Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

“Điều tôi tâm đắc nhất là phải đổi mới thể chế”

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh:
“Điều tôi tâm đắc nhất là phải đổi mới thể chế”
Tư Hoàng thực hiện
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
(TBKTSG) - Tái cơ cấu đầu tư công là một trong ba trọng tâm của đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đã được đề ra từ cuối năm 2012. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hơn một năm qua lĩnh vực đầu tư công vẫn chưa thấy có sự chuyển biến rõ rệt. Còn quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về chuyện này ra sao?
TBKTSG: Thưa bộ trưởng, ông nhìn nhận thế nào về sự chuyển biến trong lĩnh vực đầu tư công vốn bị cho là dàn trải, thất thoát, lãng phí?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chuyện đầu tư công dàn trải đã được nói tại Quốc hội mấy chục năm rồi. Nhu cầu các địa phương nhiều, mà phân cấp rồi nên họ cứ quyết. Đó là bình thường. Tôi ở địa phương cũng làm thế, chứ không phải lên bộ trưởng mới nói hay. Phải đọc đúng nguyên nhân mới ngăn được căn bệnh dàn trải. Vì thế, Chỉ thị 1792 ra đời đánh trúng điều đó.
Thứ nhất, địa phương nào không có tiền mà cứ ký quyết định thì phải chịu trách nhiệm. Năm 2011, sau khi có chỉ thị, các địa phương choáng váng vì chưa bao giờ có quy định chặt như thế. Quá nhiều dự án bị phanh lại, dở dang. Vì thế, năm đó tôi phải nhận trước Quốc hội là tôi giao chậm. Nhưng chậm mà giúp thu gọn lại còn hơn nhanh mà vẫn tiếp tục dàn trải. Tuy nhiên, năm đó chưa chấn chỉnh nhiều. Sang năm 2012 tới 95,6% tổng số dự án thuộc nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho địa phương, các bộ là đúng theo tinh thần Chỉ thị 1792; còn đến năm 2013 thì tới 99,2% được kiểm soát.
Thứ hai là nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của trung ương. Trước đây nợ hơn 100.000 tỉ đồng, tôi đã báo cáo với Quốc hội. Sang năm 2012 còn nợ 85.000 tỉ đồng, năm 2013 còn 40.000 tỉ và tới đây chỉ còn 28.000 tỉ thôi. Tuy nhiên, có nhiều địa phương như Hà Giang còn nợ tràn lan.
Tôi chuẩn bị ký kế hoạch 2014. Tinh thần chung là ưu tiên bố trí cho những dự án nợ đọng trước, dự án hoàn thành sớm để đưa vào sử dụng, rồi mới bố trí cái khác. Nếu ai bố trí sai là tôi cắt.
TBKTSG: Đó chỉ là bước đầu thôi, vì Luật Đầu tư công vẫn còn treo bảy năm nay?
- Nếu Luật Đầu tư công được thông qua trong năm nay thì sẽ toàn diện hơn. Thí dụ, chương đầu tiên trong luật là về chủ trương đầu tư. Đây là điều rất đụng chạm. Ai là người ra chủ trương đầu tư? Toàn là lãnh đạo các cấp chứ. Ở tỉnh là chủ tịch tỉnh, hay tập thể thường vụ; trên này là các bộ trưởng.
Như Bộ trưởng Giao thông Vận tải kể, có tỉnh làm đường rộng 70 mét mà không có người đi. Vậy thì ai chủ trương cho làm? Rồi danh mục dự án rất dài mà không có ai cân đối. Đây là nguyên nhân gây dàn trải, thất thoát, lãng phí nhất. Cho nên chủ trương đầu tư mà được kiểm soát thì sẽ tạo ra hiệu quả vô cùng lớn cho đất nước.
Một vấn đề quan trọng khác trong Luật Đầu tư công là bố trí vốn đầu tư cho trung hạn, thay vì hàng năm. Trong bố trí vốn, thường năm nào chỉ biết năm đó, không biết năm sau có bao nhiêu tiền. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nắm toàn quyền mà không biết mình có bao nhiêu tiền cho đất nước. Các bộ trưởng lĩnh vực giao thông, xây dựng, y tế, nông nghiệp, và các chủ tịch tỉnh có quyền quyết nhiều công trình nhưng không biết năm sau có bao tiền. Thậm chí, đến Thủ tướng cũng không biết.
Tình trạng này không thể kéo dài nên phải chuyển sang làm kế hoạch trung hạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối từ nay đến năm 2016 có bao tiền trên nền tảng tăng trưởng dự kiến. Và tôi công bố cho các bộ, ngành và địa phương biết có ngần này tiền trong từng ấy năm. Thủ tướng ký cho cả năm năm, chứ không phải xin gì như trước đây.
TBKTSG: Điều gì giúp ông có tinh thần như thế? Kinh nghiệm ở địa phương hay ở trung ương?
- Ở địa phương đã xuất phát ý tưởng này rồi. Tôi tự thấy là vô lý hết sức. Năm nào tôi cũng phải đi xin. Khi lên trung ương, tôi càng nhìn thấy rõ sự vô lý, chả biết có bao nhiêu tiền. Một ngày tôi phải tiếp bao nhiêu ông bí thư, chủ tịch, giám đốc sở lên xin dự án này, dự án kia. Tôi thấy như vậy là bất ổn.
Thời kỳ 2008-2010 nền kinh tế bung ra kinh quá. Bây giờ có bổ sung thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ cũng không là gì. Tôi nói thế để thấy chúng ta giải quyết một số lượng dự án kinh khủng. Nếu không có Chỉ thị 1792, không biết đất nước sẽ đi đến đâu.
TBKTSG: Ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được, ông có cảm thấy yên tâm?
- Kinh tế vĩ mô ổn định mới chỉ là bước đầu. Năm 2013, Chính phủ đã kiểm soát tiền tệ và giá cả tương đối tốt, nhưng tôi muốn đẩy lạm phát lên 7% kìa.
Việt Nam phải đi hai chân. Với một cơ cấu kinh tế đang phải gia công, lắp ráp nhiều thế này thì nhập siêu một chút cũng không có gì lạ. Khi cơ cấu kinh tế tốt lên, công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh lên, chúng ta sẽ giảm được nhập siêu. Lúc đó lạm phát mới đưa về mức 3-5% như thế giới.
Còn những người bảo phải kéo lạm phát xuống 2-3% chỉ là sách vở. Đó là sai lầm. Lạm phát đang 18,13% năm 2011 mà kéo xuống còn 6,81% năm 2012 là siết quá chặt. Xe đang chạy tốc độ cao mà giảm tốc đột ngột thì sẽ bị lật. Kết quả là bao nhiêu doanh nghiệp chết. Phải hiểu sâu xa bản chất của nền kinh tế mới có quyết sách đúng đắn. Ví dụ năm tháng trước khi có Nghị quyết 13 về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tôi đã cảnh báo doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu siết chặt tín dụng quá mức. Tôi cũng đã nói với Thống đốc. Tôi nói, tôi là tổng tham mưu trưởng về kinh tế, tôi phải đi hai chân, tôi không chỉ lo cho ngành tín dụng, mà phải lo cho cả doanh nghiệp và sự phát triển của đất nước nữa. Sau đó khi tín dụng được nới lỏng thì đã hơi chậm.
Thứ hai, về lạm phát chúng ta tính toán được mà. Chúng ta phải biết được lúc nào tăng giá điện, than, dịch vụ y tế. Không thể tăng ồ ạt như vậy. Thủ tướng vừa rồi ra Quyết định 1317 giao cho Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư là tổng tham mưu nền kinh tế với sự phối hợp của các bộ như thống đốc, bộ trưởng tài chính, công thương. Vì thế, việc tăng giá năm 2013 nhịp nhàng hơn.
TBKTSG: Nhìn nhận của Bộ trưởng về triển vọng kinh tế của đất nước?
- Chính phủ mới chỉ ổn định lại được kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, còn tăng trưởng có lên mức 7% được hay không lại là câu chuyện khác đầy thách thức. Tôi mong là các năm 2014-2015 chúng ta chuẩn bị được nền tảng cho đổi mới. Nếu không đổi mới Việt Nam sẽ khó khăn vì Chính phủ có thể kiểm soát được lạm phát, nhưng nền kinh tế không thể tăng trưởng mạnh được với cơ cấu hiện tại.
TBKTSG: Theo ông, đâu là dư địa để đổi mới?
- Còn rất nhiều dư địa để tạo ra tăng trưởng vì chúng ta đang ở mức rất thấp. Hãy cứ làm theo những gì thế giới đã làm. Điều tôi tâm đắc nhất bây giờ là phải đổi mới thể chế. Thể chế phải là thể chế kinh tế thị trường. Phải lấy thị trường điều tiết toàn bộ hoạt động kinh tế. Còn nếu chúng ta phân bổ theo chủ quan thì sai lệch rất nhiều.
Phải khẳng định kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại, là thứ chúng ta phải áp dụng từ việc thị trường hóa giá cả, đến cạnh tranh thị trường. Phải mở rộng sân chơi cho doanh nghiệp tư nhân. Tư nhân không phải là con đẻ của đất nước này à? Chúng ta đã chấp nhận đa dạng hóa nền kinh tế, thì thành phần nào cũng phải bình đẳng chứ.
Nếu không tạo được môi trường tốt trong 2-3 năm tới thì tăng trưởng sẽ chỉ quanh quẩn thế này. Đây là điều tôi rất trăn trở.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Việt Nam 'phải ưu việt hơn về dân chủ'

Việt Nam 'phải ưu việt hơn về dân chủ'
Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh vai trò của đổi mới thể chế trong thông điệp đầu năm, đồng thời cho rằng xã hội chủ nghĩa là chế độ “phải ưu việt hơn về dân chủ”.
Trong bài viết được các báo trong nước đăng toàn văn hôm 1/1, ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhân năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang “chậm lại” trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, “xã hội cũng không có ít vấn đề bức xúc,” ông nhận định.
Thủ tướng Dũng nói động lực từ những cải cách trước đã "không còn đủ mạnh"
Theo ông Dũng, nguyên nhân xảy ra những vấn đề nêu trên là do “động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển” và vì vậy, “cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”.

“Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, trích bài viết.

“Ưu việt hơn về dân chủ”

Trong bài viết của mình, ông Dũng nói “dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại” và dân chủ là “xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”.

Mặc dù thừa nhận từ chế động phong kiến lên chế độ tư bản là “những bước tiến dài về dân chủ”, Thủ tướng Việt Nam vẫn cho rằng chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ “ưu việt hơn”.


Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động trong những năm qua

“Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ,” bài viết có đoạn.

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân”.

Bài viết của ông Dũng khẳng định “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm … Cơ quan nhà nước … chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.

Tuy nhiên, ông cũng biện minh rằng “mọi hạn chế quyền tự do của công dân” hiện nay là “nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.”
“Tư tưởng tiến bộ”

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 2/1, Giáo sư Tương Lai nói ông “mừng” và “thú vị” trước thông điệp của thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng “tiến bộ”.

“Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân,” ông nói.

Nêu dân chủ ‘đúng lúc và kịp thời’

Giáo sư Tương Lai bình về thông điệp nhấn mạnh dân chủ và đổi mới thể chế của Thủ tướng Việt Nam nhân dịp đầu năm.

“Việt Nam giành được độc lập, nhưng độc lập mà không có dân chủ, không có tự do, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì.”

Ông cũng cho rằng “người ta biết rõ điều này từ lâu lắm rồi”, nhưng “sợ nếu làm thì sẽ lung lay mất chế độ toàn trị mà người ta đang cố duy trì” và nhận định “đó là nguồn gốc sâu xa đẩy tới sự khủng hoảng toàn diện của xã hội Việt Nam trong thời gian qua”.

“Nhà nước không cai trị bằng pháp luật, mà bằng nghị quyết. Mà nghị quyết là của ai? Của một nhóm người. Đó không phải là cai trị bằng pháp luật”, ông nói.

“Một xã hội toàn trị phản dân chủ thì làm sao xã hội phát triển lành mạnh, nền kinh tế làm sao phát triển bền vững?”

“Vì thế tôi rất thú vị khi ông nhấn mạnh dân chủ và nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại.”

“Phải nói đây là một tư tưởng tiến bộ.”

Vì sao nhắc đến dân chủ?


“Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được” Giáo sư Tương Lai
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp của Thủ tướng Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói:

“Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được.”

“Nhưng khi ông ấy nói rằng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng phải là xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được.”

“… Đó là nội dung mà chúng ta mong muốn, còn đặt tên cho nó là gì thì có thể tính sau. Cái tôi cần, là nội dung cốt lõi của nó, chứ đừng mượn ngôn từ bịp bợm để lừa dối nhân dân.”

Bình luận về lý do vì sao ông Dũng lại chọn thời điểm này để nhấn mạnh về vấn đề dân chủ, giáo sư Tương Lai cho rằng “muốn được lòng dân, muốn nhân dân tán thành với mình, không có gì hơn là bây giờ phải nói lên sự thật.”

“Tôi thấy đã đến lúc đem vấn đề dân chủ gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Đó là nội dung bức xúc nhất mà người dân Việt nam mong muốn. Ai nói được điều này, là đáp ứng được lòng mong mỏi của dân,” ông nói.

“Cho nên việc nêu vấn đề dân chủ lúc này là rất đúng lúc và kịp thời.”

“Người nào làm được điều đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của dân, dù là x,y,z hay a,b,c cũng không quan trọng.”

THEO BBC

Ngắm tàu ngầm Kilo “khoe mình” và nghĩ đến nguồn gốc của sức mạnh

Báo chí và VTV rùm beng về năng lực siêu phàm của tầu ngầm Kilo, mình nghĩ Trung Quốc đang cười thầm, vì biết rằng quan trọng nhất chính là người sử dụng tầu. Người lính ra trận mà phía sau bố mẹ anh em ruột thịt và người thân đang hàng ngày vật lộn với muôn vàn bất công, dối trá, lừa đảo... để sinh tồn thì tâm trí đâu mà đánh với đấm. Từ thời đi học, mình đã luôn luôn tâm niệm tất cả là từ con người; kỹ thuật cực kỳ quan trọng nhưng cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm nên sức mạnh, còn sức mạnh lớn nhất vẫn là phẩm chất của người lính (lịch sử chiến tranh bảo vệ tổ quốc của ta đã chứng minh điều đó). Trong kinh tế cũng vậy, để phát triển kinh tế dài hạn, bền vững, con người là nhân tố quyết định chứ không phải vốn đầu tư hay bất cứ thứ gì khác.
Cận cảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội “khoe mình” trên vịnh Cam Ranh
Sáng nay (2/1), tại vùng nước tiếp giáp giữa Cảng (dân sự) Cam Ranh và Quân cảng Cam Ranh, khu vực gần mũi Hời (vịnh Cam Ranh, TP Cam Ranh), tàu mẹ Rolldock Sea đã hạ cánh cửa chắn sau lái, “khoe” trọn tàu ngầm Kilo Hà Nội. Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận được một số hình ảnh có một không hai của tàu ngầm Kilo Hà Nội trên vịnh Cam Ranh.
Tàu mẹ Rolldock Sea trước khi mở cửa hậu sau lái, phần cao nhất của tàu ngầm Kilo nhô lên phía sau sàn dock. Bên cạnh là hai tàu lai dắt hệ Azimuth, loại tàu lai kéo hiện đại nhất đến thời điểm này.

Bắt đầu hạ cửa hậu sau lái của tàu mẹ.

Chân vịt của tàu ngầm Kilo Hà Nội.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội hiện rõ sau khi đã tháo xong các thiết bị gia cố.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội trông hùng dũng như cá mập đại dương trên vịnh Cam Ranh sáng 2/1.

Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, rạng sáng 3.4 tàu mẹ Rolldock Sea sẽ được đánh chìm để hai tàu lai dắt đưa tàu ngầm vào quân cảng.

Một trong hai tàu lai dắt hệ Azimuth của Quân chủng Hải quân sẽ đảm nhận công việc quan trọng đưa tàu ngầm vào quân cảng.

Theo Mai Khuê, Dân Việt
http://dantri.com.vn/xa-hoi/can-canh-tau-ngam-kilo-ha-noi-khoe-minh-tren-vinh-cam-ranh-822789.htm

Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam được bốc dỡ thế nào?

Từ nay đến ngày 3/1, việc bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo của tàu ngầm Hà Nội trên tàu Rolldock Sea sẽ được tiến hành sau khi tàu vận tải này về tới vịnh Cam Ranh đêm 31/12/2013.
 Tàu ngầm Kilo chính thức neo đậu tại cảng Cam Ranh

Sau khi tháo dỡ sẽ là quá trình hạ chìm một phần tàu vận tải để tàu ngầm thoát ra ngoài.

Theo thông tin từ nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi, phía Nga đã cử theo 5 kỹ sư hộ tống tàu ngầm về Việt Nam để hỗ trợ cho công tác lắp đặt.

Tàu Rolldock Sea chở theo tàu Kilo neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Tiên Minh/TTXVN
Tàu Rolldock Sea chở theo tàu Kilo neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Tiên Minh/TTXVN

Kỹ sư Aleksandr Beliy, chuyên gia của nhà máy Admiraltei Verfi, một trong 5 người được cử sang Việt Nam, cho biết: Mặc dù doanh nghiệp này đã có nhiều kinh nghiệm đối với những chuyến vận tải đơn hàng tàu ngầm cho các đối tác trên quãng đường rất xa xôi, nhưng chuyến đi lần này (về Việt Nam) vẫn được chuẩn bị hết sức chu đáo vì ý nghĩa quan trọng đặc biệt của chuyến hàng này đối với quốc gia đặt hàng”.

“Ngoài những vật liệu cần thiết cho chuyến đi, chúng tôi còn mang theo một cơ số sơn đặc biệt để sẽ sử dụng đến khi tàu ngầm được vận chuyển về căn cứ ở Việt Nam. Khi đó chúng tôi sẽ trang điểm lại cho con tàu để nó sẽ trở nên cực kỳ đẹp mắt và hoành tráng trong buổi lễ tiếp nhận”, ông Beliy nói.

Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam thuộc lớp Varshavyanka 636 (NATO định danh là lớp Kilo 636), có chiều dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.

Tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm...

Đây là tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc mà Việt Nam đặt mua của Nga, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty, nhằm từng bước xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực bảo vệ biên giới lãnh hải của Tổ quốc.

Cận cảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh

Đêm 31/12/2013, tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea chở chiếc tàu ngầm lớp Kilo mang tên "Hà Nội" đã về đến khu vực vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) an toàn, kết thúc chuyến hải trình từ ngày 15/11, bắt đầu từ cảng Saint Petersburg (Nga).

Đến 6h30 ngày 1/1/2014, tàu Rolldock Sea đã vượt qua Cửa Hẹp để vào neo đậu trong vịnh Cam Ranh.

Tàu Hải quân Việt Nam tiếp cận tàu Rolldock Sea
Tàu Hải quân Việt Nam tiếp cận tàu Rolldock Sea
 
Tàu Rolldock Sea neo đậu tại vịnh Cam Ranh.
Tàu Rolldock Sea neo đậu tại vịnh Cam Ranh.

Theo VietNamnet/TTXVN

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

PTT Vũ Đức Đam: “Thứ hạng quốc gia cũng là tiền bạc!”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thứ hạng quốc gia cũng là tiền bạc!”

(Dân trí) - Trước thực trạng Việt Nam luôn trong nhóm "đội sổ" về xếp hạng cạnh tranh thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc nâng vị thứ Việt Nam là yêu cầu bắt buộc và gắn với trách nhiệm cá nhân, trước hết vì chính quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam (Ảnh: BD).
Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam (Ảnh: BD).
Chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh diễn ra ngày 31/12/2014, với tư cách Chủ tịch Hội đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rất thẳng thắn, “Việt Nam không chạy theo thành tích, đừng cho rằng phải nâng xếp hạng là chạy đua thành tích. Đó chính là tiền là bạc, là cơ hội phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu”.

Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong mấy năm gần đây, Việt Nam liên tiếp tụt hạng. Năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xống vị trí thứ 75/ 144 quốc gia và vùng lãnh và năm 2012-2013 tăng 5 bậc, lên vị trí 70/ 148 quốc gia và lãnh thổ. 

Xếp hạng của Việt Nam năm 2013 tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện về các chỉ số Môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012. Chất lượng cơ sở hạ tầng (xếp thứ 82, tăng 13 bậc). Hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặc dù các chỉ số này tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh.

Còn trong bảng xếp hạng theo môi trường kinh doanh, vị thứ của Việt Nam cũng liên tục sụt giảm: Năm 2012, Ngân hàng thế giới (WB) xếp Việt Nam giảm 8 bậc so với năm 2011, năm 2013 giảm thêm một bậc so với năm 2012 (xếp thứ 99/185).

Theo Phó Thủ tướng, việc cải thiện vị trí thứ hạng, thang bậc của Việt Nam trong các bảng đánh giá xếp hạng thế giới là cần thiết và phải làm. Điều này giúp doanh nghiệp Việt được hưởng lãi suất thấp hơn khi đi vay vốn nước ngoài, đồng thời, việc thu hút, quản lý đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý, “nâng điểm ở đây phải là nâng điểm thật”.

Từ chuyện phong bì khi nộp thuế

Đóng góp ý kiến tại cuộc họp, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, cần phải có Nghị quyết của Chính phủ, giao cho các Bộ trong thời gian bao lâu phải nâng được chỉ số đánh giá chỉ tiêu do bộ mình quản lý, phải tạo sức ép trên xuống và phải kiểm tra thường xuyên tiến độ thực hiện.

“Tôi nghe người ta nói, có câu chuyện phổ biến tồn tại trong ngành thuế, đó là có người nhập khẩu lô hàng trị giá mấy trăm nghìn USD, nộp thuế môi trường mấy trăm nghìn đồng, mà để nộp được phải mất gấp đôi thế. Đến nộp thuế mà nhà nước cũng không thu, ít quá, mất thì giờ nên không thu, phải đút lót phong bì mới thu”, câu chuyện này theo ông Tuyển, lý giải vì sao chỉ số về thuế của Việt Nam lại thấp. Ngay lập tức, nhiều thành viên khác trong Hội đồng cũng đồng ý là có tình trạng này.

Nhất trí với góp ý của ông Tuyển, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần Phải có một chỉ đạo mạnh hơn để phân công cho các bộ ngành về nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng xếp hạng vị thứ.

Lấy ví dụ, trong phát triển thị trường vốn, bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có phần hóa, bán bớt vốn nhà nước tại những doanh nghiệp ngoài ngành, các doanh nghiệp kém hiệu quả thì phải bán cả những DNNN lãi, “còn bán mấy cái lỗ thì ai mua?”. Nhưng để thực hiện được thì phải có một sự đồng thuận từ trên xuống.

Ông Tuyển nhìn nhận, “đúng là các Chỉ thị cũng cần thiết, nhưng không chỉ có Chỉ thị mà phải có văn bản mạnh hơn, đó là Nghị quyết Chính phủ. Cần phải tạo sức ép từ trên xuống trong vòng bao lâu phải nâng chỉ tiêu đó lên”.

Có ý kiến tại cuộc họp lại cho rằng, phải có một cơ quan hoặc nhóm đánh giá, giám sát độc lập chứ không thể giao cho các Bộ tự làm, như vậy sẽ không đánh giá đúng và hết được những bất cập cần khắc phục trong Bộ.

Về vấn đề này, theo Phó Thủ tướng, phải phân ra từng chỉ tiêu cụ thể, xem xét các chỉ tiêu trách nhiệm thuộc về ai. Để nâng chỉ tiêu thì không có cách nào ngoài gắn trách nhiệm với người đứng đầu, giao cho từng Bộ trưởng quản lý.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng tư vấn ngày 31/12/2013 (ảnh: BD).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp 
Hội đồng tư vấn ngày 31/12/2013 (ảnh: BD).

Không xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam

Với câu hỏi, liệu Việt Nam có nên thành lập một bộ chỉ số riêng hay không, một số thành viên trong Hội đồng cho là phù hợp, vì Việt Nam có những đặc trưng riêng và cần những tiêu chí sát với điều kiện của Việt Nam để đánh giá.

Tuy nhiên, phản bác lại điều này, bà Phạm Chi Lan phát biểu: “Tôi nói thẳng là không cần. Tự mình đo mình là không bao giờ chính xác được, sẽ có những chênh lệch. Bộ Chỉ số này đo chung cho tất cả các nước thì mình phải tuân thủ theo cái đó. Người ta công nhận thước đo chung chứ không ai công nhận thứ thước đo riêng của mình”.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói, “cả thế giới soi chung một gương thì Việt Nam cũng đừng nên làm riêng một cái gương riêng”.

Theo đó, Việt Nam cần theo bộ chỉ số chung (có thể là của WEF hay WB...), yếu chỗ nào sửa chỗ đó. Các đánh giá của các tổ chức xếp hạng thế giới đều có tiêu chí rõ ràng và nên gắn với các Bộ ngành để Bộ ngành rà soát. 

“Việc làm bộ chỉ số riêng của Việt Nam rồi lại phải mở đóng ngoặc giải thích dựa trên tiêu chí nào, tôi nghĩ, chẳng giải quyết được vấn đề gì, mất thời gian” – ông Kiên thẳng thắn. 

Tư vấn hãy làm cho ra tư vấn

Nói với các thành viên trong Hội đồng tại buổi họp, Phó Thủ tướng chia sẻ: “Công việc của Hội đồng là làm tư vấn, mặc dù không phải là cơ quan đưa ra quyết sách và thực thi quyết sách, nhưng tôi mong muốn, đã tư vấn thì hãy làm cho ra tư vấn”, “tôi không hy vọng các thành viên miễn cưỡng đến đây rồi hết buổi lại ra về, các góp ý đưa ra cũng không giải quyết được vấn đề gì”.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cũng trải lòng: “Ngay tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng lúc bấy giờ cũng tuyên bố, đấy là Hội đồng thứ 23 mà đồng chí đó chủ trì, nghe như vậy tôi cũng đã rụng rời chân tay rồi. Bởi như vậy lấy đâu ra ra sức, một năm chỉ họp 1 lần thôi của các Hội đồng thì 1 tháng đã có 2 cuộc họp. Nếu mà làm theo cách đó thì tôi không mấy tin ở những Hội đồng như vậy, bởi có nhiều thành viên bận rộn và lãng quên đi những công việc này. Đã hình thành mong Hội đồng hoạt động hiệu quả. Tôi nghĩ, nếu Hội đồng mà cứ kéo dài theo cách như thế này thì có lẽ tôi cũng chủ động xin rút ra để khỏi mang tiếng tham gia vào mà không làm được gì và cũng lãng phí thời gian, công sức chung”.

Phó Thủ tướng cho biết, “rất cần một nhóm tình nguyện trong hội đồng và ít nhất 3 tháng, sẽ làm việc nhóm 1 lần”. 

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhóm thành viên bao gồm ông Nguyễn Bá Ân (Tổng thư ký), ông Trương Đình Tuyển, bà Phạm Chi lan, ông Trương Gia Bình, ông Nguyễn Đình Tấn, ông Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Quang Thái và ông Tô Hoài Nam. Đến đầu năm mới Âm lịch, nhóm sẽ hoàn thiện một bản kế hoạch, để từ đó báo cáo Thủ tướng. Cuối quý I, muộn nhất là đầu quý II cần phải có một văn bản chỉ đạo, có thể là Nghị quyết, Chỉ thị… về nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện xếp hạng quốc gia.

Bích Diệp

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Sống tử tế!

Từng cá nhân hãy cố gắng tự mình sống tử tế. Nhưng muốn cả xã hội sống tử tế thì phải có nền tảng thể chế tử tế, bộ máy công quyền và công chức tử tế, nền giáo dục và y tế tử tế. 
Sống tử tế!
2013 là một năm bấn loạn của xã hội Việt Nam. Những sự việc làm đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, án oan sai do ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Có lẽ, một trong những điểm chung của các vụ việc này là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Nói cách khác, chúng ta đã sống không tử tế với nhau.
Ảnh: hãy làm một việc tốt và không gây hại cho 
người khác để sống là người tử tế (nguồn: internet)
Năm 2014 đang đến gần, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn. Điều này nghe có vẻ khó vì chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiềm về mọi mặt. Nhưng môi trường này do chính chúng ta tạo ra nên hãy thay đổi nó từ chính mỗi người.

Sống tử tế, trước hết là sống thật với chính bản thân mình, làm những điều mình cho là đúng và nói những điều mình suy nghĩ. Như đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy đã nói, tạo hóa cho mỗi người một cái mồm để nói điều mình nghĩ, chứ không phải để nói điều “thằng khác” nghĩ. Nếu chúng ta mãi nói dối, tôn vinh những giá trị ảo và không thật thì chúng ta góp phần vào duy trì những điều dối trá và tệ hại trong xã hội. Để cuối đời khi gần đất xa trời mới thấy hận vì mình không dám sống thật là mình. Như vậy, hơn lúc nào như lúc này, hãy khởi đầu việc sống tử tế bằng cách nói những điều thật lòng.

Sống tử tế là bao dung với những điều khác biệt trong xã hội. Bao dung và tôn trọng những khác biệt chính là tạo môi trường cho những sáng tạo và đột phá, vì chẳng có sự phát triển nào không cần những cái mới, chẳng giải pháp nào cho vấn đề hiện tại dựa được vào lối suy nghĩ cũ như Albert Einstein đã nói. Nếu kỳ thị, chối bỏ hoặc trừng phạt người khác vì họ nghĩ không giống mình, quan điểm khác mình thì vô hình chung đã vi phạm giá trị đạo đức. Con người chẳng ai giống ai và con người có quyền được là chính mình, đó cũng là sự đa dạng tự nhiên và cần thiết để xã hội phát triển.

Sống tử tế là tôn trọng con người, không sử dụng con người để phục vụ cho lợi ích của mình, dù đó là lợi ích cá nhân hay tập thể. Việc hy sinh cá nhân để phục vụ quyền lợi của tập thể chỉ là ngụy biện vì đã là con người thì không thể hy sinh để phục vụ cho người khác, đặc biệt, khi những quyền lợi tập thể thật mơ hồ, nhiều khi đánh đồng với quyền lợi một nhóm nhỏ thâu tóm quyền lực hơn là quảng đại quần chúng. Chính vì vậy, sống tử tế là tôn trọng quyền con người, coi mỗi người đều là bình đẳng, lợi ích phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau.

Sống tử tế cũng là đứng đúng chỗ của mình trong xã hội. Công an giao thông đứng ở trên bục để điều hành dòng xe thông suốt, hơn là đứng khuất sau ngã tư để rình bắt người vi phạm. Giáo viên đứng trên bục giảng ở trường để truyền cảm hứng học hỏi, hơn là tập trung dậy thêm ở nhà kiếm tiền. Bác sĩ đứng đúng chỗ của mình là bên giường bệnh, chứ không phải ở quầy dược phẩm để kê đơn lấy tiền hoa hồng của hãng dược. Mỗi người làm tròn bổn phận của mình, đỗi đãi đúng mực với người khác thì cũng đồng nghĩa mình được đối xử tử tế bởi người khác.

Sống tử tế, suy cho cùng là sống tự do theo cách mình mong muốn. Đừng để những khuôn mẫu, những bạo quyền, và nỗi sợ cướp đi nhân phẩm của mình. Tin là thấy, hãy tin vào bản chất tốt của con người, và con người có quyền đặt ra những nguyên tắc sống cho mình. Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc đơn giản nhất: không gây hại cho người khác để thanh thản nói rằng “tôi là người tử tế!”.

(Diễn Ngôn)

Bài học từ hai quốc gia: Thụy Sĩ và Israel

Ông Vũ Khoan nói quá cao siêu. Học Thụy Sĩ làm sao được. Cả thế giới cũng khó mà học được Thụy Sĩ vì trình độ dân chủ ở đây có thế nói là cao nhất thế giới. Một chính phủ chỉ có 7 Bộ trưởng, trong đó mỗi năm bầu ra một người làm tổng thống. Bộ máy chính quyền cực kỳ gọn nhẹ, năng suất cực cao vì một điều đơn giản: Dùng chuyên gia và hỏi người dân. Chuyên gia đề xuất cái gì, các Đảng phái tham gia chính quyền thấy hay, lập tức yêu cầu trưng cầu dân ý; cứ hơn nửa số người bỏ phiếu đồng ý là làm. Khi người dân quyết định thay chính quyền, thì dĩ nhiên sẽ hiệu quả và cần gì phải có một bộ máy chính quyền khổng lồ như nước ta.
Ông Vũ Khoan ca ngợi chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Nhìn lực lượng quan chức ngoại giao Việt Nam khổng lồ trên khắp thế giới đang làm gì, văn hóa ứng xử thế nào, chắc không cần giải thích, ai cũng hiểu, đám này, với tư cách, phẩm chất thế này, thì học được gì ở nước người.
Không cần học đâu xa, cứ học được từ mấy con rồng châu á nằm ngay cạnh mình, đất nước sẽ phát triển vượt bậc. Năng lực của người Việt Nam đâu kém gì họ, thậm chí còn hơn họ; lịch sử hàng nghìn năm nay đã chứng minh rõ. Chúng ta đang kém vì lựa chọn thể chế sai.
Bài học từ hai quốc gia
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: “Việt Nam không phát triển được vì có quá nhiều tài nguyên”. Theo Hoàng Vân (Trí thức trẻ – 11/12/2013): Con người Thụy Sĩ từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì.
Một đoạn đường "Bắc Kỳ" ở Thụy Sĩ
“Tại sao Thụy Sĩ giàu vậy? Về tài nguyên, Thụy Sĩ không có gì cả, trong khi Việt Nam lại có quá nhiều”, Đó là câu hỏi thường trực của Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, người đã từng nhiều lần đặt chân lên Thụy Sĩ.
Nếu so sánh kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sĩ thì quả là quá khập khiễng. Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là trên 75 nghìn USD, gấp rưỡi cường quốc Mỹ.

Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Trong ngân hàng , dược phẩm, máy móc, thậm chí dệt may, ở bất cứ lĩnh vực nào công ty Thụy Sĩ cũng xếp hạng cùng với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn nhất và mạnh nhất .

Tuy nhiên, nền kinh tế Thụy Sĩ không phải tự dưng mà có được như ngày hôm nay, nó cũng phải trải qua rất nhiều bước thăng trầm để chuyển mình. Trong buổi ra mắt cuốn sách “Swiss Made – Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ”, Ông Vũ Khoan nhận định, Việt Nam cũng có thể học theo người Thụy Sĩ trong 4 điểm chính:

Thứ nhất, phát triển kinh tế mũi nhọn. Không phải mũi nhọn theo kiểu nền kinh tế quả mít như của nước ta (ngành nào cũng “nhọn”?). Thụy Sĩ tập trung vào 2 ngành chính: Nông nghiệp và Du lịch, cũng là 2 ưu thế lớn nhất của họ. “Đến ngày nay, Thụy Sĩ đã phát triển nông nghiệp tới mức ai cũng biết Nestlé của Thụy Sĩ, sô-cô-la Thụy Sĩ, pho mát Thụy Sĩ. Còn du lịch ở Thụy Sĩ là số 1 thế giới”, ông Vũ Khoan cho biết.

Trong khi đó, theo Việt Nam cũng có tiềm năng ở cả 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Nhưng tiềm năng chỉ mãi là tiềm năng. Ở mặt nông nghiệp, Việt Nam chưa có thương hiệu nào nổi tiếng, ở mặt du lịch, Việt Nam có những bãi biển, hang động đẹp nhất thế giới nhưng ngành du lịch chưa đem lại nhiều giá trị.

“Cái họ không có thì họ tạo nên được, đó là vấn đề đáng học hỏi ở đất nước này. Họ chọn những ngành cần trí tuệ, công nghệ cao và dịch vụ – đó là các ngành nghề phát triển mạnh. Còn Việt Nam chọn lĩnh vực nào – thực sự là chưa rõ. Mặc dù, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều mũi nhọn nhưng tôi nghĩ đó là mũi tù chứ không phải mũi nhọn”.

Điều thứ 2 mà Việt Nam có thể học hỏi từ Thụy Sĩ đó là vấn đề đào tạo nhân lực. Những nước không có tài nguyên thiên nhiên, con người luôn mang yếu tố quyết định. Đất nước này đã có các chương trình đào tạo nhân lực tốt nhưng vẫn đặc biệt chú ý tới dạy nghề. Dạy nghề của người Thụy Sĩ hiện nằm trong top tốt nhất thế giới.

Điều thứ 3, đó là tinh giản bộ máy Nhà nước. “Bộ máy nhà nước của Thụy Sĩ rất nhỏ nhưng tiết kiệm và hiệu quả.

“Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện, phòng tiếp rất nhỏ. Tìm hiểu mới biết rằng, tất cả các quan chức ở Thụy Sĩ đi công tác tại các địa phương, chỉ được ở nhà bưu điện thôi, chứ không được ở nhà khách sạn. Trong khi, nước mình nghèo nhưng đi họp toàn ở khách sạn 5 sao”– ông Vũ Khoan nói.

Điều thứ 4, đó là chính sách đối ngoại. Là nước nhỏ sống kẹt giữa các nước lớn nhưng Thụy Sĩ luôn được tôn trọng. Về đối ngoại, họ theo đuổi chính sách trung lập tích cực, tức là một chính sách trung lập không đứng về bên nào cả nhưng có vai trò tích cực đối với người dân. Họ biến đất nước của họ thành tụ điểm của toàn cầu.

Kết lại, điều làm nên sự phi thường của Thụy Sĩ vẫn nằm ở con người, họ biết từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì. Trong “Swiss Made”, tác giả có đề cập tới việc người Thụy Sĩ cần 1 phương thuốc chữa bệnh tự mãn, . Tôi nghĩ Việt Nam cũng cần thuốc đó để chữa cả bệnh tự mãn và tự ti”, ông Khoan chia sẻ.

Tại sao Israel lại được gọi là quốc gia khởi nghiệp?
Theo Dương Hạnh (Tech in Asia – 14/7/2013)
Startup công nghệ 

Nhiều người gọi đây là 1 điều kỳ diệu. Những người khác thì coi đây là một sự khó hiểu. Nhưng số lượng các startup công nghệ từ Israel là rất đáng kinh ngạc

Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 startup và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Được gọi là Quốc gia khởi nghiệp, Israel vượt qua cả Mỹ về số vốn đầu tư mạo hiểm mỗi người, với 170 USD, so với 70 USD của Mỹ. Đây là một con số không tồi chút nào cho 1 quốc gia mới thành lập 65 năm trước.

Có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze – công ty bản đồ vừa được Google mua lại, iOnRoad – ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit – thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý.

Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva – công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point – công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD.

Vậy điều gì khiến Israel trở thành cái nôi “nuôi dưỡng” sự sáng tạo, đổi mới và phong trào khởi nghiệp như vậy? Uriel Peled – đồng sáng lập của startup chuyên tạo các mã QR Visualead của Israel – đã cho chúng ta biết lý do.

Quân đội

Ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, rất nhiều người trở thành chuyên gia về công nghệ, bởi công nghệ là một yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và hoạt động ở đây. Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel cũng rất khuyến khích khởi nghiệp và sự lãnh đạo. Sau khi rời quân đội, rất nhiều các người lính trẻ nhận ra rằng họ muốn tạo nên 1 công ty có thể giải quyết các vấn đề trên thế giới qua giải pháp công nghệ. Họ chỉ cần chọn vấn đề nào họ muốn giải quyết.

Trường đại học

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, Israel còn có những trường đại học xuất sắc nhất thế giới về công nghệ, như Technion tại Haifa. Những trường đại học ở đây như là một sân chơi cho các nhà khởi nghiệp để gặp gỡ những người có cùng chung sở thích và có thể khởi nghiệp cùng nhau sau này.

Tài nguyên từ chính phủ

Chính phủ Israel rất khuyến khích các nhà khởi nghiệp trẻ mạo hiểm thành lập công ty bằng cách hỗ trợ vốn cho họ. Chính phủ nước này cũng giúp họ trong cả việc giới thiệu các startup đến với nhà đầu tư, tạo nên những quan hệ đối tác và những chương trình hỗ trợ cho các công ty mới.

Người hướng dẫn

Thế hệ khởi nghiệp đầu tiên của Israel giờ đây đang trong giai đoạn “nghỉ hưu”, và họ là nguồn hỗ trợ cả về tài chính và kiến thức cho thế hệ tiếp theo. Họ cũng đóng vai trò là những nhà đầu tư cho các startup mới, cũng như tư vấn cho các startup về cách phát triển mô hình kinh doanh và xâm chiếm thị trường.

Tuy vậy, 1 trong những điểm mạnh và cũng là điểm yếu của các startup Israel là họ thường phát triển công ty với một kế hoạch rời khỏi thị trường sau khi tạo được đột phá, chứ không bao giờ phát triển công ty thành 1 tập đoàn lớn. Mọi người Israel đều muốn trở thành ông chủ. Tuy vậy, để giúp kinh tế phát triển thì các nhân viên là rất cần thiết.

Viễn cảnh loài người trên quả đất năm 2070

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam đã được báo động từ lâu...
Viễn cảnh loài người trên quả đất năm 2070
Những hình ảnh, những lời nhắn gửi của tương lai với hiện tại. Lo âu và tưởng tượng? Vâng. Nhưng sẽ là sự thực, nếu loài người ngày nay không biết gìn giữ môi trường sống, chắt chiu từng giọt nước...



















Xin mỗi một người hãy gìn giữ sự trong lành hành tinh loài người đang sống. Xin mọi người hãy tiết kiệm nước!
Xin hãy vì bạn, vì tôi, vì các thế hệ tương lai của chúng ta.
Theo Cronica de Los Tiempos (Dịch: Trần Duy Nhiên)

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

'Nhẹ nhõm sau khi bị khai trừ khỏi Ðảng'

Nhà báo Phạm Chí Dũng: 
'Nhẹ nhõm sau khi bị khai trừ khỏi Ðảng'
Hôm 25/12, nhà báo Phạm Chí Dũng trở thành đối tượng của một buổi làm việc mà ông mô tả là “một cuộc đấu tố khá căng thẳng”, sau khi được mời đến cơ quan Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng để nghe đọc quyết định khai trừ ông. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Dũng cho biết cảm nghĩ của ông sau khi bị khai trừ:
                        
“Cảm nghĩ của tôi là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi đã giải quyết được một vấn đề cũ để chuyển sang một giai đoạn mới tại vì tôi đã phải thao thức với vấn đề này trong suốt 10 năm vừa rồi. Ðây là tâm trạng chung của rất nhiều đảng viên, có thông tin cho thấy có tới một nửa trong tổng số đáng viên hưu trí đã thoái Ðảng, không còn sinh hoạt Ðảng.”

Ông Phạm chí Dũng bị chính thức khai trừ sau khi đã nộp đơn xin ra khỏi Ðảng, sau 10 năm thao thức và trăn trở với quyết định của ông. Ông cho biết nỗi lo âu lớn nhất của ông là sự chống đối của cha, một đảng viên đã 65 tuổi Đảng:

“Trước đây tôi rất lo là Ba tôi không đồng ý để tôi ra khỏi Ðảng, nhưng tôi thường nói với Ba tôi là Ðảng bây giờ quá khác Ðảng ngày xưa, một sự khác biệt đến không thể chấp nhận được nếu còn tâm huyết, cho nên cuối cùng Ba tôi đã đồng ý chấp nhận cho tôi ra mà không quá bị coi là một sự ô nhục đối với gia đình. Còn những vấn đề khác thì tôi đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ cả trước khi tôi làm Tâm Thư Từ Bỏ Ðảng, bởi vì đây không phải là một hành động bột phát của tôi, nhưng mà tất nhiên không phải là tất cả mọi chuẩn bị đều đầy đủ. Làm một cái gì đó người ta luôn luôn phải gánh chịu một sự rủi ro nào đó, nhưng mà nếu cứ nghĩ mọi sự sẽ chu toàn và trọn vẹn hết, thì sẽ khó có thể làm được việc gì, chị ạ.”

Ông Phạm chí Dũng nhận định rằng những sự bức xúc về các bất công xã hội, về sự hoành hành của các nhóm lợi ích đưa đến xung khắc với lợi ích của dân chúng đã lên tới đỉnh điểm. Ông cho rằng sự đối đầu đó giữa khối dân chúng với nhà nước hiện nay là không còn có thể cứu vãn được nữa, ông giải thích:

“Thời gian vừa rồi thì những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất tại Việt Nam là những người dân bị mất đất gọi là dân oan đất đai, hoặc là những nạn nhân về môi trường, đó là những người bị tổn thương nhiều nhất, đó chính là những tiền thân của một giai tầng dân oan dân khiếu kiện ở Việt Nam hiện nay. Còn đa số tầng lớp trung lưu ở thành thị gần như không bị ảnh hưởng gì, hoặc chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tăng giá của các tập đoàn độc quyền, chẳng hạn giá xăng, giá điện, giá nước, nhưng mà đó chỉ là ảnh hưởng gián tiếp, chưa phải là đụng chạm quyền lợi trực tiếp, chưa làm thương tổn một cách đau đớn đối với họ và gia đình họ. Nhưng nếu như các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục tung hoành và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra trong những năm tới- thì lúc đó các nhóm lợi ích sẽ phải đối đầu với lợi ích còn lại của dân chúng, đó chính là sự đối đầu đối kháng quyết liệt giữa dân chúng với các tập đoàn nhà nước, mà đứng sau tập đoàn nhà nước lại chính là nhà nước, là chính phủ, thành thử tôi nghĩ đó không những là những quan hệ mâu thuẫn mà còn là xung đột về lợi ích sống còn giữa dân chúng và các tập đoàn lợi ích và do đó sẽ không thể cứu vãn được.”

Thế điều gì sẽ diễn ra, và nhân tố nào có thể kích thích sự bùng phát về tâm lý đưa đến thay đổi lớn? Nhà báo, cũng là một tiến sĩ kinh tế, tin rằng điều sẽ xảy ra là một cuộc khủng hoảng kinh tế, kéo theo nhiều hệ quả khác:

“Theo hệ quả của suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua, cuối cùng phải là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước tháng 10 năm 2007, ít người có thể dự báo về cuộc suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ, tại lúc đó không khí thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ là sôi sục, chỉ số Dow Jones, chỉ số Nasdaq, chỉ số S&P 500 lên cao chưa từng thấy, lập đỉnh cao của mọi thời đại, nhưng đến tháng 10 thì đột ngột Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ sụp đổ, 3 tháng sau thì gần như toàn bộ các ngân hàng và một công ty sản xuất ô tô lớn của Mỹ, là General Motors đã sụp đổ. Ðiều đó có thể xảy ra ở Việt Nam, huống gì Việt nam đã có suy thoái kinh tế từ 6 năm. Thường thì sau suy thoái kinh tế là một cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn tới không phải là một thập kỷ mất mát mà có thể là một vài thập kỷ mất mát, tương tự như trường hợp ở Nhật năm 1980.”

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đại đa số các đảng viên, tới 80% đã nghĩ tới hoặc bàn tới giải pháp bỏ đảng, hoặc đã âm thầm bỏ Ðảng, tuy chưa có nhiều người chính thức và công khai từ bỏ đảng vì những lý do nhất định.

“Theo những nguồn tin mà tôi nắm được thì có tới 80% đảng viên hiện nay không phải là những người dính dáng tới đặc quyền đặc lợi và không có những chức vụ cao, kể cả các chức vụ trung cấp, họ mang quan điểm chung là trung dung, trong đó có khoảng 30% là muốn cải cách, muốn thay đổi thực sự. Nhưng chỉ có điều là họ im lặng, và điều chứng minh rõ nhất cho sự im lặng đó là phản ứng khi Hiến Pháp mới được thông qua tại kỳ họp lần 6 vừa rồi. Thói quen im lặng của họ dẫn tới một không khí như thế này, là khi được hỏi lựa chọn ứng cử viên ra giải trình trước Quốc hội thì có tới 40% đại biểu quốc hội đã giữ im lặng, không phát biểu ý kiến gì cả.”

Trả lời câu hỏi thế thì giải pháp nào là giải pháp tối ưu để giải quyết ôn hòa những xung khắc lợi ích mà ông nói không còn cứu vãn được, nhà báo Phạm chí Dũng đề nghị:

“Giải pháp thứ nhất là chấp nhận đa nguyên chính trị, giải pháp thứ hai là chấp nhận nhà nước pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập. Giải pháp quan trọng không kém tồn tại trong mọi thời đại mọi chế độ, là con đường xã hội dân sự cho Việt Nam. Xã hội dân sự là cái mà Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn quy định, đó là dân chủ cơ sở, tức là dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra, nhưng trước đây họ chỉ nói mà không làm. Xây dựng xã hội dân sự chính là xây dựng nội lực thực thi pháp luật, thực thi việc kiểm tra giám sát pháp luật từ phía người dân. Nếu thực thi đầy đủ cả 3 giải pháp đó thì tôi tin là có lẽ trong nửa thế kỷ tới, Việt Nam sẽ có thể sánh ngang bằng xã hội an sinh của các nước Bắc Âu bây giờ.”

Ông tiên đoán rằng trong vài năm tới Việt Nam sẽ trải qua những thay đổi lớn và ông bày tỏ hy vọng, mong ước rằng mọi sự sẽ diễn ra trong ôn hòa, ông nói trong thâm tâm, ông vẫn hy vọng là tại Việt Nam trong những năm tới sẽ xuất hiện những nhân tố ngay từ bên trong Ðảng, muốn chứng kiến một sự chuyển đổi êm dịu, ôn hòa, tránh đổ máu, để hạn chế đà xuống đốc của đất nước.

Ông Phạm Chí Dũng phổ biến Tâm thư từ bỏ Ðảng hôm 5 tháng 12. Ông là một Tiến sĩ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TPHCM. Cha ông là ông Phạm văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành Ủy TPHCM.

Hoài Hương

(VOA)

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

'Tôi nhớ thời hoàng kim của Sài Gòn Tiếp Thị'

'Tôi nhớ thời hoàng kim của Sài Gòn Tiếp Thị'
Tin báo Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) sẽ ngưng hoạt động và chính thức sáp nhập vào Thời báo Kinh tế Sài Gòn kể từ ngày 1/3 năm sau, theo quyết định của các cơ quan chức năng vẫn khiến làng báo Việt Nam xôn xao.

Ông Nguyễn Xuân Minh nhớ lại 'thời hoàng kim' của báo Sài Gòn Tiếp Thị
Trả lời BBC, quyền Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị sắp bị chuyển chủ, ông Nguyễn Xuân Minh nói về số phận tờ báo có tính cách và kể lại các giai đoạn thăng trầm của báo.
Ông Nguyễn Xuân Minh giải thích với BBC về quá trình gọi là 'sáp nhập với cơ quan chủ quản mới' theo các tin đưa ra.

Ông Nguyễn Xuân Minh: Đây là một quyết định cũng làm cho đội ngũ của tôi trăn trở.
Tờ báo sẽ chấm dứt hoạt động và chuyển giao về Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bên đó sẽ mở một ấn phẩm phụ mang tên Sài Gòn Tiếp thị.
Mình không thể bê nguyên đội ngũ cũ qua mà sẽ có một sự sàng lọc nhất định. Họ phải đảm bảo những yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển vì bên kia cũng đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn.
Điều đó cũng bình thường nhưng mà đúng là người lao động bức xúc vì người ta đã giúp xây dựng thương hiệu này rất nhiều năm rồi, giờ thì sau Tết họ lại có thể mất công ăn việc làm.
Đây là điều mà mình làm một tờ báo thì phải chấp hành
BBC: Những nguyên nhân nào khiến tờ báo phải ngưng hoạt động thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Thực ra thì tờ báo từ rất lâu đã có lỗ.
"Văn bản thanh tra báo"
Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính đó là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Thành phố cũng đã quyết định cho chúng tôi bán trụ sở của mình mà khi trước sắm bằng tiền của đội ngũ tập thể ở đây để thanh toán nợ.
BBC: Báo trong nước nói là bản thân trụ sở của SGTT có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với khoản nợ mà tờ báo đang đối mặt hiện nay và nếu bán trụ sở này thì SGTT hoàn toàn có thể chi trả nợ và tiếp tục hoạt động. Vậy ông nghĩ nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định của cơ quan chức năng trong việc buộc tờ báo chuyển chủ và sung số tài sản dôi ra vào công quỹ có bắt nguồn từ vấn đề nào nằm ngoài vấn đề tài chính hay không?
Thực ra thì nếu chúng tôi bán nhà thì ủy ban thành phố có quyết định rằng chúng tôi sẽ hưởng toàn bộ khoản đó chứ không phải nộp ngân sách. Không phải vì lý‎ do tài chính mà chúng tôi khó khăn.
Tôi vừa làm việc với một đơn vị và khả năng là tiền thu từ việc bán nhà là cao hơn rất nhiều lần so với số nợ mà chúng tôi đang có.
Có lẽ có những vấn đề sâu xa mà chúng tôi không hiểu được.

BBC: Tờ báo đã từng viết khá nhiều về chủ đề chính trị, xã hội, ông có cho rằng đây là một trong những vấn đề khiến tờ báo gặp rắc rối hay không?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Theo tôi đó là thời gian trước đây. Sau này chúng tôi cũng đã cố gắng điều chỉnh khi anh Chánh đột ngột đổi tổng biên tập.
Điều đó cho thấy rằng chúng tôi tự tìm hiểu lý do của nó và hiểu rằng mình phải điều chỉnh nội dung tờ báo theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo trên giấy phép.
Chính những vấn đề này đã dẫn đến những sự xáo trộn trong bộ máy quản lý‎ của tờ báo.
Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nội dung và thậm chí nhiều người nói là tờ báo bị ‘hèn đi’.
Nhưng thú thật là chúng tôi phải trở lại với con đường của mình đó là một tờ báo hàng hóa, tiêu dùng, thị trường và những vấn đề khác thì cũng đề cập có liều lượng. Trước đây mình sa vào những vấn đề vĩ mô quá thì cũng mang lại nhiều bất lợi.

BBC: Năm 2009 SGTT đã cho thôi việc nhà báo Huy Đức vì bài “Bức tường Berlin” trên blog riêng của tác giả. Các hãng thông tấn quốc tế nói Ban Tuyên giáo Trung ương đã ‘than phiền’ về các bài blog và bài báo của ông Huy Đức. Phải chăng việc cho thôi việc nhà báo Huy Đức là để tránh cho tờ báo khỏi những rắc rối nằm ngoài vấn đề tài chính?

"Dù thế nào, SGTT từ đời TBT Kim Hạnh đến TBT Đặng Tâm Chánh…mỗi thời làm mỗi khác nhưng thời nào cũng có bản sắc"
Blogger Mạnh Quân
Ông Nguyễn Xuân Minh: Ở đây có yếu tố nhạy cảm, như bản lĩnh về mặt chính trị để xử lý vấn đề đó.
Cũng đã rất nhiều lần chúng tôi bị bên tuyên giáo phê bình và cũng cần nói rõ không ai ép buộc anh Huy Đức nghỉ.
Chính ban biên tập lúc đó có thảo luận với anh Huy Đức là tình hình rất gay go và chúng tôi có đề nghị với anh Huy Đức là mình chia tay với nhau để tờ báo khỏi có những chuyện căng thẳng, và sau này có những bài vở nào thì anh có thể tiếp tục cộng tác.
Sau đó thì anh Huy Đức cũng vui vẻ, không có vấn đề gì.
BBC: Phía bên Thời báo Kinh tế Sài Gòn họ có cho biết là sẽ nhận vào bao nhiêu nhân sự từ SGTT hay không? Tâm lý cán bộ và phóng viên SGTT hiện nay ra sao và mọi người đã lên kế hoạch gì cho thời gian sắp tới?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi đã làm việc với các anh chị bên ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Người ta phải cân nhắc để thu gọn bộ máy nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Tất nhiên họ phải sàng lọc đội ngũ của SGTT mà bộ máy của tôi hiện nay là 107 người.
"Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng."
Việc đó cũng bình thường, nếu là tôi thì tôi cũng sẽ làm vậy thôi, để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Hiện nay hai bên đang làm việc nội bộ theo tinh thần đó chứ không có vấn đề gì như là nộp đơn thi tuyển lại hay gì khác.
Xin nói thẳng là họ cũng không vui vẻ gì khi nhận SGTT vì họ đang có một nhóm báo với nhiều ấn phẩm khác nhau.
Với người lao động thì chúng tôi sẽ có nhiệm vụ giới thiệu một số người cho báo Thời báo kinh tế sài Gòn để họ gặp gỡ và thỏa thuận.
Tất nhiên có những người khác mà những vấn đề như chế độ làm việc hay lương hướng mà người ta không vui vẻ thì lại muốn đi tìm một tờ báo tốt hơn.
Khi nhận về thì Sài gòn tiếp thị mới sẽ vận hành theo cách mới chứ không thể vận hành theo cách lâu nay.
BBC: Sau khi chuyển sang cơ quan chủ quản mới, ông sẽ nhớ gì về SGTT những ngày cũ?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi nhớ về thời hoàng kim của SGTT.
Tôi cũng chưa phải là người đã ở đây lâu lắm.Tôi biết có những anh chị gắn bó với tờ báo từ ngày khai sinh, khi đó vẫn còn là ấn phẩm phụ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Lúc đó cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải lao đi làm Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, cho đến giờ đã là một hội chợ lừng danh cả nước.
Giờ thì báo đã phát triển chính quy hơn và các phóng viên có thể làm việc chuyên môn của mình và chuyện làm hội chợ để một đội ngũ khác.
Theo tôi nghĩ là phong trào người Việt dùng hàng Việt cũng là ‎ý tưởng do chúng tôi bền bỉ nuôi dưỡng ‎ từ chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996, khi hàng ngoại tràn ngập thị trường.
Đó là dấu ấn lớn nhất trong đội ngũ của chúng tôi.

Một điều nữa, đó là không khí làm việc của tờ báo. Tình cảm gắn bó của anh em ở đây mà dẫn đến cả sự bức xúc lúc này, là do không gian hành nghề của SGTT là rất đáng qu‎ý và dù có đi đây đi đó thì cũng sẽ nhớ về không gian đó nhiều nhất.