Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Vài nhận thức sai lầm vể vấn đề chăm lo sức khoẻ

http://thongtinsuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/06/cham-soc-nguoi-lu-lan.jpgVể các vấn để liên quan đến sức khoẻ , bạn đừng bao giờ tin vào tất cả những gì bạn nghe thấy . Bạn nên nhớ rằng nếu bạn tin vào những tin tức sai lầm thì hậu quả sẽ hết sức tai hại .
Các “huyển thoại” liên quan đến chăm lo sức khoẻ có thể truyền miệng qua nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình xuống tới con cháu nội ngoại. Và kể từ khi có  mạng lưới internet đến giờ chúng ta lại thường hay tự chẩn đóan bệnh dựa vào những thông tin sai lầm và thiếu sót. 
Chính vì thế  chúng ta có thể không hiểu được rõ ràng về các bệnh tật  và  lựa chon đúng phương cách trị liệu , và điều này đôi khi có thể gây nguy hại đến tính mạng. Bà Nancy Snyderman chủ biên TODAY nói “ hai kẻ thù ghê gớm nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống bệnh tật gây chết người là sự thiếu hiểu biết và sự thiếu  tin tưởng vào bác sĩ ”
Sau đây  là bảy nhận định sai lầm về vấn để chăm lo sức khoẻ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
1- Kiểm tra sức khoẻ hàng năm không cần thiết
Kiểm tra sức khoẻ một cách đều đặn thật ra hết sức quan trọng vì giúp phòng ngừa và phát hiện bệnh tật khi  còn ở giai đoạn đầu mà việc trị liệu có hiệu quả nhất. Tại sao vậy? Việc kiểm tra sức khoẻ hàng năm tạo cho bạn cơ hội  để thiết lập và thắt chặt mối liên hệ với bác sĩ và cũng còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ của bạn từ năm này qua năm khác. Cuộc nói chuyện hàng năm của bạn với bác sĩ có thể còn là một dịp tốt để bạn  tự kiểm điểm các thói quen sinh hoạt  và nếp sống của mình.
2- Chủng ngừa chỉ cẩn thiết cho trẻ em
Vac-xin là một đột phá lớn nhất trong ngành y học vào thế kỷ trước. nhưng bây giờ đã hết còn tính cách mới mẻ  nên dễ bị sao lãng …nhất là với những tiến bộ tân kỳ hiện nay chúng ta đã quên hẳn tình trạng đời sống vào thời kỳ chưa có vac-xin. Ngoài ra,vac-xin không phải chỉ dành  riêng cho trẻ nhỏ. Sự miễn dịch do vac-xin mang lại không có hiệu lực trong suốt đời  của một người, vì vậy chúng ta cẩn phải “chủng nhắc lại”, đặc biệt là sau tuổi 30.. Ngoài ra khi con người trở vể già, hệ miễn dịch không còn mạnh mẽ như trước nữa  nên những bệnh như bênh cúm có thể de dọa tính mạng của các cụ  tuổi khoảng 80. Hơn nữa còn có những vac-xin mới đươc sáng chế , chẳng hạn như vac-xin HPV (vac-xin chống ung thư cổ tử cung) mà các phụ nữ cẩn phải biết và thảo luận  với bác sĩ xem có nên chủng hay không.
Các thành niên cần phài chủng và chủng lại các vac-xin chống các bệnh sau đây
v     bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP)
v     virút papilom của người (HPV)
v     bệnh sởi,quai bị, rubêon (MMR)
v     bệnh cúm
v     bệnh viêm gan A và B
v     nhiễm phế cầu khuẩn
v     viêm màng não
v     bệnh zona
v     bệnh thủy đậu
Nên ghi nhớ là mới đây Cơ Quan Kiểm dịch Hoa kỳ ( CDC) khuyên  tất cả những ai tuổi từ 60 trở lên  nên đi chủng miễn dịch chống bệnh zona (shinghe) dù là trước đây đã bị bệnh này rồi
3- Thiên vị trong vấn đề chăm nom sức khoẻ
Mổi ngày cả ngàn người gâp khó khăn để có đươc một dịch vụ chăm nom sức khoẻ hay phòng ngừa bệnh tật tốt. Thường ra những người  thuộc thành phẩn cẩn giúp đỡ nhất ( già yếu,  phụ nữ và  sắc dân thiểu số) bị gạt bỏ ra ngoài hệ thống chăm nom sức khoẻ. Cũng còn có một thành phẩn dân số khác cũng cẩn sự giúp đỡ vể y tế của liên bang đó là giai cấp lao động nghèo: họ có lợi tức cao hơn tiêu chuẩn do liên bang ấn định nhưng lợi tức của họ lại quá thấp để có thể mua bảo hiểm tư
Điều này đươc thấy rõ khi đối chiếu tỉ lệ người bị bệnh và tỉ lệ bệnh nhân sống sót  giữa các sắc dân thiểu số và nhóm người da trắng
- Số đàn ông Mỹ gốc Phi châu chết vì bệnh tim cao hơn 30% so với các đàn ông da trắng không phải gốc Mể
-Số người Mễ bị mập phì nhiều hơn người da trắng
-Các người da đen bi ung thư tiền liệt tuyển nhiểu  gấp hai lần các người da trắng
-Các phụ nữ da đen  bị chết vì ung thư vú nhiểu hơn 36 phân trăm so với các phụ nữ da trắng, mặc dẩu các phụ nữ da trắng  có rủi ro bị ung thư vú nhiểu hơn khi quá  40 tuổi.
Do đó nếu chúng ta cần phải chăm lo sức khoẻ cho chính mình thì chúng ta cần phải biết cách làm sao có đươc một sự chăm nom sức khoẻ tốt nhất, làm sao biết cách thảo luận với bác sĩ của chúng ta và làm sao có đươc sự tôn trọng và đươc trị liệu thỏa đáng  từ một hệ thống không phải lúc nào cũng đối xử tốt với tất cả mọi người. Sau hết, tốt hơn hết là chúng ta nên sổng lành mạnh hơn, nắm chắc mọi thứ trong tay. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard thì nếu chúng ta tránh đươc một số yếu tố rủi ro trong cuộc sống thìchúng ta có thể sống thọ thêm đươc bảy tuổi  và  đổng thời chúng ta đỡ phải lo lắng là vấn để chăm nom sức khoẻ tốt hay xấu.
4- Chúng ta đã đầu hàng trước bệnh ung thư
Có nhiểu đồn đại vể bệnh ung thư, và một trong những đổn đại đươc lan truyển nhiều nhất là chúng ta đã đẩu hàng trước bệnh này. Thật ra  bản thân thành ngữ “war on cancer” (cuộc chiến chống ung thư) đã sai lẩm vì ung thư không phài chỉ là một, mà là cả trăm loại khác nhau, với những nguyên nhân và đặc thù riêng và mỗi loại có một “chiến trường” riêng của nó.. Một số loại  ung thư có thể chữa được, một số khác thì khó dò tìm và trị liệu. Nhưng so với trước đây các nhà khoa học đã biết nhiều hơn vế cách phòng ngừa ung thư. Hơn thế nữa, việc trị liệu ung thư đã chuyển từ mục tiêu duy nhất là chữa lành bệnh  sang cả việc kiễm soát căn bệnh nữa.
Cuôc chiến chống ung thư đã khởi phát vào năm 1971 dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Từ đó  tới nay, ngành y hoc đã tiến một bước dài  và do đó rủi ro bị ung thư và chết vì ung thư đã giảm đáng kể,. Hiên nay chưa tới một nửa số người đươc chẩn đoán là có ung thư đã bị chết vì bệnh này. Một số đã đươc chữa khỏi , và ngày càng nhiểu bệnh nhân sống thêm đươc nhiểu năm với môt cuôc sống tốt.
Các bệnh ung thư như bệnh khối u limpô Hodgkin và bệnh bạch cầu limphô cấp tính của trẻ em đã đươc khống chế và có thể nói là hầu hết đã đươc chữa khỏi. Từ những năm 1970, các nhà khảo cứu đã thâu thập đươc cả một kho tàng tin tức vể các bí mật bên trong các tế bào ác tính và sự phát triền của các tế bào này---nhờ thế những phương pháp trị liệu mới đã đươc phát triển.
Cách sinh sống của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều trên rủi ro bị ung thư. Các ung thư phổi, kết tràng, da, vú, tiền liệt tuyến, thực quản…đã đươc chứng tỏ là có liên hệ với thói  quen  sinh hoạt của chúng ra. Theo Hội American Cancer Society, có 550, 000 người Mỹ chêt vì ung thư mỗi năm và một phẩn ba trường hợp tử vong có liên quan tới một chế đô ăn uống không lành mạnh, sự thiếu vận động, bệnh mập phì.
5- Chỉ những ngưởi gìà mới bị bệnh tim và đột quỵ
Chứng bệnh cholesterol cao, tiểu đường, áp huyết cao cũng như căng thẳng tâm thần, thiếu vận động và mập phì , tất cả đêu dẫn tới bệnh tim và đột quy ở bất cứ tuổi nào.
Hội American Heart Association khuyên các thanh thiêu niên nên đi kiểm tra tim bắt đầu từ tuổi 20 , vàsau đó cứ hai năm một lần. Lý do là vì ở các người có nguy cơ bị lên cơn đau tim vào những tuổi 40, 50, 60 hay 70 thì thường ra bệnh xơ cứng động mạch đã chớm phát từ lúc họ còn là thanh thiếu niên.
Hiện nay chúng ta đã nhìn thấy “mầm mống” của bệnh tim ở những trẻ em và thiếu niên.Vì vậy nếu để bác sĩ  kiểm tra sớm các điều cơ bản như đo vòng eo, huyết áp, mức cholesterol và chỉ số khối lương cơ thể ( tỉ số trọng lương trên bình phương của chiểu cao) thì nếu cần những biện pháp phòng  ngừa có thể đươc thực hiện ngay từ lúc bạn hãy còn trẻ. Chúng ta nên nhớ là rủi ro bị bệnh tim không đi đôi với tuổi tác.
6- Cứ cái gì “thiên nhiên “ mới là “an toàn”
Nhiểu người trong chúng ta nghĩ như vậy. Chúng ta cảm thấy yên tâm khi một sản phẩm được bảo là “thiên nhiên”, và nhiều người không nghe theo những lời chĩ dẫn y học có cơ sở mà chỉ tìm uống một vài thứ thuốc “thiên nhiên” để chữa trị bệnh tật của mình. Nhưng chúng ta nên biết là “thiên nhiên” không có nghĩa là an toàn. Chẳng hạn như thuốc lá là một chất “thiên nhiên” giết người. Cả thạch tín (arsenic) cũng vậy.
Các người tiêu dùng thường nghĩ là các cơ quan chính phủ đã kiểm nghiệm các sản phẩm thiên nhiên,  giống như đối với các dươc phẩm. Nhưng  thực ra không phải thế. Vào năm 1994, Quốc hội đã thông qua đạo luật gọi là “Dietary Supplement Health and Education Act”  theo đó các vitamin, khoáng chất, dươc thảo và những chất thiên nhiên khác đươc phép bầy bán mà không cẩn sự chấp thuận cùa Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA). Theo đạo luật này, các nhà sản xuất phải đảm bảo tính chất  an toàn của các chất liệu sử dụng, nhưng điều này chỉ mới đươc thi hành  gần đây. Các nhà sản xuất có thời hạn tới năm 2010 để trắc nghiệm độ tinh khiết của  các sàn phẩm của họ.
Dược thảo có thể có hoạt năng cũng mạnh bẳng dươc liệu thuộc dòng chính  Khoảng 25 phần trăm tất cả các thuốc cần có toa bác sĩ  đươc lấy từ cây cỏ. Chẳng hạn như aspirin  đươc lấy từ cây liễu, và thuốc ngừa thai có nguồn gốc là  khoai tây mỡ của Mễ.
Vậy bạn phài làm gì để chắc chắn là  các chất bổ sung thật sự có lợi ích cho sức khoẻ của bạn? Trên  lý thuyết, bất cứ chất bổ sung thiên nhiên nào bạn uống vào đều phải hoà đồng với các dươc liệu mà bác sĩ đã kê toa cho bạn. Nhưng bạn vẫn cần phải cân nhắc kỹ mỗi khi uống bất cứ một chất bổ sung nào , và bạn nhớ là phải cho bác sị của bạn biết tất cả các thứ thuốc bạn uống--kể cả những chất thiên nhiên
8- Bệnh tâm thần là do chính bạn tự gây ra
Nhiều người trong chúng ta nghĩ là có thể tự kiềm chế để không bị trẩm cảm (depression) hay ưu tư (anxiety) vì cho rằng đó không phải là một căn bệnh  có thể chữa đươc. Thái độ như vậy gây trở ngại mỗi khi có trục trặc vể sức khoẻ tâm thẩn mà cẩn phải  có những biện pháp để giúp lấy lại sự vui vẻ, năng động và yêu đời
Bạn cần ghi nhớ điều  này: các xáo trộn tâm thẩn như trầm cảm hay ưu tư là những căn bệnh, và bạn chẳng có  gì đáng trách cả,cũng giống như khi bạn mắc bệnh tiểu đường vậy. Nếu bạn bị tiểu đường thì bạn sẽ chẳng ngẩn ngại  đi chữa trị. Đối với các vấn để vể sức khoẻ tâm thẩn thì cũng vậy  mà thôi
Bệnh tâm thần không phải do người bị  bệnh gây ra Người bị bệnh phải lãnh trách nhiệm về các suy nghĩ, cảm giác , cách hành sử của mình có liên quan đến căn bệnh nhưng không phải là người phải chiụ trách nhiệm. về bệnh của mnh Nguyên nhân của các bệnh tâm thần không đơn giản, vì có nhiều yếu tố rủi ro như tiển sử y lý gia đình,  căng thẳng tâm thần, bệnh mãn tính hoặc sự mất quân bình hoá học trong não bộ. Bạn cần phải tìm sự giúp đỡ  chuyên môn để chữa trị mới  có thể lấy lại được  tinh thẩn vui mạnh .
Tại Hoa kỳ cứ một trong năm người đã có trải qua một lần đươc chẩn đoán có bệnh tâm thẩn  trong đời  của mình.  Thật ra các xáo trộn tâm thần là nguyên nhân hàng đẩu dẫn đến tật nguyển tại Hoa kỳ đối với những người ở độ tuổi từ 15 đến 44. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet, trẩm cảm (depression) còn gây nhiểu tổn hại về thể xác hơn cả nhiểu căn bệnh kéo dài.
      7 medical myths that can kill you- MSNBC- 05/21/2008

6 sai lầm lớn nhất trong chăm sóc sức khỏe

Xưa nay, do thói quen, hay vì một lý do nào đó, chúng ta vẫn quan niệm chỉ có phụ nữ đã lập gia đình mới phải quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản.


Chúng ta không biết rằng bỏ qua giai đoạn kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dân số trong tương lai. Vì thế, tuyên truyền, vận động để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ trước khi kết hôn là điều cần thiết.
6 sai lầm lớn nhất trong chăm sóc sức khỏe

Thực trạng

Trong điều kiện cuộc sống vật chất đầy đủ, cũng như sự đáp ứng ngày càng nhanh, càng cao của thị trường văn hóa phẩm như hiện nay, chúng ta thấy rằng tuổi trưởng thành đang được “trẻ hóa”. Còn tuổi kết hôn trung bình đang ngày càng cao hơn, khoảng thời gian tiền hôn nhân kéo dài lại chính là nguyên nhân của tình trạng nạo hút thai và số người lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS tăng lên.

Thực tế hiện nay, việc chủ động tìm hiểu các vấn đề sức khoẻ sinh sản (SKSS) và chăm sóc SKSS tiền hôn nhân rất ít. Lý do chính của tình trạng này là tâm lý ngại ngùng trước các vấn đề được xem là tế nhị, hoặc không có sự đồng nhất tư tưởng giữa người nam và người nữ. Hầu hết mọi người chưa nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân và đây cũng được coi là lỗ hổng lớn của công tác tuyên truyền, giáo dục trong lĩnh vực này.

Mỗi năm Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện khoảng gần 100 sản phụ nhiễm HIV, phần đông khi họ đến đây mới biết mình mắc bệnh. Và dĩ nhiên, họ cũng giống như bao người vợ khác, trước khi kết hôn đều không kiểm tra sức khoẻ và không biết rõ về thể trạng sức khoẻ của bạn đời.

Còn về tỉ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 1,5 -3%. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản, nhiều cặp vợ chồng đã sinh con bị dị tật vẫn hy vọng ởđứa con thứ hai, thứ ba... Theo các chuyên gia ngành y, dị tật bẩm sinh rất khó điều trị, tỉ lệ tử vong cao và thường kéo dài suốt đời người dị tật.

Cũng không ít trường hợp vì thiếu hiểu biết về SKSS mà tình cảm vợ chồng rạn nứt, kéo theo ảnh hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế, sức khỏe, tâm lý … lâu dài đe dọa hạnh phúc gia đình; sâu rộng sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội. Điều đáng nói là phần lớn những rắc rối ấy, có thể dự phòng nhằm tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro nếu người nam và người nữ được hướng dẫn và chăm sóc SKSS tiền hôn nhân tốt.

Giải pháp

Chăm sóc SKSS tiền hôn nhân muốn được thực hiện tốt, trước hết phải chú trọng công tác truyền thông, giáo dục. Vì việc cung cấp kiến thức về SKSS, khám và các xét nghiệm nhằm xác định tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản và phát hiện sớm các bệnh tật, điều trị bệnh, thực hiện các biện pháp dự phòng, hướng dẫn... thuộc chức năng của cơ quan y tế chuyên môn, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của những đứa trẻ sẽ sinh ra trong tương lai.

Khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp cho người nam và người nữ tránh được các vấn đề về sức khoẻ trong hôn nhân, nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, tự bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, đảm bảo sức khoẻ để tham gia lao động, đồng thời hạn chế và ngăn ngừa các nguy cơ dị tật, khuyết tật ở con cái, góp phần sinh ra những công dân khoẻ mạnh.

Có hiểu được việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình như thế nào thì các đối tượng mới có thể vượt qua các rào cản tâm lý mà đến với các cơ quan chuyên môn để được chăm sóc SKSS. Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân chính là bước đi đầu tiên để con người xây dựng một cuộc sống thực sự hạnh phúc.

http://webdata.vcmedia.vn/webdata/100/f3f16cconnghihevequeongbadaych.jpg Làm sao ngăn ngừa các nhầm lẫn y tế

Nhầm lẫn y tế là gì?

Các nhẩm lẫn y tế là những sai lẩm có thể tránh được trong việc chăm nom sức khỏe . Các nhầm lẫn y tế có thể xẩy ra tại bênh viện, dưỡng đưởng, trung tâm giải phẫu, phàng mạch bácsĩ, nhà điều dưỡng, tiêm thuốc tây, và ngay cả tai nhà bệnh nhân. Nhầm lẫn có thể xẩy ra vể thuốc men, phẫu thuật, chẩn đoán, dụng cụ và các báo cáo thử nghiệm. Phần lớn các nhẩm lẫm xẩy ra vì sự trao đổi thông tin không đươc tốt và có thễ dẫn đến tổn thương hay tử vong.

Dưới đây là một vài thí dụ vể nhẩm lẫn y tế

v     Giao phẩn ăn không đúng, chẳng hạn như một phần ăn thường thay vỉ một phấn ăn không muối

v     Trao nhẩm thuôc hoặc cho liểu lưọng thuốc sai

v     Chẩn đoán sai hay kêt quả thử nghiệm không đúng

v     Không hiểu lời chỉ dẫn của bác sĩ và làm sai

v     Một bộ phận của dung cụ y khoa hỏng hay bị trục trặc


Bạn làm sao giúp tránh được  nhẩm lẫn về thuốc men

Uống thuốc ra sao có thể làm bạn rối trí, nhất là khi có nhiều thuốc phải uống. . Bạn  phải tìm hiểu xem dùng thuốc vào lúc nào và dùng ra sao, vì  lắm khi chỉ dẫn trên toa thuốc hay nhãn dán không được dễ hiểu. Chính vì lý do này mà nhẩm lẫn trong việc dùng thuốc hay dễ xẫy ra.

Những điểu bạn cần cho bác sỉ biết
v     Cho bác sĩ và các chuyên viên y tế khác chăm nom cho sức khoẻ của bạn biềt vể tất cả các thuốc bạn đang dùng, dù là thuốc có kê toa hay thuốc mua tự do như vitamin, thảo dược. Bạn có thể lập bản danh sách các thuốc (master list of medicines) hoặc  cho tất cả các thuốc ---kể cả các chất dinh dưỡng bỗ sung và các vitamin-- vào trong một túi  đem theo khi đi gặp bác sĩ
v     Cho bác sĩ biết bạn bị dị ứng hay có phản ứng với thuốcnào. Nếu bạn dị ứng (allergic) với một số thuốc nào đó thì bác sĩ có thể đổi  thuốc khác hoặc đổi liểu lượng.
v     Liên lạc với bác sĩ khi dùng thuốc trị đau. Bác sĩ của bạn cẩn phải đươc biết hiệu lực của thuốc giảm đau. Nều thuốc không hiệu nghiệm, thì bạn đừng  có uống  nhiểu thuốc hơn hay tăng liểu lượng  trước khi có ý kiền của  bác sĩ
v     Cho bác sĩ biết những phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc bất ngờ Bạn đừng bao giờ ráng chiụ đựng các phản ứng phụ của thuốc. Bác sĩ có thể đổi thuốc cho bạn hoặc điều chỉnh liểu lượng

Những điều bạn cẩn hỏi bác sĩ hay dược sĩ
v     Như vậy nghĩa là thế nào ? Nếu bạn không hiểu tại sao phải dùng một thuốc nào đó hoăc phải uống thuốc thế nào thì bạn hãy hỏi đễ đươc giài thích , vì nếu không hiểu rõ các điểu chỉ dẩn có thễ dãn đến nhẩm lẫn vể thuốc men
v     Uống thuốc như thế nào? Bạn phải nắm vững là bác sĩ muốn bạn dùng thuốc như thế nào. Bạn hãy ghi xuống số thuốc phải uống và bao nhiêu lẩn một ngày
v     Uống thuốc  cùng với thuốc khác đươc không? Uống một số thuốc cùng một lúc có thể gây phản ứng xấu do thuốc tương phản với nhau. Vì vậy bạn cẩn cho bác sĩ/dược sĩ biết tất cả các thuốc trị bệnh hay thuốc bổ sung bạn đang uống, và lập danh sách những thuốc bạn không nên uống
v     Có gì khác phải tuân theo không?  Bạn cẩn hỏi rõ xem những thức ăn đổ uống nào bạn cẩn phải kiêng trong thời gian dùng thuốc. Bạn hãy tìm hiễu xem những thuốc nào có thể không an toàn cho trẻ em
v     Phải làm gì khi quên uống thuốc? Có một số thuốc, bạn phải chờ tới lần uống sau nhưng có nhiễu thuốc khác bạn có thể uống bù
v     Các phản ứng phụ là gì? Bạn hãy tìm hiểu về các phản ứng phụ có thể xẫy ra và những điểu gì bạn cần phải làm nếu xẩy ra.
           Bạn có thể dùng mẫu giấy sau đây (medicine form) cho mổi loại thuốc
   
 Những điểu bạn cần hỏi dược sĩ
v     Toa thuốc nói gì?  Nếu bạn không đọc được chữ viết của bác sĩ trên toa thuốc thì bạn hãy nhờ dược sĩ giúp cho,  Nếu dược sĩ không đọc được, thì bạn có thể yêu cẩu họ liên lạc với bác sĩ kê toa. Đừng bao giờ đoán mò !
v     Đây có phải là thuốc bác sĩ kê  cho tội? Bạn hãy kiễm tra xem thuốc và liểu lượng có đúng không. Nếu trong các kỳ mua thuốc  sau, mà kích thuớc, hình dạng và mẩu sắc của các viên thuốc khác trước thì  bạn phải hỏi kỹ xem có đúng không. Khi bằt đẩu uống một thuốc mới bạn phải đọc kỹ lời chỉ dẫn trên nhãn dán. Nếu thuốc có vẻ khác điểu mà bạn nghĩ thì bạn cứ hỏi dược sĩ
v     Đong thuốc nước ra sao?  Thuốc nước có thể khó đong cho đúng, chẳng hạn như muỗng ăn có thể cho một lượng thuốc khác với điểu bác sị muốn. Ngoài ra cũng khó biết phải hút thuốc vảo ống chích hay vào ống nhỏ tới vạch nào.
v     Trên nhãn dán có ghi gì?  Các nhãn dán trên bao bì thuốc có thể đọc khó hiểu. Tỉ dụ “ uống ngày một lẩn vào buổi sáng” có nghĩa là uống thuốc vào bất cứ lúc nào trong buổi sáng hay phải vào lúc sáng sớm. Nếu có thẳc mắc vể nhãn dán, bạn cứ hỏi dược sĩ, dù là thuốc bạn mua là thuốc kê toa hay thuốc bán tự do

Bạn làm sao giúp tránh đươc nhẩm lẫn tại bệnh viện

Nhiểu nhầm lẫn y tế xẩy ra tại bệnh viện, chẳng hạn như bạn có thể được giao  nhầm thuốc hay cung cấp bữa ăn không đúng yêu cầu . Dưới đây là vài điểu bạn có thể làm để giúp tránh nhẩm lẩn
v     Tay đã rửa sạch chưa? Rửa tay sạch giúp tránh nhiễm khuẩn. Kết quà thăm dò cho thấy là khi  các nhân viên nhà thương đươc hỏi như vậy  thì sẽ giúp họ rửa tay một cách đểu đặn hơn.
v     Có phải đúng là  tôi không?  Bạn nên yêu cẩu nhân viên y tế đối chiếu tên bệnh nhân với tên ghi trên băng đeo cổ tay của bạn và kiểm tra cho đúng tên bạn trước khi làm một điều gì. Như vậy, sẽ tránh được nhiều nhẩm lẫn về thuốc men , về bữa ăn dành cho bệnh nhân  hay về phiếu đòi tiển thanh toán
v     Tôi phải dùng trong bao lâu? Có an toàn không?  Bạn hãy hỏi về từng giai đoạn trị liệu.  Chẵng hạn như nếu bạn phải dùng ống thông tiểu thì bạn  nên hỏi rõ đó là cái gì . Nếu bạn  càng dùng ống thông tiễu càng lâu bao nhiêu thì rủi ro nhiễm khuẫn càng cao bấy nhiêu.
v     Khi vể nhà tôi phải làm gì? Trước khi xuất viện bạn hãy yêu cẩu bác sĩ giải thích và viết cho bạn một chượng trình tri liệu tại nhà.  Bạn cấn hỏi rõ về các thuốc bạn phải uống, những việc gì có thề làm và không đươc làm, và khi nào có thể đi làm việc , đi học hay hoat động trở lại. Nếu bác sĩ đựa cho bản chỉ dẫn thì bạn phài đọc cho kỹ và tìm hiễu cặn kẽ

Trước khi nhập viện để giải phẩu  bạn  hãy hỏi xem bệnh viên bạn sẽ vào có thường làm phẩu thuật giống như  cho bạn  hay không, vì nghiên cứu cho biết là kết quả đạt được sẽ tốt hơn tại một bệnh viện có nhiểu kinh nghiệm về phẫu thuật bạn đang cần

Bạn làm sao giúp tránh đươc nhầm lẫn trong khi giải phẫu

Trước khi giải phẫu , bạn cũng như tất cả các bác sĩ của bạn đểu phải biết rõ điểu gì sẽ xẩy ra. Bạn hãy đặt các câu hỏi về các vấn đểsau đây
v     Kinh nghiệm của bác sị giải phẫu.  Bác sĩ đã làm càng nhiểu phẫu thuật tương tư như cho bạn thì cơ may có kết quả tốt đẹp càng cao
v     Khi nào bạn đươc giải phẩu?  Thường ra giải phẫu vào buổi sáng tốt hợn vì nhóm giải phẫu linh hoạt hơn
v    Sửa soạn cho giải phẫu  ra sao? Bạn hãy hỏi bác sĩ xem có phải ngưng uống thuốc gì không hay ngưng ăn uống trước phẫu thuật hay không. Bạn cần biết chắc là bác sĩ biết rõ sẽ làm phẫu thuật trên phẩn nào cũa cơ thể  bạn. Rất ít khi có phẫu thuật nhẩm, nhưng không phải là không thể xẫy ra. Bạn hỏi bác sĩ xem ,nếu có thể, thì  khoanh trước trên da vùng sẽ làm phẫu thuật
v     Làm gi sau khi giải phẩu? Bạn hãy hỏi bác sĩ xem phải dùng thuốc gì sau khi giải phẫu và khi vể nhà phải làm gì. Bạn cũng cẩn hỏi xem sau khi giải phẫu có thể ăn uống hoặc kiêng cữ những thứ gì. Bạn còn nên hỏi vể cách săn sóc vết mồ và khi nào cần phải gọi cấp cứu.

Bạn nhớ phải nói cho bác sĩ giải phẫu biết:
v     bạn đã bạo giờ có phản ứng xấu đối với thuốc  mê không
v     bạn có uống vitamin, thuốc bổ sung hay dươc thảo không
v     bạn đã làm bản ước nguyện vể chăm sóc sức khoẻ chưa (advance directive)
v     bạn có bị cảm lạnh, sốt, cúm hay những bệnh khác gần ngày giải phẫu không

Tài liệu tham khảo thêm

·         Choosing a Health Care Agent
·         Making Wise Health Decisions
·      MakingtheMostofYour Appointment                                                                   

                             Prevent Medical Errors- Paul Lehnert- 04/2009

Vấn-đề cải-tổ hệ-thống chăm sóc sc khỏe tại Hoa-kỳ
 
                      
 
Theo bác-sĩ Julie Gerbedinh, giám-đốc Cơ-quan Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh-tật (CDC),  muốn cứu vãn hệ-thống chăm sóc sức khoẻ đang lung-lay thì cần phải bắt đầu lại từ đầu.

Bà Gerberding lên tiếng kêu gọi thay đối lại cách thức đào-tạo các bác-sĩ. y-tá, thú-y-sĩ, dươc-sĩ và nha-sĩ. Bà nói không những chúng ta cần mở thêm nhiều trường y-khoa mà còn phải để các nhà chuyên-nghiệp này khởi-sự việc học cùng với nhau để khuyến-khích tinh-thần hợp-tác và thấm- nhuấn cùng một quan-niệm về sứ- mạng của mình. Trong buổi họp thường] niên của hội American Veterinary Medical Association bà cho biêt “  Tôi nghĩ đất nước chúng ta cần thêm nhiều trường y-khoa. Nếu chúng ta thật-sự muốn xây-dựng một hệ-thống chăm sóc sức khoẻ tốt đẹp thì chúngta bắt buôc phải đào- tạo các nhà chuyên-nghiệp một cách đồng đều  và khoa-học”

Theo báo cáo mới đây của Viện PricewaterhouseCoopers’ Health Research thì Hoa kỳ sẽ thiếu 1 triệu y-tá và 24000 bác-sĩ vào năm 2020. Mặc dầu số đơn xin gia-nhập chương-trình y-tá tăng, nhưng số sinh viên bị bác đơn cũng đã tăng lên sáu lần từ năm 2002 phần lớn vì lý-do thiếu giáo-sư.

                


Hội thú-y-sĩ tiên- liệu sẽ thiếu mỗi năm khoảng từ  4 đến 5 phần trăm thú-y-sĩ chuyên về thức ăn cho gia-súc. Bà Gerberding nói là các thú-y-sĩ đã đóng vai-trò then- chốt trong việc theo dõi dịch cúm gia- cầm và bà cho biết là chính một thú-y-sĩ đã tìm ra vi-rút West Nile đã làm chim chóc – và cả người nữa - bị chết tại Hoa kỳ khi có dịch cúm này vào năm 1999.
Cải-tổ chính-trị
Vấn-đề chăm sóc sức khoẻ là đề-tài tranh-cãi trong cu ộc
vận- đông tranh- cử tổng- thống vào  năm 2008. Quốc-hội, Tổng-thống George W. Bush và các liên-hiệp thương mại  và liên- đoàn lao- động đều đã đưa ra những phương-án sửa đổi, nhưng không phương-án nào đươc chi tiết hoá. 
Hệ-thống chăm sóc sức khoẻ là kết-hơp của các bảo-hiểm công và tư, nhưngi việc đào- tạo các chuyên-viên y-tế lại giao cho các đại-hoc tiểubang và các trung-tâm đại-h ọc tư.
Ước lương  có khoảng 43 triệu người tai Hoa kỳ không có bảo hiểm sức khoẻ và Hoa-kỳ là nước kỹ-nghệ-hóa duy nhất không có một hệ-thống chăm sóc sức khoẻ  quôc gia có tổ chức.
Bà Gerberding nói “Chúng ta cần phải xét lại việc cung-cấp dịch-vụ chăm- sóc sức khoẻ theo hệ-thống hiện nay. Chúng ta không thể để hệ- thống này  tiếp tục đi theo chiều  hướng hiện giờ. Chúng ta phải đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người.”
Dân-chúng Hoa kỳ  tốn cả $532 tỉ mỹ-kim cho sức khoẻ mỗi năm. Số tiền lớn lao này đã không đuơc chi-tiêu một cách khôn- ngoan cho lắm
Theo bà Gerberding hệ-thống chăm sóc sức khoẻ chú-trọng qúa nhiều vào việc trị-liệu và chăm sóc cuối đới và ít lưu- tâm đến vấn-đề phòng bệnh và giúp đỡ  mọi người có môt đời sống lành-mạnh hơn.
Tại Hoa kỳ dân- chúng cũng còn có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các thông-tin đúng đắn về sức khoẻ. Bà Gerberding nói “ Các thông- tin sai lầm đầy rẫy trên internet và truyền thanh truy ền hình “

            Start from ground up to fix health care:CDC head—Maggie Fox, 07/14/07

0 nhận xét:

Đăng nhận xét