BÌNH CHỌN 12 NHÂN VẬT VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2013
(Dự thảo, xin ý kiến bạn đọc, để công bố chính thức vào ngày15.12.2013)
1- Nữ Nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi từ chối làm hồ sơ để nhận bằng khen có chữ ký của Thủ tướng.
2- Giáo sư Viện sĩ Hoàng Xuân Phú với hàng loạt bài viết thức tỉnh đồng bào cả nước.
3- Các kiến nghị và bản tuyên bố về Hiến pháp của: Nhóm 72 Nhân sĩ trí thức (19.1.2013), Hội đồng Giám mục (1.3.2013)…
4- Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn cho thấy công lý ở nước CHXHCN VN hôm nay thua xa tòa án thực dân cách đây hơn 80 năm.
5- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với các lời phát biểu và tuyên bố bị la ó dữ dội trong xã hội và trên truyền thông “lề trái”. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (báo Gia đình & Xã hội) bị sa thải trong 24 tiếng đồng hồ vì đã đốp thẳng vào phát biểu quy chụp của ông Trọng.
6- Nữ sinh viên Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa.Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được xem là tiêu biểu cho tuổi trẻ VN dấn thân.
7- Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần với hai biệt lệ; Quốc tang và Từ chối Nghĩa trang Mai Dịch.
8- Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn làm chấn động dư luận – từ đó kéo theo hàng loạt vụ án oan tầy đình khác đang cần được xem xét
9- Lê Hiếu Đằng bỏ Đảng và Diễn đàn Xã Hội Dân Sự ra đời với những bài viết của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, TS Phạm Chí Dũng, v.v...
10- Quốc hội thông qua Hiến Pháp – một bản Hiến pháp như cũ và thụt lùi so với bản Hiến pháp 1992.
11- Bão lũ ở Miền Trung: Bão do Thiên nhiên và Lũ do sự tắc trách của các Bộ ngành và địa phương.
12- Hàng loạt vụ việc của ngành Y tế: Nhân bản ở Hà Nội, Vắc xin ở Quảng Trị, các ca đỡ đẻ làm chết trẻ em ở nhiều nơi, vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Báo chí và dư luận đòi bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức Bộ trưởng.
Ngoài ra là các sự kiện: Dân oan khắp các tỉnh thành kéo về Hà Nội tố cáo các sai phạm của các quan chức địa phương; Ngành Giáo dục nhiều bê bối trong việc soạn sách tham khảo; Ban Biên giới của Bộ Ngoại giao xuất bản cuốn sách về chủ quyền có nhiều sai sót nghiêm trọng về kiến thức và dịch thuật; Xuất hiện hòn đá bùa ở Đền Hùng; Cháy kho thuốc pháo ở Phú Thọ hàng chục người chết; Nhiều vụ giết người, hành hung dã man tàn bạo; Chương trình “ Như chưa hề có cuộc chia ly” số 11 bị tố cáo lừa khán giả cả nước….
TIME sẽ bình chọn Person of the Year 2103Danh hiệu “Nhân vật trong năm” do tạp chí Time bình chọn đang đi đến giai đoạn chọn lựa khó khăn và quyết liệt nhất.
Danh sách ngắn đăng trên trang web của tờ báo có 42 đề cử viên. Trong phần bình luận của ban biên tập ghi nhận rằng tổng thống Nga Putin được đề xuất vào danh sách vì đã “đấu sức” với Hoa Kỳ trong vấn đề số phận của Snowden, người đã được cấp tị nạn chính trị tại Nga và hiện đang sống ở Moscow. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga đã “ngăn chặn can thiệp quân sự của phương Tây trong xung đột Syria.”
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, cũng như hai anh em ruột tổ chức cuộc tấn công khủng bố Boston Tamerlane Tsarnaev và Johar Tsarnaev cũng là những người được để cử xét danh hiệu “Người đàn ông của năm” do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.
“Nhân vật của năm” là danh hiệu được tạp chí danh tiếng Time của Mỹ bình chọn hàng năm. Đây là cuộc bình chọn có uy tín và được chờ đợi nhất trên thế giới.
Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng
Anh Đằng,
Trước hết tôi có lời thăm anh và cầu chúc anh sớm hồi phục sức khỏe. Cách đây 4 tháng, sau khi đọc bài anh “viết từ những ngày nằm bệnh”, tôi đã gửi cho anh một lá thư qua Dân Làm Báo Blog. Tôi tin thế nào anh cũng đã đọc, nên thiết nghĩ không cần phải nhắc lại nội dung của nó trong thư này.
Hôm nay tôi viết tiếp, gửi anh Lê Hiếu Đằng lá thư thứ hai, không nhằm mục đích “đòi nợ” anh “một lời xin lỗi đồng bào Miền Nam” vì đã “ăn cơm quốc gia thờ ma giải phóng, nối dáo cho giặc” khiến nước nhà cả hai miền mới ra nông nỗi như ngày nay. Điều đó xét ra, theo cá nhân tôi, cũng không còn cần thiết nữa, vì việc anh đã tỏ ra ăn năn sám hối và thực lòng trở về đường ngay nẻo chánh, tự nó đã mang ý nghĩa xin lỗi đồng bào Miền Nam rồi. Lại càng không nên làm chuyện đó (đòi nợ) nữa, khi anh Đằng đang trong tình trạng sức khỏe suy nhược. Nghe giọng nói của anh yếu ớt đôi lúc như muốn hụt hơi khi anh trả lời phỏng vấn của RFA, RFI, VOA, BBC đã thấy thương; đến khi xem cái video clip của Truyền Thông Chúa Cứu Thế thấy anh nằm trên giường bệnh nói một cách vất vả với cô nhà báo “Chủ nghĩa Xã hội chỉ là ảo tưởng”, thật tình tôi chẳng cầm lòng đặng, anh Đằng à!
Cũng vì cầm lòng chẳng đặng, nên tôi mới có thư này cho anh sau khi nghe anh nói và viết qua “tuyên bố” bỏ đảng. Đáng ra trong lúc anh đang cần sự yên tĩnh nghỉ ngơi, có gì, để đó, “góp ý” sau. Nhưng, “nói của đáng tội”, nay anh cũng đã hơn tuổi bác Hồ lúc “bác” ấy “đi gặp cụ Mác”, anh lại bị chứng nan y, sợ anh có mệnh hệ gì, tôi không kịp trở tay, để ở bên kia thế giới anh lại phải trách “sao hồi đó không nói cho tôi hay.”
Nói cho anh “hay” những điều anh còn vướng mắc cũng là một cách giúp anh tự tháo cho mình những điều còn vướng mắc ấy; thiển nghĩ, vậy mà hay hơn là sau này anh phải trông chờ vào lời cầu nguyện của người khác khi anh không còn “khả năng” lên tiếng nữa.
Những vướng mắc này không chỉ riêng anh Lê Hiếu Đằng phạm phải, nhưng rất “phổ thông” nơi “một bộ phận không nhỏ” trong giới “phản tỉnh”, bỏ “kách mạng” chạy lấy người. Tình trạng này đã được anh Đặng Chí Hùng “nhắc nhở” qua bài viết “Đúng, nhưng chưa đủ”, có lẽ anh cũng chẳng cần “nói cho anh hay” lần nữa ở đây.
Trong thư này, tôi chỉ nhắc anh Lê Hiếu Đằng một điều thôi. Đó là, qua trả lời phỏng vấn với RFA, RFI, VOA, BBC, Truyền Thông Chúa Cứu Thế và trên “Tuyên bố bỏ đảng”, anh nhấn mạnh “ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất…”.
Anh Đằng vẫn khẳng định cuộc chiến tranh cưỡng chiếm Miền Nam do ĐCSVN thực hiện là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” là anh đang tự mâu thuẫn với chính mình. Mới chỉ cách đây mấy tháng, anh Đằng gửi đi cho đồng bào bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, trong đó anh tâm sự:
“Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng…”
Anh Đằng kể chuyện năm 1963 anh và một người bạn tù khác bị giam vì lý do chính trị, nhưng lại được nhà cầm quyền VNCH cho phép rời nhà tù để đi dự thi tú tài II. Rồi so sánh với “những gì CS làm”, anh Đằng viết: “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”
Anh đã suy nghĩ và phát biểu như thế chẳng những trong lúc không bị ai “ép cung”, mà còn vào lúc khiến người ta “thành thật khai báo nhất” là bên bờ tử sinh, thì làm sao lại vẫn thốt lên được rằng trước đây ĐCSVN đã “đấu tranh giải phóng dân tộc”. Hay là anh định nói lái… mà vì đuối sức không “lái” được cái lưỡi mình?
Nhưng anh Đằng lại viết tiếp là ĐCSVN “đang suy thoái biến chất…” Vẫn căn cứ vào bài “Viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bjnh” đầy chân tình và đượm màu sám hối, thì tư cách bản chất Đảng trước sau vẫn thế, không phải suy thoái biến chất, nhưng ngày càng để lộ ra thêm bản chất trước kia cần phải dấu diếm. Điều này được minh chứng rõ ràng, cụ thể qua Hiến pháp sửa đổi mới đây. Có nước nào, có dân nào phải “chịu đựng” một bản HP, bộ Luật tối thượng của một quốc gia lại phải đứng dưới cương linh của một đảng tức chỉ là của một phần, một nhóm dân trong một nước (Đảng: Party, Partie; Part, partie: phần, một phần). Nó (HP đó) lại ghi rõ chỉ có đảng CSVN độc quyền cai trị cả nước, và Quân đội thì phải trung thành với đảng CS, thay vì trung thành với Tổ Quốc!
ĐCSVN không biến chất đâu anh Đằng, nó chỉ “thăng hoa” bản chất đích thực của nó thôi anh. Nói ĐCSVN nay biến chất là anh Đằng đã “xúc phạm” đến “tư cách đạo đức” trước sau như một, anh coi chừng bị đảng trùm cho cái tội vu oan mà không cần “bao cao su đã qua sử dụng”, như đảng trùm lên đầu con trai đầu lòng của nhà khai quốc CS công thần kiêm bộ trưởng văn hóa Kách mạng. Bản chất nó vốn đã như chính lời anh Đằng trước đây kia mà:
“Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên siết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển… Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được…”.
Anh Đằng,
Viết cho anh những lời trên đây, tôi rất áy náy, sợ thiện ý của mình bị hiểu thành ác ý thì tội nghiệp cho cả đôi bên. Thú thật anh, không ai đánh mà khai, sức khỏe tôi đang ngồi đây cũng chẳng khá gì hơn anh đang nằm đó. Mới hôm qua tim tôi “gặp sự cố”, nếu không nhờ cấp cứu kịp thời, biết đâu… Giờ ngồi đây lưng tự chống lưng, mắt vừa dướn lên màn hình computer vừa lượn xuống bàn phím mổ cò từng chữ cho anh, chẳng phải là điều thích thú, nhưng vì thương cảm anh mà rán vậy.
Nói thương anh mà cũng là thương tôi, nói đúng hơn là thương cho thế hệ chúng mình phải chăng đã “sinh lầm thế kỷ”. Thế kỷ đây là thế kỷ bị con quái vật CS từ xa đến quậy phá quê hương dân tộc Việt Nam mình. Anh cũng vì tuổi trẻ nhiệt thành mà “yêu nước” một cách lầm lỡ “đi với ma mặc áo giấy”, nay cuối đời nhìn lại thấy đâu là bến bờ hư thực để phải dằn vặt vì thấy mình đã tiếp tay cho quỷ sứ vào nhà phá nát gia cang thì đã muộn màng. Phần tôi nhờ được “giác ngộ” Kách mạng sớm, nên đã nguyện bảo vệ giang sơn Miền Nam khỏi làn sóng đỏ; tôi sinh ra trên đất Bắc nhưng tự hào với máu mình đã đổ xuống ruộng đồng Miền Nam thân yêu, và đã cầm súng chiến đấu đến cùng để bảo vệ phần đất Tự Do. Vì không giữ được Tự Do nên tôi đã vào tù “Cải Tạo”, còn anh Đằng thuộc “bên thắng cuộc” thì đang ngồi tù lương tâm mình. Nói chung thì cả hai bên “thắng cuộc” lẫn “thua cuộc” đều “không khá được” ngày nào tổ quốc VN còn bị phất phơ lá cờ đỏ sao vàng Phúc Kiến bên Tàu.
Anh Đằng,
Sức người có hạn, trước tình trạng sức khỏe của anh không mấy khả quan, nằm trên giường bệnh mà anh làm được như vậy (qua trả lời phỏng vấn và bản “tuyên bố bỏ đảng”) là tốt rồi. Tôi cũng không trách anh nếu anh không ngỏ lời xin lỗi đồng bào Miền Nam mà tôi đã yêu cầu trong lá thư gửi anh lần trước. Tôi chỉ nhắc anh Đằng nhớ “bảo trọng”, đã hối thì hối cho trót, chứ già rồi mà cứ “nửa chừng xuân”, e chẳng giống ai.
Cuối cùng xin lỗi anh, viết cho người bệnh mà tôi “hơi bị” dài dòng. Thực ra, kẻ nhận thư này phải là những ai đang khỏe mạnh cái xác nhưng linh hồn thì “hình như” đã bị, không yếu xìu thì cũng dở dở ương ương, hay đã chết lâm sàng.
Cầu chúc anh Đằng gặp thuốc để sớm được an lành thể xác và thanh thản tâm hồn.
Nguyễn Ngọc Già - Tôi có chút đắn đo khi đặt tựa bài viết. Ban đầu tôi định lấy tựa đề “Tôi ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng”, nhưng vì muốn chuyển tải bài viết đến nhiều độc giả, nên cuối cùng tôi đã đặt tựa như hiện hữu. Đó cũng là lý do, tôi cần viết theo văn phong “thơ từ” của dân miền Nam, mong anh thông cảm.
Sài Gòn, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Anh Đằng!
Tui không khách sáo để thêm vào những chữ “kính”, “mến”, “thân” v.v… nên anh cho phép tui được xưng hô như vậy nha anh Đằng.
Một điều chắc chắn, anh không thể nào nhớ tui, nhưng tui thì biết anh. Tui biết chủ yếu vài lần anh có đến thăm gia đình tui và cùng sinh hoạt chi bộ với ba tui sau 1975. Ba tui mất nhiều năm rồi.
Ba tui là “Việt cộng nằm vùng”, thuộc biệt động thành Sài Gòn – Gia Định trước 1975, đã từng đi tù dưới chế độ VNCH, án 3 năm. Ông già tui hoạt động dưới vỏ bọc nhà sản xuất lớn lúc bấy giờ. Gia đình tui giàu có từ việc sản xuất này và nhờ nó mới dư tiền nuôi bọn “ăn cháo đá bát” mà ông (và tất nhiên cả anh, trước ngày 4/12/2013) gọi là “đồng chí” (!). Tui thì chưa bao giờ bước chân vào cái “đảng quỷ ma” đó. Gia đình tui may mắn hơn gia đình bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) hồi xưa, nghĩa là chỉ… bị quýnh tư sản thôi. Tụi nó không lấy hết, nên còn lại căn nhà lầu 3 từng mặt tiền để ở, và sau này cho mướn, để ba má tui có thêm tiền chợ, chứ lương hưu thì thấm vào đâu. Đương nhiên, anh cũng biết, sau bảy lăm, gia đình tui cũng như các doanh gia khác, “dẹp tiệm” luôn(!).
Nói thiệt, tui thấy chế độ VNCH nhân hậu và tuân thủ pháp luật. Án ba tui nhẹ, vì ổng làm “kinh tài” và móc nối cho “cán bộ” trong “khu” về thành chứa chấp, nuôi giấu trong nhà và đưa đi theo “đường dây” định sẵn của “tổ chức” (vì là dân Sài Gòn nên rành rẽ đường sá và địa điểm), chứ không tham gia trực tiếp khủng bố, ám sát. Nói cho ngay, những người làm “kinh tài”, theo tui, tội cũng chẳng vừa, vì không có họ, cộng sản Việt Nam làm sao mà tồn tại, “ăn dầm nằm giề” ngay trong lòng “địch”, phải không anh. Tất nhiên, với tư cách là con, tui cũng chẳng mong ba tui bị tù nặng. Đó là sau này nhìn lại, chứ hồi đó, còn trẻ quá, tui chẳng hiểu gì cho lắm hai chữ “cộng sản Việt Nam”, ngoài những gì tuyên truyền trên tivi hồi xưa.
Dân mình (thường dân) thời đó ở Sài Gòn cũng hững hờ lắm, tới lúc những chương trình thuộc (tên gì tui không nhớ nổi) “chiến tranh tâm lý” là hay dẹp qua một bên, chỉ chú ý chương trình văn nghệ là chánh. Tui nghĩ VNCH thua trận, ngoài các yếu tố chánh như sau này nhiều người phân tách, thì việc tuyên truyền hồi đó yếu quá cũng góp phần thua không nhỏ đâu. Sau này ngó lại, đồng bào ngoài Bắc, phải nói cộng sản Việt Nam nó “nhồi sọ” ghê gớm. Bằng chứng thì khỏi trình ra, phải không anh Đằng. Vả lại, sau 1975, dân miền Bắc vào Sài Gòn định cư, tôi quen cũng nhiều, nên thấy rõ sự nguy hiểm và tác hại rất lớn của “chiến tranh nhồi sọ”.
Cộng sản Việt Nam nó thắng, cũng một phần do nhồi sọ tốt. Tui thấy tụi nó gieo lòng căm thù, đố kỵ, khích bác, chia rẽ… rất giỏi. Cũng chẳng có gì lạ với Lê Duẩn, anh em Lê Đức Thọ – Mai Chí Thọ, Đỗ Mười v.v… Ý tôi là sau 1975, chứ không bàn về miền Bắc trước đó, vì tui sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn nên đâu có rành.
Tui nhớ, đâu khoảng từ 1985 trở về trước, miền Nam đâu có băng hoại dữ vậy, dù thời đó còn nghèo đói thấy mồ tổ, nhưng hàng xóm láng giềng, bạn bè, bà con v.v… đối xử với nhau có đâu mà tệ dữ! Sau này, ngày càng đổ đốn. Tôi cho đó là nhiễm độc và lậm sâu theo từng năm tháng dần trôi… “êm ả” trong cái nghèo, cái đói, cái đìu hiu và cái… mất dạy của cộng sản Việt Nam gây ra..
Tui nghĩ, sau 1975, anh lao vào công việc, nên không chú ý giáo dục nặng tính nhồi sọ và nói láo quá, riết quen, nên không cần mất nhiều thời gian, chỉ qua 10 năm là… đủ (!). Từ đó nó truyền nhiễm và lây lan rất lẹ như virus, mới đẻ ra biết bao nhiêu là “quái nhân” sau này. Nói vậy là mấy tay cộng sản Việt Nam bây giờ nhảy dựng cho mà coi, vì tụi nó cứ nói cái gì xấu là “đổ thừa” cho tụi nó. Kiểu này, cãi miết tới sáng, thôi bỏ qua.
Chắc anh không quên khái niệm “cách mạng ba mươi tháng tư” phải không anh? Sẵn đây, chia sẻ thêm cho các bạn trẻ biết khái niệm đó nôm na là: bọn cơ hội, bợ đít, xum xoe, theo đóm ăn tàn, gió chiều nào xoay chiều đó, thượng đội hạ đạp, chẳng có lập trường, quan điểm, chẳng có cái gì cho nghiêm túc và đàng hoàng lương thiện cả. Tụi mấy thằng Tư Tài, Ba Đua, Phạm Phương Thảo v.v… cũng từ đó mà ra, chứ đâu, nói gì đến mấy thằng Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh v.v…
Mà thôi, nhắc đến đám tụi này hay kiểu mấy thằng Ba Dũng, Tư Sang v.v… làm anh buồn thêm. Ý tôi không nói về “bệnnh công thần”, mà tôi muốn nói tụi này nó… hết thuốc chữa rồi, anh Đằng ơi!
Tui kêu tụi cộng sản Việt Nam bằng thằng, mà không sợ độc giả coi mình là thằng đầu đường xó chợ, vì nói nào ngay, về lý tui đâu có bầu bán gì cho tụi nó bao giờ đâu, về tình thì… khỏi bàn. Anh Đằng đừng buồn tui, vì anh bây giờ không còn là Cộng sản Việt Nam nữa rồi, đâu có sao đâu. Tánh tui rạch ròi, rõ ràng, thẳng ruột ngựa, anh đừng phiền tui nghen!
Tôi nhớ hoài, thuở sanh tiền, mỗi khi nhắc về anh, ông già tui luôn đặt niềm tin vào anh và thường kết thúc sau khi nói chuyện bằng câu: “Thằng Đằng được lắm”.
Thú thật, hồi xưa tui đã chán ngấy cái “đảng này” rồi, nhất là lúc ba tui khuyên tui vô đảng. Ổng nói với tui bằng những câu quen thuộc, đại loại: “Muốn đấu tranh với những kẻ xấu trong đảng thì phải đứng vào tổ chức, tiếng nói mới có trọng lượng”. Tánh tui thấy gì không đúng thì hay “cãi” (bây giờ người ta hay dùng tranh luận, tui không thích chữ này, nhưng xài riết rồi quen). Cãi tới cùng. Khi đuối lý, ba tui hay đem anh ra nói: Mày nói vậy, chứ còn nhiều người tốt lắm, như thằng Đằng đó!”. Tui cãi tiếp: “Chỉ có mình ông Đằng. Ổng cũng có làm gì được đâu?”.
Sau này, những năm cuối đời, mỗi chiều cuối tuần (lúc đó chưa được nghỉ làm ngày thứ bảy) tui chạy vô thăm ông già, bà già, thấy tội lắm. Tui nhớ hoài, những buổi chiều tà, nắng đã lợt dần, trời chuyển sang màu tím trầm buồn. Ba, má tui ngồi héo hắt nhìn ra cửa trông con cháu. Thê lương và ảm đạm lắm.
Tui thấy ông già ngồi buồn quá, có lần an ủi: Thôi ba à, chuyện mấy chục năm rồi, cũng qua hết rồi, gia đình mình còn vầy là cũng đỡ hơn nhiều người lắm.
Ổng nói: Tao đâu có buồn chuyện nhà.
Tui hỏi: Vậy ba buồn chuyện gì?
Ổng nói: Lâu quá, gần cả 5 năm rồi, tao không gặp thằng Đằng.
Tui nói: Thôi ba ơi! Ổng giờ này làm gì, ở đâu, ba quan tâm làm gì. Cộng sản mà! Thằng nào cũng vậy thôi.
Ổng không chịu: Không, tao không tin. Bởi vì mấy chục năm rồi, nếu nó là đứa bon chen, giả nhân giả nghĩa, cơ hội thì cộng với khả năng của nó thì nó làm đến gì, chứ đâu phải dừng lại ở chỗ lèng quèn như vậy! Nó phải ở trung ương, cỡ thủ tướng chứ đâu phải thằng Sáu Khải được. Còn không, tệ gì nó cũng phải là chủ tịch thành phố hay bí thư thành ủy. Tao tin nó là người thương dân, yêu nước. Chỉ là nó sai lầm như tao thôi.
Bây giờ, khi anh rời bỏ tụi cộng sản Việt Nam, tui tin anh, anh Đằng. Dù tui không có chứng cớ, dù anh có thể không làm gì được nhiều hơn với tuổi già, sức yếu như bây giờ, nhưng tui tin anh, bởi vì:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, anh biết không?
Để gió cuốn đi.
Tui hy vọng, quyết định từ bỏ đảng của anh sẽ là cơn gió lớn để cuốn hút nhiều ngọn gió nữa cùng anh tạo ra cơn bão quét sạch những đau khổ cho dân mình. Sau cơn bão lớn, nhất định bầu trời Việt Nam chúng ta sẽ rạng ngời và toàn dân sẽ bắt tay nhau làm lại từ đầu. Một khởi đầu dù muộn nhưng vững bền cho con cháu anh, con cháu tôi và cho con cháu tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước.
Chúc anh mạnh khỏe, nghị lực và kiên trì. Gởi tặng anh bản nhạc “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [*], nghe giải trí và tiếp thêm sức mạnh cho anh, anh Đằng nghen.
‘Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn’
Nguyễn Lân Thắng – Bỏ Đảng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm hay tiếp tục ở lại đang là một cuộc đấu tranh tư tưởng và nội tâm rất lớn trong nhiều gia đình của các Đảng viên, trong đó có ‘gia đình tôi’, theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới những người viết blog Việt Nam.
Theo ông Lân Thắng, người sinh trưởng trong một gia đình trí thức có nhiều người gắn bó và đóng góp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam, những người còn chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xã hội.
Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cần cảm thông với những người đang ‘lưỡng lự’
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/12/2013 từ Hà Nội nhân sự kiện một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, luật gia Lê Hiếu Đằng và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, vừa ly khai Đảng, ông Lân Thắng nói:
“Tôi nghĩ rằng sự đấu tranh tâm lý để có một quyết định ra khỏi Đảng đó là một quyết định rất lớn,” blogger này phân tích.
Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình
Ông Lân Thắng dẫn lại quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng vì lý do ‘bảo vệ sổ hưu’ như một lực cản.
Nhưng theo nhà hoạt động sinh năm 1975, còn có một lực cản rất lớn khác làm những ai đang cân nhắc bỏ Đảng phải tính tới.
“Theo như cách hiểu của ông Trần Đăng Thanh, cũng một phần tâm lý là bảo vệ sổ hưu, ông nói.
“Nhưng mà tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua mình.”
“Bởi vì cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lý tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng cộng sản.”
Mặc cảm ‘xấu hổ’
Theo ông Thắng, một hậu duệ của gia đình Nguyễn Lân, những Đảng viên này đang chịu một mặc cảm tâm lý ‘xấu hổ’ khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.
Ông Thắng rút ra các nhận xét từ quan sát chính gia đình ông và nhiều gia đình trí thức, đảng viên khác
Blogger nói thêm: “Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ,
“Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình, vì vậy tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không thì mình cần phải có một cái nhìn khách quan và nhân văn.”
Theo ông Thắng cộng đồng và xã hội cần phải có sự ‘thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra’.
Ông giải thích thêm về nguyên nhân tâm lý ở những trường hợp này:
“Bởi vì có những người ngoài chuyện cá nhân, họ còn vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ còn ở trong hệ thống nhà nước,
“Và cái việc bố mẹ mà làm thì họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái.”
Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà blogger đi đến nhận định quan sát này, ông Thắng cho hay đây là trải nghiệm ngay chính từ những trăn trở bản thân và từ trong gia đình của ông.
Ông nói: “Tôi rút ra được điều đó từ quan sát từ chính gia đình tôi, cũng như là từ những gia đình xung quanh mà tôi biết, những gia đình trí thức, cũng như những gia đình có Đảng viên có cống hiến cho Cách mạng.”
Ông Thắng sinh trưởng trong gia đình tộc họ ‘Nguyễn Lân’, với ông nội của ông là một giáo sư, học giả thuộc thế hệ ‘tiền bối’ trong lĩnh vực văn hóa, cổ học.
Ông có cha mẹ và nhiều người chú, bác, anh chị em họ hàng v.v… là các nhà khoa học có tiếng trong cả nước, có người là quan chức quan trọng, có người là Đại biểu Quốc hội.
Mâu thuẫn ‘lý tưởng’ Ông giải thích với BBC về quyết định không lựa chọn con đường phục vụ Đảng và nhà nước như một số thành viên khác trong gia đình.
“Thực ra có thể con đường đi của tôi khác với những người ở trong gia đình, thế nhưng tôi không bao giờ có ý oán trách gì, bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một sự lựa chọn cá nhân, và mình cũng phải thông cảm với điều đó.”
Ông Nguyễn Lân Thắng sinh ra trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt và phục vụ cho Đảng và chính quyền
Nhà hoạt động vì nhân quyền nói khi đi theo con đường đã chọn, ông luôn sẵn sàng cho ‘mọi điều có thể xảy ra’.
“Hiện tại tôi không nghĩ một điều gì quá hai tháng, bởi vì tình hình ở Việt Nam rất là bất ổn và mình vẫn chưa biết chắc được như thế nào,” ông Thắng nói.
“Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, còn sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra.”
Nhà hoạt động trên mạng xã hội cũng chia sẻ rằng sự khác biệt giữa ông và nhiều thành viên khác trong gia đình về chính kiến và sự nghiệp là một ‘mâu thuẫn về mặt lý tưởng.
“Tôi nghĩ đây không phải là một mâu thuẫn trực tiếp, mà đây là một mâu thuẫn về mặt lý tưởng, thực ra ở trong gia đình tôi, tất cả mọi người cũng vẫn rất tôn trọng tôi, những công việc mà tôi làm,
“Có thể có những người cũng không đồng ý đâu, nhưng họ không bao giờ có một chỉ trích trực tiếp những vấn đề của tôi.”
‘Tổn thất to lớn’ Nhận định với BBC hôm thứ Sáu về tác động của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng rời bỏ Đảng, ông Thắng nói.
“Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức.
“Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa.”
Blogger cũng tiên đoán về một phong trào ly khai Đảng ở Việt Nam có thể xảy ra trong thời gian tới đây:
“Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội.”
‘Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây,” ông nhấn mạnh.
Bỏ đảng, vất đảng
Bỏ đi, bỏ điCái đảng ăn cướp
Đội lốt yêu nước
Đội lốt thương dân
Tại sao còn vướng
Bỏ đi, vất đi
Cái đảng mafia
Hung hiểm ác ma
Dí dao xỉa súng
Tại sao theo chúng?
Đáng lẽ phải bỏ
Đảng Cộng gian manh
Cái đảng hại dân
Từ rất lâu rồi
Hồi mới phát sanh
Đáng lẽ cũng chẳng
Chui đầu vào nó
Phấn đấu cho ai?
Cống hiến cho ai?
Sao chẳng nhận ra?
Tinh thần cao thế?
Nhiệt huyết hăng nhỉ?
Vào đảng lên quan?
Vào đảng ăn sang?
Vào đảng huyênh hoang?
Nước mắt dân đấy
Máu xương dân đấy
Oán hận ngập trời
Bạc tiền từ đảng
Chức quyền từ đảng
Còn chút lương tri
Còn chút lý trí
Còn chút nhân tính
Lập tức thoái đảng
Lập tức bỏ đảng
Không cần phải xin
Không cần đợi cho
Bỏ ngay tức thì
Chần chờ gì nữa
Trước khi quá trễ
Sóng đã cuộn rồi
Gió đã lên rồi
Bão ngầm đang nổi
Cuồng phong đang tới
Lòng dân sục sôi
Cùng nhau bỏ đảng
Cùng nhau vất đảng
Gia nhập phong trào
Tổ chức đối nghịch
Xã hội dân sự
Chung sức đấu tranh
Dẹp tan ác đảng
Dẹp tan hung quyền
Dựng lại ba miền
Xây nhà Việt Nam
Quang Dương
Illustration by Oliver Munday for TIME
Navy Sinks In Hookers and Bribes Scandal
How the service steered into an alleged supply scam that has cost taxpayers nearly $20 millionThe U.S. 7th fleet packs all the power and majesty one would expect from the world's biggest armada: about 65 ships, 300 aircraft and 40,000 personnel, ranging over an area of operations that covers one-quarter of the earth's surface. But a force that size runs more on guts than glory: 30 cents of every Navy dollar goes not to the purchase of the ships or the salaries of sailors but to the much less glamorous category called operations and maintenance. That includes $180 million annually for such outlays as sewage-removal services that pump waste from nuclear-powered carriers into rusty scows and vast chow deliveries that feed shipboard populations the size of small towns.
It was in that logistical netherworld of provisioning that the Malaysian millionaire Leonard Glenn Francis allegedly collaborated with a small but growing number of officers to perpetrate a scam that prosecutors estimate cost U.S. taxpayers at least $20 million. In exchange for bribes of cash, hotel stays, hookers and tickets to Lady Gaga concerts, shore-based Navy officers responsible for scheduling 7th Fleet port visits funneled ships to what Francis called his "pearl ports" around the western Pacific, where he allegedly over-charged them for everything from fresh-water to bolstered post-9/11 security.
The Navy, like the U.S. military as a whole, has seen its $150 billion annual budget nearly double since 9/11. And while all those budgets are tightening now after two wars and a sequester, the billing scandal is a reminder that the service's bookkeeping and oversight have not kept pace with its ever improving weapons systems, especially when it comes to operations abroad.
It was in that logistical netherworld of provisioning that the Malaysian millionaire Leonard Glenn Francis allegedly collaborated with a small but growing number of officers to perpetrate a scam that prosecutors estimate cost U.S. taxpayers at least $20 million. In exchange for bribes of cash, hotel stays, hookers and tickets to Lady Gaga concerts, shore-based Navy officers responsible for scheduling 7th Fleet port visits funneled ships to what Francis called his "pearl ports" around the western Pacific, where he allegedly over-charged them for everything from fresh-water to bolstered post-9/11 security.
The Navy, like the U.S. military as a whole, has seen its $150 billion annual budget nearly double since 9/11. And while all those budgets are tightening now after two wars and a sequester, the billing scandal is a reminder that the service's bookkeeping and oversight have not kept pace with its ever improving weapons systems, especially when it comes to operations abroad.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét