dù dưới hình thức nào cũng sẽ thất bại. Giá trị dân tộc là giá trị văn hóa cốt lõi, giá trị về con người và sức mạnh truyền thống của dân tộc ta. Đó là động lực, là tiềm năng để phát triển dân tộc nếu được kết hợp và phát huy một cách phù hợp với xu thế thời đại.

Phải xây dựng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa như quan niệm của Hồ Chí Minh, tôn trọng con người cá nhân, lấy đó làm cơ sở để xây dựng nền dân chủ mới. Theo tôi hiểu, ở đây, nền dân chủ mới là thể chế dựa trên quan hệ nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước không độc quyền mà phải hài hòa lợi ích, dựa vào tổ chức xã hội và doanh nghiệp để đưa ra các chính sách phát triển đất nước, phát triển nền kinh tế hiệu quả.

PV: Căn cứ vào các đòi hỏi khách quan, sự phát triển hiện nay của nước ta cần đáp ứng những yêu cầu gì? 

TNH:Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa. Tiến hành cải cách giáo dục theo sát nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phải hướng mục tiêu đầu tiên của nền giáo dục là học để làm người có đạo đức, làm người có ích cho xã hội. Tiếp đó, từng bước xây dựng một nền khoa học công nghệ tiên tiến, phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Phát triển khoa học kỹ thuật phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, lấy đó làm thước đo và làm nhu cầu để xây dựng chiến lược phát triển khoa học. Đó cũng là điều kiện cốt lõi để xây dựng nền dân chủ mới - một nền dân chủ được xây dựng trên cơ sở sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội chứ không phải phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.

PV: Phát triển ngày nay phải đảm bảo sự bền vững. Nhưng hình như lâu nay chúng ta nghiêng về sự bền vững của môi trường tự nhiên, sinh thái tự nhiên mà ít chú ý đến môi trường nhân văn, đến sự bền vững của xã hội, không gian sinh tồn và phát triển của các giá trị nhân văn?Chúng tôi cũng xin nói là ngay cả sự bền vững của môi trường tự nhiên thì chúng ta cũng chỉ là hô hào còn trên thực tế thì mấy chục năm qua chúng ta đã tàn phá môi trường tự nhiên dã man và tàn khốc chưa từng có trong lịch sử, kể cả trong chiến tranh chống Mỹ.

TNH:Tôi đồng tình và chia sẻ với nhận xét của các anh về sự tàn phá môi trường trong thời gia vừa qua ở nước ta là quá lớn.

Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, chúng ta đã nói nhiều về phát triển bền vững. Nhưng chỉ nói thôi chứ chưa hiểu rõ về phát triển bền vững, còn thực hiện thì lại càng chưa đến đâu cả. Thực tế cho thấy, không chỉ môi trường nhân văn, môi trường xã hội mà môi trường tự nhiên cũng chưa được quan tâm theo hướng phát triển bền vững. Để tăng thu nhập quốc dân, chúng ta vẫn tiếp tục đào bới, tàn phá tự nhiên để phát triển. Các dự án khai thác tài nguyên vẫn tiến hành mà không có cơ quan đánh giá, kiểm soát về mức độ tàn phá môi trường tự nhiên. Nói đúng ra, chúng ta đang phát triển bằng mọi giá và cái giá mà mai này phải trả sẽ vô cùng đắt đỏ. Như vậy, chúng ta chưa đạt được một bước nào trong phát triển bền vững, từ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là thiếu nhận thức về phát triển bền vững một cách khoa học. Khi thực hiện thì thiếu sự dân chủ, thiếu cơ chế kiểm soát, đánh giá việc thi hành các dự án phát triển kinh tế.

PV:Chúng tôi nghĩ là rất nhiều dự án lớn có tầm quốc gia đã thể hiện rõ ràng và sâu sắc nhận xét của giáo sư. Bauxite tây Nguyên là một ví dụ. Thủy điện tràn lan, bất chấp cũng là một ví dụ. Vậy, theo giáo sư, chúng ta cần thiết phải hiểu sự bền vững của môi trường nhân văn như thế nào? Làm gì để kiến tạo và đảm bảo sự bền vững đó?

TNH:Môi trường nhân văn là môi trường con người sống và hoạt động trên các nguyên tắc đảm bảo tính nhân văn chứ không phải bằng cai trị hay ban ơn. Môi trường nhân văn hướng đến mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là giá trị con người.

Thước đo môi trường nhân văn là “quan hệ kép”, là quan hệ con người với tự nhiên và con người với con người. Phát triển bền vững môi trường nhân văn là phát triển mối quan hệ kép này một cách hài hòa, coi trọng các giá trị con người và giá trị bền vững của tự nhiên.

Muốn phát triển bền vững môi trường nhân văn, cần xây dựng được một chế độ dân chủ mới thật sự. Trước hết, đội ngũ lãnh đạo phát có tâm, có tầm và có tài. Dân gian đã nói “quan tham thì dân gian”. Khi những người lãnh đạo không đặt lợi ích đất nước lên trên hết, chỉ lo vun vén cho gia đình, tham nhũng, không tuân thủ pháp luật thì nhân dân cũng sẽ không tuân thủ pháp luật và tìm cách lách luật, làm việc mờ ám. Chúng ta cần phải trở lại với những giá trị đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là về đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải nghiêm minh, có năng lực, và phải tôn trọng ý kiến của người dân. Người dân phải có quyền lực kiểm tra hoạt động của cán bộ lãnh đạo đại diện cho họ. Lãnh đạo phải tập hợp nhân dân để phát triển đất nước chứ không phải cai trị đất nước và ban ơn cho nhân dân. Lãnh đạo nhân dân là hướng dẫn nhân dân về nhận thức và phương pháp đúng đắn để dân tự xây dựng cuộc sống của mình bằng năng lực phát triển thì mới bền vững.

PV:Chúng tôi có được đọc một bài viết của giáo sư về xã hội dân sự ở các nước Đông nam Á, trong đó có lưu ý trường hợp Việt Nam. Chắc hẳn là giáo sư quan tâm đến sự tương đồng về văn hóa, và lịch sử, cũng như bối cảnh hiện tại, của nước ta với các nước trong khu vực. Thưa giáo sư, bản chất của xã hội dân sự là gì?

TNH:Xã hội dân sự thực chất là một hình thức tổ chức mang tính dân chủ cao, một bước phát triển cao trong tổ chức xã hội. Xã hội dân sự hướng về lợi ích con người, coi trọng giá trị con người và được bảo vệ bởi chính con người tham gia trong đó. Xã hội dân sự đảm bảo mọi hoạt động của nó được diễn ra bình thường, đảm bảo công bằng và tuân thủ các nguyên tắc của nó.

Xã hội dân sự được tổ chức từ sự tự nguyện của các thành viên, nó có thể là các hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội … Các thành viên tập hợp nhau lại để bảo vệ lẫn nhau và cùng nhau phát triển; Tự đưa ra các nguyên tắc tổ chức làm cơ sở để tuân thủ trong quá trình phát triển, phù hợp với pháp luật của các quốc gia.

Trong tình hình đất nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản rất cần các tổ chức xã hội dân sự. Bởi các xã hội dân sự là tổ chức của nhân dân, nó thể hiện đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước cần kết hợp với xã hội dân sự để xây dựng chính sách phát triển.

PV:Liệu cấu trúc xã hội này có phù hợp với cơ tầng văn hóa Đông Nam Á của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam? Tại sao?

TNH:Cơ tầng văn hóa Đông Nam Á là văn hóa của cư dân nông nghiệp với cấu trúc xã hội nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu. Dù chỉ tương đối nhưng cũng cần đưa ra một vài ranh giới để phân biệt các khái niệm mà chúng ta đang bàn đến. Xã hội dân sự là một chỉ số, một hình thức tổ chức xã hội trong nền văn minh công nghiệp. Nền dân chủ là chỉ số của nền văn minh hậu công nghiệp. Trong khi đó, văn hóa Đông Nam Á thuộc chỉ số của nền văn minh nông nghiệp với những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Nói vậy không có nghĩa là xã hội dân sự không có vai trò gì với các nước Đông Nam Á. Mà ngược lại, xã hội dân sự thúc đẩy sự phát triển của các mặt mạnh, các ưu điểm và hạn chế các mặt tích cực của xã hội nông nghiệp. Nhưng muốn làm được vậy thì phải có chính sách phát triển xã hội dân sự một cách hợp lý, xem xã hội dân sự là một thành phần của thể chế mới, là một chân trong cái kiềng ba chân là nhà nước-thị trường-xã hội dân sự.

PV:Từ kinh tế công nghiệp bước vào thời đại kinh tế tri thức, xã hội sẽ biến chuyển, thay đổi rất sâu sắc theo hướng văn minh và nhân văn hơn. Nhìn vào thực tiễn nước ta hiện nay, chúng tôi thấy, phát triển kinh tế đang tàn phá văn hóa, tàn phá môi trường nhân văn, và môi trường sinh thái một cách khủng khiếp, hơn cả chiến tranh. Vậy phải chăng đất nước ta chưa bước vào thời đại kinh tế tri thức và với cơ chế thị trường chập chững [và đa mang] hiện nay, có phải chúng ta đang trong quá trình tích lũy tư bản, tương tự châu Âu hồi thế kỷ XVII – XVIII, nhưng lộn xộn hơn nhiều vì “tiếp nhận” và nhân đôi sự ma quái và tàn tạo của tư bản Phương Tây hồi trước bởi những ma mãnh xảo thuật tiểu nông, và vì  thiếu một cơ chế quản trị xã hội tương ứng để khắc chế sự tàn bạo của cơ chế thị trường?

TNH:Chúng ta đang trong quá trình tích lũy tư bản nên có nhiều biểu hiện khác. Sự ma quái và sự tàn bạo như nói trên chính là sự kết hợp của việc thúc đẩy các mặt tiêu cực, mặt xấu của con người. Bên cạnh đó là sự dung dưỡng, vì lợi ích cá nhân của một bộ phận quản lý. Nó tạo nên những tác hại to lớn cho sự phát triển của đất nước.

Nhưng cũng phải nhìn nhận thêm rằng: trong quá trình phát triển lộn xộn đó đã tạo ra một lớp người văn minh hơn, tài năng hơn và nhận thức được thời đại, tiếp cận được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Và bộ phận này đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, họ lại tập trung chăm lo nhiều đến gia đình và cá nhân mà chưa có điều kiện phục vụ đất nước, thực hiện khát vọng đưa đất nước đi lên ngang tầm thời đại.

PV:Hậu quả lâu dài và nặng nề nhất của tình trạng này sẽ là gì? Biện pháp chính trị và văn hóa nào để khắc chế tình trạng này hiệu quả nhất? 

TNH:Hậu quả thì nhiều, nhưng nặng nề nhất là làm cho đất nước ta rơi vào tình trạng tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Nếu không có chính sách phát triển hợp lý, tiếp tục tụt hậu thì nguy cơ đáng sợ nhất là nước ta sẽ trở thành một bãi rác công nghiệp. Bãi rác về kinh tế đã khủng khiếp nhưng đáng lo ngại hơn là trở thành bãi rác văn hóa. Nếu điều đó xẩy ra thì dân tộc ta khó mà ngóc đầu lên được. Một hậu quả khác nữa là chảy máu chất xám, trí thức ngày càng xa rơi đất nước, bỏ quê hương ra đi. Tiến vào nền kinh tế tri thức mà thiếu những người trí thức thì sẽ không bao giờ vươn lên được và chúng ta vẫn mãi là một nước lạc hậu, nghèo đói.

Có nhiều biện pháp nhưng trước tiên phải đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa. Cải cách thể chế chính trị để xây dựng một nền dân chủ mới, nền dân chủ thật sự vì con người. Từ đó xây dựng các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đi vào phát triển bền vững kinh tế-xã hội chứ không phải chạy theo tăng trưởng GDP mà bỏ rơi thực tế kinh tế đất nước. Phải tiến hành cải cách giáo dục, hướng đến phát triển con người toàn diện hơn, có khát vọng phục vụ đất nước. Phải huy động và sử dụng trí tuệ của trí thức, coi trọng nhân tài và động viên trí thức đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước.

PV:Thưa giáo sư, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển. Đó là quy luật muôn thuở. Chỉ có điều là trong tình thế hiện nay khi các giá trị văn hóa không được đề cao thì phải nhấn mạnh để xã hội tiếp tục nhận thức một cách sâu sắc hơn, đặc biệt là nhằm giáo hóa những kẻ coi thường văn hóa. Nhưng trong triết lý phát triển, chúng ta vẫn phải đề cao và tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất, tốt nhất mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa. Giáo sư nhận định như thế nào về mối quan hệ này ở nước ta? Cần nhận thức vấn đề này như thế nào để thực sự khách quan, đúng quy luật? Và chúng ta cần làm gì để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này trong thực tiễn đầy sinh động, biến động của đời sống?

TNH:Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: văn hóa là chính trị và chính trị là văn hóa. Nền văn hóa và cả nền chính trị đều phải được xây dựng từ nền tảng phát triển bền vững về kinh tế-xã hội. Chính cấu trúc kinh tế-xã hội là cở sở, nền tảng để xây dựng nền văn hóa, chính trị và ngược lại, chính nền văn hóa, chính trị cũng là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Trong quan hệ văn hóa và chính trị, thì chính trị cũng là một phần của văn hóa. Và trình độ chính trị cũng được thể hiện trên nền văn hóa. Văn hóa và chính trị có quan hệ tương hỗ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nền văn hóa thường làm cơ sở để xây dựng và phát triển thể chế chính trị để không rơi vào chủ quan, duy ý chí trong thực tiễn.

Chúng ta cần nhận thức lại rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa hai yếu tố quan trọng này. Nhận thức rõ ràng các giá trị của văn hóa dân tộc để phục vụ phát triển đất nước. Từ đó, xây dựng thể chế chính trị trên cơ sở các giá trị văn hóa dân tộc và thời đại. Đồng thời, thể chế chính trị cần phát huy được giá trị văn hóa, xem đó là thước đo về sự phát triển của chính trị. Cần xây dựng một nền văn hóa chính trị mới, trân trọng con người và thân thiện với tự nhiên. Phải lấy con người và giá trị con người làm nền tảng của triết lý phát triển.

PV:Như trên giáo sư đã đề cập, Con Người là trung tâm của phát triển. Vậy trong thực tiễn hiện nay, chúng ta cần giải quyết  Vấn đề Con Người như thế nào để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển bền vững của đất nước?

TNH:Từ đầu chúng ta trao đổi đều quay quanh việc nhận thức về con người và xem con người là trung tâm. Chúng ta nói đến con người cá nhân cụ thể chứ không nói về con người chung chung. Trước đây, chúng ta chỉ coi trọng cộng đồng và nhân dân chứ không nhận thức rõ về con người cá nhân. Và do vậy, con người cá nhân không được biểu hiện, chỉ được ẩn sâu trong một tập thể. Giải quyết con người, trước hết là thay đổi nhận thức về con người. Phải là một con người cụ thể và phát triển con người là phát triển các phẩm chất và năng lực của cá nhân con người. Phải tôn trọng lợi ích kinh tế của mỗi người một cách hợp pháp. Giáo dục phải hướng đến sự phát triển của con người, phát triển năng lực cá nhân, phẩm chất cá nhân của mỗi người. Đào tạo con người hướng đến mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển bền vững phải bắt đầu từ phát triển bền vững con người.

PV:Trân trọng cảm ơn Giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi bổ ích này. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sựi quan tâm và cộng tác của Giáo sư.

(Văn hóa Nghê An)

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

The Ever-Emerging Markets - Why Economic Forecasts Fail

The Ever-Emerging Markets - Why Economic Forecasts Fail
FOREIGN AFFAIRS
January/February 2014
Ruchir Sharma
RUCHIR SHARMA is head of Emerging Markets and Global Macro at Morgan Stanley Investment Management and the author of Breakout Nations: In Pursuit of the Next Economic Miracles.
In the middle of the last decade, the average growth rate in emerging markets hit over seven percent a year for the first time ever, and forecasters raced to hype the implications. China would soon surpass the United States as an economic power, they said, and India, with its vast population, or Vietnam, with its own spin on authoritarian capitalism, would be the next China. Searching for the political fallout, pundits predicted that Beijing would soon lead the new and rising bloc of the BRICs -- Brazil, Russia, India, and China -- to ultimate supremacy over the fading powers of the West. Suddenly, the race to coin the next hot acronym was on, and CIVETS (Colombia, Indonesia, Vietnam, Egypt, Turkey, and South Africa) emerged from the MIST (Mexico, Indonesia, South Korea, and Turkey).

Today, more than five years after the financial crisis of 2008, much of that euphoria and all those acronyms have come to seem woefully out of date. The average growth rate in the emerging world fell back to four percent in 2013. Meanwhile, the BRICs are crumbling, each for its own reasons, and while their summits go on, they serve only to underscore how hard it is to forge a meaningful bloc out of authoritarian and democratic regimes with clashing economic interests. As the hype fades, forecasters are left reconsidering the mistakes they made at the peak of the boom.

Their errors were legion. Prognosticators stopped looking at emerging markets as individual stories and started lumping them into faceless packs with catchy but mindless acronyms. They listened too closely to political leaders in the emerging world who took credit for the boom and ignored the other global forces, such as easy money coming out of the United States and Europe, that had helped power growth. Forecasters also placed far too much predictive weight on a single factor -- strong demographics, say, or globalization -- when every shred of research shows that a complex array of forces drive economic growth.

Above all, they made the cardinal error of extrapolation. Forecasters assumed that recent trends would continue indefinitely and that hot economies would stay hot, ignoring the inherently cyclical nature of both political and economic development. Euphoria overcame sound judgment -- a process that has doomed economic forecasting for as long as experts have been doing it.

SINGLE-FACTOR SYNDROME

History shows that straight-line extrapolations are almost always wrong. Yet pundits cannot seem to resist them, lured on by wishful thinking and fear. In the 1960s, the Philippines won the right to host the headquarters of the Asian Development Bank based on the view that its fast growth at the time would make the country a regional star for years to come. That was not to be: by the next decade, growth had stalled thanks to the misguided policies of the dictator Ferdinand Marcos (but the Asian Development Bank stayed put). Yet the taste for extrapolation persisted, and in the 1970s, such thinking led U.S. scholars and intelligence agencies to predict that the future belonged to the Soviet Union, and in the 1980s, that it belonged to Japan. Then came the emerging-market boom of the last decade, and extrapolation hit new heights of irrationality. Forecasters cited the seventeenth-century economic might of China and India as evidence that they would dominate the coming decade, even the coming century.

The boom also highlighted another classic forecasting error: the reliance on single-factor theories. Because China’s boom rested in part on the cheap labor provided by a growing young population, forecasters started looking for the next hot economy in a nation with similar demographics -- never mind the challenge of developing a strong manufacturing sector to get everyone a job. There were the liberals, for whom the key was more transparent institutions that encouraged entrepreneurship -- despite the fact that in the postwar era, periods of strong growth have been no more likely under democratic governments than under authoritarian ones. And then there were the moralizers, for whom debt is always bad (a bias reinforced by the 2008 credit crisis), even though economic growth and credit go hand in hand.

The problem with these single-factor theories is that they lack any connection to current events or an appreciation for the other factors that make each country unique. On the one hand, institutions and demographics change too slowly to offer any clear indication of where an economy is headed. On the other, those forecasters who have argued that certain national cultures are good or bad for growth miss how quickly culture can change. Consider Indonesia and Turkey, large Muslim-majority democracies where strong growth has debunked the view of Islam as somehow incompatible with development.

Sweeping theories often miss what is coming next. Those who saw geography as the key factor failed to foresee the strong run of growth during the last decade in some of the most geographically challenged nations on earth, including landlocked countries such as Armenia, Tajikistan, and Uganda. In remote Kazakhstan, rising oil prices lifted the economy out of its long post-Soviet doldrums.

The clarity of single-factor theories makes them appealing. But because they ignore the rapid shifts of global competition, they provide no persuasive scenario on which to base planning for the next five to ten years. The truth is that economic cycles are short, typically running just three to five years from peak to trough. The competitive landscape can shift completely in that time, whether through technological innovation or political transformation.

HERE AND NOW

Indeed, although forecasters hate to admit it, the coming decade usually looks nothing like the last one, since the next economic stars are often the last decade’s castoffs. Today, for example, formerly stagnant Mexico has become one of the most promising economies in Latin America. And the Philippines, once a laughingstock, is now among the hottest economies in the world, with growth exceeding seven percent. Dismissed on the cover of The Economist five years ago as “the world’s most dangerous place,” Pakistan is suddenly showing signs of financial stability. It had one of the world’s top-performing stock markets last year, although it is being surpassed by an even more surprising upstart: Greece. A number of market indices recently demoted Greece’s status from “developed market” to “emerging market,” but the country has enacted brutal cuts in its government budget, as well as in prices and wages, which has made its exports competitive again.

What these countries’ experiences underscore is that political cycles are as important to a nation’s prospects as economic ones. Crises and downturns often lead to a period of reform, which can flower into a revival or a boom. But such success can then lead to arrogance and complacency -- and the next downturn. The boom of the last decade seemed to revise that script, as nearly all the emerging nations rose in unison and downturns all but disappeared. But the big bang of 2008 jolted the cycle back into place. Erstwhile stars such as Brazil, Indonesia, and Russia are now fading thanks to bad or complacent management. The problem, as Indonesia’s finance minister, Muhammad Chatib Basri, has explained, is that “bad times make for good policies, and good times make for bad policies."

The trick to escaping this trap is for governments to maintain good policies even when times are good -- the only way an emerging market has a chance of actually catching up to the developed world. But doing so proves remarkably difficult. In the postwar era, just about a dozen countries -- a few each in southern Europe (such as Portugal and Spain) and East Asia (such as Singapore and South Korea) -- have achieved this feat, which is why a mere 35 countries are considered to be “developed.”

Meanwhile, the odds are against many other states’ making it into the top tier, given the difficulty of keeping up productivity-enhancing reforms. It is simply human nature to get fat during prosperity and assume the good times will just roll on. More often than not, success proves fleeting. Argentina, Greece, and Venezuela all reached Western income levels in the last century but then fell back.

Today, in addition to Mexico and the Philippines, Peru and Thailand are making their run. These four nations share a trait common to many star economies of recent decades: a charismatic political leader who understands economic reform and has the popular mandate to get it enacted. Still, excitement should be tempered. Such reformist streaks tend to last three to five years. So don’t expect the dawn of a Filipino or a Mexican century.

BALANCING ACT

If forecasters need to think small in terms of time, they need to think big when it comes to complexity. To sustain rapid growth, leaders must balance a wide range of factors, and the list changes as a country grows richer. Simple projects, such as paving roads, can do more to boost a poor economy than a premature push to develop cutting-edge technologies, but soon the benefits of basic infrastructure run their course.

The list of factors to watch also changes with economic conditions. Five years after the global financial crisis, too much credit is still a critical problem, particularly if it grows faster than GDP. Indeed, too much credit is weighing down emerging economies, such as China, which have been running up debt to maintain economic growth. Once touted as the next China, Vietnam has in fact beaten China to the endgame, but not the one it expected: Vietnam has already suffered a debt-induced economic meltdown and is only now beginning to pick up the pieces and shutter its insolvent banks.

To keep their economies humming, leaders need to make sure growth is balanced across national accounts (not too dependent on borrowing), social classes (not concentrated in the hands of a few billionaires), geographic regions (not hoarded in the capital), and productive industries (not focused in corruption-prone industries such as oil). And they must balance all these factors at a point that is appropriate for their countries’ income levels. For example, Brazil is spending too much to build a welfare state too large for a country with an average income of $11,000. Meanwhile, South Korea, a country with twice the average income of Brazil, is spending too little on social programs.

Many leaders see certain economic vices as timeless, generic problems of development, but in reality, there is a balancing point even for avarice and venality. Inequality tends to rise in the early stages of economic growth and then plateau before it begins to fall, typically at around the $5,000 per capita income level. On this curve, inequality relative to income level is much higher than the norm in Brazil and South Africa, but it is right in line with the norm -- and therefore much less worrisome -- in Poland and South Korea. The same income-adjusted approach also applies to corruption and shows, for example, that Chile is surprisingly clean for its income level, while Russia is disproportionately corrupt.

ASK A LOCAL

No amount of theory, however, can trump local knowledge. Locals often know which way the economy is turning before it shows up in forecasting numbers. Even before India’s economy started slowing down, Indian businesspeople foretold its slump in a chorus of complaints about corruption at home. The rising cost of bribing government officials was compelling them to invest abroad, although foreign investors still poured in.

There is no substitute for getting out and seeing what is happening on the ground. Analysts who focus on dangerously high levels of investment in emerging nations use China as a test case, since investment there is nearly 50 percent of GDP, a level unprecedented in any developed country. But the risk becomes apparent only when one goes to China and sees where all the money is going: into high-rise ghost towns and other empty developments. On the flip side are Brazil and Russia, where anemic investment levels account for grossly underperforming service sectors, inadequate roads, and, in São Paulo, the sight of CEOs who dodge permanently clogged streets by depending on a network of rooftop helipads.

Economists tend to ignore the story of people and politics as too soft to quantify and incorporate into forecasting models. Instead, they study policy through hard numbers, such as government spending or interest rates. But numbers cannot capture the energy that a vibrant leader such as Mexico’s new president, Enrique Peña Nieto, or the Philippines’ Benigno Aquino III can unleash by cracking down on monopolists, bribers, and dysfunctional bureaucrats.

Any pragmatic approach to spotting the likely winners of the next emerging-market boom should reflect this reality and the fundamentally impermanent state of global competition. A would-be forecaster must track a shifting list of a dozen factors, from politics to credit and investment flows, to assess the growth prospects of each emerging nation over the next three to five years -- the only useful time frame for political leaders, businesspeople, investors, or anyone else with a stake in current events. This approach offers no provocative forecasts for 2100, no prophecies based on the long sweep of history. It aims to produce a practical guide for following the rise and fall of nations in real time and in the foreseeable future: this decade, not the next or those beyond it. It may not be dramatic. But the recent crash highlighted just how dangerous too much drama can be.

Copyright © 2002-2012 by the Council on Foreign Relations, Inc.


GS Trần Hữu Dũng: Sinh viên kinh tế nên đọc: Tại sao hầu hết dự báo về phát triển kinh tế đều sai: The Ever-Emerging Markets  -  Why Economic Forecasts Fail(Foreign Affairs Jan/Feb 2013) -- Bài hay một cách không ngờ, có nói cả đến Việt Nam (bởi vậy THD phải trả $$$); đọc bài này xong có lẽ tôi phải viết lại bài Căn nguyên của phát triển!!