Hiển thị các bài đăng có nhãn Động Vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Động Vật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

10 loài ốc sên với khả năng "siêu phàm"

Trong thế giới động vật, ốc sên là một loài sinh vật ít được người ta chú ý. Chính bởi vậy mà nhiều nhà khoa học cho rằng, loài vật di chuyển vô cùng chậm này chẳng có mấy tác dụng gì ngoài chất nhầy tiết ra có vai trò trong việc chống lão hóa da.

Cùng điểm lại một vài loài ốc sên "tài năng" trên thế giới dưới đây theo tổng hợp của trang Listverse.

1. Ốc Clusterwink tự phát sáng 

Loài ốc sên Clusterwink màu vàng nâu này được tìm thấy nhiều ở Australia. Chúng có một khả năng đặc biệt là phát ra ánh sáng màu xanh khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài.
10 loài ốc sên với khả năng "siêu phàm"

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, ánh sáng khuếch tán từ vỏ loài ốc này tốt hơn bất kì vật liệu nào do con người làm ra. Clusterwink có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Có vẻ như, chính cấu trúc kết tinh đã giúp ốc sên này biến từ một đốm sáng thành một chiếc đèn chiếu sáng.

2. Ốc sên vỏ siêu cứng

Loại ốc sên này thường sống ở độ sâu khoảng 2.400m so với bề mặt đại dương. Chúng có vỏ được cấu tạo từ 3 lớp, siêu cứng, giúp chịu được những tác động mạnh trước sự tấn công của kẻ thù.

Theo nghiên cứu, lớp ngoài cùng của loài ốc này có cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng chống sốc. Mặc dù là thức ăn khoái khẩu của cua nhưng lớp vỏ của loài ốc này lại cứng đến mức đủ sức khiến càng cua bị cùn. Chính cấu tạo vững chãi của vỏ ốc này đã tạo niềm cảm hứng cho các nhà nghiên cứu thiết kế áo giáp cho quân đội.

3. Ốc sên trong suốt

Các nhà khoa học mới phát hiện ra một loại ốc sên trong suốt có tên gọi khoa học là Zospeum tholussum nằm sâu 900m dưới lòng đất, tại hệ thống hang động ở Croatia. Điểm đặc biệt là loài ốc sên này không có mắt cũng như không có sắc tố trong vỏ, thịt, chúng hoàn toàn trong suốt.
Loài ốc trong suốt này di chuyển chậm tới mức khó tin, mỗi tuần đi được vài cm. Chính bởi tốc độ chậm chạp của mình mà loài ốc này thường "đi nhờ" các loài động vật có vú hay trôi theo hệ thống ao, hồ trong hang động.

4. Ốc sên biết nhảy

Bởi di chuyển chậm nên mỗi khi gặp kẻ thù, ốc sên thường chọn giải pháp thu mình trong vỏ với hi vọng thoát chết. Tuy nhiên, loài ốc sên sống ở Australia này là ngoại lệ.
Khi gặp kẻ thù, chúng mở rộng chiếc chân giả có nước nhầy và nhảy liên tục tới nơi an toàn. Không những thế, khi "đánh hơi" thấy kẻ thù, ốc sên sẽ di chuyển nhanh để lẩn trốn.

5. Ốc nhả bọt bong bóng
Loài ốc sên tím này sống ở dưới đáy biển và có khả năng tiết ra nhiều lớp bong bóng chất nhầy giúp chúng treo ngược và nổi trong đại dương. Những lớp bong bóng sẽ tạo điều kiện để chúng di chuyển nhanh hơn theo từng cơn sóng biển, và cũng là nơi để giữ trứng ốc sên. Chính lớp nhầy tiết ra khiến cho chùm bong bóng trở nên đặc và vững chắc hơn, bảo vệ an toàn cho trứng.

6. Ốc sên mắt trắng di chuyển trên không

Loài ốc sên mắt trắng Nhật Bản này là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Tuy nhiên, khi bị mổ và nuốt vào bụng, 15% số ốc sên sẽ may mắn sống sót trong ruột chim.
Sau 40' chu du trong ruột, chúng sẽ được bài tiết ra ngoài cùng các loại thức ăn thừa còn trong ruột. Những chú ốc sên đó sẽ được "bay" tới một vùng đất rộng lớn, mới mẻ và bắt đầu cuộc sống mới.

7. Ốc sên có cánh

Nhờ đôi cánh nhỏ trong suốt, ốc sên biển Thecosomata có thể trôi trong lòng đại dương. Mặc dù là nguồn thức ăn ưa thích của nhiều động vật như cá voi, chim cánh cụt và hải cẩu, nhưng nhờ có khả năng sinh sản nhanh nên chúng vẫn tồn tại và sinh sôi với số lượng ổn định.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại rằng sự ấm lên toàn cầu dẫn đến tăng lượng khí thải CO2 sẽ làm tăng tính axit của đại dương, khiến cho vỏ của ốc sên bị nứt, biến dạng và hòa tan.

8. Ốc biến đổi hình dạng khôn lường
Loài ốc sên đặc biệt này sống phổ biến tại các hồ nước Anh. Điểm đặc biệt của loài ốc sên này là chúng thích ứng với môi trường nhanh đến chóng mặt. Khi sống chung với cá, chúng có khả năng thay đổi màu sắc và thậm chí cả vỏ cứng từ dạng xoắn ốc sang dạng tròn nhằm đối phó với kẻ thù.

9. Ốc sên chứa chất độc có 1-0-2

Ốc sên táo được biết đến là một trong những loài có chứa chất độc cực mạnh. Trứng của chúng được bao phủ bởi hai lớp chất độc antinutritive và anti digestive.

Khi kẻ thù ăn phải trứng này, đối tượng sẽ bị rối loạn tiêu hóa, không thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết khi ăn uống, dần dần sẽ chết. Chính vì độc tố đặc biệt này mà nhiều loài sinh vật không dám đến gần trứng của ốc sên táo này.

10. Ốc sên phóng độc

Ốc sên phóng độc sở hữu vũ khí lợi hại là chiếc răng có hình dáng như một "cây lao" để săn mồi. Khi một con mồi bơi lại gần, chúng sẽ mở rộng phần vòi nhỏ và phóng chất độc. Sau khi bắn trúng, ốc sên sử dụng "cây lao" để kéo con mồi. Loài sên này có thể bắn "cây lao" chứa nọc độc vào mồi với tốc độ nhanh khủng khiếp, khoảng 650km/h.
Theo Kenh14, Listverse, Wikipedia
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

10 loài côn trùng kỳ lạ nhất Trái Đất

Loài sâu có cái đầu giống rắn, sâu ngụy trang giống hoa, sâu hello kitty, sâu hình mặt Elvis...


1. Kiến Darth Vader

Kiến Cephalotes atratus là loài kiến có kích thước lớn, toàn thân có màu đen, đầu có hình dạng như đội một chiếc mũ bảo hiểm đáng sợ, và có một sức sống mãnh liệt. Nó được gọi là kiến Gliding, nhưng trông nó giống như Darth Vader (một nhân vật trung tâm trong vũ trụ Star Wars). Loài kiến kỳ lạ này được Stephen P. Yavoniak phát hiện vào năm 2004 khi ông đang ngồi trong một khu rừng nhiệt đới.
10 loài côn trùng kỳ lạ nhất Trái Đất

Trong khi trèo lên các tán cây chờ cho muỗi cắn để nghiên cứu, ông phát hiện vài chục con kiến nhỏ và nhận thấy một cái gì đó kỳ lạ. Thay vì rơi ngẫu nhiên từ các cành cây, những con kiến nối thành một thác nhỏ và hạ cánh trở lại ngay trên vỏ cây. Và hầu hết các con kiến đã hạ cánh an toàn, một số rơi xuống xa hơn một chút. Kỳ lạ là loài kiến này có thể xoay 180 độ trong khi đang rơi trong không khí. Thủ thuật này giúp những con kiến sống được ở trên cao, chúng luôn luôn làm hết sức mình để lướt trở lại trên cây mà chúng đang sống.

2. Sâu Hello Kitty

Một loài sâu bướm Bush Brown (Mycalesis Gotama) có hình thù rất ngộ nghĩnh với cái đầu rất giống khuôn mặt quen thuộc trên khắp thế giới - Hello Kitty. Những con sâu bướm dễ thương này khá hot tại Nhật Bản - khu vực sinh sống chủ yếu của sâu bướm.


3. Bọ Elvis Presley

Một nhiếp ảnh gia đã chụp được khuôn mặt của Vua nhạc rock and roll Elvis Presley trên lưng một loài bọ hôi to lớn với đầy đủ hình dáng mắt, mũi, miệng, kiểu tóc Pompadour đặc trưng. Người phát hiện ra loài bọ thú vị này là Nhiếp ảnh gia Darlyne Murawski sống tại Massachusetts, Mỹ.

Darlyne tìm thấy loài bọ này một cách tình cờ trong một lần làm nhiệm vụ chụp ảnh động vật hoang dã tại khu bảo tồn Quốc gia Khao Chong ở miền nam Thái Lan.

4. Sâu Donald Trump

Loài sâu có ngoại hình giống hệt mái tóc của Donald Trump, được phát hiện bởi nhiếp ảnh gia Jeff Cremer và nhà sinh vật học Phil Torres ở một khu rừng nhiệt đới thuộc Peru.

Loài sâu bướm này có lớp lông vàng khá đẹp mắt nhưng tuyệt đối không nên chạm vào nó. Lớp lông này được tạo thành từ các gai mang độc tố, chỉ cần chạm nhẹ vào chúng cũng dễ khiến da sưng đau một thời gian dài.

5. Sâu Wattle Cup

Đây là một trong những loài sâu có màu sắc sặc sỡ nhất trên Trái Đất và cũng có hình thù kỳ dị nhất. Hình dáng của nó giống như những chiếc gai giúp nó ngụy trang khá tốt. Loài sâu này chủ yếu được tìm thấy ở phía Bắc Australia. Những chiếc gai trên người nó có thể gây đau đớn mạnh gấp ba lần so với một vết ong đốt.

6. Chim ruồi bướm

Đây là một loài chim nhỏ bé nhất, họ chim ruồi, thường bị người ta nhầm lẫn với những con bướm đêm bởi sải cánh chỉ dài 38 – 50 mm. Phạm vi sống của nó bao gồm Alaska và vùng lãnh thổ phía nam British Columbia Oregon, phía đông Great Plains, Great Lakes, Maine và Newfoundland, Florida và Texas.

Loài chim ruồi này hút mật hoa thông qua một cái mỏ nhỏ dài như một cái vòi, và thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân.

7. Sâu người ngoài hành tinh

Sâu bướm có rất nhiều kẻ thù, do đó các loài sâu bướm thường chọn những cách để bảo vệ bản thân như mang lớp lông có độc hoặc ngụy trang cơ thể. Tuy nhiên cách ngụy trang của loài sâu này cũng thật đặc biệt, chúng có cái đầu gớm ghiếc nhìn giống đầu người ngoài hành tinh với hai mắt lớn sáng màu và cái đầu tròn to hơn hẳn so với cơ thể. Loài sâu này được tìm thấy ở Philippines.

8. Bọ Darth Malgus

Loài bọ mang trên lưng khuôn mặt của Darth Malgus – một nhân vật nổi tiếng khác trong Star War có tên khoa học là Oncopeltus, còn được gọi là bọ Milweed lớn. Loài bọ này chủ yếu ăn ngũ cốc, đặc biệt là mầm lúa non, là một loài bọ phá hoại mùa màng.

9. Sâu rắn

Có cái đầu như một con rắn nguy hiểm, nhưng thực chất nó là một loài sâu bướm Deilephila elpenor, bướm loài này còn được gọi là bướm voi Hark, một loài bướm đêm lớn được tìm thấy trên khắp nước Anh và Ireland. Ấu trùng loài này có kích thước trung bình là 75 mm, màu xanh lá cây và đen.

Khi gặp nguy hiểm, loài sâu này co rút dần các bộ phận trên cơ thể, tư thế này khiến nó nhìn như một con rắn với cái đầu lớn và hai mắt mở trừng trừng rất đáng sợ. Điều này khiến những con chim sợ hãi và con sâu thoát khỏi số phận con mồi.

10. Sâu hoa

Loài sâu Synchlora aerate là một thiên tài ngụy trang với khả năng biến hóa của cơ thể khiến nó dễ dàng lẫn vào với môi trường xung quanh. Loài sâu này sẽ biến đổi màu sắc cơ thể và gai trên lưng giống với những gì chúng ăn, thông thường là các loại hoa. Khi các bông hoa héo úa, chúng thường ngụy trang luôn thành các bông hoa để thay thế, đó cũng là nguồn gốc cái tên của loài sâu này.

Theo Baomoi

______________________________________________
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Những động vật sở hữu "bảo bối" sinh tồn kỳ diệu

Những loài động vật như sói bờm, hươu có búi, kiến lưỡi câu... đã tìm ra cách để thích nghi với môi trường sống mới của mình bằng các "bảo bối" kỳ diệu.

Thiên nhiên luôn biến đổi nên bởi vậy, dù cho điều kiện sống có thay đổi thế nào thì các loài động vật cũng sẽ tìm ra hướng để thích ứng với môi trường mới, kể cả đó là những cách có phần kỳ quái.

1. Sói bờm sở hữu "đôi chân thần thánh" giúp chạy trốn kẻ thù

Với bộ lông màu đỏ và tai dựng đứng, sói bờm trông rất giống loài cáo đỏ đặc trưng, tuy nhiên chúng khác biệt ở chỗ có đôi chân dài, mảnh khảnh.

Nhiều người cho rằng, đôi chân đặc biệt này chính là "bảo bối" của sói bờm, giúp chúng tồn tại và thích ứng với cuộc sống trên các thảm cỏ ở Nam Mỹ. Sinh sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, đôi chân dài giúp chúng nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận.
Những động vật sở hữu "bảo bối" sinh tồn kỳ diệu

Sói bờm hay còn gọi là Chrysocyon brachyurus, là thành viên của gia đình canid (bao gồm những con chó sói và cáo). Mặc dù mang tên là sói bờm nhưng là loài động vật thuộc họ chó. 
Tai của sói bờm cũng khá đặc biệt. Đôi tai sẽ giúp sói bờm nghe được các âm thanh xào xạc, nhẹ nhàng của những động vật gặm nhấm - nguồn thức ăn chủ yếu khi chúng chạy qua chạy lại trên đồng cỏ.
2. Hươu có búi sử dụng "răng nanh ma cà rồng" để đánh nhau

Loài hươu có búi này của Trung Quốc khác hẳn với tất cả các loài hươu khác là chúng có răng nanh giống ma cà rồng. Chiếc răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng. Tính năng nổi bật nhất của loài hươu này là thường sử dụng răng nanh "bảo bối" trong trận chiến giao phối giữa các con đực. 
Răng nanh "bảo bối" này tương đối nhỏ nên khi chiến đấu, chúng sẽ sử dụng gạc (sừng) của mình trước tiên, nhưng khi đối thủ đã xuống sức, ngay lập tức chúng sẽ tấn công vào những chỗ dễ bị tổn thương với vũ khí lợi hại nhỏ nhưng sắc bén của mình. 

Điều khác biệt nữa ở loài hươu này là chúng cũng thường ăn xác các động vật đã chết - một điều hiếm thấy trong thế giới loài hươu. Vì vậy, chúng không chỉ đánh bại đối thủ của mình với những chiếc răng nanh, mà sau đó, đôi lúc chúng còn ăn thịt.

3. Linh dương Gerenuk "đi hai chân như người" để kiếm ăn

Linh dương Gerenuk có chiếc cổ thon dài cùng đôi chân khẳng khiu. Thay vì gặm cỏ giống như hầu hết các loài linh dương, linh dương Gerenuk đứng thẳng trên hai chân sau để ăn lá và cành của loài cây keo sống rải rác trên các thảo nguyên. 

Thật không có gì phải ngạc nhiên khi loài linh dương này đã tiến hóa để tận dụng những nguồn thực phẩm khác nhau như vậy. 
Có 91 loài linh dương trên thế giới và hầu hết trong số đó đều sống ở châu Phi, do vậy với loài linh dương Gerenuk cần phải có một chế độ ăn khác với đồng loại để tồn tại. 
Đôi chân dài và mỏng của chúng có thể tạo thuận lợi trong việc kiếm ăn trên cao nhưng cũng vô cùng mong manh. Đã có một số trường hợp linh dương Gerenuk bị gãy xương chân trong khi đang chạy trên thảo nguyên hay trong lúc đang với lá cây trên cành.
4. Nai Ấn Độ biết "sủa" nhằm báo hiệu cho đồng loại chạy trốn kẻ thù

Nai Ấn Độ là một loài nai nhỏ có nguồn gốc từ Nam Á và có một số đặc điểm độc đáo mà các loài nai khác không có. Nhờ vào khả năng "sủa" độc đáo nhất của mình nên chúng còn được gọi với cái tên địa phương là “nai sủa”. 
Khi cảm thấy có nguy hiểm, chúng sẽ phát ra âm thanh tương tự như một tiếng sủa ngắn và chói tai (giống như loài chó), báo hiệu cho những con nai khác trong đàn chạy trốn. Tùy thuộc vào sự nguy hiểm, tiếng sủa của chúng có thể kéo dài hơn 1 giờ. 
Chúng cũng khác với các loài nai khác ở điểm giống như hươu có búi, nai Ấn Độ cũng có răng nanh ngắn mà chúng sử dụng để đánh nhau trong mùa giao phối. Tuy nhiên, không giống như hươu có búi, chúng có gạc lớn, phát triển theo hình dáng vô cùng độc đáo trên đỉnh đầu.

5. Vượn cáo Sunda bay lượn như chim nhờ "bảo bối" là đôi cánh
Sống trong các tán rừng nhiệt đới Đông Nam Á, loài vượn cáo bay Sunda hay còn gọi là Galeopterus variegatus phát triển theo một cách độc nhất vô nhị để có thể di chuyển giữa các cây bản địa. Chúng sử dụng nếp gấp của da kéo dài từ chân để có thể lướt từ nhánh cây này sang nhánh cây khác. 
Lớp màng da của chúng hay còn gọi là mảng dù lượn chỉ dày 1mm và có diện tích bề mặt bao phủ gần gấp 6 lần kích thước phần còn lại của cơ thể khi chúng sải cánh. Một bước nhảy của chúng có thể dài đến 10m. 

Chân và tay của chúng cũng được điều chỉnh để thích nghi với việc leo trèo, nhưng lại gần như là vô dụng đối với tốc độ mặt đất, nghĩa là nếu rơi xuống đất thì loài vật này gần như chắc chắn sẽ chết.
6. Kiến sử dụng "lưỡi câu" trong cơ thể để chiến đấu

Ẩn sâu bên trong Công viên Quốc gia Virachey của Campuchia là nơi sinh sống của một loài kiến rất độc đáo - loài kiến lưỡi câu. Điểm không bình thường của loài kiến này là chúng có chiếc lưỡi câu nhô ra từ lưng.
Kiến lưỡi câu sống theo bầy bên trong các khúc gỗ rỗng trong rừng.

Lưỡi câu "bảo bối" này là cơ chế phòng thủ để chúng có thể ngăn chặn sự đe dọa của các loài động vật ăn thịt khác. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những lưỡi câu dạng gai không những sắc nhọn đủ sức xuyên qua da, mà còn thừa sức "móc" vào vết thương của đối thủ. Từ đó, loài kiến lưỡi câu có thể dễ dàng tấn công mục tiêu. 
Điều này có thể không thực hữu dụng với một chú kiến đơn độc, nhưng lại là một sự nguy hiểm chết người khi đó là "đội quân" kiến. 

Tuy nhiên, đây chưa phải là điều bất thường duy nhất về loài kiến này - khi bầy đàn của chúng bị đe dọa, chúng sẽ chia ra thành hàng trăm, hàng nghìn đàn nhỏ, móc những chiếc lưỡi câu vào với nhau để tạo thành một cụm lớn, điều này khiến cho chúng trở nên mạnh mẽ và gần như có thể xua đuổi bất kỳ động vật ăn thịt nào.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Wikipedia...
Theo: Kenh14.vn

Blog Tinh Yeu |Blog Cam Xuc |Blog Cuoc Song |Blog Cam Xuc |Goc Yeu Thuong |Qua Tang Cuoc Song |Hat Giong Tam Hon |

______________________________________________ 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Một số điểm tương đồng giữa kiến và người mà chúng ta chưa biết

Bài viết xin giới thiệu một số điều thú vị có thể bạn chưa biết về loài vật nhỏ bé nhưng vô cùng đông đúc này.


Kiến, tên khoa học là Formicidae, là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng .Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con, phân bố trên một khu vực rộng lớn. 

Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất, vô cùng đoàn kết. Bài viết xin giới thiệu một số điều thú vị có thể bạn chưa biết về loài vật nhỏ bé nhưng vô cùng đông đúc này.

1. Khối lượng to lớn và số lượng áp đảo

Có một điều bạn khó có thể tin được rằng: Tổng sinh khối của tất cả kiến ​​trên trái đất tương đương với tổng sinh khối của loài người.
Chúng ta to lớn hơn rất rất nhiều. Tất nhiên là thế. Nhưng chúng ta bị lấn át hoàn toàn về số lượng. Cứ tính trung bình, dân số thể giới hiện nay vào khoảng 7-8 tỉ người. Còn số lượng kiến vào khoảng 10 triệu tỉ, với hơn 12.000 loài kiến ​​được biết là tồn tại, trên khắp các lục địa, trừ Nam Cực.

Như vậy, mỗi người chúng ta phải so sánh với khoảng 1.5 triệu chú kiến. Mỗi người chúng ta trung bình nặng 70kg. Nhẩm tính trung bình, cứ 150 chú kiến nặng khoảng 7g.

2. Sức mạnh phi thường từ mỗi thành viên và từ sự đoàn kết cộng đồng

Chúng ta vẫn thường được nghe những chuyện lạ Việt Nam như kiểu dùng răng kéo đầu tàu hay kéo ô tô đi vài trăm mét. Cơ mà là kéo trên phương nằm ngang, tức là chỉ thắng lực ma sát ở các bánh xe. Chứ có ai mà nhấc bổng được chiếc huyndai lên cao quá đầu hay chỉ là nhấc bổng một người khác đi vài cây số thôi cũng đủ bá đạo lắm rồi. 

Thế nhưng, loài kiến bé nhỏ, lại có thể làm nhiều hơn cả những điều đó.Nếu tính về tỉ lệ khối lượng, kiến có khả năng mang một vật có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể, và đi suốt một chặng đường rất rất dài mà không mệt mỏi. Tương ứng với việc, bạn có thể nhấc bổng một con voi lên cao quá đầu, và đi ve ve suốt một chặng đường vài chục cây số.
Và kiến là một loài hoạt động bầy đàn và có kết cấu xã hội phức tạp. Nên chẳng có gì lại khi một đàn kiến có thề khiêng 1 con voi.
Sức mạnh thực sự của một con kiến​​, nằm ở kích thước nhỏ bé của nó. Để giải thích điều này, cần phải hiểu một số số đo cơ bản của kích thước, khối lượng, và sức mạnh. Sức mạnh của cơ bắp là tỷ lệ thuận với thiết diện của cơ. Diện tích là một phép đo hai chiều, và tỷ lệ với bình phương kích thước dài. 

Như vậy, sức mạnh tỉ lệ với một đại lượng diện tích (thiết diện), và dó đó tỉ lệ với bình phương kích thước dài. Còn khối lượng/ trọng lượng của một vật/con vật tỉ lệ với lập phương kích thước dài của nó. Khi một con vật có kích thước càng lớn, tỉ lệ giữa sức mạnh/ khối lượng càng nhỏ và ngược lại. Điều đó giải thích vì sao kiến thực sự là những lực sĩ trong tự nhiên.

3. Nhà nông điêu luyện

Kiến đã bắt đầu “nghề nông” từ khoảng 50 triệu năm về trước, tức là trước luôn cả lúc con người có suy nghĩ đầu tiên về nghề nông. Chúng biết cắt lá, xây tổ, trồng trọt, chăn nuôi….đủ cả. Hầu hết chúng làm được điều này là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào). Và theo một cách khác chúng ta vẫn hiểu, đây chính là mội quan hệ cộng sinh giữa các loài trong tự nhiên. Vậy loài kiến trồng cây gì và nuôi con gì?

Kiến chăn nuôi
Kiến nuôi con gì? Câu trả lời hay gặp nhất là con rệp (rệp sáp, rệp vừng…). Rệp, thường hút nhựa cây, và tiết ra chất mật mà kiến rất thích ăn. Kiến chăn nuôi rệp để lấy mật như người ta chăn nuôi bò để lấy sữa. Ngược lại, chúng bảo vệ rệp khỏi các loài thiên địch (ong bò vẽ hoặc bọ dừa…), cũng có thể tha rệp từ nơi này đến nơi khác an toàn hơn.

Kiến trồng trọt

Một ví dụ điển hình là loài kiến Cheye ( kiến cắn lá) ở khu rừng nhiệt đớn Goatemala Brazil. Vào ban đêm, những con khỏe mạnh có nhiệm vụ cắt lá cây. Những con khác có nhiệm vụ xén nhỏ những chiếc lá đã cắt thành miếng nhỏ hơn, để vẩn chuyển về tổ.
Ở tổ, một số con khác chuyên lo mảng kĩ thuật sẽ nghiền lá vụn ra, tiết nước bọt để trộn đều, rồi cấy lên đó những sợi nấm giống vẫn cất giữ. Sau một thời gian, nấm mọc lên và chính các con kiến kĩ thuật sẽ thu hoạch nấm trước khi chúng nở xòe, phân chia cho cả đàn. Có một điều đặc biệt rằng, ruộng nấm của chúng vô tình có một điều kiến khá thuận lợi. Ở đó, lá cây lên men, mục dã nên nhiệt độ dao động quanh mức 25 độ và độ ẩm khoảng 55-60%.

Điều đáng ngạc nhiên là chúng cũng biết cách bón phân ( tiết nước bọt, nhiều dinh dưỡng), cắn bỏ những phần nấm không ăn được, và chọn ra những sợi nấm để cất giữ làm giống cho vụ sau.

Kiến bảo vệ cây cối

Một số loài kiến sống cộng sinh với các cây mà chúng làm tổ. Chúng bảo vệ một số loài cây tiết mật, hoặc những cây làm chỗ để sinh sống. Một ví dụ điển hình là cây keo. Trải qua hàng ngàn năm, loài cây bụi đầy gai này đã trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho những chú kiến hiếu chiến nhằm bảo vệ cây khỏi những động vật muốn ăn lá keo. Đây chính là mối quan hệ cộng sinh có lợi cho cả cây keo và kiến.
Các nhà khoa học khi đang tiến hành nghiên cứu về sự sụt giảm số lượng những loài động vật lớn ở Châu Phi đã băn khoăn không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu những loài động vật này không ăn lá cây keo nữa. Chính vì thế họ đã rào xung quanh một số cây keo để ngăn không cho voi, hươu cao cổ và các loài động vật khác tiếp cận. 

Đáng ngạc nhiên là sau một vài năm những cây bị rào trông có vẻ ốm yếu và lớn chậm hơn những họ hàng không bị ngăn cách. Hoá ra là khi không có động vật ăn lá quấy rầy, cây keo không buồn quan tâm đến những chú kiến. Chúng tiết ít mật hoa hơn và mọc ít gai lồi hơn để những chú kiến có nơi trú ẩn. Kết quả là những chú kiến vệ sĩ sẽ phá hoại cây bị thay thế bởi những loài côn trùng khác đục lỗ trên vỏ cây.

4. Cấu trúc xã hội của một tổ kiến vô cùng chặt chẽ

Mỗi đàn kiến thông thường có khoảng 100.000 thành viên, trong đó chỉ có một con đầu đàn, gọi là kiến chúa. Kiến chúa có kích thước lớn nhất tổ, trung bình có chiều dài 6 xentimét (2,4 in) với sải cách 15 xentimét (5,9 in). 

Kiến chúa là kiến cái, cũng là mẹ chung của các con kiến khác. Kiến chúa sống trong phòng chúa ở giữa tổ, đẻ trứng suốt đời. Trong suốt cuộc đời, kiến chúa có thể đẻ tới hang vạn quả trứng. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" của tổ, bao gồm cả kiến thợ (lực lượng đông đảo nhất), kiến đực và cả kiến chúa non (để sau đó xây dựng tổ mới).

Kiến đực có kích thước nhỏ nhất trong tổ, có cánh, và chỉ có nhiệm vụ là ăn và ‘’ xếp hình’’ với kiến chúa để duy trì nòi giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên.

Thành phần đông đảo nhất, cũng là lực lượng lao động chính của tổ kiến chin là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính- một loại đặc biệt của kiến thợ)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.

Một số kiến thợ được tuyển dụng, huấn luyện trở thành kiến lính, có nhiệm vụ gác cổng và bảo vệ tổ. Có một điều đặc biệt ít tai biết đến là kiến lính dùng đầu của mình, cắm các lối vào tổ và ngăn chặn tất cả các kẻ xâm nhập bất hợp pháp. 

Đầu chúng thò ra khỏi các lối vào như một cái nút chai, khi các kiến thợ khác trở về, muốn vào tổ, chúng sẽ phải chạm và đầu kiến lính. Bằng một hình thức truyền tin nào đó, kiến lính biết đây là thành viên của tổ, và mở cổng cho kiến thợ vào. Khi có kẻ thù xâm chiếm hoặc tấn công tổ, chúng tập trung và giúp bảo vệ tổ bằng cách cắn, tiêm (bản chất tiết là acid fomic) vào kẻ thù. Một số loài dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt. Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác. Chúng mang về tổ và làm của cải chung cùng hưởng thụ.

Ngoài mối quan hệ, phân chia công việc và thành phẩm rõ ràng như vậy trong tổ, giữa các tổ trong một loài cũng có những mối quan hệ cạnh tranh, chiến tranh hoặc hợp tác nhất định sẽ phần nào được nói đến ở phần dưới đây.

5. Nô dịch và đấu tranh

Loài kiến chủ nô (Protomognathus americanus) ở Mỹ thường tập kích các tổ của một loài kiến láng giềng (Temnothorax longispinosus), giết chết những cá thể trưởng thành và bắt những con kiến trẻ khác loài làm nô lệ. Và cuộc sống nô lệ của những con kiến T.longispinosus bắt đầu với vai trò gần giống như “ôsin” ở xã hội loài người.
Chúng bón cho kiến chủ nô ăn. Hàm trên của kiến chủ nô rất khỏe và nhọn hoắt như mũi kim, là vũ khí sắc bén trong các cuộc cướp bóc và chiếm cứ các tổ kiến khác. Thế nhưng chính vũ khí này lại làm chúng không thể tự ăn được, phải nhờ những con kiến nô lệ bón cho ăn. Ngoài ra, kiến nô lệ giúp kiến chủ nô xây tổ, kiếm thức ăn, nuôi con nhỏ, làm sạch tổ, thậm chí giúp chủ cướp phá các tổ kiến khác. Những con kiến nô lệ này bị bóc lột thậm tệ, và tuổi đời thường chỉ khoảng 2 tháng.
Kiến nô lệ bón cho kiến chủ nô ăn

Có một điều đặc biệt là, kiến dũng sĩ không bao giờ cướp kiến trưởng thành từ tổ khác, mà chỉ cướp ấu trùng. Các nhà khoa học cho rằng, có thể vì chúng sợ khi cướp và áp bức những con kiến lớn, chúng sẽ tìm cách trốn thoát hoặc chống lại chủ. Trong khi những con kiến nhỏ, còn quá yếu và quá nhỏ để phản kháng, hoặc là chúng không biết mình bị cướp mà tưởng rằng kiến dũng sĩ là ông chủ bẩm sinh của mình.

Tuy nhiên, mới đây, nhà nghiên cứu Susanne Foitzik đến từ trường Đại học Johannes Gutenberg (Đức) cho biết đã phát hiện thấy những cuộc nổi dậy trong số kiến nô lệ. Coong bố trên xuất phát từ kết quả nghiên cứu thấy tỉ lệ song sót của ấu trùng kiến chủ nô giảm mạnh dưới “ bàn tay” chăm sóc của những kẻ nô lê. Thông thường, ấu trùng của kiến P. americanus có 85% cơ hội sống sót. Tuy nhiên, tỉ lệ này giảm mạnh khi các con kiến nô lệ tham gia chăm sóc ấu trùng. Cụ thể là 27% ở các tổ kiến ở Tây Virginia (Mỹ), 49% ở New York và 58% ở Ohio.
Có thể, ban đầu những con kiến nô lệ không nhận thức được các ấu trùng thuộc về loài khác. Tuy nhiên, khi các ấu trùng phát triển thành nhộng, những con kiến “vú em” đã phát hiện ra kẻ khác loài dựa vào các dấu hiệu hóa học ở lớp biểu bì, và trở nên thù địch với chúng. Đám kiến nô lệ sau đó hoặc bỏ bê lũ con của “chủ nô” hoặc tấn công trực diện vào các con nhộng, thường là “xé xác, phanh thây” chúng. Những hành động nổi dậy này, có thể làm giảm sức mạnh của cộng đồng kiến P. americanus, ngăn cản chúng bóc lột các tổ kiến khác cùng loài Temnothorax longispinosus.

Chỉ một vài nét thôi, cũng đủ để hình dung về một loài vốn dĩ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, mà có thể bạn ít để ý. Còn rất nhiều những điều thú vị khác xoay quanh loài kiến hy vọng sẽ được truyền tải đến bạn đọc trong thời gian gần nhất.
Theo: Genk.vn
______________________________________________ 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/