Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Chọn giày dép

Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt, không quá chật, đế giày không quá nhọn và quá dốc so với mũi giày vì chúng sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thăng bằng và dễ chịu khi vận động. Khoa học đã chứng minh một đôi giày có chiều cao đế từ 2 – 4cm và đường kính từ 3 – 5cm được xem là đạt mức lý tưởng. Nên dùng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón.
Cúi xuống nhiều lần trước khi đi giày
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các sợi dây thần kinh ở vùng lưng và cơ lưng thường bị căng cứng khi bạn đi giày cao gót liên tục trên 1 giờ. Nếu sự căng cứng này kéo dài, vùng lưng của bạn sẽ có thể mắc những chứng bệnh đau lưng kinh niên. Để giảm thiểu tác hại này, trước khi mang giày, bạn nên đứng chân trần trên nền phẳng, thả lỏng toàn thân, sau đó hít thở đều đặn cùng với thao tác cúi gập người về trước, rồi đứng thẳng lên, trả cơ thể về vị trí cũ. Nghỉ 30 giây, sau đó thực hiện tiếp khoảng từ 15 – 20 lần.
Massage bàn chân sau mỗi lần mang giày
Giày cao gót, đặc biệt là những đôi cao trên 7cm, là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng căng cơ (hay còn gọi là chuột rút, vọp bẻ…) ở phụ nữ. Nếu những phụ nữ có bệnh lý về tim mạch hoặc xương khớp, sự căng cứng lòng bàn chân sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, chính sự mỏi mệt của đôi bàn chân sẽ góp phần làm tăng stress, cáu gắt ở phụ nữ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi ngày dành 5 – 10 phút để massage bàn chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn.
Cắt ngắn móng chân
Bạn không nên để móng chân dài, bởi khi phần gót được nâng lên cao hơn 5cm so với mũi chân, lòng trong mũi giày sẽ đè mạnh vào những chiếc móng chân của bạn, gây đau trực tiếp và làm ảnh hưởng đến tim. Nên thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa móng để tránh những cơn thốn ở chân do sự cọ xát của giày và móng.
Hãy cho đôi chân được nghỉ
Đừng quá chú trọng vào việc tạo dáng mà bạn nên tranh thủ để đôi chân được nghỉ. Nếu không ngồi được, hãy đứng trong tư thế nghỉ, tức là cách đứng một chân trụ và một chân khuỵu nhẹ rồi thay đổi ngược lại. Tư thế này sẽ giúp đôi chân bạn đỡ đau hơn.
Theo SKĐS

Lưu ý khi chọn giày cho người tiểu đường
Bác sĩ dặn bệnh này không được đi chân không, phải mang dép thường xuyên, nhưng dù chị Thuận chọn giày rất kỹ thì vẫn có đôi cứ mang vài bữa là thể nào cũng bí hơi, khó chịu, phải vứt đi. "Mỗi lần vào bệnh viện khám bệnh, thấy một vài người bị cắt chân là cả mình và ông cụ đều lo, có bất kỳ sơ suất nào gây trầy xước, tổn thương chân là lại mất ăn mất ngủ", chị Thuận chia sẻ.
970671-581143968574210-144477069-n-1-137
Có nhiều lưu ý khi chọn giày cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: C.T.
Theo chị Diệu Linh, nhân viên cửa hàng giày trên đường Lê Văn Sỹ (Tân Bình, TP HCM), những loại giày dành cho người tiểu đường thường là thấp cổ để phù hợp với đặc điểm bàn chân dễ tổn thương. Hiện trên thị trường đã có một số loại giày chuyên biệt rất tiện dụng cho họ.
"Nên chọn giày có gót thấp khoảng 1,5 đến 2,5 cm, tiết diện gót rộng, tức gót bằng nhằm phân bố áp lực bình thường lên bàn chân, hạn chế nén ép, tránh gây tổn thương da, mạch máu, dây thần kinh hoặc làm trầy xước da", chị Linh cho biết thêm.
Ngoài ra, cần chú ý mũi giày tròn, dày dặn, giúp tạo độ vững chắc khi di chuyển và đứng lâu. Cửa giày cũng cần mở rộng hơn thông thường để dễ xỏ chân ra vào. Phần mũ, lót giày phải êm, mềm mại, không cộm nhằm tránh tổn thương, trầy xước da bàn chân khi đi lại. Lót mặt giày cần có độ êm nâng đỡ giúp đảm bảo phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn thương..., có bộ phận đóng mở giày thuận tiện, linh hoạt như dây buộc, băng dính nhám giúp dễ điều chỉnh giày vừa vặn với bàn chân.
Theo chị Linh, giày dành cho người tiểu đường cũng cần hạn chế tối đa tác động của vi khuẩn để tránh hôi chân và có thể gây bệnh lý cho bàn chân. Phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, không gây độc hại, giúp bàn chân luôn khô ráo sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng va đập, đâm xuyên của các vật thể…
Theo các bác sĩ nội tiết, loét bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở bệnh tiểu đường, thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong cao tương đương ung thư. Do bệnh thường làm tổn thương các mạch máu ở bàn chân, dễ dẫn đến tắc mạch máu, gây trở ngại cho quá trình máu lưu thông đến chân nên dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. 
Thông thường, nguyên nhân phổ biến của biến chứng này là do bệnh nhân đi giày dép chật, không biết cách chăm sóc đôi chân.
 

Lựa chọn những đôi giày dép đi bộ thích hợp là điều đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi, bởi vì bàn chân thường thay đổi khi tuổi tác càng cao.
 Chọn giày dép ở người già
Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Những người về hưu Mỹ (AARP) gợi ý cách chọn giày đi bộ như sau: Bàn chân người già có xu hướng to bè ra do dây chằng, cơ và gân giãn ra, nên chọn mua giày rộng vừa đủ chân và có lớp đệm êm; để ý xem bàn chân thuộc dạng nào - như chân phẳng hay có chỗ lõm sâu ở lòng bàn chân - bằng cách làm ướt chân, rồi đứng lên một mảnh giấy; chọn giày dép có phần đệm thêm ở gót giày nếu bạn bị đau gót chân, đau đầu gối hoặc đau lưng; chọn giày phù hợp nhất với nơi bạn sinh sống và đi bộ, chẳng hạn như giày không thấm nước ở nơi hay mưa hoặc giày có độ bám đường tốt ở nơi có đường dễ trơn trượt...
 Tác hại của giày cao gót

HT-bony-foot-high-heel-nt-130826-16x9-60
Bàn chân mang giày cao gót qua hình ảnh 3D. Ảnh: ABC News.
Lần đầu tiên các chuyên gia của Bệnh viện Chỉnh hình Quốc gia Hoàng gia tại bắc London, Anh, đã sử dụng công nghệ mới để xem bàn chân và mắt cá chân qua hình ảnh 3D. Họ hy vọng máy quét PedCAT 3D sẽ làm thay đổi việc điều trị các vấn đề với bàn chân và mắt cá chân do việc mang giày cao gót gây ra.
Bệnh nhân đứng trước máy quét, có thể mang giày hoặc để chân trần, để cho hàng trăm máy X-quang 2D chụp đôi bàn chân của họ. Những hình ảnh này sau đó được kết hợp để tạo ra một hình ảnh 3D từ mọi góc độ chỉ trong 60 giây.
Dường như ai cũng biết có sự liên quan giữa giày cao gót và đau chân, nhưng đây là lần đầu tiên người ta có thể nhìn thấy tác động của giày cao gót đối với bàn chân trong một hình ảnh và thời gian rất thực.
Với sự trợ giúp của máy quét, các chuyên gia tại bệnh viện đã có thể thấy rằng mang chiếc giày cao gót buộc bàn bàn chân phải ép vào một hình dạng không tự nhiên. Điều này sẽ khiến bàn chân bị đau và tổn thương kéo dài, đặc biệt nếu thường xuyên sử dụng giày cao gót.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác có thể tranh luận rằng máy quét 3D không phải là công cụ hoàn toàn đúng trong việc chẩn đoán và điều trị đau chân. "Để chỉ ra một người có vấn đề với gót chân, bạn cũng cần nghiên cứu về việc phân phối trọng lực", tiến sĩ Bob Baravarian, giám đốc điều trị bàn chân tại Trung tâm y tế Santa Monica/UCLA, nói. Baravarian cho rằng các máy quét cho thấy những nguy hại đối với bàn chân của bệnh nhân, nhưng lại không hiển thị mức độ nguy hiểm đối với từng khu vực cụ thể.
Nhưng dù thế nào thì tất cả chuyên gia đều khuyến cáo phụ nữ chỉ nên đi những đôi giày cao gót vừa phải. Đi một đôi giày đế bằng hoặc nêm một miếng đệm ở gót chân sẽ tốt hơn rất nhiều. Nó giúp bàn chân cân bằng và vững chắc hơn.
 Hoàng Anh (theo ABC News)
Khi mang giày cao gót, bên cạnh việc đôi chân bạn bị tổn thương thì còn có những hiểm nguy khác gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn .
Giày cao gót làm hại cổ tử cung 
Giày cao gót có thể trở thành mối đe dọa cho sinh hoạt tình dục và sinh sản của phụ nữ. Cả Đông y lẫn Tây y đều cảnh báo khi đi giày cao gót, vì khi gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, mô mềm gan bàn chân dù có tác dụng như một “đòn” giảm xóc cũng không thể chịu đựng được tải trọng quá lớn một cách thường xuyên. Sự gồng gánh này gây nên tình trạng chấn thương kéo dài, thậm chí gây ảnh hưởng cổ tử cung. Khi mang giày cao gót thường xuyên, bộ máy “nội tạng” bị ảnh hưởng tiêu cực. Hoạt động của hệ thống niệu sinh dục có thể bị nguy hại dẫn tới những thay đổi của các cơ quan bên trong. Kết quả là chị em có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực xương chậu. Khả năng khác là làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, dẫn đến khả năng thụ thai kém.
 Bác sĩ Lan Phương
Ảnh hưởng đến xương gai cột sống
Tư thế cong tự nhiên của lưng có tác dụng như bộ phận giảm xóc nhằm làm giảm áp lực lên cột sống. Đi giày cao gót có thể gây tác hại tới xương gai cột sống. Khi di chuyển, giày cao gót khiến cơ thể bạn luôn bị ngả về phía trước và phản ứng tự nhiên là cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để giữ cơ thể được thẳng. Nếu tư thế này không được cải thiện thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức. Trong điều kiện công việc, nếu không nhất thiết phải đi những đôi giày cao gót thì những đôi giày bệt là một sự lựa chọn hoàn hảo. Áp lực sẽ được trải đều trên bàn chân, và sự thăng bằng của cơ thể cũng không gây áp lực nhiều cho lưng cũng như cột sống.
BS Huỳnh Bá Lĩnh 
Gây nên nhiều bệnh 
Bên cạnh những ích lợi về mặt thẩm mỹ giày cao gót lại là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về chân.
Những nốt chai chân: Khi bạn mang giày quá cao, gót quá nhọn hoặc giày bị chật… thì chỉ sau một thời gian ngắn, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện. Chúng khiến bạn đau và không thoải mái mỗi khi xỏ chân vào giày. Những vấn đề về móng chân: Nếu bạn đi giày cao gót dạng bít mũi suốt tám tiếng/ngày, trọng lượng cơ thể tác động lên các ngón chân có thể sẽ làm móng chân bạn mọc ngược vào trong, hoặc gây nên bệnh nấm móng. Ngón chân dị dạng: Đi giày cao gót khiến những ngón chân của bạn luôn bị trượt về phía trước. Nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu, những ngón chân sẽ bị biến dạng. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. Viêm tấy kẽ ngón chân: Nếu kẽ ngón chân cái của bạn đang bị viêm, cần tuyệt đối tránh mang giày bít cao gót. Giày kín và chật sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn và có thể làm bệnh lan sang những ngón chân khác. Co dây chằng gót chân: Dây chằng này giúp nâng đỡ chân khi bạn bước đi. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.
Lương Y Lương Hòa

Thường thì khi chọn giày, người phụ nữ rất thích chọn giày có gót cao vì sẽ giúp họ ăn gian thêm chiều cao. Song các bác sỹ khuyên, bạn không nên trèo lên đôi giày cao đến 12 cm vì nó sẽ khiến chân bạn phải khóc thét lên vì khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đi giày không có gót vì đó không phải là đôi giày lý tưởng cho sức khỏe bởi nó có thể dẫn đến một bàn chân bẹt xấu xí và các vấn đề về xương sống. Nhiều kết luận đã chỉ rõ, phụ nữ chỉ nên đi giày có gót cao trung bình hoặc gót thấp.



Bạn có thể có thể xác định chiều cao lý tưởng cho gót giày của mình theo công thức: chiều dài của chân (đơn vị cm): 7 =  chiều cao gót giày bạn nên sở hữu. Ví dụ, nếu chân bạn đo được 28 cm, thì chiều cao gót giày cao gót của bạn sẽ là 28: 7 = 4 cm.

Không đi giày với đế cứng nhắc

Phụ nữ với đôi giày đế dày cứng nhắc rất có hại cho sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là với các bạn gái trẻ tuổi. Khi ấy, thậm chí chiều cao của các bạn gái ấy có thể phát triển bình thường nhưng các cơ bắp ở chân họ thường không hoạt động trơn tru.

Chú ý những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi đi giày cao gót

Giày cao gót khiến phụ nữ có thể ăn gian vài cm chiều cao nhưng lại gây thiệt hại về khớp và có thể gây viêm xương khớp. Hơn nữa, trọng lực cả cơ thể chỉ dồn vào một đôi giày nên nó có thể dẫn đến cong xương sống, đồng thời dịch chuyển xương chậu, chân mất độ nhạy bén cần thiết và dáng đi có thể bị biến dạng.

Ngoài ra, tỷ trọng cơ thể được chuyển tới ngón chân, gót chân khiến bàn chân bị hao mòn và lâu ngày có thể khiến biến dạng bàn chân.
Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.
5 nên khi lựa chọn và mang giày cao gót phù hợp
Thứ nhất, không đi giày cao gót cả ngày từ sáng đến đêm, chỉ mang giày cao gót trong những trường hợp thích hợp.
Thứ hai, tôn trọng một quy tắc: thà ít giày còn hơn là nhiều giày. Thay vì mua một đôi giày thời trang với chất liệu tồi và giá cả phải chăng bạn có thể mua một đôi giày đắt đỏ hơn nhưng vật liệu tốt hơn.  Nếu bạn có đủ khả năng tài chính, tốt nhất khi mua giày bạn không tiết kiệm mà đầu tư vào giày tốt chất liệu tự nhiên.
Thứ ba, nếu bạn đang sở hữu một đôi giày với những tính chất dưới đây thì thực sự nó không phải là một đôi giày tốt: chiều cao trên 4-6 cm, mũi giày quá nhỏ, chất liệu quá cứng nhắc ….
Thứ tư, hãy thử giày mới mua vào cuối ngày, khi bàn chân đạt kích cỡ tối đa. Nếu bàn chân cảm thấy chật chội khi thử, bạn hãy yêu cầu một kích thước giầy lớn hơn bởi vì bạn đừng hy vọng rằng đôi giày sẽ trở nên lớn hơn sau ít ngày sử dụng nhé. Tránh mua giày dép vào buổi sáng vì khi ấy giày có thể quá nhỏ so với kích cỡ thực của chân đấy.
Thứ năm, hầu hết mọi người đều sở hữu 2 bàn chân không bằng nhau, và vẫn có một bên to bên nhỏ. Do đó, hãy nhớ thử giày ở một chân có kích cỡ nhỉnh hơn chân kia.
Biến dạng ngón chân
Mũi bàn chân – bộ phận phải chịu lực thứ hai sau cổ chân – đến lượt mình cũng phải hứng chịu phần đáng kể trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm các khớp bàn chân, ngón chân và biến dạng khớp. Nếu giày cao gót có thêm yếu tố mũi nhọn thì rất dễ dẫn đến hiện tượng vẹo ngón chân cái (ngón cái chồng lên hoặc quặp xướng dưới ngón bên cạnh) và biến dạng (hoặc thoái hóa) các ngón chân còn lại ở mức độ khác nhau.
Trên thực tế, nhiều người bị vẹo ngón cái do giày cao gót mũi nhọn không thể đi lại được do quá đau đớn đã phải phẫu thuật tạo hình lại ngón chân cái để phục hồi chức năng và vận động cho bàn chân.
Thoái hóa sớm khớp cổ chânTheo PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, có tới 50% người Việt Nam có dị tật chân (chân chữ bát, chân vòng kiềng). Điều này đồng nghĩa với việc diện tiếp xúc các khớp gối bị thu hẹp. Khi đi giày cao gót lâu ngày, các khớp phải làm việc liên tục trong khi diện tiếp xúc ít dẫn tới tình trạng khớp bị lỏng lẻo và thoái hóa sớm. Điều này cũng xảy ra với cả khớp cổ chân. Chính vì vậy, người hay đi giày cao gót thường gặp hiện tượng đau, mỏi mỏi chân.
Viêm khớp gốiCũng là một bộ phận giảm xóc chuyên nghiệp, đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể bạn. Nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Thường xuyên sử dụng giầy cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương. Mọc gai xương gótKhi đi giày cao gót, gót chân luôn ở vị trí cao hơn đáng kể so với mũi bàn chân do đó luôn phải trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Mô mềm gan bàn chân vốn có tác dụng như một giảm xóc cũng không chịu được tải trọng quá lớn dẫn đến tình trạng bị chấn thương kéo dài. Dần dần, xuất hiện hiện tượng gai xương gót, làm tổn thương vùng gót chân tăng lên đáng kể. Đau lưngĐể dễ dàng di chuyển trên một đôi giày cao gót, cột sống của bạn cần phải lắc lư theo một tư thế bất thường. Đó là một quá trình gây nhiều áp lực xuống các cơ ở thắt lưng. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới. Rối lọan chu kì kinh huyệtGiày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kì kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải từ bỏ những đôi giày cao gót nhưng cũng đừng nên đi quá liên tục. Tốt nhất nên chọn những đôi giày có độ cao vừa phải, dễ đi, tránh tình trạng bó chân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường. Còn khi đến cơ quan làm việc, nên đi giày mềm hay dép. Không nên chọn giày quá chật, mà có độ ôm vừa phải, được làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho da vùng bàn chân. Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của đế giày là từ 2 – 4cm, đường kính 3 – 5cm. Nếu vì công việc bạn phải mang giày cao gót suốt cả ngày thì nhớ chú ý chăm sóc đôi bàn chân của mình. Mỗi buổi tối khi về đến nhà nên áp dụng các bài tập thư giãn cho chân, có thể là massage hay ngâm chân vào nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu như bạn mang giày cao gót trong suốt một ngày, hôm sau bạn nên đi giày bệt. Và nếu muốn để dành sức khỏe cho một đêm đặc biệt, bạn đừng bao giờ đi bộ trên giày cao gót liên tục trong vài giờ.
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
 

Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng ở chân, gây khô ngứa da, vi nấm da, đau nhức. Nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng gân cơ và máu, dẫn đến viêm loét, hoại thư. Người bệnh cần giữ da sạch và khô, uống nhiều nước và chọn giày dép hợp lý.

Bệnh tiểu đường gây tổn thương bàn chân thế nào? 
Mạch máu: khi nồng độ đường trong máu tăng cao và kéo dài, mạch máu toàn thân dễ bị teo hẹp. Hệ mạch máu ở vùng xa như bàn chân càng bị suy giảm trầm trọng và hậu quả là giảm lưu thông máu, oxy chất dinh dưỡng... Triệu chứng thường gặp là ngón chân bị tê, lạnh; đau các khối cơ khi vận động nhiều (chạy bộ, đi bộ nhiều)...
Thần kinh: khi các mạch máu nuôi dây thần kinh cảm giác bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác như: nóng rát, tê rần hoặc như bị kim châm, kiến bò ở chân... Nếu bệnh tiến triển, cảm giác ngoài da sẽ giảm hay mất, dễ gây viêm loét, chấn thương xương - khớp... vì bàn chân không còn nhạy cảm với các nguy cơ xung quanh. Ngoài ra, thần kinh bị tổn thương sẽ làm yếu các cơ ở chân, góp phần gây biến dạng bàn chân.
Da: tổn thương mạch máu và thần kinh bàn chân sẽ gây mỏng da, khô, ngứa, lạnh; rụng lông; móng chân dầy, mất móng... Đặc biệt là biến chứng vết thương ở bàn chân khó hoặc lâu lành hơn người bình thường do thiếu oxy, chất dinh dưỡng, máu nuôi; các tế bào bạch cầu phản ứng kém với nhiễm trùng.
Cách chăm sóc bàn chân:
- Ổn định đường máu: giới hạn trong 80-110mg% sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng trầm trọng. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc hạ đường liên tục và đều đặn, tái khám với bác sĩ điều trị và kiểm tra nồng độ đường máu định kỳ.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước...
- Giữ da sạch và khô: rửa bàn chân bằng xà phòng mỗi ngày và lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ sát mạnh. Chú ý lau kỹ những nơi dễ đọng nước, như kẽ ngón chân, móng chân. Nếu bàn chân dễ đổ mồ hôi thì có thể giữ khô chân bằng các loại phấn thông thường trước khi mang tấy, giày.
- Ngừa quá khô da: nên dùng các loại xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ẩm da, ít mùi thơm và ít bọt. Cần xả nước thật sạch để tránh đọng xà phòng gây kích ứng da và ngứa. Sau khi tắm, nên dùng thêm các loại cream, lotion để giữ ẩm da, đặc biệt ở vùng gót chân, để ngừa các tổn thương da do chứng khô da gây nên, như: cục chai, mắt cá, nứt nẻ chân. Tuy nhiên, không nên thoa những chế phẩm giữ ẩm này vào kẽ chân, vì những vùng này vốn đã ẩm ướt rồi.
- Lưu ý nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, tắm hơi (khô, ướt), ngâm chân nước nóng, chườm nóng... Không nên tắm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân tiểu đường đã bị suy giảm. Khi bị lạnh ban đêm cần mang tất chân trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước: bệnh tiểu đường thường gây tiểu nhiều, làm bệnh nhân mất nước. Vì vậy, cần uống nhiều nước hơn 1,5 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn được tươi tắn khỏe mạnh.
- Sát trùng da: khi bị trầy xước da (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa chân sạch bằng xà phòng, thoa dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng.
- Không hút thuốc lá: vì nó sẽ làm teo hẹp thêm các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh tiểu đường.
- Cắt móng chân: cần cắt thẳng ngang qua chứ không nên cắt sâu vào 2 khóe móng, nếu không sẽ dễ cắt nhầm vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp.
- Đo nồng độ đường máu: Việc lấy máu đầu ngón tay để đo nồng độ đường máu có thể gây ra vết thương ở ngón tay do đâm kim. Để tránh tình trạng này, nên đâm kim ở cạnh bên đầu ngón tay; thay đổi luân phiên các ngón tay ở mỗi lần thử máu; điều chỉnh độ đâm kim phù hợp với độ dầy da của mỗi ngươi.
- Cách chọn giày, dép, tất: bệnh nhân tiểu đường không bao giờ được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường, vì hầu như mọi đồ vật chung quanh đều ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng gây tổn thương cho bàn chân. Ngoài ra khi mang giày, bắt buộc phải mang tất, nếu không chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn hay cao gót, vì sẽ làm trọng lực toàn thân đổ dồn vào đầu các ngón chân, về lâu dài sẽ bị cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp. Cần kiểm tra giày trước khi đi để bảo đảm không có bất cứ vật sắc nhọn nào có thể gây tổn thương bàn chân, như: bụi, đất đá, côn trùng, những đường may giày bị sút hay gấp nếp... Luôn đi tất dài hơn ngón chân dài nhất 1-2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Tất phải mềm mại và đủ dầy để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. Không dùng tất nylon hay loại có dải bằng thun co dãn hay nịt bít tất ở đầu mũi bàn chân.
Bác sĩ Huỳnh Bá Long, Khoa Học Phổ Thông
Báo động bệnh nhân bị cắt chân do biến chứng tiểu đường
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng bàn chân gia tăng với tốc độ nhanh ở Việt Nam và các nước nhiệt đới. Bệnh cũng xuất hiện nhiều ở những người từ nông thôn chuyển ra thành phố làm việc, sinh sống.
Những tổn thương bàn chân do đái tháo đường gia tăng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Bệnh thường bắt đầu với một vết xước nhỏsau đó phát triển thành một vết loét nặng, gây hoại tử, dẫn đến những biến chứng như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, chai chân, nhiều trường hợp nghiêm trọng phải cắt cụt chân.
Diabetes Is the Price Vietnam Pays for Progress  Phu Thi Hong Thuy, a 48-year-old diabetic, had to have her leg amputated after she cut herself on a closet at home. Sometimes I feel my leg itching  but when I look, its not there, she said.   Một bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi bị cưa chân sau một vết cắt tại phòng riêng ở nhà. "Đôi khi tôi cảm thấy ngứa chân của tôi - nhưng khi tôi nhìn, nó không có ở đó," cô nói.
Một bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi tại Việt Nam đã bị cưa chân. Ảnh: nytimes
Hiện vẫn chưa có một con số thống kê chính xác số lượng phẫu thuật cắt bỏ có liên quan đến bệnh tiểu đường ở Việt Nam. Theo giáo sư Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, biến chứng bàn chân là vấn đề nghiêm trọng và đang gây ra những căng thẳng cho hệ thống y tế.
"Vấn đề bàn chân bệnh nhân tiểu đường tồn tại ở phương Tây, nhưng tỷ lệ này lại cao hơn ở Việt Nam và các nước nhiệt đới khác bởi vì mọi người có xu hướng chỉ mang dép khi đi ra ngoài và đi chân đất xung quanh nhà, khiến bàn chân dễ bị tổn thương", giáo sư Khuê cho biết.
Bệnh nhân tiểu đường đang tăng cao ở nhiều quốc gia. Thống kê chính thức tại Việt Nam cho thấy có một sự gia tăng chóng mặt trong bệnh tiểu đường type 2 - bệnh liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và lối sống phương Tây, đặc biệt là ở những người béo phì.
Cuộc điều tra toàn quốc đầu tiên về bệnh tiểu đường thực hiện tại Việt Nam vào năm 1991 cho thấy chỉ có 1% dân số mắc bệnh. Đến năm 2012, tỷ lệ này là gần 6%, tốc độ gia tăng cực kỳ nhanh so với trung bình của thế giới.  Tại TP HCM, một cuộc khảo sát trong năm 2010 ước tính rằng có 1 trong 10 người trưởng thành có bệnh.
Những lý do xác đáng cho bệnh tiểu đường ở Việt Nam vẫn chưa được chỉ rõ, nhưng theo các bác sĩ, thủ phạm chính là do quá trình "Tây phương hóa và đô thị hóa". "Bây giờ chúng tôi có KFC và hàng loạt nhà hàng thức ăn nhanh", bác sĩ Khánh cho biết.
Theo Giáo sư Khuê tiểu đường được xem là bệnh của người giàu có. Tuy nhiên, khi mà phần lớn mọi người đã chuyển từ đồng lúa vào các nhà máy, văn phòng thì bệnh nhân tiểu đường ngày nay thuộc tất cả mọi tầng lớp xã hội. "Đây không còn là bệnh của người giàu nữa, bây giờ tất cả mọi người, cả giàu và nghèo đều có thể mắc bệnh", giáo sư Khuê nhấn mạnh.
Jesper Hoiland, Phó chủ tịch cao cấp của Novo Nordisk, nhà sản xuất lớn trên thế giới các loại thuốc điều trị căn bệnh này cho biết, số lượng người bị bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn khi nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển, nhiều người áp dụng lối sống đô thị hiện đại. "Căn bệnh có thể trở thành một đại dịch tại Việt Nam trong những năm tới", ông nói.
"Trên thế giới ngày nay, nhiều người đang chết vì ăn quá nhiều hơn là vì bị đói", ông Hoiland cho biết.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, khoảng 371 triệu người đã bị ảnh hưởng với bệnh tiểu đường trên toàn thế giới năm ngoái. Cứ 5 bệnh nhân thì có 4 sống ở các nước nghèo hoặc thu nhập trung bình như Ai Cập, Guyana, Việt Nam. Nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là đảo Thái Bình Dương, với tỷ lệ bệnh tiểu đường gần 1/3 dân số, như là tại các hòn đảo nhỏ bé Nauru trong Micronesia. Ả Rập cũng có tỷ lệ rất cao, gần 1/4 dân số trưởng thành ở Saudi Arabia có bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường liên quan đến sự rối loạn trao đổi chất của cơ thể. Bệnh có thể được kiểm soát với chế độ ăn hợp lý, tập thể dục điều độ và dùng insulin để điều tiết lượng đường máu trong cơ thể. Những triệu chứng của bệnh thường bao gồm khát nước thường xuyên, rối loạn đi tiểu, sút cân nhanh chóng, mệt mỏi... Các triệu chứng thường diễn tiến chậm, nhiều người có bệnh trong nhiều năm mà không biết, đặc biệt là ở những nơi có hệ thống y tế chưa phát triển tốt.
Theo các chuyên gia, lý do cho sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh tiểu đường giữa các quốc gia và giữa các dân tộc trong nước có  liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và tập thể dục.
Các bác sĩ ở Việt Nam cho biết, sự tăng đột biến trong bệnh tiểu đường tại đây đã không được giải thích đầy đủ. "Bệnh nhân của chúng tôi rất ít người bị béo phì, thậm chí nhiều người rất gầy ốm", bác sĩ Khánh cho biết. Một cô gái 26 tuổi với thân hình mảnh khảnh tại TP HCM vừa bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Xuất thân từ tỉnh lẻ và hiện cô là trợ lý nha khoa tại TP HCM. "Đây thực sự là một cú sốc, tôi hiếm khi ăn ngọt", cô gái này cho biết.
Bác sĩ Khánh cho rằng, trường hợp này có thể rơi vào nguyên nhân mà các chuyên gia gọi là "hiệu ứng di cư". Cô gái này sống ở nông thôn từ nhỏ và khi về làm việc tại thành phố, cô hiếm khi đi bộ và hầu như không tập thể dục bao giờ. 
Hans Duijf, người đứng đầu hoạt động cho Novo Nordisk ở Thái Lan cho biết một số bệnh nhân lớn lên ở nông thôn đã mắc bệnh tiểu đường sau khi di chuyển đến một môi trường đô thị với những thay đổi lối sống, khẩu phần ăn.
Với người bị tiểu đường, loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm, hay xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỷ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một khi bàn chân đã bị loét thì sẽ khó có cơ hội hồi phục. Trong số những trường hợp bị như vậy thì có khoảng 10-30% sẽ bị cắt chi. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không giải quyết được triệt để vấn đề do tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt cao. 
Bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân gây loét bàn chân là do bệnh tiểu đường gây biến chứng mạch máu, từ đó gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ loét bàn chân. 
tieuduong0-jpg-1363401032_500x0.jpg
Người mắc bệnh tiểu đường cần hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tự thăm khám bàn chân thường xuyên. Ảnh: N.P.
Đáng chú ý giầy là nguyên nhân phổ biết gây loét. Chỉ một vết xước nhỏ ở bàn chân do đi giày dép quá chật nhưng không phát hiện kịp thời cũng có thể trở thành vết loét nặng, nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử phải cắt chi. Trong khi nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại lâu dài, ngăn ngừa việc đoạn chi tới 85%.
Vì thế, để giảm nguy cơ tổn thương bàn chân, bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân. Thăm khám bàn chân cần khám da, mạch máu, thần kinh, cơ xương, giầy dép có phù hợp. Về da, người bệnh cần để ý đến màu sắc có gì bất thường. 
Cụ thể, cần tập thói quen kiểm tra bàn chân ít nhất 1 lần trong ngày. Các vết nứt trên da, phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da đều cần quan sát kỹ. Hãy chuẩn bị tấm gương nhỏ soi toàn bộ bàn chân từ lòng tới những kẽ chân nơi khó quan sát để thấy được điều bất thường.
Luôn giữ chân sạch với nước ấm và xà phòng trung tính. Tuy nhiên không nên ngâm chân trong nước quá nóng (nhiệt độ nước không nên quá 37 độ C) hoặc ngâm nước ấm quá lâu. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô, đặc biệt các kẽ ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón, không lấy khóe cũng như tự mình cắt các vết chai ở chân, cắt móng chân không quá sát, để bảo vệ niêm mạc ngón chân, không để tạo ra móng quặp. Không đi tất, giầy dép chật, không nên để chân không ngay cả khi ở nhà. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. 
Bên cạnh đó cần chú ý tránh dùng những hóa chất có tác dụng sát trùng quá mạnh, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo… Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trong gia đình có người ruột thịt đã mắc bệnh, tuổi từ 45 trở lên, thừa cân béo phì, phụ nữ sinh con trên 4 kg, người ít vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Lê Phương (Theo The NewYork Times)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét