Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Năm 2013: Kinh tế - công nghiệp Mỹ phá sản?

Từ ngày Obama lên làm Tổng Thống Mỹ cho đến nay, những người thuộc đảng CH luôn cho rằng Obama chỉ là "thằng mọi đen" nói nhiều, nói phét... chứ chẳng làm được trò trống gì hết !  Ngay như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cũng luôn có những ý kiến thiên vị đậm mùi kỳ thị khi nói về Obama và kinh tế Hoa Kỳ mà không hề có một lời "công đạo" nào về "đống rác vĩ đại" mà Bush con để lại. Bà con buôn bán nhỏ trên phố Bolsa luôn ủng hộ đảng CH nên cứ chửi Obama là ngu dốt, giỏi nói nhiều chứ chẳng làm được gì cho kinh tế Mỹ khá hơn. Sự thật ra sao? Hãy nhìn người Mỹ rủ nhau mua sắm nhiều hơn trong tháng 11-12, số người thất nghiệp giảm đi, ít ra Obama cũng đã cho thấy cố gắng rất nhiều để xoay chuyển tình hình kinh tế nước Mỹ tốt hơn là châu Âu vẫn cố ngoi lên trong biển nợ ngập đầu; trong khi đảng CH chỉ biết gây khó khăn, phá hoại chứ chẳng đưa ra được một giải pháp khả thi nào tốt hơn. Nói thẳng, đảng CH hôm nay ở Hạ Viện Mỹ đã bị lũ phá thối Tea Party giựt dây nên cũng chỉ là đám nói phét, ăn hại, phá hoại mà thôi!  Lợi dụng Obamacare có những sai sót, họ đã tận tình khai thác triệt để nhằm bôi xấu Obama là "thất hứa" nhưng thử hỏi CH có làm được gì khá hơn chưa?
Biểu tượng sức mạnh công nghiệp Mỹ phá sản


Thành phố Detroit - Cái nôi của công nghiệp xe hơi của Mỹ, biểu tượng một thời cho sức mạnh công nghiệp Mỹ đã phải đối mặt với hàng thập kỷ khó khăn do sự sụt giảm kinh tế.
http://thefinancialphysician.com/wp-content/uploads/2013/07/detroit-bankrupt-composite-3_aiqcsj.jpg
Ngày 18/7, Detroit đã nộp đơn xin bảo hộ trước các chủ nợ, trong đó có nhiều viên chức của lĩnh vực công và các quỹ hưu trí.
Trung tâm sản xuất ô tô của thế giới đã trở nên trống rỗng khi cư dân và các doanh nghiệp đều chuyển về vùng ngoại ô. Hiện tại, đã có khoảng 70.000 bất động sản bị bỏ hoang

Quá trình tái cơ cấu khoản nợ lớn nhất chưa từng có ở Mỹ này có thể sẽ kéo dài trong vài tháng do những vấn đề pháp lý, việc bán tài sản và cắt giảm lợi ích của người lao động và người về hưu.

Detroit không còn xa lạ gì nữa với phá sản khi vào năm 2009, hai công ty lớn nhất của thành phố này là Tập đoàn sản xuất ôtô General Motors (GM) và Chrysler Group đã phải nhờ vào gói cứu trợ 80 tỷ USD của liên bang để thoát khỏi phá sản.

Một góc thành phố Detroit, bang Michigan
Một góc thành phố Detroit, bang Michigan

Các chuyên gia cho rằng việc nộp đơn xin phá sản lần này của Detroit về cơ bản là khác và nguy hiểm hơn nhiều cho thành phố này khi không có gói cứu trợ tương tự.

http://moneymorning.com/files/2013/07/20130722_detroit_bankrupt.jpgTỷ lệ thất nghiệp ở Detroit đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2000 và tăng hơn gấp đôi mức trung bình của cả nước Mỹ.  Thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở mức dưới 28.000 USD trong khi mức thu nhập bình quân của các nước Mỹ là 49.000 USD.

Năm 2011, hơn 36% người dân sống trong cảnh nghèo đói. Giá trung bình của một ngôi nhà là 71.000 USD, bằng một nửa so với mức 137.000 USD của cả nước.

Tỷ lệ giết người của Detroit đã ở mức cao nhất trong gần 40 năm qua  trong khi chỉ có 1/3 số xe cấp cứu còn hoạt động. Detroit đang trở thành một trong những thành phố nguy hiểm nhất ở Mỹ.

Kevyn Orr – người đứng đầu cơ quan tình huống khẩn cấp của Detroit cho biết: "Đây là một quyết định khó khăn và đau lòng, nhưng tôi tin rằng không có lựa chọn khả thi nào khác”.

  • T.Hồng (Theo Infonet/BBC)
Báo in thế giới ngày càng chật vật

Để tồn tại trước sự cạnh tranh khốc liệt của báo điện tử, nhiều báo giấy danh tiếng đã phải cắt giảm nhân sự, bán cho chủ khác, tách riêng khỏi công ty mẹ hoặc chuyển hẳn sang báo mạng.
Ngành công nghiệp báo in đã gặp khó khăn lớn những năm gần đây, do mất nhiều độc giả và đối tác quảng cáo về tay báo điện tử. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Statista tuần trước, sau khi đạt đỉnh năm 2000, doanh thu quảng cáo của các tờ báo tại Mỹ đã giảm hơn 70% và xuống đáy 50 năm gần đây. Việc này có thể tiếp tục xấu đi những năm tới, khi các hãng quảng cáo chuyển mục tiêu sang Internet. Ngày nay, thời gian tiếp cận với thông tin qua báo và tạp chí của người Mỹ chỉ chiếm 4,6%, trong khi 20% họ dành cho thiết bị di động.

Dấu hiệu xuống dốc của hàng loạt tờ báo tên tuổi trên thế giới bắt đầu rõ nét từ năm ngoái. Tháng 10/2012, Newsweek – tạp chí kinh tế đình đám của Mỹ tuyên bố ngừng bản in để chuyển hẳn sang bản điện tử với tên gọi Newsweek Global. Để đọc tin tức online, độc giả sẽ phải trả tiền. Những người điều hành cho biết tiếp tục giữ báo in sẽ chỉ khiến họ thua lỗ khoảng 40 triệu USD mỗi năm. Đến tháng 8 năm nay, Newsweek còn bị bán cho chủ mới là hãng truyền thông IBT Media.

newspapers-3136-1386921932.jpg
Ngành báo in thế giới kinh doanh rất chật vật thời gian gần đây. Ảnh: Bayelsa
Doanh thu quảng cáo sụt giảm cũng khiến các báo phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí, phổ biến nhất là cắt giảm nhân sự. Tháng 12 năm ngoái, New York Times tuyên bố sẽ chia tay 30 biên tập viên kỳ cựu thuộc bộ phận tin tức. Năm 2008, khu vực này cũng đã bị cắt giảm 100 người. Tạp chí chuyên về phong cách sống Condé Nast (Mỹ) năm ngoái cũng đã phải cho nghỉ việc 60 nhân viên. Lý do họ đưa ra là "kinh tế Mỹ quá khắc nghiệt".

Để bảo vệ lợi nhuận, tháng 6 năm nay, đế chế truyền thông News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch cũng đã hoàn thành việc tách khu vực xuất bản với bộ máy giải trí đang rất có lãi. Mảng xuất bản của hãng có cả nhật báo đình đám Wall Street Journal, nhưng được định giá chỉ bằng một phần bảy mảng phim - truyền hình.

Đỉnh điểm khó khăn với báo in là hồi tháng 2, RDA Holdings - nhà xuất bản của tạp chí 91 năm tuổi Reader’s Digest (Mỹ) nộp đơn xin bảo hộ phá sản khi phải gánh khoản nợ lên tới 465 triệu USD. Đây đã là lần thứ 2 trong gần 4 năm hãng phải làm việc này.

Năm nay cũng chứng kiến làn sóng mua lại báo chí dồn dập trên thế giới. Đầu tháng 8, tỷ phú Amazone - Jeff Bezos chi 250 triệu USD mua Washington Post. Chỉ vài ngày trước đó, tỷ phú John W. Henry cũng mua Boston Globe với giá 70 triệu USD. Đây chính là dấu hiệu giá trị tài sản ngành xuất bản đang tuột dốc không phanh.

Tập đoàn Tribune cũng đang chật vật tìm người mua đến 10 tờ nhật báo, trong đó có Los Angeles Times, Chicago Tribune và Baltimore Sun. Tuy nhiên, quá trình này khó khăn đến nỗi họ đã phải lên kế hoạch tách mảng xuất bản ra khỏi mảng truyền hình, cáp và kỹ thuật số đang ăn nên làm ra.

Hồi tháng 11, Forbes Media cũng đã thuê Deutsche Bank nghiên cứu khả năng bán công ty, trong đó có Fobes - tạp chí kinh doanh lớn thứ ba tại Mỹ. Doanh thu quảng cáo 9 tháng đầu năm của Forbes đã giảm 7,5% xuống 165,7 triệu USD, theo Hiệp hội Báo chí truyền thông. Số trang quảng cáo trong bản giấy cũng giảm 12,5%.

Tin tức Financial Times (Anh) có thể bị bán cũng được truyền khắp nơi khi công ty mẹ của họ là Pearson cam kết đầu tư nhiều hơn cho mảng giáo dục. Bloomberg, Thomson Reuters và cả News Corp năm ngoái cũng tỏ ý sẵn sàng mua lại tạp chí danh tiếng này.

Một nghiên cứu từ Trường Báo chí – Truyền thông thuộc Đại học Nam California còn cho biết phần lớn báo in tại Mỹ sẽ chỉ tồn tại đến năm 2016. Các tờ có khả năng cao duy trì bản giấy là những tờ cực lớn - New York Times, USA Today, Washington Post, Wall Street Journal và cực nhỏ - tuần báo địa phương.

Khi được hỏi về tương lai của báo giấy, ông chủ mới của Washington Post - Jeff Bezos nhận định sẽ có ngày nó trở thành mặt hàng xa xỉ với người đọc. "Tôi không biết bao nhiêu lâu nữa, có thể là vài chục năm, báo giấy sẽ là điều xa xỉ. Nó giống như việc người ta vẫn có ngựa, nhưng chẳng thường xuyên dùng chúng để đi làm vậy", ông nói.

Hà Thu
Khách hàng mua sắm quà nhân dịp lễ giáng sinh tại cửa hàng Target, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự quyết tâm cùng với những nỗ lực vượt bậc của thế giới có thể chưa đủ để làm thay đổi hoàn toàn bức tranh kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2013 được đánh giá là năm “bản lề” đối với nền kinh tế thế giới bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu được xem là đã chạm đáy, mức tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ khiến Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed) có thể ngừng chương trình kích thích kinh tế, trong khi chương trình cải cách của Nhật Bản bước đầu đạt kết quả tích cực...
Sự chuyển mình theo hướng tích cực của một số nền kinh tế sau khủng hoảng khiến các chuyên gia thừa nhận hiện có thể là thời điểm “chuyển giao” của nền kinh tế thế giới, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài nhất trong gần một thế kỷ qua để trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Đầu năm 2013, hầu hết các định chế tài chính lớn trên thế giới đều nhận định không mấy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế châu Âu được dự báo tiếp tục ảm đạm trong khoảng 2-3 năm nữa, tăng trưởng thậm chí vẫn âm trước khi có thể tăng nhẹ vào năm 2014.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là hoạt động kinh tế của châu Âu nói chung và Khu vực đồng euro (Eurozone) nói riêng đã có những dấu hiệu đáng mừng, khiến chính những định chế tài chính trên phải điều chỉnh dự báo.
Eurozone chính thức thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nhất kể từ khi khối này được thành lập năm 1999 khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2013 tăng 0,3%.
Sự kiện này đã chấm dứt đợt suy thoái kinh tế suốt sáu quý liên tiếp của Eurozone, đánh dấu thời kỳ bắt đầu phục hồi của khối này.
Dự báo, Eurozone có thể đạt mức tăng trưởng 0,9% vào năm 2014, trong đó Đức vẫn là đầu tàu kinh tế với mức tăng 1,4%.
Ireland, một trong những thành viên Eurozone phải viện đến gói cứu trợ quốc tế, đã tuyên bố thoát khỏi chương trình cứu trợ và hiện được coi là quốc gia có triển vọng phục hồi nhất trong số các nước rơi vào khủng hoảng tại khu vực.
Cùng với lòng tin của giới đầu tư gia tăng, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy đều được các hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế nâng mức xếp hạng. Mặc dù mức tăng trưởng chưa đáng kể, song "lục địa già" đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm trong hai quý cuối cùng của năm 2013.
Quyết định của Fed giảm lượng tiền kích cầu vào nền kinh tế Mỹ có lẽ là lời khẳng định rõ ràng nhất về sự cải thiện của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Với tốc độ tăng trưởng dự báo 1,7% trong năm nay, Mỹ được xem là về đích với kết quả ngoài mong đợi.
Ấn tượng nhất là mức tăng trưởng 3,6% GDP, tạo gần 600.000 việc làm trong quý 3/2013 với lòng tin của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp đều được cải thiện. Mặc dù tốc độ này có thể bị ảnh hưởng trong quý 4 do các cơ quan chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần hồi tháng 10 do mâu thuẫn về mức trần nợ công, song dự báo GDP của Mỹ vẫn tăng 1,7% và có thể đạt mức 2,6% trong năm 2014.
Nhật Bản được đánh giá là đang trở lại đà tăng trưởng với tốc độ GDP dự báo đạt gần 2% trong năm nay. Không chỉ lấy lại đà phục hồi ngay từ nửa đầu năm, nền kinh tế Xứ sở Mặt Trời mọc xuất hiện những dấu hiệu tích cực nhờ học thuyết Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe.
Sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho dù vẫn là một câu hỏi lớn bởi những ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài và những điều chỉnh kinh tế trong nước thời gian tới, song trước thềm năm mới, người dân Nhật Bản có thể tự tin hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái khi nền kinh tế này được dự báo có thể rơi vào cuộc suy thoái thứ 5 trong vòng 15 năm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu cũng như hậu quả của thảm họa động đất-sóng thần năm 2011.
Mặc dù mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) không bằng năm ngoái, song không thể phủ nhận những gì nhóm này đạt được trong năm 2013 vẫn được coi là động lực của sự tăng trưởng toàn cầu.
Dự báo, mức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2013 và năm 2014 lần lượt là 7,6% và 7,3%, trong khi Ấn Độ là 3,8% và 5,1%.
Mặc dù những dấu hiệu tích cực trên khiến dư luận lạc quan hơn về bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2014, song trên thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.
Chính sách “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu nhằm đối phó cuộc khủng hoảng nợ công có thể khiến lục địa này rơi vào tình trạng nghèo đói kéo dài khi thất nghiệp vẫn ở mức báo động hơn 12%.
Việc Fed ngừng chương trình cứu trợ kinh tế có thể sẽ dẫn đến việc tăng mạnh lãi suất dài, đồng thời có thể đẩy các thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng các nhà đầu tư bán tháo tài sản thế chấp, ảnh hưởng đến nguồn đầu tư ở các nền kinh tế mới nổi. Đó là chưa kể một loạt yếu tố tiêu cực khác như hệ thống ngân hàng còn yếu, thực lực kinh tế của Eurozone chưa ổn định.
Tất cả điều đó đều có thể khiến nền kinh tế thế giới chệch khỏi đà phục hồi vẫn còn mong manh./.
Triển vọng kinh tế thế giới vững mạnh hơn trong năm 2014
Chủ tịch Fed Ben Bernanke màn hình tại Sàn giao dịch chứng khoán ở New York, ngày 18/12/2013. Vào lúc sắp hết năm 2013, số người đi tìm việc tăng lên ở Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng ở mức nhanh nhất trong 2 năm và Quốc Hội đã có một ngân sách mới.
Chủ tịch Fed Ben Bernanke màn hình tại Sàn giao dịch chứng khoán ở New York, ngày 18/12/2013. Vào lúc sắp hết năm 2013, số người đi tìm việc tăng lên ở Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng ở mức nhanh nhất trong 2 năm và Quốc Hội đã có một ngân sách mới.
Kinh tế toàn cầu bước qua một giai đoạn mới vào lúc năm cũ sắp kết thúc. Các số liệu mới cho thấy dường như đã bớt đi một phần bất định của năm 2013 vào lúc năm mới sắp bắt đầu. Nhưng các kinh tế gia tỏ ra thận trọng. Mặc dù có sự cải thiện liên tục, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, vụ khủng hoảng nợ nần của châu Âu còn lâu mới chấm dứt và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại. Thông tín viên VOA Mil Arcega ghi nhận về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2014, trong bài tổng kết cuối năm.
Vào lúc sắp hết năm, số người đi tìm việc tăng lên ở Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng ở mức nhanh nhất trong 2 năm và Quốc Hội đã có một ngân sách mới có tác dụng xóa bỏ nguy cơ chính phủ phải đóng cửa một lần nữa.
Ngăn chặn được thêm một vụ giằng co chính trị, người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ John Arensmeyer dự kiến một bầu không khí tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp trong năm 2014.
“Có thể sẽ là một năm tốt đẹp hơn năm 2013, nhất là nếu ta không phải chứng kiến những trò vớ vẩn như ta đã thấy trong vụ chính phủ đóng cửa.”
Bên kia Thái Bình Dương, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức 2 con số.
Nhưng ngay cả với triển vọng tương đối khiêm tốn là tăng trưởng ở mức 7%, kinh tế gia quốc tế Uri Dadush nói Trung Quốc vẩn tiếp tục có ảnh hưởng mạnh về kinh tế trong khu vực.
“Trung Quốc sẽ đi chậm hơn một chút trong 1 năm hay 2 năm tới, nhưng vẫn đủ để kéo theo một số lớn các nước.”
Nhưng trong khi nhu cầu cao hơn có cơ may đem lại lợi ích cho các nước từ Kampuchea cho tới Nhật Bản, các nền kinh tế của châu Âu vẫn yếu.
Ủy hội Âu châu nói rằng trưởng sẽ chậm lại ở 18 quốc gia sử dụng đồng euro - với mức thất nghiệp có thể sẽ nhích cao hơn trong năm mới.
Bất kể những cải cách ngân hàng vừa thực hiện, ông Dadush nói các biện pháp kiệm ước gay gắt ở các nước được cứu nguy tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế châu Âu.
“Italia gặp khó khăn lớn, và ngay cả Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha và Ireland cũng sẽ phải mất vài năm mới thoát ra khỏi tình trạng rối ren.”
Cũng vẫn còn lại các câu hỏi dai dẳng về tác động quốc tế của quyết định giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đưa ra. Trước việc giá cả nguyên vật liệu có cơ sụt giảm trong năm tới, các kinh tế gia cho rằng các nước lệ thuộc vào sản phẩm có thể thấy thu nhập xuống thấp.
“Các nước đó gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungaria, và có thể cả Indonesia, là những nước lệ thuộc vào sản phẩm.”
Ở Trung Ðông, một số các nước xảy ra cuộc nổi dây mùa xuân, hiện vẫn còn bất ổn, dự kiến sẽ nếm trải các khó khăn kinh tế trong năm 2014.
Ông Pinfan Hong, người đứng đầu công tác theo dõi kinh tế toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc, nói:
“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số tiến bộ đang tạo dựng động lực cho năm tới. Vì thế chúng tôi trông đợi nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2014.”
Cũng có dấu hiệu tốtcho châu Phi trong năm 2014. Sau khi tăng trưởng ở tỷ lệ thường niên là 4,8% trong năm 2013, Ngân hàng Phát triển Phi châu dự kiến tăng trưởng sẽ tăng lên tới 5,3%, thúc đẩy bởi tăng trưởng mạnh trong khu vực dịch vụ và hoạt động gia tăng trong các ngành mỏ và nông nghiệp.VOA

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm 2013, tăng trên 3000 điểm kể từ tháng Giêng. Quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang, Fed, cắt bớt kích thích kinh tế bắt đầu từ tháng Giêng 2014 đã khuyến khích các nhà đầu tư hơn nữa. Tất cả các nhà phân tích đều vui với dữ kiện của năm 2013, nhưng có đôi chút thận trong trong năm 2014.
Các hàng tin điện tử ở Quảng Trường Times nói lên điều này. Sự gia tăng các danh mục đầu tư trong năm 2013 đã gây được ấn tượng và phần lớn các nhà phân tích cho rằng đó là nhờ Quỹ Dự trữ Liên bang.
  Ông Peter Cardillo, Trưởng Kinh tế gia của công ty Rockwell Global Capital, nói rằng đây là một năm đầy phấn khích:
  “Tất nhiên các thị trường đều đạt kết quả rất tốt, chứng khoán tăng, các danh mục đầu tư đạt đến mức cao nhất. Một phần là nhờ chính phủ, ngân hàng trung ương đã cực kỳ hào phóng. Họ đưa rất nhiều thanh khoản vào thị trường.”
  Ông John Allison của công ty Unio Holdinhs cho rằng việc Fed giảm mua trái phiếu 10 tỉ đôla xuống còn 75 tỉ đôla có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường chứng khoán. Ông nói:
  “Fed đã mua các khoản thế chấp nhiều nhất. Fed mua nhiều trái phiếu Mỹ nhất, một cách đặt tiền vào tay của chính phủ Mỹ, và tiền đó được chi cho kinh tế, dù là cho cá nhân, nhà thầu, doanh nghiệp quốc phòng hay cái gì khác. Đó là lý do vì sao tạo sự thuận lợi cho thị trường. Khi điều đó diễn ra tôi nghĩ lãi suất sẽ tiếp tục tăng, và thị trường có hướng trái ngược không thích lãi suất tăng cho dù môi trường có tốt đến thế nào chăng nữa.”
  Phần lớn các nhà phân tích đồng ý rằng mọi người nên giữ nguyên đầu tư của mình cho dù thị trường có đi xuống và nói rằng đây là thời điểm tốt để mua vào.
  Giáo sư Stephen Brown của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York hỗ trợ lý thuyết đầu tư dài hạn trong thị trường. Ông nói:
“Bất cứ ai đầu tư vào thị trường là đầu tư trong dài hạn, vì vậy không ai có thể  nói điều gì xảy ra trong ngắn hạn, nếu chúng ta tin ở Hoa Kỳ, chúng ta tin đây là cách hợp lý để đầu tư tiền của mình.
  Thị trường và phần lớn các nhà đầu tư không thích tình trạng bất định. Biện pháp mới đây của Fed cắt bớt ngân khoản kích thích những vẫn giữ lãi suất thấp là một nỗ lực nhằm giảm tình trạng không chắc chắn, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Mỹ và đem lại sự tin tưởng cho phần còn lại của thế giới.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán
Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ 4,1 phần trăm trong giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Chín, cao hơn mức chính phủ ước tính lúc đầu.
Bộ Thương mại hôm thứ Sáu cho biết chi tiêu tiêu dùng, chiếm 70 phần trăm nền kinh tế Mỹ, đã tăng trưởng nhanh hơn trong quý Ba so với dự đoán. Bộ Thương mại nói những hộ gia đình Mỹ đã mua sắm nhiều mặt hàng đắt tiền hơn, chẳng hạn như tủ lạnh, trong khi cũng chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ hàng ngày và chăm sóc y tế.
Tăng trưởng từ tháng Bảy tới tháng Chín là mức tăng nhanh nhất trong hai năm và lớn thứ hai kể từ cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng chính thức kết thúc vào giữa năm 2009.
Chính phủ trước đó đã ước tính tăng trưởng quý Ba sẽ là 3,6 phần trăm, cao hơn tốc độ tăng trưởng 2,5 phần trăm mà quý hai đạt được.
Với việc nền kinh tế tăng trưởng đều đặn, các nhà hoạch định chính sách lớn nhất thế giới ở ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) tuần này đã đồng ý giảm bớt hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ. Hơn một năm qua, Fed đã bơm 85 tỉ USD mỗi tháng vào nền kinh tế bằng việc mua trái phiếu, nhưng bắt đầu từ tháng sau Fed sẽ cắt giảm con số đó xuống 75 tỉ USD.
Kể từ khi ngân hàng trung ương bắt đầu mua tài sản, Mỹ đã bổ sung thêm gần ba triệu việc làm cho thị trường lao động và tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn bảy phần trăm. Những chỉ số chứng khoán chính trên sàn giao dịch chứng khoán New York đang ở gần mức kỷ lục.Theo VOA

0 nhận xét:

Đăng nhận xét