Những bí mật của Hitler cất giấu ở đâu?
“Tàu ngầm dưới đất”, “máy bay siêu phản lực”, “đại bác mặt trời”, “con trăn Midgarda”... là những tia hy vọng mà giới chóp bu của nước Đức phátxít cho rằng có thể thay đổi kết cục của Thế chiến II.
Tuy đã gần 70 năm kể từ khi cuộc chiến kết thúc mà chẳng ai được nhìn thấy những “vũ khí màu nhiệm” đó của Hitler. Vậy, chúng có thật không, đã được chế tạo tới đâu và cất giấu nơi nào? Hay những “tác phẩm” giết người đó mới chỉ có trên bản vẽ hoặc chế tạo dở dang...?
Vào những ngày cuối của cuộc chiến, theo sự thỏa thuận giữa quân đội Mỹ và Hồng quân Xôviết, quân đội hai bên không được tự ý chiếm lĩnh những nơi đã được phân vùng của lãnh thổ Đức.
Ngày 6.5.1945, Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh - Đại tướng Mỹ Aixenhao - đã hạ lệnh cho quân đội mình không được vào những vùng mà Hồng quân Xôviết “sẽ chiếm theo thỏa thuận”. Thế nhưng, bất chấp lệnh đó, sư đoàn xe tăng số 16 do tướng Pattôn chỉ huy đã tự tiện ào ạt tới chiếm thành phố Penzen còn “bỏ ngỏ” - gần thủ đô Praha của Tiệp Khắc. Vì sao? Vì tình báo Mỹ muốn nhanh chóng tới đó để nghiên cứu những hầm ngầm dưới nhà máy “Skoda” - nơi cho là trung tâm nghiên cứu của tổ chức SS do Ganxơ Kamler đứng đầu đang thiết kế chế tạo “vũ khí thần diệu” (“Wunderwaffe”).
Ngày 12.5.1945, do sự phản đối kịch liệt của Liên Xô, đội quân Mỹ này mới chịu rút đi để Hồng quân Xôviết tới tiếp quản. Vậy thì người Mỹ đã muốn tìm kiếm những gì nơi đây?
“Quả chuông” của Hitler
Nhà sử học, tác giả của cuốn sách “Sự thật về “vũ khí thần diệu” - Wunderwaffe” - Igor Vitcôpxki - đã tuyên bố trước báo giới: Các nhà tình báo Mỹ đã làm một việc sai lầm. Họ đã tin rằng người Đức chế tạo vũ khí hạt nhân. Những tài liệu đó như là đã cố “đào bới” được ở thành phố Penzen.
Nhưng thực ra việc chế tạo bom nguyên tử đã chấm dứt vào năm 1942, bởi nước Đức không có đủ urani. Còn các hồ sơ tư liệu khác thì họ không để ý tới. Khi Penzen rơi vào tay Hồng quân Xôviết, các bản vẽ của nhân vật cấp cao SS Kamler ở nhà máy “Skoda” đã được niêm phong và đưa về Liên Xô. Hiện nay, những tư liệu đó đang được lưu giữ ở phòng lưu trữ của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tại thành phố Pôđônsk (ngoại ô Mátxcơva) dưới con dấu “Tuyệt mật”. Tôi đã gửi tới nơi đó yêu cầu được xem tư liệu ấy, nhưng không được trả lời. Vậy là nhờ sự ngốc nghếch của người Mỹ mà đặc nhiệm của Liên Xô có được những tư liệu nghiên cứu quan trọng của Kamler.
Tên “đầu não khoa học” của Hitler, Ganxơ Kamler, thì đã biến mất. Nhiều người cho rằng có thể hắn đã chạy trốn sang Nam Mỹ. Igor Vitcôpxki cho rằng Kamler trước khi kết thúc chiến tranh đã có những bàn thảo với người Mỹ. Chính nhờ việc đó mà người Đức đã không kịp sử dụng những hóa chất chết người (ví như zomane và E-600) ở mặt trận phía tây. Những chất này được các phòng thí nghiệm của “trung tâm não bộ SS” sản xuất, Kamler thì lưu giữ chúng trong các kho súng đạn.
Dữ liệu về các cuộc thỏa thuận cũng được Bộ trưởng Bộ Trang bị quân lực Đức Anbert Spier chỉ rõ trong hồi ký: Vào tháng 4.1945, Kamler gặp hắn ở Berlin sau khi thông báo rằng vị này có ý định chuyển giao cho Mỹ tất cả những công trình của mình và nhóm các nhà khoa học của “trung tâm não bộ SS” để đổi lấy việc có thể cho hắn trốn sang Argentina. Tới mùa thu 1945, sau một loạt hỏi cung các nhà chế tạo tên lửa Đức, người Mỹ mới hiểu rằng, những bí mật ở Penzen họ đã để tuột đi. “Sau đó, các đội đặc nhiệm Mỹ đã bắt tay vào việc săn lùng giới chóp bu về khoa học của Đệ Tam Đế chế” - Vitcôpxki khẳng định - “Họ đã truy lùng tất cả những ai có quan hệ với “văn phòng Kamler”.
Vậy “trung tâm não bộ SS” ở nhà máy “Skoda” đã nghiên cứu những gì? Tại Áo, Czech và Đức, quân đồng minh đã tìm được hơn 600 hầm ngầm có khả năng phóng tên lửa tầm xa A-10 tới Mátxcơva và London. Kamler cam đoan rằng các máy bay cường kích phản lực (loại Mesershmitt-262) lần đầu cất cánh trên thế giới do các nhà máy ngầm dưới đất ở gần Mauthauzen sản xuất. Ở thành phố Königskerg, họ đã cố gắng chế tạo “laze cao xạ” và “con trăn Midgarda”. Nó là một thiết bị máy dạng đoàn tàu kéo toa xe. Mỗi một “con trăn Midgarda” đó có sức chở hàng ngàn quả bom 250 kilôgam, có thể hủy diệt các thành phố của nước Anh.
Mạnh hơn bom nguyên tử
“Thật khó tin rằng chỉ một người có thể điều khiển cả một đế chế dưới đất” - nhà sử học Czech Caren Matexki nói. Nhưng Hitler thì đánh giá cao khả năng làm việc của Ganxơ Kamler. Phòng thiết kế ở Penzen đã xem xét mọi sáng chế, trong đó cả những công trình hoang đường nhất.
Ngày 9.6.1945, ở Paris, vị trung tá quân đội Hoa Kỳ John Kek đã giới thiệu với báo giới sơ đồ của “đại bác mặt trời” (Sonnengewehr) - một sản phẩm khác được chế tạo dưới quyền Kamler. Sử dụng các bản vẽ thiết kế của kỹ sư German Obert, người Đức phác thảo kế hoạch chế tạo tấm gương phản chiếu có đường kính 200 mét trong vũ trụ để hội tụ năng lượng mặt trời. Nếu “đại bác mặt trời” được chế tạo thành công, thì nó sẽ tạo nên một sức mạnh hơn bom nguyên tử, có thể thiêu đốt một số thành phố chỉ trong vài giây đồng hồ. Nhưng quốc trưởng Hitler cho rằng chế tạo công trình này quá đắt đỏ.
Tuy nhiên, “đại bác mặt trời”, “máy bay siêu phản lực”, “con trăn Midgarda” không phải là mục đích chính của Kamler. Dựa vào các biên bản khai cung các tên tướng SS Rudolph Shuster và Iacob Shporenberg ở Ba Lan, nhà sử học Igor Vitcôpxki khẳng định: Trung tâm ở Penzen đã hoàn thành một bước đột phá trong công nghệ vũ trụ.
Do vậy mà trong một tháng trước khi Berlin bị hạ, Hitler không ngừng hy vọng vào “vũ khí thần diệu” sẽ cứu nguy cho nước Đức Quốc xã. “Những thành tựu” đạt được trong kỹ thuật tên lửa và chế tạo các loại máy bay đã vượt qua Mỹ và Liên Xô tới 10-15 năm - Vitcôpxki xác nhận - Giá như không có những tư liệu khoa học của Kamler thì không biết khi nào người Mỹ mới hoàn thành được chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của mình. Và có thể tự tin nói rằng: Người Mỹ mở được cánh cửa của mình đi vào vũ trụ là nhờ những bí mật của Đệ Tam Đế chế”.
Đồ án thiết kế chủ yếu của Ganxơ Kamler được gọi là “Die Glocke” (Quả chuông). Kết quả này khiến Kamler được Hitler tin tưởng, được phong các danh hiệu cao, nhiều phần thưởng động viên và được giao quyền hành rộng rãi. Đó là do giới lãnh đạo nước Đức cho rằng loại vũ khí này sẽ thay đổi cục diện giai đoạn cuối của Thế chiến II. Những thử nghiệm của “Quả chuông” và các hạng mục công trình kèm theo đã diễn ra cách thành phố Vrôxláp của Ba Lan (lúc đó còn thuộc Đức, gọi là Brexlau) không xa.
Để giữ gìn bí mật đó, tất cả 60 nhà khoa học làm việc cho chương trình này đã bị bắn chết và chôn ở nghĩa trang gần đó để bịt đầu mối. Còn chính bố đẻ của “Die Glocke” cùng với các chiến hữu thân cận, trong đó có giám đốc nhà máy “Skoda” Vinhem Phôx là chiến lợi phẩm của tình báo Mỹ. Những tư liệu và bản vẽ của “vũ khí thần diệu” (thu được ở Penzen và Vrôxlap thì Liên Xô nắm giữ được.
Nếu đúng theo lời của giám đốc nhà máy “Skoda” Vinhenm Phôx, vào cuối tháng 4.1945, giới chóp bu Đức quốc xã đã đặt kế hoạch phóng những “cú đấm thôi sơn” từ vũ trụ tới Mátxcơva, London và New York...
Báo chí đăng tải về cái chết của Hitler
Trong các hồ sơ thiết kế, “Die Glocke” được mô tả như một quả chuông khổng lồ, được chế tạo từ kim loại cứng, đường kính gần 3 mét, cao khoảng 4,5m. Cơ cấu này chứa hai ống xilanh bằng chì quay ngược chiều nhau và chứa đầy những thực thể không được biết dưới cái tên theo mã số “Xerum 525”. Khi mở máy, “Die Glocke” chiếu sáng toàn vùng mỏ bằng màu tím nhạt. Về sau, một số nhà khoa học cho rằng “Quả chuông” đó là một hỗn hợp khủng khiếp các thử nghiệm trên cơ sở vật lý hạt nhân, plasma, lực hấp dẫn và từ trường.
“Quả chuông” giết chết tất cả mọi thứ xung quanh
Để chứng minh giả thuyết của mình, nhà báo và sử gia Ba Lan Igor Vitcốpxki (tác giả cuốn sách nổi tiếng “Sự thật về Vundervaffe”), đã viện dẫn ra những tư liệu từ các viện lưu trữ của một số nước. Đó là những biên bản thẩm vấn tên sĩ quan cao cấp SS Iacốp Spôrenberg ở Ba Lan, là những lời khai của tên giám đốc nhà máy “Skoda” Vinhenm Phôx với người Mỹ, là những giải mật vào năm 1993 những hồ sơ của bộ Quốc phòng Argentina chứng nhận về việc vào tháng 5.1945 rằng: “Tại Buenos Aires các máy bay Đức đã hạ cánh để đưa một số bộ phận của bản thiết kế “Quả chuông”. Spôrenberg đã báo tin cho các nhà điều tra Ba Lan là tự hắn đã quan sát thấy được những hậu quả của những thử nghiệm với “Die Glocke”.
Theo lời tên SS đó thì sự phát xạ của “Quả chuông” thắp được đèn điện cách đó 2 kilômét, động vật làm thí nghiệm đều bị chết hết (trong cơ thể chuột cống và thỏ đã xuất hiện tinh thể, còn máu thì bị đông lại). Các loài cây cỏ thì bị mất chất diệp lục, trở thành trắng xóa và sau 8-10 ngày bị phân hủy. Nhưng năng lượng của “Quả chuông” thì không thể làm được cái điều tương tự như bom nguyên tử: Ngược lại, các nhà khoa học của SS đã cố gắng làm giảm bớt độ chết người của các tia phóng xạ và vào cuối cuộc chiến, họ đã làm được để chúng trở nên vô hại. Vậy thời đó cần loại vũ khí như vậy để làm gì?
Chính ông Vitcôpxki hoàn toàn tin tưởng rằng “Die Glocke” là một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Sự kiến giải có lý nhất là “Quả chuông” sản xuất ra được chất đốt cho hàng trăm ngàn... “đĩa bay”. Chính xác hơn là cho loại các máy bay kiểu đĩa bay nhẹ khoảng 1-2 người lái. “Đĩa bay” có khả năng trong một giây có thể bay thẳng lên không trung, tấn công đối phương trong chớp nhoáng, đánh trúng mục tiêu từ trong vũ trụ bằng tia laze - điều này thì không gây khó khăn cho sự phòng vệ không trung của quân Đồng minh. Nếu tin lời của giám đốc nhà máy “Skoda” Vinhenm Phôx thì vào cuối tháng 4.1945 bọn Đức quốc xã đã lập ra kế hoạch là dùng những thiết bị này để thực hiện chiến dịch “ngọn giáo của quỷ sa tăng” đánh vào Mátxcơva, London và New York. Gần 1000 (!) “vật thể bay” đã chế tạo được về sau đã bị người Mỹ chiếm lấy tại các nhà máy ngầm dưới đất ở Czech và Áo.
Nhà điều tra Giôseph Pharren tuyên bố: “Một vật thể bay chưa được nhận biết (tên quốc tế UFO) đã rơi xuống một cánh rừng gần thị trấn Kekburg thuộc bang Penxinvania vào năm 1965 - là một thực nghiệm khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ chế tạo “đĩa bay” theo hình mẫu của Ganxơ Kamler. Có phải vậy không? Có thể lắm! Bởi chí mới một tháng trước đây, Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ đã khám phá ra các tư liệu từ năm 1956, nơi đã xác nhận rằng sản xuất ra “đĩa bay” đã được thực hiện trong khuôn khổ của “Đề án 1794” (trên các trang web đã đăng các hình vẽ của nó). Nhà sử học Na Uy Xtenxen cho rằng ít nhất có 4 “đĩa bay” của Kamler đã bị quân đội Xô viết “bắt làm tù binh” tại một nhà máy ở Brexlau, nhưng Xtalin thì lại không chú ý tới “đĩa bay” mà chỉ quan tâm tới bom nguyên tử. Còn về tiền định của “Die Glocke” thì có khá nhiều quan điểm kỳ lạ khác nhau.
Hitler thời ở đỉnh cao quyền lực.
“Die Glocke” không phải là loại máy móc vũ trụ - nhà văn Mỹ Henri Stiven - tác giả cuốn sách “Vũ khí của Hitler - tất cả vẫn còn bí ẩn!” - khẳng định. Nó làm việc với thủy ngân đỏ - một vật chất đặc biệt và điều đó đã cho một hiệu quả kỳ diệu. Những người chứng kiến các thử nghiệm tại các hầm ngầm ở Vaxlap đã cho tình báo Mỹ các bằng chứng khi kể lại: Tấm gương lõm ở phần trên của “Quả chuông” trong thời gian các thử nghiệm đã cho phép nhìn thấy những sự kiện đã qua từ cuộc đời của các nhà khoa học có mặt ở dưới hầm mỏ. Không nên loại trừ đó là một mưu toan... hành trình theo thời gian có thể thay đổi tương lai có lợi cho bọn đảng viên quốc xã (nazi). Tôi hiểu rõ rằng kiến giải này ở một chừng mực nào đó thật là điên rồ, nhưng vào cuối cuộc chiến, khi quân đội Liên Xô tiến gần tới Berlin, Hitler đã sẵn sàng tin vào bất cứ điều gì.
Các nhà chuyên môn của Ba Lan từ chối khẳng định hay phản đối những điều tra nghiên cứu của nhà báo Ba Lan Vitcốpxki. Biên bản khai cung của tên sĩ quan cao cấp SS Iacốp Spôrenberg cho tới nay vẫn còn chưa được giải mật. Trong khi đó nhà báo Vitcốpxki thì nằng nặc cho rằng: Ganxơ Kamler đã chuyển “Quả chuông” qua Nam Mỹ. Một nhà điều tra khác - nhà chế tạo tên lửa người Anh Nik Kuc - trong một cuốn sách của mình lại thông báo: “Die Glocke” đã được chuyển qua Mỹ và chính nhờ đó mà người Mỹ đã hoàn thành những cú nhảy vọt mạnh trong ngành vật lý và chế tạo tên lửa. Như vậy, sự thật về “vũ khí thần diệu” của Đế chế III chúng ta vẫn chưa thể biết rõ chính xác ngay được...
Quả thật, biết bao nhà báo, nhà khoa học, nhà điều tra nghiên cứu và sử gia... đã bỏ ra không ít công sức, tâm trí và thì giờ để làm “cho ra nhẽ” những bí mật của các loại “vũ khí thần diệu” của Đức quốc xã. Nhưng không chóng thì chầy, thế nào trong thế kỷ 21 này, mọi điều bí mật đó chắc sẽ được hoàn toàn “bật mí” như ý muốn.
Thế giới sẽ về đâu nếu Hitler không “ngớ ngẩn”?
Những quyết định sai lầm “ngớ ngẩn” dưới đây đã dẫn đến thất bại của Hitler nói riêng và Đức Quốc Xã nói chung, và cũng là một phần may mắn cho cả thế giới.
Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới
Khi Đức tấn công Liên Xô trong chiến tranh thế giới II, nhu cầu về một loại vũ khí mới là cần thiết để giúp quân Đức đối phó với sự rộng lớn của lãnh thổ và hàng triệu binh sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí mang độ chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại súng trường. Ngoài ra cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh và khả năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra MBK 42- khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới .
Và kết quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị các loại vũ khí mới này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở Nga, sử dụng chúng để cắt sâu vào Liên Xô. Sau đó trong một cuộc đấu tranh chính trị ở Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định bỏ toàn bộ dự án. Ông ta đã hủy bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng của loại súng mới này. Các chỉ huy Đức đổi tên loại súng này thành “ MP43 “ ( maschinenpistol 43) và tiếp tục sản xuất sau lưng của Hitler trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer biết về điều đó, ông đã cho ngừng tất cả lại.
Sau một thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại súng này, quyết định cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian giữa những năm 1943 và có lẽ quyết định này là quá muộn khi người Nga đã bắt đầu chiếm phần áp đảo.
Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới -Messerschmitt 262
Ngành hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ những máy bay chân vịt. Nhưng lúc đó, người Đức đã phát minh ra chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, được gọi là Me -262. Me 262 đã được cho thử bay vào khoảng năm 1943. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, máy bay được thiết kế như một máy bay đánh chặn - một máy bay chiến đấu chuyển động nhanh. Me 262 hoàn toàn áp đảo so với các loại máy bay của đồng minh thời đó là Spitfire và P-51 Mustang, bởi tốc độ khủng khiếp của nó.
Nhưng Hitler không muốn đánh chặn, ông ta không nhận ra những mặt mạnh của máy bay phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262 thành máy bay ném bom tốc độ cao.
Hitler đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là các máy bay đánh chặn chứ không phải máy bay ném bom . Đã có nhiều ý kiến trái chiều nhưng Hitler muốn thực hiện theo cách của mình. Kết quả là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay ném bom của Mỹ và Anh. Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Albert Speer mới thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn. Nhưng quyết định của Hitler đã trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít thất bại.
Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
Hitler không phải là một chiến lược gia quân sự, điều đó có thể giải thích lý do tại sao ông lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý “ không rút lui, chiến đấu đến người cuối cùng” .Rõ ràng không phải là một nhà chiến lược quân sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí tuyệt đối sẽ không làm được gì như phải chống lại những loạt đại bác.
Ông ta thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong phim với danh dự, chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và áp đặt điều này với lính của mình , ngay cả khi người Nga đánh tan tác quân đội Đức.
Trong cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich Paulus chiến đấu theo cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo chạy khỏi Liên Xô khi dòng bao vây của hồng quân còn yếu. Thay vào đó, Hitler bắt họ phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự thất bại và tiêu tan mọi hy vọng của người Đức. Nhưng ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn đề. Ông từ chối cho phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng ngự bờ đông sông Rhine vào năm 1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông minh, nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ chối họ - “ không được rút lui”. Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả khu vực. Đức Quốc xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ thế chủ động chuyển sang bị động.
Sau đó không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân của mình chiến đấu lại quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về để thắt chặt phòng thủ bên trong thành phố. Một ngày sau đó, người Nga tiến vào Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người Đức. Một nửa trong số đó là dân thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên nhân chính là do sự ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
Nghe đến “Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã hiện lên. Đây là một đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng. Người dân bản xứ phải chống chọi với cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo và cả sự thích nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi “chinh phục” như Đức thì sự chuẩn bị để đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm tiến công là mùa nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý muốn.
Tháng 6 năm 1941, Đức bắt đầu tiến đến tấn công Nga. Hitler đã quá tự tin và cho rằng chỉ cần 1 đến 2 tháng để quân Đức thành công. Tất cả mọi người sẽ được nhấm nháp trà tại Berlin vào tháng Chín, Hitler đã khẳng định vậy. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp của Hitler lại gây ra hậu quả.
Sáu tháng sau cuộc tiến công , người Đức đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc nhưng cũng không có nghĩa rằng họ đã đánh bại được Liên Xô. Quân Đức đóng quân ở ngay ngoại ô Moscow, đe dọa đến điện Kremli. Rõ ràng, nếu Moscow thất thủ thì cả đất nước sẽ mất đi đầu não và nước Nga sẽ thất bại. Nói xa hơn, sự thất bại của Liên Xô cũng sẽ kéo theo sự thất bại của quân Đồng Minh.
Nhưng theo lịch sử thì mọi chuyện hoàn toàn không diễn biến như vậy. Lý do ?
Đó chính là mùa đông. Người Đức đã không chuẩn bị cho cái lạnh khắc nghiệt của miền bắc nước Nga. Người Đức không quen với thời tiết khắc nghiệt và cũng không có sự chuẩn bị trước về thể lực, quân lương, áo rét. Trong khi đó, người Nga trực tiếp chiến đấu trên quê hương mình, họ cố gắng cầm cự, phát triển quân đội trong khi người Đức cố gắng chống chọi với cái lạnh.
Mùa xuân năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn. Nước Nga đã phục hồi đủ để phản công lại. Quân Đức mất đi thế chủ động. Đây lại là một sai lầm “ngớ ngẩn” của một thủ lĩnh như Hitler.
Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới 2 đã phát triển được một số những vũ khí mang tính chất đột phá như súng trường, máy bay phản lực. Thậm chí tên lửa đạn đạo cũng là một sự phát triển từ phía quân đội Đức. Tất cả những sáng chế này đều có vai trò quan trọng và khả năng tạo ưu thế cho bất kỳ quân đội nào có chúng. Thật không may , chúng lại được đặt trong tầm kiểm soát của Hitler.
Có một sự thật là Hitler xứng đáng là “thiên tài” trong việc làm suy yếu và sử dụng sai những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công MP43 và máy bay chiến đấu Me -262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc thêm sai lầm với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần này lại là vì lý do quá lạm dụng vào tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom nguyên tử.
Hitler không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa biết chắc có thành công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề bom nguyên tử bị bỏ ngỏ.
Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã. Không ai nghĩ một người gây ra cơn đại thảm sát đối với người Do Thái như Adolf Hitler, thời trẻ lại thẫn thờ trong cơn mộng mị ái tình với một mỹ nữ Do Thái hơn mình một tuổi. Tuy nhiên, sự thật đó đã được chính người bạn thân nhất thưở thiếu thời của tên trùm phát xít này, August Kuzibek, tiết lộ trong cuốn sách mang tên "Thời niên thiếu của Hitler trong mắt tôi" xuất bản gần đây.
Thực ra, cuốn sách trên ra mắt bạn đọc từ khi Hitler còn trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng để giữ thể diện cho đức Quốc trưởng, những đoạn miêu tả về cuộc tình thầm yêu trộm nhớ của Hitler với người thiếu nữ Do Thái xinh đẹp có tên Stephanie Isaac đã bị cắt bỏ. Hơn 70 năm sau, cuốn sách được tái bản với toàn bộ những gì tác giả đã thể hiện và khi đó người ta mới biết rằng, chính Stephanie chứ không phải Eva Braun (vợ của Hitler) mới là người dạo những nhịp đầu tiên cho bản nhạc yêu đương trong trái tim Hitler.
Một đêm mùa xuân năm 1905, Hitler (khi đó vừa bước sang tuổi 16) và Kuzibek lững thững đi dạo dưới những tán cây trên con đường dẫn tới quảng trường thành phố Linz (Áo). Đột nhiên, Hitler giật tay Kuzibek hỏi: "Cậu thấy cô gái tóc vàng đang tản bộ cùng với mẹ đang đi ngược lại với chúng ta thế nào? Vẻ thướt tha của nàng khiến trái tim tớ run rẩy. Có lẽ tớ đã yêu nàng mất rồi". Quả thật, Stephanie quá đỗi xinh đẹp. Sự kiều diễm của cô không chỉ toát từ những khuôn vàng thước ngọc, vóc cao, dáng điệu, eo thon, mà còn cả ở đôi mắt: đẹp, sáng, long lanh như muốn nhấn chìm cả thế giới đàn ông.
Qua tìm hiểu, Hitler biết được Stephanie mang họ của người Do Thái, vừa tròn 17 tuổi, đang ở cùng mẹ là một quả phụ giầu có. Từ đó, cứ tới 5 giờ chiều Hitler lại đứng bên con đường lớn chỉ mong được ngắm nhìn người thiếu nữ đã mang tiếng sét ái tình đến cho mình. Tuy nhiên, sự nhút nhát và những mặc cảm về xuất thân nghèo hèn đã khiến Hitler không thể bày tỏ nỗi niềm cùng Stephanie. Do bị nén lại, nên mối tình câm lặng đó đã bật ra trang giấy. Không ai nghĩ, tên bạo chúa tàn ác, vô nhân tính ấy lại là tác giả của vô số bài thơ tình lãng mạn và nguồn cảm hứng của hắn không ai khác chính là Stephanie.
Yêu đơn phương, nhưng Hitler tin rằng giữa mình và Stephanie tồn tại một mối giao cảm đặc biệt, không cần tới sự biểu lộ của ngôn ngữ. Hitler từng khùng lên khi Kuzibek tỏ ý nghi ngờ điều đó. Hitler cũng cảm thấy vô cùng tức tối mỗi khi chứng kiến cảnh viên sỹ quan người Áo (người sau này trở thành chồng của Stephanie) ân cần chiều chuộng Stephanie.
Thậm chí, để giành lấy Stephanie, Hitler còn vạch kế hoạch bắt cóc người đẹp khi cô đi dạo cùng mẹ. Theo kế hoạch này, Kuzibek có nhiệm vụ ôm giữ mẹ của Stephanie, còn Hitler sẽ nhân cơ hội đó cướp người trong mộng mang đi. Tuy nhiên, sau khi bàn tính kỹ càng, Hitler đã chấp nhận hủy bỏ kế hoạch bắt cóc Stephanie. Sự non nớt của chàng trai mới lớn đã khiến Hitler không thể giải quyết được bài toán kinh tế trong trường hợp hắn và Stephanie phải bôn tẩu khắp nơi trốn tránh sự truy lùng của cảnh sát.
Hitler cứ như sôi lên khi nghĩ tới cảnh mất Stephanie. Trong cơn phẫn chí, Hitler đã nghĩ tới việc nhảy cầu tự sát. Tuy nhiên, thần may mắn đã mỉm cười với Hitler. Đêm hôm sau Hitler quyết định ra đi mãi mãi thì ngày hôm trước thành phố Linz tổ chức lễ hội hoa. Đó là vào khoảng tháng 6/1906. Vừa đi xem lễ hội, Hitler vừa buồn rầu tâm sự cùng Kuzibek. Một chiếc xe ngựa chở theo một số người đẹp tham dự lễ hội, trong đó có Stephanie chạy qua. Cũng như mọi người trên xe, Stephanie tung hoa xuống hai bên đường. Vô tình một đóa hoa hồng từ tay Stephanie rơi đúng vào Hitler. Không thể tả được sự vui sướng của Hitler, chàng ta nhảy cẫng lên, khoe với Kuzibek: "Cậu xem đây, nàng thích tớ rồi! Nàng thích tớ rồi!" Nhờ đó, Hitler đã quyết định đảo ngược kế hoạch quyên sinh, ở lại với đời và bông hồng cứu rỗi linh hồn đó được Hitler lưu giữ cẩn thận.
Năm 1907, Hitler bước sang tuổi 18, bắt đầu cuộc sống lưu lạc. Ôm ước vọng trở thành một họa sĩ, năm 1909, Hitler ghi tên thi vào Học viện mỹ thuật Viên, nhưng kết quả không như ý muốn. Trở thành một họa sĩ lang thang, xa rời Linz, nhưng Hitler vẫn kiên trì chủ đề sáng tác lấy Stephanie làm nguồn cảm hứng.
Tháng 5/1913, Hitler rời thủ đô Viên của Áo sang sống ở thành phố Munich (Đức) để sau đó trượt dài trên con đường phát xít. Ở quê nhà, Stephanie được gả cho một sĩ quan Áo, sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc cùng gia đình chuyển đến sống ở thủ đô Viên. Đối với Stephanie mà nói, việc không trở thành vợ của Hitler là một may mắn nhất trong đời vì nếu không, khi lá cờ Hồng quân Liên Xô tung bay trên tòa nhà Quốc hội Đức, có thể Stephanie chứ không phải Eva Braun đã phải cùng tên trùm phát xít uống thuốc độc tự tử.
Không biết có phải vì yêu và thất tình Stephanie mà Hitler căm giận đến mức ra tay tàn sát dân Do Thái ở châu Âu ?
Hơn một nửa thế kỷ qua, bà Margot Woelk đã một mình giữ kín bí mật về vai trò của mình trong chiến tranh Đức Quốc xã: làm người thử đồ ăn của Hitler.
Thực ra, cuốn sách trên ra mắt bạn đọc từ khi Hitler còn trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng để giữ thể diện cho đức Quốc trưởng, những đoạn miêu tả về cuộc tình thầm yêu trộm nhớ của Hitler với người thiếu nữ Do Thái xinh đẹp có tên Stephanie Isaac đã bị cắt bỏ. Hơn 70 năm sau, cuốn sách được tái bản với toàn bộ những gì tác giả đã thể hiện và khi đó người ta mới biết rằng, chính Stephanie chứ không phải Eva Braun (vợ của Hitler) mới là người dạo những nhịp đầu tiên cho bản nhạc yêu đương trong trái tim Hitler.
August Kuzibek, tác giả cuốn "Thời niên thiếu của Hitler trong mắt tôi"
Qua tìm hiểu, Hitler biết được Stephanie mang họ của người Do Thái, vừa tròn 17 tuổi, đang ở cùng mẹ là một quả phụ giầu có. Từ đó, cứ tới 5 giờ chiều Hitler lại đứng bên con đường lớn chỉ mong được ngắm nhìn người thiếu nữ đã mang tiếng sét ái tình đến cho mình. Tuy nhiên, sự nhút nhát và những mặc cảm về xuất thân nghèo hèn đã khiến Hitler không thể bày tỏ nỗi niềm cùng Stephanie. Do bị nén lại, nên mối tình câm lặng đó đã bật ra trang giấy. Không ai nghĩ, tên bạo chúa tàn ác, vô nhân tính ấy lại là tác giả của vô số bài thơ tình lãng mạn và nguồn cảm hứng của hắn không ai khác chính là Stephanie.
Thậm chí, để giành lấy Stephanie, Hitler còn vạch kế hoạch bắt cóc người đẹp khi cô đi dạo cùng mẹ. Theo kế hoạch này, Kuzibek có nhiệm vụ ôm giữ mẹ của Stephanie, còn Hitler sẽ nhân cơ hội đó cướp người trong mộng mang đi. Tuy nhiên, sau khi bàn tính kỹ càng, Hitler đã chấp nhận hủy bỏ kế hoạch bắt cóc Stephanie. Sự non nớt của chàng trai mới lớn đã khiến Hitler không thể giải quyết được bài toán kinh tế trong trường hợp hắn và Stephanie phải bôn tẩu khắp nơi trốn tránh sự truy lùng của cảnh sát.
Hitler cứ như sôi lên khi nghĩ tới cảnh mất Stephanie. Trong cơn phẫn chí, Hitler đã nghĩ tới việc nhảy cầu tự sát. Tuy nhiên, thần may mắn đã mỉm cười với Hitler. Đêm hôm sau Hitler quyết định ra đi mãi mãi thì ngày hôm trước thành phố Linz tổ chức lễ hội hoa. Đó là vào khoảng tháng 6/1906. Vừa đi xem lễ hội, Hitler vừa buồn rầu tâm sự cùng Kuzibek. Một chiếc xe ngựa chở theo một số người đẹp tham dự lễ hội, trong đó có Stephanie chạy qua. Cũng như mọi người trên xe, Stephanie tung hoa xuống hai bên đường. Vô tình một đóa hoa hồng từ tay Stephanie rơi đúng vào Hitler. Không thể tả được sự vui sướng của Hitler, chàng ta nhảy cẫng lên, khoe với Kuzibek: "Cậu xem đây, nàng thích tớ rồi! Nàng thích tớ rồi!" Nhờ đó, Hitler đã quyết định đảo ngược kế hoạch quyên sinh, ở lại với đời và bông hồng cứu rỗi linh hồn đó được Hitler lưu giữ cẩn thận.
Năm 1907, Hitler bước sang tuổi 18, bắt đầu cuộc sống lưu lạc. Ôm ước vọng trở thành một họa sĩ, năm 1909, Hitler ghi tên thi vào Học viện mỹ thuật Viên, nhưng kết quả không như ý muốn. Trở thành một họa sĩ lang thang, xa rời Linz, nhưng Hitler vẫn kiên trì chủ đề sáng tác lấy Stephanie làm nguồn cảm hứng.
Tháng 5/1913, Hitler rời thủ đô Viên của Áo sang sống ở thành phố Munich (Đức) để sau đó trượt dài trên con đường phát xít. Ở quê nhà, Stephanie được gả cho một sĩ quan Áo, sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc cùng gia đình chuyển đến sống ở thủ đô Viên. Đối với Stephanie mà nói, việc không trở thành vợ của Hitler là một may mắn nhất trong đời vì nếu không, khi lá cờ Hồng quân Liên Xô tung bay trên tòa nhà Quốc hội Đức, có thể Stephanie chứ không phải Eva Braun đã phải cùng tên trùm phát xít uống thuốc độc tự tử.
Không biết có phải vì yêu và thất tình Stephanie mà Hitler căm giận đến mức ra tay tàn sát dân Do Thái ở châu Âu ?
Hơn một nửa thế kỷ qua, bà Margot Woelk đã một mình giữ kín bí mật về vai trò của mình trong chiến tranh Đức Quốc xã: làm người thử đồ ăn của Hitler.
Cùng 15 cô gái trẻ khác, bà Woelk, khi đó mới đôi mươi, đã có 2 năm rưỡi chuyên thử đồ ăn của Hitler để đảm bảo nó không bị nhiễm độc trong khu nhà bí mật của ông có tên Wolf's Lair.
"Ông ấy là một người ăn chay. Ông không bao giờ ăn thịt trong suốt thời gian tôi ở đó" - Woelk nói về Hitler - "Và Hitler đã quá hoang tưởng rằng người Anh sẽ đầu độc mình - đó là lý do tại sao ông ấy có tới 15 cô gái thử mùi vị thức ăn trước khi ăn nó".
Bà Woelk nói rằng Hitler khá kín đáo, thậm chí trong trụ sở an toàn của ông ta. Bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy ông ấy – ngoại trừ mục sư người Đức của ông tên là Blondie và các lính gác đặc biệt.
Lo ngại sự an toàn của Hitler không phải không có cơ sở. Ngày 20 /7/1944, một đại tá đáng tin cậy đã đánh bom trong khu Wolf’s Lair, nhằm ám sát Hitler.
"Chúng tôi đang ngồi trên băng ghế gỗ thì nghe thấy một tiếng nổ lớn… Chúng tôi bị rơi từ trên băng ghế, và tôi nghe thấy ai đó la lớn: "Hitler đã chết!”. Nhưng ông ta đã không chết”.
Ông ta sống sót nhưng gần 5.000 người đã bị hành quyết sau vụ mưu sát, bao gồm cả kẻ ném bom.
Sau vụ nổ, không khí căng thẳng gia tăng xung quanh trụ sở. Woelk nói Đức quốc xã ra lệnh cho bà phải rời khỏi nhà và chuyển vào một trường học bị bỏ hoang gần khu này.
Bà Woelk thừa nhận rằng trong thời kì những người dân Đức luôn sống trong tình cảnh thiếu ăn vì chiến tranh kéo dài, việc thử thức ăn của Hitler cũng có lợi thế nhất định.
"Thức ăn rất ngon. Đó là các loại rau tốt nhất như măng tây, ớt chuông - tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng đến. Và luôn luôn có cơm hoặc mì" – bà nhớ lại - "Nhưng nỗi sợ hãi là chúng tôi biết tất cả những tin đồn về ngộ độc và có thể sẽ không bao giờ được thưởng thức các món ăn nữa. Mỗi ngày chúng tôi luôn sợ rằng đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của mình”.
Bà đã sống ở cái ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết đó suốt 2 năm rưỡi, trước khi bỏ trốn khỏi Wolf’s Lair theo một lời khuyên của một người bạn.
Woelk cho biết những phụ nữ khác trong đội nếm thức ăn quyết định ở lại Rastenburg bởi gia đình của họ đều ở đó và đó là nhà của họ.
"Sau đó, tôi phát hiện ra tất cả 14 cô gái kia đều bị bắn chết" - Margot Woelk nói. Thời điểm đó là sau khi quân đội Liên Xô chiếm đóng các cơ quan đầu não vào tháng 1/1945.
Bà Woelk nói rằng bà đã ôm nỗi xấu hổ và lo sợ bị truy tố vì làm việc cho Đức Quốc xã trong suốt những năm tháng sau này, mặc dù bà khẳng định bà không phải là một thành viên của chế độ đó. Mới đây, chỉ tới sau khi sinh nhật lần thứ 95 của mình, bà mới đủ can đảm để kể lại những kí ức về cuộc sống luôn bị ám ảnh bởi cái chết tại nhà của Hitler.
"Trong nhiều thập kỷ qua, tôi đã cố gắng để thoát khỏi những ký ức. Nhưng chúng luôn quay trở lại ám ảnh tôi vào mỗi đêm”.
Cuốn sách "Người phụ nữ của Lãnh tụ Đức Quốc xã" đã đăng những bức thư được cho là của vợ Hitler trước khi bà cùng chồng tự sát tại một hầm trú ẩn ở Berlin vào tháng 4/1945.
Bức ảnh bà Woelk thời tuổi trẻ.
Bà Woelk nói rằng Hitler khá kín đáo, thậm chí trong trụ sở an toàn của ông ta. Bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy ông ấy – ngoại trừ mục sư người Đức của ông tên là Blondie và các lính gác đặc biệt.
Lo ngại sự an toàn của Hitler không phải không có cơ sở. Ngày 20 /7/1944, một đại tá đáng tin cậy đã đánh bom trong khu Wolf’s Lair, nhằm ám sát Hitler.
"Chúng tôi đang ngồi trên băng ghế gỗ thì nghe thấy một tiếng nổ lớn… Chúng tôi bị rơi từ trên băng ghế, và tôi nghe thấy ai đó la lớn: "Hitler đã chết!”. Nhưng ông ta đã không chết”.
Ông ta sống sót nhưng gần 5.000 người đã bị hành quyết sau vụ mưu sát, bao gồm cả kẻ ném bom.
Sau vụ nổ, không khí căng thẳng gia tăng xung quanh trụ sở. Woelk nói Đức quốc xã ra lệnh cho bà phải rời khỏi nhà và chuyển vào một trường học bị bỏ hoang gần khu này.
Bà Woelk thừa nhận rằng trong thời kì những người dân Đức luôn sống trong tình cảnh thiếu ăn vì chiến tranh kéo dài, việc thử thức ăn của Hitler cũng có lợi thế nhất định.
"Thức ăn rất ngon. Đó là các loại rau tốt nhất như măng tây, ớt chuông - tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng đến. Và luôn luôn có cơm hoặc mì" – bà nhớ lại - "Nhưng nỗi sợ hãi là chúng tôi biết tất cả những tin đồn về ngộ độc và có thể sẽ không bao giờ được thưởng thức các món ăn nữa. Mỗi ngày chúng tôi luôn sợ rằng đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của mình”.
Bà đã sống ở cái ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết đó suốt 2 năm rưỡi, trước khi bỏ trốn khỏi Wolf’s Lair theo một lời khuyên của một người bạn.
Woelk cho biết những phụ nữ khác trong đội nếm thức ăn quyết định ở lại Rastenburg bởi gia đình của họ đều ở đó và đó là nhà của họ.
"Sau đó, tôi phát hiện ra tất cả 14 cô gái kia đều bị bắn chết" - Margot Woelk nói. Thời điểm đó là sau khi quân đội Liên Xô chiếm đóng các cơ quan đầu não vào tháng 1/1945.
Bà Woelk đã giấu kín bí mật của mình với tất cả mọi người, kể cả chồng.
"Trong nhiều thập kỷ qua, tôi đã cố gắng để thoát khỏi những ký ức. Nhưng chúng luôn quay trở lại ám ảnh tôi vào mỗi đêm”.
Cuốn sách "Người phụ nữ của Lãnh tụ Đức Quốc xã" đã đăng những bức thư được cho là của vợ Hitler trước khi bà cùng chồng tự sát tại một hầm trú ẩn ở Berlin vào tháng 4/1945.
Bà Anna Maria Sigmund, tác giả của cuốn sách, khẳng định đây là những lá thư mà bà Eva Braun, vợ của Hitler viết cho người bạn thân thiết Herta Scheneider vào những ngày lực lượng Hồng quân Liên xô đang tiến tới rất gần thành phố.
Bà Sigmund khẳng định rằng chính người thừa kế của Herta Scheneider đã cho bà xem các bức thư : "Tôi không nghi ngờ gì về việc những bức thư này là thật và Eva Braun đã đánh máy chúng, rồi sửa lỗi sai bằng tay". Bà Herta Schneider là một trong số ít những người không thân cận với Hitler được quyền tới thăm Berghof (Berchtesgaden) và chụp ảnh chung với Eva Braun tại đó.
Bà nói rằng bà đã sao chụp lại các bức thư trước khi bán chúng cho một nhà sưu tập các tài liệu.
Trong một lá thư, bà Eva viết: "Chúng tôi đã nghe thấy tiếng pháo được bắn đi từ đằng Đông, phía trước mặt và bom rơi sau các cuộc tấn công bằng máy bay mỗi ngày.... Bây giờ tôi đang rất hạnh phúc vì được ở bên cạnh ông ấy... Tôi tin rằng mọi thứ cuối cùng sẽ trở về đúng vị trí và ông ấy đang tràn đầy hi vọng hơn bất cứ lúc nào".
Bức thư này được đề ngày là 19/4/1945, ngày mà Hồng quân phá vỡ hảng rào Gemran ở Seelow Heights, hàng rào bảo vệ lớn cuối cùng của Berlin.
Trong một lá thư khác được viết vào ngày 22/4, khi Hồng quân Liên Xô đã có mặt ở khắp các đường phố và ngôi nhà ở các quận phía Đông Berlin, bà Eva viết: "Chúng tôi đang chiến đấu tới cùng ở đây nhưng tôi lo sợ rằng kết cục đang ngày càng đến gần hơn".
"Tôi không thể kể cho bạn bè nghe điều mà tôi phải chịu đựng từ Lãnh tụ của Đức quốc xã... Tôi không thể hiểu được bằng cách nào mà mọi chuyện lại trở nên như vậy... Gửi lời chào tới tất cả bạn bè của tôi, tôi đang chết theo cái cách mà tôi từng sống. Không quá khó khăn đối với tôi, Cậu biết mà".
Bà Sigmund giải thích: "Eva Braun đã có sự thay đổi về tâm trạng trong 4 ngày ở hầm trú ẩn - sự hi vọng vào ngày 19 và sự tuyệt vọng trong ngày 22".
Tuy nhiên, bà Sigmund cũng tin rằng mối quan hệ giữa Hitler và vợ vẫn rất bình thường: "Tôi nghĩ họ đã có một tình yêu và một đời sống tình dục dẹp".
Hitler đã từng giữ bí mật với tất cả người dân Đức về sự tồn tại của vợ. Chỉ có một số ít những người thân cận với ông tại khu nghỉ dưỡng Alpine ở Berchtesgaden và tại nhà của ông ở Berlin được biết về bà Eva. Nhà độc tài Hilter đã gặp bà Eva khi bà làm trợ lí cho nhiếp ảnh gia Heinrich Hoffmann, người sau này trở thành nhiếp ảnh gia riêng của ông này.
Bà Sigmund khẳng định rằng chính người thừa kế của Herta Scheneider đã cho bà xem các bức thư : "Tôi không nghi ngờ gì về việc những bức thư này là thật và Eva Braun đã đánh máy chúng, rồi sửa lỗi sai bằng tay". Bà Herta Schneider là một trong số ít những người không thân cận với Hitler được quyền tới thăm Berghof (Berchtesgaden) và chụp ảnh chung với Eva Braun tại đó.
Bà nói rằng bà đã sao chụp lại các bức thư trước khi bán chúng cho một nhà sưu tập các tài liệu.
Vợ chồng Hilter.
Bức thư này được đề ngày là 19/4/1945, ngày mà Hồng quân phá vỡ hảng rào Gemran ở Seelow Heights, hàng rào bảo vệ lớn cuối cùng của Berlin.
Trong một lá thư khác được viết vào ngày 22/4, khi Hồng quân Liên Xô đã có mặt ở khắp các đường phố và ngôi nhà ở các quận phía Đông Berlin, bà Eva viết: "Chúng tôi đang chiến đấu tới cùng ở đây nhưng tôi lo sợ rằng kết cục đang ngày càng đến gần hơn".
"Tôi không thể kể cho bạn bè nghe điều mà tôi phải chịu đựng từ Lãnh tụ của Đức quốc xã... Tôi không thể hiểu được bằng cách nào mà mọi chuyện lại trở nên như vậy... Gửi lời chào tới tất cả bạn bè của tôi, tôi đang chết theo cái cách mà tôi từng sống. Không quá khó khăn đối với tôi, Cậu biết mà".
Hầm trú ẩn nơi vợ chồng Hitler sống những ngày tháng cuối đời trước khi tự sát.
Tuy nhiên, bà Sigmund cũng tin rằng mối quan hệ giữa Hitler và vợ vẫn rất bình thường: "Tôi nghĩ họ đã có một tình yêu và một đời sống tình dục dẹp".
Hitler đã từng giữ bí mật với tất cả người dân Đức về sự tồn tại của vợ. Chỉ có một số ít những người thân cận với ông tại khu nghỉ dưỡng Alpine ở Berchtesgaden và tại nhà của ông ở Berlin được biết về bà Eva. Nhà độc tài Hilter đã gặp bà Eva khi bà làm trợ lí cho nhiếp ảnh gia Heinrich Hoffmann, người sau này trở thành nhiếp ảnh gia riêng của ông này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét