Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chuyện của Người già(11)

Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Nhà tôi ở thuộc vùng Pico Rivera, California. Xung quanh nhà, ông xã tôi tái tạo thành một khu vườn nhỏ với rất nhiều cây trái xum xuê, cây cảnh, hoa lá đâm chồi nảy lộc. 
Cả hai vợ chồng tôi cũng đã ở tuổi về hưu, vì vậy việc trồng cây trái, hoa quả đã mang lại rất nhiều niềm vui trong cuộc sống. Cây trái trong vườn nhà ăn quanh năm, nào là bười, ổi, ớt, hồng… nào là các loại hoa khoe sắc. Bưởi trong khu vườn nhà tôi ăn được quanh năm và thỉnh thoảng các con cháu tôi ghé nhà, chúng rất thích ra sau nhà để leo trèo cây và hái những trái chín ngon mang về để ăn dần.
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều

Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
Thú vui điền viên tuổi già của Việt kiều
 
Chẳng phải là những thành tích, kỷ lục gì ghê gớm để được ghi vào sách "chuyện lạ Việt Nam", nhưng đối với người già lại là những điều quan trọng cần quan tâm nhất, bởi liên quan đến một thứ còn quý hơn… vàng, đó là sức khỏe.
 Trẻ đẹp nhờ… đái tháo đường!
 Thực sự là khi nói đến… chị, rất khó để chọn cách xưng hô. Với một người đã ngót nghét 60 xuân, gọi bằng chị e… phạm thượng. Nhưng nếu gọi bằng bà - theo đúng vai vế với người già - chắc còn mắc lỗi nhiều hơn, nên thôi đành vậy. Vì chị trẻ quá! Và đẹp nữa. Chị vốn vẫn đẹp từ thời con gái. Nghỉ hưu đã nhiều năm nên rảnh rỗi, chị tham gia hầu hết các câu lạc bộ vui chơi, văn nghệ, vì thế càng trẻ trung phơi phới từ dáng vẻ bề ngoài đến tâm hồn, cảm xúc. Đến nỗi ở bất cứ nơi nào chị đến, mọi người đều nhất trí bầu chị là “hoa hậu”: “hoa hậu giường nằm” (giường matxa của Hàn quốc); “hoa hậu yoga”, “hoa khôi thời trang tuôi…60”… Còn bạn bè chị ở nước ngoài mỗi dịp về chơi, đi đâu ai cũng đều muốn kéo chị đi cùng bằng được. Bởi nhìn thấy chị, họ như được sống lại, như vẫn nhìn thấy tuổi hoa mộng của mình từ nhiều chục năm về trước…


 Ảnh minh họa 
Nhưng, điều bất ngờ hơn là khi hỏi chị, bí quyết nào để sự già nua chung của tuổi tác quên không đánh dấu với chị mà lại chừa ra như thế? Chị bảo rằng nhờ… bị đái tháo đường. Thật là “lạ” nhưng đúng là chị bị căn bệnh nan y thời đại này đã gần hai chục năm và giờ vẫn tiếp tục “chung sống hòa bình” với nó. Chị kể: thời gian mới biết bệnh, chị cũng buồn, bi quan lắm . Nhưng rồi chị đã quyết tâm làm  chủ sức khỏe của mình bằng một “chiến lươc” tập luyện và  “kỷ  luật ” ăn uống. Theo đúng tinh thần như một vị bác sĩ nổi tiếng của TP.HCM đã đúc kết: “Ăn sạch, ngủ đủ, tập đều, sống vui”. Chị bảo: đã từ lâu, nếu đi quãng đường dưới 2 - 3km là chị đi bộ chứ không có động chút cưỡi xe như trước nữa. Đồ uống thì hầu hết là các loại nước lá, cây cỏ thảo dược: rau cần, khổ qua, atiso… và lúc nào cũng mang theo một chai, dù là đi chợ. Chỉ trừ khi uống thuốc mới dùng nước trắng. Rượu bia thì không đụng đến một giọt, mặc ai chèo kéo cỡ nào. Thăm khám bệnh đúng theo định kỳ chỉ dẫn của bác sĩ. Tham gia văn nghệ, thể thao cho tâm hồn lạc quan, sảng khoái; bớt “sân, si” cho đầu óc thảnh thơi… Thế nên, chị cứ mãi trẻ trung với nước da trắng hồng chưa chút gợn nhăn, mái tóc ngắn uốn gọn bồng bềnh. Nhìn chị bận bộ đồ jeans trắng cùng chiếc áo thun ôm sát “ba vòng” vẫn chuẩn, thật tình đố ai dám gọi chị là “bà” - trừ mấy cháu thiếu nhi. “Cám ơn” bệnh tật! Không nhờ nó, chắc chị  cũng đã ăn uống thả giàn, vui chơi hết cỡ mà “phá tướng” như mấy bà bạn lâu rồi…” - chị thường đùa vui vậy mà xem ra chẳng sai tẹo nào. 
 Eo thon nhờ… khớp, gút!
  Cũng tương tự trường hợp trên là chuyện của chị Duyên (lại “chị”), 63 tuổi, tiến sĩ, giáo viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học. Khoảng 5 - 7 năm trước, nếu ai từng biết chị mà giờ mới gặp lại chắc phải… mắt tròn mắt dẹt vì ngạc nhiên: chị trẻ trung, thon thả dến không ngờ. Đâu rồi cô giáo Duyên chỉ cao có 1m54 mà nặng gần 60kg, thêm nước da trắng nên người cứ tròn xoe, mũm mĩm như được… nặn bằng bột vậy. Mỗi lúc bạn bè đùa tếu, hỏi chiều cao, cân nặng. Cô toàn bảo lại chọc vào “nỗi đau” của cô.
Mọi sự chỉ thay đổi khi cô phát bệnh viêm khớp và gút cấp. Những cơn đau ở hai cổ chân, ngón cái rồi bả vai hành hạ cô đêm ngày như có hàng trăm ngàn mũi kim châm, nhức nhối lên tận óc. Cô bảo có lúc ai thảy mười cây vàng ngay trước mặt cũng không lê bước mà nhặt nổi… Thế rồi đi khám bác sĩ, được tư vấn thuốc thang điều trị. Cô đã ăn uống kiêng khem tập luyện để quyết đạt “chỉ tiêu” giảm ít nhất là 5 - 6kg cho xương khớp mình đỡ “khổ”. “Đó là một “cuộc chiến” với cám dỗ của thức ăn và sự trì trệ vận động bấy lâu nay, cam go chẳng kém gì… các chiến  sĩ ngoài mặt trận xưa kia(!). Nhất là mình lại thuộc người luôn… “xúc động với mọi loại thực phẩm”. Những lòng heo, gà, tim gan, bầu dục vốn là mòn ruột thế mà cũng phải… chia tay. Có lúc cứ đánh liều ăn, để rồi chỉ qua sáng hôm sau là… biết: xương khớp sưng vù nhức nhối. Thật là bệnh từ miệng vào. Thương mình nên cả nhà cũng phải “đồng cam cộng khổ”, cùng ăn chế độ nhiều rau dưa suốt một thời gian dài. Bây giờ thì ổn rồi. Mình giờ chỉ còn 50 - 51kg và ông xã cũng “mi nhon” lăm …” - chị cười vui tâm sự vậy. Thú thật, đã nhiều lần cùng đi dự liên hoan, buffet mới “cảm phục sự hy sinh” trong ẩm thực của chị. Thức ăn ngập tràn, món nào cũng bắt mắt, khoái khẩu. Vậy mà chị chỉ: 1 con tôm, 1 miếng chả giò, 1 miếng heo quay…, là khóa tiêu chuẩn. Chỉ có rau canh, trái cây, chị mới dám “thêm 1” nữa mà không sợ “phiền toái thay” cho sức khỏe
“Công dân gương mẫu” nhờ… ích kỷ!
Đây là chuyện của cô Hoa (65 tuổi, Q1, TP.HCM)/ Cô thì chẳng có bệnh tật gì trầm trọng. Người lại thon thả, nhẹ nhàng và xinh tươi như… hoa vậy. Đặc biệt, nhìn cô bận áo dài thì đúng là đang đứng giữa nắng trưa Sài Gòn cũng thấy "chợt mát", khối em, cháu tuổi 20, 30 còn kém xa. Vậy nhưng cô bảo chỉ thích và tự tin nhất với quần jeans, áo thun. Hình ảnh về cô luôn là mái tóc bum bê chấm vai - tuy có bạc nhưng được nhuộm chăm chỉ nên lúc nào cũng vẫn đen mun, chiếc balo đeo sau lưng trông nhí nhảnh như… "con cá cảnh" - theo cách gọi của giới trẻ, bộ đồ jeans gọn gàng. Cô là người của "chủ nghĩa xê dịch" nên đi du lịch với cô là nhu cầu không thể thiếu. Có tiền nhiều thì cô đi xa, ngoài nước. Ít thì cô về quê ngoài Trung rồi nhong nhong chiếc xe đạp đi thăm lại hết từng bờ ao, ruộng lúa. Nơi tuổi thơ cô cùng bạn bè chơi. nghịch ra sao. Mỗi năm ít nhất cô phải "đi bụi" hai lần như thế. Còn các tuor ngắn, dài thì phải ngót chục lần. Cô ở cùng hai người con dâu và đàn cháu nhưng nhà cửa lúc nào cũng ấm êm hòa thuận vì cô rất tâm lý, khoáng đạt. Các con dâu cô có thể đi từ sáng tới tối mới về nhưng chỉ cần "chào mẹ" và thông báo không ăn cơm nhà là cô vui vẻ, không bao giờ căn vặn lại là họ đi đâu? Tại sao đến bữa không về lo cơm nước cho cha mẹ, chồng con? "Vì nó đã đi tức có việc của nó và xét thấy không cần nói, không nói được. Mình không nên căn vặn để nó phải khó xử...", cô quan niệm vậy. Nói chung là cô rất tin tưởng và tôn trọng các con. Biết cô cũng có "mớ" tiền gửi ở ngân hàng để dưỡng già. Gặp lúc sốt đất, vàng "nhảy disco", người ta xếp hạng, đổi mưa gió chen chân bẹp ruột để mua lấy vài cây vài chỉ. Bạn bè vừa trêu, vừa sốt ruột hộ cô. Nhưng cô bảo mình không bao giờ bị cuốn vào cái tâm lý đám đông ấy. Tuổi tác lớn rồi, cần nhất là sự điềm tĩnh, an nhiên. Ham hố chi cho mệt. Phạm những gì làm ảnh  hưởng đến tinh thần sức khỏe thì cô tránh xa… Chê cô thế thì "ích kỷ" quá! Cô thừa nhận ngay. Nhưng thiết nghĩ, già ai cũng "ích kỷ" kiêu như cô thì cuộc đời đẹp thêm biết mấy. Bởi "ích kỷ" ham  vui mà cô hay đi đây đó, chẳng giúp… tăng trưởng cho, nhiều ngành du lịch, dịch vụ sao? Hay "ích kỷ" , muốn yên thân mà cô dễ dàng, yêu chiều con cái để nhà cửa luôn vui như hội, chẳng thêm thành tích (thực sự) cho phòng trào "Gia đình văn hóa" đó sao? Và vì "ích kỷ", chẳng ham vàng bạc mà cô cùng góp phần ổn định… kinh tế vĩ mô! Để ngành ngân hàng bớt cảnh "đi đêm lãi suất", lũng đoạn thị trường… cô xưng là "côn dân ưu tú" quá đi chứ!!!
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, người có “nghề tay trái” là viết lách mà văn chương thâm thúy, dí dỏm khó bì. Ông bảo rằng bạn ông nói là: không có người già. Tuổi 20 - 30 là quá trẻ; 30 - 40 làđang trẻ; 40 - 50 là hãy còn trẻ; 50 - 60 là trẻ không ngờ; còn 60 - 70 là trẻ lạ lùng… Thật ra, để được là người “trẻ lạ lùng” cũng không phải dễ. Trong cách sống, cách suy nghĩ phải có những cái “lạ” - như các cô, các chị nói trên: hồn nhiên, vô ưu, thiện tâm, trong sáng và năng nổ… Bởi sức khỏe, tuổi xuân là những thứ một đi không trở lại nếu ta không biết giữ gìn, chăm sóc nó.  Theo sức khỏe và đời sốngNỗi sợ của người già
Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: “Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”. Tức thì ông bạn trả lời: “Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.
Nỗi sợ của người già
Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?
Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: “… Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già… là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!”
Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai… Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố… nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng.
Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Thế nên, cái sự … “chết đói “ mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài… Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực “người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc” nhưng nếu “sổ đỏ” cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: “Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp. Nhưng chúng ta cũng chỉ nên “nhìn” bằng một mắt – còn một mắt phải dành “nhìn” cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai nhà cửa giao cho con, cho cháu rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi… cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt”.
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa.
Theo Dantri 
Nghịch lý chua xót của… người già
 Ai cũng biết cuộc sống trong tù là tù túng, ngột ngạt, mất tự do. Nhưng trái khoáy thay, đôi khi con người ta lại tình nguyện nhận những cái gì tồi tệ ấy, để đổi lấy nhu cầu vật chất thiết yếu – thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Đó là chuyện thật về những cụ già (có độ tuổi từ 60 trở lên) đến khi “gần đất xa trời” lại có quyết định kỳ lạ: chọn nhà tù là nơi ở cuối đời cho mình. Bởi họ cảm thấy bơ vơ lạc lõng giữa nhịp sống gấp gáp của xã hội công nghiệp hiện đại, rất sợ phải sống một mình và chết trong cô đơn, lạnh lẽo không ai hay biết.
Nghịch lý chua xót của… người già

Cụ già 78 tuổi đi cướp ngân hàng… 1 đô la

Cụ ông Richard Verone, 78 tuổi, đã làm việc suốt 40 năm với nghề pha rượu ở các quán ăn trong thành phố Pittsburg, Pennsylvania, Mỹ. Năm ngoái, cụ vẫn còn làm việc trong câu lạc bộ các cựu chiến binh Mỹ. Nhưng, cụ đã nghỉ việc cách đây 3 tháng vì sức khỏe không đảm bảo. 2 tháng sau, cụ ghi tên vào những lớp huấn luyện nghề cho người già. Tại đây, cụ được giao việc dọn dẹp các phòng, với mức lương 7.15 USD/giờ, làm 20 giờ/tuần. Nhưng cứ đến cuối tháng là hết cả tiền mua thức ăn, phải nhờ con gái trợ giúp. Nay lại thêm ốm đau, con cái thờ ơ, xin tiền mua thuốc thì chúng tỏ vẻ khó chịu: “Kinh tế gia đình con cũng đang khó khăn lắm. Tiền ăn, tiền học, tiền này tiền kia của lũ trẻ tốn khủng khiếp…”. Tủi thân, cụ quyết định đi cướp để được vào tù, hưởng tuổi già ở chốn song sắt. Với cụ ở cái tuổi này chỉ có cách vào tù mới có thể được hưởng các dịch vụ y tế trong trại giam mà ở cuộc sống tự do không đáp ứng được.
Ngậm ngùi, cụ nói với một thủ quỹ tại ngân hàng rằng, bản thân tôi không muốn bất cứ ai phải sợ hãi nhưng buộc phải cướp ngân hàng và muốn chỉ có được… 1 đô la mà thôi. Sau khi nhận được 1 đô la, cụ thản nhiên nói với nhân viên giao dịch của ngân hàng: “Tôi sẽ ngồi ngay ở đây, trên chiếc ghế và chờ đợi cho tới khi cảnh sát đến. Tôi đang chờ còng số 8 tra vào tay. Các anh chị cứ yên tâm, không phải canh chừng tôi đâu”. Khi cảnh sát đến, họ nhìn thấy cụ bình tĩnh đáp: “Tôi sắp xếp sự việc hợp lý theo logic của tôi. Với tôi đó là hành động cần thiết bởi vì tôi cần được chăm sóc bằng các dịch vụ y tế. Tôi đoán rằng sau vụ cướp, việc làm đầu tiên của tòa án là sẽ để tôi được chăm sóc sức khỏe”.
Chi tiết độc đáo trong vụ cướp này là cụ Richard không sử dụng vũ khí trong quá trình phạm tội. Theo kế hoạch tự mình vạch ra, cụ nhẩm tính: sau vụ cướp ngân hàng này sẽ khiến cụ bị giam giữ khoảng 3 năm tù. Tuy nhiên theo các nhà chức trách, dựa vào tuổi tác, mức độ gây án của cụ có thể chỉ phải lao động cải tạo khoảng 12 tháng.
Vào tù để kết thúc quãng đời vô gia cư 7 thập kỷ
Thất nghiệp, không có tiền, không có chỗ trú thân, ông cụ Lý Triệu Khôn, 71 tuổi, vừa hết án 5 năm tù vì tội cố ý phóng hỏa, đã quyết định đốt một khu rừng ở Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Khi cảnh sát hỏi nguyên nhân vì sao phạm tội, ông Lý thản nhiên trả lời vì muốn trở lại nhà tù bởi ở đó có đồ ăn, có chỗ ở, giúp chấm dứt quãng đời dài lang thang suốt gần 7 thập kỷ của mình. Nguyện vọng cuối đời chua chát của ông Lý làm dấy lên những lo ngại về đời sống của hơn 120 triệu người già Trung Quốc.
Không có giấy chứng minh nhân dân, ông Lý cũng chẳng biết mình từ đâu tới. Ông chỉ nhớ mình sinh ra ở một vùng nông thôn rất nghèo, mồ côi cả cha mẹ khi mới 10 tuổi. Cuộc sống của gia đình ông từ nhỏ là dựa vào những đồng bố thí của thiên hạ. Thời thơ ấu, ông sống vất vưởng qua ngày bằng việc ăn xin, nhặt rác và làm thuê các công việc chân tay nặng nhọc. Tuổi già đến, sức khỏe suy yếu, số tiền tiết kiệm cả đời được 50.000 nhân dân tệ (6.250 USD) cũng cạn dần. Suốt 3 năm nay, cuộc sống của ông càng ngày càng khó khăn, đói khổ, ốm đau.
Hai lần tự tử tìm đến cái chết, nhưng cả hai lần ông Lý đều được cứu và đưa vào các cơ sở từ thiện. Các cơ sở ở đó chỉ giữ ông trong một thời gian ngắn và yêu cầu ông về quê quán của mình để nhận sự giúp đỡ. Dù rất muốn nhưng ông Lý không thể làm được. Đến cái tuổi “gần đất xa trời” rồi mà ông vẫn không biết quê quán mình ở đâu. Không có những thông tin cụ thể, chính xác nên các quỹ cứu trợ không thể giúp, vì tiền cứu trợ là tiền từ ngân sách, tiền thu thuế của địa phương và thường chỉ dành cho người cơ nhỡ ở địa phương sở tại. Ngậm ngùi, ông Lý lại phải tiếp tục cuộc sống tha phương cầu thực.
Con số tù nhân già tiếp tục gia tăng
Tù nhân nào cũng than thở rằng muốn được vào sống nơi này chẳng dễ dàng chút nào. Tất cả đều phải theo tuân theo quy định nghiêm khắc. Ở nơi mà việc ăn uống phải tuân theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để giúp cơ thể khỏe mạnh, được bảo đảm an ninh và được chăm sóc chu đáo, điều mà ở xã hội bên ngoài có nằm mơ cũng không bao giờ thấy. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều cụ mới vừa mãn hạn tù lại vội vàng kiếm thêm tội khác để được trở lại tù.
Một cụ ông người Nhật bản đã 73 tuổi bị kết án tù giam 3 năm rưỡi vì tội ăn cướp. Ông đã thụ án được 3 năm 3 tháng. Sau khi biết chỉ còn 3 tháng nữa là được trả tự do, ông sợ hãi nhiều hơn vui mừng. “Tôi lo rằng sẽ không có việc làm cho những người như tôi. Đói, rét, bệnh tật… lại rình rập tôi. Và tôi còn lo lắng người em trai có thể sẽ xa lánh tôi như một thứ thừa thãi nên loại bỏ” – ông tâm sự trong nỗi tủi buồn.
Đến ngày mãn hạn tù không một đồng trong túi, nhưng lại ung dung bước vào một nhà hàng nhỏ, gần một đồn cảnh sát. Sau khi yên vị, cụ ra giọng gọi các món ăn, rồi khoan thai thưởng thức bữa tối thịnh soạn, nhâm nhi vài lon bia hảo hạng… Đánh chén no nê xong, cụ cầm tờ phiếu tính tiền lên đến 1.500 yên. Không chút phản ứng, cụ chịu khó ngồi im “chai mặt” một hồi, đợi cảnh sát đến bắt vì tội ăn không trả tiền.
Thông thường những người đang âm thầm tìm kiếm án tù giam không bao giờ muốn thổ lộ cho ai biết thực tế nỗi đau cùng tận của họ. Nhưng những khoảnh khắc vô tình: “Tôi thèm một bữa ăn đêm giao thừa”, “Tôi không thể chịu được cái lạnh giá mùa đông”, “Tôi muốn được đầm ấm, vui cười bên con cháu”… lại là những lời thổ lộ xuất phát tận đáy lòng có thể hiểu và cảm nhận được…
Hệ lụy vì nền kinh tế suy giảm, đạo đức bị xói mòn
Theo Nhật báo Wall Street cho biết, lớp người lao động trên 75 tuổi chiếm tới 7% lực lượng lao động cả nước, trong khi tình trạng thất nghiệp ở Mỹ hiện đang lên tới gần 75.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở người già không ngừng tăng bởi lẽ số người trên 65 tuổi vẫn còn đi làm tăng lên, cho nên khi nền kinh tế xuống, tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn.
Còn theo hãng tin AP, số tù nhân ở Nhật từ 60 tuổi trở lên hiện đã là 10.000 người (chiếm đến 16% tổng số tù nhân), tăng gấp đôi trong thập niên qua. Khoảng một nửa trong số họ là những người phạm tội nhiều lần, kể cả một số người ăn cắp để bị bắt và tái phạm tội. Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Shukan Shincho, một số lượng ngày càng tăng người dân phạm tội không có động cơ nào khác ngoài khao khát được sống trong nhà tù với điều kiện ăn uống và an ninh tương đối tốt.
Tình trạng người lớn tuổi vẫn phải đi tìm việc có một nguyên nhân sâu xa, là cơ cấu tổ chức xã hội ở các nước phát triển mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Tổ chức hưu bổng xã hội không đủ cho người về hưu nếu họ đóng góp ít ỏi vào quỹ đó trong suốt cuộc đời làm việc, vì họ chỉ làm những công việc lương thấp. Những người làm cho xí nghiệp nhỏ hoặc tự làm chủ bình thường không đóng đủ tiền cho quỹ hưu bổng xã hội khi chính họ về già. Chỉ những người may mắn làm việc ở các công ty cỡ trung và lớn mới được chủ nhân đóng góp thêm và yên tâm khi về hưu.
Trong khi đó, theo Quỹ bảo hiểm y tế xã hội chung cho những người về hưu không đủ trả chi phí bệnh tật vì phí tổn càng ngày càng cao hơn. Chẳng hạn, ở Mỹ cứ 100 đồng trong tổng sản lượng nội địa thì phải chi trên 15 đồng cho y tế. Tình trạng chi phí bệnh viện, tiền thuốc và bác sĩ lên cao là một nguyên nhân chính khiến các cụ già trên 65 tuổi vẫn phải đi làm để hưởng bảo hiểm y tế của công ty chủ nhân, hoặc để có tiền mua thuốc. Khi bế tắc không thể tìm được việc làm, để tiếp tục cuộc sống và nhất là được chăm sóc y tế ở tuổi già, các cụ già buộc phải tìm đến con đường phạm pháp nhanh nhất chỉ vì mục đích nhanh chóng được tống giam.
Ngoài ra, tình trạng người già càng ngày càng muốn vào tù ở quãng đời còn lại của mình một phần là do các giá trị truyền thống của gia đình bị xói mòn… Có thể vì nhịp sống gấp gáp của xã hội công nghiệp hiện đại, vì mải kiếm miếng cơm manh áo, hay vì lý do nào đó mà những người con “vô tình” quên đi hoặc thiếu sự quan tâm, săn sóc cha mẹ khi tuổi toan về già. Hình ảnh những người lang thang già cả đi ăn xin ở ga tàu và các địa điểm du lịch ở các thành phố lớn vẫn diễn ra hàng ngày thật xót xa, đau đớn.
Theo nhận đinh của các giám đốc nhà tù thì số tù nhân lớn tuổi đang tăng cao và không có dấu hiệu giảm xuống. Đó là một vấn đề nghiêm trọng mà cả xã hội phải giải quyết để những kẻ phạm tội không trở lại nhà tù sau khi họ đã được trả tự do. Họ cũng cho biết thêm: Một số người lớn tuổi ở đây bị kết án tội trộm cắp sau khi họ gặp khó khăn trong việc trang trải cuộc sống. Họ là nạn nhân của một nền kinh tế yếu kém nhưng nhà tù không phải là nhà nghỉ dưỡng của họ. 
Theo ANTD
Bây giờ đi xe bus, có khi người già phải nhường ghế cho thanh niên cũng nên vì là họ đi 'có đôi có cặp'.
Những hành vi đẹp như: Nhường ghế cho người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ mang thai… khi đi xe buýt vốn là một nét đẹp văn minh. Vậy mà giờ đây, những nét đẹp này đã trở thành: Chuyện xưa lắm rồi! "Xưa rồi Diễm...".
Hôm nay, lang thang vào Eva đọc bài viết “3 cô gái giẫm chết chó: thật xấu hổ!” nói về sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay khiến tôi liên tưởng đến một chuyện “nhỏ mà không nhỏ”. Đó là việc nhường ghế cho người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ mang thai… khi đi xe buýt.
Không biết có phải tôi già rồi (thực ra tôi cũng mới chỉ mới U30 thôi) đâm ra khó tính, thích soi mói chuyện bàn dân, thiên hạ hay không. Thực tế thì tôi cũng “hơi lắm mồm”, thấy chuyện chướng tai, gai mắt thì hay “chõ mũi” vào nên ông xã thường mắng là “em chỉ suốt ngày lo chuyện đâu đâu”.
Nhưng bạn thử hỏi, gặp trường hợp thế này thì có nên “chõ mũi” một chút không nhé.
Vốn là thứ 6 tuần trước, tôi dắt xe máy ra đi làm thì cái xe lại dở chứng, đề, đạp kiểu gì cũng không nổ. Ông xã thì đi làm từ sớm rồi. Vậy là tôi lại phải lạch cạch trên đôi dày 9 phân ra chờ xe buýt. Lâu lắm rồi không đi xe buýt, thật không ngờ sau gần 10 năm bước lên xe buýt thì gặp phải một chuyện khiến tôi rất chi là bức xúc.
Nhường ghế cho người già: Xưa rồi nhé! - 1
Giờ còn mấy ai nhường ghế cho cụ già (ảnh minh họa)
Khi xe đi đến điểm dừng Trường Đại học Giao thông Vận tải thì cùng với đông đảo sinh viên, người đi làm có một cụ già tầm hơn 60 tuổi lên. Xe đông nên vốn đã hết chỗ ngồi, cụ chen mãi mới chen được vào chỗ vịn. Anh phụ xe vừa phát vé vừa nói: Nhường ghế cho cụ già nhé.
Thế nhưng, cụ cứ đứng vị vào vai ghế mà chẳng thấy có bạn trẻ nào có ý định nhường ghế. Ngay cạnh cụ già là hai bạn thanh niên, một nam một nữ, họ có vẻ là người yêu của nhau hay sao ấy vì tôi thấy cô gái cứ ôm khư khư lấy cánh tay của chàng trai. Chàng trai nhìn bà cụ, nhưng lại chẳng có ý định đứng lên.
Tôi vừa chướng mắt, vừa bức xúc với hai cô cậu đó. Nhưng nghĩ rằng họ đã vô ý thế, mình có nói cũng bằng thừa. Tôi lay cánh tay một thanh niên ngồi dưới bảo: Em ơi, em nhường ghế cho bà cụ nhé! Ai ngờ, cậu ta nghe được vẫn không nói gì còn nhìn tôi với ánh mắt “hình viên đạn”. Định nói thêm, lại nhớ đến dạo này đọc được nhiều thông tin về những thanh niên cứ thấy ai “ngứa mắt” là họ đánh luôn, nên tôi đành sử dụng phương châm “im lặng là vàng”. Bởi biết đâu, không cận thận mình lại bị “oánh” thì chết, lúc đó không chừng người ta không thương tôi lại còn nói là do tôi “lắm chuyện”.
Cũng may, bà cụ thấy không ai có ý định nhường ghế thì cười bảo: Không cần đâu cháu, bà đứng quen rồi. Thì ra, bà năm nay đã 65 tuổi, ngày nào cũng đi xe buýt đưa cháu gái đang học lớp 3 đi học, vì bố mẹ cháu đều đi công tác xa nhà, mỗi tháng mới về một lần. Qua câu chuyện, tôi được biết, bà đi xe buýt thường xuyên, còn kèm theo một cháu nhỏ nhưng chẳng mấy khi được các bạn trẻ nhường ghế cho ngồi. Chỉ khi nào anh phụ xe đích thân “đe mặt chỉ trán” từng người yêu cầu nhường ghế, hoặc gặp cô cậu nào tốt tính, hai bà cháu mới được hôm sung sướng.
Bà cười bảo: Không chỉ bà đâu, nhiều cụ già khác cũng vậy. Được cái bà đi xe buýt nhiều nên cũng quen rồi.
Nghe bà nói mà tôi thấy thật buồn. Không lẽ thế hệ trẻ bây giờ ý thức kém thế sao. Nhớ lại hơn 10 năm trước, hồi tôi còn là sinh viên. Chỉ cần có người già, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ có thai lên xe, tự khắc sẽ có người nhường ghế, chẳng cần ai nhắc nhở. Không ngờ, bây giờ có người nhắc, thậm chí là “đe mặt, chỉ tên” họ cũng chả thèm “ý kiến”.
Nhường ghế cho người già: Xưa rồi nhé! - 2
Thanh niên cứ chọn chỗ ngon nhất mà ngồi (ảnh minh họa)
Mang bức xúc lên công ty, tôi gọi điện xả một tràng với ông xã. Nghe xong, ông xã nhà tôi cười bảo: Thôi em búc xúc làm gì, xã hội bây giờ nó thế. Em không nhớ lần về quê tháng trước à, họ nghĩ rằng, tiền bỏ ra giống nhau, không việc gì phải nhường chỗ tốt cho người khác cả.
Chồng nói, tôi mới nhớ ra. Tháng trước, hai vợ chồng về quê nghỉ lễ 2-9. Xe ngày lễ đông nên nhà xe xếp thêm một hàng ghế nhựa ở giữa lối đi. Khi xe đã rất chật, một phụ nữ bế một đứa con khoảng gần 1 tuổi lên xe. Ghế chính thì hết, ghế nhựa cũng còn một vài cái. Anh phụ xe đề nghị một anh thanh niên ngồi phía nhường ghế cho chị, bởi chị có con nhỏ, ngồi ghế nhựa không tiện.
Anh thanh niên nghe vậy buông một câu: Tiền tôi trả cũng thế, tôi lại đi ra nhà xe chờ từ sớm, tại sao phải nhường?
Cuối cùng, chẳng ai có ý định nhường ghế cho mẹ con chị. Vợ chồng tôi cũng ngồi ghế nhựa nên đành “lực bất tòng tâm”. Ngồi ghế nhựa vừa nhỏ, lại không có chỗ dựa nên chị không có được vị trí thoải mái để bế con. Khi cháu bé khóc, một cậu sinh viên khác mới chịu đứng lên nhường ghế.
Đoạn đường có hơn 100 cây số, tôi không hiểu vì sao, đều là đồng hương cả mà con người lại khó khăn với nhau thế. Thanh niên trai tráng, nhường ghế cho chị em phụ nữ có “mất đi tí thịt nào đâu”, đằng này ở đây còn là phụ nữ và trẻ em.
Tắt máy điện thoại, nghĩ lại lời của chồng thấy thật buồn. Xã hội ngày càng phát triển, ý thức đạo đức đáng lẽ cũng phải đi lên chứ sao lại cứ tỉ lệ nghịch với nhau thế này. Môn đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường vẫn dạy từ cấp 1 đến cấp 3 đó thôi. Chất lượng học sinh theo như báo cáo thì cũng ngày càng đi lên, tại sao ý thức đạo đức lại đi ngược trở lại.
Không lẽ, con người cứ ngày càng thực dụng, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình vậy sao? Chỉ mong rằng, các bạn nam thanh, nữ tú cũng như tất cả mọi ngưòi khi đọc bài này, sẽ nhìn lại mình, xem mình có từng lần nào vô cảm trước những sự việc quanh không? Để từ đó chỉnh đốn lại bản thân, góp phần làm nên một xã hội văn minh hơn, nhân văn hơn…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét