Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

(2) Giải mã phố thịt chó Nhật Tân biến mất bí ẩn

Kỳ 1: Chuyện lạ ở Thủ đô: Thịt chó Nhật Tân biến mất
Giải mã phố thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất bí ẩn
(VTC News) – Quả là vô cùng kỳ lạ khi 50 quán thịt chó đang ăn nên làm ra bỗng biến mất bí ẩn. Kỳ 2: Phố thịt chó biến mất.
Như đã nói ở kỳ trước, bà Nguyễn Thị Xìu, chủ quán chó Trần Mục nổi tiếng nhất Hà Nội, dù đang lúc ăn nên làm ra, vẫn quyết định đóng cửa quán, bởi những lo âu hư hư thực thực.
Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay 
Theo bà Xìu, những người con của bà đều không theo nghiệp kinh doanh thịt chó, mà làm những lĩnh vực khác. Bà không tin vào chuyện đen đủi do sát hại chó, nhưng có một điều bà nhận thấy, là nhiều gia đình trở nên lục đục, không có hậu khi làm nghề này. 

Nỗi sợ hãi nghề sát sinh loài vật thân thiết với con người sẽ không có hậu bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân, nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn, là họ đóng cửa quán, đi làm thứ khác.

Rời nhà bà Xìu, tôi tạt vào quán nước của bà Minh, cách quán thịt chó Anh Tú Béo không xa. Quả thực, những bà chủ quán nước là cái túi đựng thông tin kiểu truyền miệng quanh vùng. 

Bà Minh khoe rằng, bà đã bán hàng nước ở con phố thịt chó này được ngót 20 năm, từ khi quán Trần Mục và Anh Tú Béo mở ra, rồi cả đoạn đê thành phố thịt chó. Giờ các quán đã phá sản, đóng cửa hàng loạt, chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo vắng teo khách, bà vẫn kiên trì ngồi bán hàng nước, dù khách chẳng còn mấy. Quán thịt chó đóng cửa sạch sẽ, khách không đến nữa, thu nhập của bà cũng giảm.

Tôi hỏi: “Bác có biết vì sao các quán thịt chó ở Nhật Tân đóng cửa hết không ạ?”. 

Bà Minh oang oang: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cậu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”.

Bà Minh bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó, như ông M., bà K., anh V., chị H… Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao. 

Bên trong quán thịt chó Trần Mục 

Trong mấy chục gia đình kinh doanh thịt chó không có hậu, tôi ấn tượng với câu chuyện về ông S., chủ quán thịt chó A.X. một thời làm ăn thịnh vượng ở phố Nhật Tân.

Nếu so về thương hiệu, thâm niên, thì quán thịt chó A.X. không nổi tiếng bằng Trần Mục và Anh Tú Béo.

Ông chủ quán là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân. 

Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó.

Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên, thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông, là người ông hướng theo nghề, tiếp tục nối nghiệp cha quản lý, kinh doanh thịt chó. 

Ở phố Nhật Tân, chỉ còn lại duy nhất quán 
Anh Tú Béo, nhưng hoạt động rất cầm chừng 

Để có chó xịn, thịt ngon, nhiều khi anh này phải lên tận Phú Thọ, Sơn La để chọn chó từ những lái buôn. Những con chó được làm thịt chỉ là chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg, sống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc. 

Thịt loài chó này nạc, ngọt, mềm, thơm. Chính sự cầu kỳ đó mà quán A.X., sinh sau đẻ muộn, song lại hút khách không kém. 

Vào năm 2000, khi người con trai của ông chủ này đang tóm con chó từ lồng ra để đập chết, làm thịt, thì vô tình bị con chó này cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên anh này chẳng thèm để tâm. 

Chuyện nhân viên giết mổ chó bị chó cắn thường ngày, chẳng ai đi tiêm phòng. Thế nhưng, thật đen đủi, khi con chó cắn anh ta lại là chó dại. 

Chó là vật nuôi thân thiết với con người 

Chừng tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép và chết trong bệnh viện nổi tiếng ở Singapore. Dù ông bố đã đổ ra cả đống tiền, đưa con ra nước ngoài điều trị, song vẫn không cứu được con.

Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông, là bà vợ bị tai biến, nằm liệt. Mặc dù chuyện bệnh tật là đen đủi, vận hạn, nhưng nghe nhiều người can dán, ông đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó A.X ở Nhật Tân. Bao năm nay, ông chủ quán thịt chó A.X. thay vì giết chó, thì chú tâm đi chùa, giải nghiệp.

Cũng theo bà chủ quán nước tên Minh, thì rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất bại về tiền bạc. 

Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Nhiều gia đình bỏ xứ trốn đi nơi khác vì bị bọn giang hồ tróc nợ. 

Có gia đình cũng vì nỗi sợ hãi nghiệp sát sinh, như ông G., bà D., đã đóng cửa quán, rồi đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, mấy năm nay đất cát xuống giá thảm hại, nên không những họ đều trắng tay, mà thành con nợ.

Bà Nguyễn Thị Xìu, chủ thương hiệu thịt chó Trần Mục cũng bảo: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay, nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa, nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”.

Như vậy đã rõ, vì nỗi sợ hãi vô hình, liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật, mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất.

Nhà nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy Đồng Văn Thân:
Theo Phật giáo nguyên thủy, trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác. Nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cái nhân ác lớn nhất là sát sinh. Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được. Tội lỗi lớn nhất là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy.


Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Mơ lớn phía sau chiếc xe bánh mì nhỏ

Làm gì cũng được, miễn là nghề mình thích.
Mơ lớn phía sau chiếc xe bánh mì nhỏ
SGTT.VN - Tốt nghiệp đại học, từ chối vị trí làm việc với mức lương vài chục triệu đồng tháng để thực hiện kế hoạch mở xe bán bánh mì. Nhiều bạn bè, thậm chí người thân cho cô là “có vấn đề”. Những dư luận đàm tiếu đó vẫn không ngăn cản được Phạm Thị Tuyết Xuân, 25 tuổi, từ bỏ quyết định của mình.
Cô chủ Tuyết Xuân bên xe bánh mì mỗi ngày.
“Một phần vì em thích bánh mì từ nhỏ, một phần vì em muốn làm việc mình thích và tìm thêm công ăn việc làm cho những người thân…” Xuân giải thích cái “có vấn đề” của mình đơn giản như cái công việc mình chọn.

Xuân “có vấn đề”...

Sinh ra và lớn lên ở xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, cha sửa xe, mẹ làm giáo viên. Ở cái xóm nhỏ miệt vườn đó, gia đình Xuân có tên trong danh sách xoá đói giảm nghèo. Nghèo nhưng may mắn cho Xuân là được cha mẹ tạo mọi điều kiện cho hai chị em đến trường.

Ngày bước chân vào ngưỡng cửa đại học, theo học khoa kinh tế, cũng là lúc Xuân chứng kiến cái cảnh cha mẹ đôn đáo chạy vạy kiếm tiền cho cô con gái lớn nhập học. 8 triệu đồng vay ngân hàng lúc đó với gia đình là cả một gia tài. Ý thức được cái nghèo, cảm được những giọt mồ hôi của cha mẹ, Xuân vừa đi học vừa đi làm. Từ việc phục vụ nhà hàng nước ngoài, đến chạy sô dạy kèm… bất cứ việc gì kiếm được thu nhập phụ gia đình trả nợ và trau dồi khả năng ngoại ngữ là Xuân lao vào thực hiện.

Năm 2010, cầm tấm bằng tốt nghiệp loại khá, Xuân đầu quân cho một công ty chuyên về bất động sản. Thay vì chọn những công việc nhàn hạ ở những vị trí còn trống như ngồi văn phòng, Xuân đăng ký vào vị trí nhân viên bán hàng vì muốn trải nghiệm và thử sức. Được hơn một năm tích luỹ kinh nghiệm cộng thêm khả năng ngoại ngữ, Xuân xin vào làm đại diện bán hàng cho một tập đoàn trong nước chuyên xuất nhập khẩu nông sản. Thu nhập tháng cùng với thu nhập từ tiền hoa hồng của đối tác có tháng trên ngàn USD của Xuân là niềm mơ ước của không ít người.

Sau hai năm làm việc, đùng một cái Xuân tuyên bố nghỉ việc. Mọi người ngã ngửa khi biết Xuân từ bỏ công việc tốt của mình chỉ vì muốn về bán… bánh mì. Với một số đồng nghiệp, quyết định nghỉ việc đi bán bánh mì là một quyết định gàn dở... có vấn đề. Thậm chí trong gia đình, Xuân cũng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của cha mẹ và người thân. Kiên định với ý tưởng của mình, chiếc xe bán bánh mì của Xuân vẫn xuất hiện. “Ngày ra xe bánh, thật sự khó khăn, bởi cha mẹ can ngăn và giận không nói chuyện với em một thời gian, một số bạn bè cũng không ủng hộ nhưng em thích ăn bánh mì từ nhỏ, có thể phân biệt được bánh mì ngon dở... nên việc kinh doanh cũng sẽ vượt qua được”, Xuân bộc bạch.

Thành thương hiệu bánh mì Hậu Giang

“Ở Sài Gòn bánh mì đã tồn tại lâu đời, tìm cái riêng cho bánh mì của mình không phải dễ. Nhưng được một điều là do em quá mê bánh mì nên cứ nghĩ hoài về sản phẩm này…”, Xuân cười.

Thế rồi, tháng 6.2013 chiếc xe bánh mì của Xuân ngập tràn tới gần 20 loại nhân bánh mang đặc trưng của vùng quê miền Tây, với giá 10.000 đồng/ổ. Thời gian đầu kinh doanh, chiếc xe bánh mì vỉa hè của Xuân cũng phải chật vật tìm khách. Doanh thu không đủ để bù chi phí trở thành chuyện cơm bữa. Số vốn tích luỹ ba năm đi làm cứ dần đội nón ra đi. Cha mẹ giận, em trai trách móc: “Với trình độ như chị thì đi làm lương cao, có tiền hưởng thụ còn hơn phải làm những việc lao động chân tay như thế này”… Những rào cản này cũng không làm Xuân nhụt chí. Với Xuân: “thành công hay không là do chính bản thân mình, mình cảm thấy hạnh phúc với việc mình làm, đồng tiền kiếm được là đồng tiền bằng chính sức lao động của mình”.

Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng cộng thêm vốn kiến thức đã được học, Xuân vận dụng mọi thứ để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Những nỗ lực đó đã được đền đáp. Chấp nhận lời ít, bánh mì có hương vị riêng, cách kinh doanh chuyên nghiệp, chọn nguyên liệu tốt và quan trọng là chọn vị trí bán hàng ở những giao lộ tấp nập xe qua lại nên tình hình kinh doanh đã được cải thiện.

Chỉ sau sáu tháng, Xuân đã làm chủ ba xe bánh mì với 12 nhân viên hoạt động hai ca (sáng từ 6 – 9g, chiều từ 16 – 20g). Từ một chiếc xe bánh mì bình thường ở lề đường, khách hàng tìm đến với bánh mì Hậu Giang ngày càng đông. Số lượng bán mỗi ngày trung bình từ vài chục ổ, tăng lên vài trăm và hiện nay sức tiêu thụ cả 1.000 ổ/ngày. Để gìn giữ cái thương hiệu non nớt của mình, hàng ngày Xuân phải dậy từ 4 giờ sáng để làm nhân chuẩn bị hàng cho các xe bánh mì ca sáng, thời gian còn lại Xuân đi mua nguyên liệu ở siêu thị, chợ. Đến trưa là chuẩn bị hàng cho ca chiều. Thế mà buổi tối Xuân còn tranh thủ đi học thêm trung cấp dược để chuẩn bị cho một hoài bão khác… Xuân kết thúc một ngày làm việc vào tầm 24g. Xuân chia sẻ: “Sắp tới em sẽ đưa mấy dì và cậu lên để bán bánh mì với em, có thể sẽ mở thêm xe bánh mì nữa. Ngoài ra em vẫn ấp ủ mở một nhà thuốc”.

“Em đã hạ quyết tâm sẽ mở nhà thuốc giảm giá cho người nghèo. Lý tưởng sống của em được truyền từ một ma soeur, người đã giúp em trong suốt quãng đường khó khăn từ khi còn nhỏ.

Sau khi soeur mất, em đã bị sốc và điều đó đã tạo động lực để em càng cố gắng làm việc, tích góp tiền để thực hiện ước mơ của soeur và cũng là ước mơ của em: giúp đỡ những người nghèo khổ”, Xuân từ tốn nói.

BÀI VÀ ẢNH: NGỌC HOÀI

http://sgtt.vn/Kinh-te/186427/Mo-lon-phia-sau-chiec-xe-banh-mi-nho.html

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Hàng triệu người đang uống sữa “lừa”

Hàng triệu người đang uống sữa “lừa”
Nhiều chuyên gia đưa ra số liệu để chứng minh rằng phần lớn người tiêu dùng bỏ tiền ra chỉ mua được cái tên gọi “sữa tươi”.
Đàn bò không đủ sữa tươi cho thị trường
Người tiêu dùng chỉ phân biệt sữa bột và sữa nước, trong đó “sữa nước” chính là “sữa tươi” được làm từ sữa bò vắt ra. Lợi dụng cách hiểu này, trong thực tế, phần lớn “sữa tươi” được làm từ sữa bột nhập khẩu, pha thêm nước để “hoàn nguyên” trở lại thành sữa nước, bán với tên gọi chung: “sữa tươi”.
Đàn bò nuôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu sữa nước cho cả nước.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng đàn bò 167.000 con, chỉ một nửa số bò cho sữa, hơn 100 tấn mỗi ngày nhưng khoảng 10% trong số đó nông dân bán lẻ hoặc sử dụng cho mục đích khác. Lượng sữa này chỉ đủ cho một nhà sản xuất nhỏ, trong số hơn 10 doanh nghiệp (DN) đang sản xuất sữa.

Ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Cục trưởng Cục chăn nuôi, hoài nghi: “Trong tất cả các DN chế biến sữa hiện nay, chỉ có Mộc Châu là đơn vị có đủ nguồn hàng để chế biến sữa tươi, với sản lượng khoảng 7.500-8.000 tấn. Các đơn vị khác đều trông chờ vào nguồn sữa bột nhập khẩu, nhưng trên thị trường lại đầy sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Thực sự sữa tươi ở đâu mà nhiều vậy?".

Lấy sữa bột pha nước làm sữa tươi
Quy trình công nghệ này (có thể thêm vi chất), các nhà chuyên môn gọi là "sữa hoàn nguyên" - lại một thuật ngữ kỹ thuật.Trong đó, sữa bột được đông khô từ sữa vắt từ bò, đã mất nhiều dưỡng chất tự nhiên.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Sữa đông khô chất lượng kém xa sữa bò tươi, vì trước khi tiến hành đông khô, các nhà máy sơ chế ở nước ngoài đã rút hết các thành phần bơ và mỡ trong sữa. Khi đưa nguyên liệu về Việt Nam, các nhà máy phải thực hiện quá trình hoàn nguyên sữa, tức là bổ sung các thành phần dinh dưỡng sao cho gần đạt được như sữa tươi ban đầu”.
Cách hoàn nguyên sữa bột nhập khẩu này giúp nhà sản xuất tăng lợi nhuận, nhờ chi phí thấp, không trang trại, không thu mua sữa tươi trong nước. Sữa hoàn nguyên, với tên gọi sữa tươi (tiệt trùng) trên bao bì, các doanh nghiệp tung ra hàng triệu lít sữa mỗi ngày.
Điều phi lý là loại sữa bột hoàn nguyên dạng lỏng này lại đang được bán giá đắt hơn sữa tươi nguyên thủy – nhãn mác ghi là sữa tươi thanh trùng. Theo nhiều chuyên gia, đó ngoài việc phải nhập nguyên liệu đắt còn có những chi phí tốn kém cho quảng cáo, truyền thông và hoa hồng đại lý… để bán hàng.
Anh Tiến, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông thắc mắc: “Sao các nhà khoa học không đưa ra bảng phân tích chất lượng (tất cả các thông số Proteine, amino acide, khoáng, vitamine... ) của 2 sản phẩm sữa tươi và sữa hoàn nguyên đang lưu hành trên thị trường, cứ nói sữa tươi chất lượng hơn sữa hoàn nguyên nhưng cái hơn đó đáng giá trị kinh tế hay không để người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm nào cho mình?”
Nhà nước cũng cần có các quy định rõ ràng để phân biệt thế nào là sữa tươi, thế nào là sữa bột pha thành sữa tươi, anh đề nghị.
Anh Trần Minh chủ cửa hàng bánh ngọt trên đường Quang Trung (Gò Vấp) bức xúc:  “Nếu là sữa tươi nguyên chất thì mới được quyền ghi rõ sữa tươi  trên bao bì, còn sữa hoàn nguyên thì phải ghi là sữa hoàn nguyên. Hơn hết  là người tiêu dùng không phải uống "sữa lừa” từ các nhà sản xuất như hiện nay.”
Việt Lê
Chọn sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng?
Người tiêu dùng bối rối rồi nghi ngờ giữa các tên gọi mập mờ dành cho sản phẩm sữa: sữa tươi, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa hoàn nguyên. Vậy, về mặt sức khỏe thì sao? Một Thế Giới vừa tìm hỏi bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM.
“Thanh trùng”, “tiệt trùng” và “hoàn nguyên” là gì?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho biết sữa được làm ngay từ sữa tươi mới vắt ra, đó chính là sữa tươi thanh trùng,
Trên nhãn mác ghi “sữa tươi thanh trùng”, nghĩa là sữa tươi mới vắt ra từ bò (dê...) được sử lý bằng phương pháp thanh trùng, bác sĩ Diệp nói.
Khi nhãn mác ghi “sữa tươi tiệt trùng”, nghĩa là lấy sữa bột pha với nước và xử lý ở nhiệt độ cao, trong đó sữa bột cũng từ sữa vắt ra từ bò được làm khô bằng nhiệt độ cao hơn so với sữa tươi thanh trùng. Đó chính là sữa “hoàn nguyên”.
Chất lượng dinh dưỡng
Về chất lượng dinh dưỡng, bà Diệp cho rằng, hàm lượng vitamin ở sữa tươi thanh trùng vẫn cao hơn sữa tươi tiệt trùng (hoàn nguyên). Vì sữa tươi tiệt trùng (hoàn nguyên) “bị” xử lý ở nhiệt độ cao 2 lần, khiến hàm lượng vitamin mất đi rất nhiều. Để bù đắp, nhà sản xuất phải bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, bác sĩ Diệp lưu ý, sữa tiệt trùng (hoàn nguyên) được sản xuất theo những quy chuẩn rõ ràng, công nghệ có kiểm soát chứ không đơn giản chỉ đơn giản lấy sữa bột trộn với nước để hoàn nguyên như cách diễn đạt thông thường.
Nhờ dây chuyền công nghệ, theo một quy chuẩn nhất định, cho phép nhà nhà sản xuất bổ sung thêm một số dưỡng chất, DHA, hương vị trái cây, hương vị dâu… vào sữa tươi tiệt trùng (hoàn nguyên) giúp dễ uống. Mùi, vị, màu là các yếu tố quan trọng đối với ăn uống.
Do có thể kiểm soát công nghệ, sữa tiệt trùng hoàn nguyên có những ưu điểm riêng, đó là hạn sử dụng dài, có thể lưu trữ được một năm.
Trong khi đó sữa tươi thanh trùng hạn sử dụng tối đa trong 7 đến 10 ngày.
Không thể phân biệt được bằng cảm quan
Nhiều người tiêu dùng hiểu rằng “thanh trùng” tốt hơn “tiệt trùng”, đúng như tư vấn của chuyên gia. Khi đó, như ứng xử với nhiều mặt hàng khác, người hâm mộ “thanh trùng” có quyền nghi ngờ “sữa tiệt trùng – hoàn nguyên – nhưng ghi nhãn thanh trùng thì làm sao phân biệt được?”.
Bác sĩ Diệp nói: “Nếu rót 2 loại sữa này ra ly, bản thân tôi cũng không phân biệt được chính xác 100%  đâu là sữa hoàn nguyên, đâu là sữa tươi thanh trùng. Chẳng khác nào chuyện các chuyên gia nếm rượu, rượu nào làm bằng nho Ninh Thuận, rượu nào làm bằng nho Đà Lạt, rượu nào làm bằng nho Mỹ…không thể nào biết được. Như vậy nếu bằng cảm quan thì không người tiêu dùng nào có thể phân biệt được”.
“Cách phân biệt duy nhất chỉ là xem nhãn mác, bao bì”, bác sĩ Diệp nói.
Cách uống sữa hiệu quả
So sánh 2 loại sữa này với nhau, bác sĩ Diệp cho biết, mỗi loại đều có một thế mạnh riêng, không chắc sữa nào tốt hơn sữa nào.
Một loại sữa chỉ trở nên có hiệu quả khi nó được sử dụng đúng mục tiêu, đúng người cần.
Theo bác sĩ Diệp:
  • Tùy theo thể trạng, tùy loại bệnh tật của trẻ mà bác sĩ tư vấn cụ thể dùng sữa nào.
  • Có trường hợp dùng sữa tiệt trùng (hoàn nguyen) thì hợp nhưng cũng có trường hợp dùng sữa tươi thanh trùng thì hợp hơn.
  • Cùng một nhãn nhưng vừa có dạng nước vừa có dạng bột, tùy người mà hợp với loại nào. Chẳng hạn như sữa Anline hộp nước (hoàn nguyên) nhiều người uống dễ hơn, tốt hơn so với sữa bột Anline.
  • Tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà người tiêu chọn lựa theo cách hiệu quả nhất.
  • Trong trường hợp đặc biệt như chú trọng đến một giai đoạn sức khỏe nào đó, điều trị chẳng hạn, hoặc tình trạng cơ thể hấp thu loại sữa, cần lấy tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Nguyên tắc chung, bác sĩ Diệp đề nghị quý cha mẹ khi mua sữa cho con em mình nên: Đọc kỹ nhãn mác, thành phần ghi trên bao bì sản phẩm sữa, chọn những sản phẩm sữa có thương hiệu mạnh -  những thương hiệu lớn họ quan tâm đến hình ảnh, đến chất lượng nên  rất ít xảy ra việc gian dối.
Hồ Quang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

(1) Chuyện lạ ở Thủ đô: Thịt chó Nhật Tân biến mất

Cũng là một dạng truyện nghìn lẻ một đêm. Nhưng đời là vậy. Luật nhân quả... xảy ra hơi sớm với vợ ông Trần Mục; thông thường có thể đời này chưa bị nhưng đến đời sau của mình và đời sau của con, của cháu mình sẽ bị. Hoan hô các chủ quán chó Nhật Tân.
Chuyện lạ ở Thủ đô: Thịt chó Nhật Tân biến mất
(Xã hội) - Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Phố Nhật Tân giờ không còn thịt chó
Phố thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), với 50 nhà hàng, tấp nập khách nhậu ngày đêm giờ chỉ còn duy nhất một nhà hàng hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Tôi vòng đi vòng lại mấy lần phố Nhật Tân, tìm quán thịt chó Trần Mục, nơi mà dân nhậu Hà thành không ai không biết, vì nó là thương hiệu quá nổi tiếng, nhưng không thấy đâu cả.

Hỏi chị bán hàng nước, chị chỉ ngôi nhà ngay cạnh bảo: “Trần Mục thịt chó đây anh này”.


Đó là ngôi nhà 2 tầng với vách tôn, mái tôn, cổng rả đóng kín, bụi phủ trắng nhợt, thậm chí cỏ mọc thành bụi từ những kẽ nứt trước nhà. Chị bán hàng nước bảo: “Cả phố Nhật Tân chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo thôi, không có quán nào khác cho anh lựa chọn nữa đâu”.
Tôi hỏi lý do vì sao quán thịt chó Trần Mục quá nổi tiếng, mà lại đóng cửa, chị bán nước bảo: Mấy chục quán thịt chó ở đây đều phá sản hết anh ạ. Dù họ giàu có cỡ nào, nhưng làm công việc sát sinh, mà lại giết hại con vật nuôi yêu quý của con người, nên đều không có kết cục tốt. Bà Xìu chủ quán Trần Mục chuyển nghề rồi, giờ buôn bán bất động sản”. 
Chị chủ quán nước chỉ tòa nhà màu vàng bên kia đường và bảo đó chính là nhà bà Nguyễn Thị Xìu, vốn là chủ quán thịt chó Trần Mục.
Tòa nhà lớn ngay mặt đê quả là trụ sở một doanh nghiệp, chuyên môi giới bất động sản.
Người đàn bà độ ngoài 60 tuổi, dáng vẻ chậm rãi, khuôn mặt phúc hậu, miệng hay cười tiếp đón niềm nở. Bà vồn vã mời tôi vào phòng khách, pha nước, mà không hỏi là ai, đến có việc gì, như phần lớn gia chủ khác khi có khách lạ đến gặp. Đó chính là tính cách thân thiện của người Hà Nội gốc. 
Khi tôi hỏi chuyện vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất, bà Nguyễn Thị Xìu không vào ngay chuyện. Bà nhớ lại một thời vàng son của Trần Mục quán, cùng phố thịt chó Nhật Tân thơm lừng thịt chó, mắm tôm.
nhat-tan301
Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay 
Theo bà Xìu, thịt chó Trần Mục chính là quán đầu tiên của phố Nhật Tân. Vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó, vùng đất ngoài đê sông Hồng còn hoang vu, cỏ cây lau lách, dân cư thưa thớt. Chồng bà, ông Trần Mục đã cắm một mảnh đất ven đê, dựng mái lều tranh, viết tên mình gắn với món thịt chó lên cái mẹt, rồi cắm triền đê. Không ngờ, quán lá ven sông giữa bốn bề lau lách, lại hấp dẫn thực khách đến vậy. 
Khách tìm đến quán thịt chó Trần Mục ngày càng đông. Người Hà Nội tìm ta tận ngoại thành để hưởng hương đồng gió nội. Khách tỉnh xa qua cầu Thăng Long cũng dừng lại triền đê thưởng thức thịt chó Trần Mục, hít thở gió sông Hồng. 
Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, nên ông Trần Mục phá căn lều nhỏ, dựng ngôi nhà hai tầng, rộng mấy trăm mét vuông. 
Thời vàng son kéo dài suốt hai chục năm. Mỗi ngày quán Trần Mục đón 600 – 1.000 thực khách. Ông Mục phải thuê tới 50 nhân viên, làm việc từ 4h sáng đến 23 giờ đêm để phục vụ khách. 
Để có thể đáp ứng nhu cầu thực khách, mỗi ngày quán giết mổ từ 100 đến 150 con chó. 
nhat-tan302
Gia đình bà Xìu chuyển sang làm những nghề khác 
Bà Xìu nhớ lại: “Quán Trần Mục đông đến nỗi, nhà hàng rộng vậy mà không đáp ứng nổi. Những ngày cuối tháng, quán chỉ nhận phục vụ những khách đặt trước. Chuông điện thoại đặt hàng reo inh ỏi suốt ngày, đến nỗi tôi phải rút điện thoại ra, để khỏi phải nghe nữa”.
Thấy nhà hàng Trần Mục quá đông khách, kiếm bộn tiền, hàng loạt nhà hàng thịt chó dọc con đê mọc lên. Thời cao điểm, vào năm 1995 đến 2005, khu vực ngoài đê Nhật Tân có tới 50 quán thịt chó. 
Cứ chiều xuống, con phố lại chìm trong làn khói mờ ảo của những lò thui chó, những xiên chả nướng chó. Nhưng đó là chuyện của vài năm trước. Giờ thì cả con đê Nhật Tân, chỉ còn lại mỗi quán Anh Tú Béo.
Tôi cắt ngang hồi tưởng của bà Xìu bằng câu hỏi: Nghe đồn bà đóng cửa quán vì sợ sát sinh loài vật thân thiết với con người?”. Bà Xìu bảo, bà không tin vào chuyện mê tín, nhưng chuyện bà đóng cửa quán, nghỉ bán thịt chó, cũng có phần lớn là vì nỗi sợ hãi vô hình đó. 
Theo lời bà Xìu, chính chồng bà, ông Trần Mục là người gây dựng nên thương hiệu thịt chó Trần Mục nói riêng và thịt chó Nhật Tân nói chung, tuy nhiên, khi quán hoạt động được vài năm, đúng lúc thịnh vượng, thì ông Mục đòi đóng cửa quán, không làm công việc sát sinh này nữa. 
nhat-tan303
Quán thịt chó Trần Mục giờ phủ bụi, cỏ mọc 
Ông Mục bảo rằng, không ai làm giàu nhờ sát sinh được, nhất là làm giàu trên sự chết chóc của loài chó. Tuy nhiên, khi đó, việc kinh doanh thịt chó đang rất thịnh vượng, mang lại tiền bạc như nước, nên bà Xìu không chấp nhận đóng cửa quán. 
Không thuyết phục được vợ, ông Mục bỏ mặc quán cho vợ quản lý, còn ở nhà trông cháu, chăm sóc cây cối vui tuổi già. Mình bà Xìu phải vật lộn với việc quản lý quán thịt chó. Bà phải tự tay pha chế thịt chó mới đảm bảo chất lượng.
Nghe chồng nói nhiều về chuyện không có hậu trong nghề kinh doanh thịt chó, rồi bà chứng kiến nhiều người làm nghề giết mổ và đón nhận kết cục không tốt đẹp, nên bà Xìu cũng hoang mang. 
nhat-tan304
Thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời. Ảnh: Tiến Dũng 
Bà không dám tự tay giết chó nữa, mà sai nhân viên làm việc đó. Để giải bớt nghiệp cho mình và gia đình, bà Xìu đi lễ rất nhiều nơi. Mỗi năm, bà đi hàng chục ngôi chùa, cúng lễ rất chu đáo, đốt vô số vàng mã cúng cho linh hồn loài chó. Bà Xìu tin rằng, do bà đi lễ cẩn trọng, nên đại gia đình bà mới không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, những điều xảy đến với sức khỏe, khiến bà cũng phải bận tâm suy nghĩ. Mấy năm trước, dù hàng loạt quán thịt chó ở Nhật Tân đã đóng cửa, song quán Trần Mục có thương hiệu, nên vẫn rất đông khách. 
Đúng thời điểm đó thì bà mắc nhiều thứ bệnh như cao huyết áp, thoái hóa các khớp khiến bà không đi nổi, đôi mắt cứ mờ dần phải tiến hành mổ gấp mới không bị mù… Thời điểm đó hầu như tháng nào bà cũng phải đi viện vài lần. 
Nỗi sợ hãi về việc sát sinh loài chó đã nhen nhóm xuất hiện trong đầu bà và đại gia đình. Chồng, con ra sức ngăn cản bà, yêu cầu bà đóng cửa quán thịt chó. Nhưng chỉ đến khi ngã gãy tay, phải bó bột, không tự tay pha chế được thịt chó nữa, bà mới sực tỉnh, sợ hãi thực sự. 
Cái lần ngã rất nhẹ mà gãy tay, đã khiến bà suy nghĩ nhiều, rồi quyết định đóng cửa thương hiệu thịt chó Trần Mục nổi tiếng, mà không một chút lưu luyến nào nữa. 
Còn nữa...

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phải điều tra nếu 100% mì tôm chứa chất độc

Nếu 100% mì tôm chứa chất độc, cơ quan chức năng phải điều tra
HỒNG ANH (GDVN) - “Nếu mì tôm có nhiều chất độc hại như thế, sao ngày nào tôi cũng thấy quảng cáo ngon, bổ trên tivi vậy? Nếu quảng cáo một đằng mà chất lượng một nẻo là vi phạm pháp luật, là lừa dối khách hàng", một độc giả nêu lên quan điểm.
Mì tôm hiện là mặt hàng được bày bán phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng.
"100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận", là kết quả kiểm nghiệm được công bố bởi GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM chiều ngày 26/12, khiến dư luận hết sức bàng hoàng.

Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến ngày 10/12/2013, công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành phân tích 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn nhập khẩu), kết quả 100% đều có sự hiện diện của axit oxalic với nồng độ khoảng (30,8 - 449mg/kg).

Sự việc nhanh chóng gây xôn xao dư luận, bởi rất nhiều năm qua mì tôm đã trở thành một loại thực phẩm phổ biến và quen thuộc của rất nhiều gia đình.

Độc giả Minh Phương đã thốt lên: “Thật không tưởng tượng nổi... doanh nghiệp lại coi thường sức khỏe và quyền lợi của khách hàng, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như vậy”.

Độc giả Lê Minh Hoàng cũng không giấu được sự lo lắng: “Nếu kết quả kiểm nghiệm đúng như thông tin thì các thế hệ học sinh, sinh viên, sông chức, viên chức và người lao động... đang bị chính đồng loại của mình đầu độc. Chúng ta bỏ tiền ra để ăn, chứ không phải bỏ tiền ra để mua bệnh vào người. Sản xuất mì tôm như vậy từ nay ai mà dám ăn nữa? Đúng là nhà sản xuất không có lương tâm, cộng với nhà quản lý lơ là. Cuối cùng người khổ và chịu thiệt là người dân”.

Trong khi đó, thành viên Nhất Nam bày tỏ: “Mình đi du học bao nhiêu năm, thi thoảng vớ được gói mì tôm các bạn du học sinh về nước mang sang cho là “quý hơn vàng”. Nhưng “vàng” mà độc hại thế này thì cũng chịu thôi. Cứ cái kiểu làm ăn thế này thì dân mình đang tự tay giết dân mình”.

Độc giả Võ Thị Bến, hiện đang là một sinh viên tỏ thái độ bất lực khi chia sẻ: “Dẫu biết độc nhưng không ăn thì chết à? Sinh viên tiền ít nhưng lại là khách hàng tiềm năng cho các hãng mì tôm. Người tiêu dùng cần đứng lên đòi quyền lợi cho mình. Đề nghị các hãng mì tôm cam kết sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, không thể làm ăn kiểu “giết người không gươm” như thế được”.

“Mì tôm có nhiều chất độc hại như thế, sao ngày nào tôi cũng thấy quảng cáo ngon, bổ trên tivi vậy? Nếu quảng cáo một đằng mà chất lượng một nẻo là vi phạm pháp luật, là lừa dối khách hàng. Như vậy đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra, liệt kê danh sách xem những đơn vị nào quảng cáo sai sự thật, đánh lừa lòng tin của người tiêu dùng để phạt nặng. Thậm chí có thể cấm quảng cáo trên mọi hình thức. Không thể để kiểu làm ăn gian dối, nguy hiểm phát triển được”, độc giả Hồ Nguyễn nêu ra quan điểm.

Đồng thời, độc giả Việt Dũng đặt ra câu hỏi: “Sản phẩm độc hại tại sao cơ quan quản lý nhà nước cho phép lưu hành trên thị trường để đầu độc người dân? Hay việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng bị lơ là. Hàng bao nhiêu năm nay rồi, mì tôm là một sản phẩm bình dân quen thuộc. Thậm chí nhiều người còn lấy nó thay thế cho bữa ăn của mình. Vậy mà giờ kiểm tra có chất độc, ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho những người tiêu dùng kia? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước những kết luận được công bố kia? Các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhanh chóng trong vụ này, tránh những hoang mang của người tiêu dùng”.

Đứng trên cương vị của người tiêu dùng, độc giả Giang Anh chỉ ra: “Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều người. Bản thân tôi vô cùng hoang mang khi đọc thông tin này. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần vào cuộc đồng bộ để kiểm tra va có kết luận chính xác nhất. Nếu đơn vị nào sai thì phạt không nương tay”.

Trước đó, hồi giữa năm 2012, tin đồn mì tôm có đỉa khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không phát hiện sinh vật lạ trong sản phẩm mì tôm. Theo phân tích của Cục An toàn thực phẩm, trong quá trình chế biến xử lý ở nhiệt độ cao (trên 100oC), sán dây không thể sống trong sản phẩm mì tôm đã được bao gói kín. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, sán dây trong bát mì tôm xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, sự việc lần này không phải là những lời đồn đoán. Đây là kết quả kiểm nghiệm được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM công bố. Chính vì thế, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc quyết liệt kiểm tra các đơn vị sản xuất tránh gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng./.

Tiêu thụ mì tôm của người Việt quá... khủng khiếp

Hôm trước đọc tin "Độc đáo" Việt Nam: 100% mì tôm nhiễm độc", mình đã thấy khiếp, và mới hiểu tại sao Đội tuyển bóng đá quốc gia cũng như Đội tuyển bóng đá U23 toàn thua; đó là do nghiện ăn mỳ tôm nhiễm độc. Rồi nghĩ đến đồng bào bị lũ lụt, học sinh nghèo... đều được hỗ trợ hay phải dùng mỳ tôm sống qua ngày. Giờ đọc bài này thì còn khiếp hơn: Có lẽ toàn dân đều nhiễm độc; chẳng trách bệnh ung thư ở người Việt thuộc loại cao nhất thế giới. Rồi không biết tin này lan ra nước ngoài thì xuất khẩu mỳ tôm thế nào ? Lừa dân Việt thì bình thường, lừa được cả ngoại quốc để xuất khẩu trong bao năm qua mới thật là giỏi.
Mức độ tiêu thụ mì tôm của người tiêu dùng Việt quá... khủng khiếp
(GDVN) - Với 5,1 tỷ gói được tiêu thụ trong năm 2012, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới
Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền trong năm 2012.

Thông tin "100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận" được công bố bởi GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM chiều ngày 26/12, khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại con số về lượng mì ăn liền đang được bán ra tại thị trường Việt Nam, hẳn sẽ không ít người choáng váng.

Theo đó, vào đầu tháng 5/2013, Hiệp hội Mì ăn liền thế giới công bố Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền trong năm 2012 với sản lượng gần 5,1 tỉ gói (ly). Nếu tính bình quân đầu người, mỗi người Việt Nam ăn 57 gói (ly)/năm, đứng thứ 4 thế giới.
3 nước xếp hàng đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền lần lượt là Trung Quốc, Indonesia và Nhật. Trong số 101,4 tỷ gói mì được bán ra trên toàn thế giới vào năm ngoái, Trung Quốc, tính cả Hong Kong, tiêu thụ 44 tỷ gói, theo sau là Indonesia với 14,1 tỷ gói và Nhật với 5,4 tỷ gói, kế tiếp là Việt Nam với 5,1 tỷ gói. 

Ở Việt Nam, năm 2009, tiêu thụ khoảng 4,3 tỉ gói mì. Tuy nhiên chỉ 3 năm sau đó (năm 2012) đã tăng lên 5,1 tỉ gói và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thống kê này phản ánh khá đúng thị trường mì ăn liền trong nước khi loại thực phẩm này đang trở nên phổ biến đến mức từ cửa hàng tạp hóa nhỏ đến siêu thị, từ quán ăn vỉa hè hay nhà hàng cao cấp... đều có món mì ăn liền. Chưa kể, mì ăn liền chính là loại thực phẩm dự trữ cần thiết của đa số người dân khi có những biến đổi về thời tiết.

Thị trường mì ăn liền Việt Nam được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của các doanh nghiệp thực phẩm khi có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor, chỉ trong vòng 4 năm từ 2008 - 2012, sản lượng tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam tăng 37% lên trên 400.000 tấn, doanh thu tăng gần gấp đôi lên trên 20.000 tỷ đồng.

Theo thống kê trên tờ VnEconomy, Việt Nam hiện có khoảng 50 nhà sản xuất mì ăn liền và các nhà sản xuất tập trung đầu tư và không ngừng mở rộng sản xuất. Đến nay, Công ty Vina Acecook đang có 7 nhà máy sản xuất mì gói đặt tại Tp.HCM, Bình Dương, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hưng Yên. 


Chia sẻ trên tờ Thanh niên, đại diện hệ thống siêu thị BigC cho biết có tổng cộng khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền đang kinh doanh tại siêu thị, giá thấp nhất 2.900 đồng/gói và cao nhất 30.300 đồng/tô. Ngoài các loại mì sản xuất tại Việt Nam, thị trường còn kinh doanh nhiều loại mì nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc.

Tháng 7/2012, Tập đoàn mì ăn liền Nissin Foods (Nhật Bản) cũng đã tham gia thị trường Việt Nam bằng việc công bố đưa nhà máy sản xuất mì ăn liền có tổng vốn đầu tư 41 triệu USD tại Bình Dương đi vào hoạt động. Nissin Foods là tập đoàn đã có 47 nhà máy sản xuất ở 15 quốc gia và tạo ra hơn 1.200 loại mì ăn liền cho thị trường toàn cầu.

Cuộc đua thật sự khốc liệt khi các đại gia không ngừng rót vốn vào sản xuất mì ăn liền. Năm 2012, Vina Acecook đã tăng thêm vốn 10 triệu USD và đưa vào hoạt động hai nhà máy sản xuất mì ăn liền tại Tp.HCM có quy mô, công nghệ thuộc loại hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Hiệp hội Mì ăn liền thế giới đã thống kê, thị phần trên thị trường mì ăn liền Việt Nam đang nằm trong những công ty lớn. Hiện Vina Acecook đang dẫn đầu thị trường với 50% thị phần, đứng thứ hai là Asia Foods giữ hơn 20% và khoảng 10% là do Massan nắm giữ ở vị trí thứ 3.

Các doanh nghiệp còn lại chia nhau khoảng 20% thị phần còn lại. Ước tính, doanh thu toàn thị trường mì gói trong năm 2012 khoảng 20.000 tỷ đồng. Khảo sát của Euromonitor, một số doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền quy mô nhỏ hiện nay như Vifon, Saigon Ve wong (Aone), Colusa - Miliket... chỉ chiếm từ 2-5% thị phần./.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Những thực phẩm hãi hùng nhất Việt Nam 2013

Những thực phẩm hãi hùng nhất Việt Nam 2013
Hàng loạt món ăn quen thuộc bị phát hiện làm từ nhựa, tẩm ướp hóa chất, sản xuất trong môi trường bẩn thỉu khiến người tiêu dùng ngày càng bất an.
Trà chanh : 200.000 đồng/100 gram hương liệu + hóa chất = 500 lít trà chanh!
Khoảng 3 năm trở lại đây, trà chanh trở thành xu hướng hot trong giới trẻ, hiện món đồ uống này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi đã thâm nhập khắp nẻo to hẻm nhỏ, nhất là các tỉnh phía Bắc.



Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả…chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh, mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.

Tại hội thảo Khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7, cơ quan này đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía… được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.

Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể “hô biến” thành hàng trăm lít trà chanh “thơm ngon”. 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha…500 lít trà chanh, 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị. Những con số này có làm cho dân nghiền trà chanh choáng váng?


 Phô mai que hay cao su chiên xù?
Sự việc phô mai que được làm từ cao su đã được khuyến cáo từ cuối năm 2012, nhưng tới đầu năm 2013, hàng loạt người dùng mạng xã hội đã đăng tải những cảnh báo về việc ăn phải phô mai que “dởm”, thậm chí còn có người khẳng định chắc nịch đã nghe tận tại người bán hàng nói về điều đó.
Tuy nhiên có nhiều ý kiển phản bác rằng, giá pho mai không quá đắt, người bán hàng không cần thiết phải sử dụng loại “cao su” nhập khẩu từ Trung Quốc để kiếm lời như vậy, nhưng việc có pha thêm phụ liệu để phô mai dai hơn là hoàn toàn có thể. Và vì sự việc này chưa được các nhà chức năng kiểm chứng và lên tiếng, nên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn món lạ từ những hàng quán vỉa hè, những món ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 Bún trắng đẹp nhờ hóa chất
Tháng 7/2013, cơ quan chức năng TP.HCM đã phát hiện ra bún phở trên thị trường có chứa chất làm trắng quang học Tinopal. Đây là hóa chất gây hại đến đường tiêu hóa, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thời gian dài sử dụng có thể gây suy gan, thận và ung thư.
Ngoài ra, một số chất hóa học độc hại khác như axit Oxalic hay chất bảo quản Natri Benzoat cũng được dùng tẩy trắng sai quy chuẩn. Sự việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin của khách hàng cho những nhà cung cấp và sản xuất thực phẩm hàng ngày.
Gà vàng là gà tẩm bột sắt
Các bà nội trợ khi lựa chọn gia cầm làm sẵn thường quan tâm tới gà thành phẩm có lớp da vàng bắt mắt, mà không biết rằng mình có thể là nạn nhân của hóa chất nhuộm gà.
Ngày 22/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một số đối tượng đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép tại khu đất trống thuộc tổ 6, ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.
Các đối tượng nhanh chóng tẩu tán các tang vật vi phạm, tại hiện trường, chỉ còn vài con vịt sống và vịt đã được giết mổ, cùng với một số dụng cụ dùng để giết mổ, đặc biệt là có một hộp hóa chất màu vàng dùng để nhuộm gia cầm sau khi giết mổ. Vậy là nghi ngờ về việc nhuộm da gà từ lâu nay đã có lời giải đáp, và các bà nội trợ lại một lần nữa thở dài, vì giờ đúng là…không còn biết tin vào đâu.
Nem chua làm từ bì lợn bẩn

Vào tháng 4/2013, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phanh phui một cơ sở sản xuất nem chua có dự trữ 2,5 tấn bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có hợp đồng mua bán hàng hoá, không có hoá đơn chứng từ và không được kiểm định chất lượng vệ sinh thực phẩm.
Được biết, số hàng này được nhập về từ Nam Định trong khoảng thời gian tháng 12/2012 và được bảo quản trong tủ cấp đông. Bình quân mỗi ngày cơ sở này bán khoảng 50kg bì lợn dạng sợi cho các cơ sở sản xuất nem chua trên địa bàn TP. Thanh Hoá.
 Ruốc làm bằng máy trộn bê tông

Đầu tháng 10/2013, đoàn kiểm tra liên ngành TP.HCM đã phát hiện một cơ sở tại Bình Chánh sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông (ruốc) bẩn.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận thịt gà sản xuất chà bông không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở này đã sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông. Điều đáng lên án hơn nữa, thành phẩm được đặt trên nền nhà đầy ruồi nhặng, khi bị kiểm tra đột xuất, chủ cơ sở còn tìm cách tẩu tấn bằng việc để chà bông vào trong…toilet. Câu chuyện rùng mình này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của nhiều nhà sản xuất hiện nay.

Rượu độc gây chết người
Vào những ngày cuối năm, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước thông tin 6 người tử vong do ngộ độc rượu tại Quảng Ninh. Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12/10/2013 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội. Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống. Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi khẩn cấp toàn bộ lô rượu trên trong phạm vi cả nước.
Khô mực làm từ xác động vật?

Ngày 27/8, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt được 1,5 tấn mực khô xé nhỏ không có nguồn gốc xuất xứ. Sau đó, Chi cục gửi đi kiểm định tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả: “Mẫu xét nghiệm không phải mực khô”.
Qua khai thác, được biết lô mực khô này có xuất xứ từ Trung Quốc. Cụ thể mực khô giả làm từ nguyên liệu gì, cơ quan kiểm nghiệm không xác định được chính xác. Bằng mắt thường cũng rất khó nhận biết bởi mực khô giả đã được xé nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy, rất có thể được làm bằng các loại xác động vật khác. Tuy nhiên dù làm từ nguyên liệu gì, lô mực này cũng không đạt đủ tiêu chuẩn lưu hành và cần tiêu hủy.
Chỉ vì hám lợi mà đã có không ít con người bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng người tiêu dùng. Thiết nghĩ các cơ quan chắc năng cần phải quyết liệt hơn trong việc xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, để tới năm 2014, thị trường hàng tiêu dùng nói chung là thực phẩm nói riêng sẽ chuyển biến theo hướng tích cực, đảm bảo lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.
Theo Depplus

"Độc đáo" Việt Nam: 100% mì tôm nhiễm độc

100% mì tôm nhiễm độc - người tiêu dùng không còn lựa chọn
100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axít oxalic - tác nhân gây ra sỏi thận nguy hiểm là thông tin gây sốc được Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Phạm Ngọc Sơn công bố chiều qua tại hội thảo về an toàn thực phẩm, được tổ chức tại TP.HCM.

Nhiều mẫu mỳ tôm cả nội lẫn ngoại đều chứa axít oxalic.
Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc tiệc tùng, cỗ bàn diễn ra liên miên, bởi hàng nào cũng muốn tích trữ thật nhiều. Vậy nhưng thông tin vừa được công bố khiến không chỉ người tiêu dùng, giới kinh doanh mà đến các chuyên gia cũng tỏ ra bất ngờ, dù trước đó đã nhiều thực phẩm được phát hiện có nhiễm axít oxalic.



Và loại axit này chỉ có thể phát hiện được khi có thử nghiệm hóa học. Vậy nên người tiêu dùng không khỏi hoang mang, nhưng cũng chỉ biết mua hàng bằng cảm tính hoặc nhắm mắt mua liều. Tuy nhiên, con số 100% măng đều ngậm độc thì quả thật đáng sợ

Không chỉ măng mà loại thực phẩm đang được sử dụng hằng ngày ở các gia đình là mì ăn liền cũng được xác định nhiễm hóa chất này. Bên cạnh đó còn có những thực phẩm khác cũng bị nhiễm như há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà… Đây mới chỉ là những sản phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên, và hầu hết đều có nhiễm hóa chất, vậy nếu kiểm tra đại trà trên diện rộng thì số thực phẩm ngậm độc chắc chắn còn lớn hơn nhiều với tỷ lệ đủ khiến nhiều người phải sốc nặng.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đang dùng axít oxalic như một chất tẩy trắng, bất chấp loại axít này vốn không được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, axít oxalic vốn có nhiều trong các rau quả, thực phẩm tự nhiên nên cũng rất khó để xác định những loại thức ăn, bún, mỳ tôm… có axít oxalic là do nhân tạo hay là do thành phần tự nhiên của sản phẩm tạo thành.

Hồi tháng 7 năm nay, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã phát hiện 2 mẫu chứa aítt oxalic với hàm lượng 54,5 và 304mg/1kg.

Đến tháng 9 lực lượng chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến măng chua của ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành. Tại thời điểm kiểm tra, nhà ông Lâm có chứa gần 100 tấn măng chua. Kết quả kiểm nghiệm, số mẫu măng le muối thành phẩm có chứa 680 mg/kg axít oxalic, mẫu măng tre muối thành phẩm có chứa 61,4 mg/kg axít oxalic. Mẫu nước ngâm măng cũng có chứa 45,5 mg/kg axít oxalic. Kiểm định mẫu nước thải cho kết quả chất COD vượt 11 lần, BOD vượt 18 lần, Coliform vượt trên 48 lần mức cho phép. Ông Lâm đã thừa nhận dùng axít oxalic tẩy trắng cho măng.

Vào tháng 10 cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành lấy 4 mẫu hủ tíu khô, mì căn, mì sợi khô đem đi kiểm nghiệm cũng đều có chứa axít oxalic.


Axít oxalic nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh như sỏi thận, hại đến các khớp xương… vì vậy những người bị sỏi thận cũng cần tránh những loại thực phẩm, rau củ hay mỳ tôm vốn chứa nhiều axít oxalic.

Càng gần đến Tết những thông tin thực phẩm bẩn lại càng dồn dập, ban đầu người tiêu dùng còn cảm thấy e ngại và sợ sệt tìm cách phòng chống. Song nếu cứ chỉ tẩy chay để được làm người tiêu dùng thông minh thì có lẽ sẽ chẳng còn gì để ăn uống cho đảm bảo an toàn với tần suất hàng bẩn ngày càng nhiều và lan rộng như hiện nay nếu không có sự can thiệp của giới chức và chuyên môn. Nhưng lại thì thấy các biện pháp của các cơ quan liên quan đưa ra cũng chỉ như là gãi ngứa ngoài giày. Và vì không có những chương trình kích cầu, khuyến nông nên người sản xuất cứ vô tư dùng hóa chất để làm đẹp thực phẩm, tăng lợi nhuận cho hàng hóa, còn người bán thì tìm mọi cách để bảo quản kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm bất kể an toàn hay không. Thế nên dù có thông minh đến đâu thì người dân vẫn cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn và sa vào ma trận thực phẩm bẩn và độc mà chẳng thể tìm lối ra.

Vĩ Thanh
Theo Lao Động/Sống Mới

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nhậu bình dân ở Sài Gòn

Nhậu bình dân ở Sài Gòn 
Văn Lang/Người Việt - Xóm nghèo, thường là nơi đầu hẻm bao giờ cũng có một tiệm tạp hóa, dĩ nhiên là bán đủ thứ nhu yếu phẩm cho dân nghèo. Nhưng quan trọng phải có “đề-pô” nước đá, bán kèm luôn nước ngọt và không thể thiếu bia chai Sài Gòn ướp lạnh (bỏ chung trong thùng “mốp” đựng đá). Vài bộ bàn ghế cũ kỹ kê dọc ngoài hàng hiên trước quán, là nơi “anh hào” trong hẻm ngồi nhậu bia tán láo.
Nhậu quán vỉa hè luôn được những người 
bán dạo tiếp mồi. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Bia “đầu hẻm” kiểu này, giá không đâu có thể rẻ hơn, chai Sài Gòn xanh ướp lạnh, giá chỉ có 7 ngàn đồng một chai. Mồi thì thường là dĩa đậu phọng, hay đôi khi chỉ là vài điếu thuốc nhả khói bâng quơ. Chủ yếu là người ta “nhậu” câu chuyện, chuyện đầu trên xóm dưới, chuyện bão lụt miền Trung, heo chết xác nổi lềnh bềnh... trên TV, chuyện thằng cha mất nết đi với con mẹ xi-cà-que, chuyện bà Tám nằm mơ “luận đề” cả xóm đánh theo... trớt quớt.

Bà chủ tiệm phốp pháp, xởi lởi, miệng bằng tay, tay bằng miệng, vừa la chồng đi giao bia, giao nước đá, vừa đi qua đi lại bán hàng. Lâu lâu, thay gì châm mồi hay châm nước đá (cái này khách tự phục vụ), bà chủ quán lại châm cho câu chuyện thêm xôm tụ, đế thêm những đoạn cần lên “cao trào”.

Ông xe ôm tranh thủ lúc vắng khách, “quất” hai chai xanh ướp lạnh, bụng chắc đã réo lọc xọc, kêu thêm tô mì gói. Tô mì châm nước sôi bốc khói, thêm vài cọng hành xanh, trái ớt hiểm đỏ chót, thêm miếng chanh. Thế là “khổ chủ” xì xụp, sau khi thỏa mãn cái bao tử, quẹt miệng kêu tính tiền. Cả bia, cả mì tổng cộng là 20 ngàn đồng.

Khách bước ra, bà chủ quán còn chống nạnh nói với theo: “Tôi cá mấy ông đi đâu, ngồi quán nào cả buổi mà hết có hai chục ngàn như quán tôi!”

***
Nhậu vỉa hè bình dân đúng nghĩa, ngoài bia, mồi rẻ, điểm “nhận diện” quan trọng nữa là những nơi này thường bán kèm thêm cả rượu đế, với giá từ 5 cho tới 6 ngàn đồng/1 xị.

Nếu như bia “đầu hẻm” thường không mấy nơi bán kèm mồi, thì nhậu vỉa hè thường bán kèm theo mồi giá rẻ, như cái hột vịt lộn 6 ngàn đồng/1 trứng, hay khô chỉ vàng 10 ngàn đồng 3 con (loại mình mỏng, giơ xương). Ðiểm đặc biệt của nhậu vỉa hè là ngoài việc nhìn thiên hạ xe cộ qua lại ồn ào, còn tha hồ ăn uống lặt vặt với những người bán hàng rong đi ngang qua. Bịch đậu phọng 5 ngàn đồng, trái xoài xanh chấm muối ớt 5 ngàn đồng, bắp xào tôm khô mỡ hành 10 ngàn đồng, bò bía 3 ngàn đồng/1 cuốn... Còn thêm vô số thứ khác được “cung ứng” cho quán nhậu vỉa hè như khô bò, trứng cút, tré, bánh giò và cả... kẹo kéo.

Quán bình dân ở Sài Gòn cũng như quán nhậu vỉa hè Sài Gòn là nơi có một đặc điểm mà các vùng miền khác khó có được là ngoài sự hòa đồng vui vẻ giữa những con người xa lạ, còn là nơi chấp nhận cho những người bán hàng rong tới chào mời bán hàng cho khách.

Quán ‘bia đối chứng’ với giá 15 ngàn đồng một lít bia hơi. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Dĩ nhiên sẽ làm giảm thu nhập của quán vì đồ bán hàng rong thường rẻ và lại là món khoái khẩu của mấy ông nhậu. Nhưng người buôn bán bình dân ở Sài Gòn thường có suy nghĩ đơn giản của nơi “đất Phật” là: “Mình sống được thì cũng nên để cho người khác kiếm sống”.

Nhậu vỉa hè Sài Gòn, trong ánh đèn đường mờ mờ không phải là dân có máu “bụi” thì nhiều khi cũng không dám ngồi vì không thiếu khi có mấy anh “vai năm thước rộng, thân mười thước cao” ở trần với những hình xăm, rượu vào lời ra, chửi thề rổn rảng như chốn không người.

Lại cũng không thiếu khi mấy cô thiếu nữ xinh đẹp chạy xe tay ga đắt tiền cũng tấp vô quán nhậu vỉa hè, kêu mấy con khô mực nướng, rồi thì cũng rót bia cụng ly côm cốp, miệng hét “Dzô!”, “Dzô!”...

Nhưng cánh đàn ông chỉ dám ngó sang bàn các cô với những ánh mắt “thèm thuồng” không mấy ai dại dột bước qua. Vì nếu chỉ vui đùa bâng quơ, hoặc mời mấy cô cụng ly xã giao dzui dzẻ thì không có vấn đề gì, các cô cũng vui vẻ hưởng ứng. Nhưng gã nào “lạng quạng” với mấy đóa hồng lửa này thì chỉ cần một động tác “rút” phone a-lô một cái, chưa đầy 3 phút sau đám bảo kê ào tới là kẻ lạng quạng kia tỉnh dậy thì đã thấy mình đang nằm trong nhà thương.

Nhậu gầm cầu Sài Gòn, thường là ở quận 4, quận 8 nơi đây xưa nay vẫn được mệnh danh là “miền đất dữ”. Khách thường là giới giang hồ, hoặc dân lao động ở gần đó, cũng đôi khi có dân nhập cư miền Trung (thường ở độ tuổi trung niên) và họ cũng thích uống rượu hơn bia.

Dưới chân cầu X (giáp ranh giữa quận 8 và khu Trung Sơn) bán mồi bình dân nhưng cực ngon, hai con khô chỉ vàng giá 10 ngàn đồng nhưng là loại khô mập, ngọt thịt chứ không ốm và ngọt đường như mấy nơi khác. Dĩa hột gà ốp-la hai trứng chiên vàng óng với cà-chua và rau xanh trình bày đẹp mắt bao quanh cũng giá chỉ có 10 ngàn đồng. Nhiêu đó mồi cũng đủ cho dân nhậu chuyên nghiệp “đã đời ông địa” rồi.

Những nơi gầm cầu này, dân nhậu thường không ồn ào như những quán “lộ thiên” khác. Ðôi khi hay gặp những người đàn ông lớn tuổi ngồi một mình lặng lẽ. Tìm hiểu, những “nhân vật” lặng lẽ này hoặc là giới anh chị có “số má” nay đã “rửa tay gác kiếm” với hy vọng “để đức lại cho con”.

***
Quán bia bình dân ở Sài Gòn rẻ nhất là loại bia hơi, những quán loại này là “tàn dư” của thời bao cấp xã hội chủ nghĩa, thường được gọi là “bia đối chứng”. Trước kia giá chỉ có 2 ngàn rưỡi một lít, bây giờ đã là 15 ngàn đồng một lít, nên cũng không rẻ hơn bia chai Sài Gòn là mấy. (Thường quán bình dân bán chai bia Sài Gòn từ 8 ngàn tới 9 ngàn/1 chai, loại xanh 450ml.)

Tại những quán bia bình dân còn có một loại bia hơi khác do mấy nhà máy “mi-ni” cung cấp với giá chỉ có 6 ngàn đồng/1 lít. Thấy dân nhậu khen là bia này uống cũng... tốt. Còn uống nhiều thì bia nào mà chẳng nhức đầu?

Trước kia Sài Gòn có một số quán nhậu bình dân “nổi tiếng” với giá đồng hạng - một dĩa mồi là 10 ngàn đồng. Nhưng nay thì vật giá leo thang phi mã nên hầu hết đã lên giá hoặc dẹp tiệm. Riêng tại khu “chợ thuốc” Huỳnh Tịnh Của có một quán bán bia hơi 6 ngàn đồng/1 lít và bia chai Sài Gòn ướp lạnh, ngay mặt tiền đường mà giá mồi nhậu ở đây trung bình là 16 ngàn đồng một dĩa.

Tại quán nhậu “chợ thuốc” Huỳnh Tịnh Của này, một chiều mưa bão chúng tôi ngồi uống với mấy người công nhân của công ty cây xanh. Nghe họ than: “Mấy ông giám đốc bên công ích lãnh lương hàng tỉ đồng một năm, báo chí phanh phui bị ‘ngưng chức’ nhưng lương tụi tôi cũng rớt từ 6 triệu một tháng còn có 4 triệu”.

Ði nhậu bình dân ở Sài Gòn thường là vui, vì được nghe tiếng cười, lời tâm sự của giới lao động - từ hào sảng tới... chua cay. Nhưng dân lao động ngày nay ăn nhậu cũng rất chừng mực, không chỉ vì suy thoái kinh tế, tiền bạc thu nhập ít đi, mà quan trọng họ ý thức được sức khỏe là tài sản lớn nhất mà họ có, do đó người lao động cũng ít ai nhậu tới “lết-xà-bết” như ngày xưa.

Cá nướng sông Đà thơm lừng đất Hòa Bình

Cá nướng sông Đà thơm lừng đất Hòa Bình
Cách thành phố Hòa Bình 2 km, một dãy hàng cá nướng với vô vàn loài cá thơm ngon níu chân những vị khách phương xa đi qua. Chỉ đơn giản với những que tre cặp cá nướng trên lửa, hương vị cá ngon thật khó khiến bạn từ chối.
Cá nướng trên giàn lửa với đủ loại. 
Sông Đà từ lâu rất nổi tiếng với nhiều loài cá ngon như cá thiểu, cá trắm đen, cá măng… Tại lưu vực lòng hồ sông Đà (Hòa Bình), cá nướng là món đặc sản. Cá được bán quanh năm nhưng vào mùa nước về tháng 9-10, cá măng, cá trắm, cá thiểu mới được mùa, các cửa hàng mới có nhiều cá tươi bán cho khách.

Ghé vào một cửa hàng cá nướng trên quốc lộ 6, bạn sẽ không khỏi háo hức với món cá ngon của vùng đất này. Bên bếp lửa đang cháy phừng phừng là những xiên cá lấp lánh. Cá được kẹp bằng tre. Những con cá thiểu (hay cá nhác) mình trắng, óng ánh sắc bạc. Cá măng khổng lồ nặng đến trên 3 cân mỗi con. Cá chép tươi roi rói cùng rất nhiều loại cá khác không rõ tên.

Cách chế biến cá khá đơn giản. Sau khi được làm sạch, cá được ngâm trong nước muối cho tự sạch ruột. Khi đem kẹp nướng, cá cũng được xát muối quanh thân và nướng trong nhiều giờ.

Xiên cá thiểu giá khoảng 40.000 đồng. 

Giá cá nướng sẽ khiến bạn bất ngờ. Cá thiểu xiên một cặp khoảng 7-8 con, mỗi con to khoảng 3 ngón tay, giá 40.000 đồng. Cá nướng to khoảng 3 đến 4 con một xiên, mỗi con to bằng bàn tay, giá khoảng 100.000 đồng. Cá măng nặng 3 cân giá khoảng 300.000 đồng.

Cá nướng được đặt trên lá chuối xanh, ăn kèm với lá sấu non, lá mơ và lá lốt, đinh lăng, chấm với muối ớt xanh. Cá nướng thơm ngon, thịt chắc, da giòn, xém cạnh, mặn vừa đủ. Thịt cá ngọt chấm muối, cuộn trong lá lốt vừa làm mất vị tanh của cá vừa làm vị cá thêm đậm đà, càng ăn càng ngọt. Hương thơm lừng của củi than, vị mặn mòi của muối cùng vị thơm của tre và cá khiến du khách khó lòng bỏ qua.

Cá nướng ăn kèm lá mơ, lá sấu. 

Có dịp ghé qua đất Hòa Bình những ngày này, bạn hãy dành chút thời gian ghé vào một quán cá nướng đơn giản bên đường, ăn thử món cá nướng trứ danh phố núi.

Bài và ảnh: Lam Linh

Toàn là cá ươn nướng thôi các bạn ạ!
Tôi là người thanh phố HB theo như tôi được biết và thích câu. Nguồn gốc cá do những hàng bán hầu như là ở sông. gia đình họ cũng chủ yếu dựa vào đánh bắt ven sông thuộc điạ phận kỳ sơn.có nhà thả hàng trăm mét lưới. Cá sông đà rất nhiều vào mùa mưa sau mỗi đợt xả lũ. Có những con đến vài chục kg. còn cá tâm 1kg thì cầm cần đi câu chơi chiều cũng được. Các bạn đến với cá nướng HB ko phải sợ cá nuôi đâu chỉ cần đi dọc bờ sông đà HB đã đủ thấy là chủ yếu dùng thuyền đánh bắt. Thả lồng mỗi đợt xả lũ là cá ra hết. nếu cá nuôi nướng rất dễ vữa thịt. ý kiến của tôi chia sẻ mong mọi người ủng hộ gửi lời cảm ơn đến tác giả bài viết...  
Bạn mai Anh nói đúng, cá Thiểu chủ yếu có ở mùa lũ khi thủy điện xả lũ, còn cá Măng thì có quanh năm nhưng hiện nay cá măng cũng ít lắm rồi. Cả hai loại cá này đều không nuôi được, ngoài ra còn có cá ngạnh rất ngon. Nhà tôi ở ngay sát bờ sông đà đoạn Phố Ngọc Kỳ sơn. Nay tôi vào Sài gòn sinh sống đọc bài nói về quê mình sao mà xúc động nhớ quê quá nhất là thời khắc tết đến xuân về thế này. Mong các bạn ở quê đừng nổ mìn bắt cá nữa.  
Theo cánh nhà xe Sơn La thì đây k phải là cá sông Đà mà chủ yếu là cá nuôi đó.
Hãy tin đi, và mong bạn vận động nhiều người tin điều này hơn nữa, còn mình thích ăn nên cứ ăn.
Tớ đố bạn Nuôi đc cá vền và cá Măng đấy... Cá đấy còn lâu mới có giống cá con mà nuôi vì nó là cá sông 100% bạn ah. Tìm hiểu kỹ hơn đi rồi nói nhé
Mình đã từng được thưởng thức đợt cơ quan mình đi thăm quan hồ hòa bình, vừa trên thuyền vừa ăn cá nướng trong cái se lạnh mưa rét, thật là tuyệt, cá rất ngon và ngọt. Hy vọng mọi người sẽ được thưởng thức giống mình.
@duc: tôi ở sông đà đây, chưa nghe nói ai nuôi cá thiểu bao giờ, người ta chủ yếu nướng cá thiểu, cá măng, những loại cá này không nuôi mà bắt trên sông!
Ăn thế này vài năm nữa chỉ có hết cá sông Đà.
Cứ ăn đi, càng ăn nhiều thì càng không lo hết cá, vì khi ăn nhiều thì người ta sẽ quay ra nuôi nhiều và không bắt cá tự nhiên nữa. Chứ ăn ít như hiện nay không bõ đầu tư Bè nuôi cá.
Bạn này chưa tận mắt chứng kiến nguồn cá sông đà rồi, cho ăn tẹt ga cũng không hết đc đâu bạn ạh, chỉ khi sông đà cạn nước thôi :))))
Vừa ngon vừa rẻ !
Nhà hàng này ở chỗ nào vậy cà, tôi ở Hòa Bình còn chẳng biết
tren duong di Ha noi, qua cau trang 1 chut
vua ngon, vua re, lai dc nhieu kakakaka...
ngon qua...
Cá Măng, cá Thiểu không ai nuôi cả, vì nămg suất không cao. đi thuyền trên hồ thì mình thích nhất cá con 10n/xiên vừa đở nhặt xương vừa thơm rất tốn rượu.
that tuyet dieu............Hb song da
Cá nướng ngon cách Tp hòa bình 3km, có cả cơm Lam ăn cùng cá các bạn ah ngon, mà giá lại cực kỳ rẻ chỉ có 5-7k 1 ống cơm lam thôi
Nhà này ở ngay cầu chu
hi Lam Linh chị viết rất hay
Những người dân khu vực bán cá nướng sau này sẽ bị bệnh hết thôi! Bệnh viêm mũi cấp vì ngày nào cũng ngửi mùi thơm của cá nướng thì làm sao chịu nỗi!
ngon nhin nuot nc bot nhung de tren to bao thi an lai rat docnhat la ca con nong!!!