Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Bài viết hay(742)

http://www.duhocbts.com/upload/images/users/2011310110934_bon-dieu-cam-ky-du-hoc-sinh-khi-du-hoc-tai-my-2035420354.JPGBốn Điều Cấm Kỵ Tại Mỹ
Mỹ và Việt Nam có nhiều phong tục, tập quán và những quy định trái ngược nhau. Bởi vậy, bạn nên chú ý tìm hiểu một chút trước khi lên đường. Dưới đây là những điều cấm kỵ khi đi đặt chân đến nước Mỹ. 1. Không được tùy tiện gọi giáo viên
Trong trường học, cách gọi an toàn nhất đối với các thầy chính là “professor.” Tuyệt đối không được gọi thầy giáo là “Sir” , đặc biệt là giáo viên nữ, rất có thể họ sẽ để ý điều này. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên tùy tiện gọi tên của giáo viên trừ trường hợp giáo viên cho biết có thể gọi như vậy.
2. Không trả tiền thay cho người khác
Người Việt Nam thường có thói quen tranh nhau trả tiền mỗi khi đi ăn cùng bạn bè, người thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm vậy ở Mỹ thì sẽ không nhận được sự cảm ơn từ người khác. Cách làm này khiến người Mỹ thấy rằng, họ đang nợ người khác, và cảm thấy rất khó chịu.
3. Không được nhảy với bạn cùng giới
Không được nhảy với người cùng giới đã trở thành một trong những lễ nghi giao tiếp chính thức của Mỹ. Nếu chúng ta làm như vậy thì sẽ nhận được những ánh mắt khiển trách của những người bên cạnh hoặc họ cho rằng chúng ta là những người đồng giới. Bởi vậy, nếu không tìm được bạn nhảy khác giới tính thì cũng không nên nhảy với bạn cùng giới.
4. Không được cởi giày trước mặt người khác
Tại Mỹ, nếu cởi giầy, tất trước mặt người khác sẽ bị coi là người vô lễ. Thông thường, người Mỹ thường làm việc này trong phòng ngủ hoặc trước mặt những người quá thân thiết. Nếu dây giày bị lỏng thì cũng nên đi đến một nơi không người để thắt lại.

http://images.tintuc.vietgiaitri.com/2013/06/hoa-hau-viet-kieu-chuong-mot-ve-nuoc-lay-chong.jpgBàn về việc lấy chồng là Việt Kiều
Trước khi bàn về việc lấy chồng là Việt Kiều thì hãy thử suy nghĩ:- LẤY CHỒNG KHỔ HAY SƯỚNG??
Ngay cả khi chọn một người chồng đang sống tại VN thì cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về người đàn ông mà mình sắp sửa làm bạn đồng hành trên đường đời. Phải không? Ở đâu cũng vậy, dù là đàn ông hay là đàn bà thì cũng có người chân thật, khiêm tốn … nhưng cũng không thiếu những người giả dối, tự phụ… Tốt hay xấu thì khó mà biết được trong một thời gian quen nhau không đủ lâu.
Nói về HẠNH PHÚC VỢ CHỒNG thì cũng không có một phương cách nào để giúp mà tính trước cho được. Nhiều bạn cho là TÌNH YÊU có thể giúp tìm được HẠNH PHÚC. Điều này không sai nhưng cũng chẳng đúng hoàn toàn. Có nhiều cặp đã từng yêu nhau tha thiết,, thề quyết sống chết khi gặp phải những chướng ngại từ mọi phía kể cả từ gia đình. Nhưng sau một thời gian dài chung sống, không ít những đôi vợ chồng này chẳng tìm thấy được hạnh phúc, khi mà họ thấy còn thiếu những thứ khác.. trong cuộc sống, ngoài tình yêu.
Theo tôi thì ngoài TÌNH YÊU ra, vợ chồng cần có một sự CẢM THÔNG, CHỊU ĐỰNG và BIẾT CHIA SẺ trong lúc gặp phải sóng gió của cuộc đời. Gánh nặng về TÌNH CẢM, TÀI CHÁNH của gia đình (Vợ hay Chồng) cũng là một yếu tố rất quan trọng khiến ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Đã là một người vợ hay là người chồng mà người đó mãi đặt tình cảm dành cho Cha Mẹ, Anh Chị Em không đúng. Hoặc là Cha Mẹ, Anh Chị Em luôn muốn xen vào đời sống riêng tư của hai vợ chồng một cách không cần thiết. Điều nầy chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc lứa đôi.
Cũng vậy, nếu Cha Mẹ, Anh Chị Em lại LUÔN là một GÁNH NẶNG TÀI CHÁNH thì chắc chắn hạnh phúc lứa đôi sẽ không thể tìm thấy được. Như vậy thì khi lấy chồng mà thiếu TÌNH YÊU, SỰ CẢM THÔNG, CHỊU ĐỰNG, CHIA SẺ.. cộng thêm gánh nặng TÌNH CẢM & TÀI CHÁNH của gia đình ( một hay cả hai bên) thì làm sao mà tìm thấy HẠNH PHÚC cho được.
BÂY GIỜ THỬ BÀN ĐẾN CHUYỆN LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU:
1. Đối với người nữ đang sống tại VN thì anh chàng Việt kiều quả thật là một người xa lạ, khó biết chính xác về bản thân & gia đình của anh này. Có biết được thì chỉ là do nghe anh ta nói ra mà thôi. Có thể đúng, có thể sai… nhiều khi nghe “NỔ” mà cũng không biết nữa.
Không biết rõ về anh thì làm sao mà biết rõ về gia đình của anh chứ?. Làm sao mà biết được tính tình Cha Mẹ, A/C/E của anh thế nào:

- khó chịu hay dễ chịu?
- đạo đức hay thiếu đạo đức?
- có biết thông cảm với con cháu hay không?
- Có thích lấy tiền của con để được khoe với mọi người là con mình có hiếu và mình thì có phước (dĩ nhiên là họ vẫn có tiền riêng đủ sống).

Tất cả đều mờ mịt…!!!???
2. Thường thì mối quan hệ tiền hôn nhân giữa một Việt Kiều và một Người Nữ đang sống tại VN là rất ngắn. Phần nhiều họ đến với nhau khi mà TÌNH YÊU chưa kịp bắt lửa, cứ coi như đó là TÌNH YÊU BẠO PHÁT. Ông Bà ta xưa nay thường nói “Bạo Phát thì Bạo Tàn”. Áp dụng điều nầy cho tình yêu thì cũng chẳng sai!?
3. Một số gia đình người Việt đang sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn giữ “Nề Nếp Gia Đình” theo như lúc còn ở VN. Có nghĩa là nhiều thành viên trong gia đình cùng ngụ chung dưới một mái nhà. Tôi không dám phê phán hay đồng thuận cho quan niệm này. Nhưng chắc chắn đó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới.
Người nữ đến từ VN, theo chồng ra nước ngoài mà lại ở chung với gia đình chồng thì thật là khó làm vừa lòng hết mọi thành viên trong gia đình.
Ví dụ:
- Nếu cô con dâu còn giữ phong cách VN. Nấu ăn, rửa chén, quét nhà… là những chuyện gần như phải đảm trách nếu chưa tìm được việc làm (dĩ nhiên là không thể tìm việc làm nhanh được khi vừa mới đến). Các em của anh có thể đang có việc làm, có thể còn đi học..
Trước đây, những việc nầy có thể do Cha Mẹ anh đảm trách và đôi lúc các em của anh phụ giúp.
Từ khi có cô dâu mới. Cha Mẹ anh muốn để vợ anh lo hết với ý nghĩ là mình có được một cô dâu tốt và để khoe với bạn bè gần xa. Các em của anh cũng thấy chị dâu chu toàn nên cũng đẩy việc luôn.
- Nếu nhà mà có 2 cô dâu thì lại càng khổ cho cô dâu mới hơn nữa. Bởi chuyện Mẹ Chồng Nàng Dâu luôn là một “trường thiên tiểu thuyết”, cho nên Mẹ chồng muốn lấy hình ảnh cô dâu mới ra để làm gương mà dạy khéo cô dâu cũ.
- Nếu cô dâu mới mà không đảm đương nổi những việc nhà như thế thì ắt cũng không yên thân được với gia đình chồng!!??
Nếu gặp phải gia đình hiểu biết mà cho phép vợ chồng ra riêng và sẵn sàng giúp đỡ về tinh thần và vật chất thì đó là một may mắn.
4. Thường thì những phụ nữ VN khi lấy chồng nước ngoài là trên vai của họ đã bị đặt một gánh nặng TÀI CHÁNH từ gia đình của chính mình. Những gia đình nghèo chỉ biết kỳ vọng vào sự giúp đỡ của đứa con gái vừa mới lấy được Việt Kiều. Người “vợ mới” đang bị chịu nhiều áp lực từ những sự thay đổi trước một vùng đất mới , một gia đình xa lạ.. mà lại còn cái gánh nặng tài chánh của gia đình gây thêm sức ép thì làm sao tìm thấy được hạnh phúc vợ chồng!?
5. Nếu vợ hoặc chồng mà không biết chia sẻ, không biết chịu đựng thì chắc chắn rằng Hôn Nhân sẽ bị đổ vỡ rất nhanh.
Với những phân tích trên đây, tôi xin được góp ý với những ai sắp lấy chồng (nhất là lấy chồng Việt Kiều) thì phải tìm hiểu thật kỹ về mọi điều đã nêu bên trên.

Theo tôi, lấy chồng hay lấy vợ đều khổ tất, chứ đâu phải là lấy chồng VK mới khổ.  Biết bao người phụ nữ VN đã khổ vì những chồng vũ phu, lười biếng, nhậu nhẹt, cờ bạc, hút sách, chơi bời gái điếm hay vợ bé... tràn lan khắp VN?
Em Gái Họ Tôi
Cũng nhờ may mắn, cuộc sống của tôi suôn sẻ. Nhờ người bạn học hồi phổ thông theo gia đình qua Mỹ diện HO, nên tôi cũng hiểu phần nào cuộc sống nơi xứ người qua tâm sự của nó qua những dòng thư.
Nó thiếu bạn cho nên nó làm mai tôi với một người ở gần nó. Mọi chuyện êm đẹp và dễ dàng nên chỉ 18 tháng sau tôi làm vợ người ta. Bạn bè biết nhau lâu ở gần nhau làm cho nó và tôi thân nhau.
Do lời khuyên của nó, tôi chuẩn bị kỹ ở VN như học Anh Văn, học vi tính, học lái xe, học may, học làm móng tay chân.
Sau khi đến Mỹ, mấy tháng sau, cùng trợ giúp của gia đình chồng, tôi mướn được chỗ để mở tiệm sửa áo quần nho nhỏ gần nhà. Công việc cũng thuận tiện và có đồng vào đồng ra cũng vui vui tuy rằng chẳng có thể giàu lên được vì mình bỏ công ra chứ không buôn bán.
Trong lúc đó, đứa em gái họ chỉ 19 tuổi thì ganh tỵ vớt tôi và muốn được qua Mỹ như tôi. Do tuổi còn quá trẻ và thiếu may mắn nên gặp gã Việt Kiều nổ. Bằng vài sự kiểm tra nhỏ tôi biết được gã này thất nghiệp, chỉ làm nail, không ổn định cho dù có xa 2000 dặm. Tôi khuyên nó đừng ghanh tỵ và đừng quen tiếp tục.
Nó cứ tin và quen vì gã kia nổ là đang học năm cuối nghành “công chánh” và sẽ đi làm cho nhà nước rất ổn định. Gã không thể nói nghành bằng tiếng Anh và trường tên gì. Con nhỏ em gái họ thì mơ hồ. Nhưng thôi, nó không nghe lời tôi thì nói nhiều cách mấy cũng vậy. Nói nhiều thì bị cho rằng tôi ganh tỵ.
Do làm nail, gã có nhiều tiền mặt, chẳng thể để dành trong ngân hàng, không dám trữ trong nhà sợ cướp, nên có được một số tiền về VN tiêu xài trong mấy tháng rồi qua làm lại. Nhỏ em nó tưởng ngon lành. Vội đi chơi xa với gã đó và đời con gái trẻ không còn nữa.
Gã chơi nó chán thì bỏ. Gã lại cặp con nhỏ gà mờ hám bề ngoài khác.
Nhỏ em họ nó bề ngoài chãnh nhưng bê trong đầy vết thương lòng. Tôi khuyên nhủ nó ráng thu mình ở nhà đừng có chán chường đi chơi và ăn mặc hở hang chụp hình khoe này khoe kia. Còn nhiều cơ hội phía trước. Đầu tiên phải học thật nhiều. Có nhiều kiến thức (cho dù chẳng học đại học) thì vẫn có cơ hội đời và việc làm hơn.
Từ từ nó nghe lời tôi đi học nhiều thứ để hòng có việc làm. Còn nhỏ ở nhà ăn bám ba mẹ thì đi lấy chồng cũng vậy. Đi học là tìm cơ hội.
Bên chồng tôi có một anh tuổi 31. Do không có điều kiện đi học nên đi làm công nhân và làm thêm cuối tuần. Tuy nhiên anh ta cũng rất cầu tiến, học hỏi nhiều thứ để cuộc sống nhiều thú vị. Duyên số không may mắn, quen nhiều cô nhưng chẳng thành với ai nên chán nản và chỉ chăm chú làm ra tiền và đi du lịch thám hiểm nhiều nơi.
Tôi giới thiệu anh ta với nó.
Thời nó thì hiện đại, đâu như thời của tôi chỉ e-mail và chat (ít khi điện thoại vì đắt đỏ). Thời của nó có iPhone và 3G cho nên nó và anh kia hay cầm iPhone nhìn mặt nhau qua camera rất sống động và khá gần gũi.
Nó nghe lời tôi, không đòi hỏi bất cứ cái gì từ anh kia. Gia đình nó không có khổ cho nên quen nhau cứ xem anh kia là trung bình khá chứ không phải Việt Kiều 20 năm về trước.
Tính thu nhập ra tiền VN của anh kia chỉ khoảng 30 triệu mỗi tháng sau khi trừ thuế và chi phí. Ngoài ra còn phải trả xăng, xe, nhà, thuế đất,…. cho nên còn lại cho dành dụm không bao nhiêu.
Nó bắt chước y như tôi: học thật nhiều Anh Văn, học thêm đủ thứ chuyện miễn là thích. Chịu khó đi làm thêm cho dù chỉ là chân chạy bàn trong nhà hàng lịch sự (đàn ông không đến có thể tán gái).
Anh kia ráng dồn phép xin về VN được 11 ngày. Đó là thời gian quý giá với nó vì nó cũng 22 tuổi, tuy con trẻ nhưng đã “qua tay” gã Việt Kiều làm nail kia. Nó giờ mới hiểu Việt Kiều có khả năng cưới vợ VN đem qua được là hiếm có.
Gã Việt Kiều làm nail kia khó đem vợ qua được nếu cưới vợ vì trên giấy tờ không có thu nhập mà là vô công rỗi nghề. Cho dù có làm nail nhưng lấy tiền mặt không khai thuế thì xem như không có giấy tờ về thu nhập. Không có thu nhập thì không bão lãnh được bất cứ ai. Nếu muốn bảo lãnh thì phải xin nhờ người khác chịu trách nhiệm tài chánh cho việc bảo lãnh. Thời giờ ai cũng khó khăn về kinh tế nên ít ai dám đứng ra chịu trách nhiệm tài chánh cho việc bảo lãnh.
Muốn bảo lãnh được vợ, đàn ông Việt Kiều phải có thu nhập tốt, ít ra thu nhập cũng khoảng 2000/tháng trước khi bị trừ thuế. Ngoài ra còn dành dụm cho việc về VN. Khi vợ qua đây phải có tiền cho việc làm giấy tờ, cuộc sống, và hội nhập.
Có gia đình kia, là một gia đình ở làng chài ven biển đi vượt biên. Họ thất học ở VN thì qua đây họ chỉ là lao động bình thường. Đừng phê phán họ hoặc khinh miệt họ chỉ vì họ thất học. Dĩ nhiên thất học thì không thể nào làm Việt Kiều “đúng nghĩa” theo các cô ở VN đặt ra.
Do nghèo và muốn thân thiết bên VN vì ở đây khó mà làm quen các cô vì “gái ít trai nhiều”. Cho nên anh em giúp nhau bão lãnh vợ từng người một qua. Cứ 2 người này đứng tên chung chịu trách nhiệm tài chánh cho người kia cho nên trên giấy tờ đủ thu nhập bảo lãnh. Và ba anh em đều cưới vợ cùng làng (đã từng quen biết) ở VN.
3 cô vợ này ráng đi làm cùng nhau đứng tên chung chịu trách nhiệm tài chánh bảo lãnh từ từ cả nhà riêng của từng 3 người. Họ nghèo nhưng đoàn kết nên chỉ 10 năm họ có một đại gia đình và thân thiết đem từ VN qua đến 24 người. Trong số đó có 4 thanh niên. 4 người này cũng về làng chài cưới vợ đem qua 4 cô. Và tương lai 4 cô này sẽ đem qua nhiều người thân ruột thịt.
Họ biết đoàn kết và nhường nhịn nên hùn tiền nào mở được siêu thị mini và vài nhà hàng. Người nhà và bà con làm với nhau nên từ từ khá lên bằng đồng tiền có trả thuế. Cứ thế “công cuộc cưới vợ ở làng tại VN” và “bão lãnh người thân ruột thịt” cứ tiếp diễn không ngừng.
Tôi sẽ giống họ, lúc đầu bão lãnh ba mẹ, ba mẹ bão lãnh anh em, anh em có người về VN cưới người yêu,… cứ thế bão lãnh nhiều người qua. Em họ tôi cũng sẽ làm thế. Nếu anh em hay bà con biết dẹp bớt ganh tỵ, tị hiềm, mâu thuẫn,… cùng nhau gắn bó sẽ làm được những chuyện lớn. Tuy không có ai xuất chúng để nhanh làm triệu phú nhưng một tập thể người đồng lòng thì tiền triệu làm nên chia ra thì ai cũng khá khá.
Đứa em gái họ hiểu vấn đề. Nếu nó qua đây thì tôi và nó sẽ sát cánh bên vai với nhau để gầy dựng lên cơ nghiệp khá hơn và sẽ có người thân bên chồng bên vợ và các bên khác cùng chung sức thì cái siêu thị mini là chuyện dễ làm để có được cơ nghiệp.
Do đó các bạn nữ ở VN đừng cố phá hoại cơ sở của chồng bằng cách vòi vĩnh ăn tiêu cho “đáng làm vợ Việt Kiều” ở VN. Hãy để dành sức lực ăn chơi đàn đúm với đám bạn khiêu khích kia mà học hành và chuẩn bị trước khi đến Mỹ.
Bây giờ tôi chỉ mong sao cho em họ tôi được duyên thành với anh kia để nó qua đây cho đỡ mặc cảm bị “bóc chanh bỏ vỏ” bởi tay Việt Kiều làm nail rỗi nghề và nổ kia.

Việt kiều Mỹ khó lấy vợ người Việt?
Nam VK Mỹ khó lấy nữ VK Mỹ vì nữ VK Mỹ rất quậy. Phụ nữ VN qua tới Mỹ rồi là chuyển hệ quay 180 độ, bơm ngực bơm đủ thứ, phấn son lòe lẹt, tiếng Việt hổng rành mà tiếng Mỹ cũng không rành. Không cần phải bàn thì ai cũng biết là bản chất của người VN thay đổi rất nhanh.Nam VK Mỹ khó lấy vợ VN vì ở VN con gái quậy 1, qua tới Mỹ thì quậy 10.
Nam VK Mỹ đi cày như trâu mới có tiền để sống, mặt mày ngó vô thì thấy giống như trái xoài xanh vú khí đá, so sánh với nam VC thì thua xa về mặt béo bổ đẹp trai. Nếu có lấy vợ VN được thì chắc chắn không phải vì mấy cô thấy mấy anh đẹp trai.
Nam VK Mỹ dại gái, chỉ thích gái đẹp và sexy, đẹp là trên hết, cho nên khi ván đã đóng thuyền rồi thì hay bị mấy nàng đá đít. Ván đã đóng thuyền ở bên Mỹ gỡ ra rất dễ, không có khó như ở VN. Vì sao dễ, vì bên Mỹ ván bị gở ra rồi, chàng vẫn bị luật pháp bắt nuôi nàng, cho dù nàng có đi cặp thằng bồ mới hay đi làm gì chui có tiền mua vàng đeo đỏ cổ, chàng vẫn phải nuôi nàng.
Nam VK Mỹ lấy vợ Mỹ rất khó. Phụ nữ Mỹ không có thấy nam VK Mỹ hấp dẫn, cái mặt như trái xoài xanh vú khí đá thì làm sao mà hấp dẫn phụ nữ Mỹ được. Ngược lại Nam VK Mỹ thì lại thấy phụ nữ Mỹ rất xấu, mập phì, ít có ai mình dây, tóc dài thướt tha. Họ lại không biết nói chuyện ngọt, da thịt lại nhão nhẹt vì ăn uống thức ăn công nghiệp. Còn phụ nữ VN thì nổi tiếng thế giới biết nói chuyện ngọt và xạo không ai biết, da thịt lại săn, nhờ ăn cơm ăn cá ăn rau.
Tốt nhất là nam VK Mỹ đừng nên dại gái ham lấy vợ đẹp sexy, và nên lưu ý là những người phụ nữ xấu – và không ở thành phố lớn – thường có trái tim đẹp hơn.
Còn nếu không bỏ được chứng bệnh dại gái thì nam VK Mỹ không nên nói đến chuyện lấy vợ, mà hãy nên áp dụng kiểu tiền trao cháo múc, nhưng phải thật cẩn thận, vì tỷ lệ bệnh si đa ở VN hiện nay rất cao. Nói cho cùng thì cái mà mấy anh VK nghĩ là của lạ thật sự không còn phải là của lạ, mà là đã bị các đại gia, cán bộ lắm tiền nếm qua hết rồi.
Bổ túc ngày 17-3-2008
Đàn ông Tây Mỹ cũng có lấy vợ VN, tuy ít so với VK hay Hàn Kiều. Nhưng trong vấn đề này thì họ khôn hơn mấy anh VK ở những điểm sau:
Họ có thể lấy vợ xấu, chứ không nghĩ phải lấy vợ trẻ đẹp sexy, giá nào cũng lấy như mấy anh VK. Họ trọng cái đẹp về trái tim, về trí óc.
Nếu họ muốn có vẻ đẹp sexy thì họ ưu tiên áp dụng kiểu “tiền trao cháo múc”. Có đi VN, họ đi du lịch, kèm với màn vui chơi kiểu “tiền trao cháo múc”. Với tâm lý đi VN như vậy họ không bị sức ép như mấy anh VK đi VN để kiếm vợ.
Với cách lấy vợ khác, cách mua dâm khác, khá thông minh như vậy, cho nên Tây Mỹ nếu có lấy vợ VN, thì họ ít khi bị mất vợ như mấy anh VK.
Cái giá để làm quen và cưới 1 cô ở Việt Nam
Các cô gái có thể xin các chàng Việt Kiều từ khi làm quen cho đến khi qua Mỹ:
- iPhone/Samsung: 500-700 đô
- iPad/Samsung tablet: 500-700 đô
- laptop: 500-800 đô
- máy ảnh số: 200-1000 đô
- áo quần: 20-1000 đô
- phụ kiện: 50-1000 đô
- trong nhà bị bịnh: 500-1000 đô
- xe gắn máy: 2000-6000 đô
- sửa nhà: 10-30 ngàn đô
- đi chơi với gia đình: 500-2000 đô
- tiệc tùng với bạn bè: 500-2000 đô
- khi về VN đưa nàng du lịch: 2000-4000 đô
- tiệc cưới: 20-40 ngàn đô

Các chàng Việt Kiều có kham nổi không?
Các cô ở VN bây giờ tiến bộ lắm. Mỗi cô tiêu xài ít nhất 500 đô mỗi tháng.
Tìm con gái ở gần cho lành vì họ chẳng đòi hỏi như mấy cô bên VN. Mấy cô bên VN tưởng Việt Kiều ngon lắm, xin toàn là bạc ngàn để tiêu xài.
Những lý do lấy chồng “Việt kiều”
Nếu như nhiều người đàn ông gốc Việt sinh sống tại Mỹ có nhu cầu trở về Việt Nam lấy vợ vì nhiều lý do, thì cũng có nhiều cô gái chấp nhận lấy chồng “Việt kiều” với những ước mơ khác nhau.
Trong các lý do này, có cái vì tình yêu, vì mong muốn một sự đổi đời; cũng có người vì muốn được cơ hội kiếm được nhiều tiền nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất mà nếu sống và làm một công chức bình thường ở Việt Nam thì không thể thực hiện được.
Thực tế, con đường đến được đất nước này không dễ dàng với hầu hết mọi người nên dù muốn dù không, nhiều người vẫn có trong đầu suy nghĩ rằng các cô gái được đàn ông Việt sống ở Mỹ về cưới mang sang Mỹ đều là “may mắn”, “sung sướng” hay “trúng số”. Tuy nhiên, tâm sự của chính những cô gái lấy chồng Mỹ gốc Việt với nhiều thân phận và hoàn cảnh khác nhau, đã chứng minh nhiều điều không như người ta vẫn nghĩ.
Câu chuyện của Lan Chi Phạm, Jenny Võ, và Cẩm Phạm, những người phụ nữ trong độ tuổi ngoài 20, ngoài 30, lấy chồng Mỹ gốc Việt ít nhất 4 năm, có thể xem là một vài câu chuyện tiêu biểu cho một vấn đề xã hội: Lấy chồng nước ngoài – Ước mơ và thực tại.
Theo số liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2.981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3.000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20.518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.
Không có số liệu cụ thể xem có bao nhiêu đàn ông và bao nhiêu phụ nữ từ Mỹ bảo lãnh cho hôn phu, hôn thê mình sang đoàn tụ, nhưng từ thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy số đàn ông về Việt Nam cưới vợ vẫn chiếm phần đông hơn số phụ nữ về Việt Nam lấy chồng.
Lấy chồng ngoại vì muốn một nền giáo dục tốt
Phạm Lan Chi, 26 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Westminster (California.BT), làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, là người có ý nghĩ muốn sang Mỹ vì lý do này.
Bằng giọng nói của người Nam pha chút âm hưởng Huế, Lan Chi kể: “Tôi quen với anh qua sự giới thiệu của một người anh họ ở Mỹ. Khi đó tôi đang học đại học năm thứ 4 khoa toán của trường Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và theo học năm thứ 3 khoa ngoại ngữ của một trường đại học tại chức. Từ nhỏ tôi đã là một đứa học giỏi, ngay cả khi vào đại học tôi cũng chỉ chú tâm vào chuyện học, không hò hẹn yêu đương gì hết”.
Theo lời Lan Chi, chính vì biết cô ham học, có ước mơ sẽ học lên cao nên gia đình có ý tìm cách cho cô “kết hôn giả” với một người Mỹ gốc Việt, để cô có cơ hội sang Mỹ thực hiện ước mơ của mình.
“Lúc nghe tin đó tôi vui lắm, bởi tôi ước mơ là không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn phải học lên cao học và tiến sĩ. Mà có cơ hội lấy được những tấm bằng đó ở Mỹ thì còn gì bằng”, Lan Chi kể tiếp.
Tuy nhiên, khi bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu, Lan Chi “bị rơi vào luyến ái với anh ấy”.
“Ngoài những lần nói chuyện qua email, điện thoại, tôi gặp anh ấy được hai lần ở Việt Nam, mỗi lần được chừng 10 ngày đến nửa tháng. Không chỉ trong mắt tôi, mà với cả gia đình dòng họ tôi, anh là một người quá tuyệt vời. Anh không chỉ là người đẹp trai, cao ráo, mà anh lại còn sẵn sàng giúp lau nhà, rửa chén, ẵm cháu trong những ngày về quê thăm tôi. Ai cũng bảo tôi có phước” – Lan Chi hồi tưởng.
“Thế là thay vì làm hôn thú giả để sang Mỹ đi học, thì chúng tôi lấy nhau thật”. Lan Chi sang Mỹ theo diện hôn thê vào tháng tư, 2005.
Lấy chồng ngoại vì muốn được tôn trọng
Thu Võ, đang làm việc tại một hãng điện tử ở Austin, chấp nhận lời giới thiệu và muốn lấy chồng Mỹ gốc Việt vì hình ảnh người em rể Việt kiều của cô mang lại.
Thu Võ, 40 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài tại Sài Gòn trước khi theo chồng sang định cư tại Texas.
Xuất thân từ vùng quê Trà Vinh, Thu Võ cùng em gái mình được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai chị em đều có bằng cao học kinh tế. Với nền học vấn đó, chuyện trở về quê lấy chồng trở thành một điều gì “không chấp nhận” được đối với cả hai chị em.
“Em tôi lấy chồng là một người Canada gốc Việt, cùng làm việc trong công ty đa quốc gia. Tôi nhìn thấy được ở em rể tôi hình ảnh của một người đàn ông có trách nhiệm, không cố tình tìm cách “control” (kiểm soát.BT) vợ mình, giữa hai vợ chồng họ có sự tương thân tương kính, chồng giúp vợ nhiều công việc trong gia đình từ dọn dẹp nhà cửa, chăm con, đến đi chợ. Khác rất nhiều với hình ảnh những gia đình dưới quê tôi”, Thu tâm sự.
“Thêm vào đó, sau bao năm ở Sài Gòn, quen với nếp sống đó, quen với cách làm việc hiện đại đó, tôi thấy mình khó có thể kết hôn được với một người đàn ông nơi quê nhà. Vả lại, chắc cũng chẳng ông nào chịu cưới một người vợ có học vị bằng cấp cao hơn mình, mà lại quá lứa như tôi nữa”.
Thế là theo sự giới thiệu của người em rể, Thu làm quen và chấp nhận lời cầu hôn của một Việt kiều Mỹ, là bạn của em rể Thu, cũng có những tư chất của một người đàn ông trưởng thành tại đất nước mà cô tưởng tượng.
Lấy chồng ngoại vì muốn đi Mỹ
Ðây là trường hợp Thoa Ðặng, 38 tuổi, đang làm thợ nail (làm móng tay, móng chân.BT) tại Irvine (California.BT).
Nếu như Thoa Ðặng, từ Ðà Lạt, được ba mẹ cho vào Sài Gòn học hành từ năm 18 tuổi với ước mơ con cái thành danh thì cô lại mang trong đầu suy nghĩ: “Ở Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho những người học cao, mà cái chính là nhờ vào sự may mắn, nếu như không có quan hệ kiểu “con ông cháu cha”. Mặc dù cố gắng tốt nghiệp khoa Marketing tại một trường đại học, Thoa cho rằng cô học chỉ để ba cô “vui thôi”.
Thêm vào đó, chuyện cố gắng để Thoa vào Sài Gòn ăn học là còn vì “ba mẹ tôi muốn tôi sẽ kiếm được một người chồng thuộc gia đình giàu có”. Tư tưởng “phải là người có tiền bạc thì mới được người ta trọng vọng” được gieo vào đầu Thoa từ chính ba mẹ cô.
Tốt nghiệp đại học, Thoa làm công việc kinh doanh riêng bằng nghề buôn bán mỹ phẩm. Thoa tự hào là mình có thể kiếm được tiền nhiều hơn đám bạn cùng học đại học. “Mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 500USD, trong khi bạn bè tôi làm văn phòng tiền lương chỉ khoảng 150USD-200USD”.
Nhưng với tiền lương đó, Thoa cho rằng cô không thể có xe hơi hay nhà đẹp như nhiều người. “Có những người quen nói với tôi rằng ở Mỹ họ đi làm nail, mỗi tháng kiếm được không dưới 2.500USD, nếu chịu đi qua những tiểu bang miền Ðông thì tiền kiếm được còn nhiều hơn”, Thoa kể.
Chính từ suy nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho những nhu cầu về vật chất mà Thoa không ngần ngại đồng ý khi có một người Mỹ gốc Việt lớn hơn cô 13 tuổi về hỏi cô làm vợ.
Thoa Ðặng sang Mỹ vào đầu năm 2006, và bắt tay vào việc đi học và làm nail kiếm tiền chỉ nửa năm sau đó, cho đến tận bây giờ.
Lấy chồng ngoại vì duyên số
Ðây là trường hợp của Jenny Võ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, và Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley (đều ở tiểu bang California.BT).
“Duyên số” là câu trả lời ngay lập tức của Jenny khi được hỏi “Lý do vì sao lại chọn lấy chồng Việt kiều?”.
Sang Mỹ giữa năm 2007, Jenny vừa học xong chương trình hai năm của trường Golden West College, hiện đang theo học những lớp chuyên về thuế, trong lúc chờ vào trường Ðại Học Fullerton năm tới.
Jenny nhớ lại: “Tôi biết anh từ năm 19 tuổi, anh hơn tôi sáu tuổi, học cùng trường đại học, nhưng không cùng lớp. Thoạt đầu cũng chỉ là bạn bè quen biết qua bạn bè thôi. Sau gần ba năm biết nhau như vậy, đến một hôm, anh đến nhà tôi vào buổi tối để nói cho biết là sáng hôm sau anh… đi Mỹ”.
Khi đó là năm 1997. Theo lời Jenny, hai người vẫn email thư từ qua lại như những người bạn. “Ðến năm 2003 lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh hỏi tôi có chịu làm vợ ảnh không. Hỏi vậy nhưng ảnh cũng nói thêm là phải chờ ảnh học xong đại học, có công việc làm rồi thì mới cưới”, Jenny kể. Cô đồng ý làm vợ, đồng ý chờ, nhưng kèm theo một điều kiện “không làm dâu” sau khi cưới.
Với Cẩm Phạm, suy nghĩ sẽ lấy chồng nước ngoài hay đi nước ngoài không hề có trong suy nghĩ của cô, bởi “không hiểu sao hồi trước tôi không có ấn tượng tốt về những anh Việt kiều vì thấy mấy anh về Việt Nam thì hay tỏ vẻ ăn chơi, khoe khoang, nhìn thấy không có thiện cảm”. Không thiện cảm với “Việt kiều”, nhưng Cẩm cũng “không thích hình ảnh người đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt bê tha” đập vào mắt cô hàng ngày.
“Khi các anh chị trong nhà giới thiệu tôi làm quen với anh là một kỹ sư ở Mỹ, tôi cũng chỉ nghĩ là làm bạn thôi, vì hai gia đình chúng tôi khác đạo, đó đã là rào cản đầu tiên”. Cẩm nhớ lại.
Tuy nhiên, “chắc là do duyên số”, như Cẩm nói, sau bốn tháng trò chuyện qua lại trên điện thoại, anh, hơn Cẩm năm tuổi, từ San Jose về Việt Nam gặp cô.
Và chỉ hai tháng sau, anh chàng đang làm công việc kỹ sư điện toán đó cùng người mẹ quay trở về Việt Nam lần thứ hai để làm lễ đính hôn với Cẩm.
“Ðến cuối Tháng Tám, 2008 thì tôi sang Mỹ theo diện hôn thê”. Cẩm tươi cười kể lại chuyện mình.
***
Mang theo những khát vọng, những lý do như thế đến mảnh đất thiên đường. Nhưng thực tế có trọn vẹn như những gì mà Lan Chi, Jenny, Cẩm Phạm, Thoa Ðặng… ôm ấp lúc rời Việt Nam hay không lại là một vấn đề khác.
Chỉ biết trong số họ, có người nay đang là “single mom” (bà mẹ đơn thân.BT), có người vừa mới quyết tâm “xây dựng lại hạnh phúc gia đình” sau bao năm triền miên trong những trận cãi vã vợ chồng, bên cạnh những người cảm thấy mình ngập tràn trong hạnh phúc.
 Thằng Chồng Việt Kiều Của Tôi

Những ai phải trải qua cay đắng mới biết giá trị đích thực của cuộc sống. Tôi cũng vậy. Hạnh phúc, tiền bạc, danh vọng, và bộ mặt đã làm tôi như quay cuồng.
Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây.
Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều.
Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm ngành Anh Văn và học xong.
Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam . Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chải kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí.
Ở xóm, có nhiều người lấy chồng Việt Kiều và có tiền xây nhà cao ráo. Ai cũng nói tôi có học và có sắc tại sao không kiếm được chồng Việt Kiều cho gia đình đỡ khổ.Cuộc sống khốn khổ như vậy khiến cho tôi nghĩ đến chuyện “lấy chồng Việt Kiều” để cưu mang gia đình.
Tôi nghĩ đơn giản như vậy, chính vì đơn giản đó đã làm hại một người, đó là thằng chồng Việt Kiều của tôi.
Với ý nghĩ đơn giản, tưởng rằng ở nước ngoài ai cũng ăn sung mặc sướng dễ kiếm ra tiền. Tôi có đọc sách báo thì lợi tức trung bình hàng năm của người Mỹ là 24 ngàn đô-la. Nếu thằng chồng làm 24 ngàn đô-la thì mình xin 6-7 ngàn có sao đâu.
Nhưng thánh thần ơi, đó là lợi tức, chưa tính thuế, tiền xăng, ăn uống, chi tiêu, nhà cửa, điện nước,… Cái ý nghĩ nguxuẩn chỉ cần 6-7 ngàn mỗi năm đó lan truyền vào gia đình tôi và gia đình tôi tưởng bở và thật.
Cũng chính vì tôi có sắc và có thân hình đẹp nên tôi kiếm được một thằng Việt Kiều hiền lành nhưng có chút khờ trong những Việt Kiều về thăm.
Hắn hồi ở Việt Nam chỉ học tới lớp 9, sau đi làm phụ hồ, và theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Qua đó hắn chỉ biết đi làm. So về trình độ học vấn thì chênh lệch với tôi do đó khó nói chuyện. Tôi biết không hạp lắm nhưng giả nai để được đi Mỹ.
Tôi nhanh chóng trao sự trinh tiết cho hắn và bắt hắn phải chịu trách nhiệm và cưới.
Hắn hứa cưới. Tôi ra giá là trước khi tôi qua Mỹ thì gia đình tôi cần 20 ngàn đô để xây nhà mua xe (vì nhà tôi ọp ẹp và không có xe gắn máy).
Hắn trở lại Mỹ, và gởi tiền đều đều, hắn làm gì tôi không quan tâm vì tôi chẳng yêu, thấy tiền là tôi thích. Tôi cố gắng học cho xong 4 năm đại học để phòng khi không qua được Mỹ thì tôi có bằng cấp và dạy học Anh Văn cũng có tiền.
 Khi nhà cửa tôi xây xong, xe có 2 chiếc thì hắn về. Trông hắn tiều tụy và ốm sau 2 năm và tôi cũng vừa tốt nghiệp Đại Học. Đám cưới tổ chức linh đình. Gia đình tôi nở mặt nở mày với hàng xóm. Trong khi chờ đợi qua Mỹ, tôi học thêm đủ thứ nghề từ thêu may đến điện toán, uốn tóc đến làm móng tay,… Hắn chu cấp vài trăm đô mỗi tháng.
Khi đến Mỹ tôi thật sự thất vọng. Thằng chồng tôi ốm yếu và bịnh hoạn. Tôi biết sự thật là sau khi gặp tôi, hắn làm 2 việc để có tiền gởi theo tôi yêu cầu. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ được 4 giờ. Cuối tuần làm thêm. Nhà thì ở nhà mướn chứ không như tôi nghĩ là nhà riêng có bãi cỏ đẹp. Xe hơi thì xecà tàng cũ xì chứ không bóng lộn như tôi thấy ở tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
Tôi lúc đầu nghĩ rằng hắn lừa dối tôi để được tôi nên tôi giận quá bỏ hắn qua người dì. Hắn sụp đổ tinh thần và vào bịnh viện tôi chẳng cần quan tâm. Tôi luôn nghĩ cuộc sống của hắn ở Mỹ phải tốt, phải như thiên đường….. Nào ngờ chỉ là dân laođộng nghèo nàn không biết Anh Văn.
Dì tôi nói là nếu không trở lại sống với hắn thì về Việt Nam vì nếu tôi bỏ hắn thì tôi bị trục xuất. Dì tôi không dám chứa chấp tôi sợ liên lụy.Dì tôi cho tôi 10 ngày suy nghĩ.
10 ngày đó tôi tìm hiểu cuộc sống ở Mỹ. Tôi thấy ai cũng cố gắng đi làm để có tiền chứ không dễ hái ra tiền. Khác với ở Việt Nam là làm việc ở đây dù tiền ít vẫn không bị đói. Môi trường sống tốt hơn, học hành miễn phí, có biết tiếng Anh xin làm dễ hơn,
Tôi nghĩ về thằng chồng tôi không yêu nhưng lấy chồng vì tiền. Tôi dần dần thấy tội nghiệp hắn. Vì mê sắc đẹp tôi mà hắn phải hao tổn sinh lực làm 2 việc để có hơn 24 ngàn đô la gởi về cho tôi trong lúc bản thân hắn chẳng có gì.
Tôi dần dần động lòng trắc ẩn thương thằng chồng không yêu. Tôi thấy tội nghiệp quá. Đã tốn sinh lực kiếm tiền cho tôi và sau đó bị tôi bỏ đi.Tôi ứa nước mắt ân hận.
Sau một tuần tôi trở lại và xin lỗi. Những giọt nước mắt hạnh phúc trong thân hình tiều tuỵ của anh làm tôi thêm đau lòng. Tôi thề với Trời Phật tôi không bỏ hắn và sẽ lo cho anh.
Tôi dễ dàng kiếm việc và anh nghỉ 3 tuần dưỡng sức vì mới ra bệnh viện. Tôi ráng bươn chải thêm việc cuối tuần để hòng giúp anh có tiền mua xe khác và cho tôi một chiếc xe cũ nào đó vì sống ở Mỹ thiếu xe không thể xin việc làm tốt hơn.
Tôi giải thích cho gia đình tôi hiểu và tôi chỉ sẽ chucấp 100 đô mỗi tháng mà thôi. Gia đình tôi dĩ nhiên không hiểu và giận tôi và nói rằng tôi đi Mỹ bị Mỹ hoá không biết lo cho gia đình.Tôi thấy 100 đô đủ rồi, gia đình tôi kiếm thêm chứ làm sao tôi phải nuôi chồng và nuôi 6 người bên Việt Nam.
  Anh từ từ hồi phục nhưng do lao lực quá nên lúc nào cũng ốm ốm và không có sung sức. Cuộc sống tình dục vợ chồng rất thưa thớt vì hắn yếu sức. Tôi muốn có con với anh để anh yên lòng vì thế tôi và anh phải nhịn 6 tháng để hòng anh có đủ sức lực theo lời bác sĩ.
Trời Phật thương tôi và tôi có thai. Anh hạnh phúc và sức khoẻ dần dần tốt hơn. Do có vốn tiếng Anh, tôi có việc trong ngân hàng và lương khác. Anh chỉ đi làm việc nhẹ và tôi gánh vác mọi thứ. Tôi chỉ mong anh khoẻ mạnh trở lại chứ trong gia đình ai đi làm chính cũng vậy thôi.
Con tôi ra đời khoẻ mạnh, tôi mừng khôn xiết, người mừng vui hơn tôi là anh.
Giờ gia đình tôi ổn định. Tôi làm việc có lương gấp 3 lần chồng vì chồng chỉ lao động bình thường và khó lòng vươn lên vì trình độ học vấn giới hạn. Tôi dần dần có được hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, cũng như được thoả mãn tình dục do chồng tôi hồi phục được sức khoẻ.
Tôi đã sai và sửa chữa.
Hy vọng các chị muốn lấy chồng Việt Kiều hiểu rõ hoàn cảnh của ông chồng tương lai để tránh nhiều chuyện đau lòng nơi xứ người.

Việt kiều về nước lấy vợ là một cách cân bằng giới tính
Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Hiện ông vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Mời nghe cuộc trò chuyện thân tình của ông.
Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Sinh năm 1976 tại Đồng Tháp, sáu tuổi theo gia đình sang Mỹ, năm 16 tuổi, anh nhận được học bổng toàn phần ngành Xã hội học Đại học Berkeley (California) và đến năm 25 tuổi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Việt kiều về nước kết hôn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một nhà xuất bản uy tín của Mỹ đã đề nghị anh viết lại luận án này thành sách và in với số lượng 300 ngàn bản. Công trình nghiên cứu thứ hai về Việt Nam mang tên Gia đình trong thời toàn cầu hóa cũng đã được anh viết lại thành sách và sẽ ra mắt vào tháng 5 tới.
Thái Cẩm Hưng hiện đang là Trưởng khoa Xã hội học kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á của Trường đại học Pomona (thành phố Claremont, bang California). Để thực hiện những công trình nghiên cứu trên, anh và nhóm cộng sự 12 người đã làm việc rất tích cực trong suốt hơn 10 năm qua. Bản thân anh đã về Việt Nam gần 80 lần, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn trực tiếp với các cô dâu đang chờ bảo lãnh ở Việt Nam và chú rể ở Mỹ.
Hiện Thái Cẩm Hưng vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Trong dịp về nước lần này, anh đã dành cho Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần một cuộc trò chuyện.
Sang Mỹ khi bắt đầu đi học và năm 16 tuổi đã giành được học bổng tại một trường đại học danh tiếng, chắc anh được gia đình tạo điều kiện tập trung cho việc học hành?
Tôi là con thứ tư trong gia đình có năm anh chị em. Cha tôi và mẹ kế không mấy quan tâm đến việc học hành của các con. Gia đình tôi sống trong khu nhà mà Chính phủ Mỹ dành cho người mới nhập cư, nơi đa số là người da đen. Đây là nơi tôi có những người bạn tốt đầu tiên trong đời: các bạn gái da đen lớn tuổi hơn tôi một chút. Gia đình tôi rất phức tạp. Sự thiếu thốn và thất học dẫn đến cãi vã, bạo lực triền miên.
Do không khí gia đình luôn căng thẳng nhưng riêng tôi lại thích chuyện trò, thích chia sẻ nên có nhiều bạn thân từ rất sớm. Tôi có một người bạn da trắng con nhà khá giả, trí thức trong vùng. Gia đình người bạn này rất cởi mở và yêu mến tôi. Nhờ những lần đến nhà bạn chơi và tham gia vào các dịp lễ, các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung lưu trong xã hội Mỹ, tôi nhận ra rằng có một thế giới tươi sáng bên ngoài gia đình. Đó là động lực đầu tiên khuyến khích tôi cố gắng vươn lên. Tôi trở thành đứa trẻ duy nhất trong nhà thích học và đọc sách.
Năm tôi 12 tuổi thì gia đình càng khó khăn hơn. Cha tôi bắt tôi phải làm việc cho ông chú họ ở chợ trời. Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, tôi đều phải làm việc từ 6 giờ sáng đến tận khuya. Công việc bốc dỡ hàng hóa nặng nhọc, nhàm chán, không còn thời gian vui chơi nên tôi rất ấm ức. Từ lúc đó, tôi hiểu rằng con dường duy nhất để thoát ra khỏi cuộc sống vất vả là phải cố học thật giỏi. Vậy là tôi cố gắng học hết sức mình với khao khát thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt.
Ngạn ngữ có câu “Gỗ tốt không mọc trên đất phì nhiêu”, xem ra điều này có vẻ đúng với trường hợp của anh?
Năm 15 tuổi, tôi rời khỏi gia đình khi tự sống được bằng ba công việc làm thêm một lúc, đó là trực điện thoại ở một tiệm bán thuốc, phụ việc tại một văn phòng quy hoạch và bán vàng tại một tiệm vàng dành cho người da đen. Công việc càng vất vả thì tôi càng cố học để sớm chấm dứt sự vất vả đó. Do hoàn cảnh thúc ép, tôi rất biết cách quản lý thời gian và có khả năng tập trung cao độ. Kết quả học tập của tôi tại trường luôn tốt và nhờ đó mà tôi luôn lạc quan về tương lai của mình. Năm 16 tuổi tôi đoạt giải nhì môn Toán, giải nhất môn hùng biện toàn bang Mississipi và giành được học bổng toàn phần tại Đại học Berkeley. Khi đó, tôi khá đắn đo, không biết nên theo ngành toán hay ngành học về xã hội. Sau khi cân nhắc, tôi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nghiên cứu về số phận con người, về xã hội nên quyết định chọn xã hội học.
Tôi không ngại kể về tuổi thơ và hoàn cảnh xuất thân của mình. Tôi không cảm thấy mắc cỡ, tự hào hay cay đắng, mà coi đó là một trong những điều kiện tạo nên tính cách con người tôi như ngày hôm nay. Tôi nghĩ gia đình là nền tảng quan trọng, nhưng nếu không có được nền tảng đó, người ta vẫn có thể tìm được sự bù đắp ở bên ngoài. Trong tất cả các giai đoạn của đời mình, tôi luôn được những người bạn tốt khuyến khích và động viên. Qua họ, tôi tin rằng cuộc sống công bằng, những nỗ lực tự thân sớm muộn rồi sẽ mang lại kết quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở Mỹ cũng rất tốt, nhiều người thầy hướng dẫn tận tâm và giỏi nghề đã giúp tôi phát huy được hết năng lực của mình.
Được biết năm 19 tuổi anh đã xách balô một mình đi du lịch vòng quanh thế giới. Dường như chuỗi ngày vất vả của anh đã sớm kết thúc và khát khao về một cuộc sống tươi sáng cũng sớm thành hiện thực?
Học bổng của Trường Berkeley đủ để tôi chuyên tâm học mà không cần phải làm thêm. Năm 1996, tôi tốt nghiệp đại học và quyết định đi du lịch qua 52 nước ở năm châu lục và cả Bắc cực bằng tám ngàn USD dành dụm từ học bổng. Chuyến đi kéo dài gần tám tháng với sự tiết kiệm tối đa. Tại một số nước châu Phi như Mozambique, một ngày tôi chỉ tiêu có hai USD cho việc ăn ở. Sau chuyến đi này tôi rút ra được hai điều. Thứ nhất là có rất nhiều người vẫn sống hạnh phúc với mức vật chất tối thiểu, bằng chứng là tại châu Phi, tôi đã gặp những người chỉ được ăn một bữa mỗi ngày nhưng vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Thứ hai, Mỹ không phải là trung tâm của thế giới vì còn có nhiều nơi khác tiến bộ hơn, có những hoạt động đậm đà màu sắc hơn.
Việt Nam là điểm cuối cùng tôi đến trong chuyến đi đó. Trong mười ngày về nước, tôi đã đi từ Sapa đến Cà Mau bằng xe buýt và rất ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên dọc đường. Cũng trong dịp về nước lần ấy, tôi được gặp lại người mẹ đã mất liên lạc từ năm bốn tuổi. Chuyến đi này còn quyết định con đường nghiên cứu của tôi về sau sẽ gắn liền với Việt Nam. Trước đó, tôi đã lấy được học bổng cao học và tiến sĩ của Đại học Berkeley và đề tài nghiên cứu về phụ nữ châu Phi cũng đã được duyệt. Khi đổi hướng nghiên cứu, tôi phải mất nhiều thời gian thuyết phục các giáo sư trong khoa vì tôi được nhắm đào tạo thành chuyên gia Xã hội học về châu Phi. Thế nhưng, sau khi nghe tôi trình bày cặn kẽ về ý tưởng đề tài ở Việt Nam, mọi người đều vui vẻ tán thành.
Chỉ sau mười ngày về nước mà anh đã quyết định thay đổi cả đề tài luận án tiến sĩ. Vậy anh chọn đề tài nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn là do động cơ làm khoa học hay có cả động cơ cá nhân?
Trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh, có lần, khi ngồi trong quán cà phê, tôi gặp một nhóm người trẻ tuổi đến làm quen. Họ hỏi tôi về Việt Nam để cưới vợ hay để tìm kiếm “one night relationship” (tình một đêm). Tôi rất ngạc nhiên vì trước đó chưa hề có ý niệm gì về xu hướng Việt kiều về nước lấy vợ hay hẹn hò. Máu nghề nghiệp trỗi dậy, tôi hỏi họ nhiều điều xung quanh chủ đề này và nhận ra đây là một hiện tượng xã hội đáng để nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng có một chút động cơ cá nhân là muốn được về nước thường xuyên hơn để thăm mẹ và tìm hiểu thêm về Việt Nam. Thật sự tôi rất thích cuộc sống ở đây.
Khi đó dường như anh mới hơn 20 tuổi, tiếng Việt chưa thật trôi chảy, các mối quan hệ ở Việt Nam cũng chưa nhiều, vậy công việc nghiên cứu của anh diễn ra như thế nào?
Đề tài Việt kiều thu nhập thấp về nước lấy vợ nhanh chóng tìm được quỹ tài trợ. Tôi có một nhóm cộng sự 12 người, năm người ở Mỹ, bảy người ở Việt Nam giúp tôi thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Địa bàn nghiên cứu của tôi là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đối tượng nghiên cứu là các cô dâu đang ở Việt Nam chờ bảo lãnh và chú rể đang ở Mỹ. Với sự giúp đỡ của Cục Di dân Mỹ, tôi có danh sách của hơn một trăm cặp vợ chồng đang làm thủ tục nhập cư. Việc phỏng vấn những người phụ nữ đó diễn ra khá dễ dàng. Tôi không phải gọi điện hay gửi thư trước, mà đến thẳng nhà họ, tự giới thiệu và đề nghị phỏng vấn. Hầu hết các cô dâu đều niềm nở tiếp chuyện. Ngược lại, họ cũng hỏi tôi rất nhiều về cuộc sống ở Mỹ, đời sống vợ chồng kiểu phương Tây… và nhiệt tình cung cấp cho tôi số điện thoại, địa chỉ của chồng họ ở Mỹ để tôi thực hiện phỏng vấn khi trở về Mỹ. Càng làm công việc này tôi lại càng thấy mê. Với tôi, mỗi cuộc đời đều có những câu chuyện đáng lắng nghe, dù đó là những cuộc đời rất bình thường hay nhân vật chính thuộc tầng lớp ít được chú ý trong xã hội.
Trái với câu “vạn sự khởi đầu nan”, việc nghiên cứu của anh lại có khởi đầu khá suôn sẻ?
Phần khó khăn nhất trong quá trình thu thập dữ liệu là khâu phỏng vấn các chú rể Việt kiều. Dù rằng tất cả những người này đã được vợ ở Việt Nam gọi điện giới thiệu trước về tôi nhưng cuối cùng, tôi chỉ phỏng vấn được 40% số chú rể trong danh sách mà thôi. Lý do là hầu hết những nam Việt kiều thu nhập thấp ít nhiều đều mặc cảm về vị trí xã hội của họ trên đất Mỹ nên rất ngại nói về bản thân. Với những người đồng ý trả lời phỏng vấn thì đa số đều rất đề phòng và tỏ ra không muốn chia sẻ với tôi – người làm công việc nghiên cứu mà họ cho rằng có cuộc sống quá khác biệt so với họ. Tôi thường phải kể về xuất thân của mình để tạo được sự đồng cảm, nhưng cũng có trường hợp không thành công. Một người sau khi nghe tôi tự giới thiệu về nghề nghiệp liền hỏi năm rồi tôi về Việt Nam bao nhiêu lần.
Tôi biết những Việt kiều này thường phải rất chắt bóp để mỗi năm có thể về nước được một lần nên đắn đo không biết nên trả lời thật là tôi đã về Việt Nam ba lần hay nói dối là ít hơn. Cuối cùng đứng ở góc độ một nhà khoa học, tôi quyết định mình phải trung thực để anh ta biết tôi nghiêm túc với công việc khảo sát như thế nào. Nghe xong, anh ta liền nổi nóng và lớn tiếng rằng tôi và anh ta chẳng có gì chung, chẳng có gì để nói, rồi mời tôi rời khỏi nhà ngay, không để cho tôi giải thích tiếng nào!
Dường như các cô dâu đều ít nhiều háo hức về chân trời mới trong khi đa số chú rể mà anh phỏng vấn lại không mấy tự tin về vị trí xã hội của họ ở Mỹ. Theo những gì anh quan sát được thì các cuộc hôn nhân xuyên lục địa này có mang lại hạnh phúc cho hai bên không?
Đầu tiên, xu hướng kết hôn này khắc phục được tình trạng mất cân bằng giới tính trong cả hai nhóm xã hội. Tại Việt Nam, chiến tranh và vượt biên đã làm mất đi một số lượng nam thanh niên đáng kể nên trong thập niên 1990, cứ 100 phụ nữ ở độ tuổi kết hôn thì chỉ có 92 nam giới. Trong khi đó tại cộng đồng người Việt ở Mỹ, nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới, vì vậy mà những người có thu nhập thấp có ít cơ hội tìm được bạn đời. Còn việc những cuộc hôn nhân này hạnh phúc đến mức nào là tùy thuộc vào kỳ vọng của cả hai người phối ngẫu. Một hiện tượng khá phổ biến là các cô dâu có học thức thường kỳ vọng rằng đàn ông Việt kiều sau một thời gian dài sống ở Mỹ sẽ có cách nhìn nhận về gia đình và địa vị của người phụ nữ thoáng hơn đàn ông Việt Nam.
Trong khi đó, những Việt kiều lao động với thu nhập thấp thường có phạm vi giao tiếp và học hỏi khá hẹp. Suy nghĩ của họ thường không khác lớp cha anh cách đây vài thập niên. Khi tìm vợ trong nước, họ thường nhắm đến các đối tượng có nền tảng gia đình tốt, có học thức và vẫn mong đợi một phụ nữ truyền thống mà không biết rằng cách suy nghĩ của tầng lớp phụ nữ có học hiện nay ở Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Tất nhiên, đa số khi gặp nhau đều có tình cảm với nhau thì mới dẫn đến hôn nhân. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng này sẽ gặp nhiều thử thách vì có những khác biệt trong kỳ vọng của từng người. Cho đến nay, tôi vẫn giữ liên lạc với 30% số cặp mà tôi đã phỏng vấn, trong số đó cũng có một số đã thích ứng được với nhau và sống hạnh phúc, một số cặp đã hoặc đang chuẩn bị ly hôn.
Đứng ở góc độ cá nhân, tôi rất thông cảm với những người đàn ông xa quê. Hầu hết những Việt kiều thu nhập thấp đều có cuộc sống cô đơn, buồn tẻ nên sau khi cưới vợ, họ dành rất nhiều tình cảm cho người phụ nữ của mình. Thế nhưng không phải tình yêu nào cũng được đền đáp. Một Việt kiều kể lại với tôi rằng trong thời gian làm thủ tục đưa vợ sang Mỹ, ngày ngày anh đều trang trí, chăm chút cho căn hộ nhỏ của mình và luôn mong đợi giây phút đoàn tụ. Ngày anh ra sân bay đón vợ, trái với sự vui mừng của anh, cô vợ tỏ vẻ khá hờ hững rồi trong lúc anh đi vệ sinh, một người đàn ông khác đã đến đưa cô đi mất!
Được biết luận văn tiến sĩ của anh đã được chính anh viết lại thành sách với tựa đề For Better or for Worse và in với số lượng 300 ngàn cuốn vào năm 2007. Anh có thể cho biết ai là độc giả của cuốn sách ấy?
Ngay từ khi bắt đầu làm luận văn, tôi đã cố gắng viết như viết một cuốn sách, sao cho vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thực tế, sống động. Rutgers là một nhà xuất bản uy tín và có cách làm marketing rất hiệu quả. Tôi đã được nhà xuất bản này tổ chức chuyến diễn thuyết tới 26 nước tại hơn 100 thành phố để giới thiệu về cuốn sách. Hiện nay For Better or for Worse là một trong những tác phẩm phổ biến dành cho những ai muốn tìm hiểu về xã hội Việt Nam đương đại. Global Families: A Critical Assessment of the Field là cuốn sách thứ hai của tôi về đề tài các gia đình trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, sẽ được xuất bản vào tháng 5 tới với số lượng 250 ngàn cuốn in dần trong ba năm.
Anh có nghĩ là mình có thể làm giàu nhờ viết sách không?
Ở Mỹ, một giáo sư đại học dành 75% thời gian cho việc nghiên cứu và viết sách. Tuy nhiên, một giáo sư uyên bác lắm thì cả đời cũng chỉ viết được năm cuốn sách là cùng. Mỗi đầu sách về nghiên cứu khoa học muốn được xuất bản trước hết phải được duyệt bởi một hội đồng chuyên môn với các điều kiện rất khắt khe. Thế nên một cuốn sách nghiên cứu phải mất cần ít nhất năm năm để thực hiện đủ các khâu thu thập, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích dữ liệu…
Trong nghiên cứu anh chú trọng đến khâu thu thập thông tin là thế, vậy trong vai trò một người thầy, anh chú trọng nhất đến điều gì khi hướng dẫn cho sinh viên của mình?
Tôi chọn nghề giảng dạy một phần cũng vì muốn trả ơn cuộc sống đã cho tôi gặp nhiều người thầy giỏi và hết lòng với sinh viên. Trong vai trò người thầy, tôi cố gắng hướng dẫn sinh viên cách dùng lăng kính và kỹ năng của người làm Xã hội học để quan sát sự khác biệt, sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trên thế giới. Vì nhiều sinh viên vẫn nghĩ rằng ngành Xã hội học thường dựa trên cảm tính nên tôi luôn làm việc hết mình để chứng minh cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của dữ liệu thu thập được dựa trên quan sát và kinh nghiệm thực tế.
Trước khi chuyển về Pomona, tôi đã có bốn năm dạy tại UC Santa Barbara, một trường đại học chuyên về nghiên cứu rất có uy tín. Khi tôi ra đi, các đồng nghiệp và bạn bè đều cho rằng đó không phải là quyết định đúng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của riêng tôi, hầu hết sinh viên tại Pomona đều là con của những gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên trong xã hội Mỹ.
Tôi cho rằng đây mới là những đối tượng cần nghiên cứu nghiêm túc nhất về sự khác biệt và bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội. Cách đa số các sinh viên này tìm hiểu thế giới sẽ rất khác với cách sinh viên Trường UC Santa Barbara, cụ thể là sẽ vất vả hơn, gặp nhiều thử thách hơn vì họ chưa được trải nghiệm nhiều từ thực tế cuộc sống như những sinh viên xuất thân từ tầng lớp có thu nhập thấp hơn.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

0 nhận xét:

Đăng nhận xét