Hiển thị các bài đăng có nhãn Tháng 12. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tháng 12. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Khám phá "siêu xe" của các kiểu ông già Noel mà bạn chưa biết

Những Câu Chúc Tết - Mỗi ông già Noel lại chọn cho mình một cách thức khác nhau để mang quà tới tặng các em nhỏ...

Nhắc tới Giáng sinh, tới ông già Noel, người ta thường nghĩ ngay tới một ông lão có gương mặt phúc hậu, chiếc bụng phệ, bộ râu trắng xóa, mặc quần áo đỏ với bao quà ở sau lưng. Ông thường cưỡi cỗ xe tuần lộc vào đêm Giáng sinh đi phát quà cho trẻ em khắp nơi trên thế giới. 

Song trên thực tế, đó không phải là ông già Noel duy nhất. Ở rất nhiều nền văn hóa, tôn giáo có những phiên bản ông già Noel khác và tất nhiên, thay vì dùng xe tuần lộc, họ sử dụng phương tiện khác…

1. Xe tuần lộc kéo của Santa Claus

Santa Claus là “phiên bản” ông già Noel phổ biến nhất trên thế giới. Hàng năm, cứ tới đêm Giáng sinh 24/12, ông lại cưỡi trên cỗ xe được kéo bởi 9 chú tuần lộc đáng yêu bay khắp bầu trời, tặng cho trẻ em những món quà đặc biệt.
Khám phá "siêu xe" của các kiểu ông già Noel mà bạn chưa biết

Nguồn gốc câu chuyện về đàn tuần lộc kéo xe của ông già tuyết ra đời từ bài thơ “The Night Before Christmas” của Clement C. Moore năm 1823. Theo đó, ban đầu, cỗ xe bay của ông già Noel gồm có 8 chú tuần lộc, xếp thành 2 hàng: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder và Blitzen. Trong đó, tên của 2 chú Donder, Blitzen xuất phát từ tiếng Đức, có nghĩa là sấm chớp và tia sét.
Khám phá "siêu xe" của các kiểu ông già Noel mà bạn chưa biết
Ban đầu, đàn tuần lộc của ông già Noel Santa Claus chỉ có 8 con...

Tới năm 1939, trong những bài thơ Giáng sinh của Robert L. May viết ra, hình ảnh chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, vào một đêm Giáng sinh, Santa Claus gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ bởi bầu trời giá rét đầy sương mù. 

May sao khi ấy, ông phát hiện ra Rudolph - một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ của chú tuần lộc này phát sáng đã giúp Santa Claus hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel.
... nhưng sau đó có thêm chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph dẫn đầu...
Khám phá "siêu xe" của các kiểu ông già Noel mà bạn chưa biết
Chú tuần lộc mũi đỏ đáng yêu Rudolph.

Cũng từ đó, đoàn xe tuần lộc của ông già Noel có 9 thành viên. Theo nhiều quan điểm tôn giáo, sở dĩ đàn tuần lộc này có khả năng bay được là nhờ Santa Claus đã tình cờ tìm thấy và cho chúng ăn bột ngô và yến mạch thần kỳ. 

Đặc biệt, trong văn hóa dân gian, chiếc sừng của tuần lộc có khả năng bắt, thu nhận tất cả những giấc mơ, nguyện vọng của trẻ em trên toàn thế giới, do đó ông già Noel đã quyết định chọn loài sinh vật này làm phương tiện di chuyển của mình.
Khám phá "siêu xe" của các kiểu ông già Noel mà bạn chưa biết
2. Xe ngựa kéo Troika của ông già tuyết Ded Moroz

Ded Moroz, hay còn được biết tới là “ông Đông giá” chính là “phiên bản Đông Âu” của ông già Noel. Về cơ bản, Ded Moroz cũng có bộ râu dài chấm đất trắng muốt và hình dáng to béo, mặc bộ áo choàng đỏ nhưng ông luôn cầm theo một cây gậy phép.
Chân dung "ông Đông giá"...

Song hành trên đường đi phát quà cho trẻ em vào dịp năm mới cùng với Ded Moroz là cô cháu gái ông tên Snegurochka - người được biết tới với biệt danh “Snow Girl”. Thay vì cưỡi xe tuần lộc, cả hai chọn phương tiện di chuyển chính là cỗ xe ngựa kéo Troika truyền thống của Nga. 
...với cỗ xe ngựa Troika truyền thống của Nga.
Hình ảnh miêu tả cô gái tuyết - cháu gái của "ông Đông giá".

Đây là loại xe kéo sử dụng ba ngựa song song nhau kéo theo sau là xe trượt tuyết. Điểm đặc biệt của loại xe này là khả năng tận dụng rất tốt sức kéo của 3 con vật cùng lúc, giúp xe của Ded Moroz đi nhanh nhất có thể. Trên đường thẳng, con ngựa ở giữa sẽ dẫn đầu và tương tự với hai con còn lại khi chuyển hướng sang hai bên.
3. Chổi thần của “bà già Noel” La Befana

Cũng là người luôn mang đến những món quà đặc biệt cho trẻ em giống Santa Claus, đó là “bà già Noel” La Befana tại đất nước mang hình chiếc ủng Italy. Trong truyền thuyết, La Befana là một bà lão cau có, mặc áo choàng đen, ăn vận giống phù thủy.

Nhưng dù mang vẻ bề ngoài là một hình ảnh bà già cau có, bẩn thỉu, La Befana mang cả hai tính cách: tốt bụng và xấu tính. Bà biết rất rõ tính cách của từng em bé để chọn món quà cho chúng.
Đối với những trẻ em ngoan, bà sẽ tặng quà hay kẹo bánh, còn những em bé chưa nghe lời cha mẹ chỉ nhận được những hòn than đen. Dù bánh kẹo hay than đi nữa thì chúng đều được bỏ vào trong một chiếc tất dài, treo bên lò sưởi.
Befana chui vào ống khói các tòa nhà với cây chổi của mình để tặng quà cho các em nhỏ.
Than đen - món quà Befana tặng riêng cho các em nhỏ hư.
Câu chuyện về La Befana bắt nguồn từ Kitô giáo. Ba vị vua Magi vì muốn tìm tới thăm Chúa hài đồng (vị chúa mới sinh) nên đã nhờ Befana chỉ đường. Nhưng do bận bịu với công việc nội trợ, Befana đã từ chối giúp đỡ nên ba vị vua phải tự tìm đường. Ngày hôm sau, do nhận ra sai lầm của mình, bà đã đuổi theo nhưng rốt cuộc cũng không có cơ hội để gặp Chúa hài đồng. 
Tạo hình dễ thương của "bà già Noel" phiên bản Ý. Cây chổi là vật không thể thiếu của Befana.

Từ đó, bà quyết định đi khắp nơi tặng quà cho các em bé. Em bé ngoan sẽ được đồ chơi, bánh kẹo, trái cây… trong khi các em bé hư sẽ nhận được những cục than, hành tây hay tỏi. Trong miêu tả, Befana sử dụng cây chổi thần của mình để bay khắp nơi, chui qua ống khói các gia đình để tặng quà cho nhiều em nhỏ.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Altogether Christmas, Toptenz, Ehow, Wikipedia... 
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

"Biết tuốt" về bộ đôi ông già Noel và... bà già Noel

Những Câu Chúc Tết - "Biết tuốt" về bộ đôi ông già Noel và... bà già Noel "Bật mí" lịch sử thú vị về 2 nhân vật biểu tượng của Giáng sinh ấm áp!

Ông già Noel
"Biết tuốt" về bộ đôi ông già Noel và... bà già Noel
Có thể bạn cho rằng ông già Noel chỉ là nhân vật tưởng tượng nhưng thực chất, ông già Noel lại xuất phát từ nhân vật có thật. Vào thế kỉ thứ 4, có một giám mục nổi tiếng vì lòng hào hiệp, nhân nghĩa tên là Nicholas mà sau này được phong thành Thánh Nicholas. 
Một tác phẩm khắc họa Thánh Nicholas bởi nhà điêu khắc Castello D'Aviano vào thế kỉ 16 ở Ý.
Khi còn nhỏ, Thánh Nicholas đã được cha mẹ dạy rất nhiều về Kinh Thánh nhưng không may, cha mẹ qua đời do bệnh dịch, trao cho ông toàn bộ gia tài. Đến lúc trở thành giám mục, ông đã dùng toàn bộ tài sản của mình để giúp đỡ những người xung quanh. Có lần, Thánh Nicolas đã ném 3 túi tiền vàng cho người đàn ông nghèo khổ để làm của hồi môn cho 3 cô con gái lấy chồng. Khi ấy, 3 túi vàng đó rơi vào vớ (tất) treo gần đám lửa dùng để sưởi ấm, và đó chính là cơ sở của truyền thống treo tất gần lò sưởi để nhận quà của ông già Noel.
Bức tranh của Vitale da Bologna vào thế kỉ 14, mô tả cảnh Thánh Nicholas chăm sóc hai đứa trẻ.
Tên Santa Claus là một trong những tên gọi khác của thánh Nicolas, nó được phát triển từ Hà Lan. Người Hà Lan phát âm từ Saint Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.
Thế kỉ 19, hình ảnh của thánh Nicholas đã trở nên phổ biến ở Mĩ. Mặc dù mô tả về huyền thoại ông già Noel và Giáng sinh ở mỗi đất nước sẽ có những khác biệt riêng nhưng hình ảnh chung nhất về ông già Noel đó là một ông già to béo với bộ quần áo đỏ và chiếc túi đầy quà tặng..
Hình ảnh minh họa bìa cuốn sách “Ðêm trước Giáng Sinh” (The Night Before Chrismas) của tác giả Clement Clarke Moore xuất bản năm 1822. Câu chuyện có lẽ chỉ được lưu truyền trong gia đình và để kể cho những đứa trẻ nhà Moore vào đêm Giáng sinh nếu như không có một người bạn của gia đình gửi bản thảo câu chuyện đó tới tòa báo. Cuốn sách nhanh chóng được xuất bản và trở nên nổi tiếng. 
Nhà sản xuất phim hoạt hình Thomas Nast đã hiện đại hóa hình ảnh ông già Noel, bộ phim được sản xuất vào những năm 1881. Trong bộ phim hoạt hình này, Thomas Nast dựng hình ảnh ông già Noel vui tính, râu tóc trắng xóa, má đỏ hồng, mặc bộ đồ đỏ trắng, đi khắp ngõ phố mang quà đến cho trẻ em. Trong phim ông già Noel dành cả năm để đọc thư của trẻ em trên khắp thế giới. Tất cả những hình ảnh này ngày nay càng trở nên gần gũi và gắn bó với hình tượng ông già Noel.

Bà già Claus - Vợ của ông già Noel 
Vợ chồng ông già Noel trên tấm thiệp Giáng sinh năm 1919.
Trong khi ông già Noel xuất hiện từ hàng trăm năm trước và có nguồn gốc từ Thánh Nicholas thì câu chuyện về bà già Noel có lịch sử ngắn hơn nhiều. 

Nhân vật bà Claus (vợ ông già Noel) lần đầu tiên xuất hiện trong truyện ngắn “Truyền thuyết Giáng sinh”, xuất bản năm 1984 và được viết bởi James Rees - một tín đồ Kitô giáo ở Philadelphia, Mỹ. Trong câu chuyện, một người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, cả hai mang theo một bao đồ nặng ở sau lưng, đi lang thang như những du khách mệt mỏi và xin trú tạm trong một ngôi nhà nào đó trước đêm Giáng sinh. 
Sáng hôm sau, trẻ em nhà đó sẽ vui mừng vì nhận được rất nhiều quà, và cặp đôi đó được coi là vợ chồng ông già Noel. Ông già Noel đã làm tốt những công việc của mình, và người ta nghĩ rằng có bà Claus luôn theo sau để giúp đỡ ông. Bà Claus được miêu tả với khuôn mặt phúc hậu, mái tóc hoa râm, mặc bộ váy áo màu đỏ và thường lái cỗ xe tuần lộc cùng ông già Noel đi phát quà cho trẻ nhỏ.

Vào năm 1851, trên tờ “Tạp chí Văn học Yale”, một sinh viên cộng tác đã đưa ra giả thuyết: sở dĩ ông già Noel có thể trông thật “bảnh” và hoàn thành tốt nhiệm vụ phát quà của mình là nhờ sự giúp đỡ rất lớn của vợ ông. Bạn có tin được điều ấy không?

Bà già Noel được mô tả là một người phụ nữ chuyên xuất hiện trong những giấc mơ của các bé gái, đem lại quần áo đẹp cho các bé để diện vào dịp Noel và Năm mới. 
Năm 1889, bài thơ “Goody Santa Claus on a Sleigh Ride” (Người vợ tốt của ông già Noel trên chiếc xe trượt tuyết) do Katherine Lee Bates sáng tác đã đưa nhân vật này được phổ biến vô cùng rộng rãi. Theo minh họa của bài thơ, bà già Noel đã "đánh lừa" để lấy cỗ xe trượt tuyết của ông già Noel khi ông đang chuẩn bị đồ chơi, bim bim, cây thông, gà tây… cho Lễ Giáng sinh

Một lần khác, bà Claus đã điều khiển tuần lộc trong khi ông già Santa đi phát quà. Bà ấy đã xin phép Santa Claus cho phép bà phát một món quà. Ông già Noel đã chấp thuận yêu cầu đó và bà ấy đã dành món quà của mình cho một em nhỏ nghèo. Khi nhiệm vụ hoàn thành, bà ấy đã được ông già Noel công nhận là có một trái tim nhân hậu và cùng ông trở về ngôi nhà ở Bắc Cực. 
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh

Những Lời Chúc Tết - Đi tìm sự thật đằng sau những lầm tưởng thông thường về hai ngày tổ chức lễ Giáng sinh…

Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, 
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh. 
Chúa Jesus mới đích thực là nhân vật chính của lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.

Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

1. Đêm 24/12 - ngày “lễ vọng” của Giáng sinh

Như đã nói ở trên, theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
Hình ảnh một nhà tu người Đức - Thánh Boniface.
Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời. 

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. 
Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.

2. Ngày 25/12 - ngày lễ chính của Giáng sinh

Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus thực sự ra đời nên 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác. 

Cho tới này, chưa có tài liệu nào dám khẳng định chắc chắn Chúa Jesus có phải sinh ra vào ngày đó hay không. Tất cả những gì ta biết chỉ là Chúa Jesus sinh ra vào một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến để thờ phụng Chúa.
Sau sự kiện này, lễ Giáng sinh bắt đầu được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Ban đầu, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức - trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã. 

Trong một thời gian dài, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Jesus đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.

Sau đó khoảng 300 năm, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông cho hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời. Ngày 25/12 từ đó mới được trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.
Hoàng đế Constantine- người cải giáo cho đế chế La Mã.

Tuy nhiên, cũng phải đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Và khi Cơ đốc giáo phổ biến vào khoảng thế kỷ IV, Giáng sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn.


Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History, How stuff works, Wikipedia... 
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui!
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Tạm biệt anh - chàng trai tháng 12

Tháng 12 chào đón chúng mình bằng những cơn lạnh vồ vập. Sáng nay em khẽ rùng mình cuộn vào trong chiếc áo ấm, hà hơi thở đặc quánh vào khoảng không xa vắng.

Tháng 12 cũng là lúc gió xác xơ, hao gầy phủ lên đôi vai nhỏ nhắn. Lạnh và hanh hao quá! Mỗi sớm mai, sương quyện vào làn gió đông vấn vít lấy những nhành cây bụi cỏ và không còn sự chùng chình lưỡng lự như sương thu nữa. Thi thoảng mưa dè dặt ghé qua thăm hoàng hôn tím, không ồn ào mà lất phất như lớp bụi mỏng manh.

Tháng 12, em muốn cùng anh đến Đà Ltj để ngắm những cánh đồng hoa Dã Quỳ vàng ươm tươi màu nắng.

Tháng 12, em muốn cùng anh đi chụp một bộ ảnh cho mùa cuối năm với gam màu trầm, thích thú ngồi nhìn anh tư lự, xem xét kĩ lưỡng những bức ảnh vừa chụp được.
Tạm biệt anh - chàng trai tháng 12
Những ngày đông lạnh em thích cuộn tròn trong chiếc chăn ấm và ôm anh thật chặt, rúc vào vòng tay to lớn của anh ngủ ngon lành.

Đông có nắng và có gió, nhưng mùa đông của em lại không có anh… Ở nơi xa ấy, anh có thấy buốt giá như em không? Em mệt mỏi bởi mọi thứ xung quanh đều hiện hữu bóng dáng anh, từng góc phố nhỏ, vài quán cóc bên lề, hay quán quen Sky mỗi chiều chủ nhật… Có một nỗi đau nhói lên nơi ngực trái vì thoáng thấy bóng anh giữa chốn đông người, anh sải bước thật chậm, ánh mắt lơ đãng nhìn em như ngày đầu ta mới quen, mỉm cười rồi hòa vào dòng người tấp nập trên phố.

Tháng 12, em muốn được tựa đầu vào vai anh và khóc. Em đã quá mệt mỏi, quá lạc lõng và cô đơn khi không có anh bên mình. Em muốn có anh ở ngay đây, cùng em chuyện trò, cho em vài lời khuyên hữu ích hay trách yêu em khi em tỏ vẻ trẻ con ưa làm nũng.

Anh là chàng trai tháng 12, nhẹ nhàng đến và nhẹ nhàng đi. Mang về cho em cảm giác yêu thương, chở che và cũng chính anh đã đọat lấy yêu thương ấy đi về một nơi xa tít tắp.

Tháng 12 đến và trôi đi thật nhanh, mọi thứ cũng theo đó mà vồn vã gấp gáp bội phần. Guồng quay hối hả của cuộc sống dường như không hề lạc nhịp… Con người ta cũng chạy theo nó quên mất đông gần tàn và nhường chỗ cho nàng xuân tươi sắc thắm hay tại vì họ muốn níu kéo chút dư âm nào đó cho riêng mình?

Tháng 12 công việc bận rộn hơn tất thảy các tháng khác trong năm. Mọi thứ như chực đổ vì đôi quang gánh cuộc đời chòng chành quá nào là công việc, học hành, thi cử và có cả cái gọi là “kí ức”. Chúng không theo trật tự nhất định nào mà xếp ngổn ngang khiến ta chênh chao muốn bổ nhào vào dòng đời bon chen, tấp nập ngoài kia.

Tháng 12 cũng là lúc mọi người dành cho mình một chút thời gian để sắp xếp gọn ghẽ lại mọi việc, gói ghém chuyện của một năm dài vào túi thời gian, có lẽ sẽ là một món quà bất ngờ cho ngày nào đó ta lục lọi, kiếm tìm chiếc túi thời gian ấy. Chúng ta sẽ gửi lại năm cũ những lo toan, mệt nhọc, sẵn sàng chào đón một năm mới đến với niềm hân hoan.

Anh biết không? Em không cố tập quên anh để rồi nhận lấy sự tổn thương và mất mát mà em sẽ cất anh và mọi thứ thộc về anh vào ngăn kí ức, dán cho chúng một con tem mang tên “Kỉ Niệm” để đến khi nhìn lại trong em sẽ là những kỉ niệm đẹp về chàng trai tháng 12.
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Con gái sinh tháng 12

Con gái sinh tháng 12 - Tháng của nỗi nhớ gầy hao, của cái ôm thật chặt, tháng của những cô gái quen cười tít mắt và hay khóc vu vơ.

Con gái sinh tháng 12, dù công khai thể hiện hay cố tình chối bỏ, tận sâu thẳm tim mình đều ấp ủ một tình yêu chung thủy dành cho mùa đông. Yêu ngày em sinh ra rét cắt da cắt thịt, gió heo may chới với ùa về, mẹ ôm em vào lòng mong chở che hết những mùa gió lận đận thổi suốt một đời người. 
Con gái sinh tháng 12
Yêu niềm háo hức thơ dại khi em đếm ngược từng ngày đợi đến sinh nhật, yêu những ngăn tim đầy vơi, em loay hoay cả tháng vẫn không xếp vừa yêu thương, nhung nhớ để vẫy chào năm cũ. Yêu cả cái rét hanh hao, cả lối về ngược gió và những cơn mưa dầm dề, lạnh tím tim.

Cô gái tháng 12, thuở bé ước mình là công chúa long lanh nói cười, long lanh ngủ quên trên trang cổ tích, lớn lên chỉ ước làm đốm lửa nhỏ ngoài phố mùa đông. Thế nên em thích tô son đỏ, quàng khăn len đỏ, đi giày màu đỏ, mong sưởi ấm một con ngõ nào đó mùa đông ghé qua rồi tha thiết ở lại, một bàn tay run rẩy vươn ra hứng nỗi buồn.

Sinh ra giữa mùa “trái gió trở trời”, em có những thói quen chẳng giống ai. Thích ăn kem trời lạnh, thích cuộn chăn bông xem phim, đọc sách thâu đêm, thích ra biển mùa đông, thích ốm để được hít hà tô cháo nóng, thích lang thang một mình để biết đông đã tràn về trên từng con phố, trên từng mặt người lo toan, hối hả.

Con gái sinh mùa này vốn quen với lạnh giá. Có những ngày rét mướt, em để cảm xúc của mình đùa giỡn với tiết trời ẩm ương rồi như một chú mèo hoang quá yêu cuộn len rối nó vẫn đùa nghịch, lòng em bỗng buồn tênh, xám xít như màu trời. Tháng 12 ùa về cùng những quạnh hiu, mắt môi lạnh buốt, bàn tay lạnh buốt. 

Con gái đa cảm dù ở cạnh người yêu, dù đang ngả nghiêng cười bên người thân, bạn bè, lòng vẫn mang nỗi cô đơn vô cùng và vô cớ. Nhưng em chẳng vì thế mà rầu rĩ bởi “cô đơn là bản chất của con người”. Em đã quá quen với những khoảng trống chẳng thể lấp đầy. Một cô gái cô độc nếu vấp ngã sẽ biết tự đứng dậy, nếu quá đau sẽ biết tự buông, khi buồn hay thất bại sẽ chui vào một góc òa khóc thật to rồi tự lau nước mắt.

Con gái tháng 12 sợ nhất sự ràng buộc. Ràng buộc bởi những nơi chốn quá quen thuộc, những công việc lặp đi lặp lại, những định kiến cố hữu, em vùng vẫy thoát ra khỏi lằn ranh cũ kĩ nên đôi khi rất cứng đầu cứng cổ. Đừng ai đuổi bắt một ngọn gió ham chơi hay muốn giữ mãi con sóng bạc đầu, cũng đừng cố ràng buộc em.

Vốn cả thèm chóng chán, em chẳng mê thứ gì được lâu, cả tình yêu cũng thế. Em đa tình và dễ rung động nhưng thật khó để in hình ai đó lên tim. Dù thế những cô gái tháng 12 luôn gắn lên tim mình nỗi nhớ dài như mùa đông, như đường bay của cánh chim vô định. Nỗi nhớ chỉ dành cho một người tình xưa cũ, cuộc tình dài rộng quá nhiều khi em thấy chỉ còn lại mình đơn độc giữa mùa đông và những thương yêu vô thường như mưa nắng.

Con gái sinh tháng 12, dẫu mới lên 5 hay đã 35 tuổi đều rất thích được ôm. Bởi mạnh mẽ, cô độc đến đâu em vẫn là con gái, dù thích rong chơi sẽ có ngày em mỏi chân đứng lại, dù chưa bao giờ biết yêu tử tế em vẫn cần một vòng tay ấm giữ em lại thật lâu.

__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tháng Mười Hai, em nhắn nhủ gì cho cuối năm?

NHỮNG LỜI CHÚC GIÁNG SINH - Tháng Mười Hai, những ngày khép lại một vòng tròn vừa cũ, có dành lời nhắn nhủ gì cho quá khứ vừa qua không em?

Những ngày này là những ngày khép lại một vòng tròn vừa cũ, có dành lời nhắn nhủ gì cho quá khứ vừa qua không em?
Tháng Mười Hai, em nhắn nhủ gì cho cuối năm?

Những ngày tháng Mười Hai dường như lạnh hơn một chút, nỗi cô đơn đi lạc khắp hang cùng ngõ hẻm. Em sẽ bắt gặp những dòng người đi rất vội, vội vã giữa năm tháng bôn ba, giữa những con sóng cuộc đời tất bật, cả dòng thời gian cũng không dừng lại trong một cái nhíu mày. Em nhận ra rằng, những ngày cuối năm đang trôi

Những ngày tháng Mười Hai ai ai cũng gói ghém hoài niệm, cất vào sâu một ngăn tủ vô hình, đặt nơi lồng ngực trái. Thi thoảng phía bên ấy nhoi nhói đau, thi thoảng phía bên ấy lại nở một miền hạnh phúc. Em cũng đừng quên, làm giống họ, gói ghém những nỗi đau.

Một năm trôi qua, mọi người không ngừng nhìn lại những gì đã làm, đang làm và vẫn còn nuối tiếc chưa làm cho trọn vẹn. Người ta cân nhắc nhiều hơn việc đong đếm thời gian, thậm chí bây giờ, người ta còn cân nhắc cả tình yêu thương san sẻ cho những mối quan hệ cũ – mới chằng chịt. Em cũng đừng quên, làm giống họ, dành cho mình một góc khuất để đặt tên, những yêu thương cũ mới, những mối quan hệ thân quen, những hoài niệm vốn không còn liên quan đến hiện tại.

Đi ngoài đường những ngày cuối năm rất khác. Con người ta như cố tình đi chậm lẫn đi nhanh, như một kẻ vấn vương hoài tình cũ, nửa muốn năm cũ trôi qua, nửa muốn níu lại. Như chiều nay đi trên phố, bắt gặp ánh mắt buồn than thở tiếc thương, người ta lại chạnh lòng khi nghĩ về quá khứ. Em, đừng giống như người ta, hãy mỉm cười tiễn đưa những gì đã qua, dù thân thuộc, nhưng nó không còn đủ sức làm tổn thương em thêm nữa.

Những ngày cuối năm bừng lên sức sống của mùa lễ hội. Đâu đó trên phố phương giăng đèn lạ lẫm, con người ta dễ để mình lạc bước giữa đơn côi. Em, đừng giống như người ta nhé, nếu cô đơn hãy tự nắm lấy tay mình. Mùa mới về để cầu phước lành và bình an sẽ đến, không phải mùa để tự gieo phiền muộn đâu em!

Rồi những ngày của tháng cuối cũng trôi qua, quan trọng không phải là mình đã làm được gì, đánh mất những gì, mà quan trọng là khi nhìn lại một chặng đường ngắn ngủi, mình có còn cảm thấy hối tiếc điều gì hay không. Thay vì nặng lòng với những điều phiền muộn, chi bằng mở lòng đón nhận những chia sẻ từ xung quanh. Hãy học cách để mở rộng lòng mình, hòa nhập vào cuộc sống của người khác, cũng học cách bước đi vững chắc, không quá nhanh, đừng quá chậm, để tuổi trẻ vẫn tràn trề nhiệt huyết và hăng say.

Vậy nên, hãy dành những lời nhắn nhủ, những công việc ấm ủ cần làm, cả những yêu thương còn chưa kịp nói thành lời,… cho tròn vẹn câu hỏi:

- Này em, em nhắn nhủ gì cho cuối năm?
Theo: Kenh14.vn
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/