Các loại vũ khí trang bị trên máy bay trực thăng được bắt đầu áp dụng từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và tiếp tục xuất hiện trong cả các cuộc chiến tranh Việt Nam và Algeri, dưới hình thức trực thăng vũ trang hạng nặng (gunship): các trực thăng quân sự phục vụ nhiều mục đích được sửa đổi để mang các loại vũ khí khác nhau. Trong Chiến tranh Việt Nam, chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo để trở thành trực thăng chiến đấu là chiếc AH-1 Cobra, với nhiệm vụ hỗ trợ gần trên không. Sau Việt Nam, đặc biệt trong thập niên 1990, trong quân đội Mỹ và Liên xô những chiếc trực thăng chiến đấu ngày càng chuyên biệt cho nhiệm vụ chống tăng. Lính thủy đánh bộ Mỹ tiếp tục để máy bay trực thăng, cũng như các máy bay cánh cứng của họ giữ vai trò hỗ trợ gần trên không, dù họ đã thực sự có một chiếc chuyên cho nhiệm vụ này là loại AH-1 Cobra và AH-1 Super Cobra. Các máy bay trực thăng Xô viết vẫn duy trì cả chức năng chở quân chứ không chỉ có nhiệm vụ tấn công.
Tuy máy bay trực thăng chứng tỏ khả năng tiêu diệt xe tăng cao ở Trung Đông, những chiếc trực thăng chiến đấu thường là đa nhiệm. Các chiến thuật, như tank plinking, cho thấy máy bay cánh cứng cũng có thể đảm nhiệm tốt vai trò diệt tăng, nhưng trực thăng vẫn có ưu thế bay thấp, tốc độ chậm để hỗ trợ gần trên không. Những chiếc trực thăng chế tạo cho các mục vụ chuyên biệt khác đã được phát triển cho các phi vụ chiến dịch đặc biệt, gồm chiếc MH-6 cho nhiệm vụ hỗ trợ cực gần.
Vai trò "tấn công sâu" của những chiếc trực thăng tấn công hoạt động động lập đã bị đặt câu hỏi sau một phi vụ bất thành, trong cuộc tấn công Karbala Gap thuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 2003. Một phi vụ thứ hai trong cùng thời điểm, chỉ bốn ngày sau đó nhưng được phối hợp với pháo binh và máy bay cánh cứng, thành công hơn rất nhiều với tổn thất tối thiểu.
Hồi cuối thập niên 1970 quân đội Mỹ cảm thấy cần phát triển phi đội trực thăng chiến đấu của mình trở nên tinh vi hơn nữa, cho phép chúng hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Vì vậy, chương trình Trực thăng Chiến đấu Tiên tiến đã được khởi động. Từ chương trình này chiếc Hughes YAH-64 đã được lựa chọn. Người Nga, chứng kiến sự phát triển máy bay của người Mỹ, cũng cảm thấy cần phải có những chiếc trực thăng hiện đại. Các quan chức quân đội đã yêu cầu Kamov và Mil đề xuất thiết kế của họ. Ka-50 giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, nhưng Mil quyết định tiếp tục phát triển chiếc Mi-28 mà họ đã đệ trình.
Thập niên 1990 có thể được coi là kỷ nguyên đạt thành tựu của những chiếc trực thăng chiến đấu Hoa Kỳ. Chiếc AH-64 Apache được sử dụng nhiều trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc với những thành công lớn. Những chiếc Apache đã nổ phát súng đầu tiên của cuộc chiến, phá hủy các địa điểm radar cảnh báo sớm và SAM bằng các tên lửa Hellfire của chúng. Sau này chúng đã thành công trong cả hai vai trò thiết kế của mình, tất công trực tiếp chống xe thiết giáp địch và hỗ trợ gần trên không cho quân đội. Những cuộc tấn công bằng tên lửa Hellfire cùng pháo của những chiếc trực thăng Apache đã phá hủy rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp địch.
Ngày nay, máy bay trực thăng chiến đấu còn được cải thiện tinh vi hơn nữa, và chiếc AH-64D Apache Longbow đã chứng minh khả năng với nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng trên những chiếc trực thăng chiến đấu tương lai. Người Nga hiện đang phát triển chiếc Ka-50, và Mi-28, chúng gần như tương đương nhau dù những chiếc trực thăng này không được kết nối với một hệ thống chỉ huy và điều khiển ở mức độ cao như của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về thao diễn những chiếc trực thăng Nga bay nhanh và hơn và được xem là một trong những trực thăng tấn công nhanh nhẹn và cơ động nhất từng được chế tạo. Những nhà nghiên cứu trực thăng chiến đấu cảm thấy rằng việc được kết nối với một hệ thống là yêu cầu đối với bất kỳ một quân đội hiện đại nào, bởi các trực thăng chiến đấu ngày càng được tích hợp trở thành một phần trong một hệ thống hỗ trợ được kết nối với nhau trong hầu hết các quân đội trên thế giới.
Có lẽ một trong những điều tốt nhất rút ra được từ cuộc tấn công thất bại vào những chiếc xe tăng ở Karbala, Iraq, là chiếc AH-64 quả thực có khả năng tồn tại tốt ngay cả khi đã bị hư hại. Một trong những điều tồi nhất rút là được là những chiếc trực thăng chiến đấu, khi không có SEAD (Triệt hạ Phòng không Đối phương) kết hợp, không thể thâm nhập một khu vực phòng thủ đã được cảnh báo.
Ngày 24 tháng 3 năm 2003, Quân đoàn V Hoa Kỳ tung ra một cuộc tấn công, với 32 chiếc Apache, vào Sư đoàn thiết giáp Medina tại Karbala, với một kế hoạch tấn công phải bay qua vùng Karbala. "Các quan chức quân đội hiện tin tưởng rằng các vùng tập hợp không quân mà Quân đội đã lập ra ở xa mạc Iraq đã bị quân trinh sát địch giám sát, và địch quân đã biết trước về những chuẩn bị cho trận đánh vào đêm ngày 24." Chỉ huy quân đoàn đã nói với các phóng viên rằng những phân tích sau cuộc tấn công cho thất quân trinh sát Iraq đã báo động phòng thủ bằng những chiếc điện thoại di động.
Khi họ tiếp cận, hệ thống điện ở Karbala bị cắt, và đêm rất tối. Những chiếc Apache rơi vào lưới lửa phòng không dày đặc. Một chiếc bị bắn hạ (phi đội được giải cứu), và nhiều chiếc khác bị thiệt hại tới mức cuộc tấn công phải bị hủy bỏ.
Hai ngày sau đó, quân đội một lần nữa sử dụng những chiếc Apache để tiến hành một cuộc tấn công sâu ban đêm. Tuy nhiên, chiến thuật sử dụng rất khác so với chiến thuật ngày 24 tháng 3. Mục tiêu đã đạt được, "Các kết quả của cuộc tấn công là đáng kể, nếu không nói là tuyệt vời; bảy súng phòng không của Iraq bị phá huỷ, cùng với ba hệ thống pháo, năm radar, và 25 xe cộ hay các hệ thống vũ khí khác. Không một chiếc Apache nào bị bắn hạ. Một thời gian ngắn sau đó, Sư đoàn Bộ binh số 3 đã tiến qua Medina trên đường tiến về Baghdad."
Ngày 26 tháng 3, các hệ thống khác đã hộ trợ cuộc tấn công, bắt đầu bằng bốn phút nã pháo để làm các pháo thủ địch mất tập trung. Khi những chiếc trực thăng bay qua vùng Najaf, ánh sáng lại biến mất, và lửa đạn ngày càng dày đặc khi họ tiếp cận mục tiêu.
Hai điều khác nhau đã được thực hiện. "Những chiếc Apache bắn trả khi bay chứ không sử dụng kiểu chiến thuật thông thường của quân đội là lượn lờ trên chiến địa. Điều này khiến chúng khó bị trúng đạn hơn nhưng tỷ lệ bắn trúng mục tiêu đối phương cũng thấp hơn." Tương tự, những chiếc máy bay chiến đấu cánh cứng hỗ trợ và bảo vệ cho những chiếc Apache và tiêu diệt các điểm phòng không đối phương. Khi những chiếc trực thăng tiến vào, chúng thông báo qua rario địa điểm các mục tiêu phòng không cho những chiếc máy bay chiến đấu.
Cuộc tấn công ngày 24 hiện vẫn được phân tích, các sỹ quan không quân cho rằng chỉ riêng chiếc AH-64 không thể đảm đương hiệu quả nhiệm vụ tấn công sâu mà không có hỗ trợ từ máy bay thông thường. Các nhà phân tích khác cho rằng nhiệm vụ này đã bị lên kế hoạch tồi và quân Iraq có thông tin trinh sát tốt về con đường tấn công của kẻ địch. Thật vậy, nhiệm vụ của trực thăng Apache nói chung đã được chuyển từ tấn công sâu sang hỗ trợ trực tiếp cho bộ binh.
Trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới của Mỹ
Nguồn tin từ Lục quân Mỹ cho biết, sau khi nâng cấp động cơ và các phần mềm mới từ khung thân cơ sở trực thăng chiến đấu AH-64D Apache, biến thể AH-64E đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu và sẵn sàng được triển khai.
Theo nguồn tin trên, Tiểu đoàn Trinh sát tấn công số 1-229 của Lục quân Mỹ đã có hơn 6.000 giờ bay với các phiên bản nâng cấp AH-64E và đạt được kết quả như mong đợi.
Trực thăng chiến đấu AH-64 Apache. |
Đơn vị này đã nhận được chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E đầu tiên vào tháng 1/2013 và bắt đầu các giai đoạn huấn luyện bay thử nghiệm vào tháng 5/2013 tại Trung tâm huấn luyện quốc gia ở Fort Irwin, California.
AH-64E đã trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt về độ cao, hiệu suất bay, hệ thống truyền tải, động cơ và các phần mềm mới được tích hợp. Nguồn tin trên cho biết, tất cả những cải tiến mới đã cho phép cải thiện đáng kể tính năng bay của trực thăng.
AH-64E là biến thể mới nhất của trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-64, ra mắt năm 2012. Biến thể này được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, hệ thống lái và động cơ. AH-64E được xem là sẽ “thế chân” AH-64D trở thành trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới.
Hệ thống lái được nâng cấp giúp AH-64E có khả năng bay ở độ cao khoảng 1.800m với đầy đủ vũ khí và hỗ trợ đắc lực cho các binh sĩ dưới mặt đất. Công nghệ cánh quạt mới giúp loại trực thăng này thực hiện những động tác bay lượn chưa từng có.
AH-64E Apache sẽ là "cánh tay phải" đắc lực hỗ trợ Lục quân Mỹ trên chiến trường chống lại bộ binh, xe tăng - thiết giáp địch. |
Động cơ T700-GE-701D của AH-64E được nâng cấp và có thể hoạt động được ở nhiều điều kiện bay không thuận lợi. Động cơ này tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả giúp biến thể này có tầm hoạt động lớn hơn AH-64D.
Đặc điểm nổi bật của phiên bản này là được trang bị hệ thống điều khiển máy bay không người lái (UAV) trong hiệp đồng tác chiến.Hệ thống cho phép điều khiển các UAV ở phạm vi gần, cung cấp dữ liệu cho UAV và kiểm soát chúng.
Với tính năng tiên tiến, AH-64E Apache được binh lính Mỹ ví như “thần hộ mệnh” mới của họ. Trong thời gian tới, Quân đội Mỹ mua 690 chiếc AH-64E để trang bị hàng loạt cho lục quân.
Sikorsky đã bắt đầu lắp ráp 2 mẫu trực thăng trinh sát vũ trang tốc độ cao S-97 Raider cho chương trình hàng không trinh sát vũ trang tương lai của quân đội Mỹ.
Thiết kế trực thăng cánh quạt đồng trục kết hợp động cơ đẩy ở phía sau S-97 Raider dựa trên mẫu X-2 của công ty, từng giành chiến thắng trong giải thưởng Collier Trophy năm 2010.
"Chúng tôi đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết" - ông Doug Shidler, quản lý chương trình S-97 của Sikorsky- nói. "Do chúng tôi đang thực hiện một chương trình chế tạo mẫu thử nghiệm nhanh chóng, chúng tôi đang thiết kế chi tiết và xây dựng các bộ phận cho máy bay".
Dự kiến, Sikorsky sẽ đạt mục tiêu hoàn thành thiết kế chi tiết của trực thăng S-97 Raider vào cuối năm 2012. Kế hoạch lắp ráp cuối cùng của máy bay sẽ được thực hiện vào giữa năm 2013. Việc thử nghiệm trên mặt đất và tiến hành bay trên không sẽ diễn ra trong năm 2014. “Mọi thứ đang tiến triển như dự kiến” - ông Shidler nói.
Không giống như trực thăng thông thường bị giới hạn bởi mốc tốc độ 333km/h, S-97 có thể đạt tốc độ hành trình tới 407km/h khi mang vũ khí ở trong thân và 435km/h khi sử dụng hết vũ khí. Máy bay cũng có thể đạt được vận tốc lên tới 453 – 463km/h khi bay bổ nhào.
Sikorsky cam kết, dù kế hoạch của chương trình ''Hàng không trinh sát vũ trang'' (AAS) của quân đội Mỹ có thể thay đổi, công ty này vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phát triển trực thăng S-97. Cả X-2 và S-97 đều được Sikorsky tài trợ 75% chi phí phát triển, sản xuất, 25% còn lại do các nhà cung cấp khác đầu tư.
"Chúng tôi đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết" - ông Doug Shidler, quản lý chương trình S-97 của Sikorsky- nói. "Do chúng tôi đang thực hiện một chương trình chế tạo mẫu thử nghiệm nhanh chóng, chúng tôi đang thiết kế chi tiết và xây dựng các bộ phận cho máy bay".
Dự kiến, Sikorsky sẽ đạt mục tiêu hoàn thành thiết kế chi tiết của trực thăng S-97 Raider vào cuối năm 2012. Kế hoạch lắp ráp cuối cùng của máy bay sẽ được thực hiện vào giữa năm 2013. Việc thử nghiệm trên mặt đất và tiến hành bay trên không sẽ diễn ra trong năm 2014. “Mọi thứ đang tiến triển như dự kiến” - ông Shidler nói.
Không giống như trực thăng thông thường bị giới hạn bởi mốc tốc độ 333km/h, S-97 có thể đạt tốc độ hành trình tới 407km/h khi mang vũ khí ở trong thân và 435km/h khi sử dụng hết vũ khí. Máy bay cũng có thể đạt được vận tốc lên tới 453 – 463km/h khi bay bổ nhào.
Sikorsky cam kết, dù kế hoạch của chương trình ''Hàng không trinh sát vũ trang'' (AAS) của quân đội Mỹ có thể thay đổi, công ty này vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phát triển trực thăng S-97. Cả X-2 và S-97 đều được Sikorsky tài trợ 75% chi phí phát triển, sản xuất, 25% còn lại do các nhà cung cấp khác đầu tư.
Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache. Không quân nước này đang biên chế 20 chiếc AH-64D trong liên đội 120, căn cứ Sembawang. |
AH-64D Apache do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất dành cho nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phá hủy công sự phòng ngự mặt đất (đơn giá một chiếc khoảng 18 triệu USD). Trực thăng được trang bị 2 động cơ T700-GE-701C cho phép đạt tốc độ tối đa 293km/h, bán kính tác chiến 480km, trần bay 6.400m (với tải trọng nhỏ nhất). |
Trực thăng AH-64D Apache trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar bước sóng mm AN/APG-78 cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất (đặt ở đỉnh cánh quạt); cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170; hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu radar, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt. |
Cận cảnh cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170 đặt ở đầu mũi trực thăng AH-64D của Không quân Singapore. |
Trực thăng AH-64D Apache thiết kế với 2 chỗ ngồi dành cho phi công điều khiển máy bay và phi công điều khiển hệ thống vũ khí. Khoang lái có khả năng chống đạn pháo cỡ 23mm. |
Vị trí ngồi của phi công điều khiển máy bay với 2 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật bay. |
Vị trí ngồi của phi công điều khiển hệ thống vũ khí. |
Trực thăng AH-64D Apache trang bị hỏa lực mạnh, đa năng gồm: pháo 30mm M230E1; tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (tầm bắn 500-8.000m); tên lửa không đối không AIM-9, rocket 70mm. |
Ngoài AH-64D Apache, ở Đông Nam Á còn có những chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Không quân Indonesia. Tuy hỏa lực của Mi-35P không thua kém so với AH-64D nhưng xét về mức độ hiện đại hệ thống điện tử thì nó kém hơn hẳn. |
Giữa những năm 1960, nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm trực chiến đấu của Quân đội Mỹ, Tập đoàn Lockheed đã nghiên cứu phát triển trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne. Khoảng 10 chiếc đã được cung cấp cho Quân đội Mỹ để thử nghiệm và đánh giá.
Lockheed AH-56 được xem là thiết kế mang tính cách tân với nhiều đặc điểm mới thời kỳ đó. Chiếc trực thăng được thiết kế với 2 cánh ở 2 bên thân để treo vũ khí, đồng thời để tăng lực nâng. Điểm đặc biệt nhất là hệ thống động lực ngoài cánh quạt chính – cánh quạt đuôi (đặt ở một bên đuôi) triệt tiêu mô men xoay theo truyền thống, thì còn có cánh quạt lắp ở sau đuôi để tăng lực đẩy giúp đạt tốc độ cao.
Theo đó, trong quá trình bay, năng lượng động cơ tuốc bin trục T64-GE-16 (công suất 3.925 mã lực) truyền về cánh quạt đẩy ở đuôi và chỉ có 20-25% truyền cho cánh quạt chính. Điều này đã cho chiếc AH-56 đạt tốc độ tối đa 394km/h, “phá vỡ giới hạn” tốc độ lịch sử trực thăng nói chung và trực thăng chiến đấu nói riêng (tốc độ trực thăng chiến đấu thế giới chỉ đạt tầm 250-320km/h).
Tốc độ hành trình của AH-56 cũng đã đạt tới 364km/h, trần bay 6.300m và bán kính chiến đấu gần 1.000km.
AH-56 thiết kế buồng lái 2 chỗ ngồi cho phi công và sĩ quan điều khiển hỏa lực. Họ ngồi buồng lái kính trong suốt cung cấp góc nhìn bao quát toàn cảnh.
Hai cánh nhỏ trên thân mang được 6 tên lửa chống tăng cực mạnh BGM-71 TOW dẫn đường qua dây, ống phóng rocket 70mm. Trực thăng còn trang bị một pháo 30mm gắn ở một bên mũi có thể tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ. Tháp pháo nhỏ gắn ở đầu mũi có thêm súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu 40mm.
Với tính năng tốc độ vượt qua mọi loại trực thăng trên thế giới, tầm bay xa, hỏa lực mạnh, AH-56 Cheyenne được đánh giá là có hiệu suất xuất sắc và hỏa lực có sức tàn phá đáng sợ.
Tuy nhiên, do mắc phải những vấn đề kỹ thuật, trọng lượng quá nặng và nhất là chi phí tăng cao nên dự án AH-56 Cheyenne cuối cùng bị hủy bỏ năm 1972. Tuy nhiên kiểu cánh quạt đẩy sau lại tiếp tục hồi sinh trên một số mẫu thử công nghệ trực thăng tương lai đang được phát triển.
Trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator do Cục thiết kế Kamov phát triển từ Ka-50 với một số sửa đổi ở buồng lái. Đây được xem là trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới, sở hữu những đặc tính không một thiết kế nào của Mỹ có được. |
Ка-52 Alligator (Hokum-B) có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay trên chiến trường, cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. |
Kа-52 còn là trực thăng chỉ huy của không quân lục quân, dùng để nâng cao hiệu quả tác chiến theo tốp của các trực thăng chiến đấu, làm các nhiệm vụ trinh sát địa hình, chỉ thị mục tiêu và điều phối hoạt động của tốp trực thăng chiến đấu. |
Điểm "độc nhất thế giới" đầu tiên của trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 là dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục (2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau). Hiện không có loại trực thăng chiến đấu nào trên thế giới dùng kiểu cánh này. |
Với kiểu cánh này, Ka-52 lược bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi (dùng để triệt tiêu mô men xoay), qua đó giúp kiểu dáng nhỏ gọn hơn, khả năng cơ động cao hơn. |
Ka-52 có thể thực hiện các thao tác cơ động phức tạp để tấn công mục tiêu hoặc tránh đạn phòng không. |
Ka-52 sử dụng 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VMA giúp máy bay đạt vận tốc tối đa 310km/h, trần bay 5.500km. |
Ka-52 có hệ thống ngắm TV/ảnh nhiệt ngày/đêm Samshite đặt trong 2 tháp hình cầu (1 bên trên buồng lái và 1 bên dưới mũi máy bay). |
Cận cảnh buồng lái hiện đại của Kamov Ka-52. Kính chắn gió buồng lái có thể chống đạn cỡ 23mm. Đặc biệt, Ka-52 là trực thăng chiến đấu đầu tiên nói riêng và trực thăng nói chung trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công thoát hiểm. |
Ka-52 thiết kế với 2 cánh nhỏ trên thân cho phép mang tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và rocket. Ngoài ra trên thân trực thăng có bố trí một pháo 2A42 cỡ 30mm cố định. |
Các vũ khí tấn công mặt đất của Ka-52 gồm: 12 tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr có tầm bắn 8 km, khả năng xuyên giáp dày 900 mm; 80 rocket 80mm S-24; bom. |
Để phòng vệ chống mục tiêu trên không, Ka-52 có thể mang tên lửa đối không tầm nhiệt R-73 hoặc Igla-V. |
Nếu so về hệ thống điện tử, Ka-52 bị coi là kém thế hơn so với AH-64 Apache (Mỹ), tuy nhiên nếu xét về hỏa lực và độ cơ động thì Ka-52 có phần nhỉnh hơn. Nếu xét về "độc đáo" thì đương nhiên không có loại trực thăng chiến đấu nào trên thế giới đủ sức "đọ" với Ka-52.Kienthuc.net.vn) - Thiết kế cơ cấu đồng trục độc đáo, trực thăng Ka-26 còn dùng kiểu động cơ mà gần như không có loại trực thăng nào đang hoạt động trên thế giới sử dụng.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét