Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Xà phòng làm từ sữa mẹ

http://texasnuns.files.wordpress.com/2012/11/montana-prairie.jpgLàm xà phòng sữa mẹ 
Xà phòng sữa mẹ, được làm với nhiều thành phần sáp ong. Bánh rất nhanh cứng. Vì vẫn chưa đến ngày sử dụng nên GG vẫn chưa biết khi dùng sẽ thế nào. Trong mẻ này, có đến 1/4 thành phần là sữa mẹ. Xà phòng sữa mẹ được coi là "huyền thoại xà phòng handmade". Trong các loại xà phòng sữa, xà phòng từ sữa người là sản phẩm cao cấp nhất vì nó không chỉ quý hiếm mà còn dễ hấp thụ nhất. Vì các dưỡng chất của sữa mẹ dễ hấp thụ qua da hơn những nguồn sữa bò hay sữa dê. Các thành phần khác trong mẻ xà phòng bao gồm: dầu hạnh nhân, dầu olive, dầu dừa, sáp ong, và than tre hoạt tính. Nó thiên nhiên đến độ GG đã "quên" sử dụng cả hương liệu, và xà phòng có mùi tựa bánh sữa.
 
Xà phòng làm từ sữa mẹ: Thế giới bỏ, VN đang mốt
 Nguồn gốc của xà phòng sữa mẹ "made in Vietnam" từ 2 năm trước, trong khi thế giới đã có từ 10 năm nay nhưng hiện không sản xuất nữa - ngoại trừ những người làm theo phương pháp thủ công tại nhà - vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.Thời gian gần đây, nhiều phụ nữ truyền nhau về một loại xà phòng được làm từ sữa mẹ (sữa người). Theo đó, loại xà phòng này có các tính năng như tăng cường chất dinh dưỡng cho da, kéo dài thời gian lão hóa, làm mịn da, trắng da và không gây dị ứng. Với trẻ sơ sinh, nó còn trị được chứng "cứt trâu" trên da đầu.
Tuy nhiên, theo một số nhà chuyên môn thì chưa hẳn xà phòng sữa mẹ đã có các tính năng như lời đồn...
http://ecx.images-amazon.com/images/I/31gHgpXnuEL._SY300_.jpgTận dụng sữa thừa
Chiều thứ bảy, tôi ghé thăm Kim, cô bạn thời trung học. Chuyện trò một lát, Kim đưa tôi coi một bánh xà phòng nặng khoảng 100gr nhìn khá lạ mắt. Nó có màu vàng sậm, hao hao như loại xà phòng 72 phần dầu do Liên Xô cũ sản xuất trước đây, ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm. Kim nói: "Xà phòng làm từ sữa mẹ đấy. Nghe nói loại này rất tốt nên tôi nhờ người quen mua ngoài Hà Nội gửi vào".
Vẫn theo lời Kim, nhiều bà mẹ sau khi cho con bú đầy đủ, mà vẫn thừa sữa nên họ mang số sữa thừa đó đến một số cơ sở nhờ làm thành những bánh xà phòng để rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, không những cho họ mà cho cả con cái họ. Nếu khách hàng trực tiếp mang sữa đến thì sau khi chế biến thành xà phòng, cứ 100g họ phải trả 200 nghìn đồng - là tiền gia công, còn nếu không có sữa mà muốn mua thành phẩm thì 400 nghìn đồng/100gr.
xà phòng sữa mẹ, trẻ sơ sinh, xà phòng, chất béo
Một trong những loại xà phòng sữa mẹ.
Nguồn gốc của loại xà phòng sữa mẹ "made in Vietnam" bắt đầu khoảng 2 năm trước (còn trên thế giới thì đã có từ 10 năm nay nhưng hiện tại họ không sản xuất nữa - ngoại trừ những người làm theo phương pháp thủ công tại nhà - vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng - trong đó có nguy cơ sinh học, là tác nhân gây dị ứng, nhẹ thì nổi mẩn ngứa, nặng thì phù thanh quản, suy hô hấp dẫn đến chết người). Khi ấy, có người bạn của một phụ nữ ở Hà Nội, lúc sinh con, thừa sữa nên định bỏ đi.
Tình cờ biết được điều này, cộng với kinh nghiệm làm xà phòng nên người phụ nữ ấy đã đề nghị bạn mình cho sữa để thử nghiệm. Sau khi hoàn tất, chị giới thiệu cho người quen dùng thử và được ủng hộ. Từ đó, hễ bà mẹ nào thừa sữa, muốn dùng nó làm xà phòng thì chị nhận gia công rồi giao lại toàn bộ thành phẩm chứ không bán trên thị trường.
Dần dà, khi thấy mặt hàng này hút khách, một số người khác cũng bắt chước và hiện nay, có không dưới 10 cơ sở ở Hà Nội, TP HCM đang sản xuất và kinh doanh "xà phòng sữa mẹ".
Trên mạng Internet, một trong những người sản xuất xà phòng sữa mẹ ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết: "Nguyên liệu để làm ra một bánh xà phòng không khó kiếm ở thị trường Việt Nam. Dầu ô liu, dầu dừa, dầu cọ... , trộn đều với nhau và đun ở nhiệt độ 40oC. Riêng sữa mẹ, xút (NaOH) cũng trộn rồi đun ở nhiệt độ 35oC. Cứ 75% hỗn hợp dầu thì cho 25% sữa mẹ đã đun với xút, đổ vào khuôn, đợi khoảng 3 tháng, xút bay hết thì đem ra dùng".
http://www.annelwatson.com/books/MilkSoap_art.jpgSữa mẹ và xà phòng
Sữa mẹ hình thành bởi các tuyến tạo sữa trong ngực người phụ nữ sau khi có thai. Các tuyến tạo sữa này phát triển và hoạt động từ tháng thứ ba của thai kỳ do tác động của các nội tiết tố như oestrogen, progesterone, prolactin, lactogen. Sữa xuất hiện nhiều trong khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. Điểm khác biệt là ngực người mẹ không chứa sẵn nhiều sữa như bò, dê hoặc heo.
Khi cho con bú, sức hút từ miệng trẻ tạo ra một phản xạ ở não khiến tuyến yên của người mẹ sản sinh hai nội tiết tố là prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết ra sữa, còn oxytoxin kích thích các tuyến này co bóp và đẩy sữa ra đầu núm vú. Chính vì thế, tính chất của sữa khi trẻ bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau khi đã bú một vài phút. Sữa đầu đặc hơn, có màu xanh nhạt, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa ra sau có nhiều mỡ hơn và không hòa tan nên nếu để lắng, phần mỡ sẽ nổi lên trên còn nước - chiếm 80% - ở dưới.
Thành phần của sữa mẹ bao gồm chất đạm, chất béo, omega 3, omega 6, DHA, phospholipid, lutein, taurin, nucleotide, sắt, kẽm, canxi cùng các vitamine nên chẳng phải ngẫu nhiên mà y học gọi sữa mẹ là "nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho hệ tiêu hóa hãy còn non nớt của trẻ sơ sinh". Tuy nhiên, sữa mẹ cũng có những nhược điểm khi bảo quản. Khi mới lấy ra, nó có thể giữ nguyên chất lượng trong 4 tiếng ở nhiệt độ 27oC, 10 tiếng ở 21oC, 24 tiếng ở 16oC, 5 ngày ở 4oC, 2 tuần ở 0oC và 3 tháng ở -5oC. Nếu không nằm trong những điều kiện này thì sau một thời gian tùy theo môi trường, sữa mẹ sẽ có mùi xà phòng mà nguyên nhân là do chất béo phân hủy. Điều đó chẳng khác gì đậu phộng rang hoặc khô dầu để lâu ngày.
Bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện (BV) quận 3 TP HCM, nói: "Sau khi cho con bú, nếu muốn lấy được 1 lít sữa thừa thì phải mất tối thiểu là 1 tuần đối với những bà mẹ thừa sữa". Thế nhưng số bà mẹ "thừa sữa" lại không nhiều vì theo bác sĩ Hồng: "Khảo sát trong giai đoạn mang thai với 1.000 phụ nữ sinh nở ở BV quận 3 trong các năm 2004, 2005, 2006, chỉ có 76 người thừa sữa".
Riêng với xà phòng, thành phần chính của nó là dầu thực vật hoặc mỡ động vật, cho xúc tác với xút ở nhiệt độ cao. Ông Lâm Văn Bút, người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề làm xà phòng và trước năm 1975, ông là một trong những thợ chính của Hãng xà phòng Tân Phúc Hòa ở Sài Gòn, nói: "Để sản xuất loại xà phòng thông dụng 72 phần dầu, thì cứ 1kg chất béo chẳng hạn, phải cần 0,125kg xút. Sau khi phản ứng xà phòng hóa (saponified) xảy ra, người ta cho natri clorua (muối ăn) vào để xà phòng nổi lên trên vì hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng, cộng với chất tạo bọt.
Tiếp theo, tùy nhà sản xuất, nó được cho thêm hương liệu tạo mùi, màu, rồi làm nguội và ép thành bánh". Với những loại xà phòng tắm cao cấp, nhà sản xuất còn bổ sung glycerin để giữ độ ẩm trên bề mặt da. Lớp glycerin này sẽ hấp thu nước từ môi trường xung quanh và giữ lại khiến da có độ ẩm tự nhiên, mềm mại. Bên cạnh đó, người ta còn sản xuất xà phòng bằng cách oxy hóa chất parafin từ dầu mỏ ở nhiệt độ cao, có muối mangan xúc tác rồi trung hòa axit sinh ra bằng xút.
(Theo ANTG)
Gần đây, thông tin một phụ nữ ở Hà Nội sản xuất xà phòng có chứa thành phần sữa mẹ khiến nhiều người quan tâm.
Dùng sữa mẹ dư thừa nấu xà phòng
Theo các thông tin được đăng tải trên mạng, người phụ nữ làm ra loại xà phòng nói trên tên là T. (Hà Nội), từng có kinh nghiệm làm xà phòng. Tình cờ biết người bạn có quá nhiều sữa mẹ đến nỗi đứa con mới sinh bú không hết, chị T. ngỏ lời xin số sữa dư thừa để sản xuất xà phòng cục dùng rửa mặt, gội đầu, tắm rửa…
Những cục xà phòng có thành phần sữa mẹ đầu tiên ra lò, chị T. tặng bạn bè dùng thử. Được nhiều người khuyến khích, chị tự tin nhận gia công “xà phòng sữa mẹ” cho khách hàng dồi dào nguồn sữa mẹ, trẻ bú không hết. Công thức sản xuất loại xà phòng của chị T. có thể tóm tắt như sau: trộn đều các loại dầu ô liu, dừa, cọ, hạnh nhân… rồi đun nóng ở 40 độ C. Sữa mẹ và xút NaOH cũng được trộn đều và đun sôi ở nhiệt độ như trên. Tiếp theo cho 75% hỗn hợp dầu và 25% sữa mẹ vào khuôn. Giá mỗi ký xà phòng thành phẩm là 1,5 triệu đồng!
Cũng theo thông tin nói trên, chị T. cho rằng xà phòng tốt xấu tùy thuộc chất lượng sữa. Để đảm bảo an toàn, xà phòng làm từ sữa mẹ của khách hàng nào thì giao cho người đó. Nói về mặt tốt của loại xà phòng này, chị T. chia sẻ: “Vì chất béo có nhiều trong sữa mẹ nên làm mềm da. Khả năng thẩm thấu của sữa mẹ qua da nhanh hơn sữa bò, dê nên dưỡng da rất tốt”.
Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chưa thể kết luận tốt, xấu
Nghe người viết đề cập đến quy trình sản xuất “xà phòng sữa mẹ”, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, hết sức ngạc nhiên: “Sữa mẹ vô cùng bổ dưỡng, quý giá, liệu có dư thừa sữa đến nỗi dùng sản xuất xà phòng?”.
Theo BS Diệp, 80% trong sữa là nước, còn lại là đạm, béo… Theo lý thuyết, khi đun sôi sữa thì hàm lượng đạm, béo vẫn còn. Tuy nhiên, sữa mẹ được đun với xút thì chất béo còn tồn tại hay không vẫn chưa có câu trả lời. “Từ trước tới giờ chưa ai dùng sữa mẹ để làm xà phòng cả nên tôi nghĩ chưa có công trình nghiên cứu xem sữa mẹ trộn với xút, đun nóng thì chất béo còn hay mất”, BS Diệp nêu quan điểm.
ThS Huỳnh Thành Công, Phó trưởng phòng Tổng hợp hữu cơ (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng) cho rằng, trong quá trình đun nóng giữa sữa mẹ và xút, không loại trừ khả năng chất béo trong sữa biến mất. Ngoài ra, hàm lượng đạm và axit amin trong sữa mẹ bị phân hủy và có khả năng biến thành chất khác gây bất lợi cho da. “Để xác định “xà phòng sữa mẹ” có làm mềm da, dưỡng da tốt hay không cần phải có công trình nghiên cứu. Tôi chỉ nghe sử dụng sữa bò, dê để… sản xuất mỹ phẩm, trong đó có sữa tắm. Chưa nghe sử dụng sữa mẹ để sản xuất bất kỳ loại hóa mỹ phẩm nào”, ThS Công nói.
ThS Công phân tích thêm: giả sử hàm lượng béo trong xà phòng trên vẫn còn, nhưng khi da không hấp thu hết chất này thì vô hình trung tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. “Trong trường hợp người sử dụng mắc các bệnh lý về da thì liệu có nguy cơ gia tăng bệnh không? Nghi vấn đặt ra nhưng chưa có câu trả lời. Do vậy, phải cân nhắc khi dùng, nhất là đối với trẻ em”, ThS Công bày tỏ quan điểm.
Chuyên gia về da liễu, ThS. BS Nguyễn Trọng Hào, BV Da liễu TPHCM thì cho rằng, cấu trúc và sinh lý da giữa người lớn và trẻ em hoàn toàn khác nhau. Cơ thể trẻ nói chung và da nói riêng chưa phát triển hoàn thiện, rất nhạy cảm với các tác nhân nên dễ dẫn đến hiện tượng gây kích ứng da (nổi mẩn đỏ, ngứa, phù…) nếu sử dụng xà phòng không phù hợp (đặc biệt là hàm lượng xút cao).
Theo ThS. BS Hào, hiện chưa có công trình nghiên cứu chứng minh “xà phòng sữa mẹ” tốt cho da. Mặt khác, nếu quy trình sản xuất “xà phòng sữa mẹ” không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, thành phần (hóa chất, hương liệu…) không đúng hàm lượng sẽ có nguy cơ gây tổn thương cho da.
Mothers Milk Soap by Casey MakelaKinh doanh xà phòng làm từ sữa mẹ
Nhiều bà mẹ dư thừa sữa dù đã cho con bú đầy đủ mang chính phần dư ra đó nhờ làm thành những bánh xà phòng để rửa mặt, gội đầu, tắm rửa cho cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh.
Có nhiều năm kinh nghiệm chế biến xà phòng theo kiểu handmade nhưng ý tưởng chọn sữa mẹ là thành phần chính mới được chị Thư, 26 tuổi, ở Hà Nội áp dụng trong thời gian gần đây.
Chị kể, cách đây 2 năm, một người bạn của chị khi sinh con ăn uống điều độ nên nguồn sữa dư thừa không biết dùng vào việc gì mà để lâu trong điều kiện thời tiết của Việt Nam không tốt nên có ý định bỏ đi. Tình cờ biết được điều này, cộng với với kinh nghiệm làm xà phòng lâu năm chị nhận thấy, nếu bổ sung sữa mẹ vào thành phần để làm xà phòng là điều rất tốt nên chị đã mạnh dạn đề nghị bạn của mình cho sữa để thử nghiệm.
Sau khi hoàn tất, chị giới thiệu với người quen dùng thử và được mọi người ủng hộ. Hễ bà mẹ nào đang có nhiều sữa mà con không dùng hết, muốn dùng chính sữa còn dư ra của mình để làm xà phòng, chị mới nhận làm và giao lại toàn bộ "thành phẩm" là những thanh xà phòng cho vị khách đó, chứ không mang bán đại trà trên thị trường.
Thường những bà mẹ này biết tới cách làm của chị thông qua người quen giới thiệu và hiểu rõ công dụng của xà phòng làm từ sữa, chứ không phải bất kỳ người nào cũng tới nhờ chị "xử lý" giúp khi sữa tiết ra nhiều. Cũng không phải ai cũng dám tới chị mua loại xà phòng đặc biệt này về dùng vì không biết thực hư chất lượng sữa tới đâu, có an toàn cho bản thân... nên sữa của bà mẹ nào dùng để làm ra xà phòng thì bà mẹ đó tới lấy về xài, sau khi đã trả một khoản phí gia công cho chị Thư.
Hiện một tháng chị nhận khoảng 6 đơn hàng của các bà mẹ đang dư sữa cho con bú để họ dùng chính xà phòng làm từ sữa của mình. Trung bình mỗi đơn hàng 3kg xà phòng (20-40 bánh), mỗi kg xà phòng chị lấy giá 1,5 triệu đồng. Do đó, doanh thu hàng tháng của chị gần 30 triệu đồng.
Lượng sữa này sẽ được những người đặt hàng mang đến, chứ chị không thu mua ngoài thị trường. “Sữa sẽ thay cho toàn bộ phần nước ở trong xà phòng, nếu cho nhiều quá sẽ bị nhão. Thông thường 1kg sữa mẹ có thể làm ra 4kg xà phòng, khoảng 40 bánh nhỏ”, chị Thư nói.
ca-bong1-8939-1381803692.jpg
Xà phòng được làm từ sữa mẹ. Ảnh: Hồng Châu.
Xà phòng sữa mẹ làm phức tạp hơn so với loại bình thường. Thành phần bao gồm dầu ô liu, dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân… trộn đều với nhau và đun sôi ở nhiệt độ 40 độ C. Sữa mẹ và xút NaOH cũng được trộn đều với nhau rồi đem đun với nhiệt độ 40 độ C. Cứ 75% hỗn hợp dầu thì cho 25% sữa mẹ và tạo khuôn. Một bánh xà phòng trọng lượng bất kỳ sẽ có 1/4 thành phần là sữa mẹ. Thông thường một mẻ 2kg sữa mẹ sẽ mất khoảng 40-60 phút chế biến. Chế biến xong, đổ ra khuôn để nguội và đợi khoảng 6 tuần, xút bay hết mới giao cho người dùng.
Theo chị Thư, xút NaOH độ PH cao, nhưng cơ thể con người chỉ sử dụng ở 5-10 độ PH. Khi xà phòng vừa làm xong, độ PH luôn cao hơn 10 và cần để nó giảm xuống (thường phải để 6 tuần) mới có thể dùng được bánh xà phòng này.
Hiện chị chỉ nhận làm gia công chứ không bán đại trà (bà mẹ nào có sữa thì mang đến cho chị "chế biến" rồi tới ngày hẹn đến lấy về dùng). Bởi lẽ, xà phòng có tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng sữa của từng bà mẹ. Nếu sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, xà phòng làm ra chất lượng hơn, ngược lại sữa mẹ mà nhiều nước nhưng ít dưỡng chất thì chất lượng sẽ kém.
Mặt khác, nguồn sữa mẹ rất hiếm, thu mua khó, nếu bán đại trà, phải kiểm tra sức khỏe các bà mẹ xem có bệnh truyền nhiễm gì không và vấn đề này cần tới cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện. Thông thường, khách hàng của chị làm sản phẩm này để rửa mặt, gội đầu và tắm rửa cho cả người lớn và trẻ sơ sinh hoặc mang đi biếu tặng.
Công dụng của loại xà phòng này là làm mềm da vì có nhiều chất béo từ sữa mẹ. “Xà phòng là sự kết hợp của một loại xút NaOH và chất béo trong dầu thực vật và nước. Thay vì dùng nước thì sử dụng nguồn sữa mẹ để chế biến vì sữa mẹ giàu chất béo nên dưỡng da tốt hơn, khả năng thấm qua da nhanh hơn sữa bò, dê”, chị Thư giải thích thêm.
Chia sẻ về khả năng mở rộng thị trường, chị Thư cho biết hiện chị có 2 cửa hàng tại Hà Nội. Trong đó, cửa hàng thứ nhất chuyên phụ trách nội thành, nơi còn lại nhận các đơn hàng ngoại tỉnh. “Vì mình muốn đi chậm mà chắc nên chưa dám mở thêm các cửa hàng mới. Trong tương lai, nếu mô hình này được nhiều người hưởng ứng mình mới tính đến hướng mở rộng thêm”, chị Thư nói.
Theo Trân Tài -Phụ nữ TPHCM

1 nhận xét: