Định nghĩa mới về tuổi già
Mọi người đều đang già đi, nhưng xét trên nhiều khía cạnh, họ còn cư xử trẻ trung hơn cha mẹ họ vào cùng độ tuổi đó.
Các nhà khoa học đã công bố một định nghĩa mới về tuổi tác và tin rằng nó có thể lý giải vì sao dân số đang già đi, nhưng cùng lúc lại đang trẻ hơn. Thay vì đo khoảng thời gian mọi người đã sống, các nhà khoa học nhìn vào bao nhiêu năm mà mọi người vẫn có thể trông đợi.
"Bằng cách tính như vậy, một người trung bình có thể cảm thấy trẻ hơn ở chỗ họ vẫn còn nhiều năm nữa để sống", Warren Sanderson tại Đại học New York nói.
Ông và Sergei Scherbov, tại Viện nhân khảo học ở Vienna, Áo, đã sử dụng phương pháp này để xác định số lượng người già ở Đức, Nhật và Mỹ sẽ thay đổi như thế nào.
Một người Đức trung bình đạt 39,9 tuổi vào năm 2000 và sẽ sống thêm 39,2 năm nữa. Tuy nhiên, vào năm 2050, một người Đức trung bình sẽ là 51,9 tuổi và còn có thêm 37,1 năm cuộc đời. Vì vậy tuổi trung niên vào năm 2050 sẽ là 52 thay vì 40 như ở năm 2000.
"Khi mà mọi người ngày càng có nhiều năm để sống, họ sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn và vạch kế hoạch nhiều hơn, vì vậy sẽ hành động như thể họ trẻ hơn", Sanderson nói.
5 năm trước, một người Mỹ trung bình là 35,3 tuổi và sẽ còn 43,5 năm nữa để sống. Đến năm 2050, các nhà nghiên cứu ước tính độ tuổi trung bình sẽ tăng lên 41,7 tuổi và quãng đời còn lại là 45,8 năm.
"Rất nhiều kỹ năng của chúng ta, học vấn, tiền tiết kiệm và cách chúng ta chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc nhiều vào số năm chúng ta còn sống", Sanderson nói. "Cái nhìn về độ tuổi tương lai đã hoàn toàn bị lãng quên trong những cuộc thảo luận về tuổi già từ trước tới nay".
1: Sa sút trí tuệNhững bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường xuất hiện ở 5 khu vực xung yếu nhất, với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi già gồm: giảm trí tuệ, rối loạn do bất động, mất thăng bằng, rối loạn cơ tròn, phản ứng do thuốc gây ra.
Bệnh sa sút trí tuệ là một tình trạng suy giảm chức năng mắc phải tiến triển làm thương tổn đến hai trong các hoạt động tinh thần sau đây: ngôn ngữ, trí nhớ, thị lực, cảm xúc, nhân cách, nhận thức (tính toán, tư duy trừu tượng, đánh giá...). Đây là một trạng thái bệnh lý đáng ngại nhất của người cao tuổi.
Suy giảm trí tuệ có biểu hiện lâm sàng rõ ở người 65 tuổi trở lên với tỷ lệ 5-10%, trong đó người trên 80 tuổi chiếm khoảng 20% và 47% ở người trên 85 tuổi. Trong số sa sút trí tuệ tuổi già, bệnh Alzheimer chiếm 60-70%; nguyên nhân mạch máu hay còn gọi là sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não chiếm 15-20%, trong đó gồm: các thể có nhiều ổ ở vỏ não, bệnh não do xơ cứng động mạch vùng dưới vỏ não (bệnh Binswanger), nhồi máu hốc; những bệnh nhân vừa có bệnh Alzheimer vừa có nguyên nhân mạch máu chiếm 15-20%.
Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ là giảm trí nhớ. Có khá nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ bề ngoài vẫn có vẻ bình thường nên dễ bỏ sót bệnh. Nếu do nguyên nhân bệnh Alzheimer lúc đầu tiến triển chậm âm ỉ nhưng vẫn tuần tiến mà không thể đảo ngược được. Dấu hiệu lúc đầu chủ yếu là giảm sút nhận thức. Khi bệnh tiến triển nhanh có thể làm nghĩ đến các bệnh khác như hoang tưởng, trầm cảm, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não. Những trường hợp sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu thường hay gặp ở nam giới có tăng huyết áp, có hoặc không có cơn thiếu máu cục bộ, tiền sử tai biến mạch máu não. Tuy có một tỷ lệ bệnh nhân bị cả bệnh Alzheimer lẫn nhiều ổ nhồi máu não, bệnh sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não vẫn cần hết sức chú ý phát hiện vì có thể cải thiện được tình hình nhờ điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, aspirin, chống rung nhĩ, bỏ thuốc lá.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh sa sút trí tuệ cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh: hoang tưởng, do dùng thuốc, trầm cảm, suy giảm giác quan, bệnh chuyển hóa nội tiết, rối loạn bàng quang và ruột, suy dinh dưỡng, chấn thương, khối u, nhiễm khuẩn, tai biến tim mạch và mạch máu não.
Não bình thường và não tổn thương trong bệnh Alzheimer |
Dùng thuốc quá liều có thể gây nên lú lẫn ở người cao tuổi. Các thuốc cần chú ý gồm: thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, chống tiết cholin, chống tăng huyết áp, thuốc chống viêm không steroid... Nếu một loại thuốc mà dùng lần nào cũng có biểu hiện lú lẫn thì nhiều khả năng thuốc đó là nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán trầm cảm dựa vào biểu hiện một tâm trạng suy sụp kéo dài trong ít nhất hai tuần, có 2 trong 8 dấu hiệu thần kinh: rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú trong công việc, ý tưởng phạm tội, giảm sút nghị lực, giảm khả năng tập trung, chán ăn, kích thích hoặc suy giảm thần kinh vận động, ý tưởng tự vẫn.
Các biểu hiện tâm thần khác như lú lẫn có thể là hậu quả của trạng thái lo âu và mất phương hướng do nằm viện hoặc ở một chỗ lạ. Bệnh nhân bị trạng thái lo âu nặng, mất trí nhớ nặng và những cách xử sự bất thường có thể chẩn đoán nhầm là sa sút trí tuệ. Người mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến lú lẫn.
Suy giảm giác quan như không nghe được, trả lời sai các câu hỏi nên dễ bị lầm tưởng là có sa sút trí tuệ.
Các bệnh về chuyển hóa nội tiết: giảm natri máu; stress, giảm thể tích máu, chấn thương hoặc hội chứng tiết hormon lợi niệu không thích hợp (SIADH), tăng hay hạ đường huyết, rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng chức năng cận giáp trạng... là những nguyên nhân gây lú lẫn chuyển hóa.
Chấn thương gây ra bọc máu dưới màng cứng dễ bị lú lẫn. Khối u do tổn thương di căn và u thần kinh đệm có thể gây giảm sút tâm thần.
Nhiễm khuẩn cấp ở người cao tuổi có thể gây lú lẫn ngay cả khi không có sốt.
Điều trị bằng cách nào?
Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là phải tìm mọi cách phát hiện và xử trí các yếu tố dẫn đến suy giảm tâm thần. Những việc cần làm là: ngừng các thuốc không có chỉ định dùng, nhất là thuốc làm dịu, thuốc ngủ. Giải quyết các bệnh nội khoa và bệnh tâm thần như trầm cảm, suy dinh dưỡng, rối loạn tuyến giáp, nhiễm khuẩn. Điều trị các rối loạn chức năng. Loại bỏ các chướng ngại vật có thể gây tai nạn ở trong nhà. Gia đình giữ mối liên hệ chặt chẽ với thầy thuốc, thông báo những diễn biến bệnh, nhất là những diễn biến đột ngột.
Điều trị trầm cảm có thể dùng Methylphenidat thường có hiệu quả trong vòng vài ngày. Bệnh nhân trầm cảm có trì trệ tâm thần vận động có thể dùng deripramin, sertralin. Đối với loại kích động có thể dùng nortriptylin, trazodon. Hạn chế dùng amitriptylin vì các tác dụng phụ hạ huyết áp tư thế đứng. Sử dụng liệu pháp sốc điện khi các thuốc không có hiệu quả. Người ta thường phối hợp phương pháp này với điều trị bằng thuốc.
2: Rối loạn do bất động - mất thăng bằng
Những bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường xuất hiện ở 5 khu vực xung yếu nhất, với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi già gồm: sa sút trí tuệ, rối loạn do bất động và mất thăng bằng, rối loạn cơ tròn, phản ứng do thuốc gây ra.
Gãy cổ xương đùi - hậu quả nặng nề do ngã ở người cao tuổi. |
Người cao tuổi bị bất động do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: sức quá yếu, sa sút nghị lực, cứng khớp, đau nhức, trạng thái mất thăng bằng, rối loạn tâm thần vận động.
Sức yếu thường do ít vận động; suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải; thiếu máu; bệnh ở hệ thần kinh hoặc hệ vận động; bệnh Parkinson; viêm khớp dạng thấp và bệnh gút biến dạng; đau đa cơ thấp tức bệnh giả viêm khớp gốc chi, gây đau cứng vùng hông, vai và nhiều biểu hiện toàn thân; sử dụng thuốc gây hiện tượng cứng đờ các cơ; các bệnh gây đau xương như loãng xương, nhũn xương, di căn ung thư tại xương, chấn thương; các bệnh gây đau khớp như viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, gút; viêm túi cơ, viêm cơ; cơn đau cách hồi; bệnh ở chân như hột cơm gan bàn chân, loét, chai phồng bàn chân, măng chai, móng chân mọc quặp vào trong hoặc mọc quá mức, đi giầy không vừa chân gây đau bàn chân. Trạng thái mất thăng bằng có thể do suy yếu toàn thân; bệnh ở hệ thần kinh như tai biến mạch máu não, mất phản xạ tư thế, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, rối loạn tiền đình; lo âu; tụt huyết áp tư thế đứng hoặc sau khi ăn; tác dụng phụ của các thuốc: lợi tiểu, chống tăng huyết áp, an thần kinh, chống trầm cảm... đều có thể là nguyên nhân gây mất thăng bằng.
Điều trị các nguyên nhân gây bất động
Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân quá yếu bằng chế độ ăn giàu chất đạm hay truyền đạm, hướng dẫn luyện tập khí công dưỡng sinh để cải thiện trạng thái thăng bằng và tâm thần vận động.
Chú ý, quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân già là hết sức tránh để nằm bất động quá lâu. Nhưng nếu không thể tránh được thì phải có nhiều biện pháp để tránh loét và đảm bảo dinh dưỡng. Đối với hệ tim mạch, nên để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, năng thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tập cho cử động sớm, thụ động rồi chủ động ngay từ khi còn nằm trên giường. Khuyến khích bệnh nhân (có sự hỗ trợ ban đầu) tự thay đổi tư thế, tự di chuyển trong phòng, tự phục vụ trong công việc vệ sinh, tự mặc quần áo. Đối với bệnh nhân phải sử dụng xe lăn, không nên dùng các loại dây chằng dễ gây xây xát, loét. Có thể phải dùng một số thuốc như héparin liều thấp, hoặc đi bít tất ép, băng ép nhằm giảm nguy cơ huyết khối tắc mạch.
Những bệnh viêm khớp ở người già, việc dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm đau tại khớp nhưng lại có thể gây nên những tổn thương nguy hiểm ở dạ dày ruột như xuất huyết tiêu hóa, lú lẫn, hoang tưởng. Nên dùng aspirin có vỏ bọc có thể đỡ hại cho niêm mạc dạ dày, nhưng không nên dùng lâu dài có thể dẫn đến nhiễm salicylic; viêm xương khớp nên dùng acetaminophen có hiệu quả tốt.
Các biện pháp phòng ngã cho người cao tuổi Điều trị tích cực các bệnh viêm phổi, nhồi máu cơ tim, các bệnh gây kém mắt, kém tai, tăng hay giảm huyết áp... cho bệnh nhân cao tuổi để phòng tránh bị ngã. Có thể cho bệnh nhân đeo kính và dùng máy trợ thính để cải thiện thị lực và thính lực. Những yếu tố khách quan gây nên ngã như: đường sá mấp mô, nhà kém ánh sáng, nhiều đồ đạc trong phòng, sự xô đẩy...m đều có thể tránh được bằng việc thực hiện các biện pháp: mắc thêm đèn ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn tay ở những chỗ cần thiết; trong phòng ở, bỏ bớt bàn ghế và những thứ không cần thiết để việc đi lại được dễ dàng, dùng thảm đệm không trơn trượt trong sàn nhà, sàn phòng vệ sinh; tránh sử dụng ánh sáng quá chói. Bậc thang nên làm thấp, tay vịn chắc. Giường nằm phải vừa, không cao không thấp. Sử dụng giầy dép có đế vững chắc, không trơn trượt, tránh đi giầy, guốc cao gót. |
Muốn giữ được cân bằng cơ thể, khả năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, phải có sự nhận biết bình thường, hệ thần kinh nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng, hệ tim mạch điều hòa đảm bảo tưới máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khả năng thích ứng nhanh chóng với mọi tình huống. Khi tuổi càng cao, sự thăng bằng cũng giảm và tình trạng loạng choạng trở nên phổ biến, dẫn đến hay ngã, nhất là khi có hư tổn ở các bộ phận nói trên. Người cao tuổi dễ bị ngã khi: viêm phổi; nhồi máu cơ tim; mất khả năng ứng phó tức thì; suy yếu giác quan như mắt kém, tai kém, lú lẫn mất phương hướng, huyết áp dao động; say rượu; tác động của một số thuốc hạ huyết áp mạnh, thuốc an thần quá liều...
Hậu quả do ngã
Ngã thường làm gãy xương ở cổ tay, cổ xương đùi, cột sống. Tỷ lệ tử vong do ngã ở người già khá cao, khoảng 20%. Đối với phụ nữ già có gãy xương vùng háng thì khả năng liền xương rất khó. Sau một lần ngã, người cao tuổi thường có tâm lý sợ bị ngã do mất tự tin, mất tính độc lập đã lâu luôn phải sống dựa vào người khác. Vì vậy cần phải có các nhà vật lý trị liệu huấn luyện một cách riêng biệt, có chú ý thích đáng đến tâm lý liệu pháp. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị bọc máu dưới màng cứng do bị ngã va đầu xuống đất. Rối loạn nước và điện giải, loét do tỳ đè, giảm thân nhiệt dễ xảy ra làm tình trạng của bệnh nhân ngã bị nặng thêm.
III: Tiểu tiện không tự chủ
Rối loạn cơ tròn dẫn đến tiểu tiện không tự chủ do mất sự điều khiển đối với bàng quang. Đây là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người cao tuổi. Tiểu tiện không tự chủ có thể là biểu hiện nhất thời hoặc kinh diễn, do nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm bàng quang là một nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ. |
Nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ nhất thời
Mê sảng là nguyên nhân hay gặp nhất của tiểu tiện không tự chủ ở bệnh nhân nằm viện. Khi hết mê sảng, bệnh nhân lại tiểu tiện bình thường. Trạng thái mê sảng làm cho bệnh nhân không nhận thức được nhu cầu tiểu tiện, không xác định được có phải là nơi tiểu tiện hay không. Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì tiểu tiện không tự chủ biểu hiện là một triệu chứng. Đối với bệnh nhân viêm niệu đạo, viêm âm đạo teo, hay kết hợp giữa viêm teo âm đạo và viêm teo niệu đạo, tại tổn thương niêm mạc bị mòn, co giãn mao mạch, chấm xuất huyết, xung huyết, vết xước, ban đỏ. Viêm niệu đạo thường lan đến bàng quang gây tiểu tiện không tự chủ ở phụ nữ. Đái nhiều do các nguyên nhân như: dùng thuốc lợi tiểu, uống quá nhiều nước bởi quan niệm uống nhiều nước là tốt; rối loạn chuyển hóa (tăng đường huyết), tăng canxi huyết, đái tháo nhạt); suy tim, suy tĩnh mạch; hạ protid máu do suy dinh dưỡng, xơ gan... có thể vượt khả năng kìm chế đối với người già, không kịp đến nơi tiểu tiện.
Hạn chế vận động, không đi lại được cũng gây tiểu tiện không tự chủ. Những trường hợp này cần phải dùng ghế có khoét lỗ để bô ở dưới để thuận tiện cho bệnh nhân. Bí đại tiện là một nguyên nhân phổ biến của tiểu tiện không tự chủ, nhất là đối với bệnh nhân nằm viện hoặc phải bất động. Một số thuốc, hội chứng trầm cảm và rối loạn tâm thần cũng có thể gây tiểu tiện không tự chủ.
Nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ kinh diễn
Bao gồm: hoạt động quá mức của cơ bức niệu làm cho sự co bóp của bàng quang không thể ức chế được, dẫn đến tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu thoát ra ngoài. Đây là nguyên nhân chiếm trên 60% trường hợp tiểu tiện không tự chủ. Hoạt động quá mức của cơ bức niệu có thể do có sỏi bàng quang, khối u nên gây rối loạn ở tầng sinh môn, đái ra máu kèm theo tiểu tiện không tự chủ. Tiểu tiện không tự chủ do stress là nguyên nhân thứ hai hay gặp ở phụ nữ già nhiều hơn ở nam giới. Bệnh nhân thường thấy nước tiểu thoát ra ngay khi có stress. Tắc niệu đạo là nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ kinh diễn hay gặp ở nam giới. Niệu đạo bị tắc do phì đại tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt, co thắt niệu đạo, co thắt cổ bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt. Biểu hiện là chảy nước tiểu nhỏ giọt không tự chủ sau khi đi tiểu tiện.
Một nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ nữa là hoạt động kém của cơ bức niệu do rối loạn thần kinh vận động vùng thấp hoặc vô căn.
Điều trị
Đối với các nguyên nhân của tiểu tiện không tự chủ nhất thời, cần điều trị ngay và điều trị tận gốc. Những bệnh nhân bí đái do thuốc (chống trầm cảm, an thần) nếu bệnh lui dần, có thể ngưng dùng thuốc; dùng biện pháp tâm lý liệu pháp, điều trị các bệnh hay làm tăng kích động cho bệnh nhân như viêm khớp, viêm bao khớp...; bệnh nhân còn phải dùng thuốc thì thay bằng các thuốc không gây tiểu tiện không tự chủ.
Đối với nguyên nhân gây tiểu tiện không tự chủ kinh diễn, cần điều trị sửa chữa tập tính, thói quen. Hướng dẫn bệnh nhân đi tiểu mỗi giờ hoặc 2 giờ một lần khi thức. Khi bệnh nhân đã có khả năng tự chủ được tiểu tiện, nên nâng dần khoảng cách mỗi lần 30 phút, theo một trình tự phù hợp cho đến khi khoảng cách hai lần đi tiểu đạt từ 4-5 giờ. Hầu hết bệnh nhân nếu tập luyện thành công, có thể dần dần tự chủ được tiểu tiện ban ngày và cuối cùng cũng tự chủ được cả ban đêm.
Đối với bệnh nhân khó hợp tác thì người chăm sóc cần hỏi khi nào họ cần đi tiểu, từ đó nắm được nhu cầu và chủ động yêu cầu bệnh nhân đi tiểu trước khi xảy ra tiểu tiện không tự chủ. Khi bệnh nhân phải dùng thuốc thì cần tránh dùng các thuốc có tác dụng làm cho bệnh nhân bị đái nhiều. Bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ do stress, cách điều trị có hiệu quả nhất là dùng phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật còn dùng để giải phóng chỗ bị tắc nghẽn niệu đạo có hiệu quả nhất, đặc biệt là khi có bí đái. Đối với bệnh nhân mà bàng quang co bóp quá yếu có thể áp dụng các biện pháp làm tăng số lần đi tiểu hoặc ấn bóp vùng trên xương mu. Khi cần nên tháo rỗng bàng quang, nhất là đối với bệnh nhân mất khả năng co bóp bàng quang thì phải thông đái ngắt quãng hay để xông tại chỗ. Kháng sinh phải dùng khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên hoặc khi cần đề phòng nhiễm khuẩn tại chỗ ở những bệnh nhân phải thông đái nhiều lần. ThS. Minh Phát
*Mỹ chấn động vì vụ bệnh nhân bị bỏ mặc tới chếtDư luận Mỹ đang bị sốc sau khi truyền hình nước này đăng tải một đoạn video cho thấy một phụ nữ đã bị bỏ mặc tới chết trong bệnh viện
Bà Esmin Green, 49 tuổi, bị đột quỵ khi đang ngồi ở phòng chờ của bệnh viện. Trong đoạn băng, có nhiều người thấy bà nằm trên mặt đất nhưng không ai giúp đỡ. Phải mất 1 giờ đồng hồ sau, người ta mới sờ tới, nhưng bà Green đã qua đời. Toàn bộ nội vụ hiện đang được điều tra. Sáu nhân viên của bệnh viện đã bị đình chỉ công tác hoặc sa thải vì tội không giúp đỡ người bệnh.Ngày 6-8 tại TP Los Angeles, ba bệnh viện tư nhân (Trung tâm Y khoa thành phố Angels, Trung tâm Y khoa Los Angeles và Trung tâm Y khoa-bệnh viện Tustin) và một số cá nhân có liên quan đã bị khởi tố.* Nam California, Mỹ: Ba bệnh viện “rút ruột” tiền y tế
Kết quả điều tra cho thấy ba bệnh viện đã câu kết với trung tâm y tế tại khu ổ chuột Los Angeles “rút ruột” hai chương trình Medicare (chương trình bảo hiểm y tế của liên bang) và Medi-Cal (chương trình chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp của bang California).
Ba bệnh viện đặt hàng cho trung tâm y tế tìm người vô gia cư đưa vào bệnh viện. Trung tâm tìm người rồi không cần khám bệnh, làm phiếu nhập viện ngay. Cứ nằm 1-3 ngày, người vô gia cư được trả 20-30 USD (330.000-0,5 triệu đồng VN).
Bệnh viện có bệnh nhân, toàn bộ chi phí đã có hai chương trình Medicare và Medi Cal thanh toán hết. Khoản tiền chênh lệch được chia chác như sau: Trung tâm y tế nhận 20-40 USD cho mỗi đầu người vô gia cư nhập viện rồi trích phần chia lại cho người phụ trách tài chính của bệnh viện.
Hiện thời, giám đốc Trung tâm Y khoa thành phố Angels và người điều hành trung tâm y tế tại khu ổ chuột đã bị bắt. Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ mức độ thương tổn sức khỏe của người vô gia cư bị lợi dụng nhập viện.
* Người cao niên cảm thấy thiếu sinh lực có thể là triệu chứng mắc bệnh
HealthDay News - Khi những người lớn tuổi than thở rằng họ cảm thấy thiếu sinh lực, bác sĩ không nên coi đó là chuyện bình thường trong tiến trình lão hóa; bởi vì cảm giác thiếu sinh lực có thể liên quan tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo lời các nhà nghiên cứu của trường Ðại Học Columbia.
Một cuộc khảo sát hơn 2,100 cư dân trong thành phố New York ở tuổi trên 65, nhận thấy rằng gần 20% những người này báo cáo họ cảm thấy thiếu sinh lực và họ dành hầu hết thời gian hàng ngày để ngồi trên ghế sofa.
“Khi những người lớn tuổi than rằng họ mệt mỏi, phần đông bác sĩ bảo họ rằng họ cảm thấy như vậy chỉ vì đã lớn tuổi. Các bác sĩ thường bảo bệnh nhân rằng cảm thấy thiếu sinh lực là chuyện không tránh khỏi ở tuổi già, nhưng có những lý do bệnh lý khiến cho người ta mệt mỏi, và cần phải xét đoán kỹ. Thông điệp từ cuộc khảo sát của chúng tôi gửi cho các bác sĩ: Tình trạng thiếu sinh lực là điều thường xẩy ra cho những người lớn tuổi, nhưng nó không phải là điều bình thường,” người cầm đầu toán nghiên cứu, Bác Sĩ Mathew Maurer, giáo sư y bệnh lý tại trung tâm y khoa Columbia University Medical Center, nói trong một bản tin.
Trong cuộc nghiên cứu này, những người tham gia bị xếp vào loại thiếu sinh lực (từ ngữ y khoa là anergia) nếu họ nói rằng họ thường ngồi một chỗ vì cảm thẩy uể oải và họ đồng ý với ít nhất 2 trong số 6 câu nói sau đây:
- Gần đây tôi thường cảm thấy không có đủ sinh lực.
- Trong mấy tuần qua tôi cảm thấy mình đi đứng chậm chạp.
- Trong mấy tuần qua tôi ít hoạt động hơn trước.
- Mỗi buổi sáng tôi cảm thấy chậm chạp hơn những lúc khác.
- Tôi cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
- Tôi thường ngủ hơn 2 tiếng đồng hồ vào ban ngày.
Toán nghiên cứu thấy rằng 18% những người tham gia bị xếp loại thiếu sinh lực cũng báo cáo họ bị những bệnh như viêm khớp xương, rối loạn giấc ngủ, những triệu chứng thuộc bệnh tim mạch, và những vấn đề sức khỏe khác. Những người này cũng báo cáo con số cao gấp hai lần của những ca phải vào bệnh viện và ở lại qua đêm, phải viếng phòng cấp cứu, và cần tới những dịch vụ săn sóc tại gia. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu nhận thấy tình trạng thiếu sinh lực liên quan tới tỉ lệ tử vong 60% cao hơn trong vòng 6 năm, sau khi bắt đầu cuộc khảo sát.
Phúc trình của cuộc nghiên cứu đã đăng trong đặc san y khoa Journal of Gerontology chuyên về lão khoa.
Những trục trặc về tim và thận, bệnh viêm khớp xương, bệnh phổi, thiếu máu, và chứng trầm cảm, là thuộc vào những chứng bệnh thường dẫn tới tình trạng thiếu sinh lực.
Bác Sĩ Maurer nói: “Tôi tin rằng chứng thiếu sinh lực là một ngôn ngữ phổ thông mà những người cao niên thường dùng để nói về những vấn đề sức khỏe của họ. Thay vì nói rõ những triệu chứng đau nhức hoặc tình trạng trầm cảm, nhiều người lớn tuổi cảm thấy dễ nói hơn với bác sĩ rằng họ mệt mỏi. Với tư cách là những người săn sóc sức khỏe, chúng ta cần phải học đường lối nhận xét chính xác về những nguyên nhân của tình trạng thiếu sinh lực này để chữa trị cho bệnh nhân.”
Trong cuộc nghiên cứu này, các chuyên gia thuộc Columbia University Medical Center thấy rằng chứng thiếu sinh lực xẩy ra cho 39% những người lớn tuổi đã có những vấn đề về bệnh tim mạch.
“Khi dân số của chúng ta càng có thêm nhiều người già, điều rất quan trọng đối với sức khỏe của toàn dân là cần mô tả một cách chính xác về những vấn đề sức khỏe liên quan tới tuổi già,” lời Bác Sĩ Linda P. Fried, khoa trưởng trường y tế công cộng Mailman School of Public Health thuộc trung tâm y khoa Columbia University Medical Center.
* Công việc ở sở có làm cho bạn bệnh không?Nếu bạn làm việc cho một công ty lớn, thế nào bạn cũng được hưởng một phòng thể dục thể thao bảnh chọe, một nhà ăn đủ món ngon và một lô những chương trình hấp dẫn khác như theo dõi và chăm sóc sức khỏe, giảm cân, v.v… Có vài công ty còn tiến xa hơn nữa như Sandia National Laboratories còn chơi luôn một dàn xe đạp trong khuôn viên 40 mẫu đất, American Apparel có chuyên viên tẩm quất cho đám assemblers, còn phòng ăn Cisco dọn toàn thức ăn có ghi rõ các thành phần dinh dưỡng.Tuy nhiên, mặc dầu các đại công ty có khuynh hướng phát triển môi trường làm việc càng ngày càng có lởi cho sức khỏe, nhưng công việc của bạn ở sở có thể mang bệnh hoạn tới cho bạn.Từ những chỗ làm việc khó chịu, tới những nơi làm việc không có không khí trong lành, cho đến những nơi làm việc mang lại nhiều áp lực. Thậm chí có nhiều nơi, sau một ngày làm việc, lúc trở về nhà mình cảm thấy mình không còn là mình vui vẻ yêu đời như sáng nay ra khỏi nhà để đi làm.Người ta ước tính rằng nếu chủ nhân bỏ ra $1 để đầu tư vào kế hoạch bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân viên thì họ sẽ thu thêm từ $2 đến $4 từ món đầu tư thật bất ngờ này. Nhưng muốn có sức khỏe tốt thì chính mỗi một nhân viên phải tự mình phải tích cực trong vấn đề này.Karen Jacobs, chuyên viên chữa trị nhân viên công tư sở đồng thời là giáo sư về môn trị liệu nghề nghiệp tại viện đại học Boston nhận xét: “chúng ta phải lằng nghe tiếng nói của cơ thể chúng ta.” Bà là cố vấn của những người làm việc ở văn phòng, giới này thường than phiền tay chân cứng mỏi và khó chịu. Theo tài liệu của cơ quan Quản Trị Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp - Occupational Health and Safety Administration, có khoảng 1.8 triệu nhân viên mắc phải chứng đau nhức xương và bắp thịt, kể cả đau nhức cùi chỏ, đau nhức cổ tay và đau nhức thắt lưng. Bà Jacobs khuyên nên thay đổi vị thế thường xuyên, vươn vai, cử động chân tay nhiều lần. Theo bà, làm việc phải có những thứ căn bản sau đây:
- ghế điều chỉnh dễ dàng
- kệ để bàn phiếm (keyboard)
- kệ kê chân
- ánh sáng thích nghi
* Bệnh đau thắt lưng (back pain)Trong nước Mỹ này, có đến 8/10 người bị đủ thứ bệnh đau lưng, từ nhẹ đến nặng (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hằng năm, nước Mỹ phải chi ra khoảng 27 tỷ đô la để chữa trị các chứng đau lưng và các vết thương ở thắt lưng. Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng có rất nhiều: bẩm sinh, va đụng thần kinh, bị thương, bị té, bị vật nặng đụng vào lưng, nhiễm trùng, sau giải phẫu, xương sống thoái hóa, sưng khớp, hệ tuần hoàn bị nghẽn, đứng lâu, ngồi cong lưng, và một nguyên nhân ít người nghĩ đến là sự căng thẳng cũng làm đau lưng. Các phương pháp trị liệu: Khi bị đau lưng, người bị đau lưng hay nghĩ ngay đến bác sĩ về chỉnh xương, nắn gân (chiropractor) để làm "therapy" nghĩa là "vật lý trị liệu". Thường thì các Bác sĩ ít khi tự tay làm "vật lý trị liệu" mà chỉ nhờ một cô phụ tá, cho người bệnh nằm lên một cái giường, nơi có mấy cái cục bi lăn lên, lăn xuống sống lưng. Người bệnh cũng có thể được trị liệu bằng một hay hai cái máy mát-xa cầm tay do cô phụ tá vừa ấn xuống vừa cho mấy cục bi chạy qua.Một số uống thuốc giảm đau. Số khác đến xin bác sĩ chích thuốc. Trong khi chờ đợi chích thuốc, người đau lưng có thể nhờ châm cứu, mát-xa, hoặc chườm nước đá hay nước nóng. Tại vài nơi Đông Y, thầy thuốc còn đốt ngải cứu trên lưng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả với vài người, nhưng không giải quyết được căn bệnh.Gần đây, một phương pháp đơn giản và có thể chữa được tận gốc căn bệnh, đã được các bác sĩ Tây Y khuyến cáo cũng như được phổ biến trên các mạng lưới về y khoa: Tập vận động thắt lưng (back exercises) (http://www.annals.org) hay (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hầu như mọi căn bệnh đau lưng đều được các y bác sĩ khuyến cáo nên tập vận động thắt lưng, trừ những người bị chấn thương và mới được giải phẫu. Phương pháp này không tốn tiền, không đau đớn, không tác hại, và có hy vọng chữa dứt được căn bệnh, ít nhất cũng làm giảm cơn đau ngay sau khi tập. (Lưu ý: người mới bắt đầu tập có thể cảm thấy ê ẩm ở bắp thịt bên ngoài, chỉ vài ngày sau, khi bắp thịt quen dần với cử động, sẽ hết ê ẩm. Nếu sự ê ẩm kéo dài đến vài ngày, phải ngưng tập và đi hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về xương sống). Người viết bài này là một bệnh nhân kinh niên về đau xương sống. Từ những năm học võ Nhu Đạo vào thập niên 60, đã bị một đối thủ "bẻ" cụp xương sống, nằm thẳng cẳng trên sân tập, phải kêu xích lô chở đi bệnh viện để bó bột. Chỉ bó được vài ngày, khó chịu quá, nên đến một vị Đông Y Sĩ người Trung Hoa cũng là một võ sư, để cắt bột ra, và chỉ bó bằng một lớp vải mềm có nhồi thuốc bắc, chừng một tuần lễ là hết đau. Tập võ tiếp, không trở ngại. Đến khi đi cải tạo, đang cuốc đất, bỗng thấy đau nhói một cái từ thắt lưng đến óc, rồi cũng nằm ngay đơ như cái cán cuốc. Anh em "cõng" về (một việc làm rất không nên, vì sẽ làm trật xương sống nặng thêm!). May mắn có Bác sĩ Nhân, Bác sĩ Khánh tận tình chữa trị, vừa chích thuốc, vừa cho uống thuốc, vừa làm mát-xa, nên vài ngày là đi lại được. Sau khi được về nhà, lại luyện tập Nhu đạo tiếp tục. Lần này, đấu mạnh hơn và có một lần bị đối phương quật cho một đòn, nằm không dậy được. Cũng nhờ xích lô chạy thẳng tới bệnh viện Sùng Chính. Ở đây giới thiệu đến một vị Đông Y Sĩ người Triều Châu, một võ sư nổi tiếng trong Chợ Lớn. Nơi đây, thầy thuốc cũng chỉ đắp thuốc và băng bằng một tấm vải mềm. Mỗi tuần đi thay thuốc một lần. Chừng một tháng thì khỏi. Khi đến Mỹ, hai năm đầu phải đi làm lao động nặng: giao hàng Furniture, đồ đạc trong nhà. Lúc đó, đã lớn tuổi, nhưng vẫn phải vác cả cái Love Seat lên vai một mình, khiêng những cái tủ nặng vài trăm kílô, những cái Sofa Bed, tức là ghế có cả giường sắt để ngủ, và nhiều thứ đồ nặng hai, ba trăm "pao" là chuyện bình thường. Đôi lần, muốn chuyển một cái tủ gỗ nặng lên thang gác, phải lót cạc tông trên bậc thang, rồi dùng sức vai để đẩy cái tủ lên từng bước... Từ đó, thấy cái lưng mình càng ngày càng đau. Ngồi cũng đau. Đứng càng đau hơn. Đi khám bệnh, và chụp X-Ray rồi Scat Scan, MRI, siêu âm đủ kiểu để thấy rằng cái xương sống chỗ thắt lưng đã cong hình chữ S, như giải đất Việt Nam yêu quý! Có hai ba chỗ lồi ra, từ 7mm đến 9mm, nghĩa là gần 1 cm, chạm vào dây thần kinh! Do đó mà đau kinh niên, mãn tính luôn. Hết thuốc chữa, trừ phương pháp giải phẫu. Mà theo bác sĩ chuyên môn, nếu muốn giải phẫu, phải chấp nhận 50/50, một là bớt đau, hai là ...liệt, ba là ...nghoẻo! Và phải nghiên cứu lịch sử của vị bác sĩ giải phẫu thật kỹ càng, xem vị ấy đã giải phẫu bao nhiêu lần thành công, bao nhiêu lần thất bại. Thế thì chào thua cho rồi! Vậy, chỉ còn một phương pháp sau cùng: Tập thể dục thắt lưng và áp dụng khí công! Từ đó, đến nay, đã hơn mười năm, chỉ tập luyện và thấy bớt đau. Nhưng, đôi khi, vì quên những điều "cấm", lại thấy đau lại. Lúc đau quá, phải dùng thuốc. Hết đau, tập lại và kiêng khem (không phải kiêng chuyện kia đâu?) thì không đau nữa. Bài này, viết lại, trong dịp Giáng Sinh, nhằm tặng cho quý vị đau lưng một phương pháp hiệu nghiệm và tốt đẹp. Dĩ nhiên, được cái này thì mất cái kia, muốn khỏi đau, mà không tốn tiền, thì phải tập hoài hoài, và phải kiêng những điều "cấm" sẽ trình bầy sau đây.1-Những điều "cấm", không được làm:-Ngồi cong lưng. Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại, hai tay bỏ trên đùi, đánh máy computer, hay cầm tay lái xe. Phải ngồi thẳng lưng, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe: phải chỉnh cái ghế cho thẳng góc, và nên độn thêm một cái gối ngay thắt lưng cho đẩy cái thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, đê mê nghe nhạc, nghe đài rồi đứng dậy không nổi! -Nằm nệm mềm: Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng phải dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi ta nằm lên. Nằm 8 tiếng với cái lưng cong, thì nhất định sẽ đau nhức cả đời. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì kiếm cái chăn mỏng nào, gấp lại, để dưới lưng. -Nằm cong người: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì sẽ đau dài dài. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, ấm áp hơn, nhất là được ... ôm ấp dễ chịu, nhưng nếu nhớ đến cái cơn đau lưng hành hạ, thì nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, gối thấp (sẽ nói trong bài khác). Tập riết rồi sẽ quen. -Đứng lâu. Hầu như tất cả trọng lượng của con người dồn vào chỗ thắt lưng. Nặng bao nhiêu "pao" thì bấy nhiêu "pao" dồn vào cái thắt lưng hết. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn. Người đau nhiều, đứng rửa bát cũng đau. -Chạy mạnh. Tập chạy thì rất tốt cho cơ thể, nhưng với người đau lưng, chạy mạnh quá, sẽ làm các đốt xương dập vào nhau, gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì rất tốt vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau. -Tập cúi gập người về đằng trước (thế đứng hay thế nằm). Người đã bị đau vì các khớp xương đã bị gập về trước, nay lại gập mạnh về phía trước nữa thì có khác gì tự mình bẻ cong thêm cái xương đã cong sẵn!-Làm các động tác vẹo người lâu. Không nên làm những động tác nào mà phải nghiêng mình lâu. Không với quẹo qua một bên. Dĩ nhiên, không thể làm thợ sửa xe vì có nhiều thế bắt phải quẹo cả người sang một bên. Những thế vẹo người, cúi người lâu sẽ bẻ xương sống mình thành một cái vòng cung và dần dần không thể thẳng lại được nữa. Nhiều người thợ cấy, thợ mộc đã phải đi khòm người cho đến suốt đời.-Không cúi xuống, nhấc đồ vật nặng. Nếu phải nhắc đồ vật nặng vài chục "pao" thì phải dùng bắp đùi, không dùng sống lưng mà nhắc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân rùn xuống, dùng sức mạnh của bắp thịt đùi mà đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc cái gì lên... đôi khi xương sống kêu lên một tiếng "rắc" là đi đời nhà ma! Hết giấc mộng... yêu đương vĩnh viễn. 2-Tập vận động thắt lưng, phối hợp với khí công:a-Vặn thắt lưng: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Từ từ xoay qua bên phải, hai tay "văng" theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay "quăng" đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì thôi. Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Từ từ xoay trở lại phía bên trái, cũng "văng" tay theo và hít vào. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện) b-Xoay "hu la húp": Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi "hu-la-húp", nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn. Làm chậm rãi. Trong khi xoay hu-la-húp như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Nếu thấy giải thích như thế này còn khó hiểu thì nhờ người nào nhẩy hu-la-húp cho mình xem và bắt chước. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy thực thì lại rất nhanh. c-Làm Giãn xương 1: Có vị bác sĩ khuyên nên làm động tác giãn xương bằng cách nằm ngửa trên nệm, rồi tập trườn người tới trước, như khi lính trườn người dưới giao thông hào để kéo giãn xương ra. Cách của người viết là đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng. Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay vào trong phía bụng, rồi lộn ngược lên từ từ sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. (Muốn làm cho đúng, tập trước bằng cách để hai bàn tay chồng lên nhau trước bụng rồi vặn qua vặn lại cùng lúc cả hai bàn tay. Sau khi thuộc rồi, thì áp dụng với hơi thở.) Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao hết cỡ, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra. Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra. Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua phải, tay trái qua trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông. Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay vào trong người, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên... Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng. d-Làm giãn xương 2: Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau hết cỡ, (một tay đi xuống, một tay đi lên). Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên. Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa. e-Làm cân bằng lại xương: Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm. Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.g-Thiền công (Yoga) đứng: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước. đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm. Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.h-Thiền công (Yoga) nằm: Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây. Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, dĩ nhiên, không làm được các thế về bụng.)Đây là những thế mà người viết tự nghiên cứu, chế biến, vẫn tập từ nhiều năm nay và thấy hiệu quả rất nhanh. Chỉ có điều là phải tập hoài hoài đến khi ...nhắm mắt! Vì hễ lười, không tập chừng một tuần, là lại đau ngay. Và hễ quên mà ngồi sofa xem phim, thì đứng dậy thấy... bại một chân. Lại phải tập như ...điên mới hết đau! Đôi khi phải nhờ đến cái mát-xa tay lăn qua lăn lại trên lưng cho thư dãn bắp thịt lưng vài phút để ... chữa lửa! Những kinh nghiệm cá nhân này đã được truyền cho nhiều người và đều thấy kết quả. Tuy nhiên, vì không phải là y sĩ, nên xin nói trước là để cho chắc ăn, hãy hỏi các y sĩ chuyên môn của mình trước khi tập luyện, sau này, lỡ có chi xẩy ra, xin đừng lôi người viết ra ba tòa quan nhớn...Kính chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới.Chu tất Tiến.
* Ăn nhiều trái cây và rau giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
NEW YORK (Reuters) - Mức tiêu thụ cao của sinh tố C trong chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường loại 2, theo một cuộc nghiên cứu mới ở Anh Quốc.
Trong một khảo sát gồm những người đàn ông và đàn bà trung niên và cao niên, những người nào có mức sinh tố C cao nhất trong máu thì có mức thấp hơn đáng kể về nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 12 năm, so với những người có mức thấp của sinh tố này.
Trái cây và rau là những nguồn sinh tố C chính yếu trong các chế độ dinh dưỡng, do đó mức cao của sinh tố này trong máu là dấu hiệu tốt về sự tiêu thụ trái cây và rau, theo lời Bác Sĩ Nita G. Forouhi và các đồng nghiệp tại viện nghiên cứu về dinh dưỡng Institute of Metabolic Science, thuộc trường Ðại Học Cambridge, Anh Quốc. Các nhà nghiên cứu nói trong phúc trình đăng trên đặc san y khoa Archives of Internal Medicine rằng những kết quả tìm thấy “tái xác nhận thông điệp y tế công cộng về phúc lợi của sự gia tăng tiêu thụ trái cây và rau.”
Toán nghiên cứu của Bác Sĩ Forouhi đã theo dõi 21,831 người đàn ông và đàn bà có sức khỏe lành mạnh, ở tuổi từ 40 tới 75, để xem họ có phát sinh bệnh tiểu đường hay không. Vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả những người tham gia đã cung cấp những thông tin nói rõ tiết về sức khỏe và lối sống của họ, cùng với những mẫu máu mà các chuyên gia dùng để xác định mức sinh tố C của họ. Trong thời gian thi hành cuộc nghiên cứu kéo dài 12 năm, có 423 người đàn ông và 312 người đàn bà đã phát sinh bệnh tiểu đường loại 2 - tỉ lệ tổng quát này là 3.2%.
Theo lời các nhà nghiên cứu, nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường là ở tỉ lệ 62% thấp hơn nơi những người có mức sinh tố C trong máu cao nhất.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã xét tới những yếu khác liên quan tới nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường - như tuổi tác, giới tính, tiểu sử gia đình, tiêu thụ rượu, hút thuốc lá, hoạt động thể chất, và sức nặng của thân thể - nhưng không thấy ảnh hưởng đáng kể đối với kết quả của cuộc khảo sát.
Bác Sĩ Forouhi và các đồng nghiệp kết luận rằng kết quả từ cuộc nghiên cứu này đem lại “bằng chứng đáng thuyết phục về hiệu ứng tốt của sự tiêu thụ sinh tố C, trái cây và rau đối với nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường.”
* Lợi ích của rượu vang
Rượu vang thường được chế biến từ những giống của loài nho Vitis vinifera, ví dụ như Cabernet Sagvinon, Pinot Noir, Merlot (vang đỏ); Chardonnay, Riesling (vang trắng). Trái nho tiếng Trung Quốc gọi là bồ đào và khi người ta nói đến rượu bồ đào tức là rượu lên men từ trái nho. Khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, rượu nho đã có mặt ở Ai Cập. Từ xưa cho đến nay, rượu vang vẫn được nhiều người ưa chuộng và được coi là loại thức uống bổ dưỡng phổ biến trên thế giới. Rượu vang ngon thỏa mãn các giác quan, bằng màu sắc đầy hấp dẫn và bằng những hương vị khó quên, say đắm. Vương quốc của các loại rượu vang hảo hạng thế giới là Bordeaux (Pháp Quốc). Ðặc điểm của rượu vang nho là được lên men từ dịch chiết từ quả nho mà không qua chưng cất, rượu có độ cồn thay đổi tùy cách lên men từ 8-18 độ. Chất lượng và tên các loại rượu vang phần nhiều mang tên vào nơi sản xuất, cách lên men, chủng loại nho, hoặc mùi vị đặc trưng trong tiến trình chế biến rượu. Theo tổ chức nông nghiệp và thực phẩm (FAO), những nước sản xuất rượu nho hàng đầu thế giới là: Tây Ban Nha, Pháp Quốc, Ý Ðại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Iran, Rumania, Bồ Ðào Nha, Argentina, Trung Quốc và Australia.
Cũng như nhiều loại rượu khác, người xưa thường nói “Nhất tửu tiêu vạn sầu” (tạm dịch: thưởng thức ly rượu quên thì đi những đắng cay của cuộc sống) có lẽ rượu vang cũng vậy, nhưng hơn thế nữa khoa học ngày nay còn có nhiều bằng chứng cho thấy uống rượu vang có điều độ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rượu vang giúp ich cho sức khỏe thế nào?
Rượu vang được biết có tác dụng kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, làm cho tinh thần sảng khoái, tăng cường thêm năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần hoạt chất polyphenol và anthoxian sẵn có trong rượu vang có khả năng giúp cơ thể bảo vệ chống lại các bệnh xơ cứng các động mạch và các bệnh về tim mạch.
Theo một nghiên cứu của các khoa học gia Hòa Lan cho biết, mỗi ngày dùng ít nhất một ly rượu vang có thể giúp giảm bớt nguy cơ tử vong do các vấn đề về tim mạch và các vấn đề khác ở nam giới, và có thể giúp họ sống lâu hơn nhiều năm nữa.
Số liệu trong nghiên cứu cho thấy: những người uống rượu vang có tuổi thọ dài hơn gần 4 năm so với những người kiêng rượu, và trung bình người uống rượu vang sống lâu hơn 2 năm so với những người uống bia hoặc các loại rượu mạnh khác. Nói chung. Trong nghiên cứu, số người dùng rượu vang có tới 70% là uống rượu vang đỏ.
Nghiên cứu của trường Ðại Học Davis và khoa học gia Pháp Quốc còn chỉ ra rượu vang có ích lợi cho sức khỏe, cụ thể là giúp làm tăng cholesterol có lợi, lipoprotein mật độ cao (HDL) và giúp làm giảm cục đông máu có liên quan đến đột quị, giúp ngăn chặn nguyên nhân gây cao cholesterol xấu. Tác dụng này là trong rượu vang có chứa hai thành phần là resveratrol và saponin.
Câu trả lời khi “nhậu” rượu vang đỏ với thịt bò
Từ xưa, rượu vang không đơn giản chỉ để uống mà việc thưởng thức rượu vang được xem như một nghệ thuật ẩm thực của giới quý tộc. Khi thưởng thức rượu thì lựa chọn loại rượu là tùy theo sở thích, nhưng từ xứ sở sản xuất rượu người ta thường khuyên nên chọn vang trắng dùng với thức ăn là hải sản và vang đỏ cho thịt đỏ, hoặc dùng thịt gà, thỏ, bê với cả rượu vang trắng.
Ngày nay những câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là sự kết chọn lọc giữa mầu sắc rượu và loại “đồ nhậu” khác nhau có ích lợi gì không? Và khi tiêu hóa thì rượu vang đỏ và thịt bò thì có tác dụng gì? Một nghiên cứu của trường Ðại Học Hebrew, Israel công bố năm 2008 cho biết, khi rượu vang đỏ và thịt bò tiêu hóa ở dạ dày, thì các hợp chất hóa học có lợi cho sức khỏe trong rượu vang có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các chất có hại được tạo ra trong khi tiêu hóa chất béo ở thịt. Tuy nhiên, cơ thể không dễ gì hấp thụ các chất polyphenol, và đây chính là điều mà các nhà khoa học chưa hiểu lợi ích của các chất này ra sao.
Nghiên cứu của trường Ðại Học Hebrew đã thí nghiệm trên những con chuột được cho ăn thịt bò cùng với uống rượu vang. Kết quả phân tích trong bao tử của chuột cho biết, sự có mặt rượu vang đỏ đã giúp làm giảm sự hình thành hai sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa chất béo, đó là hợp chất malondialdehyde và hydroperoxide, những hợp chất này chính là chất độc hại cho tế bào. Nghiên cứu cho biết, bao tử hoạt động giống như lò phản ứng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho những lợi ích của các chất polyphenol. Các chất polyphenol không chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây độc trong bao tử mà còn chống lại sự hấp thụ các hợp chất gây độc từ bao tử vào máu.
Khả năng tiêu diệt tế bào ung thư
Ai cũng biết uống rượu vang đỏ có vài ích lợi cho sức khỏe, trong đó có sự tham gia của thành phần resveratrol trong rượu vang. Ngày nay các nghiên cứu gia của trường Ðại Học Virginia đã phát hiện thấy resveratrol, giúp cho bỏ đói dẫn tới tiêu hủy tế bào ung thư bằng cách ức chế một loại protein chỉ đạo, làm ngừng cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư, loại protein này gọi là Nuclear factor ố kappaB (NF-kB), tìm thấy trong nhân của tế bào. Việc ức chế NF-kB bằng resveratrol làm tăng hiệu quả nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư. Theo các nghiên cứu gia, chỉ cần bốn ly rượu vang đỏ trong một tuần sẽ có đủ lượng để ngăn chặn dinh dưỡng tới tế bào ung thư.
Nhiều năm trước các nhà khoa học cũng đã biết hoạt động của resveratrol như là tác nhân chống ung thư, nhưng vai trò của resveratrol thì chưa được nghiên cứu.
Việc resveratrol, trong rượu nho đỏ, có tác dụng ức chế protein NF-kB là yếu tố quan trọng làm thúc đẩy hiệu quả khảnăng chữa trị bệnh ung thư.
Rượu vang đỏ còn chống mập phì
Người ta thường nói tới những người sống ở quê hương của rượu nho còn có dáng mảnh mai, như những vùng sản xuất rượu vang của Pháp Quốc, Ý Ðại Lợi những dáng người không mập liệu có phải do uống rượu vang. Nghiên cứu của trường Ðại Học Ulm, Ðức Quốc đã cho thấy hoạt chất resveratrol có nhiều trong rượu vang đỏ còn giúp ích chống lại chứng béo phì, có thể giúp ngăn chặn sự sinh sản và phát triển của tế bào mỡ trong cơ thể người. Trong nghiên cứu cho biết resveratrol làm giảm được số lượng phân chia của các tế bào mỡ. Ngoài ra nó còn làm cho tế bào mỡ trở nên nhỏ đi và giảm sản xuất các yếu tố có liên hệ đến bệnh tiểu đường và hiện tượng máu đóng cục trong mạch máu.
Cơ chế chính của hiện tượng này là do resveratrol đã “mở” gene SIRT1 điều khiển chuyển hóa và tuổi thọ của tế bào mỡ. Hiện tại, một số hãng dược phẩm đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc bào chế loại thuốc mới dựa trên cơ chế này.
Còn làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Một nghiên cứu trong tạp chí ung thư quốc tế công bố ít nhất dùng 4 ly rượu vang đỏ mỗi tuần bổ xung vào chế độ ăn sẽ làm giúp giảm nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Nghiên cứu cho rằng, do rượu vang đỏ chứa các chất hóa học như flavonoids có thể làm thay đổi việc tăng trưởng các tế bào khối u. Trong nghiên cứu cho hay trong rượu vang đỏ có chứa một lượng đáng kể flavonoid cũng như các loại polyphenol khác, đây là thành phần chính từ vỏ của trái nho đỏ. Chính vì vậy số liệu phân tích cho thấy rượu nho đỏ có chứa hàm lượng cao flavonoid và các polyphenolic như resveratrol.
Ðộ phong phú của các thành phần hóa học phát sinh trong các loại rượu vang đỏ khác nhau cũng đựơc nghiên cứu tại trường Ðại Học Davis, nghiên cứu cho thấy loại rượu vang đỏ chứa nhiều flavanoids nhất là ruợu Cabernet Sauvignon. Loại rượu Petit Syrah và Pinot Noir cũng chứa cao flavanoid.
Resveratrol trong rượu vang phòng tránh lão hóa tim, xương, mắt và cơ
Năm 2008 một nghiên cứu thuộc Viện Lão Khoa Quốc Gia và Ðại Học Y Khoa Harvard đã phát hiện hợp chất resveratrol có trong rượu vang đỏ khi dùng trong bữa ăn có khả năng làm chậm lại tiến trình lão hóa cũng như suy giảm chức năng. Vai trò của resveratrol có thể phòng ngừa suy giảm chức năng tim mạch liên quan đến béo phì và lão hóa. Tỉ lệ cholesterol giảm đáng kể sau khi điều trị với resveratrol. Resveratrol cũng giảm nhẹ các hiện tượng viêm nhiễm ở tim. Bên cạnh bổ trợ chức năng tim mạch, các nhà khoa học nhận thấy resveratrol có rất nhiều tác động tích cực đối với các hiện tượng liên quan đến lão hóa ở chuột. Khi điều trị resveratrol thì có xương chắc hơn, tỉ lệ mắc bệnh đục nhân mắt thấp hơn, tăng cường được tính cân bằng cũng như khả năng phối hợp họat động ở tuổi già. Resveratrol cũng được biết có công dụng tốt đối với tuổi thọ.
Những nghiên cứu này được thí nghiệm trên chuột, vẫn còn rất nhiều điều phải nghiên cứu trước khi resveratrol được khuyến khích sử dụng đối với con người.
Rượu vang còn giúp giữ sạch răng miệng và chống viêm họng
Một nghiên cứu của trường Ðại Học Tổng Hợp Pavia, Ý Ðại Lợi cho thấy rượu vang còn giúp giữ sạch răng miệng và chống viêm họng, bên cạnh những tác dụng đã biết lâu nay là tốt cho tim, ngăn ngừa ung thư, chữa tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, một loạt hợp chất trong rượu vang đỏ và rượu vang trắng có khả năng diệt được các vi khuẩn gây bệnh sâu răng như các dòng vi khuẩn streptococci cũng như vi khuẩn gây bệnh viêm họng. Khả năng diệt khuẩn này không phải do các axit hay ethanol của rượu vang mà là kết quả tổng hợp của các hợp chất hữu cơ có trong rượu. Thành phần chủ yếu diệt khuẩn phải kể tới các axít rượu được biết như succinic, malic, lactic, tartaric, citric, và axít acetic.
Nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ có hiệu quả chống vi khuẩn gây bệnh sâu răng và vi khuẩn gây viêm học tốt hơn rượu vang trắng.
Những lợi ích của rượu vang - sản phẩm của thần rượu nho (Dionysos) - mang đến cho sức khỏe con người quả là to lớn, rượu vang không chỉ đem lại cho loài người niềm sảng khoái mà trong đó còn chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng bồi bổ và bảo vệ sức khỏe con người mà ít có sản phẩm nào thay thế được. Nhưng cũng như nhiều loại bổ dưỡng khác, chúng ta cần phải dùng có mức độ, dùng quá nhiều khiến cơ thể tiếp nhận một lượng cồn lớn sẽ dễ làm cho cơ thể nhiễm độc dẫn đến làm mất những tác dụng tốt cho sức khỏe của rượu vang.
Ngọc Thu tổng hợp
Nỗi đau tuổi già
Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa”.
Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.
Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.Huy Phương
Tuổi Già Đất Khách
Trong chúng ta, đến tuổi xế chiều, nhiều người đang sống với con, còn vợ, còn chồng bên cạnh còn thấy buồn, nhưng nghĩ đến những vị cao niên, cô độc trong những căn nhà già thiếu sinh khí, nhiều khi không nghe một tiếng nhạc, không nghe một tiếng nói, một tiếng cười trẻ thơ, nỗi buồn ấy càng lớn biết bao !Ông già cô độc : 27 năm tù, 25 năm xa xứ
Toà nhà màu hồng 11 tầng mang số 901 nằm ở góc đường First-Flower, thành phố Santa Ana, như những bao diêm xếp đều đặn, trông có vẻ thiếu sinh khí, buồn nản. Cũng như những chung cư dành cho người cao niên khác, trong những toà nhà này, vì sống đơn lẻ một mình, nhiều người đã qua đời mà không ai hay biết. Hầu hết chủ nhân những căn phòng trong cư xá là người Việt Nam, một ông hay bà đơn độc hơn là có đũa có đôi. Ðây là loại « nhà già » cho những người cao niên còn đủ sức khoẻ, không cần người hỗ trợ hay chăm sóc về y tế hằng ngày. Qua phòng khách, tôi thấy có 4 bà đều là dân Nam Mỹ, đang ngồi móc hoặc đan len với nhau. Chúng ta ít thấy người Việt tụ tập trò chuyện hay ngồi với nhau trong phòng khách, hình như người mình thích sống một mình và có những sinh hoạt riêng tư, thường đi ra ngoài hay ở trong phòng một mình. Trên đường lên thang máy, tôi gặp một bà cụ đi walker chậm rãi, yên lặng trên dẫy hành lang đèn sáng. Hành lang dẫn đến những căn phòng trải thảm sạch sẽ, không kém gì những khách sạn hạng sang ở Las Vegas, đèn đuốc sáng trưng, nhưng im lìm, vắng lặng.
Ở chung cư Flower Park Plaza này có một ông già người Việt đơn độc, sống ở đây đã hơn 5 năm ở tầng lầu thứ 10. Ông không có gia đình, con cái hay thân thích ở quanh đây, tuổi già đau yếu, lại sống một mình trên đất khách, ông mang nỗi buồn tha hương, dù là sống giữa một cộng đồng người Việt đông đúc nhất nước Mỹ.
Tôi muốn nhắc tên một người mà độc giả có lẽ ai cũng biết hay đã từng gặp ông, đó là ông Nguyễn Chí Thiện, một người làm thơ và đã trải qua một đoạn đường cay đắng, chông gai, không có tuổi thanh xuân, không có tình yêu và ngay cả những ngày cuối cuộc đời khi ông được đến Mỹ, xứ sở của tự do, Nguyễn Chí Thiện cũng phải chịu nhiều cơn sóng gió, vùi dập ông như một cánh bèo trôi giạt trên sông những ngày mưa bão.
Ông chưa bao giờ lập gia đình như những người bình thường khác, vì năm 22 tuổi đã vào tù lần đầu 2 năm rưỡi, lần thứ hai 11 năm rưỡi, lần thứ ba khi Trung Cộng đánh vào biên giới Việt Bắc, chính sách tập trung những người nguy hiểm đã đưa ông vào lại nhà tù thêm 14 năm nữa, tổng cộng 27 năm. Thuộc thành phần phản động, chống chế độ, lại bệnh tật thường xuyên, cuộc đời của ông không hề có chỗ cho một cuộc hôn nhân, có quyền được một mái gia đình riêng êm ấm. Ông Nguyễn Chí Thiện thổ lộ, ông chẳng còn thời gian để yêu ai, mà trên đời này cũng chẳng có ai đem lòng yêu ông. Tấm thân ông, cuối đời lại lang bạt quê người, liệu còn ai cô đơn hơn ông nữa.
Trong những thời gian cách khoảng khi ông không ở trong nhà tù là những ngày đói khổ phải lo miếng ăn, mơ ước chuyện vượt biên vào Nam, nhưng phương tiện không có, nghìn người ra đi thì may ra chỉ có một người bơi được qua sông trót lọt. Ý nghĩ của ông Nguyễn Chí Thiện ngày đó là một người đang sống mất tự do không khác gì hơn là một người đang bị chôn sống.
Ra tù năm 1991, bốn năm sau ông được người anh ruột là cựu Trung Tá ngành Tình Báo Nguyễn Công Giân, bị tù « cải tạo » 13 năm, đi Mỹ theo chương trình HO bảo lãnh cho ông đến Virginia. Năm 1998, cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên, ông được cơ quan Nghị Viện Quốc Tế Các Nhà Văn (International Parliamentary Writers) đài thọ sang « bồi dưỡng » để lấy lại sức khoẻ 3 năm tại Paris. Cuốn hồi ký Hoả Lò được viết trong thời gian này. Năm 2001, ông Nguyễn Chí Thiện trở về Virginia với gia đình ông Giân, nhưng khí hậu ở đây không thích hợp với bệnh tật kinh niên của ông là bệnh phổi, nên ông quyết định về sinh sống tại Nam Cali, nói rõ hơn la tại vùng Little Saigon. Ông trôi nổi đời ở trọ từ căn nhà nhỏ của nhạc sĩ Hồ Văn Sinh, rồi tới căn Mobilhome với nhà văn Phan Nhật Nam, rồi trở lại với Hồ Văn Sinh, ở đâu cũng có một chiếc giường nhỏ, cái TV và cái bàn viết. Ông tự giặt giũ và thổi cơm lấy cho hai bữa ăn của mình, lẽ cố nhiên là đơn giản đến mức như một người chay tịnh. Cuối năm 2009, ông Nguyễn Chí Thiện được về trú ngụ trong căn chung cư này trên đường First, một căn studio, sở hữu một cái tủ lạnh và tiện nghi bếp núc, phòng tắm riêng cho mình.
Một ngày của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
6 giờ sáng đã thức giấc, nhưng đến 9 giờ mới ra khỏi giường, vì đêm nào cũng phải phải ba giờ sáng ông mới ngủ được. Làm vệ sinh cá nhân xong, pha cho mình một bình trà, ông ngồi vào máy computer đọc báo và nhận gởi thư tín cho đến trưa. Khoảng 1300 ông mới vo gạo nấu nồi cơm điện rồi hâm thức ăn đã làm sẵn để trong tủ lạnh. Tí bắp cải, tí cà chua, chút cá, chút trứng cho qua bữa, nhiều khi mệt mỏi, buồn bã ông không muốn gượng dậy vào bếp để nấu và ăn cho xong bữa cơm. Tôi đến thăm ông lúc 1500 giờ, vào căn bếp để quan sát ông ăn uống ra sao, cho bài phóng sự, chứ không phải tò mò nhìn vào nếp sống riêng tư của ông. Bên bếp chỉ có một nồi cơm nhão khoảng một « cup », chưa có dấu cơm được bới ra, trên bếp là một chiếc « xoong » nhôm để không, còn sạch sẽ. Như vậy là hôm nay, từ sáng ông chưa ăn gì, chỉ mới gượng gạo vò cúp gạo, nấu nồi cơm, rồi ... để đó. Nhà báo chưa đám mở tủ lạnh ra để xem chiều nay ông có gì để ăn không.
Ông cho rằng bây giờ ăn chỉ còn là « nghĩa vụ », không còn thấy thích, vì vậy mỗi ngày phải thường uống thêm nhiều thứ thuốc bổ và ăn bột protein. Ăn trưa xong thì ông đọc sách hay mặc áo quần thật ấm, xuống đường đi bộ loanh quanh vài vòng cho giãn gân cốt. Ông có nhiều bạn bè trong giới văn chương còn nhớ đến ông, thinh thoảng ghé qua chở ông đi dự một hai sinh hoạt cộng đồng cần thiết hay ra ngoài ăn bát phở để thay đổi không khí tù túng của một căn phòng chật hẹp.
Những lúc cần đi mua ít thức ăn, ông xuống đường, lấy chuyến xe bus trên đường First đi về hướng West xuống chợ ABC mua ít thức ăn rồi trở về. Ông cũng chọn bác sĩ gia đình và nhà thuốc ngay trên tuyến đường này.
Từ xưa đến nay, ông chưa bao giờ lái hay sở hữu một chiếc xe hơi vì mắt ông rất kém. Mười lăm năm nay, ông chỉ đi nhờ xe bạn bè, dùng xe bus hay cuốc bộ.
Tôi hỏi ông, là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, có ai ưu ái, thấy ông sống một mình, không vợ không con, đem thức ăn đến nuôi ông không. Ông Thiện cho biết có vài vợ chồng đến thăm, cũng như một cô cháu xa, thấy ông vụng chuyện nấu nướng nên thỉnh thoảng mang lại cho một món ăn, chứ không có « bà già » nào thuộc « diện tình cảm » cả. Buổi chiều, mệt mỏi, ông Nguyễn Chí Thiện lên giường khoảng 10, 11 giờ nhưng không ngủ được trước ba giờ đêm. Trong câu chuyện không lúc nào tôi không thấy ông cười. Ông có vẻ mệt mỏi, gầy yếu, da xanh mướt và hình như ông đang có một nỗi buồn lớn lao nào đó chế ngự tâm hồn ông.
Tuổi già đất khách : « Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn ! »
Ông Nguyễn Chí Thiện không có bệnh tật gì trầm trọng, cũng cao máu, cao mỡ như những vị cao niên khác, nhưng cuộc đời ông đã phải 27 năm nằm trong nhà tù, mà lại nhà tù Cộng Sản, 15 năm ra hải ngoại sống một mình, ăn uống thất thường, tình cảm lại cô đơn, lúc nào ông cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Về Mùa Ðông, ông lại hay bị cảm, chóng mặt, nhưng có lẽ tinh thần làm ông xuống sức. Ðó là nỗi buồn dai đẳng theo ông.
Không những thấy buồn, ông Nguyễn Chí Thiện tâm sự lúc nào lòng cũng thấy bồn chồn lo lắng, phải chăng đó là dấu hiệu của bệnh trầm uất, nhất là của một người sống một mình, không có ai bên cạnh để chia sẻ nỗi vui buồn, và càng ngày càng đắm chìm trong nỗi buồn riêng tư ấy. Có khi người ta buồn những cái buồn vô cớ, nhưng cũng có những nỗi buồn có tên đeo đẳng chúng ta suốt cuộc đời. Ðối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông canh cánh bên lòng nỗi buồn về quê hương.
Năm 1991 khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ông Thiện tiên đoán « chậm lắm là năm 2001, nghĩa là 10 năm sau, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đi vào bóng tối và Việt Nam sẽ được Dân Chủ hoá ».
Bây giờ đã năm 2011, chưa có dấu hiệu gì đất nước thoát khỏi sự cai trị của đảng Cộng Sản, mà thân nhân, bà con, bạn bè lần lượt ra đi. Việc hy vọng có một ngày nào được trở lại để thăm làng quê, mồ mả, thân quyến họ hàng càng ngày càng xa, trong lúc đó, tuổi càng ngày càng cao, sức khoẻ mỗi ngày một yếu. Cả một thời tù đày, vất vả, ngay cả miền Bắc ông cũng không biết nhiều, cả cố đô Huế cũng chưa được đến. Nhưng lẽ cố nhiên, nhà thơ chống Cộng này sẽ trở lại Việt Nam khi đất nước có được Dân Chủ tự do, nhưng với tuổi đời và bệnh tật của ông, hy vọng này càng ngày càng mong manh, vì vậy mà nỗi buồn lớn vẫn còn. Nhận định về tình hình tranh đấu Dân Chủ trong nước, ông Nguyễn Chí Thiện cho rằng, cá nhân thì có, nhưng tạo được một phong trào quần chúng thì chưa. Nói về những công việc trước mắt và những chuyện chưa làm được, cá nhân nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mong sẽ hoàn thành cuốn hồi ký, nhưng chỉ cô đọng trong vòng 300 trang. Trở ngại là khi ông ngồi trước máy computer lâu để đọc hay viết, mắt đau nhức và ông có cảm tưởng như mắt bị lồi ra.
Ðời sống của một người già ở Mỹ được săn sóc thuốc men, trợ cấp, nhà cửa, thực phẩm đầy đủ, nói chung là không còn phải lo đến cái ăn, cái mặc, nhưng về mặt tinh thần, một người già sống xa quê hương, không gia đình, bà con, thân thích như ông, phải nói là đơn độc, buồn nản. Ðêm nào khó ngủ, ông cũng buồn như nỗi buồn thế sự của nhà thơ Trần Tế Xương : “Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn !”.
Cũng chịu cảnh tù đầy 27 năm, Nelson Mandela của Nam Phi ra tù, ông có đủ gia đình, vợ con và danh vọng của một Tổng Thống. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng ở tù vì tranh đấu chống cường quyền, ra tù, ông chịu cảnh lưu vong, ốm đau và cô đơn trên xứ người.
Huy Phương
Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THK bàn tay chiếm tỉ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí THK thường gặp.
Ai hay bị THK bàn tay?
THK bàn tay thường hay gặp ở độ tuổi từ 60 - 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THK bàn tay. Tỉ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 - 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Số lượng bệnh nhân nữ mắc THK bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hoóc-môn như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.
Những người béo phì cũng dễ bị THK bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân THK bàn tay bị béo phì.
THK bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường...
Hạt heberden mọc ở khớp ngón xa trong giai đoạn muộn của thoái hóa khớp. |
Khớp nào dễ bị tổn thương?
Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn. Dấu hiệu nhận biết THK bàn tay
Có 4 dấu hiệu cơ bản của THK bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Người bệnh thường bị đau khớp bàn tay một bên hoặc cả hai bên, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào cốc và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 - 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân THK bàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế trẻ nhỏ...
Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Có thể sử dụng thêm chụp Xquang bàn tay để chẩn đoán THK bàn tay. Đây là kĩ thuật đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của THK trong nhiều năm nay.
BS. Ngọc Vĩnh
Run tay là một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Bắt đầu từ độ tuổi 45, chứng run tay có thể xuất hiện và nguy cơ còn cao hơn nữa khi quá tuổi này.
Yếu tố cản trở sinh hoạt
Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay ở bất kỳ một bộ phận trên hệ thống cơ nào trên cơ thể, run khi nghỉ nhưng cũng có khi run lúc vận động. Những vận động run này có cường độ và biên độ rất khác nhau. Có thể run lớn khiến lắc lư cả người nhưng cũng có khi chỉ là những cử động nhanh nhỏ mà thôi. Đây là một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Bắt đầu từ độ tuổi 45 chứng run tay đã có khả năng xuất hiện và nguy cơ gặp còn cao hơn nữa khi tuổi tăng gây khó khăn trong vận động.Run tay không phải là một biến cố nguy hiểm về sức khoẻ. Nhìn chung, chúng không gây thiệt hại về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, mà điểm đáng chú ý nhất của chứng bệnh này chính là sự cản trở vận động và sinh hoạt. Người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện, khi vệ sinh cá nhân, khi đi lại. Chỉ ở mức độ nặng, người bệnh mới có thể bị chấn thương do tai nạn hay mất thăng bằng gây ngã.
Nguyên nhân gây run tay
Nguyên nhân gây ra chứng run tay ở người cao tuổi trong một số trường hợp cụ thể đã được xác định rõ. Nhưng đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn còn là một câu hỏi. Thông thường người ta thường quy run tay vào ba trường hợp sau đây:- Run lành tính: là loại run xuất hiện khi vận động và mất đi khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nó lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống vì người cao tuổi khó thực hiện những vận động được cho là đơn giản nhất như uống trà. Người bệnh khó có thể cầm được tách trà như bình thường. Các biểu hiện khác kèm theo run tay bao gồm: gật gù đầu, run môi, run lưỡi. Tình trạng run có thể không đối xứng, nghĩa là một bên bị run nhưng một bên lại hoàn toàn bình thường.
Tập dưỡng sinh làm tăng lưu thông máu lên não làm giảm nguy cơ mắc bệnh. |
- Run do bệnh Parkinson: Parkinson là một bệnh do thiếu hụt chất trung gian thần kinh dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bệnh bởi một số dấu hiệu như: cứng đờ, khó vận động, tay xoay vòng, không giữ được tư thế. Người bệnh có dáng đi giật cục và cứng nhắc đặc trưng. Điểm khác biệt nhất là run do Parkinson xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Vì thế mà chúng ta có thể thấy tay người bệnh run rất mạnh ngay cả khi đang ngồi nói chuyện. Ban đầu là run từng đợt thưa, nhưng sau thì các đợt này mau hơn và ta có cảm tưởng là người bệnh run liên tục.
Những người bị mắc chứng Parkinson có thể bị suy giảm trí nhớ và ảo giác. Việc điều trị bệnh đã được thành công hoá khi xuất hiện những chất đồng vận của dopamin. Tuy nhiên cần hết sức chú ý là trong quá trình điều trị vì các tác dụng phụ gây rối loạn tâm thần hay trên hệ ngoại tháp của các thuốc này gây ra.
- Run do suy giảm chức năng não bộ: Run trong trường hợp này thường là do chức năng não bộ bị suy giảm gây rối loạn điều hoà vận động. Run xuất hiện khi người cao tuổi tập trung chú ý, càng để ý càng run. Liên quan tới tình trạng này là hiện tượng bị bệnh vữa xơ động mạch não có giảm lưu lượng máu não nghiêm trọng. Cũng có thể gặp ở những trường hợp nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.
Dự phòng như thế nào?
Một số trường hợp run tay là do các bệnh lý trước đó ở một cơ quan khác gây ra. Với những trường hợp này, việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý đóng vai trò là căn nguyên được coi là những biện pháp thích đáng. Tuy nhiên phần nhiều những trường hợp run tay là do hiện tượng rối loạn thần kinh-cơ khi về già. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện để giảm tốc độ rối loạn thần kinh ở người cao tuổi mang tính chiến lược hơn trong khắc phục chứng bệnh này. Những biện pháp có tác dụng phòng ngừa run tay
- Hạn chế rượu, bia. Rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.
- Tích cực sử dụng các loại rau củ quả trong chế độ dinh dưỡng. Ðặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại hoa quả củ có màu sặc sỡ như gấc, bí ngô, cam, cà rốt... vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não điều khiển. Vốn giàu vitamin E, vải, đu đủ, đào, lê được khuyên dùng nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh.
- Thông báo kịp thời cho bác sĩ những biến cố do tác dụng phụ run tay của thuốc trong quá trình điều trị một bệnh khác. Những người đang sử dụng thuốc điều trị chống trầm cảm loại lithium, thuốc chống động kinh loại phenytoin có thể xảy ra những tác dụng phụ trên hệ thần kinh-cơ. Sử dụng những thuốc này kéo dài hoặc tuỳ tiện có thể gây ra run tay mức độ nặng.
- Giảm căng thẳng, lo âu vì căng thẳng, lo âu là một yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến mức độ run. Ở người già, sự thay đổi tâm lý luôn là một vấn đề thường trực, nhất là trạng thái hay lo nghĩ. Trong các trường hợp bị run tay thì vấn đề khó khăn trong vận động càng làm cho những lo âu trở nên trầm trọng. Càng lo nghĩ càng run, càng cố gắng điều chỉnh thì càng làm tăng cường độ. Trong các trường hợp run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò ảnh hưởng lớn. Chúng ta cần hết sức giúp đỡ để những yếu tố tâm lý không làm trầm trọng thêm bệnh.
- Thực hiện các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Các bài tập dành cho đầu và cổ có tác dụng làm giảm mức độ nặng của bệnh.BS. Yên Lâm Phúc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét