Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Bài viết hay(725)

Đọc tin này từ BBC mà thấy buồn làm sao khi người Việt hôm nay, từ lãnh đạo đến người dân đều có những kẻ tham lam bất cần sĩ diện! Họ cho rằng sống "thực tế" như vậy vẫn tốt hơn là sống thanh liêm, đàng hoàng tử tế nên họ sẳn sàng làm tất cả miễn sao họ đạt được mục đích là làm sao cho sướng ...mấy cái lỗ!  "Quậy" cho lắm rồi cũng xuống cái lỗ mà thôi!  Có mang theo được cái gì đâu mà phải vì mấy cái lỗ mà đánh mất tự trọng và lương tâm?
BBC: Dân tham và quan tham
Người dân hôi bia - ảnh của Phương Thanh/Tuổi Trẻ
Người dân lấy đi hơn 1000 thùng bia (ảnh Phương Thanh/Tuổi Trẻ)
Sau một loạt các quan tham trong những 'đại án' tham nhũng, giờ tới lượt dân tham lên mặt báo vì đi hôi bia của xe gặp tai nạn giao thông.
Báo Tuổi Trẻ đăng đoạn video của một độc giả ghi lại cảnh hàng trăm người dân công khai trộm bia giữa ban ngày của xe tải chở bia bị sự cố bất chấp "sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế".
Vụ việc xảy ra hôm 4/12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Video cho thấy người ta ào ào đổ tới lấy bia, cả nam lẫn nữ, cả người dùng tay lẫn người dùng túi.
Tuổi Trẻ nói đây là những hình ảnh "hết sức xấu xí" của người dân "vô cảm" trong khi có báo dùng từ "dân man rợ" để chỉ những người hôi của.
Đông đảo độc giả đã lên án hành động hôi của của người dân.
Nhưng phải nói rằng chuyện hôi của cũng không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nó cũng xảy ra khi Philippines hay Hoa Kỳ gặp bão hay khi London bị đốt phá.
'Đổ bia, trôi liêm sỉ' Các độc giả của BBC cũng có những phản ứng mạnh trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt.
Xuân Hùng viết: "Đổ môṭ xe bia trôi hết bao nhiêu liêm sỉ."
Tim Nguyen bình luận: "Nghĩ lại ông Hồ và Đảng cộng sản giỏi thật. Họ chỉ cần trồng con người 40 năm thì đã có cây ăn trái rồi."
Diep Hai Nguyen nói: "Thật nhục nhã thay cho kiếp con người, hoạn nạn chả giúp nhau thì thôi, lại tranh thủ kiếm trên hoạn nạn của người khác."
Độc giả Koanh Huynh bình luận: "Từ nhỏ đã được dạy "hãy chép bài của bạn để được điểm cao", "ăn xong rồi à! con vứt vỏ ngoài đường đi", "nó đánh con thì con đánh nó đi, cô giáo không giúp được gì đâu", "đồ của bạn con, con xài đi có sao đâu", "mình lấy thêm có một trái cà thôi mà", "cô ơi, bạn này đánh con,... mày không biết đánh lại à?"...
Trong khi đó An Truong không đồng tình với chuyện gọi những người hôi bia là "vô cảm" và nói:
"Vô cảm à, thôi cho tôi xin, cứ lấy từ đó ra mị hoài. Vô cảm mà biết đem xe ba gác đến hôi bia, người người đổ ra hôi của người ta. Đó là tham lam, trên tham nhũng, dưới tham lam chung quy gọi là ăn cướp có quy trình."
Cũng có người bình luận cực đoan. Linh Hải viết: "Phải mình làm thêm xe bia nữa xong bơm đầy thuốc sâu vào rồi quay lại làm đổ tiếp..."
Còn độc giả có nick Nguoi Ha Noi bình luận: "Khi nghe tin ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép, đánh đập tàn nhẫn, quẳng ngư cụ xuống biển thì có được bao nhiêu người lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ ngư dân?
"Chính cái chính quyền đang điều hành đất nước này đang tìm mọi cách để người dân bàng quan với chính đồng bào của mình, bưng bít thông tin, nói sai sự thật, ngu dân để trị, từ đó nó dẫn đến những việc như hôi của mà BBC đưa."
Độc giả có nick Một Chén Say lại viết: "Người Việt Nam đây sao? Dân việt nam là vậy sao? Đâu rồi: lá lành đùm lá rách. Nhân cách con người để đâu. Thật đáng xấu hổ."
'Giáo dục công dân' Cũng có độc giả BBC, người có nick Shaco Aquarius bình luận: "Sự thất bại của bộ môn giáo dục công dân."
Không phải người dân Việt nào cũng đi hôi của và không phải cứ có tai nạn xảy ra là hôi của xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
Nhưng chuyện một số lượng lớn người lấy đi hàng ngàn thùng bia cho thấy trình độ và đạo đức của một bộ phận dân chúng.


Hàng trăm người bình luận trên Facebook của BBC
Nó cũng phần nào cho thấy cách họ từng được giáo dục trong gia đình và nhà trường.
Nhân đây xin kể hai chuyện nhỏ, một về ảnh hưởng của giáo dục tới cách ứng xử và một về thay đổi cách tổ chức xã hội để thay đổi hành vi.
Chuyện thứ nhất liên quan tới cậu con trai lớn của tôi, năm nay 12 tuổi.
Hồi đầu năm tôi dẫn cậu và hai đứa em đi thăm Công viên Olympics đang được sửa sang lại.
Tôi có sẵn vé đi tàu hàng năm và cần mua vé cho lũ con. Với vé năm của tôi, khi mua vé cho người khác tôi được giảm 30% đối với mỗi vé mua thêm.
Phòng vé đóng cửa mà máy bán vé thì không biết cách giảm giá cho tôi nên tôi quyết định khi đến ga cuối sẽ mua vé để được giảm giá.
Cậu con trai thấy tôi không mua vé vùng vằng đòi về không đi. Sau khi bị tôi bắt phải lên tàu, cậu liền gọi nhân viên nhà ga đứng điều khiển tàu lên hỏi.
Thấy nhân viên này gật gù đồng ý với giải thích của tôi cậu ta mới thôi.
Hành không là chính Chuyện thứ hai liên quan tới việc xin hộ chiếu cho cậu út.
Nếu ở một nước quan liêu, tôi sẽ phải ra công an phường hay quận, tốt nhất là cầm theo cái phong bì, để làm mọi thủ tục.

Hộ chiếu Anh
Người Anh muốn làm hộ chiếu chỉ việc ra bưu điện
Nhưng ở Anh, tôi chỉ việc ra bưu điện lấy bộ hồ sơ, điền vào, lấy chữ ký và cam đoan của một người có tư cách và có hộ chiếu Anh là họ biết tôi, biết con tôi và ảnh đúng là của cháu.
Tôi nhờ một đồng nghiệp chứng thực rồi mang ra bưu điện. Bưu điện lại có dịch vụ kiểm tra xem tôi điền có đúng quy định của nhà nước không, dĩ nhiên tôi phải trả cho họ vài bảng, rồi họ thu tiền lệ phí hộ chiếu gần 50 bảng cho trẻ con và gửi đi.
Chừng một tuần sau tôi nhận được tin nhắn qua điện thoại của cơ quan cấp hộ chiếu báo là họ đã nhận được và đang xử lý hồ sơ, ba ngày sau họ gửi hộ chiếu về.
Thay đổi hành vi của người dân và của quan chức không phải là điều bất khả thi và rất nhiều nước đã làm thành công.
Vấn đề là người ta có dũng cảm để chấp nhận rằng những gì họ làm là không hợp lý và từ đó thay đổi hay không.
Nguyễn Hùng 
Đờn ca tài tử trở thành di sản nhân loại

'Tứ tuyệt' trong đờn ca tài tử: Đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu

Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Đại diện của UNESCO được các báo Việt Nam dẫn lời sau lễ vinh danh nói tổ chức này "hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức".
Đờn ca tài tử của Việt Nam là một trong số 14 nét văn hóa từ các nước trên thế giới vừa được UNESCO bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại.
Hồ sơ đờn ca tài tử Nam Bộ đã được phía Việt Nam tổng hợp hồi tháng 8 năm 2010 và sau đó trình lên UNESCO vào tháng 5 năm 2011.
Năm ngoái, đờn ca tài tử cũng được Bộ Văn hóa Việt Nam đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.


Đờn ca tài tử có tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19
Di sản thứ 8 Xuất nguồn từ miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật này là di sản phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Những loại nhạc cụ thường sử dụng trong đờn ca tài tử thường bao gồm đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, hay còn gọi là tử tuyệt.
Bảy di sản khác của Việt Nam cũng đã được công nhận:

  • Nhã nhạc cung đình Huế - 2003
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - 2005
  • Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh - 2009
  • Ca trù - 2009
  • Lễ hội Thánh Gióng - 2010
  • Hát xoan - 2011
  • Lễ hội Hùng Vương - 2012
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng có bảy di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới:

  • Vịnh Hạ Long- 1994
  • Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 2003
  • Quần thể di tích Cố đô Huế - 1993
  • Phố Cổ Hội An - 1999
  • Thánh địa Mỹ Sơn - 1999
  • Khu di tích Hoành thành Thăng Long - 2010
  • Thành nhà Hồ - 2011
'Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn'
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cần cảm thông với những người đang 'lưỡng lự'

Bỏ Đảng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm hay tiếp tục ở lại đang là một cuộc đấu tranh tư tưởng và nội tâm rất lớn trong nhiều gia đình của các Đảng viên, trong đó có 'gia đình tôi', theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới những người viết blog Việt Nam.
Theo ông Lân Thắng, người sinh trưởng trong một gia đình trí thức có nhiều người gắn bó và đóng góp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam, những người còn chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xã hội.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/12/2013 từ Hà Nội nhân sự kiện một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, luật gia Lê Hiếu Đằng và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, vừa ly khai Đảng, ông Lân Thắng nói:
"Tôi nghĩ rằng sự đấu tranh tâm lý để có một quyết định ra khỏi Đảng đó là một quyết định rất lớn," blogger này phân tích.

"Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình"
Ông Lân Thắng dẫn lại quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng vì lý do 'bảo vệ sổ hưu' như một lực cản.
Nhưng theo nhà hoạt động sinh năm 1975, còn có một lực cản rất lớn khác làm những ai đang cân nhắc bỏ Đảng phải tính tới.
"Theo như cách hiểu của ông Trần Đăng Thanh, cũng một phần tâm lý là bảo vệ sổ hưu, ông nói.
"Nhưng mà tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua mình."
"Bởi vì cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lý tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng cộng sản."
Mặc cảm 'xấu hổ' Theo ông Thắng, một hậu duệ của gia đình Nguyễn Lân, những Đảng viên này đang chịu một mặc cảm tâm lý 'xấu hổ' khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.

Blogger Nguyễn Lân Thắng
Ông Thắng rút ra các nhận xét từ quan sát chính gia đình ông và nhiều gia đình trí thức, đảng viên khác
Blogger nói thêm: "Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ,
"Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình, vì vậy tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không thì mình cần phải có một cái nhìn khách quan và nhân văn."
Theo ông Thắng cộng đồng và xã hội cần phải có sự 'thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra'.
Ông giải thích thêm về nguyên nhân tâm lý ở những trường hợp này:
"Bởi vì có những người ngoài chuyện cá nhân, họ còn vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ còn ở trong hệ thống nhà nước,
"Và cái việc bố mẹ mà làm thì họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái."
Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà blogger đi đến nhận định quan sát này, ông Thắng cho hay đây là trải nghiệm ngay chính từ những trăn trở bản thân và từ trong gia đình của ông.

Ông nói: "Tôi rút ra được điều đó từ quan sát từ chính gia đình tôi, cũng như là từ những gia đình xung quanh mà tôi biết, những gia đình trí thức, cũng như những gia đình có Đảng viên có cống hiến cho Cách mạng."
Ông Thắng sinh trưởng trong gia đình tộc họ 'Nguyễn Lân', với ông nội của ông là một giáo sư, học giả thuộc thế hệ 'tiền bối' trong lĩnh vực văn hóa, cổ học.
Ông có cha mẹ và nhiều người chú, bác, anh chị em họ hàng v.v... là các nhà khoa học có tiếng trong cả nước, có người là quan chức quan trọng, có người là Đại biểu Quốc hội.
Mâu thuẫn 'lý tưởng' Ông giải thích với BBC về quyết định không lựa chọn con đường phục vụ Đảng và nhà nước như một số thành viên khác trong gia đình.
"Thực ra có thể con đường đi của tôi khác với những người ở trong gia đình, thế nhưng tôi không bao giờ có ý oán trách gì, bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một sự lựa chọn cá nhân, và mình cũng phải thông cảm với điều đó."

Gia đình Giáo sư Nguyễn Lân
Ông Nguyễn Lân Thắng sinh ra trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt và phục vụ cho Đảng và chính quyền
Nhà hoạt động vì nhân quyền nói khi đi theo con đường đã chọn, ông luôn sẵn sàng cho 'mọi điều có thể xảy ra'.
"Hiện tại tôi không nghĩ một điều gì quá hai tháng, bởi vì tình hình ở Việt Nam rất là bất ổn và mình vẫn chưa biết chắc được như thế nào," ông Thắng nói.
"Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, còn sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra."
Nhà hoạt động trên mạng xã hội cũng chia sẻ rằng sự khác biệt giữa ông và nhiều thành viên khác trong gia đình về chính kiến và sự nghiệp là một 'mâu thuẫn về mặt lý tưởng.
"Tôi nghĩ đây không phải là một mâu thuẫn trực tiếp, mà đây là một mâu thuẫn về mặt lý tưởng, thực ra ở trong gia đình tôi, tất cả mọi người cũng vẫn rất tôn trọng tôi, những công việc mà tôi làm,
"Có thể có những người cũng không đồng ý đâu, nhưng họ không bao giờ có một chỉ trích trực tiếp những vấn đề của tôi."
'Tổn thất to lớn'
"Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây"
Nhận định với BBC hôm thứ Sáu về tác động của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng rời bỏ Đảng, ông Thắng nói.
"Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức,
"Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa."
Blogger cũng tiên đoán về một phong trào ly khai Đảng ở Việt Nam có thể xảy ra trong thời gian tới đây:
"Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội."
'Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây," ông nhấn mạnh.



Tin ông Nelson Mandela qua đời tối 5/12/2013 theo giờ châu Âu đã thu hút nhiều ý kiến từ cả Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên ở TP Hồ Chí Minh, cho BBC Tiếng Việt biết cảm xúc của ông về tấm gương Mandela:
"Mandela là một nhân vật vĩ đại của một phần thế kỷ trước và cả ở thế kỷ này."
"Ông là con người rất cách mạng, đấu tranh giải phóng người da đen ở Nam Phi nhưng cũng là một người rất nhân bản. Ông là người tôi cảm phục nhất trên thế giới này."
Cây bút Trần Bình Nam từ Hoa Kỳ cũng viết cho BBC:
"Ông Mandela chứng tỏ là một người có một tấm lòng khoan dung lớn và một cái nhìn rộng. Khi cầm quyền ông không biến 28 năm tù đày thành thù hận mà biến nó thành một tinh thần hòa giải, giúp mang lại sự ổn định quốc gia tránh một cuộc nội chiến chủng tộc và đóng góp không ít cho nền hòa bình thế giới."
Với Việt Nam, quốc gia có nhiều năm chiến tranh và chia cắt đất nước, tấm gương bao dung, hòa giải của ông Mandela đến nay vẫn còn giá trị.
Theo ông Nguyễn Công Khế:
"Khi bị đày ra đảo, ông Mandela buồn chứ không vui khi nghe tin về một vụ ám sát một kẻ thù chính trị...vì ông không đồng ý với cách ám sát hèn hạ như vậy. Vì ông là tấm gương lớn của một con người."
'May mắn lớn cho Nam Phi'
Nhà báo Nguyễn Công Khế

Mandela là một nhân vật vĩ đại của một phần thế kỷ trước và cả ở thế kỷ này.
Ông là người tôi cảm phục nhất trên thế giới này.
Ông là con người rất cách mạng, đấu tranh giải phóng người da đen ở Nam Phi nhưng cũng là một người rất nhân bản.
Sau thống nhất nếu Việt Nam đi theo tư tưởng đó thì đã có thể giải quyết những rạn nứt và hận thù dân tộc kéo dài.
Với nhiều bạn đọc của BBC Tiếng Việt trên trang Facebook, các ý kiến về ông càng cho thấy dư luận ngưỡng mộ ông không phải chỉ về sự nghiệp đấu tranh mà vì cả tinh thần hòa giải vì tự do và tôn trọng cựu thù.
Trên Facebook của BBC Tiếng Việt, bạn đọc Trà Mi viết:
"Một người vĩ đại chiến đấu vì hạnh phúc, hoà bình và tự do chân chính của loài người, chứ không vì lợi ích hay niềm tin của một nhóm cá nhân nào, cho đến suốt cuộc đời. Công sức và thành tựu của ông Mandela sẽ luôn được ghi nhớ và làm gương cho những nhà cách mạng hoà bình trong tương lai. Mong ông yên ngủ."
Nguyễn Sơn thì viết: "Tư tưởng 27 năm ở trong tù mới đúc kết được, học thuộc thì dễ chứ làm theo thì không dễ đâu."
Bạn Vắng Bến so sánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng không theo kiểu cộng sản của ông Mandela:
"Một con người hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không cần chủ nghĩa cộng sản chỉ đường. Đây là cái may mắn lớn nhất cho người dân Nam Phi."
Cũng như vậy, Alvin Tango viết:
"Một con người giải phóng đích thực cho người dân Nam Phi. Một sự giải phóng hàng triệu người đều vui. Không phải thứ giải phóng mà triệu người vui trên máu của triệu người buồn."
Đây là ý nhắc lại câu của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975 khi "hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn".
Một bạn khác ký tên là Độc Phong thì viết:
"Người tù lương tâm trở thành lãnh tụ vĩ đại. VN có rất nhiều tù nhân lương tâm... hãy chờ đấy."
Dưới chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi, ông Mandela, một luật sư nhân quyền đã bị xử tù vì tội danh "kích động lật đổ" và đi lại không có hộ chiếu.


Sau khi lên làm tổng thống, ông Mandela đã cải cách luật để trả lại quyền sở hữu đất cho người da đen Nam Phi
Còn một bạn đọc Facebook khác là Hồ Quang A thì nhận xét ông Mandela với một lãnh tụ cách mạng Việt Nam:
"Một nhà cách mạng giải phóng dân tộc không độc tài như các nhà cách mạng khác. Ông hơn hẳn HCM khi không chơi trò chuyên chính."
Vẫn nhà báo Nguyễn Công Khế, người từng gặp Mandela ở Nam Phi cho rằng điều Việt Nam rất đáng học ở Nam Phi và ông Mandela là làm sao không để "hận thù kéo dài".
"Nếu như sau khi chúng ta thống nhất được Việt Nam và đi theo tư tưởng đó thì đã có thể giải quyết những rạn nứt và hận thù dân tộc kéo dài. Đó là điều người Việt Nam nên học ở Nam Phi và Mandela," ông nói với BBC qua điện thoại.
Hiện có vẻ như các báo chính thống ở Việt Nam không nhấn mạnh vào các ý tưởng tự do cho mọi công dân Nam Phi của ông Mandela mà nêu bật giai đoạn chống apartheid của ông.
Chẳng hạn tựa đề trên Quân đội Nhân dân đăng bài của Thông tấn xã Việt Nam viết: "Nelson Mandela - biểu tượng chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc".
Bài báo ở Việt Nam cũng không nhắc đến vai trò của Tổng thống Nelson Mandela trong việc trả lại quyền sở hữu tư nhân về đất cho người da đen sau khi chủ nghĩa apartheid chấm dứt.http://farm1.static.flickr.com/112/314287988_ea3cbd386b.jpgChristmas tree lighting South coast plaza

0 nhận xét:

Đăng nhận xét