Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Bài viết hay(733)

hoa1-5240-1386517231.jpgSáng nay ra iLanet uống cà phê, vừa nói chuyện thời sự, vừa nghe một anh chợt hỏi mọi người về chuyện cựu trung tá binh chủng nhảy dù Phạm Đình Cung cho rằng cố thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ là một người yêu nước và về VN có thể là do sự sắp xếp của Mỹ ("bật đèn xanh") để "hòa hợp hòa giải", từng bước tạo nhịp cầu "đối thoại" và làm ăn để qua đó thay đổi dần tư duy của lãnh đạo CSVN. Một anh cựu phi công VNCH cho rằng đừng nói về một người không có mặt ở đây và nhất là người đó đã nằm xuống. Một anh cựu sĩ quan TQLC nói: Khi kể chuyện xưa và nay, chúng ta nên có cái nhìn trung thực, khách quan, vô tư... Miền Nam VN ngày xưa có rất nhiều người giỏi nhưng không lường hết được những trò quỷ quái của VC mà thua thôi. Riêng Bolsa có những kẻ mà mọi người đã coi là "hủi" thì tốt nhất là hãy tránh xa, đừng nên "dây với hủi" mà thêm "bệnh"!   Tức cười nhất là những kẻ chưa hề cống hiến gì cho đất nước thì lại là kẻ to mồm hơn ai hết...
Nhiều người ở Bolsa nói VC sẽ sụp đổ nay mai nhưng cũng có không ít người khẳng định là dân VN như thế này thì VC tồn tại ít nhất vài thập niên nữa vì 3 lý do: 
1. Thực tế cho thấy dân VN vẫn tin và khoái VC vì VC vẫn khéo lừa mị dân. Cho dù có bất mãn nhưng chắc chắn không thể có bạo động vì VC đã biết bóp chết từ trứng nước mọi mầm mống, phân tán "đối thủ" và sẳn sàng khủng bố cho dân sợ. VC cũng rất giỏi chiêu "cây gậy và củ cà rốt".  Đánh giá sai VC là thua dài dài. Bởi vậy không nên quá bi quan mà cũng không thể quá lạc quan ảo tưởng; 
2. VC sụp đổ thì VN càng loạn to vì tranh giành, đấu đá nhau mà thôi nên có lẽ VN sẽ phải thay đổi theo kiểu thay máu qua lớp trẻ đã đi ra nước ngoài và có tư duy mới; 
3. Dân VN vốn chia rẻ và không tin lẫn nhau, không thể ngồi lại để cùng giải quyết những bài toán của VN nên chuyện dân trong nước nổi dậy lật đổ chế độ CSVN là ...nằm mơ !
Tôi không thích đề tài này và cũng không khoái nghe chuyện bên nhà nữa mà chỉ muốn nói về giải World Cup 2014 tại Brazil, chuyện Yingluck "xính vính" khi Suthep "chơi xả láng" với sự hậu thuẫn của hoàng gia + quân đội + nhà giàu...; hay chuyện Amazon sử dụng máy bay không người lái để giao hàng, chuyện Obamacare khiến Obama mất điểm và mang tiếng là "thất hứa"... Từ khi bác sĩ cho biết tôi bị stress và có nguy cơ đột quỵ cao, tôi "né" hết thảy; nhất là Bolsa. Bây giờ sắp phải cắt bỏ túi mật vì có sạn, tôi càng "ớn" Bolsa vốn được mệnh danh là chốn gió tanh, mưa máu". 
Hôm qua còn mưa tầm tả, hôm nay trời đã nắng lên rồi tuy vẫn lạnh buốt nhưng so với các tiểu bang miền Bắc khác thì Nam Cali sướng hơn nhiều. Chuyện cái bụng bầu của vợ 
http://images-new.tapchilamdep.com/images/upload/2859/2013/12/03/images/bo-va-me-mang-thai_500.jpgTừ khi biết tin vợ mang bầu, gã háo hức, phấn khích lắm. Điện thoại của gã nóng ran vì bận… gọi điện, nhắn tin thông báo cho bố mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè. Cả ngày gã ngoác miệng cười như một tên khùng...
Đang làm việc, nhận được điện thoại của vợ. Đầu dây bên kia giọng thẽ thọt: “Anh ơi, sắp làm bố rồi nhé…!”. Mất hai giây định thần, gã rú lên, chạy vòng quanh văn phòng rồi bế bổng cả sếp lên định công kênh… Gã nhẹ nhàng đặt sếp xuống, ngượng ngùng giải thích: “Mất 3 năm em mới tự giúp mình, giúp vợ và được lên chức”. Sếp khó tính lừ mắt nhưng cũng không quên chìa tay ra: “Chúc mừng cậu! Giờ thì chuẩn bị vắt chân lên cổ đi là vừa!”. Gã “dạ” một tiếng thật to rồi chạy biến khỏi tầm mắt của sếp để tận hưởng cái tin tuyệt nhất trong đời.
Từ khi biết tin vợ mang bầu, gã háo hức, phấn khích lắm. Điện thoại của gã nóng ran vì bận… gọi điện, nhắn tin thông báo cho bố mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè. Cả ngày gã ngoác miệng cười như một tên khùng, không tài nào tập trung được vào công việc. Gã chỉ muốn nhanh nhanh hết giờ làm để lao về, úp tai vào bụng vợ mà lắng nghe điều gì đó từ thiên thần của mình.
Về nhà. Gã thấy vợ đang lúi húi bày biện bàn ăn. Gã nhìn vợ chăm chăm. Vợ gã thật đẹp. Hình như chưa bao giờ gã thấy vợ đẹp thế. Mâm cơm đã được vợ gã sắp sẵn, linh đình hơn mọi khi thế nhưng gã nhất quyết xông vào bếp nấu thêm vài món vợ thích nhất. Gã muốn thưởng cho vợ vĩ đại của mình. Cơm nước xong xuôi, gã kéo vợ vào phòng, ấn nhẹ vợ ngồi xuống giường, bật tivi lên và ra hiệu cho vợ “ngồi im ở đấy”. Gã nháy mắt với vợ rồi huýt sáo ra ngoài dọn dẹp, rửa bát. Từ nay, vợ sẽ không được “đồng hành” với gã bên bồn rửa bát như mọi khi nữa.
Chuyện cái bụng bầu của vợ 1
Trông gã ngủ ngon lành với niềm hạnh phúc được làm cha của mình, vợ gã không kìm được nước mắt (Ảnh minh họa)
Xong xuôi, gã chạy như bay vào phòng, rón rén đi lại phía vợ, mắt láo liên hết nhìn vợ lại nhìn xuống cái bụng đang “đựng” thiên thần của gã. Cuối cùng, gã áp tai vào bụng vợ. Tĩnh lặng như tờ, gã thốt lên: “Ơ, sao không thấy gì nhỉ! Bấy bì của bố, bấy bì… bấy bì…”. Nghe giọng điệu của gã gọi em bé, vợ gã cười như nắc nẻ, cốc yêu vào đầu chồng: “Bấy bì mới bằng hạt vừng thôi ông tướng ạ”. Gã thoáng ngơ ngác rồi lại úp tai vào bụng vợ, miệng lại huyên thuyên: “Hạt vừng của bố à! Em lớn nhanh rồi ra với bố nhé! Bố sẽ mua kẹo cho em này, mua xếp hình, mua thú nhún, mua đu quay… cho em này. Bố mua cho em cả thế giới!”…
Ba năm mới có tin vui. Ba năm phải nén tiếng thở dài. Giờ đây, nhìn điệu bộ mừng vui như trẻ con của gã, vợ gã hạnh phúc lắm. Trìu mến nhìn chồng, vợ gã nhẹ nhàng nói: “Hạt vừng sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh ra chào bố. Bố chờ Hạt vừng 245 ngày nữa nhé!”. Nghe vợ nhắc đến con số 245 ngày gã bần thần nhẩm tính: “Vậy là bố còn hơn 8 tháng để bỏ lợn rồi” và vươn vai đứng dậy. Gã nhắc vợ đi ngủ sớm còn bản thân tự giác thu dọn mấy hộp café, vứt luôn mấy gói thuốc lá vào thùng rác… Đó là những thứ trước đây, vợ luôn cằn cặt nhắc nhở gã từ bỏ. Giờ không cần nhắc, gã cũng bỏ và nhất định là bỏ luôn.
http://webcamdong.com/wp-content/uploads/2013/11/cai-bung-bau-cua-vo.jpgNửa đêm nửa hôm, đang ngủ, gã vùng dậy, bật máy tính, hí hoáy tra google rồi bụm miệng cười khúc khích. Sáng ra, vợ thấy gã gục đầu bên bàn phím, xung quanh là những tờ giấy A4 vẽ đủ các hình thù từ nhỏ như hạt vừng, hạt đậu, quả nho… đến lớn như quả dưa hấu. Đọc chú thích của những hình thù đó, vợ gã mới biết đó là những phác thảo mà gã tưởng tượng về đứa con của mình qua từng tuần tuổi. Bên cạnh là chi tiết những gì vợ cần ăn, cần kiêng, chú ý đến sức khỏe, tâm lý của vợ của vợ thế nào, nói chuyện với thai nhi ra sao… Sau tất cả những điều đó, gã note lại một dòng chữ to đùng: Cắt nhậu nhẹt, thuốc lá, bia rượu, tụ tập bạn bè. Tất cả vì hạt vừng và vì vợ vĩ đại!
Trông gã ngủ ngon lành với niềm hạnh phúc được làm cha của mình, vợ gã không kìm được nước mắt. Vợ gã biết, cũng giống như tâm trạng của mình, đối với chồng, việc trở thành bố là điều tuyệt vời nhất. Nó sẽ thay đổi cuộc đời – cuộc sống – thói quen của cả hai. Vì giờ đây hai vợ chồng đã trở thành bố mẹ. Trước khi đi ra phòng bếp chuẩn bị đồ ăn sáng, vợ gã đắp cái chăn mỏng lên người chồng và thủ thỉ: “Vợ chồng mình thật ăn ý để chúng ta có một gia đình hạnh phúc nhé!”. 
hoa3-4165-1386517231.jpg 
Sống để yêu thương
Có lần khi còn nhỏ, tôi và bố đứng xếp hàng mua vé vào rạp xiếc.
Đến phút cuối chỉ còn lại bố con tôi và một gia đình nữa đứng trước quầy bán vé.
Gia đình đó khiến tôi thực sự ấn tượng. Họ có 8 đứa con và có lẽ tất cả đều chưa đến tuổi 12.
Nếu nhìn có thể bạn sẽ bảo họ không giàu lắm, bởi họ mặc quần áo không đắt tiền nhưng trông sạch sẽ.
Lũ trẻ rất ngoan ngoãn, tất cả đều đứng ngay ngắn trong hàng, cứ hai đứa một nắm tay nhau sau lưng bố mẹ.
Chúng đang háo hức tranh luận với nhau về những chú hề, các chú voi và vô số trò khác chúng sắp được xem tối hôm đó.
Nhìn chúng, người ta dễ đoán rằng trước đó chúng chưa được tới rạp xiếc bao giờ.
Ảnh minh họa
Buổi đi xem hôm nay hẳn sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời với chúng.
Phía đầu 'đội ngũ' là bố mẹ lũ trẻ, trông họ thật hãnh diện.
Người mẹ đang nắm tay chồng, ánh mắt nhìn chồng như muốn nói: 'Trông anh giống như chàng hiệp sĩ trong bộ áo giáp hùng dũng của e'.
Còn người bố, mỉm cười rạng rỡ tự hào, nhìn vợ như thể đáp lại: 'Còn em cũng thật tuyệt vời'.
Khi đó, cô bán vé hỏi người bố muốn mua bao nhiêu chiếc. Ông tự hào nói: 'Xin cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi đưa cả nhà vào xem xiếc'.
Cô bán vé nói giá tiền.
Nghe xong, người vợ buông thõng tay chồng, đầu bà cúi xuống còn ông bố bắt đầu run run mấp máy môi.
Nghiêng người gần hơn một chút, ông bố hỏi lại: 'Cô vừa bảo bao nhiêu cơ?'.
Cô bán vé nhắc lại số tiền cho ông.
Rõ ràng là ông bố không có đủ tiền mua vé.
Làm sao ông có thể quay lại để nói với lũ trẻ là ông không có đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc?
Chứng kiến cảnh tượng đó, cha tôi thò tay vào túi, rút ra tờ 20 USD và khéo léo thả xuống đất, mặc dù chúng tôi chẳng giàu có chút nào!
Ảnh minh họa
Sau đó, ông cúi xuống, nhặt đồng tiền lên, vỗ nhẹ vai người bố và bảo: 'Xin lỗi ông, ông làm rơi tiền này'.
Người đàn ông hiểu hết mọi chuyện. Có thể không nghèo tới mức phải đi xin sự giúp đỡ, nhưng trong tình huống trớ trêu dở cười dở khóc này, người đàn ông vẫn đón nhận.
Ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, nắm chặt tay cha bằng cả 2 tay, xiết chặt lên tờ tiền, môi run run và giọt nước mắt đã lăn trào trên gò má. Ông nói: 'Cảm ơn, xin cảm ơn ngài. Số tiền này quả thực rất ý nghĩa với tôi và cả gia đình tôi'.
Sau đó tôi và bố ra xe ôtô về nhà.
Đêm đó chúng tôi không xem được xiếc, nhưng rõ ràng, với tôi chuyến đi không hề vô nghĩa. 
hoa2-1720-1386517231.jpg 
Trong cơn nóng giận
Nhiều năm về trước, Bedford đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla.
Khi đó, Bedford là ủy viên chấp hành khá cao tuổi của tập đoàn dầu lửa Rockefeller ở Mỹ, còn John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty này.
Bedford được Rockefeller mời lên văn phòng. Bedford đến rất đúng giờ. Ông đã sẵn sàng để nghe những lời chỉ trích nặng nề trong cơn nóng giận từ Rockefeller.
Khi Bedford bước vào phòng, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, chăm chú viết bằng bút chì lên một tờ giấy.
Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng đầu lên.
- A, anh đấy hả, Bedford - Rockefeller nói rất chậm rãi - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.
Ảnh minh họa
- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.
Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau:
Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã 'ghi vài dòng' là: 'Những ưu điểm của Bedford'.
Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần, giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.
Bedford không bao giờ quên bài học ấy.
Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào Bedford định nổi cáu với người khác, Bedford đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể.
Khi viết xong bản đó, thường thì Bedford cũng thấy bớt nóng giận một cách cực đoan với người phạm sai lầm.
Khi đã bình tĩnh lại, Bedford mới bắt đầu phân tích, tìm hiểu tất cả mọi nguyên do.
Đánh giá lỗi lầm của người khác một cách khách quan là cách đối xử công bằng hơn với họ và với cả bản thân chúng ta.\
Những mẩu truyện cảm động


Em bảo mỹ phẩm xịn, dùng sẽ không bị nám như mẹ anh. Chợt giật mình, mẹ lam lũ nào biết phấn son màu gì.
1. Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình.
Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng. 
2. Tốt nghiệp đại học, chàng trai ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: 'Bạn gái con xinh'.
Ảnh minh họa
Cuối tháng, lĩnh lương, dẫn người thương đi mua sắm, em bảo: 'Mỹ phẩm của hãng này là xịn nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…'.
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Nhớ và thương mẹ quá!
3. Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu em viết: 'Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình...'.
Cuối năm viết: 'Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...'.
Mùa đông sau viết: 'Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội...
Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi xem có phải người Việt không...'.
Thế mới thấy, quê hương trong mỗi người không gì có thể thay thế được.
4. Sinh nhật bạn, không được mời... em buồn xo.
Hôm sau đi học về, manh áo cũ sờn của em bị rách toạc, mặt rướm máu.
'Chị Hai', em òa khóc nói, 'bạn bè chọc em nghèo không có quà, không được ăn bánh kem...'.
Xã nghèo, mấy ai được ăn bánh kem...
Ảnh minh họa
Chị nghỉ học lên thị trấn. Sinh nhật em, chị mang về một cái bánh nhỏ xíu có 1 bông hồng.
'Của chị làm đấy, chị học làm bánh kem để tặng em trai yêu quý của chị'
Em ăn ngon lành... mắt chị ngấn lệ.... Cái bánh cháy chủ bỏ, chị lén lấy bông hồng cho em...
5. Thằng bé 7 tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng 3 Tết, học trò đến thăm và chúc Tết cô giáo của mình đấy con.
Ông bà xưa có câu mùng 1 tết cha mùng 3 tết thầy mà con không nhớ sao.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực, tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc Tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể dục...
Nhìn lại yêu thương


Có những thứ bạn sẽ chẳng thể nào biết được bởi khi bạn quay lưng bước đi, những ánh nhìn đó mới dõi theo...
Đó là cái nhìn xót xa của những bà mẹ khi tiễn con ra thành phố trọ học.
Mẹ lo con chẳng biết tự chăm sóc cho bản thân, chẳng chịu mua thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
Mẹ sợ con buồn nên nén nước mắt vào trong. Chỉ khi kỳ nghỉ ngắn ngày của con ở quê kết thúc, bóng con đã đi xa, mắt mẹ mới rưng rưng.
Đó là cái nhìn với biết bao lời dặn dò tin tưởng của ba. Ba cứng rắn và kiên cường.
Ba không có thói quen bộc lộ tình cảm nhiều như mẹ nhưng những lời ba nói, những điều ba căn dặn, con hiểu rằng ba thương con biết bao.
Ảnh minh họa
Đó là cái nhìn rơm rớm của lũ em. Chúng mong con về chẳng phải vì những món quà như con đã hứa dành tặng chúng.
Mà vì chúng mong mỏi được nằm ngủ cạnh con, được nghe kể chuyện thành phố, gieo vào lòng chúng những háo hức về một thế giới màu nhiệm hơn.
Nếu bạn quay đầu lại...
Đó là cái nhìn lưu luyến của người yêu lúc đưa ta về đến đầu ngõ. Sẽ là cái dáng quen thuộc, đứng ở vị trí đó, đợi ta khuất khỏi tầm mắt mới chịu quay về.
Yêu thương bền bỉ qua ngày như thể chưa từng biết mệt mỏi.
Đó là cái nhìn thương yêu của những người mà ta yêu quý.
Đôi khi phải đi một đoạn đường xa, sống ở những miền xa lạ ta mới biết trân trọng những người đã từng ở cạnh mình.
Sống là phải biết tiến về phía trước.
Nhưng thi thoảng, hãy ngoái lại phía sau, để biết luôn có rất nhiều người mong ngóng bước chân ta, thương yêu ta hết lòng. Bạn nhé!
BIẾT RÕ VIỆC ĐANG LÀM
Trong bài kinh Tứ niệm xứ, Bốn lãnh vực quán niệm, đức Phật có dạy cách thực tập như sau,

“Khi đi, vị khất sĩ lại cũng ý thức rằng mình đang đi; khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng; khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi; khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, vị ấy cũng ý thức được về tư thế ấy của thân thể…

Khi đi tới hoặc đi lui, vị khất sĩ cũng biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn trước nhìn sau, cúi xuống, duỗi lên, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi mặc áo, mang bình bát, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi ăn cơm, uống nước, nhai thức ăn, nếm thức ăn, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi đại tiện, tiểu tiện, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, hoặc im lặng, vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm.”

“Furthermore, when going forward and returning, he makes himself fully alert; when looking toward and looking away… when bending and extending his limbs…when carrying his outer cloak, his upper robe, and his bowl…when eating, drinking, chewing, and savoring…when urinating and defecating… when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he makes himself fully alert.”

Biết rõ việc mình đang làm

Trong đoạn kinh ấy, Phật dạy chúng ta hãy đem chánh niệm vào tất cả những việc mình làm trong đời sống hằng ngày.  Ngài không bỏ ra ngoài bất cứ một việc làm nhỏ nhặt nào hết, thận trọng và chú tâm mỗi khi làm một gì, dù có tầm thường đến đâu, “vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm”, he makes himself fully alert.

Theo như lời dạy thì trong bất cứ một hoàn cảnh nào, dù có thể là ngay giữa những khó khăn hay khổ đau, chúng ta cũng vẫn có thể tu tập được.  Vì bất cứ một việc làm nào của ta cũng có thể giúp mình tiếp xúc được lại với sự kỳ diệu của sự sống.  Điều kiện giác ngộ đang có mặt ở mọi nơi chung quanh ta, nếu như ta đừng nắm bắt hay xua đuổi một kinh nghiệm nào, và chỉ cần “biết rõ việc mình đang làm” mà thôi.

Và có lẽ Phật cũng muốn nhắc nhở rằng, thật ra chúng ta đâu cần phải đợi chờ một hoàn cảnh thuận lợi, hay tìm kiếm một pháp môn đặc biệt nào, mà chỉ cần có mặt và thấy rõ những tư thế, phản ứng, cảm xúc, tâm ý của mình trong mỗi việc đang làm, ngay bất cứ nơi nào mà mình đang có mặt.

Ta có thể nào luôn biết được chăng?

Nhưng chúng ta có thể lúc nào cũng “biết rõ việc mình đang làm” không, việc ấy có thể thực hiện được chăng?  Trong đoạn kinh trên, đức Phật kể ra tất cả những hành động bình thường trong đời sống hằng ngày.  Ngài không hề nói việc làm nào là quan trọng hơn việc nào, tất cả đều cần phải được biết rõ y như nhau.

Có lần trong một buổi nói chuyện, tôi có chia sẻ về đoạn kinh trên với mọi người.  Sau đó, có một người bạn đến nói rằng, nếu như trong cuộc sống hằng ngày mà ta cứ phải liên tục chú ý đến mỗi hành động chi li của mình, thì việc ấy không thực tế chút nào, mà còn là chuyện bất khả thi nữa!

Tôi nghĩ nhận xét của người bạn cũng có phần nào đúng, chúng ta khó có thể nào mà cứ liên tục chú tâm đến mọi việc xảy ra.  Nếu như “Ta” lúc nào cũng cứ phải chú tâm đến từng hành động, mỗi việc làm của mình, thì chắc chắn sẽ là mệt mỏi lắm.  Nhưng chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn lời Phật dạy về việc “biết rõ việc mình đang làm”, và với một cái nhìn rộng lớn hơn.

Với một thái độ buông thư và rộng mở

Các vị thiền sư thường hay nói về một cái tánh biết sẵn có.  Có lẽ là “Ta” sẽ không thể nào biết rõ hết mọi việc mình đang làm, nhưng “cái biết” tự nó có thể làm được việc đó. Khi ta biết để yên, thì cái biết của mình sẽ phát sinh lên tự nhiên thôi.  Những sự cố gắng thường mang lại cho ta khó khăn và trở ngại, vì đó là sự dụng công của một cái Tôi, cái Ngã.  Và thường khi hễ cái Ngã có mặt thì cái Biết sẽ vắng mặt.

Ta không thể “biết rõ việc mình đang làm” bằng một sự dụng công hay gắng sức nào, nhưng chỉ có thể bằng một thái độ buông thư và rộng mở, cho phép tất cả có mặt, để thấy được những gì đang xảy ra.  Vì khi ta rộng mở ra, thì cái ngã của mình sẽ bớt đi năng lực kiểm soát của nó, và nhờ vậy mà cái biết của mình cũng sẽ khởi lên dễ dàng hơn trong giờ phút hiện tại.

Bạn biết không, thật ra ta không thể nào bước vào giờ phút hiện tại được, bởi vì hiện tại lúc nào cũng đang hiện hữu.  Vấn đề khởi lên khi “Ta” cố gắng để có mặt trong giờ phút hiện tại này.  Cũng như một con cá thong dong giữa đại dương lại cố gắng trở về lại với nước, hay con chim đang bay trong không trung lại muốn tìm kiếm một bầu trời.

Nếu như ta bớt đi sự dụng công tìm kiếm của mình thì hiện tại chỉ là một sự trở về thôi.  Hiện tại đâu phải là một khoảng không gian hay thời gian đóng kín hay giới hạn nào, mà ta phải cố gắng mới có thể bước vào.  Chỉ cần biết buông thả ra thì hiện tại nhiệm mầu sẽ có mặt.

Chánh niệm và tỉnh giác

Tôi nhớ có lần nghe Thầy Viên Minh chia sẻ về hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác.  Chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay.  Chánh niệm thuộc về định, và tỉnh giác thuộc về tuệ.  Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng.

Ví như cây đèn pin, giữ yên hướng chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, chiếu sáng để soi thấy đối tượng là tỉnh giác.  Nếu không giữ đủ vững ta sẽ không thấy, và nếu đèn không đủ sáng thì cũng không thấy.  Giữ không yên thì tâm chưa đủ định, nhưng giữ quá yên không di động được, thì bỏ mất đối tượng luôn chuyển động, như vậy là chánh niệm không đúng mức.

Và tôi nghĩ, nếu như ta muốn lúc nào cũng “biết rõ việc mình đang làm”, chúng ta đừng nên cố gắng giữ quá chặc “cây đèn pin” ở một chỗ, mà nên buông thư và để cho nó vận dụng tự nhiên, được như vậy nó có thể soi sáng việc nào cần thiết.  Và vì vậy, “biết rõ việc mình đang làm” thật ra đòi hỏi nơi ta một sự buông thư tự nhiên, hơn là một sự dụng công mệt mỏi.

Buông bỏ ý muốn kiểm soát

Đoạn kinh trên kể lại hết tất cả mọi kinh nghiệm nào có mặt trong đời sống hằng ngày của mình. Dường như Phật có ý muốn khuyên ta đừng nên cố gắng kiểm soát bất cứ một việc gì đang khởi lên, mà chỉ cần “biết rõ” hết tất cả.

Và muốn “biết rõ” được tất cả, chúng ta cần phải có một thái độ tiếp nhận trong sáng, đừng có một ý riêng muốn thay đổi chúng khác hơn.  Ta không nắm giữ mà cũng không xua đuổi một kinh nghiệm nào, không mong cầu và cũng không chối bỏ một điều gì, chỉ thật sự có mặt trọn vẹn với tất cả.  Vì khi ta có ý định muốn kiểm soát hay thay đổi, cái thấy của ta sẽ bị lu mờ đi vì một cái Tôi muốn điều khiển của mình.

Nhưng buông bỏ sự kiểm soát không có nghĩa là ta sẽ không còn cần phải làm gì hết.  Mà vấn đề là ta làm với một cái biết trong sáng và rộng mở, hay bằng một cái tôi muốn kiềm chế và nhỏ nhen.

Trong đoạn kinh ấy có lẽ Phật cũng muốn nhắc nhở rằng, ta có thể đạt đến sự tỉnh giác trong khi làm những công việc thường ngày.  Ta vẫn có thể làm những gì cần làm với một thái độ trong sáng, và không bị điều khiển bởi bản ngã.

Thường khi làm một việc gì, là ta có ý muốn thành tựu một mục tiêu nào đó.  Nhưng cũng vì ý muốn ấy mà ta có thể vô tình đánh mất đi thực tại trong lúc làm việc.  Như khi pha một ly cà phê chẳng hạn, ý muốn và sự toan tính của ta về tách cà phê ấy có thể làm mất đi sự sống đang có mặt.  Hành động pha cà phê của ta cũng quan trọng y như sự thành tựu được chính ly cà phê ấy vậy.

Hạnh phúc là con đường

Ông A. J. Muste nói, There is no way to peace; peace is the way.  Ta không thể nào tách rời được con đường mình đi ra khỏi với lại nơi mình sẽ đến.  Trong công việc mình làm, bạn hãy cẩn thận và chú tâm đến những gì đang xảy ra chung quanh ta, âm thanh của cốc cà phê đặt trên dĩa, hơi nước nóng, cảm giác an vui, ánh nắng và lá xanh bên ngoài khung cửa sổ… hãy cho phép sự sống có mặt ngay trong công việc mình làm.  Tách cà phê ngon đã có mặt từ giọt nước thơm trong đầu tiên.

Chúng ta không hề đánh mất hiện tại hay xem thường tương lai, nếu như ta hoàn toàn sống và trãi nghiệm việc đang mình làm, chứ không chỉ chú trọng đến mục tiêu và nơi đến. Và khi ta ý thức rằng nơi đến không phải là mục tiêu duy nhất, con đường mình đi sẽ trở nên thênh thang và tốt đẹp hơn, và nếu như có việc gì bất ngờ xảy ra ta cũng sẽ giải quyết được chúng dễ dàng, vì không bị ràng buộc.

Điều kiện giác ngộ đang có mặt ở mọi nơi chung quanh ta, nếu như ta đừng nắm bắt hay xua đuổi một kinh nghiệm nào, và chỉ cần “biết rõ việc mình đang làm.”  Nhưng đó không phải là một sự dụng công hay cố gắng nào, mà chỉ là một sự rộng mở và buông xả thôi, vì đó là điều kiện cho một cái biết trong sáng có mặt.

Và được như vậy rồi thì đi vào nơi nào hay trở về từ đâu, ta cũng có một cơ hội để sống trong tỉnh giác, “when going forward and returning, he makes himself fully alert…”

Nguyễn Duy Nhiên
(http://nguyenduynhien.blogspot.com/)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét